intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích sự tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

70
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là phân tích tác động của việc tăng hoặc giảm giá đồng Việt Nam đến hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu; tìm hiểu xem giữa tỷ giá và cán cân thương mại ở Việt Nam tồn tại mối quan hệ tuyến tính hay phi tuyến. Từ đó đưa ra các gợi ý chính sách về tỷ giá và cán cân thương mại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích sự tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN NGỌC TÚ PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁN CÂN THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN NGỌC TÚ \ PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁN CÂN THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LẠI TIẾN DĨNH TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, nhờ có sự hỗ trợ từ Thầy hƣớng dẫn khoa học. Những nội dung nghiên cứu và kết quả nêu ra trong luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc. TP.HCM, ngày 20 tháng 09 năm 2016 Học viên thực hiện Nguyễn Ngọc Tú
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.................................................. 1 1.1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 1 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 2 1.4. Đối tƣợng nghiên cứu.............................................................................................. 2 1.5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 2 1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.7. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu ................................................................. 2 1.8. Kết cấu của luận văn ............................................................................................... 3 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁN CÂN THƢƠNG MẠI ................................................................................................. 4 2.1. Tổng quan về tỷ giá hối đoái ................................................................................... 4 2.1.1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái ............................................................................ 4 2.1.2. Cơ sở xác định tỷ giá hối đoái ......................................................................... 4 2.1.2.1. Trong chế độ bản vị vàng ......................................................................... 4 2.1.2.2. Trong hệ thống tiền tệ Bretton Woods ..................................................... 4 2.1.2.3. Trong chế độ tiền tệ hiện nay ................................................................... 4 2.1.3. Các loại tỷ giá thông dụng ............................................................................... 5 2.2. Tổng quan về cán cân thƣơng mại .......................................................................... 5
  5. 2.2.1. Khái niệm về cán cân thƣơng mại ................................................................... 5 2.2.2. Tác động của cán cân thƣơng mại ................................................................... 6 2.2.2.1. Trong cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi ......................................................... 6 2.2.2.2. Trong cơ chế tỷ giá hối đoái cố định ........................................................ 7 2.2.3. Các nhân tố tác động đến cán cân thƣơng mại ................................................ 8 2.2.3.1. Lạm phát ................................................................................................... 8 2.2.3.2. Thu nhập quốc dân ................................................................................... 8 2.2.3.3. Tỷ giá hối đoái .......................................................................................... 8 2.2.3.4. Các biện pháp hạn chế của chính phủ ...................................................... 8 2.3. Khung lý thuyết và nghiên cứu về tác động của tỷ giá lên cán cân thƣơng mại, xuất khẩu và nhập khẩu ..................................................................................................... 8 2.3.1. Khung lý thuyết về tác động của tỷ giá lên cán cân thƣơng mại ..................... 8 2.3.2. Khung lý thuyết về tác động của tỷ giá lên xuất khẩu ................................... 12 2.3.3. Khung lý thuyết về tác động của tỷ giá lên nhập khẩu .................................. 16 2.3.4. Các nghiên cứu trƣớc liên quan đến đề tài nghiên cứu .................................. 18 2.3.4.1. Các nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................... 19 2.3.4.2. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài ................................................................. 22 TÓM TẮT CHƢƠNG 2 .................................................................................................... 31 CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁN CÂN THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM ........................................................................... 32 3.1. Thực trạng của tỷ giá hối đoái tại Việt Nam giai đoạn 2001 – 2015 .................... 32 3.2. Thực trạng về cán cân thƣơng mại tại Việt Nam giai đoạn 2001 – 2015.............. 36 3.3. Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2001 – 2015 ............................................................................................................................... 38 TÓM TẮT CHƢƠNG 3 .................................................................................................... 41 CHƢƠNG 4 PHƢƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................. 42
  6. 4.1. Biến, mô hình và phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................... 42 4.1.1. Biến và mô hình nghiên cứu .......................................................................... 42 4.1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 43 4.1.2.1. Kiểm định tính dừng bằng phƣơng pháp ADF ....................................... 43 4.1.2.2. Phân tích mối liên hệ dài hạn giữa TB và ER, EX và ER thông qua kiểm định đồng liên kết và VECM (Vector Error Correction Model).............................. 44 4.1.2.3. Phân tích mối liên hệ ngắn hạn giữa TB và ER, EX và ER thông qua kiểm định đồng liên kết và VECM (Vector Error Correction Model)..................... 45 4.1.2.4. Phân tích mối liên hệ giữa IM và ER thông qua mô hình VAR (Vector Autoregression) ........................................................................................................ 46 4.2. Thu thập và xử lý dữ liệu ...................................................................................... 47 4.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp ................................................................................ 47 4.2.2. Quy trình xử lý dữ liệu................................................................................... 47 4.3. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................... 48 4.3.1. Thống kê mô tả .............................................................................................. 48 4.3.2. Kiểm định tính dừng của các chuỗi thời gian ................................................ 49 4.3.3. Phân tích độ trễ tối ƣu cho các cặp TB và ER, EX và ER, IM và ER ........... 50 4.3.4. Kiểm định đồng liên kết giữa TB và ER, EX và ER, IM và ER.................... 51 4.3.5. Mối quan hệ giữa TB và ER, EX và ER trong mô hình VEC ....................... 52 4.3.5.1. Mối quan hệ giữa TB và ER ................................................................... 52 4.3.5.2. Mối quan hệ giữa EX và ER................................................................... 53 4.3.6. Mối quan hệ giữa IM và ER trong mô hình VAR ......................................... 55 4.3.7. Phân tích hàm phản ứng đẩy (Impulse Response Function) .......................... 56 4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................................... 57 TÓM TẮT CHƢƠNG 4 .................................................................................................... 58 CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 60
  7. 5.1. Kết luận ................................................................................................................. 60 5.2. Đề xuất những kiến nghị xuất phát từ nghiên cứu ................................................ 60 5.3. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ............................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU PHỤ LỤC 2: PHÂN TÍCH TÍNH DỪNG CÁC CHUỖI THỜI GIAN PHỤ LỤC 3: ĐỘ TRỄ TỐI ƢU GIỮA CÁC BIẾN PHỤ LỤC 4: PHÂN TÍCH ĐỒNG LIÊN KẾT PHỤ LỤC 5: MÔ HÌNH VEC GIỮA TB VÀ ER PHỤ LỤC 6: KIỂM TRA TÍNH DỪNG, TÍNH ỔN ĐỊNH, TỰ TƢƠNG QUAN TRONG MÔ HÌNH VEC GIỮA TB VÀ ER PHỤ LỤC 7: MÔ HÌNH VEC GIỮA EX VÀ ER PHỤ LỤC 8: KIỂM TRA TÍNH DỪNG, TÍNH ỔN ĐỊNH, TỰ TƢƠNG QUAN TRONG MÔ HÌNH VEC GIỮA EX VÀ ER PHỤ LỤC 9: MÔ HÌNH VAR GIỮA IM VÀ ER PHỤ LỤC 10: KIỂM TRA TỰ TƢƠNG QUAN, TÍNH ỔN ĐỊNH TRONG MÔ HÌNH VAR GIỮA IM VÀ ER
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADF Augmented Dickey Fuller (Dickey Fuller mở rộng) ER Exchange Rate (tỷ giá) EX Export (xuất khẩu) FDI Foreign Direct Investment (vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài) IM Import (nhập khẩu) NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc TB Trade Balance (cán cân thƣơng mại) USD United States Dollar (đồng đô la Mỹ) VND Viet Nam Dong (Việt Nam đồng)
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Hệ số co giãn cầu đối với xuất khẩu và nhập khẩu của 15 nƣớc công nghiệp và 9 quốc gia đang phát triển Bảng 2.2: Tóm tắt các nghiên cứu trƣớc tại Việt Nam Bảng 3.1: Diễn biến tỷ giá cuối kỳ của VND/USD giai đoạn 2001 – 2006 Bảng 3.2: Tổng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài giai đoạn 2005 – 2015 Bảng 3.3: Diễn biến tỷ giá cuối kỳ của VND/USD giai đoạn 2006 – 2015 Bảng 3.4: Xuất khẩu – nhập khẩu Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2015 Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu Bảng 4.2: Kết quả kiểm định tính dừng Bảng 4.3: Kết quả độ trễ tối ƣu giữa TB và ER Bảng 4.4: Kết quả độ trễ tối ƣu giữa EX và ER Bảng 4.5: Kết quả độ trễ tối ƣu giữa IM và ER Bảng 4.6: Kết quả phân tích đồng liên kết Bảng 4.7: Kết quả phân tích mối quan hệ dài hạn giữa TB và ER Bảng 4.8: Kết quả phân tích mối quan hệ dài hạn giữa EX và ER
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình vẽ Hình 2.1: Sự dịch chuyển của IS – BP trong trƣờng hợp gia tăng xuất khẩu ròng Hình 2.2: Chính sách ngoại thƣơng trong cơ chế tỷ giá thả nổi Hình 2.3: Chính sách ngoại thƣơng trong cơ chế tỷ giá cố định Hình 2.4: Hiệu ứng tuyến J Hình 2.5: Hiệu ứng phá giá lên đƣờng cầu Hình 2.6: Hiệu ứng phá giá và xuất khẩu Hình 2.7: Hiệu ứng phá giá lên nhập khẩu Đồ thị Đồ thị 3.1: Tổng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) giai đoạn 2005 – 2015 Đồ thị 3.2: Cán cân thƣơng mại, xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2015 Đồ thị 3.3: Tỷ giá hối đoái và cán cân thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2001 – 2015 Đồ thị 4.1: Hàm phản ứng đẩy giữa cán cân thƣơng mại và tỷ giá Đồ thị 4.2: Hàm phản ứng đẩy giữa xuất khẩu và tỷ giá Đồ thị 4.3: Hàm phản ứng đẩy giữa nhập khẩu và tỷ giá
  11. 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu Tỷ giá hối đoái đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế mỗi quốc gia. Tỷ giá tác động đến hầu hết các mặt của nền kinh tế nhƣ tài khoản vãng lai, tài khoản vốn, lạm phát, lãi suất, tốc độ tăng trƣởng, tổng sản phẩm quốc dân,v.v… . Nhƣng một trong những tác động nhanh chóng và rõ ràng nhất đó là tác động đến hoạt động xuất – nhập khẩu, từ đó ảnh hƣởng đến cán cân thƣơng mại. Các quốc gia trong đó có Việt Nam đã và đang sử dụng chính sách điều hành tỷ giá để điều chỉnh hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của mình. Nhiều quan điểm cho rằng tồn tại hiệu ứng đƣờng cong J trong mối quan hệ dài hạn giữa cán cân thƣơng mại và tỷ giá là phù hợp với khung lý thuyết do Marshall – Lerner đƣa ra; chính vì vậy, khi nội tệ mất giá sẽ làm cho cán cân thƣơng mại trở nên xấu đi trong ngắn hạn nhƣng trong dài hạn cán cân thƣơng mại sẽ đƣợc cải thiện. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tồn tại những quan điểm đối lập trong nghiên cứu. Nghiên cứu về ảnh hƣởng của việc thay đổi tỷ giá nhằm cải thiện cán cân thƣơng mại là một vấn đề quan trọng. Bởi vì nếu cán cân thƣơng mại đƣợc cải thiện sẽ góp phần gia tăng dự trữ ngoại hối, tăng lòng tin của các chủ thể trong nền kinh tế đối với nội tệ, qua đó góp phần đảm bảo cho việc tăng trƣởng kinh tế. Chính vì vậy tác giả đã chọn đề tài: “Phân tích sự tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thƣơng mại tại Việt Nam” cho luận văn của mình. Đề tài này không chỉ nghiên cứu những vấn đề lý luận về tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thƣơng mại, mà còn nghiên cứu tác động của nó đến cán cân thƣơng mại một cách cụ thể đó là: đo lƣờng, đánh giá tác động của việc tăng hoặc giảm giá đồng Việt Nam đến cán cân thƣơng mại. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: phân tích tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thƣơng mại tại Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 07 năm 2001 đến tháng 12 năm 2015.
  12. 2 - Mục tiêu cụ thể: phân tích tác động của việc tăng hoặc giảm giá đồng Việt Nam đến hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu; tìm hiểu xem giữa tỷ giá và cán cân thƣơng mại ở Việt Nam tồn tại mối quan hệ tuyến tính hay phi tuyến. Từ đó đƣa ra các gợi ý chính sách về tỷ giá và cán cân thƣơng mại Việt Nam. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu - Liệu có tồn tại tác động của tỷ giá đến cán cân thƣơng mại tại Việt Nam? Nếu có thì giữa tỷ giá và cán cân thƣơng mại Việt Nam tồn tại mối quan hệ tuyến tính hay phi tuyến. - Cần có những gợi ý chính sách gì về tỷ giá hối đoái và cán cân thƣơng mại tại Việt Nam? 1.4. Đối tƣợng nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu là tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thƣơng mại tại Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 07 năm 2001 đến tháng 12 năm 2015. 1.5. Phạm vi nghiên cứu - Tác động của tỷ giá đến cán cân thƣơng mại Việt Nam. - Thời gian nghiên cứu từ tháng 07 năm 2001 đến tháng 12 năm 2015. 1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp định lƣợng dựa trên mối quan hệ đồng liên kết (cointegration), mô hình VAR (Vector Autoregressive) và mô hình VEC (Vector Error Correction) nhằm đo lƣờng tác động của tỷ giá đến cán cân thƣơng mại cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn. - Dữ liệu và các biến nghiên cứu đƣợc thu thập từ tổng cục thống kê và IMF (International Monetary Fund). Dữ liệu sau khi thu thập, sàng lọc và đƣợc xử lý bằng phần mềm Eviews 8.0 và Stata 13.0 để đƣa ra kết luận về mối quan hệ cũng nhƣ ý nghĩa thống kê của các biến. 1.7. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu - Ở Việt Nam, hiện nay đa số là các nghiên cứu lấy dữ liệu theo năm hoặc theo quý. Trong nghiên cứu này, để ƣớc lƣợng trở nên vững (consistent) hơn, tác giả sẽ mở rộng số quan sát bằng cách lấy dữ liệu theo tháng để kiểm định. Ngoài ra
  13. 3 tác giả không chỉ phân tích tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thƣơng mại mà còn phân tích tác động của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu và nhập khẩu. Qua đó nghiên cứu này sẽ giúp cho ngƣời đọc thấy đƣợc rõ nét hơn mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thƣơng mại tại Việt Nam, cũng nhƣ xem xét xem liệu có tồn tại hiệu ứng đƣờng cong J giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thƣơng mại theo lý thuyết của Marshall – Lerner trong ngắn hạn và trong dài hạn hay không. 1.8. Kết cấu của luận văn - Chƣơng 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu. - Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết về tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thƣơng mại. - Chƣơng 3: Thực trạng về tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thƣơng mại tại Việt Nam. - Chƣơng 4: Phƣơng pháp, dữ liệu và kết quả nghiên cứu. - Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị.
  14. 4 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁN CÂN THƢƠNG MẠI 2.1. Tổng quan về tỷ giá hối đoái 2.1.1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị đồng tiền nƣớc này đƣợc thể hiện thông qua số lƣợng đồng tiền nƣớc khác (Trần Hoàng Ngân và cộng sự, 2014). 2.1.2. Cơ sở xác định tỷ giá hối đoái 2.1.2.1. Trong chế độ bản vị vàng Trong chế độ bản vị vàng, tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền đƣợc xác định trên cơ sở so sánh hàm lƣợng vàng giữa hai đồng tiền với nhau đƣợc gọi là ngang giá vàng hoặc đồng giá vàng. Tỷ giá trong giai đoạn này là tỷ giá cố định với biên độ cộng trừ chi phí vận chuyển vàng giữa hai quốc gia. Chính vì vậy chế độ bản vị vàng là cơ chế có tỷ giá ổn định nhất. 2.1.2.2. Trong hệ thống tiền tệ Bretton Woods Trong giai đoạn này hình thành nên hệ thống chế độ tỷ giá cố định nhƣng có thể điều chỉnh. Theo đó mỗi đồng tiền ở mỗi quốc gia sẽ đƣợc ấn định một tỷ giá trung tâm so với đồng đô la Mỹ và không đƣợc phép biến động vƣợt quá biên độ ±1%. Tỷ giá đồng đô la Mỹ trong thời kỳ này đƣợc cố định với giá vàng là $35/ounce. 2.1.2.3. Trong chế độ tiền tệ hiện nay - Tỷ giá cố định: là tỷ giá không phụ thuộc quy luật cung cầu của thị trƣờng và đƣợc ngân hàng trung ƣơng công bố cố định trong một biên độ dao động hẹp. Cho nên để duy trì tỷ giá cố định dƣới áp lực cung cầu của thị trƣờng, ngân hàng trung ƣơng buộc phải sử dụng dự trữ ngoại hối quốc gia để can thiệp. - Tỷ giá thả nổi tự do: là cơ chế tỷ giá mà theo đó giá cả ngoại tệ sẽ do cung cầu trên thị trƣờng quyết định và ngân hàng trung ƣơng sẽ không điều chỉnh xu hƣớng vận động của tỷ giá.
  15. 5 - Tỷ giá thả nổi có quản lý: là tỷ giá thả nổi nhƣng có sự can thiệp của ngân hàng trung ƣơng. Theo đó, ngân hàng trung ƣơng sẽ có những can thiệp tích cực lên xu hƣớng vận động của tỷ giá trên thị trƣờng ngoại hối thông qua các công cụ tài chính. 2.1.3. Các loại tỷ giá thông dụng Tỷ giá chính thức là tỷ giá do ngân hàng trung ƣơng công bố. Nhƣ vậy tỷ giá chính thức chỉ dùng để tham chiếu, dùng để định hƣớng cho thị trƣờng chứ không đƣợc sử dụng để mua bán. Tỷ giá kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại là tỷ giá mà ngân hàng thƣơng mại sử dụng để mua bán trên thị trƣờng hối đoái. Tỷ giá kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại bao gồm: tỷ giá mua, tỷ giá bán, tỷ giá tiền mặt, tỷ giá chuyển khoản. Tỷ giá xuất khẩu: tỷ giá xuất khẩu là tỷ giá phản ánh chi phí bằng nội tệ để thu đƣợc một đơn vị ngoại tệ khi xuất khẩu hàng hóa. Tổng giá vốn hàng xuất khẩu trên sàn tàu Tỷ giá xuất khẩu = Ngoại tệ thu đƣợc theo giá FOB tại cảng xuất khẩu Tỷ giá nhập khẩu là tỷ giá phản ánh doanh thu nội tệ thu đƣợc từ việc nhập khẩu một đơn vị ngoại tệ hàng hóa. Tổng giá bán hàng nhập tại cảng nhập khẩu Tỷ giá nhập khẩu = Ngoại tệ chi trả theo giá CIF tại cảng nhập khẩu Tỷ giá mở cửa là tỷ giá đầu ngày giao dịch. Tỷ giá đóng cửa là tỷ giá cuối ngày giao dịch. Tỷ giá cao nhất là tỷ giá cao nhất trong ngày giao dịch. Tỷ giá thấp nhất là tỷ giá thấp nhất trong ngày giao dịch. 2.2. Tổng quan về cán cân thƣơng mại 2.2.1. Khái niệm về cán cân thƣơng mại Cán cân thƣơng mại phản ánh sự chênh lệch giữa các khoản thu từ xuất khẩu và các khoản chi cho nhập khẩu hàng hóa, mà các hàng hóa này có thể quan sát đƣợc bằng mắt thƣờng khi di chuyển qua biên giới. Cán cân thƣơng mại sẽ trở nên thâm hụt khi các khoản chi cho hàng nhập khẩu lớn hơn thu nhập từ hàng xuất
  16. 6 khẩu. Ngƣợc lại, khi thu nhập từ hàng xuất khẩu lớn hơn các khoản chi cho hàng nhập khẩu thì khi đó cán cân thƣơng mại sẽ thặng dƣ (Nguyễn Văn Tiến, 2011). 2.2.2. Tác động của cán cân thƣơng mại Trên cơ sở mô hình IS – LM của Keynes, mô hình Mundell – Fleming đƣợc công bố lần đầu tiên bởi Robert Mundell (1962, 1963) và James Fleming (1962) đã đề cập tới các luồng chu chuyển vốn quốc tế. Theo đó, việc tăng hay giảm xuất khẩu ròng của một quốc gia tùy thuộc vào tình hình của nền kinh tế. Nếu nền kinh tế suy thoái thì lúc đó chính phủ sẽ đẩy mạnh xuất khẩu và giảm bớt nhập khẩu (gia tăng xuất khẩu ròng). Nhƣ vậy nếu thực hiện chính sách gia tăng xuất khẩu ròng thì đƣờng IS dịch chuyển sang phải từ IS sang IS1 và đƣờng BP dịch chuyển sang phải từ BP sang BP1. Lúc này cán cân thanh toán thặng dƣ làm cho tỷ giá có xu hƣớng giảm (xem hình 2.1). Hình 2.1: Sự dịch chuyển của IS – BP trong trƣờng hợp gia tăng xuất khẩu ròng LM E’ BP E r BP E 1 1 IS 1 IS Y Y Y’ 2.2.2.1. Trong cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi Do tỷ giá giảm dẫn đến xuất khẩu giảm và nhập khẩu tăng làm cho đƣờng IS dịch chuyển trở lại sang trái và đƣờng BP cũng sẽ dịch chuyển sang trái trở lại vị trí ban đầu (xem hình 2.2).
  17. 7 Hình 2.2: Chính sách ngoại thƣơng trong cơ chế tỷ giá thả nổi LM E’ BP E r BP E 1 1 IS 1 IS Y Y Y’ Nhƣ vậy chúng ta thấy thực hiện chính sách ngoại thƣơng gia tăng xuất khẩu ròng trong cơ chế tỷ giá thả nổi làm cho sản lƣợng không thay đổi (vẫn là ở mức sản lƣợng Y nhƣ lúc ban đầu). 2.2.2.2. Trong cơ chế tỷ giá hối đoái cố định Trong cơ chế này, để cho tỷ giá không giảm, ngân hàng trung ƣơng sẽ bán nội tệ ra và mua ngoại tệ vào làm dịch chuyển đƣờng LM sang phải (xem hình 2.3). Hình 2.3: Chính sách ngoại thƣơng trong cơ chế tỷ giá cố định LM LM 1 E’ BP ? E BP 1 r E 1 IS 1 IS Y Y Y 1
  18. 8 Nhƣ vậy cả 3 đƣờng (IS-LM-BP) cùng dịch chuyển sang phải thì lúc đó sản lƣợng sẽ tăng từ Y lên Y1. Kết luận: Thực hiện chính sách thay đổi xuất khẩu ròng trong cơ chế tý giá hối đoái cố định sẽ có tác dụng mạnh hơn trong cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn. Ngoài ra việc thực hiện chính sách này sẽ làm thay đổi tỷ giá cũng nhƣ là lƣợng dự trữ ngoại tệ của một quốc gia. 2.2.3. Các nhân tố tác động đến cán cân thƣơng mại 2.2.3.1. Lạm phát Nếu một quốc gia có tỷ lệ lạm phát gia tăng cao hơn so với các quốc gia khác có quan hệ thƣơng mại, thì cán cân thƣơng mại của quốc gia này sẽ giảm trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. 2.2.3.2. Thu nhập quốc dân Nếu thu nhập của một quốc gia có mức gia tăng cao hơn so với các quốc gia khác thì cán cân thƣơng mại của quốc gia đó sẽ giảm trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. 2.2.3.3. Tỷ giá hối đoái Nếu đồng tiền của một nƣớc tăng giá so với đồng tiền của các nƣớc khác thì cán cân thƣơng mại của nƣớc đó sẽ giảm trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. 2.2.3.4. Các biện pháp hạn chế của chính phủ Nếu chính phủ của một quốc gia đánh thuế lên hàng nhập khẩu, giá cả của hàng nƣớc ngoài đối với ngƣời tiêu dùng trong nƣớc tăng trên thực tế. Sự can thiệp của chính phủ thƣờng có khuynh hƣớng là khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Ngoài việc áp dụng các biện pháp hạn chế, chính phủ còn có các cách khác có thể ảnh hƣởng đến cán cân thƣơng mại nhƣ: trợ cấp, trợ giá, chống bán phá giá và các hàng rào phi thuế quan khác. 2.3. Khung lý thuyết và nghiên cứu về tác động của tỷ giá lên cán cân thƣơng mại, xuất khẩu và nhập khẩu 2.3.1. Khung lý thuyết về tác động của tỷ giá lên cán cân thƣơng mại
  19. 9 Phƣơng pháp tiếp cận hệ số co giãn (the elasticity approach) nghiên cứu sự ảnh hƣởng của tỷ giá đến cán cân thƣơng mại thông qua hệ số co giãn của giá trị xuất khẩu và nhập khẩu, lần đầu tiên đƣợc Alfred Marshall và Abba Lerner sử dụng và sau đó tiếp tục đƣợc mở rộng ra bởi Joan Robinson (1937) và Fritz Machlup (1955). Alfred Marshall và Abba Lerner cho rằng nếu trạng thái xuất phát của cán cân thƣơng mại là cân bằng thì khi phá giá nội tệ sẽ làm cho cán cân thƣơng mại đƣợc cải thiện khi tổng hệ số co giãn của xuất khẩu và hệ số co giãn của nhập khẩu lớn hơn 1 (ηx + ηm > 1). Ngƣợc lại, khi tổng hệ số co giãn của xuất khẩu và hệ số co giãn của nhập khẩu nhỏ hơn 1 (ηx + ηm < 1) sẽ làm cho cán cân thƣơng mại trở nên thâm hụt, và cán cân thƣơng mại cân bằng khi tổng hệ số co giãn của xuất khẩu và hệ số co giãn của nhập khẩu bằng 1 (ηx + ηm = 1). Một thực tế cho thấy rằng khi phá giá nội tệ sẽ tạo ra hiệu ứng tăng khối lƣợng xuất khẩu và hạn chế khối lƣợng nhập khẩu, nhƣng khi xét về mặt giá trị thì sẽ không hoàn toàn nhƣ vậy vì sau khi phá giá nội tệ sẽ tạo nên hiệu ứng giá cả và hiệu ứng khối lƣợng nhƣ sau: - Hiệu ứng giá cả: sau khi phá giá nội tệ, xuất khẩu trở nên rẻ hơn khi tính bằng ngoại tệ trong khi nhập khẩu trở nên đắt hơn khi tính bằng nội tệ. Đây chính là nguyên nhân khiến cán cân thƣơng mại trở nên xấu đi khi phá giá nội tệ. - Hiệu ứng khối lƣợng: sau khi phá giá nội tệ, xuất khẩu trở nên rẻ hơn trong mắt ngƣời tiêu dùng nƣớc ngoài nên đã kích thích tăng khối lƣợng xuất khẩu; trong khi đó, nhập khẩu trở nên đắt hơn đã làm hạn chế khối lƣợng nhập khẩu của ngƣời tiêu dùng trong nƣớc. Nhƣ vậy, hiệu ứng khối lƣợng là nhân tố góp phần cải thiện cán cân thƣơng mại. Trong thực tế, khi Chính phủ thực hiện phá giá nội tệ, ngƣời ta luôn mong đợi rằng cán cân thƣơng mại sẽ đƣợc cải thiện, tức là khối lƣợng xuất khẩu tăng và khối lƣợng nhập khẩu giảm thừa sức bù đắp cho việc giảm giá trị xuất khẩu khi tính bằng ngoại tệ và tăng giá trị nhập khẩu khi tính bằng nội tệ. Chính vì vậy khi nói đến “khung lý thuyết về điều kiện Marshall – Lerner” ngƣời ta thƣờng nghĩ đến điều kiện ηx + ηm > 1 (tổng số hệ số co giãn của xuất khẩu và hệ số co giãn của nhập
  20. 10 khẩu lớn hơn 1). Chính vì vậy một cuộc phá giá thành công (cuộc phá giá đó sẽ cải thiện đƣợc cán cân thƣơng mại) còn đƣợc gọi là cuộc phá giá đáp ứng đƣợc điều kiện Marshall – Lerner. Hiện nay nhiều cuộc tranh luận cho rằng việc phá giá nội tệ đối với các nƣớc công nghiệp phát triển sẽ thành công hơn so với các nƣớc đang phát triển. Nguyên nhân là do các nƣớc đang phát triển phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu, do đó hệ số co giãn của nhập khẩu thƣờng là rất thấp; còn đối với các nƣớc công nghiệp phát triển có hệ số co giãn đối với xuất khẩu là tƣơng đối cao. Qua đó cho thấy việc phá giá tiền tệ có thể cải thiện đƣợc cán cân thƣơng mại của quốc gia này nhƣng cũng có thể làm cho cán cân thƣơng mại trở nên xấu đi đối với quốc gia khác. Bảng 2.1: Hệ số co giãn cầu đối với xuất khẩu và nhập khẩu của 15 nƣớc công nghiệp và 9 quốc gia đang phát triển Hệ số co giãn cầu xuất khẩu Hệ số co giãn cầu nhập khẩu Các nƣớc công nghiệp Australia 1,02 1,23 Belgium 1,12 1,27 Canada 0,68 1,28 Denmark 1,04 0,91 France 1,28 0,93 Germany 1,02 0,79 Iceland 0,83 0,87 Italy 1,26 0,78 Japan 1,4 0,95 Netherlands 1,46 0,74 Norway 0,92 1,19 Sweden 1,58 0,88 Switzerland 1,03 1,13 United Kingdom 0,86 0,65 United States 1,19 1,24 Trung bình 1,11 0,99 Các quốc gia đang phát triển Argentina 0,6 0,9 Brazil 0,4 1,7 India 0,5 2,2 Kenya 1,0 0,8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0