intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích và định giá doanh nghiệp nghiên cứu trường hợp Công ty cổ phần Đại Thiên Lộc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

128
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu chính của luận văn là giúp các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức, các quỹ đầu tư… tổng quan lại các phương pháp định giá, đồng thời kiểm nghiệm tính hiệu quả của các mô hình định giá đang được sử dụng tại thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích và định giá doanh nghiệp nghiên cứu trường hợp Công ty cổ phần Đại Thiên Lộc

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHAN XUÂN HUY PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI THIÊN LỘC LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHAN XUÂN HUY PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI THIÊN LỘC Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân Hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Văn Sĩ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: bài nghiên cứu này là kết quả nghiên cứu của chính cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Văn Sĩ – Giảng viên Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Học viên PHAN XUÂN HUY
  4. MỤC LỤC TRANG BÌA PHỤ LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ 3 MỤC LỤC .................................................................................................................. 4 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................ 9 DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................. 10 DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... 11 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................. 1 1.1. LÝ DO NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................... 2 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................... 2 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 2 1.5. Ý NGHĨA LUẬN VĂN ...................................................................................... 3 1.6. BỐ CỤC LUẬN VĂN ........................................................................................ 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH GIÁ ................................................................. 5 2.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐỊNH GIÁ ............................................................................. 5 2.2. TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH GIÁ ........................................................................... 6 2.3. QUÁ TRÌNH ĐỊNH GIÁ ................................................................................... 7 2.3.1. Ảnh hưởng của nền kinh tế ...................................................................... 7 2.3.2. Ảnh hưởng của ngành............................................................................. 10 2.3.2.1. Tổng quan về phân tích ngành ............................................................ 10
  5. 2.3.2.2. Quy trình phân tích ngành .................................................................. 11 2.3.3. Phân tích công ty .................................................................................... 12 2.3.3.1. Tổng quan về phân tích công ty.......................................................... 12 2.3.3.2. Phân tích công ty – những nguyên tắc cơ bản .................................... 12 2.4. CÁC KỸ THUẬT ĐỊNH GIÁ ......................................................................... 13 2.4.1. Tổng quan các kỹ thuật định giá ............................................................ 13 2.4.1.1. Hai phương pháp định giá phổ biến ................................................... 13 2.4.1.2. Ưu nhược điểm của phương pháp chiết khấu dòng tiền ..................... 14 2.4.1.3. Ưu nhược điểm của phương pháp định giá tương đối ........................ 16 2.4.2. Kỹ thuật chiết khấu dòng tiền (DCF) ..................................................... 17 2.4.2.1. Mô hình hiện giá dòng cổ tức (DDM) ................................................ 17 2.4.2.2. Hiện giá dòng tiền hoạt động tự do (FCFF) ....................................... 18 2.4.2.3. Hiện giá dòng tiền tự do cổ phần (FCFE) .......................................... 20 2.4.3. Kỹ thuật định giá tương đối (hệ số nhân) ............................................... 20 2.4.3.1. Mô hình số nhân thu nhập: Tỷ số giá/ Thu nhập (P/E) ...................... 21 2.4.3.2. Tỷ số giá/dòng tiền – P/CF ................................................................. 22 2.4.3.3. Tỷ số giá trên giá trị sổ sách – P/BV .................................................. 23 2.4.3.4. Tỷ số giá trên doanh số - P/S .............................................................. 24 2.4.4. Ước lượng những nhập lượng đầu vào ................................................... 25 2.4.4.1. Xác định tỷ suất sinh lợi mong đợi (r) ................................................ 25 2.4.4.2. Xác định tỷ lệ tăng trưởng – g ............................................................ 26
  6. 2.4.5. Định giá doanh nghiệp ở các nước trong khu vực và trên thế giới. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ............................................................................. 28 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH ĐỊNH GIÁ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI THIÊN LỘC .... 31 3.1. PHÂN TÍCH VĨ MÔ KINH TẾ VIỆT NAM ................................................... 31 3.1.1. Tăng trưởng kinh tế ................................................................................ 31 3.1.2. Lạm phát ................................................................................................. 32 3.1.3. Lãi suất ................................................................................................... 33 3.1.4. Tỷ giá ...................................................................................................... 34 3.1.5. Tổng kết .................................................................................................. 35 3.2. PHÂN TÍCH TTCK VIỆT NAM ..................................................................... 36 3.2.1. Quy mô vốn hóa ..................................................................................... 36 3.2.2. Quy mô niêm yết và sự tham gia của NĐT ............................................ 37 3.3.3. Thực trạng về kỹ thuật và sản phẩm thị trường...................................... 39 3.3.4. Thực trạng TTCK qua diễn biến của các chỉ số chứng khoán chính ..... 39 3.3.5. Tổng kết .................................................................................................. 41 3.3. PHÂN TÍCH NGÀNH THÉP .......................................................................... 41 3.3.1. Tổng quan ngành thép ............................................................................ 41 3.3.1.1. Tầm quan trọng của ngành ................................................................. 41 3.3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ngành Thép Việt Nam .................... 41 3.3.2. Thực trạng ngành Thép Việt Nam .......................................................... 42 3.3.2. Các nhân tố chính ảnh hưởng ngành Thép ............................................. 43 3.3.2.1. Nguyên vật liệu từ nguồn nhập khẩu .................................................. 43
  7. 3.3.2.2. Lãi suất................................................................................................ 43 3.3.2.3. Tỷ giá .................................................................................................. 43 3.3.3. Mức độ cạnh tranh trong ngành ............................................................. 44 3.3.3.1. Trình độ công nghệ ............................................................................. 44 3.3.3.2. Các công ty niêm thép đang niêm yết trên các sở GDCK .................. 44 3.3.4. Triển vọng ngành .................................................................................... 45 3.3.4.1. Triển vọng thị trường toàn cầu ........................................................... 45 3.3.4.2. Triển vọng ngành thép Việt Nam trong ngắn hạn .............................. 45 3.3.4.3. Triển vọng ngành thép Việt Nam trong dài hạn ................................. 45 3.3.5. Các ngành nghề liên quan: Bất động sản ............................................... 45 3.4. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY ĐẠI THIÊN LỘC ........................... 46 3.4.1. Lĩnh vực hoạt động, ngành nghề, địa bàn kinh doanh ........................... 46 3.4.2. Cổ đông lớn, Hội đồng quản trị và ban điều hành ................................. 48 3.5. PHÂN TÍCH CÔNG TY ĐẠI THIÊN LỘC .................................................... 50 3.5.1. Phân tích hoạt động kinh doanh ............................................................. 50 3.5.2. Phân tích các tỷ số tài chính ................................................................... 53 3.5.3. Phân tích khả năng sinh lợi .................................................................... 54 3.5.4. Phân tích triển vọng và dự phóng ........................................................... 55 3.5.4.1. Dự phóng bảng kết quả hoạt động kinh doanh ................................... 56 3.5.4.2. Dự phóng bảng cân đối kế toán .......................................................... 58 3.6. ĐỊNH GIÁ CÔNG TY ĐẠI THIÊN LỘC ....................................................... 62 3.6.1. Theo phương pháp định giá tương đối (hệ số nhân) .............................. 62
  8. 3.6.1.1. Định giá theo phương pháp tỷ số giá/ Thu nhập (P/E) ....................... 62 3.6.1.2. Định giá theo phương pháp tỷ số giá/ Giá trị số sách (P/BV) ............ 62 3.6.1.3. Định giá theo phương pháp tỷ số giá/ Doanh thu (P/S) ...................... 63 3.6.1.4. Tổng kết giá theo phương pháp tương đối.......................................... 63 3.6.2. Theo phương pháp chiết khấu dòng tiền ................................................ 64 3.6.2.1. Xác định tỷ lệ chiết khấu (hay tỷ suất sinh lợi mong đợi) .................. 64 3.6.2.2. Xác định tỷ lệ tăng trưởng và các giai đoạn tăng trưởng của DTL .... 67 3.6.2.3. Định giá theo phương pháp hiện giá dòng cổ tức (DDM) .................. 68 3.6.2.4. Định giá phương pháp hiện giá dòng tiền tự do vốn cổ phần (FCFE)69 3.6.2.5. Định giá theo phương pháp hiện giá dòng tiền hoạt động tự do (FCFF) ............................................................................................................ 70 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VỀ QUÁ TRÌNH ĐỊNH GIÁ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP 73 4.1. XÁC ĐỊNH MỨC GIÁ TỔNG HỢP VÀ KIẾN NGHỊ ĐẦU TƯ .................. 73 4.2. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU DTL .............................. 74 4.2.1. Các mặt đạt được trong quá trình định giá ............................................. 74 4.2.2. Các hạn chế còn tồn tại trong quá trình định giá .................................... 75 4.3. Các giải pháp hỗ trợ .......................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. PHỤ LỤC ....................................................................................................................
  9. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TTCK Thị trường chứng khoán CTCP Công ty cổ phần DTL CTCP Đại Thiên Lộc SGDCK Sở giao dịch chứng khoán HOSE SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh NĐT Nhà đầu tư DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước CĐKT Cân đối kế toán HĐKD Hoạt động kinh doanh DCF Discounted cash flow: chiết khấu dòng tiền WACC weighted average cost of capital (chi phí sử dụng vốn bình quân) DDM Dividend Discount Model (mô hình chiết khấu dòng tiền cổ tức) FCFF Dòng tiền hoạt động tự do FCFE Dòng tiền tự do cổ phần P/E Giá/thu nhập P/BV Giá/giá trị sổ sách P/S Giá/doanh số VSA Hiệp hội Thép Việt Nam WSA Hiệp hội Thép Thế giới
  10. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Tổng quan về quá trình đầu tư......................................................................... 6 Hình 2.2: Những kỹ thuật đặc biệt và phương pháp định giá cổ phần thường ............. 13 Hình 3.1: Tăng trưởng GDP và thu nhập bình quân đầu người ................................... 31 Hình 3.2: Lạm phát đã và đang giảm (% so với cùng kỳ) ............................................. 33 Hình 3.3: lãi suất và tăng trưởng tín dụng .................................................................... 34 Hình 3.4: Tỷ giá và dự trữ ngoại hối ............................................................................. 35 Hình 3.5: Giá trị vốn hóa TTCK Việt Nam và một số quốc gia ..................................... 36 Hình 3.6: Quy mô niêm yết ............................................................................................ 38 Hình 3.7: Quy mô tài khoản giao dịch qua các năm ..................................................... 38 Hình 3.8: Diễn biến VNINDEX ...................................................................................... 40 Hình 3.9: Diễn biến HNXINDEX ................................................................................... 40 Hình 3.10: Sơ đồ tô chức CTCP Đại Thiên Lộc ............................................................ 48 Hình 3.11: Cơ cấu cổ đông DTL .................................................................................... 50 Hình 3.12: Cơ cấu sản phẩm của DTL .......................................................................... 51 Hình 3.13: Cơ cấu doanh thu và tỷ suất lợi nhuận gộp ................................................. 51 Hình 3.14: Cơ cấu doanh thu theo vùng ........................................................................ 52 Hình 3.15: Tỷ trọng chi phí ............................................................................................ 52 Hình 3.16: Kết quả hồi quy hệ số Beta .......................................................................... 65
  11. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu trung bình của ngành Thép .................................................. 44 Bảng 3.2: Thông tin cổ đông DTL ................................................................................. 49 Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh ...................................................................... 53 Bảng 3.4: Cơ cấu vốn của DTL qua các năm ................................................................ 53 Bảng 3.5: Các tỷ số khả năng thanh toán của DTL qua các năm ................................. 54 Bảng 3.6: Các tỷ số kết quả hoạt động qua các năm của DTL...................................... 54 Bảng 3.7: Các tỷ số khả năng sinh lời qua các năm của DTL....................................... 55 Bảng 3.8: Phân tích Dupont của DTL qua các năm ...................................................... 55 Bảng 3.9: Kết quả hoạt động kinh doanh dự phóng ...................................................... 57 Bảng 3.10: Bảng cân đối kế toán dự phóng ................................................................... 60 Bảng 3.11: Định giá theo phương pháp tỷ số giá/ Thu nhập (P/E) ............................... 62 Bảng 3.12: Định giá theo phương pháp tỷ số giá/ Giá trị số sách (P/BV) .................... 63 Bảng 3.13: Định giá theo phương pháp tỷ số giá/ Doanh thu (P/S).............................. 63 Bảng 3.14: Kết quả định giá tổng hợp theo phương pháp tương đối ............................ 63 Bảng 3.15: Lãi suất trái phiếu chính phủ Việt Nam kỳ hạn 1 năm (%) ......................... 64 Bảng 3.16: Tỷ suất sinh lợi hàng năm của VNINDEX................................................... 65 Bảng 3.17: Bảng thống kê chi phí sử dụng vốn của DTL qua các năm......................... 66 Bảng 3.18: Bảng tính chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) ..................................... 67 Bảng 3.19: Bảng tính tỷ lệ tăng trưởngcủa DTL ........................................................... 68 Bảng 3.20: Định giá phương pháp hiện giá dòng cổ tức (DDM) .................................. 68 Bảng 3.21: Bảng tính dòng tiền tự do vốn cổ phần (FCFE) .......................................... 69 Bảng 3.22: Định giá theo phương pháp FCFE.............................................................. 70 Bảng 3.23: Bảng tính dòng tiền tự do (FCFF) .............................................................. 71 Bảng 3.24: Định giá theo phương pháp FCFF.............................................................. 71 Bảng 4.1: Kết quả tổng hợp các phương pháp định giá ................................................ 74
  12. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO NGHIÊN CỨU “Đầu tư thì đơn giản nhưng không dễ” Thật dễ dàng đểra một quyết định mua bán (đầu tư) một tài sản nào đó nhưng để đạt được một tỷ suất sinh lợimà có thể bù đắp được cho nhà đầu tư trong thời gian đầu tư, bù đắp cho tỷ lệ lạm phát dự kiến trong quá trình đầu tư và cho những yếu tố không chắc chắn có liên quan thì không hề đơn giản. Những hoạt động đầu tư đều có dòng tiền kỳ vọng và một mức giá thị trường được ước tính và người đầu tư cần phải ước lượng giá trị cho hoạt động đầu tư để xác định giá trị hiện tại có đồng nhất với mức tỷ suất sinh lợi mong đợi của họ không. Đây là một quá trình ước lượng giá trị của một tài sản. Sau khi ước lượng được giá trị nội tại của tài sản, nhà đầu tư so sánh mức giá nội tại và mức giá phổ biến trên thị trường để quyết định mua tài sản đó hay không và có một chiến lược đầu tư hợp lý. Như vậy, định giá luôn là một giai đoạn quan trọng trong tiến trình đầu tư. Nếu khoản đầu tư là một trái phiếu thì dễ dàng nhưng nếu đầu tư vào chứng khoán thì việc xác định giá trị chứng khoán là rất phức tạp. Trong bối cảnh TTCK Việt Nam mới hình thành và phát triển, số lượng nhà đầu tư còn ít, với kinh nghiệm và kiến thức đầu tư còn hạn chế, do vậy việc phân tích và định giá, chắc hẳn cũng còn nhiều hạn chế. Do đó, luận văn đi vào nghiên cứu việc phân tích và định giá doanh nghiệp, nghiên cứu trường hợp cụ thể là CTCPĐại Thiên Lộc (mã cổ phiếu DTL). Một công ty hoạt động trong ngành thép, là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm và có tốc độ tăng trưởng gắn liền với chu kỳphát triển của kinh tế Việt Nam.
  13. 2 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu chính của luận văn là giúp các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức, các quỹ đầu tư… tổng quan lại các phương pháp định giá, đồng thời kiểm nghiệm tính hiệu quả của các mô hình định giá đang được sử dụng tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngoài ra, luận văn cũng đưa ra giá trị nội tại DTL đồng thời so sánh với giá trị thị trường của cổ phiếu hiện giao dịchtrên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) từ đó đưa ra quyết định mua bán hợp lý. Việc định giá một chứng khoán cần thiết phải phân tích viễn cảnh chung của toàn bộ nền kinh tế và ngành mà công ty cụ thể đang hoạt động, cũng như những thế mạnh kinh tế mà công ty đang xây dựng. Để đạt được mục tiêu tổng quát trên luận văn cần giải quyết các mục tiêu cụ thể sau: + Hệ thống các phương pháp định giá đang được sử dụng phổ biến. + Xác định bối cảnh TTCK Việt Nam và CTCP Đại Thiên Lộc. + Xác định triển Triển vọng nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn sắp tới. + Xác định triển vọng của ngành thép trong bối cảnh kinh tế đó. + Xác định triển vọng, khả năng sinh lợi dự phóng kết quả kinh doanh của DTL. + Xác định tỷ lệ chiết khấu (WACC, CAPM), tỷ lệ tăng trưởng. + Định giá DTL theo các phương pháp khác nhau. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phân tích và định giá cổ phiếu CTCP Đại Thiên Lộc đang niêm yết trên sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn 2009-2014. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp khác nhau để làm rõ các vấn đề nghiên cứu:
  14. 3 - Phân tích, so sánh, kết hợp với sử dụng các bảng biểu, đồ thịđể phân tích, dự phóng triển vọng và quá trình phát triển của DTL. - Phương pháp định giá: kết hợp 2 phương pháp đang được sử dụng phổ biến hiện nay là hệ số nhân và chiết khấu dòng tiền. Hai phương pháp này không hề đối nghịch mà bổ sung cho nhau. Dữ liệu cho nghiên cứu: - Các báo cáo tài chính (Cân đối kế toán, Kết quả HĐKD, Lưu chuyển tiền tệ), Bản các bạch, báo cáo thường niên của DTL và các công ty liên quan được lấy từ sở GDCK HOSE và website công ty (Mục Quan hệ cổ đông/ Thông tin cổ đông) - Các dữ liệu vĩ mô để phân tích nền kinh tế như tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát, lãi suất… các số liệu để phân tích ngành được lấy từ tổng cục thống kê, ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ kế hoạch đầu tư, Wordbank và các nguồn khác được cho là đáng tin cậy. 1.5. Ý NGHĨA LUẬN VĂN Qua phân tích và định giá CTCP Đại Thiên Lộc: - Tổng quan lại các phương pháp định giá góp phần nâng cao kiến thức, kinh nghiệm phân tích đầu tư cho một bộ phận nhà đầu tư tại Việt Nam. - Kiểm nghiệm tính hiệu quả của các mô hình định giá đang được sử dụng tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Phát hiện các điểm khó khăn, các hạn chế khi thực hiện một phân tích định giá doanh nghiệp. - Tìm ra giá trị nội tại DTLđồng thời so sánh với giá trị thị trường của cổ phiếu hiện giao dịchtrên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) từ đó đưa ra quyết định đầu tư.
  15. 4 1.6. BỐ CỤC LUẬN VĂN Bài luận văn gồm 5 chương: Chương 1 – Giới thiệu. Trong chương này, tác giả trình bày tổng quan các vấn đề như: lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu,phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn. Chương 2 – Tổng quan về định giá cổ phiếu. Tác giả xây dựng phần này với mục đích cung cấp một cái nhìn tổng quan và xuyên suốt về một quá trình định giá 3 bước và các kỹ thuật định giá phổ biến. Ngoài ra, tác giả cũng tìm hiểu việc định giá doanh nghiệp của các nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam. Chương 3 – Phân tích Định giá Đại Thiên Lộc. Phần này, tác giả đi vào thực tế cho trường hợp Việt Nam. Quy trình định giá tiếp cận từ trên xuống để giúp nhà đầu tư kiểm tra ảnh hưởng của toàn bộ nền kinh tế và những thị trường chứng khoán đến Doanh nghiệp. Sau đó phân tích triển vọng ngành dựa trên những viễn cảnh trong môi trường kinh tế đó. Sau đó, tác giả đi vào giới thiệu về DTL, sau đó phân tích chi tiết về hoạt động kinh doanh, phân tích triển vọng, dự phóng và cuối cùng là định giá DTL bằng nhiều phương pháp khác nhau. Chương 4 – Kết luận về quá trình định giá và một số giải pháp. Phần này sẽ tổng kết lại quá trình định giá nêu lên những hạn chế của đề tài và đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả định giá tại Việt Nam.
  16. 5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH GIÁ 2.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐỊNH GIÁ Định giá có lịch sử hình thành và phát triển khá lâu ở nhiều nước trên thế giới. Định giá là hoạt động khách quan tồn tại trong đời sống kinh tế xã hội của mọi nền kinh tế sản xuất hàng hoá, đặc biệt đối với những nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường Định nghĩa về định giá, cho tới hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau, tuy nhiên, các định nghĩa đều coi định giá là việc ước tính giá cả của tài sản tại một thời điểm nhất định. Theo từ điển Oxford, định giá tài sản được hiểu như sau : “Định giá tài sản là sự ước tính giá trị của các quyền sở hữu tài sản bằng hình thái tiền tệ phù hợp với một thị trường, tại một thời điểm, theo những tiêu chuẩn cho mục đích nhất định”. Theo nghiên cứu của các giáo sư viện đai học Potstmouth, Vương quốc Anh: “định giá là sự ước tính giá trị của các quyền sở hữu tài sản cụ thể bằng hình thái tiền tệ cho mục đích xác định”. Trong lĩnh vực đầu tư, dòng tiền kỳ vọng và một mức giá thị trường được ước tính và người đầu tư cần phải ước lượng giá trị cho hoạt động đầu tư để xác định giá trị hiện tại có đồng nhất với mức tỷ suất sinh lợi mong đợi của họ không. Đây là một quá trình ước lượng giá trị của một tài sản. Sau khi ước lượng được giá trị nội tại của tài sản, nhà đầu tư so sánh mức giá nội tại và mức giá phổ biến trên thị trường để quyết định mua tài sản đó hay không và có một chiến lược đầu tư hợp lý. Như vậy, định giá luôn là một giai đoạn quan trọng trong tiến trình đầu tư. Nếu khoản đầu tư là một trái phiếu chính phủ thì dễ dàng nhưng nếu đầu tư vào chứng khoán thì việc xác định giá trị chứng khoán là rất phức tạp.
  17. 6 2.2. TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH GIÁ Khi định giá một chứng khoán cần thiết phải phân tích viễn cảnh chung của toàn bộ nền kinh tế và ngành mà một công ty cụ thể hoạt động cũng như thế mạnh kinh tế mà công ty đó đang xây dựng. Do vậy, cần bắt đầu phân tích môi trường kinh tế và nhiều ngành trước khi phân tích một chứng khoán cụ thể. Hình2.1:Tổng quan về quá trình đầu tư Phân tích các nền kinh tế và các thị trường chứng khoán khác nhau. Mục tiêu: Đưa ra quyết định phân bổ tài sản giữa các quốc gia và phân bổ tài sản giữa trái phiếu, cổ phiếu và tiền mặt. Phân tích ngành Mục tiêu: Dựa trên phân tích kinh tế và phân tích ngành, xác định những ngành có triển vọng và những ngành dễ bị tổn thương trên phạm vi toàn cầu và toàn quốc gia. Phân tích công ty và chứng khoán Mục tiêu: Dựa trên lựa chọn ngành tốt nhất, xác định những công ty trong những ngành đó có triển vọng và được định giá quá thấp. Do đó phân tích phương pháp 3 bước, hay quy trình định giá tiếp cận từ trên xuống để giúp nhà đầu tư kiểm tra ảnh hưởng của toàn bộ nền kinh tế và những thị trường chứng khoán, sau khi phân tích triển vọng cho nhiều ngành trên phạm vi toàn cầu với những viễn cảnh tốt nhất trong môi trường kinh tế đó, và cuối cùng phân tích những công ty
  18. 7 riêng biệt trong những ngành tốt nhất và những chứng khoán phổ biến của những công ty này. 2.3. QUÁ TRÌNH ĐỊNH GIÁ 2.3.1. Ảnh hưởng của nền kinh tế Tổng quan về phân tích nền kinh tế Để điều hành đất nước, chính phủ, các cơ quan ban ngành ban hành các chính sách như: chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ… Các chính sách này sẽ đều ảnh hưởng đến nền kinh tế của nước đó, hay tất cả những ngành và những công ty trong những nền kinh tế đó. Chính sách tài khóa nói chung và các chính sách con như giảm thuế có thể khuyến khích tiêu dùng, ngược lại việc tăng thuế trên thu nhập, gas, thuốc lá, và rượu có thể làm giảm tiêu dùng. Sự tăng hay giảm trong chi tiêu của chính phủ về quốc phòng, về trợ cấp thất nghiệp hay các chương trình đào tạo, hay xây dựng đường xá cũng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. Những chính sách như vậy ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của những công ty mà trực tiếp dựa vào những chi tiêu của chính phủ. Chính sách tiền tệ cũng gây ra những biến đổi tương tự cho nền kinh tế. Một chính sách tiền tệ thu hẹp làm giảm tỷ lệ tăng trưởng của cung tiền, từ đó làm giảm nguồn vốn luân chuyển của tất cả các doanh nghiệp. Ngoài ra, nó cũng có thể làm tăng lãi suất trên thị trường và do đó làm tăng chi phí tài chính của các công ty vay vốn và cũng làm hạn chế cá nhân chi. Do vậy, chính sách tiền tệ tác động tới tất cả những phân khúc của một nền kinh tế, thậm chí là những nền kinh tế này với những nền kinh tế khác. Ngoài những tác động của chính sách tiền tệ, tài khóa, những sự cố như chiến tranh, những biến đổi đột ngộ trong chính trị ở các quốc giá khác trên thế giới hay sự định giá thấp các ngoại tệ cũng gây ra những thay đổi trong môi trường kinh doanh, điều này
  19. 8 làm cho những kỳ vọng về lợi nhuận và doanh thu trở nên không chắc chắn, do đó nó làm tăng chi phí rủi ro cho các nhà đầu tư. Ờ khía cạnh đầu tư toàn cầu, sự phân bổ tài sản cho một quốc gia trong danh mục toàn cầu sẽ bị tác động bởi toàn cảnh nền kinh tế của quốc gia đó. Nếu một sự suy thoái kinh tế sắp xảy ra trong một quốc gia, dòng vốn toàn cầu sẽ ít phân bổ vào quốc gia đó, sẽ gây ra tác động xấu cho giá chứng khoán của quốc gia đó. Ngược lại những triển vọng kinh tế và thị trường chứng khoán lạc quan của một quốc gia có thể dẫn nhà đầu tư đến làm tăng sự phân bổ vốn tới quốc gia này giúp thúc đẩy thị trường chứng khoán của quốc gia đó. Những phân tích trên, đã cho thấy tầm quan trọng của việc phân tích nền kinh tế trong định giá chứng khoán. Bây giờ luận văn sẽ đi vào xem xét các yếu tố cụ thể tác động đến giá chứng khoán như thế nào. Rất nhiều các nghiên cứu học thuật đưa ra giả thuyết về một mối quan hệ chặt chẽ giữa giá chứng khoán và rất nhiều các biến tiền tệ. Cung tiền và giá chứng khoán Rất nhiều công trình nghiên cứu kiểm định mối quan hệ giữa cung tiền và nền kinh tế trong tác động dây chuyền. Liệu rằng những thay đổi trong tỷ lệ tăng cung tiền có đến trước một sự thay đổi trong giá chứng khoán? Kết quả của những nghiên cứu này có khuynh hướng thay đổi theo thời gian. Những nghiên cứu đầu tiên của những năm 1960 và đầu thập niên 70 thường chỉ ra một mối quan hệ mạnh mẽ giữa thay đổi trong tốc độ tăng cung tiền có thể xem như là chỉ tiêu dự báo của giá chứng khoán. Những nghiên cứu tiếp theo nghi ngờ về những kết quả đó. Những nghiên cứu trong thập niên 80 chỉ ra rằng sự thay đổi tiền tệ có ảnh hưởng đến giá chứng khoán những giá chứng khoán điều chỉnh rất nhanh theo những thay đổi không dự đoán trước của cug tiền. Vì thế, để có thể đạt được tỷ suất sinh lợi vượt trội, nhà đầu tư cần phải dự báo những thay đổi bất thường của tốc độ tăng cung tiền.
  20. 9 Một vài nghiên cứu gần của Jensen, Johnson và Mercer (JJM) cho thấy những biến số của điều kiện kinh doanh trong nghiên cứu của Fama và French (như cấu trúc kỳ hạn, tỷ suất cổ tức…) có những tác động khác nhau lên tỷ suất sinh lợi chứng khoán tùy thuộc vào môi trường tiền tệ đặc biệt là chính sách tiền tệ được biểu lộ thông qua lãi suất chiết khấu. Patelis nghiên cứu về vấn đề liệu những thay đổi trong môi trường tiền tệ có tác động đến khả năng dựng báo tỷ suất sinh lợi vượt trội và kết quả là các biến tiền tệ là những nhân tố dự báo cho tỷ suất sinh lợi tương lai mặc dù chúng là những nhân tố không liên quan trực tiếp (ví dụ: tỷ suất cổ tức là nhân tố liên quan trực tiếp). Dư thừa tổng phương tiện thanh toán và giá chứng khoán Một số nhà phân tích đề cập đến dư thừa tổng phương tiện thanh toán là biến số tiền tệ liên quan trực tiếp tác động đến giá chứng khoán. Nếu tốc độ tăng trưởng của tiền vượt quá tốc độ tăng trưởng của GDP điều này sẽ dẫn đến dư thừa tiền mặt (tổng phương tiện thanh toán) trong nền kinh tế mà phần dư thừa này sẽ đổ vào chứng khoán. Vì thế, thật hợp lý khi một sự dư thừa tiền mặt sẽ dẫn đến một giá chứng khoán cao hơn. Lạm phát, lãi suất và giá chứng khoán Bất kỳ những phân tích kinh tế nào đều yêu cầu phải xem xét đến vấn đề lạm phát và lãi suất. Lạm phát gây ra những khác biệt giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa, thay đổi trong hành vi tiêu dùng hay tiết kiệm của những người tiêu dùng và của doanh nghiệp. Thêm vào đó, những thay đổi không mong đợi trong tỷ lệ lạm phát làm khó khăn cho những công ty trong việc lập kế hoạch, làm ngăn cản sự tăng trưởng và đổi mới. Vượt ra ngoài vấn đề lạm phát tác động tới nền kinh tế nội địa, lạm phát và lãi suất khác nhau tác động đến cán cân thương mại giữa các nước cũng như tỷ giá hối đoái. Ngoài ra, lạm phát kỳ vọng và lãi suất danh nghĩa có có ý nghĩa trong xác định tỷ suất sinh lợi đòi hỏi, hay suất chiết khấu, là những nhân tố xác định giá trị của các khoản đầu tư.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2