intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển bền vững ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

55
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đóng góp vào lý luận về phát triển du lịch bền vững; kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để phát triển du lịch bền vững tại TP.HCM đến năm 2025, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của TP.HCM, đồng thời phù hợp với định hướng phát triển bề vững du lịch của Việt Nam trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển bền vững ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM --------------- MAI ĐỨC PHÚC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025 Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị Mã ngành: 8310102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn TP.HCM - Năm 2019
  2. LỜI CAM ĐOAN ******* Tôi cam đoan rằng đề tài “Phát triển bền vững ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong công trình này là trung thực và chưa từng được sự công bố trong bất kì công trình nào khác. TP.HCM ngày 03 tháng 01 năm 2019 Tác giả Mai Đức Phúc
  3. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT APEC Asia-Pacific Economic Cooperation - Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương GDP Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm nội địa UBND Uỷ ban nhân dân TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh WAR Wildlife at Risk - Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã WHO World Health Organisation – Tổ chức Y tế Thế giới
  4. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tiêu chí liên quan đến văn hóa và xã hội ..................................................... 15 Bảng 1.2. Tiêu chí liên quan đến môi trường trong phát triển bền vững ..................... 17 Bảng 2.1.Tỷ trọng khách du lịch đến TP.HCM so với cả nước Giai đoạn 2005-2017 . 29 Bảng 2.2. Thống kê số lượng cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn TP.HCM ................... 31 Bảng 2.3. Thống kê đóng góp của du lịch vào GDP của TP.HCM .............................. 32 Bảng 2.4. Doanh thu và tốc độ tăng của doanh thu du lịch thành phố so với cả nước giai đoạn 2005 – 2017 .................................................................................................. 34 Bảng 2.5. Thống kê nguồn tài chính phục vụ trùng tu di sản văn hóa ......................... 37 Bảng 2.6. Khối lượng thu gom rác tại TP.HCM .......................................................... 40 Bảng 2.7. Ước tính lượng nước thải phát sinh từ khách du lịch .................................. 40 Bảng 2.8. Thống kê số lượng hệ sinh thái nước biển ven bờ ....................................... 46 Bảng 2.9. Năng lực tổ chức quản lý bền vững của của doanh nghiệp .......................... 49 Bảng 2.10. Tình hình gia tăng lợi ích đối với cộng đồng .............................................. 52 Bảng 2.11. Hạn chế liên quan đến gia tăng lợi ích đối với di sản văn hoá ................... 54 Bảng 2.12. Hạn chế liên quan đến tối đa hoá lợi ích đối với môi trường ..................... 55 Bảng 2.13. Sự quan tâm của doanh nghiệp đối với vấn đề bảo tồn các nguồn tài nguyên ........................................................................................................................... 56
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG ........................6 1.1. Quan điểm về phát triển bền vững.....................................................................................6 1.2. Lý luận chung về phát triển du lịch bền vững ...................................................................7 1.2.1. Khái niệm du lịch bền vững ....................................................................... 7 1.2.2. Đặc điểm của phát triển du lịch bền vững ................................................. 9 1.2.3. Vai trò của phát triển du lịch bền vững.................................................... 10 1.3. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững ....................................................................10 1.3.1. Nguyên tắc khai thác sử dụng nguồn lực một cách hợp lý ...................... 10 1.3.2. Nguyên tắc bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững ....................... 11 1.3.3. Nguyên tắc phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế cho địa phương .......... 11 1.3.4. Nguyên tắc thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch bền vững...................................................................................................... 12 1.4. Nội dung phát triển du lịch bền vững ..............................................................................12 1.4.1. Yếu tố kinh tế ........................................................................................... 12 1.4.2. Yếu tố về văn hoá - xã hội ....................................................................... 14 1.4.3. Yếu tố về môi trường ............................................................................... 15 1.5.Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ở một số địa phương trong nước ................................................................................................................................................18 Tóm tắt chương 1....................................................................................................................26 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ GÓC ĐỘ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ...................................................................................27 2.1. Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh và phát triển du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................................................................................27
  6. 2.1.1. Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................ 27 2.1.2. Tổng quan về phát triển du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh ..................... 29 2.2. Thực trạng phát triển bền vững ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh ........................32 2.2.1. Hiệu quả kinh tế trong phát triển du lịch bền vững ở Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................................................................ 32 2.2.2. Hiệu quả về văn hoá-xã hội trong phát triển du lịch bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................................................... 35 2.2.3. Thực trạng về môi trường trong phát triển bền vững ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................................... 39 2.3. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh................48 2.3.1. Kết quả đạt được ........................................................................................... 48 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân .................................................................... 49 Tóm tắt chương 2....................................................................................................................60 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...............................................................................................61 3.1. Định hướng phát triển du lịch bền vững trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh .............61 3.2. Các giải pháp phát triển du lịch bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh .........................63 3.2.1. Đổi mới tư duy về phát triển du lịch bền vững ............................................. 64 3.2.2. Giải pháp xây dựng quy hoạch phát triển du lịch bền vững ......................... 70 3.2.3. Giải pháp phát huy sự tham gia của doanh nghiệp trong phát triển du lịch bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................... 75 3.2.4. Giải pháp phát huy sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................... 80 Tóm tắt chương 3....................................................................................................................83 KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ................................................................................................84 1. Một số kiến nghị để phát triển du lịch bền vững trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh....84 2. Kết luận ..............................................................................................................................87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................90 Tài liệu tiếng Việt ...................................................................................................................90 Tài liệu tiếng Anh ...................................................................................................................91
  7. PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................................92 CÂU HỎI KHẢO SÁT ..........................................................................................................92 PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................................97
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài TP.HCM là Thành phố biểu tượng của sự phát triển năng động bật nhất cả nước và đi đầu về việc thu hút khách du lịch. Năm 2011, lượng du khách quốc tế tới TP.HCM là 3,5 triệu lượt chiếm 58,3% so với cả nước. Đến năm 2015, con số này tăng lên 4,6 triệu và cũng chiếm 58,2% so với cả nước. Năm 2015, du lịch của TP.HCM mang về 94.600 tỷ đồng. Lượng khách du lịch đến TP.HCM ngày càng tăng cho thấy sức hút cũng như hiệu quả của chính sách du lịch của thành phố. Tuy nhiên, điều đó cũng đặt ra một số thách thức cho Thành phố, trong đó có những thách thức liên quan đến chính sách phát triển du lịch bền vững. Có thể kể ra một số thách thức cơ bản như: TP.HCM chưa có định hướng chiến lược rõ ràng về phát triển du lịch bền vững; TP.HCM chưa có những hành động cụ thể, liên tục và thống nhất kết hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn để đạt được phát triển du lịch bền vững. Về phía các doanh nghiệp du lịch, ý thức về phát triển du lịch bền vững chưa đảm bảo. Các doanh nghiệp chưa có những hành động cụ thể để góp phần vào phát triển du lịch bền vững trên địa bàn TP.HCM. Nói cách khác, TP.HCM không những tích cực hơn nữa để có thể vừa làm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch, nhằm làm cho họ quay lại nhiều hơn nữa, mà còn làm cho du lịch trở thành động lực cho phát triển kinh tế của TP.HCM. Không những vậy, vấn đề cảnh quan và môi trường tự nhiên cũng chưa được đảm bảo. Bên cạnh thực trạng trên, việc phát triển du lịch bền vững trên địa bàn TP.HCM cần được đặt ra để phù hợp với chiến lược phát triển du lịch chug của cả nước. Ngày 30/11/2012, Chính phủ ban hành Quyết định 2473/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; chiến lược này đặt ra mục tiêu là: “Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển”. Mục tiêu này cho
  9. 2 thấy rằng việc có được một chính sách phát triển du lịch bền vững cho TP.HCM hoàn toàn phù hợp với định hướng chung về phát triển du lịch của cả nước nói riêng và với xu thế phát triển kinh tế xanh nói chung. Không những vậy, về mặt lý luận, hiện nay, vẫn còn rất ít công trình nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững tại TP.HCM. Trên thực tế, vẫn có nhiều nghiên cứu bao gồm đề tài, bài báo, luận văn và luận án bàn về phát triển du lịch bền vững, nhưng phần lớn các nghiên cứu này được tiến hành ở những địa phương khác. Vẫn còn trống vắng nhiều nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững ở TP.HCM. Nói cách khác, những vấn đề quan trọng liên quan đến phát triển du lịch bền vững như: hiệu quả, quá trình xây dựng và thực hiện, đầu tư cho chính sách phát triển du lịch của TP.HCM chưa được nghiên cứu một cách bài bản và có hệ thống. Xuất phát từ luận giải về nhu cầu thực tiễn, chiến lược phát triển du lịch bền vững của trung ương và “khoảng trống” trong nghiên cứu về du lịch bền vững tại TP.HCM như trình bày ở trên, tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển bền vững ngành du lịch TP.HCM đến năm 2025” để làm luận văn thạc sĩ. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nhóm nghiên cứu gồm các bài viết ở Hội thảo - Tư liệu “Hội nghị Quốc tế về du lịch bền vững ở Việt Nam” được tổ chức với sự phối hợp của Tổng cục Du lịch Việt Nam và Quỹ Hanns Seidel (CHLB Đức) tại Huế, tháng 5/1997. - Hội thảo khoa học “Du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” tại Hà Nội, vào tháng 4 năm 1998. - Hội thảo “Xây dựng chiến lược Quốc gia về phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam” diễn ra vào tháng 9 năm 1999, tại Hà Nội. Hội thảo này do ba cơ quan phối hợp đó là Tổng cục Du lịch, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), và Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP). - Diễn đàn Du lịch Á Âu (ASEM 2008) lần thứ 3 với về “Tăng cường quan hệ đối tác Á Âu vì sự phát triển du lịch bền vững” đã được tổ chức vào tháng 9 năm 2008 tại Việt Nam.
  10. 3 - Hội thảo Quốc tế về “Quản trị du lịch sinh thái cộng đồng”, diễn ra ngày 12/5/2010, tại Huế, do Học viện MêKông (Thái Lan) phối hợp với Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế tổ chức. - Hội thảo khoa học với chủ đề: “Hướng dẫn phát triển du lịch có trách nhiệm” tháng 6/2012, do Tổng cục Du lịch đã kết hợp cùng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Tây Ban Nha thực hiện. - Hội thảo khoa học nằm trong khuôn khổ dự án “Tăng cường cho ngành Du lịch Việt Nam” trong thực hiện “Chiến lược phát triển Du lịch giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn 2030”. - Hội thảo “Du lịch xanh nhằm hướng tới phát triển du lịch Việt Nam bền vững” tháng 4 năm 2013. Đây là hội thảo thuộc khuôn khổ của dự án MEET-BIS. Dự án này đã phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức. Tham gia hội thảo có rất nhiều tham luận làm rõ cơ sở lí luận cũng như kinh nghiệm phát triển Du lịch bền vững của Việt Nam và hội nhập quốc tế. Nhóm nghiên cứu gồm các luận văn - Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Ninh Bình của tác giả Lâm Thị Hồng Loan (2012), Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế Chính trị, Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng Giảng viên lý luận chính trị. - Phát triển du lịch Yên Tử theo hướng bền vững của tác giả Nguyễn Anh Tuấn năm 2013, Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành du lịch, Trường Khoa học Xã hội và nhân văn. - Quản lý nhà nước địa phương đối với phát triển du lịch bền vững tại một số tỉnh miền trung Việt Nam của tác giả Nguyễn Hoàng Tứ (2016), Chuyên ngành Quản lý kinh tế, Trường Đại học Thương Mại. - Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm vùng du lịch Bắc Trung Bộ của tác giả Nguyễn Quyết Thắng (2012), Luận văn Tiến sĩ ngành Kinh tế phát triển, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
  11. 4 Các công trình nghiên cứu nêu trên đều có những giá trị về lý luận và thực tiễn nhất định đối với phát triển bền vững ngành du lịch. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ và hoàn thiện về phát triển du lịch bền vững tại TP. HCM. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: phân tích thực trạng phát triển du lịch TP.HCM trên quan điểm phát triển bền vững. Nhiệm vụ nghiên cứu: từ những thực trạng phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững, ta đưa ra những giải pháp cho phát triển du lịch bền vững của TP.HCM thực sự hiệu quả và có đóng góp tích cực cho sự phát triển của TP.HCM. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: ngành du lịch TP.HCM trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội – môi trường. Phạm vi nghiên cứu: hoạt động của ngành du lịch trên địa bàn TP.HCM trong giai đoạn 2005 - 2016 và định hướng phát triển đến năm 2025. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Tác giả sử dụng phương pháp luận Mac - Lenin, cụ thể là áp dụng tư tưởng duy vật biện chứng và duy vật lịch sử vào nghiên cứu vấn đề phát triển du lịch bền vững tại TP.HCM. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, học viện sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính làm chủ đạo. Phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: Thứ nhất là phương pháp phân tích. Tác giả đã tiến hành thu thập tư liệu thứ cấp liên quan đến đề tài, để làm cơ sở phân tích sự phát triển du lịch bền vững trên địa bàn TP.HCM. Ngoài ra, tác giả còn thu thập số liệu từ Tổng Cục Du lịch Việt Nam, Tổng Cục Thống kê, cục Thống kê TP.HCM, Hiệp hội du lịch…để phục vụ cho việc phân tích thực trạng phát triển du lịch bền vững trên địa bàn TP.HCM, để từ
  12. 5 đó làm căn cứ và cơ sở cho việc khuyến nghị những chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch bền vững trên địa bàn TP.HCM đến năm 2025. Thứ hai là phương pháp chuyên gia. Tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp đối với một số đại diện của doanh nghiệp du lịch, để xem xét đánh giá về chính sách phát triển du lịch bền vững của TP.HCM. Thứ ba là phương pháp điều tra khảo sát. Ở phương pháp này, tác giả tiến hành khảo sát một số đối tượng là doanh nghiệp lữ hành du lịch, nhà hàng, khách sạn để bổ sung và luận giải thêm nguồn số liệu thứ cấp cũng như để hiểu rõ hơn những suy nghĩ của đối tượng này, đối với vấn đề phát triển bền vững ngành du lịch ở TP.HCM. Thứ tư là phương pháp phân tích SWOT. Tác giả tiến hành phân tích tình hình phát triển du lịch ở TP.HCM hiện nay kết hợp với các phương pháp nghiên cứu trên để từ đó đề xuất những giải pháp hữu hiệu góp phần phát triển bền vững du lịch TP.HCM. 6. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài Đề tài không những có ý nghĩa về lý luận mà còn có ý nghĩa về thực tiễn. Về lý luận, đề tài đóng góp vào lý luận về phát triển du lịch bền vững. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để phát triển du lịch bền vững tại TP.HCM đến năm 2025, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của TP.HCM, đồng thời phù hợp với định hướng phát triển bề vững du lịch của Việt Nam trong thời gian tới. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận văn có ba chương. -Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững. -Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch của TP.HCM từ góc độ phát triển bền vững. -Chương 3: Chính sách và giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn TP.HCM.
  13. 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1. Quan điểm về phát triển bền vững 1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững Quan niệm phát triển bền vững khởi phát từ năm 1972 khi Liên hợp quốc tổ chức Hội nghị tại Stockholm, Thuỵ Điển với chủ đề “Phát triển phải tôn trọng môi trường” sau hàng loạt những khủng hoảng về kinh tế. Tại Hội nghị này, lần đầu tiên vấn đề môi trường được đề cập trong khái niệm phát triển. Đây là nền tảng quan trọng dẫn đến sự ra đời của khái niệm “phát triển bền vững” vào năm 1987, “là sự phát triển đáp ứng được yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Giai đoạn 1992 - 2002, vấn đề phát triển bền vững càng nhận được sự quan tâm sâu sắc của nhiều nước trên thế giới, nhờ đó khái niệm phát triển bền vững ngày càng được quan tâm và hoàn thiện và trở thành nền tảng tư tưởng quan trọng trong chính sách phát triển của các nước trên thế giới. Cùng với diễn tiến của nhân loại, vấn đề phát triển bền vững cũng được cập nhật và bổ sung. Nếu như năm 1987, vấn đề phát triển bền vững nhấn mạnh đến vấn đề thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại và tương lai, thì đến những năm sau, quan niệm này được bổ sung thêm. Năm 1992, Hội nghị Thượng đỉnh về Trái đất đã đưa ra khái niệm phát triển bền vững là “sự phát triển kinh tế-xã hội lành mạnh, dựa trên việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ con người hiện nay và không ảnh hưởng bất lợi đối với các thế hệ tương lai trong việc thoả mãn những nhu cầu của họ”. Đến năm 2002, Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững hoàn thiện hơn khái niệm phát triển bền vững. Hôi nghị này cho rằng, “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa ba mặt của sự phát triển. Đó là phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Nếu như hai khái niệm trước đề cập đến sự tương quan của thế hệ hiện tại và thế hệ mai sau trong phát triển, thì đến khái niệm này, vấn đề phát triển được cụ thể
  14. 7 hoá, ít trừu tượng và mang tính định hướng cho hành động một cách rõ nét hơn với ba nội hàm là phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. 1.1.2. Nội dung phát triển bền vững Phát triển bền vững bao gồm các nội dung như sau: Thứ nhất là phát triển bền vững về kinh tế. Theo tác giả Phạm Thị Thanh Bình (2015), phát triển bền vững về kinh tế là đảm bảo sự tăng trưởng ổn định về GDP với một tỷ trọng phù hợp, trong đó, đóng góp của khu vực dịch vụ cao hơn so với nông nghiệp, và sẽ chiếm đa số về lâu dài. Tăng trưởng bền vững về kinh tế hoàn toàn khác biệt với quan điểm tăng trưởng bằng mọi giá. Thứ hai là phát triển bền vững về xã hội. Khía cạnh này nhấn mạnh đến tính nhân bản của sự phát triển. Sự phát triển do con người tạo ra và phải phục vụ cho con người, cho sự công bằng trong xã hội. Để đo lường tính bền vững của khía cạnh xã hội, các nước sử dụng chỉ số phát triển con người (Human Development Index) với ba khía cạnh: tuổi thọ, học vấn và thu nhập GDP bình quân đầu người. Thứ ba là bảo vệ tốt môi trường tự nhiên. Đó là việc đảo bảo tính tự nhiên của môi trường, không phá huỷ, phá hoại, không làm tổn thương môi trường. Tăng cường bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên làm cho môi trường thật sự trở thành một bộ phận trong lành và mật thiết với con người. Để đánh giá tính bền vững về môi trường, nhiều nước trên thế giới áp dụng chỉ số ESI-chỉ số bền vững về môi trường. 1.2. Lý luận chung về phát triển du lịch bền vững 1.2.1. Khái niệm du lịch bền vững Có nhiều quan niệm khác nhau về du lịch, tuy nhiên để đảm bảo tính chính thống của khái niệm, tác giả lựa chọn khái niệm du lịch được đề cập trong Luật Du lịch Việt Nam. Theo Luật này, “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Theo khái niệm này, du lịch gắn với hoạt động của con người, cụ thể là hoạt động di chuyển, tham quan, giải trí và nghỉ dưỡng của con người. Trong quá trình tham gia vào dịch vụ du lịch, những “con người du lịch” có tác động đến môi trường
  15. 8 tự nhiên và môi trường nhân tạo (do con người tạo ra hay còn gọi là môi trường thứ hai). Sự tác động này có khi là tích cực, nhưng cũng có khi không tích cực. Với nhu cầu làm cho du lịch thật sự có ích, hạn chế những khía cạnh tiêu cực, khái niệm du lịch bền vững xuất hiện. Du lịch bền vững là vấn đề được các nhà nghiên cứu về du lịch quan tâm với một số quan niệm khác nhau. Tác giả Phạm Trung Lương (2014) cho rằng “phát triển du lịch bền vững là một hoạt động khai thác một cách có quản lí các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương”. Tác giả Phạm Trung Lương tiếp cận du lịch bền vững từ ba góc độ: kinh tế, văn hoá, và môi trường. Về kinh tế, du lịch bền vững là phải tạo ra thu nhập cho cộng đồng hướng đến nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương nơi diễn ra du lịch. Về văn hoá là phải bảo tồn và tôn tạo các giá trị văn hoá, đảm bảo sự toàn vẹn của các giá trị này trong hoạt động du lịch. Về môi trường, du lịch bền vững phải gắn với bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác du lịch. Tương tự như vậy, Tổ chức Du lịch thế giới cho rằng “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người” (Nguyễn Đình Hoè & Vũ Văn Hiến, 2001). Cùng cách tiếp cận này, Edgell (2006) đưa ra khái niệm cụ thể hơn. Theo ông, phát triển du lịch bền vững là phải thân thiện với môi trường kể cả môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo; không được ảnh hưởng đến các giá trị văn hoá, ngôn
  16. 9 ngữ, phong tục, tập quán và thậm chí là môi trường bối cảnh sống của con người; là phải bảo vệ văn hoá, lịch sử, di sản và nghệ thuật của cộng đồng địa phương. So với quan niệm của Phạm Trung Lương, quan niệm của Edgell không khác biệt mấy về cách tiếp cận. Đó là đã đề cập đến 02 trụ cột quan trọng của du lịch bền vững là môi trường và văn hoá. Điểm khác biệt duy nhất trong hai khái niệm này là Edgell không đề cập đến khái niệm kinh tế trong du lịch bền vững của mình. Tóm lại, qua phân tích hai khái niệm về du lịch bền vững ở trên, có thể hiểu phát triển du lịch bền vững là hoạt động vừa mang lại giá trị kinh tế cho cộng đồng địa phương, vừa đảm bảo những vấn đề về văn hoá và môi trường gắn với cộng đồng địa phương đó. 1.2.2. Đặc điểm của phát triển du lịch bền vững Từ khái niệm về du lịch bền vững ở trên, có thể rút ra một số đặc điểm của phát triển du lịch bền vững như sau: Thứ nhất, du lịch bền vững phải gắn chặt với cộng đồng địa phương. Cộng đồng địa phương giữ vai trò quan trọng trong hoạt động du lịch. Đó là nơi diễn ra hoạt động du lịch và là yếu tố quan trọng nếu không nói là quyết định đến chất lượng của hoạt động du lịch. Quan trọng hơn nữa là chính cộng đồng địa phương là nơi tạo nên giá trị của hoạt động du lịch, tạo nên cái gọi là “đặc sản” của du lịch. Theo đó, tính bền vững của hoạt động du lịch phải xuất phát từ tính bền vững của địa phương. Thứ hai, du lịch bền vững liên quan đền nhiều khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội nên đòi hỏi các hành động phát triển du lịch phải mang tính tổng thể về mặt chính sách. Như đã trình bày trong khái niệm phát triển du lịch bền vững ở trên, ba khía cạnh quan trọng của du lịch bền vững cần phải được quan tâm một cách thoả đáng là kinh tế, văn hoá và môi trường. Đây là ba nội dung quan trọng và lớn của một địa phương và quốc gia. Theo đó, sự phát triển du lịch bền vững phải bao gồm những hành động vừa cụ thể, vừa khái quát, vừa mang tính tổng hợp và liên kết với nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Nó phải gắn liền với sự phát triển bền vững nói chung.
  17. 10 Thứ ba, phát triển bền vững du lịch cần thiết phải nhấn đến hành động của nhiều chủ thể có liên quan như cộng đồng địa phương, chính quyền địa phương, du khách, công ty du lịch, nhà nước và các chủ thể khác có liên quan. 1.2.3. Vai trò của phát triển du lịch bền vững Phát triển du lịch bền vững có những vai trò hết sức quan trọng sau: Thứ nhất là phát triển du lịch bền vững góp phần thúc đẩy phát triển bền vững nói chung của địa phương và của cả nước. Nếu phát triển du lịch bền vững thành công thì đây là một nguồn đóng góp ngân sách bền vững và có lợi cho ngân sách của quốc gia và địa phương, góp phần tạo nên sự phát triển chung của xã hội. Thứ hai, phát triển du lịch bền vững góp phần bảo vệ môi trường ở địa phương với mục đích vừa bảo nguyên giá trị môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo ở địa phương để khai thác chúng một cách hiệu quả, thường xuyên và liên tục trong quá trình phát triển du lịch của địa phương. Đây được xem là một tiêu chí quan trọng đánh giá tính bền vững của du lịch và cũng là một trong những vai trò cốt lõi của du lịch bền vững. Thứ ba, phát triển du lịch bền vững góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá, truyền thống của địa phương để không ngừng giới thiệu chúng tới bạn bè quốc tế gần xa. Về khía cạnh này, du lịch bền vững vừa giữ vai trò tôn tạo, bảo vệ, làm cho các giá trị văn hoá sống lại mà còn giúp chuyển tải những giá trị văn hoá tốt đẹp, ưu việt đến nhiều đối tượng trong xã hội và trên quốc tế. Thứ tư, phát triển du lịch bền vững góp phần cải thiện bền vững mức sống của người dân của cộng đồng. Chính vì vai trò này mà APEC lựa chọn du lịch trở thành một trong những ưu tiên hợp tác với Việt Nam với mục tiêu mà họ đưa ra là giảm nghèo và tăng trưởng toàn diện thông qua phát triển du lịch bền vững. 1.3. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững 1.3.1. Nguyên tắc khai thác sử dụng nguồn lực một cách hợp lý Nguồn lực ở đây bao gồm nguồn lực vật chất như vị trí địa lý, con người, cơ sở hạ tầng và nguồn lực phi vật chất như các giá trị văn hóa, phong tục, tập quán. Đối với hoạt động khai thác du lịch, các nguồn lực này giữ vai trò vừa là đầu vào vừa là
  18. 11 đầu ra. Với tư cách là đầu vào, các nguồn lực này là lý do để tiến hành hoạt động du lịch. Với tư cách là đầu ra, các nguồn lực này trở nên dồi dào và trù phú hơn nhờ quá trình du lịch. Nguyên tắc khai thác này nhấn mạnh đồng thời đến hai khía cạnh của hoạt động du lịch là khai thác các nguồn lực có sẵn và phát huy các nguồn lực có sẵn đó. Nói cách khác, quá trình khai thác du lịch không ảnh hưởng xấu đến nguồn tài nguyên, không làm suy cạn nguồn tài nguyên mà ngược lại cần làm cho chúng trở thành một nguồn lực sống động, có ý nghĩa cho sự phát triển. Phát triển du lịch phải phù hợp với bối cảnh và nguồn lực văn hoá, xã hội của từng địa phương để khai thác và tôn tạo những nguồn lực này một cách hợp lý. 1.3.2. Nguyên tắc bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững Bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững trước hết cần phải đảm bảo tính đa dạng của hệ sinh thái tự nhiên ở các điểm đến. Tiếp theo nữa phát triển du lịch bền vững phải gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên, khuyến khích sử dụng năng lượng xanh, không phá hoại và tàn phá môi trường tự nhiên. Hoạt động bảo vệ môi trường cần phải được lồng ghép trong các chính sách phát triển du lịch bền vững. 1.3.3. Nguyên tắc phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế cho địa phương Trong hoạt động du lịch, có sự tham gia của nhiều bên như người dân địa phương, chính quyền, doanh nghiệp du lịch và các tổ chức phi lợi nhuận. Các chủ thể này vận động và tương tác với nhau trong suốt quá trình khai thác dịch vụ du lịch của địa phương. Thế nhưng không phải lúc nào và bất cứ điểm đến du lịch nào, lợi ích từ hoạt động du lịch cũng được phân chia hợp lý cho các bên có liên quan. Trên thực tế ở nhiều điểm du lịch, người dân địa phương bị tổn hại hơn là hưởng lợi. Nguồn thu về mặt kinh tế, mà người dân có được không bù đắp được những tổn hại về môi trường, văn hoá mà họ đang gánh chịu. Phần lớn lợi nhuận có được chảy về phía các doanh nghiệp. Đó là phát triển du lịch không bền vững. Quan điểm phát triển du lịch bền vững cho rằng chính cộng đồng phải là người hưởng lợi nhiều nhất từ hoạt động du lịch đó. Hoạt động du lịch phải làm cho cuộc sống, mức sống và chất lượng sống
  19. 12 của họ tăng lên một cách đáng kể, góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo một cách bền vững. 1.3.4. Nguyên tắc thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch bền vững Trên thực tế, ở một số địa phương, nhờ thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương mà hoạt động du lịch đã thu được những kết quả tốt đẹp. Có thể kể ra như Hội An hoặc làng cổ Phước Tích tỉnh Thừa Thiên Huế. Không những được chứng minh từ thực tiễn, mà các lý thuyết liên quan đến du lịch đều khẳng định vai trò của cộng đồng địa phương. Bởi cộng đồng địa phương là nơi diễn ra hoạt động du lịch, nơi nuôi dưỡng và bảo lưu các giá trị văn hoá và môi trường tự nhiên. Tất cả những giá trị phục vụ du lịch không thể tách rời cuộc sống của người dân và không gian của cộng đồng. Xuất phát từ vai trò như vậy, cộng đồng địa phương cần phải được xác định là một chủ thể quan trọng không thể thiếu trong phát triển du lịch của địa phương. Vì vậy sự tham gia của cộng đồng địa phương mang tính quyết định đến phát triển du lịch bền vững. Nguyên tắc thu hút sự tham gia của cộng đồng du lịch cần quan tâm đến một số khía cạnh quan trọng. Thứ nhất là người dân địa phương phải có tiếng nói trong phát triển du lịch tại địa phương của họ. Thứ hai là người dân địa phương phải là chủ thể tham gia vào hoạt động phát triển du lịch ở địa phương bằng nhiều hình thức. Thứ ba, người dân địa phương phải có tiếng nói trong việc bảo vệ những di sản mà địa phương của họ đang có. 1.4. Nội dung phát triển du lịch bền vững Phát triển bền vững du lịch cần quan tâm ba khía cạnh quan trọng về kinh tế, văn hoá - xã hội và môi trường. 1.4.1. Yếu tố kinh tế Du lịch phải mang lại lợi ích cho các chủ thể chính khác liên quan đến du lịch. Các chủ thể chính tham gia hoạt đọng du lịch bao gồm co sở kinh doanh du lịch, khách du lịch, cọng đồng bản địa noi có hoạt đọng du lịch và co quan quản lý nhà nuớc về du lịch. Mỗi chủ thể có vai trò, vị trí riêng và thông qua hoạt đọng tham gia,
  20. 13 bằng hành vi cụ thể của mình, đều có những đóng góp, tác đọng, ảnh huởng đến sự phát triển của du lịch. Do đó tính trách nhiẹm của các chủ thể tham gia hoạt đọng du lịch là yếu tố cần thiết để góp phần đảm bảo cho du lịch phát triển bền vững; đồng thời vấn đề công bằng về lợi ích cũng chính là mọt trong các yêu cầu, nọi dung của phát triển du lịch bền vững, mọt mục tiêu mà phát triển du lịch bền vững huớng đến. Yêu cầu về trách nhiẹm đối với mỗi chủ thể bao gồm cả trách nhiẹm về kinh tế, xã họi và môi truờng. Cùng với trách nhiẹm, mỗi chủ thể cũng đều có co họi và quyền đuợc thụ huởng lợi ích tuong xứng, tạo nên sự cân bằng và công bằng giữa trách nhiẹm và quyền lợi: co sở kinh doanh du lịch có co họi cạnh tranh bình đẳng, đuợc thu lợi chính đáng từ những sản phẩm, dịch vụ du lịch mà mình đã đầu tu; khách du lịch đuợc huởng thụ sản phẩm du lịch, đuợc thỏa mãn nhu cầu tham quan ngắm cảnh, trải nghiẹm van hóa, xã họi và tạn huởng môi truờng trong lành ở điểm du lịch đúng với chi phí đã bỏ ra; cọng đồng bản địa đuợc mở ra co họi viẹc làm, tiêu thụ sản phẩm, giữ gìn van hóa truyền thống tuong xứng với viẹc thể hiẹn vai trò trách nhiẹm là mọt phần tạo nên bản sắc của sản phẩm du lịch và với những đóng góp vào viẹc bảo vẹ, giữ gìn bản sắc, tài nguyên, môi truờng du lịch; co quan quản lý nhà nuớc, chính quyền địa phuong có đuợc nguồn thu ngân sách từ du lịch, cùng với sự phát triển kinh tế - xã họi, mọt hẹ tài nguyên và môi truờng đuợc bảo vẹ, tôn tạo và an ninh trạt tự chung của địa phuong đuợc bảo đảm, tuong xứng với những co chế, chính sách, biẹn pháp quản lý cụ thể đã thực hiẹn để tạo co sở, điều kiẹn, môi truờng đảm bảo phát triển du lịch bền vững (Dương Hoàng Hương 2017, tr.40-41). Nói cách khác, du lịch được nhận định như là ngành kinh tế tổng hợp có khả năng tạo ra lợi nhuận cao. Về yếu tố kinh tế, du lịch phải mang lại tăng trưởng kinh tế cho Thành phố và cuộc sống của các cộng đồng dân cư có du lịch (Bùi Tá Hoàng Vũ – Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, 2017). Yếu tố kinh tế được hiểu là lợi ích về mặt kinh tế mà hoạt động du lịch tạo ra. Đó là nguồn thu từ hoạt động du lịch thể hiện trong đóng góp của ngành du lịch vào nền kinh tế của địa phương cụ thể là vào GDP của địa phương. Đó còn là nguồn thu thể hiện trong sự thay đổi trong thu thập của
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2