intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phương pháp tiền tệ xác định tỷ giá hối đoái VND/USD giai đoạn 1999 – 2013

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

24
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài nghiên cứu này là để kiểm tra tính hợp lệ của mô hình tiền tệ xác định tỷ giá hối đoái danh nghĩa VND/USD ở Việt Nam trong giai đoạn 1999 – 2013. Đồng thời, bài nghiên cứu không chỉ tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm đáng tin cậy hỗ trợ hiệu lực trong ngắn hạn mà còn trong dài hạn của phương pháp MAER cho tỷ giá hối đoái danh nghĩa VND/USD.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phương pháp tiền tệ xác định tỷ giá hối đoái VND/USD giai đoạn 1999 – 2013

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Trương Quỳnh Giao PHƯƠNG PHÁP TIỀN TỆ XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VND/USD GIAI ĐOẠN 1999 – 2013 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Trương Quỳnh Giao PHƯƠNG PHÁP TIỀN TỆ XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VND/USD GIAI ĐOẠN 1999 – 2013 Chuyên ngành: Tài chính – ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Ngọc Thơ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Trương Quỳnh Giao
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2 1.3. Vấn đề nghiên cứu ........................................................................................... 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 2 1.5. Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 3 1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................................................. 3 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ...................... 4 2.1. Các nghiên cứu trước đây về khả năng dự đoán tỷ giá hối đoái...................... 4 2.2. Các nghiên cứu trước đây về mô hình tiền tệ xác định tỷ giá hối đoái ........... 6 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP TIỀN TỆ XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI.... 16 3.1. Thành phần chính của phương pháp tiền tệ ................................................... 16 3.1.1. Tỷ giá hối đoái thực ngoại sinh ............................................................ 16 3.1.2. Mô hình cổ điển về định giá ................................................................. 17 3.2. Mô hình tiền tệ “thô” ..................................................................................... 19 3.3. Phương pháp tiền tệ xác định tỷ giá hối đoái – mô hình ước lượng .............. 21 CHƯƠNG 4: CÁC VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ LƯỢNG.......................................... 24 4.1. Phương pháp SVAR ứng dụng trong tài chính .............................................. 24 4.2. Mô hình ước lượng cho Việt Nam ................................................................. 27 4.2.1. Kiểm định tính dừng ............................................................................ 28 4.2.2. Lựa chọn độ trễ phù hợp ...................................................................... 29
  5. 4.2.3. Kiểm định đồng liên kết và ước tính mối quan hệ dài hạn .................. 29 4.2.4. Ước lượng mô hình SVAR và xác định mối tương quan tức thời trong ngắn hạn .................................................................................................................... 30 4.3. Lựa chọn các biến mô hình và cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích.................... 31 CHƯƠNG 5: CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM .................... 35 5.1. Giai đoạn 2007 đến năm 2009 ....................................................................... 37 5.2. Giai đoạn 2010 đến năm 2011 ....................................................................... 40 5.3. Giai đoạn 2012 đến năm 2013 ....................................................................... 43 CHƯƠNG 6: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM .......................................................... 48 6.1. Kiểm định tính dừng ...................................................................................... 48 6.2. Lựa chọn độ trễ cho mô hình VAR................................................................ 48 6.3. Kiểm định đồng liên kết và mối quan hệ trong dài hạn của mô hình tiền tệ xác định tỷ giá hối đoái danh nghĩa ...................................................................... 49 6.4. Mô hình SVAR và mối tương quan tức thời giữa các biến – hiệu lực của mô hình MAER trong ngắn hạn .................................................................................. 55 CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN ...................................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ADF Augmented Dickey – Fuller ECM Error Correction Model FED Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ MAER Phương pháp tiền tệ xác định tỷ giá hối đoái danh nghĩa NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại PPP Ngang giá sức mua SVAR Structural Vector Autoregression TCTD Tổ chức tín dụng VAR Vector Autoregression USD Đồng Đô la Mỹ VECM Vector Error Correction Model VND Đồng Việt Nam
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Dự báo cốt lõi của phương pháp tiền tệ xác định tỷ giá hối đoái ............. 21 Bảng 4.1: Các biến trong mô hình ............................................................................ 32 Bảng 5.1: Biên độ giao dịch tỷ giá từ năm 1999 đến năm 2013 ............................... 35 Bảng 6.1: Kiểm định tính dừng của số liệu (sai phân bậc 1) .................................... 48 Bảng 6.2: Kiểm định độ trễ tối ưu của mô hình theo 5 tiêu chuẩn ........................... 49 Bảng 6.3: Vector đồng liên kết được chuẩn hóa ....................................................... 49 Bảng 6.4: Kết quả mô hình VECM ........................................................................... 50 Bảng 6.5: Kết quả kiểm định phần dư mô hình VECM ............................................ 54 Bảng 6.6: Kết quả mô hình SVAR ............................................................................ 54 Bảng 6.7: Kết quả kiểm định phần dư mô hình SVAR............................................. 57
  8. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1: Tác động của cung tiền đến tỷ giá hối đoái danh nghĩa ............................ 20 Hình 5.1. Tỷ giá danh nghĩa VN S và lạm phát ở Việt Nam 1999 – 2013 ...... 36 Hình 5.2: Biến động tỷ giá năm 2008 – 2009 ........................................................... 38 Hình 5.3: Tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do theo ngày VND/USD giai đoạn 2009 – 2011 ...................................................................................................... 41 Hình 5.4: Diễn biến tỷ giá VN S năm 2012 ..................................................... 45 Hình 5.5: Diễn biến tỷ giá VN S năm 2013 ..................................................... 47
  9. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài: Xác định tỷ giá vẫn là một vấn đề quan trọng đối với cả các nhà kinh tế cũng như các nhà phân tích chính sách. Là một biến về giá quan trọng trong nền kinh tế, tỷ giá hối đoái thực hiện vai trò của một cái neo danh nghĩa cho giá cả trong nước và duy trì khả năng cạnh tranh quốc tế. Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế và sự phát triển trong và sau thời kỳ Bretton – Woods. Trong ba thập kỷ qua, một số giai đoạn ấn tượng đã khẳng định tầm quan trọng của động thái tỷ giá hối đoái trong việc duy trì sự ổn định của nền kinh tế trong bối cảnh thương mại toàn cầu và tự do hóa tài chính: sự mất giá của đồng Mỹ Latinh trong thập niên 80, các cuộc khủng hoảng tỷ giá hối đoái ở Anh và Tây Ban Nha trong những năm 90, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1994 tại Mexico, sự sụp đổ của chuẩn tiền tệ (currency board) ở Argentina, và sự luân phiên tăng giá – giảm giá của đồng đô la Mỹ so với đồng Euro trong thời gian qua. Nghiên cứu thực nghiệm về kinh tế tỷ giá hối đoái đã được phát triển theo cấp số nhân trong thời gian qua. Xu hướng này có thể là do mối quan tâm to lớn về sự sụp đổ của hệ thống Bretton – Woods, và sự cần thiết để xác định tác động của tỷ giá hối đoái đối với hoạt động kinh tế của các quốc gia trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Từ quan điểm thực nghiệm trên, hành vi của tỷ giá hối đoái linh hoạt và sự biến động khó lường của nó là một động lực mạnh mẽ cho các học giả đưa ra những câu hỏi về việc xác định thực nghiệm của tỷ giá hối đoái hiện nay và trong tương lai. Trên thực tế, các nhà kinh tế học đã đưa ra nhiều mô hình cũng như công cụ để các nhà điều hành chính sách tính toán, dự báo tỷ giá hối đoái và đưa ra những quyết sách phù hợp với tình hình của từng quốc gia. Tuy nhiên, liệu có thật sự có khả năng dự đoán tỷ giá hối đoái hay không và trong số rất nhiều mô hình như vậy,
  10. 2 thì mô hình dự đoán tỷ giá hối đoái nào thật sự có hiệu quả ở các nền kinh tế mới nổi? Tầm quan trọng của các nền kinh tế mới nổi đang ngày càng tăng đối với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, các nước này lại không nhận được sự quan tâm to lớn như các nền kinh tế công nghiệp hóa. Và bài nghiên cứu này góp phần vào việc nghiên cứu ở Việt Nam – một trong những nền kinh tế mới nổi – về các vấn đề khá cấp thiết trong cơ chế xác định tỷ giá hối đoái giúp đưa ra những chính sách điều hành hợp lý. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu của bài nghiên cứu này là để kiểm tra tính hợp lệ của mô hình tiền tệ xác định tỷ giá hối đoái danh nghĩa VND/USD ở Việt Nam trong giai đoạn 1999 – 2013. Đồng thời, bài nghiên cứu không chỉ tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm đáng tin cậy hỗ trợ hiệu lực trong ngắn hạn mà còn trong dài hạn của phương pháp MAER cho tỷ giá hối đoái danh nghĩa VND/USD. 1.3. Vấn đề nghiên cứu: Những vấn đề mà bài nghiên cứu tìm cách trả lời bao gồm: (1) Mô hình tiền tệ giải thích sự biến động của tỷ giá hối đoái danh nghĩa như thế nào? (2) Có tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa tỷ giá và các yếu tố tiền tệ cơ bản ở Việt Nam? (3) Có sự phù hợp về mặt lý thuyết của các hệ số ước lượng hay không? 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Bài nghiên cứu dựa trên ý tưởng của bài nghiên cứu của Eduardo Loría, Armando Sánchez, Uberto Salgado, (2010) “New evidence on the monetary approach of exchange rate determination in Mexico 1994–2007: A cointegrated SVAR model”.
  11. 3 Bằng cách sử dụng phương pháp SVAR đồng liên kết, trong điều kiện các biến không dừng, tác giả tìm kiếm bằng chứng về tính hợp lệ của phương pháp tiền tệ xác định tỷ giá hối đoái danh nghĩa trong giai đoạn quý 1/1999 đến quý 2/2013. Mô hình SVAR đồng liên kết là một kỹ thuật thích hợp trong bối cảnh này, vì nó cho phép thực hiện ước lượng các mối tương quan tức thời (hồi qui rất ngắn hạn) giữa tỷ giá và các yếu tố tiền tệ cơ bản khi thực hiện ước tính phương trình tỷ giá dài hạn hiện hữu trong quy trình ước lượng. 1.5. Nội dung nghiên cứu: Bài nghiên cứu gồm có 7 chương. Trong chương một, tác giả sẽ trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, phương pháp và nội dung nghiên cứu. Chương hai tóm tắt một số kết quả thực nghiệm gần đây về tính hợp lệ của phương pháp MAER đối với một số quốc gia. Chương ba trình bày các nguyên tắc cơ bản của MAER. Chương bốn mô tả ngắn gọn phương pháp SVAR được sử dụng để ước tính phản ứng của tỷ giá VND/USD với những cú sốc trong các yếu tố cơ bản và mô hình thực nghiệm ước lượng cho Việt Nam. Chương năm phân tích sự vận động của tỷ giá hối đoái danh nghĩa VND/USD qua các giai đoạn khác nhau. Sau đó, tác giả báo cáo kết quả thực nghiệm chính. Cuối cùng là thảo luận ngắn về kết quả thực nghiệm và một số gợi ý chính sách. 1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Qua bài nghiên cứu “Phương pháp tiền tệ xác định tỷ giá hối đoái VND/USD giai đoạn 1999 – 2013”, tác giả hy vọng có thể đóng góp một mô hình hữu ích trong việc dự đoán tỷ giá hối đoái để xác định mức tỷ giá hối đoái cân bằng trong ngắn hạn và dài hạn cho đồng Việt Nam.
  12. 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1. Các nghiên cứu trước đây về khả năng dự đoán tỷ giá hối đoái: Vào đầu những năm 1970, các nền kinh tế công nghiệp hóa lớn thông qua chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi và từ bỏ hệ thống Bretton – Woods, thì các mô hình về tỷ giá hối đoái trở nên phổ biến. Các nghiên cứu thực nghiệm của Bilson (1978), Hodrick (1978) đã tìm thấy các bằng chứng hỗ trợ cho các mô hình tỷ giá hối đoái: hệ số đáng kể với các dấu hiệu dự kiến, mô hình tốt trong mẫu phù hợp và kết quả khả quan trong các kiểm tra khả năng dự doán. Một loạt các nghiên cứu sau đó vào những năm 1990, như Mark (1995) đã sử dụng kỹ thuật sáng tạo Bootstrapping và dữ liệu tỷ giá hối đoái từ 1973 đến 1991 cho Canada, Ðức, Nhật Bản và Thụy Sĩ so với đồng USD đã tìm thấy bằng chứng hỗ trợ cho việc dự báo các mô hình tiền tệ tại khoảng thời gian từ quý 12 đến quý 14 đối với một số quốc gia và tuyên bố đảo ngược kết quả không có khả năng dự báo. Tuy nhiên, kết quả này đã bị chỉ trích từ Kilian (1999), ông đã chứng minh kết quả của Mark không được mạnh mẽ để thay đổi mẫu và cho rằng chúng phụ thuộc quá nhiều vào quá trình tạo ra dữ liệu giả định. Hơn nữa, các học giả khác cũng đã chỉ trích Mark (1995) đã ngầm giả định rằng tỷ giá hối đoái và các yếu tố tiền tệ cơ bản là đồng liên kết. Như trong bài nghiên cứu của Berkowitz và Giorgianni (2001) đã đưa ra kết luận chỉ trích bài nghiên cứu của Mark (1995) rằng bằng việc áp đặt mối quan hệ đồng liên kết giữa tỷ giá giao ngay và các yếu tố tiền tệ cơ bản đã được nghĩ ra từ trước và thu được các giá trị thực nghiệm quan trọng dưới giả định này, đây là một sự giải thích về bằng chứng của mối quan hệ thống kê giữa các yếu tố cơ bản và tỷ giá hối đoái sai lệch về ý nghĩa. Và ông cũng đã so sánh dự báo ngoài mẫu cho 4 tỷ giá hối đoái so với đồng USD được lấy từ hồi quy ở khoảng thời gian dài với các giá trị then chốt này và tìm được bằng chứng yếu về khả năng dự báo chủ yếu ở khoảng thời gian ngắn. Ðến những năm 2000, thì các bài nghiên cứu có những kết quả không thể kết luận. Sarno và Taylor (2002) tuyên bố rằng các kết quả thực nghiệm có xu hướng
  13. 5 rất yếu trong ý nghĩa rằng chúng khó có thể nhân rộng trong các mẫu hoặc các quốc gia khác nhau. Bài nghiên cứu của Cheung và cộng sự (2005) đã thử nghiệm dự báo tỷ giá của các đồng tiền dựa trên USD bao gồm đồng đô la Canada, Bảng Anh, Deutschemark, đồng Yên Nhật và đồng Franc Thụy Sĩ bằng cách sử dụng một phạm vi rộng lớn hơn của các mô hình hơn so với những người sử dụng trong những năm 1980 và 1990. Và đã đưa ra kết luận rằng mô hình/ đặc điểm kỹ thuật/ tiền tệ kết hợp với nhau làm việc tốt trong một giai đoạn nhưng không nhất thiết phải làm việc tốt trong giai đoạn khác. Vào nửa sau những năm 2000, thật đáng ngạc nhiên khi có một số lượng lớn các nghiên cứu tuyên bố cung cấp bằng chứng về khả năng dự doán tỷ giá hối đoái ngoài mẫu. Trong đó có bài nghiên cứu của Engel, Mark và West (2008), nhấn mạnh tầm quan trọng của các quy tắc chính sách tiền tệ, sử dụng các mô hình tỷ giá hối đoái được xác dịnh bởi giá trị hiện tại được kỳ vọng của các yếu tố cơ bản, khoảng cách dữ liệu lâu hơn và dữ liệu bảng tạo hy vọng nhiều hơn cho sự tồn tại của khả năng dự báo tỷ giá hối đoái. Hầu hết các bài nghiên cứu này tập trung vào hai phương pháp tiếp cận thay thế. Một số nhà nghiên cứu sử dụng tập hợp dữ liệu bảng lớn hơn từ một tập hợp các quốc gia tương tự. Sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị và phép tích phân trên dữ liệu bảng, các nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về khả năng dự báo của mô hình tiền tệ, đặc biệt là với khoảng thời gian dài hơn. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đã sử dụng các mô hình tiền tệ cũ của những năm 1970 và 1980 (ví dụ như nghiên cứu của Mark và Sul, 2001; Rapach và Wohar, 2004; Groen, 2005). Một hướng nghiên cứu khác là sử dụng các mô hình sáng tạo và thực tế hơn vẫn tập trung vào dự báo xuyên quốc gia nhưng giả định rằng một chính sách tiền tệ nội sinh tồn tại trong tỷ giá hối đoái mô hình Taylor. Các nghiên cứu gần đây theo hướng này bao gồm Engel và các cộng sự (2008); Engel và West (2005, 2006); Mark (2009) đối với các nước công nghiệp phát triển, cũng như Moura và Carvalho (2010); Moura và Galimbertia (2012); cho các nền kinh tế đang phát triển.
  14. 6 Mặc dù số lượng lớn các nghiên cứu tuyên bố đã tìm thấy bằng chứng về khả năng dự báo tỷ giá hối đoái, nhưng tranh cãi về vấn đề này không bao giờ dừng. Ince (2010) trả lời một số lời chỉ trích bằng cách xây dựng một dữ liệu thời gian thực hàng quý cho chín nền kinh tế của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), thử nghiệm ngang giá sức mua và mô hình Taylor bằng cách sử dụng mô hình xuyên quốc gia và mô hình ECM trên dữ liệu bảng. Tác giả cũng phân biệt giữa các phiên bản bootstrapped trong nghiên cứu của Diebold và Mariano (1995) mà kiểm tra độ chính xác của dự báo so với bước đi ngẫu nhiên, và nghiên cứu của Clark và West (2006, 2007) được đánh giá cao cho khả năng dự báo của mô hình. Các kết quả cho thấy rằng những dự báo bảng hoạt động tốt hơn với khoảng thời gian dài (ví dụ, 16 quý tới). Tuy nhiên, mô hình Taylor thực hiện tốt hơn với khoảng thời gian ngắn hơn (ví dụ 1 quý). 2.2. Các nghiên cứu trước đây về mô hình tiền tệ xác định tỷ giá hối đoái: Các nghiên cứu về mô hình tiền tệ xác định tỷ giá hối đoái đã phát triển theo cấp số nhân sau thời kỳ thả nổi tỷ giá hậu Bretton – Woods. Sự quan tâm của các nhà nghiên cứu đã xác định một tập hợp đáng tin cậy các biến kinh tế cơ bản ảnh hưởng đến hành vi của tỷ giá hối đoái trong bối cảnh gia tăng sự biến động và không thể kiểm soát của tỷ giá hối đoái. Nhiều nghiên cứu đã thực hiện ước tính các phiên bản khác nhau của mô hình tiền tệ. Một phần của các nghiên cứu tìm thấy có rất ít bằng chứng ủng hộ mô hình tiền tệ xác định tỷ giá (ví dụ nghiên cứu của Frankel, 1982; Meese, 1986; McNown and Wallace, 1989; Sarantis, 1994; Cusham, 2000). Frankel (1982) trong bài nghiên cứu “The Mystery of the Multiplying Marks: A Modification of the Monetary Model” đã đề xuất sửa đổi mô hình tiền tệ. Ông thêm tài sản tài chính thực – cổ phiếu (cùng với thu nhập), như là một biến giao dịch trong hàm cầu tiền, vào cả hai phiên bản mô hình tiền tệ theo giá linh hoạt và giá cứng nhắc. Hơn nữa, tác giả đặt chênh lệch giữa lãi suất trong nước và nước ngoài bằng chênh lệch giữa mức lạm phát kỳ vọng. Lạm phát kỳ vọng theo Frankel
  15. 7 xấp xỉ với thay đổi logarit của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong 12 tháng trước đó. Ông thử nghiệm cả hai mô hình giá linh hoạt và giá cứng nhắc cho tỷ giá đồng Mark Đức/USD giai đoạn 1974 – 1980. Kết quả ủng hộ giả thuyết rằng tài sản tài chính thực cần được đưa vào mô hình trong khi thu nhập thực nên được loại trừ. Thử nghiệm của ông cung cấp một số hỗ trợ cho mô hình giá cứng nhắc. Tác giả tuyên bố rằng trong khi mô hình tiền tệ với tài sản tài chính thực rất phù hợp thì mô hình không có tài sản lại thất bại trong trường hợp này. Meese và Rogoff (1983) phát hiện ra rằng các hiệu quả dự báo ngoài mẫu của các mô hình không tốt hơn mô hình bước đi ngẫu nhiên đơn giản trong ngắn hạn. Sarantis (1994) áp dụng khuôn khổ đồng liên kết Johansen để điều tra ba biến thể của phương pháp tiền tệ xác định tỷ giá hối đoái trong dài hạn và không tìm thấy bằng chứng thống kê hỗ trợ mối quan hệ cân bằng trong dài hạn phù hợp với mô hình tiền tệ giá linh hoạt. Cusham (2000) trong nghiên cứu “The failure of the monetary exchange rate model for the Canadian” đã thực hiện kiểm tra tính hợp lệ của mô hình tiền tệ trong dài hạn đối với tỷ giá đồng đô la Canada/USD thông qua việc sử dụng kỹ thuật kiểm định đồng liên kết Johansen (1991), Johansen và Juselius (1990), ảnh hưởng của biến giả và độ trễ theo suy luận thống kê được xem xét trên bộ dữ liệu dài nhất. Tác giả tìm thấy mối quan hệ đồng liên kết cho mô hình tiền tệ sử dụng tỷ giá đồng đô la Mỹ/Canada nhưng các hệ số đồng liên kết được ước tính không phù hợp với những dự đoán của mô hình tiền tệ, ông kết luận rằng các dữ liệu không hỗ trợ cho mô hình tiền tệ. Smith và Wickens (1986) trong nghiên cứu “An Empirical Investigation into the Causes of Failure of the Monetary Model of the Exchange Rate” đã thực hiện phân tích nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của mô hình tiền tệ và thử nghiệm giả thuyết bước đi ngẫu nhiên cho tỷ giá hối đoái. Trong các thử nghiệm, họ sử dụng tỷ giá song phương đồng bảng Anh/USD và tỷ giá đồng Mark Đức/USD giai đoạn Q3/1973 – Q3/1982. Kết quả cho thấy sự thất bại của giả định PPP và sai lệch của hàm cầu tiền là nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của mô hình tiền tệ. Nếu các
  16. 8 nguồn sai số được đưa vào mô hình, nó sẽ cải thiện đáng kể khả năng giải thích của mô hình tiền tệ. Ngược lại, có nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã thực hiện phân tích và tìm thấy bằng chứng hỗ trợ cho tính hợp lệ của mô hình tiền tệ xác định tỷ giá hối đoái trong một loạt các đồng tiền quốc tế. MacDonald và Taylor (1994) trong nghiên cứu “The Monetary Model of the Exchange Rate: Long-run Relationships, Short-run Dynamics and How to Beat a Random Walk” cho thấy “ít nhất một trong các mô hình xác định tỷ giá hối đoái chính – mô hình tiền tệ – không thể hiện kết quả xấu nếu được xử lý một cách tốt hơn” (MacDonald, Taylor, 1994, trang 276). Các tác giả xem xét lại mô hình tiền tệ giá linh hoạt cho tỷ giá đồng bảng Anh/USD giai đoạn T1/1976 – T12/1990. Tất cả các chuỗi dữ liệu được tìm thấy có mối quan hệ đồng liên kết. Thử nghiệm đồng liên kết Johansen cho thấy có ba vectơ đồng liên kết. Điều này cho phép tác giả ước tính một mô hình hiệu chỉnh sai số. Kết quả đạt được cho thấy mô hình hiệu chỉnh sai số thực hiện tốt hơn so với dự báo của mô hình bước đi ngẫu nhiên cũng như mô hình tiền tệ cơ bản. MacDonald và Taylor cho rằng tính chất của mô hình tiền tệ có thể được cải thiện đáng kể nếu mô hình tiền tệ được coi là điều kiện cân bằng dài hạn, cho phép động lực ngắn hạn trong đó. Họ kết luận “mô hình tiền tệ xác định tỷ giá hối đoái, nếu được giải thích một cách cẩn thận và với việc cho phép thực hiện những thay đổi năng động phức tạp trong ngắn hạn, thì vẫn còn có thể được áp dụng một cách hữu ích và đảm bảo tiếp tục nghiên cứu” (MacDonald, Taylor, 1994, trang 288). Diamandis, Georgoutsos, và Kouretas (1996) trong nghiên cứu “Cointegration Tests of the Monetary Exchange Rate Model: the Canadian – U.S. Dollar, 1970 – 1994” đã kiểm tra tính hợp lệ của mô hình tiền tệ giá linh hoạt. Họ xem xét tỷ giá hối đoái đô la Canada/USD giai đoạn 1970 – 1994. Mô hình được thử nghiệm mối quan hệ đồng liên kết và sự ổn định tham số, kiểm định ADF được sử dụng để xác định thứ tự liên kết của các biến. Do thử nghiệm ADF đòi hỏi việc lựa chọn độ trễ để khắc phục tự tương quan, tác giả thực hiện kiểm định Lagrange Multiplier (LM),
  17. 9 giúp chọn độ trễ mà không có sự tương quan chuỗi được tìm thấy trong số dư của hồi quy. Tất cả các biến được tìm thấy là liên kết bậc 1 (tức là I(1)). Kiểm định maximum – likelihood Johansen xác định được một vector đồng liên kết, có chứa tất cả các biến của mô hình tiền tệ. Điều này có nghĩa là có một mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá đồng đô la Canada/USD theo mô tả bởi mô hình tiền tệ. Tất cả các hệ số, ngoại trừ biến sản lượng Mỹ, được dự đoán theo những dấu hiệu của mô hình tiền tệ giá cứng nhắc và có ý nghĩa thống kê. Tác giả kết luận, “các hình thức của mô hình tiền tệ, nếu được giải thích một cách cẩn thận, vẫn có thể được áp dụng một cách hữu ích” (Diamandis, Georgoutsos, và Kouretas, 1996, trang 95). Rudgalvis (1996) trong nghiên cứu “Establishing a New Currency and Exchange Rate Determination: the Case of Lithuania” đã kiểm tra mô hình tiền tệ giá linh hoạt, mô hình cân bằng danh mục đầu tư và mô hình tiền tệ thay thế (currency substitution model). Mô hình tiền tệ thay thế mà ông áp dụng cũng chính là mô hình tiền tệ giá linh hoạt, trong đó kết hợp số lượng ngoại tệ được nắm giữ so với tổng số tiền nắm giữ của người dân trong nước (bao gồm thuật ngữ này vào cầu tiền trong nước). Mô hình được thử nghiệm cho tỷ giá hối đoái song phương đồng Lithuania/USD, giai đoạn 1992 – 1995. Khoảng thời gian này bao gồm thời kỳ quản lý tỷ giá hối đoái thả nổi 1991 – 1994 và currency board từ năm 1994. Giai đoạn kiểm tra bao gồm thời điểm sử dụng đồng tiền mới trong năm 1993. Kết quả cho thấy mô hình tiền tệ giá linh hoạt hỗ trợ cho giai đoạn đặc trưng bởi mức độ lạm phát cao trước khi cải cách tiền tệ. Trong khi đó mô hình tiền tệ thay thế hoạt động tốt trong khoảng thời gian sau khi sử dụng đồng tiền mới. Rapach và Wohar (2001) trong nghiên cứu “Testing the Monetary Model of Exchange Rate Determination: New Evidence from a Century of Data” đã thử nghiệm mô hình tiền tệ trong dài hạn. Tác giả sử dụng mô hình tiền tệ cơ bản và giả định rằng trong trạng thái ổn định, lãi suất trong nước và nước ngoài đều bằng nhau. Như vậy, chênh lệch lãi suất bằng không và nó biến mất khỏi mô hình. Tác giả sử dụng dữ liệu hàng năm cho 14 quốc gia công nghiệp phát triển từ cuối thế kỷ XIX
  18. 10 hoặc đầu thế kỷ XX đến cuối thế kỷ XX. Tỷ giá hối đoái song phương với USD được sử dụng. Rapach và Wohar thực hiện các kiểm định nghiệm đơn vị, hơn là ước tính mối quan hệ đồng liên kết bằng cách sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu thông thường (OLS). Sau đó thực hiện kiểm định đồng liên kết. Đối với những quốc gia tìm thấy mối quan hệ đồng liên kết thì trước hết, tác giả ước tính mô hình ECM và thứ hai, so sánh dự báo về tỷ giá hối đoái của mô hình bước đi ngẫu nhiên naïve và mô hình các yếu tố tiền tệ cơ bản. Kết quả ước tính cho thấy sự hỗ trợ đáng kể cho mô hình tiền tệ cơ bản trong dài hạn ở Pháp, Ý, Hà Lan, và Tây Ban Nha; hỗ trợ ở mức vừa cho Bỉ, Phần Lan, và Bồ Đào Nha; hỗ trợ yếu cho Thụy Sĩ. Không có sự hỗ trợ của mô hình cho Úc, Canada, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển và Anh. Có bằng chứng cho thấy các yếu tố tiền tệ cơ bản dự báo tỷ giá hối đoái cho Bỉ, Ý, và Thụy Sĩ, nhưng không có bằng chứng cho Pháp, Bồ Đào Nha, và Tây Ban Nha. Kisu Simwaka (2004) trong nghiên cứu “Monetary Model of exchange rate: empirical evidence from Malawi” đã thực hiện kiểm tra mô hình tiền tệ cho tỷ giá hối đoái Malawi Kwacha/USD trong hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi hiện nay bằng cách áp dụng kiểm định nghiệm đơn vị và đồng liên kết. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu hàng quý từ năm 1996 đến năm 2001 cho tỷ giá hối đoái danh nghĩa, cung tiền, sản lượng thực và lãi suất. Một phương trình đồng liên kết duy nhất được xác định có hệ số phù hợp với các hạn chế theo đề xuất của mô hình tiền tệ. Phương trình ngắn hạn cho thấy kết quả như sau: Thứ nhất, lãi suất trong nước có dấu -, chỉ ra rằng sự gia tăng lãi suất trong nước dẫn đến sự tăng giá của đồng Malawi Kwacha. Cung tiền trong nước có dấu +, có nghĩa là giảm cung tiền trong nước dẫn đến tăng giá đồng Malawi Kwacha. Những kết quả này đã dẫn đến các kết luận sau. Thứ nhất, thông qua việc sử dụng kỹ thuật đồng liên kết đa biến Johansen, mô hình tiền tệ không hạn chế không cung cấp một lời giải thích hợp lệ cho tỷ giá hối đoái đồng Malawi Kwacha/USD, do đó hỗ trợ cho việc giải thích mô hình là sự mô tả mối quan hệ cân bằng trong dài hạn. Thứ hai, cung tiền có thể được sử dụng như một công cụ để tác động đến tỷ giá
  19. 11 hối đoái. Đó là do việc giảm cung tiền danh nghĩa thông qua nghiệp vụ thị trường mở làm tăng tỷ lệ lãi suất trong nước, trong điều kiện cầu tiền cho trước trong ngắn hạn. Sự gia tăng lãi suất trong nước dẫn đến sự phôi thai của một dòng vốn đầu tư ngắn hạn. Điều này làm cho đồng nội tệ tăng giá. Cuối cùng, dấu chính xác và tầm quan trọng của lãi suất nước ngoài biểu thị vai trò của tự do hóa thị trường tiền tệ. Nwafor (2006) trong nghiên cứu “The naira – dollar exchange rate determination: a monetary perspective” đã thử nghiệm mô hình tiền tệ xác định tỷ giá hối đoái cho tỷ giá đồng Naira/USD, sử dụng dữ liệu hàng quý từ năm 1968 đến năm 2002. Trong đó, tác giả áp dụng kiểm định nghiệm đơn vị ADF và phương pháp đồng liên kết Johansen – Juselius. Kết quả cho thấy có ít nhất một vector đồng liên kết thể hiện mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá đồng Naira/USD với các yếu tố cơ bản của mô hình tiền tệ theo giá linh hoạt. Chin và cộng sự (2007) trong nghiên cứu “The monetary approach to exchange rate determination for Malaysia” đã sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên kiểm định Johansen đồng liên kết để kiểm tra tính hợp lệ của mô hình tiền tệ trong dài hạn cho Philippines và kết luận rằng biến thể của mô hình tiền tệ được hỗ trợ bởi dữ liệu của quốc gia này. Dara Long and Sovannroeun Samreth (2008) trong nghiên cứu “The Monetary Model of Exchange Rate: Evidence from the Philippines Using ARDL Approach” xem xét lại tính hợp lệ của mô hình tiền tệ xác định tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn và dài hạn đối với Philippines bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận mới được gọi là Autoregressive Distributed Lag (ARDL) để xác định mối quan hệ đồng liên kết, sử dụng dữ liệu hàng quý từ Q1/1981 đến Q3/2006 và thu được một số kết quả đáng kể. Trước tiên, có mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn mạnh mẽ giữa các biến trong mô hình tiền tệ xác định tỷ giá hối đoái. Thứ hai, sự ổn định của các thông số ước tính được xác nhận bởi thử nghiệm sự ổn định CUSUM và CUSUMSQ. Cuối cùng, các hạn chế tiền tệ phổ biến cũng được thử nghiệm trong nghiên cứu này. Các thử nghiệm cho thấy rằng mặc dù sự ổn định lâu dài được xác định cho mô hình tiền tệ xác định tỷ giá, điều kiện PPP không được duy trì trong trường hợp của
  20. 12 Philippines. Hơn nữa, do các kiểm định còn lại cũng bị từ chối, nên các biến số như cung tiền, thu nhập và lãi suất là những yếu tố quan trọng để xác định tỷ giá hối đoái trong mô hình tiền tệ xác định tỷ giá hối đoái, trong khi đó thu nhập và lãi suất trong và ngoài nước không có tác dụng khi ước tính mô hình tỷ giá hối đoái. Liew và cộng sự (2009) trong nghiên cứu “Monetary Model of Exchange Rate for Thailand: Long-run Relationship and Monetary Restrictions” xem xét mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá hối đoái và các yếu tố của nó dựa trên mô hình tiền tệ giá linh hoạt, sử dụng phương pháp đồng liên kết đa biến (Johansen 1988, 1989 và Johansen – Juselius, 1990). Các kết quả thực nghiệm cung cấp bằng chứng ủng mô hình tiền tệ đối với tỷ giá cho một nền kinh tế mới nổi, nhỏ và mở cửa Thái Lan. Ngoài ra, tính hợp lệ của các giả định cơ bản của mô hình tiền tệ xác định tỷ giá hối đoái được xác lập. Những phát hiện trên cho thấy rằng có thể đầu tư vào tỷ giá có hiệu quả bằng cách giám sát và dự báo sự chuyển động tỷ giá hối đoái thông qua cung tiền, thu nhập, và lãi suất của Thái Lan và Nhật Bản. Bên cạnh đó, phải theo dõi sự phát triển kinh tế của các đối tác thương mại lớn của Thái Lan, Nhật Bản, để nắm bắt được sự chuyển động của tỷ giá hối đoái cho Thái Lan. Hơn nữa, những phát hiện tác giả cung cấp thêm những hiểu biết mới cùng với những nghiên cứu trước đây ghi nhận sự ảnh hưởng quan trọng của Mỹ trong các nền kinh tế mới nổi châu Á. Shylajan và cộng sự (2011) trong nghiên cứu “Rupee – dollar exchange rate and macroeconomic fundamentals: an empirical analysis using flexible – price monetary model” thực hiện điều tra thực nghiệm mối liên hệ giữa tỷ giá hối đoái đồng rupee Ấn Độ/ USD và một tập hợp các nguyên tắc kinh tế vĩ mô cơ bản thông qua việc sử dụng mô hình tiền tệ giá linh hoạt, giai đoạn 1996 – 2010 sử dụng dữ liệu hàng tháng về tỷ giá, cung tiền, chỉ số sản xuất công nghiệp và lãi suất. Tác giả thực hiện kiểm định đồng liên kết Johanson-Juselius và mô hình VECM. Kết quả đồng liên kết cho thấy sự tồn tại của mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá hối đoái và các biến kinh tế vĩ mô, trong khi các kết quả VECM không thể tìm ra bất kỳ mối quan hệ ngắn hạn thông thường giữa các biến mặc dù khoản mục hiệu chỉnh sai số có ý
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2