intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

18
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tiêu chuẩn Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN VĂN MINH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO TIÊU CHUẨN BASEL II TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN VĂN MINH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO TIÊU CHUẨN BASEL II TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Hướng ứng dụng) Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUỐC ANH Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Trần Văn Minh
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TÓM TẮT ABSTRACT CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ..................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................2 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................2 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................3 1.4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3 1.4.1. Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................3 1.4.2. Phân tích dữ liệu nghiên cứu ........................................................................3 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...........................................................4 1.5.1. Ý nghĩa khoa học ...........................................................................................4 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn ...........................................................................................4 1.6. Kết cấu của đề tài ..................................................................................................4 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .....................................................................................................5 CHƢƠNG 2: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................................6 2.1. Giới thiệu tổng quan về ngân hàng .....................................................................6 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ...............................................................6 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng ..........................................................................................................................7 2.2. Những dấu hiệu cảnh báo ................................................................................. 12 2.3. Biểu hiện vấn đề................................................................................................. 13 2.4. Xác định vấn đề.................................................................................................. 13 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................................................................................. 14 CHƢƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 15
  5. 3.1. Tổng quan về tiêu chuẩn Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại ........................................................................................................... 15 3.1.1. Khái niệm .................................................................................................... 15 3.1.2. Mục đích của quản trị rủi ro tín dụng....................................................... 15 3.1.3. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng ............................................................. 15 3.1.4. Các phương pháp quản trị rủi ro tín dụng................................................ 20 3.1.5. Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng .......................................................... 22 3.2. Tiêu chuẩn Basel II và quản trị rủi ro ngân hàng........................................... 23 3.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây............................................ 26 3.3.1. Nghiên cứu quốc tế về rủi ro tín dụng ngân hàng .................................. 26 3.3.2. Nghiên cứu trong nước về rủi ro tín dụng ngân hàng ............................ 28 3.3.3. Hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ngân hàng .......... 29 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................................................. 33 CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG ..................................................... 34 4.1. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng theo Basel II ...................................................................................................... 34 4.1.1. Thực trạng quá trình thực hiện tuân thủ tiêu chuẩn Basel II tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng ..................................................................... 34 4.1.2. Tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng........ 36 4.1.3. Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng ....................................................................................................................... 38 4.1.4. Phân tích thực trạng nội dung công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng theo tiêu chuẩn Basel II ........................... 41 4.2. Đánh giá về công tác quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng .............................................................. 56 4.2.1. Những kết quả đạt được ............................................................................. 56 4.2.2. Những tồn tại và hạn chế ........................................................................... 59 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 .................................................................................................. 62 CHƢƠNG 5: KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TIÊU CHUẨN BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG ................................................................. 64 5.1. Định hướng phát triển của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng theo tiêu chuẩn Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng...................................................... 64 5.1.1. Mục tiêu và định hướng quản trị rủi ro ngân hàng ................................. 64 5.2. Đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng ...................................... 64 5.2.1. Hoàn thiện quy trình tín dụng chuẩn ........................................................ 65 5.2.2. Tăng cường công nghệ thông tin trong quản trị rủi ro tín dụng ........... 66 5.2.3. Giải pháp xử lý nợ ...................................................................................... 66
  6. 5.2.4. Nâng cấp hệ thố ng thông tin đánh giá khách hàng................................. 67 5.2.6. Đa dạng hoá danh mục đầu tư................................................................... 69 5.2.7. Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tín dụng..................................... 70 5.2.8. Hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng................................................ 72 5.2.9. Quản trị nguồn nhân lực hiệu quả ............................................................ 72 5.2.10. Kiểm tra, kiểm soát nội bộ ........................................................................ 73 5.3. Kiến nghị với chính phủ và Ngân hàng nhà nước ......................................... 74 5.4. Kết luận ............................................................................................................... 76 KẾT LUẬN......................................................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT GIẢI NGHĨA BCTC Báo cáo tài chính BCTN Báo cáo thường niên BĐH Ban điều hành CAR Hệ số an toàn vốn ( Capital Adequacy Ratio) CNTT Công nghệ thông tin DPRR Dự phòng rủi ro Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh FE CREDIT Vượng HĐQT Hội đồng quản trị Quy trình đánh giá tính đầy đủ vốn nội bộ (Internal Capital ICAAP Adequacy Assessment Process) KTKSNB Kiểm tra, kiểm soát nội bộ KToNB Kiểm toán nội bộ NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương QTRRTD Quản trị rủi ro tín dụng RRTD Rủi ro tín dụng RWA Tài sản có trọng số rủi ro SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ TSBĐ Tài sản bảo đảm VCSH Vốn chủ sở hữu VPBank Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng XHTD Xếp hạng tín dụng XHTDNB Xếp hạng tín dụng nội bộ
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của VPBank giai đoạn 2015-2018 .................................8 Bảng 2.2 Tình hình tài sản nguồn vốn của VPBank giai đoạn 2015-2018 ..................9 Bảng 3.1 So sánh Basel I và Basel II ............................................................................. 25 Bảng 4.1 Tình hình cho vay khách hàng của VPBank giai đoạn 2015-2018 ........... 39 Bảng 4.2 Trích lập dự phòng rủi ro của VPBank giai đoạn 2015-2018 .................... 40 Bảng 4.3 Nợ xấu của VPBank giai đoạn 2015-2018 ................................................... 41 Bảng 4.4 Tỷ lệ trích lập dự phòng của VPBank ........................................................... 45 Bảng 4.5 Điểm xếp hạng tín dụng của VPbank ............................................................ 52 Bảng 4.6 Xếp hạng tài sản đảm bảo ............................................................................... 53 Bảng 4.7 Ma trận xếp hạng tín dụng .............................................................................. 54
  9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Kết quả kinh doanh của VPBank giai đoạn 2015-2018.............................8 Biểu đồ 2.2 Hiệu quả sinh lời của VPBank giai đoạn 2015-2018.............................. 12 Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ an toàn vốn và vốn chủ sở hữu của VPBank giai đoạn 2015-2018 ............................................................................................................................................. 37 Biểu đồ 4.2 Tình hình tín dụng của VPBank giai đoạn 2015-2018 ........................... 38 Biểu đồ 4.3 Quy trình chấm điểm tín dụng doanh nghiệp .......................................... 52 Biểu đồ 4.4 Quy trình chấm điểm tín dụng cá nhân..................................................... 53
  10. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỞ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG TÓM TẮT Toàn cầu hóa và hội nhập thị trường tài chính đã và đang trở thành một trong những quan hệ kinh tế hiện đại, các ngân hàng tại Việt Nam muốn phát triển vững mạnh bắt buộc phải xây dựng cho mình một hệ thống quản trị rủi ro (QTRR) hiệu quả để có thể trụ vững trước những biến đổi khó lường của thị trường tài chính quốc tế. Tiêu chuẩn Basel II đã trở thành bộ tiêu chuẩn phổ biến trong hoạt động QTRR của các ngân hàng trên thế giới, theo đó các ngân hàng tuân thủ các thông lệ và chuẩn mực quốc tế để chuẩn hóa, cải thiện và lành mạnh lĩnh vực ngân hàng, nâng c ao việc hội nhập thành công. Bài nghiên cứu này, tác giả là người triển khai thực tế tại một ngân hàng thương mại (VPBank) đang thí điểm áp dụng triển khai Basel II tại Việt Nam, thông qua phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh để làm rõ sự cần thiết, những khó khăn, thách thức trong lộ trình áp dụng Basel II, qua đó nêu một số giải pháp và đề xuất kiến nghị trong việc xây dựng hệ thống QTRR, áp dụng thành công Basel II hướng tới sự phát triển bền vững, lành mạnh, an toàn của hệ thống ngân hàng Việt Nam trước thềm hợp tác quốc tế. Từ khóa: Basel II, quản trị rủi ro, ngân hàng thƣơng mại
  11. CREDIT RISK MANAGEMENT IN TERMS OF BASEL II AT VIETNAM PROSPERITY JOINT-STOCK COMMERCIAL BANK ABSTRACT Globalization and international financial integration have become one of the most significant tendencies in the modern economic relationship. To keep up with the trend of development, commercial banks in Vietnam must construct e ffective risk management systems to deal with unpredictable fluctuations in the international financial market. Basel II has become an international banking standard for ris k management. It contains a set of risk and capital management requirements to help a bank to improve its lending, investment and trading activities, as well as to increase the successfulness of international integration. In this research, we investigate the difficulties and challenges of the roadmap for the application of the Basel II throughout analyzing its deployment at the Vietnam Prosperity Joint -Stock Commercial Bank (VP Bank). We propose some solutions and recommendations on the establishment of risk management system and the implementation of the Basel II to construct the effective and sustainable development of Commercial banks in Vietnam. Keyword: Basel II, risk management, commercial bank.
  12. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động tín dụng là một hoạt động quan trọng mang lại thu nhập chủ yếu cho NHTM. Tuy nhiên, hoạt động này cũng hàm chứa nhiều rủi ro, do đó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hiện nay chất lượng tín dụng trong hệ thống NHTM Việt Nam đang ở mức thấp, điều này thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng cao trong đó có nguyên nhân xuất phát từ chất lượng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM. Trước yêu cầu bảo đảm an toàn trong kinh doanh của hệ thống NHTM, vấn đề nhận diện được rủi ro tín dụng cũng như tăng cường quản lý RRTD trở nên hết sức cần thiết. Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế tất yếu và đang diễn ra ngày càng sâu rộng cả về nội dung và quy mô trên nhiều lĩnh vực. Ngành Ngân hàng cũng không nằm ngoài xu thế đó. Để hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam tham gia tốt hơn vào quá trình quốc tế hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh trong tiến trình hội nhập, lành mạnh hóa tài chính theo chuẩn mực quốc tế, các ngân hàng thương mại cần phải tuân thủ một số điều ước quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. Tiêu chuẩn Basel II đã mang lại những giá trị thiết thực không chỉ cho chính Ngân hàng, mà khách hàng và cổ đông cũng nhận được nhiều lợi ích. Việc triển khai Basel II thành công đã giúp ngân hàng tối ưu hóa lợi nhuận bằng các chiến lược kinh doanh dựa vào mức độ rủi ro, phân bổ vốn hợp lý vào từng nhóm đối tượng khách hàng và sản phẩm, thiết lập được danh m ục đầu tư/tín dụng có mức lợi nhuận tối ưu. Thêm vào đó, khách hàng cũng sẽ yên tâm hơn khi giao dịch, bởi tài sản của khách hàng đã được bảo vệ trước các rủi ro có thể phát sinh. Hiểu được việc quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II là bước đi quan trọn g trong lộ trình hội nhập với thế giới và cũng là cách để bảo vệ ngân hàng, khách hàng tốt nhất. Nhận thức được tầm quan trọng của rủi ro tín dụng đối với hoạt động kinh doanh, thời gian qua Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng đã có những biện pháp tích cực trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập tồn tại như vẫn còn tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu và nhất là nợ xấu ngoại bảng,
  13. 2 nợ tiềm ẩn nợ xấu. Những bất cập này có nguyên nhân từ vấn đề quản lý RRTD tại ngân hàng, vì vậy đòi hỏi thời gian tới VPBank cần phải tăng cường hoạt động quản lý rủi ro tín dụng hơn nữa. VPBank là một trong 10 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước lựa chọn triển khai thí điểm Basel II từ năm 2014. Cũng kể từ năm 2014, Basel II là một trong những chương trình được ưu tiên cao nhất tại VPBank. Cụ thể, thay vì thuê đơn vị tư vấn bên ngoài triển khai Basel II, VPBank đã tự xây dựng một đội ngũ với 58 nhân sự toàn thời gian để thực hiện chương trình này. Từ những nội dung cấp thiết ấy, tác giả đã chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng” làm đề tài luận văn cao học của mình. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tiêu chuẩn Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng. Mục tiêu cụ thể Phân tích đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Phân tích đánh giá các nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng theo tiêu chuẩn Basel II. Đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng hướng tới Basel II 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu Tại sao các NHTM nên quản trị RRTD theo Basel II. Để triển khai quản trị RRTD theo Basel II các NHTM phải đáp ứng điều kiện gì? Thực trạng quản trị RRTD tại VPBank hiện nay như thế nào? Mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn Basel II về quản trị RRTD tại VPBank? Lộ trình triển khai Basel II tại VPBank như thế nào? Mỗi giai đoạn cần xử lý những vấn đề gì, cần ưu tiên triển khai đáp ứng tiêu chuẩn nào trước để có thể tiết
  14. 3 kiệm nguồn lực, tránh tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh và phù hợp thực tiễn tại VPBank? 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Thực trạng rủi ro tín dụng và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam Thịnh Vượng. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu các dữ liệu về hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank từ năm 2015 đến 2018, đề xuất giải pháp đến 2020. 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 1.4.1. Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu là các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính được VPBank công bố trong các báo cáo tài chính (BCTC), báo cáo thường niên (BCTN) được kiểm toán công bố công khai trên cổng thông tin điển tử của VPBank (mục quản hệ với cổ đông), Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBNCKNN) và Vietstock.vn. Dữ liệu được trích xuất cho giai đoạn 2015-2018 theo năm. 1.4.2. Phân tích dữ liệu nghiên cứu Trong nghiên cứu này với dữ liệu hạn chế trong quy mô nội tại ngân hàng, khó khăn để xây dựng dữ liệu chuỗi thời gian hay dữ liệu bảng đủ lớn để xây dựng mô hình hồi quy nghiên cứu. Do đó, phương pháp thống kê phân tích tổng hợp, so sánh, thống kê mô tả được sử dụng để trích xuất các kết quả nghiên cứu có ý nghĩa.  Phương pháp thống kê Phương pháp thống kê được sử dụng phổ biến trong chương 2 và chương 4. Các bảng số liệu thống kê về kết quả kinh doanh, tín dụng, nguồn vốn, chất lượng tín dụng, nợ quá hạn, nợ xấu, trích lập dự phòng RRTD, kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng qua các năm đã được thống kê nhằm cung cấp tư liệu cho việc phân tích, so sánh trong các nội dung quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng.  Phương pháp phân tích - tổng hợp
  15. 4 Phương pháp phân tích – tổng hợp được sử dụng chủ yếu được trong chương 3. Từ các thông tin được thu thập, tác giả tiến hành phân tích các nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, để từ đó tổng hợp lại nhằm đề xuất một số giải pháp nhằm phù hợp với thực tế.  Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh được sử dụng trong chương 2, chương 4 để phân tích, so sánh số liệu từ biểu đồ, bảng số liệu qua các năm của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.5.1. Ý nghĩa khoa học Khái quát được nội dung cơ bản của Basel II và vai trò của nó đối với quản trị rủi ro ngân hàng. Luận văn chỉ ra lợi ích của việc quản trị RRTD theo tiêu chuẩn Basel II tại VPBank và các điều kiện để VPBank triển khai quản trị RRTD theo tiêu chuẩn Basel II. Lược khảo các công trình nghiên cứu từ đó hệ thống được phương pháp đo lường rủi ro tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn Nhận diện được các dấu hiệu cảnh báo, biểu hiện vấn đề của hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng trong giai đoạn 2015-2018. Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng và các nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, luận văn chỉ ra mức độ đáp ứng tiêu chuẩn Basel II. Đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng hướng tới Basel II. 1.6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, danh mục sơ đồ bảng biểu, đề tài được cấu thành 5 chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu Chương 2: Xác định vấn đề nghiên cứu Chương 3: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh
  16. 5 vượng Chương 5: Khuyến nghị giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tiêu chuẩn Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Chương này đưa ra các vấn đề nghiên cứu cấp thiết liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại một ngân hàng thương mại. Từ đó đề xuất mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu cho luận văn.
  17. 6 CHƢƠNG 2: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Giới thiệu tổng quan về ngân hàng 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển VPBank được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng NNVN cấp ngày 12/8/1993. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04/9/1993 theo Giấy phép t hành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04/ 09/1993. Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Năm 2005: VPBank công bố việc thay đổi logo và hệ thống nhận diện thương hiệu với hai màu sắc chủ đạo là xanh đậm và đỏ tươi. Tháng 03/2006: VPBank chính thức lựa chọn cổ đông chiến lược là một định chế tài chính nước ngoài – Ngân hàng OCBC của Singapore. Tháng 8/2006 vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng. Tháng 7/2007 vốn điều lệ của VPBank đạt 1,500 tỷ đồng. Năm 2010: VPBank được NHNN chấp thuận đổi tên sang Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, sử dụng logo và hệ thống nhận diện thương hiệu mới. Sau gần 25 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lưới lên 219 điểm giao dịch với đội ngũ gần 24.000 cán bộ nhân viên. Tính đến hết năm 2017, vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên mức 15.706 tỷ đồng. VPBank đang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng. Năm 2017 đã khép lại hành trình 5 năm (2012-2017) của VPBank với những dấu ấn rực rỡ về quy mô và lợi nhuận, đưa VPBank trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam. Đặc biệt, năm 2017 là một cột mốc có tính lịch sử của ngân hàng khi gần 1,5 tỷ cổ phiếu chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE, thu hút sự quan tâm lớn của nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Năm 2018 là năm đầu tiên trong lộ trình triển khai chiến lược 5 năm tiếp theo của VPBank, với tầm nhìn đến năm 2022 trở thành ngân hàng thân thiện nhất với người tiêu dùng nhờ ứng dụng công nghệ và trở thành 1 trong 3 ngân h àng giá trị nhất Việt Nam.
  18. 7 VPBank đã có gần 65 dự án triển khai với hơn 26 dự án trọng điểm toàn ngân hàng mang tới các hoạt động chuyển đổi mô hình kinh doanh, mô hình vận hành theo hướng tập trung hóa, tự động hóa, số hóa, … với sự đầu tư lớn nguồn lực vào công nghệ thông tin. Điểm sang là các dự án về tối ưu hóa chi nhánh, tập trung hóa dịch vụ khách hàng, cải thiện hệ thống corebanking và số hóa các hành trình khách hàng, xây dựng thành công mô hình phê duyệt tự động và tự động hóa quy trình thu hồi nợ, … Mô hình quản trị hệ thống luôn được VPBank chú trọng tiếp tục nâng cao. Theo đó, VPBank đã chính thức đề xuất Ngân hàng Nhà nước cho áp dụng khung quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II trong năm 2019. Ngày 17/04/2019, VPBank chính thức được NHNN chấp thuận cho áp dụng Thông tư 41 quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, trở thành một trong những ngân hàng đầu tiên được áp dụng tiêu chuẩn Basel II tại Việt Nam. VPBank sẽ bắt đầu tuân thủ các quy định tại Thông tư 41 từ ngày 01/05/2019 đồng nghĩa mọi hoạt động của VPBank sẽ tuân thủ theo chuẩn mực Basel II từ đầu tháng 05/2019. 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng Chiến lược của VPBank với tầm nhìn đến năm 2022 trở thành ngân hàng thân thiện nhất với người tiêu dùng nhờ ứng dụng công nghệ và trở thành 1 trong 3 ngân hàng giá trị nhất Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ, người dân và doanh nghiệp Việt Nam đã có thêm nhiều cơ hội để gặt hái thêm thành công,. Tính đến hết năm 2018, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ của VPBank đã gia tăng đáng kể, với hơn 3 triệu khách hàng cá nhân, gần 150 nghìn hộ kinh doanh cá thể, hơn 80 nghìn doanh nghiệp và hơn 10 triệu khách hàng của Công ty Tài chính TNHH MTV VPBank (FE Credit). Bên cạnh đó, VPBank cũng đạt được những thành tích ấn tượng khi dẫn đầu thị trường về số thẻ tín dụng phát hành và doanh số chi tiêu trung bình qua thẻ trên một khách hàng. Tính đến cuối năm 2018 VPBank là ngân hàng có số thẻ tín dụng đang hoạt động lớn nhất thị trường, với hơn 400.000 thẻ của ngân hàng mẹ và hơn 1 triệu thẻ của FE Credit. Tổng chi tiêu qua thẻ thuộc nhóm lớn nhất thị trường. Sự tăng trưởng về số lượng khách hàng, kết hợp với việc chú trọng vào những phân khúc khách hàng
  19. 8 đem lại hiệu quả cao trong khi mang lại ít rủi ro hơn, đã đem lại sự tăng trưởng về kết quả kinh doanh đáng kể, cả về quy mô và hiệu quả. Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của VPBank giai đoạn 2015-2018 (Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Thu nhập lãi thuần 10,353 15,168 20,614 24,702 Chi phí hoạt động 5,692 6,621 8,895 10,634 Tổng TNTT 3,096 4,929 8,130 9,199 Tổng LNST 2,396 3,935 6,441 7,356 Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VPBank giai đoạn 2015-2018 Thu nhập lãi thuần từ chỗ 10,353 tỷ đồng (năm 2015) đã tăng lên đạt 15,168 tỷ đồng kết thúc năm 2016. Đến hết năm 2017 đạt 20,614 tỷ đồng, tăng 5,446 tỷ đồng tương đương tăng 36% so với năm 2016. Chỉ tiêu này năm 2018 đạt 24,702 tỷ đồng, cao nhất trong các ngân hàng thương mại cổ phẩn tư nhân, thu nhập của VPbank có xu hướng tăng trưởng ổn định tiếp tục củng cố vị trí của VPBank trong nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô và lợi nhuận cao hàng đầu tại thị trường Việt Nam hiện nay. Biểu đồ 2.1 Kết quả kinh doanh của VPBank giai đoạn 2015-2018 (Tỷ đồng) Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VPBank giai đoạn 2015-2018 VPBank đã có sự dịch chuyển hoạt động kinh doanh theo hướng tập trung vào các phân khúc thị trường khách hàng trọng tâm chiến lược và các khu vực thị trường chọn lọc, giảm dần hoạt động ở các lĩnh vực hoạt động kém hiệu quả. Lợi
  20. 9 nhuận trước thuế hợp nhất của VPBank năm 2016 đạt 4.929 tỷ đồng, tăng trưởng 59% so với năm 2015, cao nhất từ trước đến nay, vượt mục tiêu 54% theo phê duyệt của Đại hội đồng Cổ đông. Lợi nhuận trước thuế năm 2017 đạt 8.130 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu tăng 73%, chi phí trích lập dự phòng rủi ro ở mức 8.001 tỷ đồng, đảm bảo phản ánh đúng thực tế, chất lượng hoạt động, cũng như sự an toàn của Ngân hàng. Kết thúc năm 2018, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 9.199 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2017. Kết quả này giúp VPBank tiếp tục nằm trong nhóm các ngân hàng có lợi nhuận cao nhất thị trường. Nhờ kết quả lợi nhuận tích cực, hiệu suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROA) và hiệu suất sinh lời trên tổng vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) đều duy trì ở mức tốt, thuộc nhóm dẫn đầu trong khối ngân hàng thương mại cổ phần về các chỉ số sinh lời. Tổng tài sản của VPBank năm 2016 đạt 228.771 tỷ đồng, tăng trưởng 18% so với cuối năm 2015. Cấu trúc tài sản tiếp tục tập trung tăng trưởng bền vững với sự đóng góp đáng kể của các hoạt động cốt lõi, trong đó - cho vay khách hàng tăng trưởng mạnh nhất với mức 24%, đóng góp 62% tổng tài sản và danh mục chứng khoán cũng đóng góp 18% tổng tài sản. VPBank tiếp tục phát triển hai mảng kinh doanh trọng tâm phục vụ phân khúc Khách hàng Cá nhân (KHCN), Khách hàng Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ (SME). Mặt khác, VPBank đã nhanh chóng thiết lập mảng kinh doanh phục vụ phân khúc Tín dụng Tiểu thương. Kết quả tăng trưởng ấn tượng về quy mô của ba phân khúc này trong năm vừa qua đã khẳng định mục tiêu lựa chọn phân khúc khách hàng chiến lược của VPbank là phù hợp và khả thi. Năm 2017, khối tài sản của ngân hàng này duy trì ổn định mức tăng và tăng lên đạt 277,752 tỷ đồng. Kết thúc năm 2018, tổng tài sản của VPBank đạt 323,291 tỷ đồng, tăng trưởng 16,4% so với cuối năm 2017. Tài sản tiếp tục tăng trưởng với cấu trúc bền vững nhờ sự đóng góp đáng kể của các hoạt động kinh doanh cốt lõi, trong đó cho vay khách hàng với mức tăng trưởng 21,5% so với năm trước, đóng gó p tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản với 69%. Các phân khúc trụ cột của VPBank này tiếp tục tăng trưởng ổn định, nâng cao vị thế uy tín thương hiệu trong ngành ngân hàng và giữ vững vị trí đứng đầu tiên phong trong khối ngân hàng tư nhân Bảng 2.2 Tình hình tài sản nguồn vốn của VPBank giai đoạn 2015-2018 (Tỷ đồng)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2