intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quyết định thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ: Phân tích định tính trường hợp tại Tp.HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

15
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận văn là xây dựng khung phân tích các nhân tố tác động đến quyết định thành lập DN KH&CN của các nhà khoa học tại Tp.HCM. Xác định những nhân tố có tác động mạnh và chủ yếu đến quyết định thành lập DN KH&CN của các nhà khoa học tại Tp.HCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quyết định thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ: Phân tích định tính trường hợp tại Tp.HCM

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------------------- NGUYỄN THỊ HÀ THANH QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ: PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH TRƯỜNG HỢP TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí MINH – Năm 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------------------- NGUYỄN THỊ HÀ THANH QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ: PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH TRƯỜNG HỢP TP.HCM Chuyên ngành : Kinh Tế Phát Triển Mã số : 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS: PHẠM KHÁNH NAM Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2012
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các dữ liệu thu thập đƣợc dùng trong luận văn, gồm những số liệu thống kê, thông tin định tính và những ghi nhận ý kiến từ các đơn vị quản lý liên quan, các nhà khoa học, chủ doanh nghiệp đƣợc khảo sát đều do chính tôi thực hiện, ghi chép và sử dụng trung thực. Các số liệu, các nhận định đƣợc trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chú thích nguồn gốc rõ ràng và nghiêm túc. Các kết quả nghiên cứu đều là kết quả của sự phân tích, suy luận khách quan của chính cá nhân tôi và những nội dung này chƣa từng đƣợc công bố ở bất kì đâu. Bằng danh dự, tôi sẵn sàng chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan trên. Tác giả Nguyễn Thị Hà Thanh 0989.235.123 thanhnguyenthiha@yahoo.com.vn
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, bên cạnh những nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình và có giá trị từ các quý thầy cô; các anh chị tại các đơn vị quản lý liên quan; các nhà khoa học và một số anh, chị chủ doanh nghiệp mà tôi đã tiếp cận; cũng nhƣ sự động viên, ủng hộ về mặt tài chính và tinh thần rất quý giá của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian tôi học tập và thực hiện đề tài này. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến thầy Phạm Khánh Nam, thầy đã rất tận tình góp ý, định hƣớng nghiên cứu, giúp đỡ về mặt tài liệu cũng nhƣ hƣớng dẫn cách trình bày bài viết khoa học và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn anh Phạm Tấn Kiên đang công tác tại Sở Khoa học Công nghệ đã nhiệt tình trao đổi và chia sẻ những thông tin về tình hình phát triển của loại hình DN KH&CN. Chân thành cảm ơn các anh, chị trong ban quản lý Vƣờn Ƣơm Nông nghiệp Công nghệ Cao và ban quản lý Vƣờn Ƣơm DN KH&CN Đại học Bách Khoa đã nhiệt tình giúp đỡ về mặt thông tin và tạo điều kiện để tôi tiếp cận với những đơn vị/cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực KH&CN. Xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Quang Nam, thầy Phạm Ngọc Tuấn và một số thầy cô, nhà khoa học khác đã giành cho tôi quỹ thời gian quý báu và chia sẻ nhiều thông tin quý giá giúp làm cơ sở để hoàn thành đƣợc luận văn này. Xin chân thành cảm ơn anh Tôn Thất Hoàng Hải, chú Bùi Hữu Nghĩa và một số anh chị chủ doanh nghiệp đang có những hoạt động rất gần với hình thức DN KH&CN đã rất tâm huyết chia sẻ những góc nhìn của anh chị về vấn đề mà đề tài đang nghiên cứu. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, những ngƣời đã tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp tôi vững tâm hoàn thành tốt chƣơng trình học và luận văn này. Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô khoa Kinh tế Phát triển trƣờng Đại học Kinh tế Tp.HCM, vì những kiến thức mà thầy cô đã truyền đạt và vì những nhiệt huyết của thầy cô đối với nhiều vấn đề kinh tế, xã hội đã giúp tôi xác định đƣợc hƣớng nghiên cứu mà tôi quan tâm và trang bị đƣợc những nền tảng vững chắc để bƣớc đi trên con đƣờng đã chọn. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012 Học viên thực hiện Nguyễn Thị Hà Thanh
  5. MỤC LỤC Trang Phụ Bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình Chương 1. MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1 1.1. Vấn đề nghiên cứu ................................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 2 1.3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 2 1.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu: .............................................................................................. 2 1.3.2 Khách thể nghiên cứu: .............................................................................................. 2 1.3.3 Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................................. 2 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................... 3 1.5. Kết cấu đề tài......................................................................................................... 4 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................... 6 2.1. Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ (DN KH&CN) ....................................... 6 2.1.1 Định nghĩa DN KH&CN .......................................................................................... 6 2.1.2 Vai trò và sự phát triển của loại hình DN KH&CN.................................................. 9 2.1.2.1 Tình hình phát triển....................................................................................... 9
  6. 2.1.2.2 Vai trò ......................................................................................................... 10 2.2. Việc thành lập DN KH&CN ............................................................................... 11 2.2.1 Các mô hình lý thuyết liên quan ............................................................................. 11 2.2.1.1 Lý thuyết về hành vi đƣợc lên kế hoạch ..................................................... 11 2.2.1.2 Các mô hình kinh Doanh công nghệ của Baark (1994) .............................. 14 2.2.2 Một số kết quả thực nghiệm từ các nghiên cứu trƣớc............................................. 15 2.2.2.1 Các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng một cá nhân trở thành chủ Doanh nghiệp.......................................................................................................... 15 2.2.2.1.1 Các yếu tố về vốn con ngƣời ................................................................ 16 2.2.2.1.2 Các yếu tố về vốn xã hội ....................................................................... 16 2.2.2.1.3 Các yếu tố về vốn tài chính ................................................................... 17 2.2.2.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hình thành và phát triển của DN KH&CN 17 Chương 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................. 20 3.1. Mô hình phân tích ............................................................................................... 20 3.1.1 Khung phân tích ...................................................................................................... 20 3.1.2 Phƣơng pháp phân tích ........................................................................................... 22 3.1.3 Các bƣớc thực hiện nghiên cứu .............................................................................. 23 3.2. Dữ liệu ................................................................................................................. 24 3.2.1 Dữ liệu thứ cấp........................................................................................................ 24 3.2.2 Dữ liệu sơ cấp ......................................................................................................... 25 3.2.2.1 Tập dữ liệu tổng .......................................................................................... 25 3.2.2.2 Dữ liệu phỏng vấn thực nghiệm (vòng 1): .................................................. 26 3.2.2.3 Dữ liệu khảo sát (vòng 2)............................................................................ 28
  7. Chương 4. KẾT QUẢ .......................................................................................... 33 4.1. Mối quan hệ giữa các nhân tố niềm tin với Ý định và Quyết định thành lập DN KH&CN .............................................................................................................. 33 4.1.1 Những niềm tin nổi bật (kết quả từ phỏng vấn thực nghiệm vòng 1) ..................... 33 4.1.1.1 Niềm tin về kết quả của việc thành lập DN KH&CN:................................ 33 4.1.1.2 Những ngƣời / tổ chức gây ảnh hƣởng đến quyết định thành lập một DN KH&CN ...................................................................................................... 35 4.1.1.3 Niềm tin về khả năng tự chủ ....................................................................... 35 4.1.2 Mối quan hệ giữa các nhân tố niềm tin với ý định và quyết định thành lập DN KH&CN .................................................................................................................. 37 4.1.2.1 Độ mạnh của các niềm tin........................................................................... 37 4.1.2.2 Tầm quan trọng của các niềm tin ................................................................ 40 4.1.2.3 Mức độ ảnh hƣởng của các niềm tin ........................................................... 42 4.2. Mối quan hệ giữa các nhân tố nguồn lực đối với quyết định thành lập DN KH&CN .............................................................................................................. 48 4.2.1 Các đặc điểm cá nhân của nhà Khoa học (Vốn xã hội) .......................................... 48 4.2.1.1 Tuổi ............................................................................................................. 48 4.2.1.2 Giới tính ...................................................................................................... 50 4.2.1.3 Học vị:......................................................................................................... 51 4.2.1.4 Lĩnh vực nghiên cứu: .................................................................................. 51 4.2.1.5 Kinh nghiệm: .............................................................................................. 55 4.2.2 Vốn tài chính ........................................................................................................... 55 4.2.3 Vốn xã hội ............................................................................................................... 56
  8. 4.2.4 Nhận biết chính sách ............................................................................................... 56 Chương 5. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT & KIẾN NGHỊ ........................................ 57 5.1. Kết luận ............................................................................................................... 57 5.1.1 Những kết quả chính ............................................................................................... 57 5.1.2 Những hạn chế của đề tài ........................................................................................ 59 5.1.3 Hƣớng phát triển ..................................................................................................... 60 5.2. Đề xuất & kiến nghị ............................................................................................ 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 63 TÀI LIỆU TRONG NƢỚC ...................................................................................... 63 TÀI LIỆU NƢỚC NGOÀI ....................................................................................... 64 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 66 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN THỰC NGHIỆM ĐỂ TÌM CÁC “NIỀM TIN NỔI TRỘI”.......................................................................................................... 66 DANH SÁCH 31 PHÁT BIỂU NIỀM TIN VỀ VIỆC TL DN KH&CN ................ 69 BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT VÒNG 2................................................................. 71 DOANH NGHIỆP KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ (Phụ lục đính kèm các bảng khảo sát) .............................................................................................................. 82 ĐẶC ĐIỂM VỐN TÀI CHÍNH CỦA CÁC MẪU .................................................. 84 ĐẶC ĐIỂM VỐN XÃ HỘI CỦA CÁC MẪU ......................................................... 85 ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐỘ NHẬN BIẾT CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NHÓM MẪU ....... 86
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT DN KH&CN Doanh nghiệp Khoa học & Công nghệ KH&CN Khoa học & Công nghệ KQ KH&CN Kết quả Khoa học & Công nghệ NNCNC Nông nghiệp công nghệ cao TL DN Thành lập Doanh nghiệp Khoa học & Công nghệ KH&CN TIẾNG ANH Ý NGHĨA TIẾNG VIỆT NTBF(s) New Technology-Based (Những) Doanh nghiệp dựa vào công nghệ Firm(s) mới TPB Theory of Planed Behavior Lý thuyết về hành vi đƣợc lên kế hoạch TRA Theory of Reason Action Lý thuyết về hành động hợp lý
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3-1: Mô tả nguồn và cách thu thập tập dữ liệu Tổng...................................................... 25 Bảng 3-2: Cách xác định việc một nhà khoa học Có hay Không có Ý định; Đã hay Chƣa Quyết định TL DN KH&CN ........................................................................................ 30 Bảng 3-3: Cách đo lƣờng các nhân tố nguồn lực ...................................................................... 32 Bảng 4-1: Danh sách 10 niềm tin nổi bật về những lợi ích do việc thành lập DN KH&CN mang lại......................................................................................................................... 34 Bảng 4-2: Danh sách 4 niềm tin nổi bật về những bất lợi do việc thành lập DN KH&CN mang lại .................................................................................................................................. 34 Bảng 4-3: Danh sách 10 niềm tin nổi bật về những điều kiện thuận lợi cho việc thành lập DN KH&CN ........................................................................................................................ 36 Bảng 4-4: Danh sách 3 niềm tin nổi bật về những điều kiện bất lợi cho việc thành lập DN KH&CN ........................................................................................................................ 36 Bảng 4-5: So sánh giá trị trung bình về mức độ cần thiết thành lập DN KH&CN giữa các nhóm mẫu ..................................................................................................................... 47 Bảng 4-6: So sánh giá trị trung bình về mức độ tự tin vào khả năng xây dựng và điều hành một DN KH&CN giữa các nhóm mẫu .......................................................................... 48 Bảng 4-7: Số lƣợng mẫu phân theo giới tính và phân theo nhóm mẫu ................................... 50 Bảng 4-8: So sánh mức độ trung bình về sự tự tin trong khả năng điều hành và cho rằng việt thành lập DN KH&CN là cần thiết giữa các mẫu Nam và Nữ ..................................... 50 Bảng 4-9: Số lƣợng mẫu phân theo học hàm/học vị và phân theo nhóm mẫu ........................ 51 Bảng 4-10: Số lƣợng mẫu phân theo lĩnh vực nghiên cứu và phân theo nhóm mẫu ............... 54
  11. Bảng 4-11: So sánh giá trị trung bình về mức độ tự tin trung bình vào khả năng điều hành và cho rằng việc thành lập DN KH&CN là cần thiết giữa các mẫu thuộc 3 nhóm lĩnh vực nghiên cứu khác nhau ................................................................................................... 54 Bảng 4-12: Số năm kinh nghiệm trung bình của các nhóm mẫu ............................................. 55 Bảng 0-1: Danh sách 31 phát biểu niềm tin về việc thành lập DN KH&CN .......................... 70 Bảng 0-2: Đặc điểm về vốn tài chính của các mẫu .................................................................. 84 Bảng 0-3: Đặc điểm về vốn xã hội của các mẫu ...................................................................... 85 Bảng 0-4: Đặc điểm về nhận biết chính sách của các mẫu ...................................................... 86
  12. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.2-1: Mô hình lý thuyết về hành vi đƣợc lên kết hoạch ................................................. 12 Hình 3-1: Khung phân tích của đề tài ....................................................................................... 21 Hình 3-2: Số lƣợng dữ liệu Tổng phân theo loại mẫu .............................................................. 26 Hình 3-3: Số lƣợng mẫu phỏng vấn thực nghiệm phân theo loại mẫu ..................................... 27 Hình 3-4: Tỉ lệ các loại mẫu tham gia phỏng vấn phỏng vấn thực nghiệm .............................. 27 Hình 3-5: Số lƣợng mẫu khảo sát phân theo loại mẫu .............................................................. 29 Hình 3-6: Tỉ lệ các nhóm mẫu tham gia khảo sát phân theo lĩnh vực nghiên cứu ................... 29 Hình 4-1: So sánh giá trị trung bình về độ mạnh niềm tin giữa các mẫu Có và Không có Ý định thành lập DN KH&CN ......................................................................................... 37 Hình 4-2: So sánh giá trị Trung bình về độ mạnh niềm tin giữa các mẫu Đã và Chƣa Quyết định thành lập DN KH&CN ......................................................................................... 38 Hình 4-3: So sánh giá trị Trung bình về tầm quan trọng của các niềm tin giữa các mẫu Có Ý định và Không có Ý định .............................................................................................. 40 Hình 4-4: So sánh giá trị trung bình về tầm quan trọng của các niềm tin giữa các mẫu Đã quyết định và Chƣa Quyết định .............................................................................................. 41 Hình 4-5: So sánh giá trị trung bình về mức độ ảnh hƣởng của các niềm tin giữa các mẫu Có Ý định và Không có Ý định .............................................................................................. 42 Hình 4-6: So sánh giá trị trung bình về mức độ ảnh hƣởng của các niềm tin giữa các mẫu Đã Quyết định và Chƣa Quyết định ................................................................................... 43 Hình 4-7: Phân bố tuổi của các mẫu Có và Không có Ý định; Đã và Chƣa Quyết định thành lập DN KH&CN ........................................................................................................... 49 Hình 4-8: So sánh giá trị trung bình về độ mạnh niềm tin giữa các mẫu thuộc các nhóm lĩnh vực nghiên cứu khác nhau ............................................................................................ 51
  13. Hình 4-9: So sánh giá trị trung bình về mức độ quan trọng của niềm tin giữa các mẫu thuộc các nhóm lĩnh vực nghiên cứu khác nhau ..................................................................... 52 Hình 4-10: So sánh giá trị trung bình về sự ảnh hƣởng của niềm tin giữa các mẫu thuộc các nhóm lĩnh vực nghiên cứu khác nhau ........................................................................... 52 Hình 5-1: Sơ đồ lƣợng hóa mối quan hệ giữa các nhân tố niềm tin và nguồn lực ................... 59
  14. Trang 1 Chương 1. MỞ ĐẦU 1.1. Vấn đề nghiên cứu Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ là loại hình doanh nghiệp phát sinh do yêu cầu thực tiễn của sự gắn kết giữa nghiên cứu với sản xuất, giữa khoa học với kinh doanh. Mặc dù mới đƣợc hình thành và phát triển gần đây (từ năm 1985, bắt nguồn tại Mỹ), nó đã đóng góp một vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ và nền kinh tế của nhiều nƣớc. Đối với Việt Nam, sau một thời gian khá dài tăng trƣởng kinh tế nhờ vốn và lao động, đang rất cần chuyển bƣớc sang giai đoạn tăng trƣởng nhờ công nghệ để duy trì đƣợc sự phát triển nhanh, ổn định, thì việc đƣa những kết quả nghiên cứu vào sử dụng trong thực tế sản xuất là một yêu cầu cấp bách, việc đẩy mạnh phát triển các loại hình doanh nghiệp KH&CN là một hƣớng đi rất đúng đắn cần phải triển khai ngay. Các doanh nghiệp này sẽ giúp VN vừa giải quyết đƣợc bài toán tìm đầu ra cho nghiên cứu khoa học, chuyển hóa giá trị của “chất xám” VN thành động lực phát triển kinh tế xã hội, vừa giải quyết đƣợc bài toán giúp nền kinh tế phát triển mạnh và bền vững. Từ những năm 2007, khái niệm DN KH&CN đã xuất hiện trong các văn bản pháp lý của nƣớc ta1, nhiều chính sách ƣu đãi, khuyến khích loại hình doanh nghiệp này phát triển cũng đã đƣợc đề xuất và công bố từ đó. Trong kế hoạch phát triển của giai đoạn 2011 – 2020, phát triển khoa học công nghệ và gia tăng sự áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đã đƣợc xếp vào một trong 4 định hƣớng lớn. Chiến lƣợc Khoa học, Công nghệ và Đối mới vừa đƣợc thông qua năm 2011 đã đặt mục tiêu thành lập 3.000 doanh nghiệp khoa học công nghệ vào năm 2015 và đƣa con số này lên 10.000 vào năm 2020. Điều đó cho thấy sự quan tâm đặc biệt của nhà nƣớc đối với KH&CN và càng khẳng định vai trò thiết yếu của loại hình phát triển doanh nghiệp này đối với sự phát triển của đất nƣớc. Là một thành phố đầu đàn của cả nƣớc về phát triển kinh tế, Tp.HCM chắc chắn cũng cần hƣớng tới sự phát triển mạnh loại hình doanh nghiệp này, nhƣng hiện mới chỉ có 9 doanh 1 Nghị định 80 về doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ
  15. Trang 2 nghiệp đƣợc công nhận là DN KH&CN (tính đến tháng 11/2012) trên tổng số khoảng 17 đơn nộp (tính từ ngày ban hành NĐ 80 năm 2007). Nhƣ vậy số lƣợng các doanh nghiệp quan tâm còn khá ít. Một câu hỏi đặt ra là: Điều gì ảnh hưởng đến việc quyết định thành lập DN KH&CN trên địa bàn Tp.HCM. Việc trả lời đƣợc câu hỏi này là rất quan trọng và cần thiết vì nó sẽ là cơ sở vững chắc cho việc định hƣớng những chính sách hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ của thành phố về cả số lƣợng lẫn chất lƣợng trong thời gian tới. Đó là lý do tác giả chọn đề tài “Quyết định thành lập DN KH&CN: phân tích định tính trường hợp tại Tp.HCM” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu  Xây dựng khung phân tích các nhân tố tác động đến quyết định thành lập DN KH&CN của các nhà khoa học tại Tp.HCM.  Xác định những nhân tố có tác động mạnh và chủ yếu đến quyết định thành lập DN KH&CN của các nhà khoa học tại Tp.HCM.  Đƣa ra những đề xuất, kiến nghị chính sách hỗ trợ, thúc đẩy gia tăng sự lựa chọn thành lập DN KH&CN tại Tp.HCM 1.3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là “Quyết định thành lập DN KH&CN” 1.3.2 Khách thể nghiên cứu: Những ngƣời chủ DN KH&CN hiện tại và tiềm năng. 1.3.3 Phạm vi nghiên cứu: Trong điều kiện về thời gian và khả năng tiếp cận thông tin về đối tƣợng và khách thể nghiên cứu, đề tài tự giới hạn nghiên cứu trong phạm vi nhƣ sau:  Địa bàn: thành phố HCM
  16. Trang 3  Đối tượng: Giới hạn tìm hiểu quyết định thành lập đối với loại hình DN KH&CN tƣ nhân2 (về sau gọi tắt là DN KH&CN) trong 3 lĩnh vực3: (1) Công nghệ sinh học; (2) Điện tử tự động; và (3) Năng lƣợng mới  Giới hạn khách thể nghiên cứu: đề tài giới hạn tìm hiểu quyết định thành lập DN KH&CN của các chủ DN KH&CN hiện tại và tiềm năng là các “nhà khoa học”. Trong luận văn này từ “nhà khoa học” dùng để chỉ những cá nhân có khả năng và đang tham gia các hoạt động nghiên cứu bao gồm: giảng viên đại học; nhà nghiên cứu; nghiên cứu viên đang trực tiếp tham gia nghiên cứu tại trường, viện, doanh nghiệp hoặc bất kì tổ chức nào khác trong các lĩnh vực được giới hạn xem xét ở trên; từ “nhà khoa học” cũng bao gồm cả những nhà sáng chế, những cá nhân có kiến thức khoa học quản lý và có am hiểu về khoa học kĩ thuật đang làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp trong môi trường nghiên cứu. Nói cách khác việc giới hạn khách thể nghiên cứu này có nghĩa là phạm vi đề tài chƣa quan tâm đến những đối tƣợng chỉ đơn thuần là nhà đầu tƣ, không tham gia vào hoạt động nghiên cứu nhƣng có khả năng tài chính, thực hiện mua các kết quả KH&CN để đầu tƣ kinh doanh. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở lý thuyết về hành vi đƣợc lên kế hoạch (Planed Behavior); các mô hình kinh doanh công nghệ của Baark (1994) và một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm từ những nghiên cứu trƣớc về các nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển của DN KH&CN, tác giả đã xây dựng một khung phân tích bao gồm: (1) các nhân tố niềm tin ảnh hưởng đến việc hình thành ý định thành lập DN KH&CN; và (2) các nhân tố nguồn lực ảnh hưởng đến việc thực hiện thành lập DN KH&CN. Dựa vào khung phân tích này, tác giả dùng phƣơng pháp định tính để kiểm định và ƣớc lƣợng mức độ tác động của từng nhân tố đến quyết định thành lập DN KH&CN của các nhà khoa học. Việc tác giả chọn dùng phƣơng pháp định tính một phần vì số lƣợng 2 Theo NĐ 80, DN KH&CN đƣợc chia thành hai loại: (1). DN KH&CN công lập là hình thức các tổ chức KH&CN công lập chuyển đổi hình thức hoạt động để thành lập doanh nghiệp; và (2). DN KH&CN tư nhân do các cá nhân, tổ chức Việt Nam/nƣới ngoài có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và thành lập doanh nghiệp để khai thác quyền sở hữu đó. 3 Có tất cả 7 lĩnh vực đƣợc khuyến khích phát triển theo hình thức DN KH&CN theo quy định của Thông tƣ 06
  17. Trang 4 mẫu tiếp cận đƣợc không đủ lớn, một phần vì muốn phát huy ƣu điểm của phƣơng pháp định tính trong việc khai thác sâu các thông tin phần nhiều mang tính chất tâm lý, hành vi của các nhà khoa học. Các bước thực hiện nghiên cứu như sau:  B1: Thực hiện tổng hợp thông tin và phỏng vấn chuyên gia (các đơn vị quản lý chương trình DN KH&CN, chương trình vườn ươm) để có cái nhìn tổng quan tình hình phát triển của DN KH&CN tại cả nƣớc nói chung, Tp.HCM nói riêng và xây dựng cơ sở dữ liệu các mẫu nghiên cứu.  B2: Nghiên cứu lý thuyết và kết quả các nghiên cứu trƣớc liên quan đến việc ra quyết định thành lập một doanh nghiệp nói chung và sự hình thành DN KH&CN nói riêng để xây dựng khung phân tích.  B3: Thực hiện phỏng vấn thực nghiệm trên một mẫu nhỏ các nhà khoa học để xác định một tập hợp các niềm tin nổi trội có khả năng tác động đến ý định thành lập DN KH&CN của các nhà khoa học.  B4: Xây dựng bảng câu hỏi dựa trên thang đo định tính để đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố tâm lý & nguồn lực đến quyết định thành lập DN KH&CN và tiến hành khảo sát.  B5: Thực hiện phân tích định tính những kết quả thu thập đƣợc và bình luận về mức độ tác động của những nhân tố trên đối với việc lựa chọn thành lập DN KH&CN của các nhà khoa học.  B6: Nêu nhận định và đƣa ra các đề xuất 1.5. Kết cấu đề tài Luận văn bao gồm 5 chƣơng  Chương 1: Giới thiệu – Trình bày vấn đề nghiên cứu, những mục tiêu nghiên cứu cụ thể và giới thiệu tóm lƣợc phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài.
  18. Trang 5  Chương 2: Cơ sở lý luận – Chƣơng này trình bày những khái niệm và các lý thuyết, mô hình phân tích liên quan. Chƣơng này cũng bao gồm cả phần tóm tắt một số kết quả thực nghiệm từ những nghiên cứu trƣớc ở Việt nam và trên thế giới để nhận diện một số các nhân tố có khả năng tác động đến quyết định thành lập loại hình doanh nghiệp này. Tất cả những nội dung này sẽ dùng làm cơ sở để chƣơng 3 xây dựng khung phân tích giải thích việc lựa chọn thành lập một DN KH&CN cho đề tài.  Chương 3: Thiết kế nghiên cứu – Mô tả chi tiết thiết kế nghiên cứu bao gồm mô hình và phƣơng pháp phân tích; tập dữ liệu và phƣơng pháp thu thập, khảo sát, ghi nhận kết quả.  Chương 4: Kết quả - Chƣơng này sẽ mô tả các kết quả khảo sát và thực hiện phân tích, bàn luận về sự tác động của các nhân tố thuộc khung phân tích đến sự lựa chọn thành lập DN KH&CN của các nhà khoa học.  Chương 5: Kết luận, Đề xuất & Kiến nghị - Dựa trên những kết quả phân tích ở chƣơng 4, chƣơng 5 sẽ tổng hợp, đƣa ra kết luận về những kết quả chính, những hạn chế và hƣớng phát triển của đề tài. Và cuối cùng đƣa ra những đề xuất & kiến nghị về mặt chính sách, quản lý để cải thiện khả năng lựa chọn thành lập DN KH&CN của các nhà khoa học trong thời gian tới.
  19. Trang 6 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ (DN KH&CN) 2.1.1 Định nghĩa DN KH&CN Trên thế giới, loại hình DN KH&CN đƣợc gọi với rất nhiều tên khác nhau nhƣ: Doanh nghiệp khoa học spin-off (Academic spin-off); Doanh nghiệp dựa trên công nghệ mới/công nghệ cao – NTBF (New/Hight Technology Based Firm); Doanh nghiệp dựa trên tri thức - Knowledge Based Company; technology-insentive company; enterprise science & technology; … Rất khó có định nghĩa chung và rõ ràng cho loại hình DN KH&CN (Chamanski và Waago, ???), việc nhận diện các DN KH&CN thƣờng dựa trên những tiêu chuẩn, điều kiện tùy thuộc vào đặc điểm của từng nơi và mục tiêu của các chính sách khuyến khích khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung các doanh nghiệp đƣợc xếp vào loại hình DN KH&CN đều có cùng một đặc điểm là: Kinh doanh các sản phẩm/dịch vụ được sản xuất dựa trên những kết quả nghiên cứu khoa học, những giải pháp, quy trình công nghệ mới - và có thể chia thành 2 nhóm với sự khác nhau về nguồn gốc xuất phát nhƣ sau:  (1) - Nhóm các DN KH&CN có nguồn gốc từ các trƣờng đại học, trung tâm nghiên cứu hoặc viện nghiên cứu, đƣợc gọi là Academic spin-off. Một định nghĩa điển hình về Academic Spin-off có thể là định nghĩa của Ủy ban Châu Âu về phát triển Doanh nghiệp Vừa và nhỏ4 (ECSB, 2009): Spin-off là một doanh nghiệp được khởi tạo từ một công ty hoặc một tổ chức có sẵn bởi một nhân viên hoặc một nhóm nhân viên của doanh nghiệp/tổ chức đó. Spin-off, sau khi ra đời sẽ hoàn toàn độc lập với tổ chức mẹ về pháp lý, công nghệ, cấu trúc kinh doanh như một doanh nghiệp hoàn toàn mới. Khi một spin-off xuất phát từ một trường đại học thì spin-off đó được gọi tên là Doanh nghiệp khoa học (Academic spin-off) và các doanh nghiệp này có nhiệm vụ giúp gia tăng, phát triển mối tương tác giữa các kết quả nghiên cứu trong trường đại học với thị trường, giúp đưa văn hóa khoa học vào môi trường thị trường tập trung và xã hội. 4 Tổ chức ECSB (European Council for Small Business and Entrepreneurship)
  20. Trang 7  (2) - Nhóm các DN KH&CN độc lập do một hoặc một nhóm các nhà khoa học tự đứng ra thành lập mới hoàn toàn hoặc do các nhà đầu tƣ mua kết quả KH&CN (hoặc liên kết với nhà khoa học để sở hữu kết quả KH&CN) và thành lập DN KH&CN để khai thác kinh Doanh. Nhóm các doanh nghiệp này thƣờng đƣợc gọi là các NTBF. Daramola (2012) đã giới thiệu rằng thuật ngữ NTBF khởi phát từ Arthur D. Little Group. Họ định nghĩa NTBF là một doanh nghiệp độc lập đƣợc thành lập chƣa quá 25 năm và dựa trên việc khai thác các sáng chế, đổi mới trong khoa học hoặc công nghệ có rủi ro khá cao (về mặt công nghệ). Về sau khái niệm NTBF đƣợc diễn đạt và định nghĩa dƣới nhiều cách khác nhau. Điển hình nhƣ: theo Luggen (2004), khái niệm NTBF dùng để chỉ những tổ chức doanh nghiệp đang ở giai đoạn tồn tại hoặc phát triển, tập trung mạnh vào sự sáng tạo, phát triển và khám phá những đổi mới công nghệ thông qua hoạt động nghiên cứu và phát triển trong ngành công nghiệp công nghệ cao. Ở Việt Nam, theo Bạch Tân Sinh (2005), khái niệm DN KH&CN đã bắt đầu xuất hiện từ khá sớm (2001) thông qua một vài bài báo giới thiệu về mô hình hoạt động của công ty Phụ gia và dầu nhờn APP. Đến năm 2007 khái niệm này đã chính thức đƣợc đƣa vào nghị định 80/2007/NĐ-CP và có những hƣớng dẫn thi hành chi tiết về việc chứng nhận loại hình DN này qua thông tƣ 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV. Theo đó5, DN KH&CN là doanh nghiệp do tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Khoa học và Công nghệ. Hoạt động chính của DN KH&CN là thực hiện sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm hàng hoá hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Ngoài các hoạt động này, doanh nghiệp khoa học và công nghệ có thể thực hiện sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm hàng hoá khác và thực hiện các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật. Nhƣ vậy khác với các doanh nghiệp thông thƣờng, các doanh nghiệp đƣợc chứng nhận là DN KH&CN cần phải đáp ứng đƣợc 2 tiêu chí sau: 5 Căn cứ điều 2 và khoản 2 điều 1 nghị định 80/2007/NĐ-CP
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2