intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sử dụng phương pháp stress testing đo lường rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

28
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là cơ sở lý luận về đo lường rủi ro tín dụng bằng phương pháp Stress testing; thực trạng rủi ro tín dụng của hệ thống NHTMCP Việt Nam; tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam tác động như thế nào đến rủi ro tín dụng của hệ thống NHTMCP Việt Nam; đánh giá sức chịu đựng của hệ thống NHTMCP Việt Nam trước những cú sốc kinh tế vĩ mô. Qua đó, đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sử dụng phương pháp stress testing đo lường rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN THỊ HUY HOÀNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP STRESS TESTING ĐO LƯỜNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM Chuyên Ngành: Tài chính – ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS TRƯƠNG THỊ HỒNG TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Nguyễn Thị Huy Hoàng, xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và hợp lý. Học viên Nguyễn Thị Huy Hoàng
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 1. Vấn đề nghiên cứu ................................................................................................... 1 2. Các nghiên cứu trước đây ........................................................................................ 2 3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................. 2 4. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 2 5. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................. 3 6. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 3 7. Điểm mới của đề tài ................................................................................................. 3 8. Kết cấu của luận văn ................................................................................................ 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐO LƯỜNG RỦI RO TÍN DỤNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP STRESS TESTING .............................................................................. 5 1.1 Vai trò của hệ thống ngân hàng ............................................................................... 5 1.1.1 Nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế ............................................................................ 5 1.1.2 Cầu nối các doanh nghiệp với thị trường. ................................................................ 5 1.1.3 Công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế. ................................................... 6 1.1.4 Cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế. ....................................... 6 1.2 Khái niệm rủi ro tín dụng và mô hình rủi ro tín dụng vĩ mô. ................................... 6 1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng ......................................................................................... 6 1.2.2 Mô hình rủi ro tín dụng vĩ mô .................................................................................. 7 1.2.2.1 Lạm phát .................................................................................................................. 8 1.2.2.2 Lãi suất tín dụng ngân hàng ..................................................................................... 8 1.2.2.3 Kim ngạch xuất nhập khẩu....................................................................................... 9
  4. 1.2.2.4 Tổng sản phẩm quốc nội GDP ............................................................................... 10 1.2.2.5 Tỷ giá thực hiệu lực REER .................................................................................... 10 1.3 Phương pháp Stress testing .................................................................................... 11 1.3.1 Khái niệm về Stress testing .................................................................................... 11 1.3.2 Phân loại theo rủi ro ............................................................................................... 12 1.3.3 Kinh nghiệm Stress testing của các nước trên thế giới .......................................... 13 1.3.4 Hạn chế của Stress Testing (ST) ............................................................................ 14 1.4 Chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại ..................................... 17 1.4.1 Khái niệm chất lượng tín dụng ............................................................................... 17 1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng .............................................................. 18 1.4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ................................................... 19 1.4.3.1 Các yếu tố chủ quan ............................................................................................... 20 1.4.3.2 Các yếu tố khách quan ........................................................................................... 20 1.4.3.3 Nhóm nhân tố thuộc môi trường ............................................................................ 21 1.4.4 Hiệu quả của việc nâng cao chất lượng tín dụng ................................................... 22 CHƯƠNG 2: ĐO LƯỜNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP STRESS TESTING .............................. 25 2.1 Thực trạng hoạt động của hệ thống NHTMCP Việt Nam hiện nay ....................... 25 2.1.1 Quy mô hoạt động của hệ thống ngân hàng ........................................................... 25 2.1.2 Vị thế cạnh tranh của hệ thống NHTMCP Việt Nam qua các năm ....................... 26 2.1.3 Thực trạng rủi ro tín dụng của hệ thống NHTMCP ............................................... 28 2.2 Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến hệ thống ngân hàng ..................... 34 2.2.1 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)...................................................................................... 34 2.2.2 Lãi suất ngân hàng (IRS) ....................................................................................... 35 2.2.3 Kim ngạch xuất nhập khẩu (IM) ............................................................................ 37 2.2.4 Tốc độ Tăng trưởng (GDP) .................................................................................... 39 2.2.5 Tỷ giá thực hiệu lực (REER) ................................................................................. 40 2.3 Mô hình đo lường rủi ro tín dụng của hệ thống NHTMCP Việt Nam bằng phương pháp Stress testing. .............................................................................................................. 41 2.3.1 Kiểm định các biến của mô hình ............................................................................ 43 2.3.1.1 Kiểm định tính dừng của biến NPL ....................................................................... 43 2.3.1.2 Kiểm định tính dừng của biến CPI......................................................................... 45
  5. 2.3.1.3 Kiểm định tính dừng của biến IRS......................................................................... 46 2.3.1.4 Kiểm định tính dừng của biến IM .......................................................................... 46 2.3.1.5 Kiểm định tính dừng của biến GDP ....................................................................... 47 2.3.1.6 Kiểm định tính dừng của biến REER..................................................................... 49 2.3.2 Kiểm định hồi quy đồng liên kết Johansen cho các biến của mô hình .................. 50 2.3.3 Mô hình Stress test áp dụng cho hệ thống NHTMCP tại Việt Nam. ..................... 51 2.3.3.1 Xác định độ trễ tối ưu............................................................................................. 51 2.3.3.2 Tham số thống kê T và ước lượng mô hình VAR.................................................. 51 2.3.3.3 Kiểm định tính dừng phần dư của mô hình............................................................ 51 2.3.3.4 Phân tích tác động của các cú sốc kinh tế vĩ mô đến nợ xấu hệ thống NHTMCP Việt Nam .............................................................................................................................. 51 2.3.3.5 Phân tích mức độ tác động trong ngắn hạn và trung hạn ....................................... 56 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ SỨC CHỊU ĐỰNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG NHTMCP VIỆT NAM ................................. 60 3.1 Đánh giá sức chịu đựng của hệ thống TMCP Việt Nam........................................ 60 3.1.1 Đánh giá sức chịu đựng của hệ thống NHTMCP Việt Nam trong ngắn hạn ......... 60 3.1.1.1 Khi xảy ra cú sốc nợ xấu ........................................................................................ 61 3.1.1.2 Khi khi xảy ra cú sốc lạm phát ............................................................................... 62 3.1.2 Đánh giá sức chịu đựng của hệ thống NHTMCP Việt Nam trong trung hạn ........ 63 3.1.2.1 Khi xảy ra cú sốc tỷ giá .......................................................................................... 63 3.1.2.2 Khi xảy ra cú sốc lạm phát ..................................................................................... 64 3.1.2.3 Khi xảy ra cú sốc GDP ........................................................................................... 65 3.1.2.4 Khi xảy ra cú sốc kim ngạch xuất nhập khẩu ........................................................ 66 3.1.2.5 Khi xảy ra cú sốc lãi suất ....................................................................................... 67 3.1.2.6 Phân tích các cú sốc kinh tế vĩ mô đến sức chịu đựng của hệ thống NHTMCP Việt Nam .............................................................................................................................. 68 3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của hệ thống NHTMCP Việt Nam ......... 71 3.2.1 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của hệ thống NHTMCP Việt Nam trong ngắn hạn ............................................................................................................................... 71 3.2.1.1 Gia tăng nguồn vốn tự có của ngân hàng ............................................................... 71 3.2.1.2 Các NHTMCP phải trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định của NHNN..... 71 3.2.1.3 Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ............................................................................ 72
  6. 3.2.1.4 Kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ nợ xấu ............................................................................. 72 3.2.1.5 Điều hành chính sách kinh tế vĩ mô linh hoạt, ổn định .......................................... 73 3.2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của hệ thống NHTMCP Việt Nam trong trung hạn .............................................................................................................................. 74 3.2.2.1 Tăng nguồn vốn tại các NHTMCP ........................................................................ 74 3.2.2.2 Phá sản các NHTMCP yếu kém ............................................................................. 75 3.2.2.3 Giảm thiểu rủi ro từ chính khâu cho vay, trích lập dự phòng rủi ro ...................... 76 3.2.2.4 Ổn định kinh tế vĩ mô ............................................................................................ 76 KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB: Ngân hàng Phát triển Châu Á ADF: Kiểm nghiệm đơn vị Augmentd Dicker Fuller CAR: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratios) CPI: Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index) EVT: Lý thuyết giá trị rất lớn (Extreme Value Theory) FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài FSAP: Chương trình đánh giá ổn định tài chính (Financial Stability Assessment Program) GDP: Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product) ICOR: Chỉ số hiệu quả sử dụng tổng hợp của vốn đầu tư phát triển IM: Kim ngạch xuất nhập khẩu IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế (International Moneytary Fund) IRS: Lãi suất ngân hàng (Interest Rate) LLP: Tỷ lệ trích lập dự phòng tổn thất NHNN: Ngân hàng nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mại NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMNN: Ngân hàng thương mại nhà nước NHTW: Ngân hàng Trung ương NPL: Tỷ lệ nợ xấu (Non-performing loan) OLS: Phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất
  8. PD: Xác suất vỡ nợ của người đi vay REER: Tỷ giá thực hiệu lực (Real Effective Exchange Rate) ST: Kiểm tra sức chịu đựng (Stress Testing) TCTD: Tổ chức tín dụng USD: United States Dollar VAR: Hồi quy vecto (Vector Autoregreesive) VECM: Mô hình Vector hiệu chỉnh sai số VND: Viet Nam Dong WB: Ngân hàng thế giới (Word Bank) WTO: Tổ chức thương mại thế giới (Word Trade Organization)
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 : Quy mô tổng tài sản, vốn điều lệ của các NHTM VN ................................ 25 Bảng 2.2: Thị phần các NHTMCP Việt Nam qua các năm .......................................... 27 Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng của hệ thống NHTMCP đối với nền kinh tế qua các năm (tỷ đồng) ........................................................................................................................ 28 Bảng 2.4: Kiểm định nghiệm đơn vị ADF đối với NPL và sai phân bậc 1 chuỗi dữ liệu NPL ........................................................................................................................ 44 Bảng 2.5 : Kiểm định nghiệm đơn vị ADF đối với chuỗi dữ liệu CPI ......................... 45 Bảng 2.6 : Kiểm định nghiệm đơn vị ADF đối với chuỗi dữ liệu IRS ......................... 46 Bảng 2.7: Kiểm định nghiệm đơn vị ADF đối với chuỗi dữ liệu IM ........................... 47 Bảng 2.8: Kiểm định nghiệm đơn vị ADF đối với chuỗi dữ liệu GDP ........................ 47 Bảng 2.9: Kiểm định nghiệm đơn vị ADF đối với chuỗi dữ liệu REER ...................... 59 Bảng 2.10: Tóm tắt Kết quả phân tích phương sai các biến của mô hình .................... 56 Bảng 3.1: Tóm tắt tác động đến NPL từ các cú sốc kinh tế .......................................... 69
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Các yếu tố vĩ mô dẫn đến rủi ro tín dụng ........................................................ 7 Hình 1.2: ST đánh giá các sự kiện, cực độ có khả năng xảy ra .................................... 12 Hình 1.3 : Mô hình rủi ro tín dụng vĩ mô ...................................................................... 15 Hình 1.4 : Mối liên hệ tài chính vĩ mô .......................................................................... 16 Hình 2.1: Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng so với HT NHTMCP Việt Nam........... 29 Hình 2.2: Tỷ trọng nợ xấu toàn hệ thống Ngân hàng 3/2012 ....................................... 32 Hình 2.3: Mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu và chỉ số giá tiêu dùng ................................ 35 Hình 2.4: Mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu và lãi suất cho vay........................................ 37 Hình 2.5: Mối quan hệ giữa NPL và IM ....................................................................... 38 Hình 2.6: Mối quan hệ giữa NPL và GDP .................................................................... 39 Hình 2.7: Mối quan hệ giữa NPL và REER .................................................................. 41 Hình 2.8: Phản ứng xung lực của các biến trong mô hình ........................................ 52 Hình 2.8a: Phản ứng của nợ xấu trước cú sốc về IRS................................................... 53 Hình 2.8.b: Phản ứng của nợ xấu trước cú sốc về CPI ................................................. 54 Hình 2.8.c: Phản ứng của nợ xấu trước cú sốc về IM ................................................... 55 Hình 2.8.d: Phản ứng của nợ xấu trước cú sốc về GDP................................................ 55 Hình 2.8.e: Phản ứng của nợ xấu trước cú sốc về REER ............................................. 56 Hình 3.1: Mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu tăng và CAR ................................................ 62 Hình 3.2: Ảnh hưởng của CPI đến NPL, CAR, nguồn vốn .......................................... 63 Hình 3.3: Ảnh hưởng của REER đến NPL, CAR, nguồn vốn ...................................... 64 Hình 3.4: Ảnh hưởng của CPI đến NPL, CAR, nguồn vốn .......................................... 65
  11. Hình 3.5: Ảnh hưởng của GDP đến NPL, CAR, nguồn vốn ........................................ 66 Hình 3.6: Ảnh hưởng của IM đến NPL, CAR, nguồn vốn ........................................... 67 Hình 3.7: Ảnh hưởng của IRS đến NPL, CAR, nguồn vốn .......................................... 68 Hình 3.8: Ảnh hưởng của IRS đến NPL, CAR, nguồn vốn .......................................... 70
  12. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Vấn đề nghiên cứu Năm 2012 đi qua với đầy những biến động trên thị trường tiền tệ. Việt Nam cũng không nằm ngoài quỹ đạo của cơn bão tài chính toàn cầu, nền kinh tế chịu ảnh hưởng không nhỏ, các chỉ số kinh tế vĩ mô không được khả quan nhiều. Điểm qua vài nét về hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam năm 2012 là tín dụng tăng thấp, lãi suất vay giảm, chi phí hoạt động và dự phòng rủi ro tăng cao là những nguyên nhân chính khiến cho lợi nhuận không mấy sáng sủa. Bức tranh toàn cảnh ngành ngân hàng năm 2013 cũng chưa khả quan khi mà bài toán khó vẫn chưa được giải quyết. Để hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đi vào ổn định không chỉ vượt qua những khó khăn trước mắt mà cần xây dựng một chiến lược dài hơi. Phương pháp Stress testing đối với hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam không những là một công cụ quản lý rủi ro mà còn là chìa khóa giúp ổn định hệ thống tài chính trước những biến động kinh tế. Tính cấp thiết của đề tài Chính sách tiền tệ của Việt Nam và những khó khăn về kinh tế do ảnh hưởng từ cuộc suy thoái toàn cầu thời gian gần đây đã làm hệ thống tài chính Việt Nam bất ổn. Để ổn định được hệ thống tài chính, đặc biệt là hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thì những nghiên cứu về phương pháp Stress testing (kiểm tra sức chịu đựng) đối với rủi ro tín dụng là cần thiết. Bên cạnh đó, trong bối cảnh Việt Nam dự kiến sẽ cho phép IMF/WB thực hiện chương trình đánh giá ổn định tài chính (Financial Stability Assessment Program – FSAP) và định hướng phát triển hệ thống ngân hàng theo các chuẩn mực an toàn của Basel 2 (và tiến tới Basel 3) thì chắc chắn phương pháp Stress testing là một nội dung không thể không thực hiện. Trong bài nghiên cứu, sẽ nghiên cứu kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ngân hàng như thế nào. Từ đó, đánh giá sức chịu đựng trước các cú sốc kinh tế
  13. 2 vĩ mô và đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. 2. Các nghiên cứu trước đây Trên thế giới có rất nhiều các quốc gia sử dụng mô hình Stress testing để kiểm tra sức chịu đựng hệ thống tài chính. Tuy nhiên, ở Việt Nam những nghiên cứu về phương pháp Stress testing đối với ngành ngân hàng còn hạn chế. Một số phương pháp đã được sử dụng trong quá khứ để kiểm tra độ căng tín dụng của ngân hàng. Phương pháp được sử dụng phổ biến nhất tại các nước IMF/ FSAPs là kiểm tra độ nhạy của 1 yếu tố. Phương pháp này đánh giá mức độ tác động đến bảng cân đối của ngân hàng khi có 1 yếu tố (biến số) thay đổi đáng kể, chẳng hạn như tỷ giá hối đoái hoặc chính sách lãi suất. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài sẽ phân tích - Cơ sở lý luận về đo lường rủi ro tín dụng bằng phương pháp Stress testing. - Thực trạng rủi ro tín dụng của hệ thống NHTMCP Việt Nam. - Tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam tác động như thế nào đến rủi ro tín dụng của hệ thống NHTMCP Việt Nam. - Đánh giá sức chịu đựng của hệ thống NHTMCP Việt Nam trước những cú sốc kinh tế vĩ mô. Qua đó, đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. 4. Đối tượng nghiên cứu - Cơ sở lý luận về đo lường rủi ro tín dụng bằng phương pháp Stress testing. - Thực trạng rủi ro tín dụng của hệ thống NHTMCP Việt Nam. - Tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến rủi ro tín dụng của hệ thống NHTMCP Việt Nam. - Sức chịu đựng của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trước những cú sốc kinh tế vĩ mô và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. -
  14. 3 5. Phạm vi nghiên cứu Tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam từ 2002 đến 2012 thông qua 5 biến số vĩ mô như: chỉ số giá tiêu dùng, tỷ giá thực hiệu lực, kim ngạch xuất nhập khẩu, tổng sản phẩm quốc nội, lãi suất ngân hàng (cụ thể lãi suất cho vay trung bình). Thực trạng rủi ro tín dụng của hệ thống NHTMCP Việt Nam từ 2002 đến 2012. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu, tác giả chỉ xét nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng là sự thay đổi từ môi trường kinh tế vĩ mô và biến số đo lường rủi ro tín dụng là tỷ lệ nợ xấu, từ đó thực hiện Stress testing vĩ mô đối với rủi ro tín dụng, sử dụng công cụ kĩ thuật trong kinh tế lượng là mô hình VAR. 6. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Phương pháp định tính bằng bảng: tình hình rủi ro tín dụng ngân hàng, các chỉ số kinh tế vĩ mô. Phương pháp định tính bằng đồ thị: vẽ đồ thị từng biến của mô hình để thấy được khủng hoảng tài chính ở Việt Nam. Phương pháp định lượng bằng phần mềm Eviews (chạy hồi quy và kiểm định VAR). Nguồn dữ liệu: từ các nguồn Ngân hàng nhà nước, Tổng cục thống kê, Bộ tài chính, quỹ tiền tệ thế giới, ngân hàng thế giới, ngân hàng phát triển Châu Á… 7. Điểm mới của đề tài Sử dụng phương pháp Stress testing đo lường rủi ro tín dụng từ đó đánh giá sức chịu đựng và đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam, hiện tại chưa có nghiên cứu nào đánh giá sức chịu đựng của hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam.
  15. 4 8. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm có 5 phần: GIỚI THIỆU CHUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐO LƯỜNG RỦI RO TÍN DỤNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP STRESS TESTING CHƯƠNG 2: ĐO LƯỜNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG NHTMCP VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP STRESS TESTING CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ SỨC CHỊU ĐỰNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG NHTMCP VIỆT NAM KẾT LUẬN
  16. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐO LƯỜNG RỦI RO TÍN DỤNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP STRESS TESTING 1.1 Vai trò của hệ thống ngân hàng Tăng trưởng kinh tế của 1 quốc gia phụ thuộc rất lớn vào sự ổn định bền vững của hệ thống tài chính. Ngân hàng thương mại ra đời với tính chất là nhận tiền gửi, sử dụng vào nhiệm vụ cho vay, chứng khoán và các dịch vụ khác của ngân hàng, ngày càng thể hiện rõ vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế. Với chức năng của mình, Ngân hàng thương mại giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế thể hiện qua các nội dung sau: 1.1.1 Nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế Để phát triển kinh tế các đơn vị kinh tế cần phải có một lượng vốn lớn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác. Nhưng điều khó khăn hơn lợi ích là cần có người đứng ra tập trung tiền nhàn dỗi ở mọi nơi mọi lúc và kịp thời cung ứng cho nơi cần vốn. Nhờ có hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại và đặc biệt là hoạt động tín dụng, các doanh nghiệp, cá nhân có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc, công nghệ để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng sản phẩm cho xã hội. 1.1.2 Cầu nối các doanh nghiệp với thị trường. Bước sang cơ chế thị trường, đòi hỏi sự phát triển của tín dụng Ngân hàng đã làm biến đổi hoạt động trong các nhà máy, xí nghiệp khơi dậy sức sống bằng các dây chuyền sản xuất hiện đại năng suất cao, thực hiện chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến. Điều không thể thực hiện bằng vốn tự có của các doanh nghiệp vốn dĩ đã rất ít ỏi. Bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng còn cung cấp một phần vốn không nhỏ trong việc tăng cường nguồn vốn lưu động của các doanh nghiệp.
  17. 6 1.1.3 Công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế. NHTM được Nhà nước cấp vốn cho hoạt động và sử dụng như công cụ để quản lý hoạt động tiền tệ, điều tiết chính sách tiền tệ quốc gia. Nhà nước điều tiết ngân hàng, ngân hàng dẫn dắt thị trường thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán giữa các Ngân hàng thương mại trong hệ thống từ đó góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông và thông qua việc cung ứng tín dụng cho các ngành trong nền kinh tế, Ngân hàng thương mại thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền tập hợp và phân chia vốn của thị trường, điều khiển chúng một cách có hiệu quả. 1.1.4 Cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế. Một trong các điều kiện quan trọng góp phần thúc đẩy sự hội nhập nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới đó là nền tài chính quốc gia. Nền tài chính quốc gia là cầu nối với nền tài chính quốc tế thông qua hoạt động của Ngân hàng thương mại trong các lĩnh vực kinh doanh như nhận tiền gửi, cho vay, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ ngoại hối và các nghiệp vụ khác. Đặc biệt là các hoạt động thanh toán quốc tế, buôn bán ngoại hối, quan hệ tín dụng với các ngân hàng Nhà nước của Ngân hàng thương mại trực tiếp hoặc gián tiếp tác động góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và thông qua đó Ngân hàng thương mại đã thực hiện vai trò điều tiết tài chính trong nước phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế. 1.2 Khái niệm rủi ro tín dụng và mô hình rủi ro tín dụng vĩ mô. 1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng được định nghĩa là khả năng khách hàng vay hoặc đối tác của ngân hàng không thực hiện được nghĩa vụ của mình theo các điều khoản đã thỏa thuận trước với ngân hàng. Từ đó, dòng tiền của một số tài sản trong danh mục của ngân hàng sẽ không được thanh toán đầy đủ dẫn đến tình trạng tài sản xấu. Nhìn
  18. 7 chung, có ba nhóm yếu tố có thể dẫn đến rủi ro tín dụng: (1) chu kỳ kinh tế (yếu tố rủi ro kinh tế vĩ mô); (2) yếu tố rủi ro của từng công ty cụ thể; và (3) chất lượng thể chế (các yếu tố thể chế/cấu trúc liên quan đến các quy định về tài chính và công tác giám sát ngành tài chính). 1.2.2 Mô hình rủi ro tín dụng vĩ mô Trong mô hình rủi ro tín dụng vĩ mô thì rủi ro tín dụng được giải thích bằng những biến động xảy ra đối với điều kiện kinh tế vĩ mô, vì chu kỳ kinh tế có ảnh hưởng đến chu kỳ tín dụng. Về mặt kỹ thuật, người thực hiện sẽ sử dụng các công cụ kinh tế lượng để xác định mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và các biến số vĩ mô. Mô hình này thường được các ngân hàng trung ương sử dụng để đưa ra các dự báo về rủi ro tín dụng khi có các cú sốc vĩ mô xảy ra. Hình 1.1 đưa ra một số yếu tố kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Tuy nhiên việc lựa chọn các biến vào mô hình còn tùy thuộc vào mức độ sẵn có dữ liệu của từng quốc gia. Kim ngạch Biến động xuất nhập phẩm quốc lãi suất Tổng sản Lạm phát Biến động Rủi ro tăng cao Tỷ giá tín dụng Hình 1.1: Một số yếu tố vĩ mô dẫn đến rủi ro tín dụng Dưới đây, tôi xin giới thiệu mốt số biến số kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng như sau:
  19. 8 1.2.2.1 Lạm phát Định nghĩa: Trong kinh tế học, thuật ngữ “lạm phát” được dùng để chỉ sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung hầu hết các hàng hoá và dịch vụ so với thời điểm một năm trước đó. Khi giá trị của hàng hoá và dịch vụ tăng lên, đồng nghĩa với sức mua của đồng tiền giảm đi, và với cùng một số tiền nhất định, người ta chỉ có thể mua được số lượng hàng hoá ít hơn so với năm trước. Thước đo lạm phát phổ biến nhất chính là CPI - Chỉ số giá tiêu dùng (consumer price index) đo giá cả của một số lượng lớn các loại hàng hoá và dịch vụ khác nhau, bao gồm thực phẩm, lương thực, chi trả cho các dịch vụ y tế..., Tác động của lạm phát: Khi lạm phát xảy ra thì hầu hết mọi thành phần của nền kinh tế đều trở thành nạn nhân của lạm phát, bởi nhìn một cách tổng thể thì mỗi người đều là người tiêu dùng. Tuy nhiên, 3 thành phần chịu nhiều thiệt thòi nhất là: người về hưu, những người gửi tiết kiệm, những người cho vay nợ. Như vậy, lạm phát có mối quan hệ đến khả năng trả nợ của tất cả các đối tượng trong nền kinh tế. Khi lạm phát tăng cao, thu nhập thực tế của mỗi người đều giảm. Họ phải chi tiêu nhiều hơn cho các nhu cầu cần thiết của mình, khoản tiền để thanh toán các khoản nợ giảm xuống, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng của các khoản vay. 1.2.2.2 Lãi suất tín dụng ngân hàng Khái niệm: Lãi suất tín dụng là tỷ lệ so sánh giữa số lợi tức thu được với số vốn cho vay phát ra trong một thời kỳ nhất định. Lãi suất tín dụng chính là sự cụ thể hoá của lợi tức tín dụng, nó là cái giá của quyền được sử dụng vốn trong một thời gian nhất định, mà người sử dụng phải trả cho người sở hữu nó. Phân loại: Thông thường hệ thống lãi suất trên thị trường có các loại lãi suất sau: lãi suất cơ bản, lãi suất sàn và lãi suất trần, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực.
  20. 9 Lãi suất danh nghĩa luôn lớn hơn 0 nhưng lãi suất thực thì không phải lúc nào cũng dương, khi xảy ra lạm phát mà tỷ lệ lạm phát lại lớn hơn lãi suất danh nghĩa thì lúc đó lãi suất thực sẽ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2