intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sự truyền dẫn cú sốc thanh khoản và kênh cho vay liên ngân hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trước và sau khủng hoảng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của đề tài là xem xét liệu có tồn tại sự truyền dẫn cú sốc thanh khoản cũng như chiều hướng và mức ảnh hưởng đến kênh cho vay liên ngân hàng tại các NHTM Việt Nam trước và sau giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007- 2009.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sự truyền dẫn cú sốc thanh khoản và kênh cho vay liên ngân hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trước và sau khủng hoảng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG THỊ HÀ GIANG SỰ TRUYỀN DẪN CÚ SỐC THANH KHOẢN VÀ KÊNH CHO VAY LIÊN NGÂN HÀNG TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG THỊ HÀ GIANG SỰ TRUYỀN DẪN CÚ SỐC THANH KHOẢN VÀ KÊNH CHO VAY LIÊN NGÂN HÀNG TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Luận văn này được viết xuất phát từ nhu cầu học tập và nghiên cứu của tác giả. Nội dung luận văn được viết dựa vào các nghiên cứu và tài liệu trích dẫn cụ thể, hoàn toàn minh bạch. Các dữ liệu tính toán dựa trên nguồn thông tin đáng tin cậy và được công bố rộng rãi trên các Website. Tác giả cam kết không sao chép lại nội dung các nghiên cứu khác. Tác giả luận văn Trương Thị Hà Giang
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH TÓM TẮT CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ............................................................................ 1 1.1 Lý do chọn đề tài.................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu và các vấn đề nghiên cứu ........................................................ 3 1.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 4 1.4 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 4 1.5 Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài................................................................ 4 1.6 Bố cục của luận văn ............................................................................... 5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ..... 7 2.1 Chính sách tiền tệ và sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ .................... 7 2.1.1 Chính sách tiền tệ ................................................................................... 7 2.1.2 Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ..................................................... 8 2.1.3 Các kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ ......................................... 10 2.1.3.1 Kênh lãi suất ....................................................................................... 10 2.1.3.2 Kênh tỷ giá .......................................................................................... 11 2.1.3.3 Kênh giá tài sản ................................................................................... 11 2.1.3.4 Kênh tín dụng ...................................................................................... 11
  5. 2.1.3.5 Kênh mong đợi.................................................................................... 13 2.2 Khủng hoảng tài chính và cú sốc thanh khoản .................................... 13 2.2.1 Khủng hoảng tài chính ......................................................................... 13 2.2.1.1 Lý thuyết về khủng hoảng tài chính.................................................... 13 2.2.1.2 Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2009 ............................... 15 2.2.2 Sự truyền dẫn cú sốc thanh khoản ....................................................... 17 2.2.2.1 Cú sốc thanh khoản ............................................................................. 18 2.2.2.2 Thước đo sự truyền dẫn cú sốc thanh khoản ...................................... 19 2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm ............................................................... 20 2.3.1 Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới .............................. 20 2.3.1.1 Nguồn gốc của sự truyền dẫn.............................................................. 20 2.3.1.2 Các kênh truyền dẫn cú sốc thanh khoản ............................................ 23 2.3.1.3 Hiện tượng tháo chạy ngân hàng (bank run) ...................................... 26 2.3.1.4 Truyền dẫn của cú sốc thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng ... 28 2.3.2 Các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam .......................................... 32 CHƯƠNG 3 DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 35 3.1 Cỡ mẫu nghiên cứu .............................................................................. 35 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 35 3.1.2 Kích cỡ mẫu nghiên cứu ...................................................................... 36 3.2 Mô hình thực nghiệm ........................................................................... 37 3.3 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 41 3.3.1 Kiểm định các trường hợp khuyết tật của mô hình do vi phạm các giả định .............................................................................................................. 43 3.3.2 Phương pháp hồi quy GMM ................................................................ 44 3.3.2.1 Ưu điểm của GMM ............................................................................. 44
  6. 3.3.2.2 Thủ tục ước lượng GMM và kiểm định cơ bản. ................................. 47 3.3.2.3 Tính chất của phương pháp ước lượng GMM. ................................... 48 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 50 4.1 Phân tích thống kê mô tả...................................................................... 51 4.1.1 Kiểm định sự tương quan và đa cộng tuyến ........................................ 53 4.1.1.1 Ma trận tương quan đơn tuyến tính giữa các cặp biến........................ 53 4.1.1.2 Kiểm định đa cộng tuyến .................................................................... 54 4.1.2 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi phần ư trên ữ liệu bảng - Greene (2000) .............................................................................................................. 55 4.1.3 Kiểm định hiện tượng tự tương quan phần ư trên ữ liệu bảng - Wooldridge (2002) và Drukker (2003) .......................................................................... 55 4.2 Phân tích kết quả hồi quy ..................................................................... 56 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN .......................................................................................... 61 5.1 Tóm tắt các kết quả chính của đề tài .................................................... 61 5.2 Một số khuyến nghị ............................................................................. 62 5.3 Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo ..................... 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHTM : Ngân hàng thương mại CSTT : Chính sách tiền tệ NHTW : Ngân hàng trung ương TCTD : tổ chức tín dụng TSSL : tài sản sinh lời GMM : Phương pháp hồi quy với biến công cụ
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu về nguồn gốc của sự truyền dẫn .............................. 22 Bảng 2.2 Tóm tắt các nghiên cứu về kênh truyền dẫn cú sốc thanh khoản .................. 25 Bảng 2.3 Tóm tắt các nghiên cứu về hiện tượng tháo chạy ngân hàng ........................ 27 Bảng 2.4 Tóm tắt các nghiên cứu về truyền dẫn cú sốc thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng ...................................................................................................................... 31 Bảng 3.1 Vắn tắt các biến đo lường sử dụng trong nghiên cứu .................................... 39 Bảng 4.1 Thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình ................................................ 51 Bảng 4.2 Kết quả ma trận tương quan .......................................................................... 53 Bảng 4.3 Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai .............. 54 Bảng 4.4 Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi mô hình ............................................. 55 Bảng 4.5 Kết quả kiểm tra tự tương quan mô hình ....................................................... 56 Bảng 4.6 Kết quả hồi quy mô hình .............................................................................. 57
  9. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Sơ đồ minh hoạ các kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ .......................... 9
  10. TÓM TẮT Bài viết này tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm về sự truyền ẫn cú sốc thanh khoản trong hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009. Cụ thể, bài nghiên cứu tập trung phân tích giả thuyết cho rằng khủng hoảng tài chính tồn tại như một cú sốc thanh khoản và nó được truyền từ ngân hàng này sang ngân hàng khác thông qua kênh cho vay liên ngân hàng. Bên cạnh đó, đề tài cũng xem xét liệu kênh huy động có vai trò như thế nào đến kênh cho vay liên ngân hàng trong việc truyền dẫn cú sốc thanh khoản? Bằng việc sử dụng bộ dữ liệu bảng của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016 bài nghiên cứu rút ra được các phát hiện quan trọng sau đây: Thứ nhất, khủng hoảng tài chính tồn tại như một cú sốc thanh khoản, cụ thể việc truyền dẫn những cú sốc về thanh khoản trong toàn hệ thống ngân hàng xảy ra là do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đối với kênh cho vay liên ngân hàng. Thứ hai, có tồn tại mối quan hệ giữa cú sốc thanh khoản và kênh cho vay liên ngân hàng và khủng hoảng tài chính đã làm nghiêm trọng hơn mối quan hệ này. Thứ ba, kênh huy động được xem như là một thước đo ảnh hưởng của cú sốc thanh khoản và có sự tác động khác nhau giữa hai kênh huy động của khách hàng và của ngân hàng đến kênh cho vay liên ngân hàng trong việc truyền dẫn các cú sốc thanh khoản giữa các NHTM Việt Nam. Từ khóa: khủng hoảng tài chính, cú sốc thanh khoản, kênh cho vay liên ngân hàng, ngân hàng chạy, truyền dẫn CSTT.
  11. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Lý do chọn đề tài Mục tiêu hàng đầu của các quốc gia phát triển hay đang phát triển luôn là tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát. Để đạt được những mục tiêu này thì việc thực thi một CSTT hiệu quả là một vấn đề rất quan trọng, bởi đây là một trong những công cụ giữ vai trò quyết định trong việc quản lý, điều tiết nền kinh tế vĩ mô. CSTT ảnh hưởng đến nền kinh tế thông qua nhiều kênh khác nhau như kênh tín ụng, kênh tài sản và kênh lãi suất… (Chatelain và cộng sự, 2002). Theo nghiên cứu của Angeloni và cộng sự (2003) đã chỉ ra rằng, kênh lãi suất thường là kênh truyền dẫn quan trọng nhất tại các quốc gia phát triển với thị trường tài chính hiện đại, ngược lại, theo Disyatat và Vongsinsirikul (2003), kênh tín dụng và kênh tỷ giá là các kênh chủ đạo tại các quốc gia đang phát triển. Đối với nước ta hiện nay, thị trường tài chính chưa thực sự phát triển. Thị trường tiền tệ chưa tạo được tiền đề cho sự phát triển năng động và hiệu quả, việc sử dụng các công cụ tiền tệ còn hạn chế. Thị trường vốn thì chưa phải là kênh phân bổ vốn đa ạng và có hiệu quả của nền kinh tế. Thị trường cổ phiếu và trái phiếu đều quá nhỏ bé, khối lượng hàng hóa không đủ để tạo môt thị trường vốn sôi động và hấp dẫn. Trong bối cảnh đó, thị trường tín dụng giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, vai trò của hệ thống NHTM ngày càng được khẳng định trong huyết mạch của nền kinh tế. Thị trường tín dụng phát triển lành mạnh là nhân tốt cần thiết đảm bảo sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, CSTT có thể tác động tới nền kinh tế qua nhiều kênh khác nhau nhưng rõ ràng trong điều kiện tài chính như nước ta thì kênh tín dụng (trong đó, kênh cho vay giữ vai trò trọng yếu) thực sự là kênh truyền dẫn tác động CSTT quan trọng và phổ biến đối với nền kinh tế Việt Nam.
  12. 2 Bên cạnh đó, ngân hàng kinh oanh trên lĩnh vực vô cùng nhạy cảm là tiền tệ, các vấn đề xung quanh lĩnh vực này luôn được xem xét hết sức thận trọng vì có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của ngân hàng nói riêng và của cả nên kinh tế nói chung. Trong các hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng thì ba mục tiêu: an toàn, sinh lợi và thanh khoản là ba mục tiêu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, vấn đề thanh khoản là vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Thanh khoản ưới góc độ ngân hàng được xem là khả năng tức thời để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi cũng như giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết và nguồn cung cấp thanh khoản chủ yếu là từ các khoản tiền gửi mà ngân hàng nhận được (gồm kênh huy động từ khách hàng cá nhân và từ các ngân hàng). Điều này làm cho các nhà quản lý luôn phải có các biện pháp để đo lường, quản lí và lập kế hoạch thu hút các nguồn vốn vào ngân hàng và sử dụng sao cho vừa đảm bảo tính sinh lời của tài sản vừa đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng với mức chi phí tối thiểu. Có thể nói, khả năng thanh khoản là vấn đề rất nhạy cảm trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Một ngân hàng bị mất khả năng thanh khoản sẽ nhanh chóng đi tới bờ vực phá sản và ảnh hưởng tới tính ổn định của toàn bộ hệ thống. Cuộc khủng hoảng ưới chuẩn được đặc trưng bởi một sai lệch tín dụng to lớn đã ẫn đến việc ngừng cho vay bất ngờ giữa các ngân hàng và sự gián đoạn lớn trong hoạt động huy động và cho vay. Một tài liệu cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính được đặc trưng bởi sự gia tăng rút tiền gửi, dẫn đến hiện tượng tháo chạy ngân hàng (Diamond và Dybvig, 1983), khiến các ngân hàng bị ảnh hưởng đã truyền các cú sốc thanh khoản sang các ngân hàng khác từ việc giảm cho vay liênngân hàng, vì vậy cú sốc thanh khoản thực sự là một vấn đề quan trọng và nó ảnh hưởng đến nền kinh tế thực. Do đó, điều tra vấn đề này tại Việt Nam là hữu ích
  13. 3 cho việc điều hành CSTT của NHNN và việc ban hành các chính sách quản lý của các nhà quản trị ngân hàng. Như vậy, câu hỏi được đặt ra ở đây là: Thứ nhất, liệu khủng hoảng tài chính có thực sự là cú sốc thanh khoản? Thứ hai, có tồn tại hay không mối quan hệ giữa cú sốc thanh khoản với kênh cho vay liên ngân hàngvà liệu khủng hoảng tài chính có làm nghiêm trọng mối quan hệ này không? Thứ ba, kênh huy động (nguồncung thanh khoản của ngân hàng) có vai trò như thế nào trong việc truyền dẫn cú sốc thanh khoản qua kênh cho vay liên ngân hàng? Để làm rõ hơn về các vấn đề này, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Sự truyền dẫn cú sốc thanh khoản và kênh cho vay liên ngân hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trước và sau khủng hoảng” để làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 1.2 Mục tiêu và các vấn đề nghiên cứu Mục tiêu chung: Xem xét liệu có tồn tại sự truyền dẫn cú sốc thanh khoản cũng như chiều hướng và mức ảnh hưởng đến kênh cho vay liên ngân hàng tại các NHTM Việt Nam trước và sau giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007- 2009. Mục tiêu cụ thể: - Kiểm tra xem liệu khủng hoảng tài chính có thực sự là cú sốc thanh khoản và có tồn tại hay không mối quan hệ giữa cú sốc thanh khoản đến kênh cho vay liên ngân hàng (đánh giá mức ý nghĩa, so sánh chiều hướng tác động cũng như độ lớn của các hệ số hồi quy). - Xem xét kênh huy động có vai trò như thế nào trong sự truyền dẫn cú sốc thanh khoản đến kênh cho vay liên ngân hàng trong giai đoạn khủng hoảng.
  14. 4 1.3 Đối tượng nghiên cứu Bài thực hiện nghiên cứu về cú sốc thanh khoản và kênh cho vay liên ngân hàng với đối tượng không gian là các ngân hàng thương mại Việt Nam và đối tượng thời gian là năm 2006 đến năm 2016. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu dùng dữ liệu được thu thập từ năm 2006 đến năm 2016 để tạo ra bộ dữ liệu bảng theo dạng cân bằng. Dữ liệu được thu thập và tổng hợp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng vào thời điểm cuối năm tài chính (ngày 31 tháng 12). Bài sử ụng phương pháp nghiên cứu định lượng và sử ụng mô hình phân tích hồi quy ữ liệu bảng. Trong đó, lần lượt thực hiện các kiểm định giả thiết định lượng đa cộng tuyến, tự tương quan, phương sai thay đổi. Đề tài sử ụng mô hình ước lượng GMM trên ữ liệu bảng được giới thiệu bởi Arellano Bon (1991) nhằm kiểm soát các giả thiết định lượng tự tương quan, phương sai thay đổi và nội sinh cho kết quả tin cậy. Các phần mềm được tác giả sử ụng là xcel 2010 và Stata 13 trong tính toán và ước lượng. 1.5 Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài Về mặt lý luận: bài nghiên cứu đóng góp một bằng chứng thực nghiệm về sự truyền dẫn cú sốc thanh khoản đến kênh cho vay trên thị trường liên ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu. Từ đó củng cố các học thuyết cũng như các quan điểm nghiên cứu trước để làm rõ mối quan hệ này Về mặt thực tiễn: hiểu rõ hơn về sự truyền dẫn cú sốc thanh khoản đến kênh cho vay trên thị trường liên ngân hàng tại Việt Nam. Từ đó cho phép đưa ra các giải
  15. 5 pháp và kiến nghị giúp cho các nhà quản trịngân hàng kiểm soát cú sốc thanh khoản, tạo tiền đề cho NHTW điều hành CSTT một cách có hiệu quả thông qua kênh cho vay liên ngân hàng để đạt được các mục tiêu đề ra. 1.6 Bố cục của luận văn Ngoài các phần tóm tắt, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng, danh mục hình, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của bài nghiên cứu bao gồm 5 chương sắp xếp theo bố cục như sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài Trong chương này, tác giả sẽ làm rõ lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, các vấn đề cần nghiên cứu đồng thời giới thiệu tổng quan về phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa khi thực hiện đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đây Trong chương này, tác giả sẽ tổng hợp cơ sở lý luận khoa học, những nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về sự truyền dẫn cú sốc thanh khoản giữa các NHTM và mối quan hệ giữa cú sốc thanh khoản đến kênh cho vay liên ngân hàng trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Nội dung chính của chương này tác giả sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu, giải thích các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình, mô tả các đặc điểm của mô hình thực nghiệm, các giả định đặt ra để kiểm định và nguồn dữ liệu để thực hiện nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu Trong chương này, tác giả trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy khủng hoảng tài chính thực sự là một cú sốc thanh khoản, có mối quan hệ với kênh cho vay liên ngân hàng và đã làm nghiêm trọng hơn tác động của các yếu tố ảnh
  16. 6 hưởng đến kênh cho vay liên ngân hàng mà chủ yếu là tác động của kênh huy động tại các ngân hàng thương mại. Chương 5: Kết luận và hướng nghiên cứu mở rộng Ở chương này, tác giả tổng kết lại các vấn đề nghiên cứu, kết luận lại kết quả thực nghiệm từ mô hình nghiên cứu, nêu lên những hạn chế của đề tài và hướng mở rộng đề tài.
  17. 7 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 2.1 Chính sách tiền tệ và sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ Kênh truyền dẫn tác động của CSTT thường là thông qua hệ thống tài chính và kênh ngân hàng. Đặc biệt, tại các nền kinh tế mà nguồn vốn tín dụng ngân hàng có vai trò quyết định trong hoạt động đầu tư và các ngân hàng hàng nhỏ đóng góp một vai trò tương đối quan trọng trong thị trường tài chính (bank based) thì rõ ràng các nhà điều hành chính sách cần quan tâm hơn tới kênh truyền dẫn qua tín dụng ngân hàng (điển hình là kênh cho vay). Và một trong các nhân tố ảnh hưởng đến sự truyền dẫn CSTT qua kênh cho vay là tính thanh khoản trên thị trường ngân hàng. Do đó, việc nghiên cứu để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa thanh khoản và kênh cho vay là rất hữu ích cho việc hoạch định chính sách, góp phần phát triển một phản ứng CSTT thích hợp để giúp nền kinh tế vượt qua những cú sốc thanh khoản. 2.1.1 Chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ là một bộ phận trong tổng thể hệ thống chính sách kinh tế của nhà nước để thực hiện việc quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn nhất định. Chính sách tiền tệ có thể được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa thông thường. Theo nghĩa rộng thì CSTT là chính sách điều hành toàn bộ khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân nhằm tác động đến bốn mục tiêu lớn của kinh tế vĩ mô, trên cơ sở đó đạt mục tiêu cơ bản là ổn định tiền tệ, giữ vững sức mua của đồng tiền, ổn định giá cả hàng hóa. Theo nghĩa thông thường là chính sách quan tâm đến khối lượng tiền cung ứng tăng thêm trong thời kì tới (thường là một năm) phù hợp với
  18. 8 mức tăng trưởng kinh tế dự kiến và chỉ số lạm phát nếu có, tất nhiên cũng nhằm ổn định tiền tệ và ổn định giá cả hàng hóa. Hiểu đơn giản là CSTT được xem là các hành động của NHTW nhằm thay đổi cung tiền hoặc lãi suất chính sách để hướng đến mục tiêu ổn định lạm phát, tăng trưởng kinh tế, toàn dụng lao động và ổn định tỷ giá hối đoái. Trong đó, công cụ của CSTT gồm lãi suất chính sách (lãi suất tái chiết khấu, lãi suất liên ngân hàng), mua bán chứng khoán ngắn hạn trên thị trường mở hay sử dụng dự trữ bắt buộc. Tác động của CSTT luôn được thể hiện rõ nét và có uy lực tới nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng so với nhiều chính sách kinh tế vĩ mô khác trong suốt quá trình vận hành của nền kinh tế, đặc biệt là trong ngắn hạn. Vì vậy, để có một CSTT phù hợp, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải có một sự hiểu biết rõ ràng về cơ chế truyền dẫn tiền tệ và tầm quan trọng của các kênh truyền dẫn khác nhau như tín ụng, lãi suất và tỷ giá hối đoái... và ảnh hưởng của các kênh truyền dẫn này đến các khu vực của nền kinh tế. 2.1.2 Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ Truyền dẫn CSTT là quá trình truyền dẫn những thay đổi trong lãi suất chính sách hoặc cung tiền đến các thay đổi khác của các yếu tố kinh tế như lãi suất thị trường, giá tài sản, tỷ giá hối đoái, dòng tiền, cung tín dụng ngân hàng, tiêu ùng tư nhân… để hướng đến mục tiêu cuối cùng là mức giá, tăng trưởng kinh tế và lao động của nền kinh tế (Mankiw and Taylor, 2011).
  19. 9 Hình 2.1: Sơ đồ minh hoạ các kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ 1 Các cú sốc nằm Lãi suất chính thức ngoài sự kiểm soát của NHTW Sự kỳ vọng Lãi suất thị trường và ngân Thay đổi phí rủi hàng ro Thay đổi vốn Tiền tệ, tín dụng Giá tài Lãi suất Tỷ giá ngân hàng sản mục tiêu Thay đổi của kinh tế thế giới Thu nhập tiền Cung cầu hàng hóa và lao động lương và giá cả trên thị trường Thay đổi chính sách tài khóa Giá trong nước Giá nhập khẩu Thay đổi giá hàng hóa Mức giá chung của nền kinh tế Hình trên trình bày cơ chế truyền dẫn công cụ CSTT đến mức giá chung của nền kinh tế. Ví dụ như cơ chế truyền dẫn CSTT qua kênh cho vay, NHTW mở rộng mức cung tiền trong nền kinh tế, làm cho lãi suất thị trường giảm xuống cũng như lãi suất liên ngân hàng sẽ giảm, từ đó làm gia tăng các khoản cho vay ngân hàng, chính việc tăng các khoản vay sẽ làm đầu tư và tiêu ùng của các chủ thể kinh tế cũng tăng theo ẫn đến mức giá chung của nền kinh tế tăng (trường hợp CSTT nới lỏng) M -> lãi suất giảm -> các khoản vay ngân hàng tăng -> I -> Y  Hàm ý quan trọng của quan điểm về kênh cho vay là CSTT có ảnh hưởng lớn đến tới sự tiêu dùng của các công ty nhỏ phụ thuộc nhiều vào các khoản vay 1 Nguồn: https://www.ecb.europa.eu/mopo/intro/transmission/html/index.en.html
  20. 10 ngân hàng hơn là các công ty lớn có khả năng huy động vốn trực tiếp từ thị trường bằng cách phát hành cổ phiếu và trái phiếu. 2.1.3 Các kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ 2.1.3.1 Kênh lãi suất Kênh lãi suất là kênh cơ bản được đề cập tới trong nhiều lý thuyết kinh tế trong hơn năm mươi năm qua và là cơ chế truyền dẫn tiền tệ quan trọng trong mô hình IS-LM của phái Keynes, một nền tảng cho lý thuyết kinh tế học vĩ mô hiện nay. Quan điểm của phái Keynes với mô hình IS-LM được thể hiện thông qua sơ đồ truyền dẫn sau: M => ir  => Y M thể hiện việc nới lỏng chính sách tiền tệ, khiến lãi suất thực giảm ( ir ), do đó làm giảm chi phí vốn, ẫn đến tăng chi tiêu cho đầu tư (I ), từ đó ẫn đến tăng tổng cầu và tăng sản lượng (Y). Việc điều hành CSTT thông qua kênh lãi suất đang ần trở thành xu hướng toàn cầu khi các NHTW trên thế giới đang cố gắng thiết lập các mức lãi suất ngắn hạn để điều tiết thị trường và đạt được các mục tiêu vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát. Đó là o, lãi suất điều hành của NHTW có thể tác động tới chi phí vốn, thông qua đó, tác động đến hoạt động đầu tư, thu nhập, tiết kiệm, tiêu dùng của nền kinh tế, giá cả và sự chuyển dịch các tài sản tài chính từ đó tác động đến tổng cầu và CPI, giúp các quyết định CSTT của NHTW có thể lan tỏa tới nền kinh tế. Đã có nhiều nghiên cứu về cơ chế truyền tải CSTT thông qua kênh lãi suất được công bố trên thế giới cũng như ở Việt Nam tất cả các nghiên cứu đều khẳng định sự tồn tại của kênh lãi suất tới nền kinh tế. Thông qua việc điều chỉnh các mức lãi suất NHTW có thể tác động tới nền kinh tế và đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiểm soát CPI.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2