intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của đa dạng hóa đầu tư đến hiệu quả và giá trị của doanh nghiệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

28
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong phạm vi đề tài này, tác giả mong muốn cung cấp một cái nhìn rõ hơn về vấn đề đa dạng hóa cũng như những nhân tố tác động đến sự thay đổi trong giá trị và hiệu quả doanh nghiệp kinh doanh đa ngành. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của đa dạng hóa đầu tư đến hiệu quả và giá trị của doanh nghiệp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ---------oOo--------- LÊ THỊ NGỌC LINH TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA ĐẦU TƯ ĐẾN HIỆU QUẢ VÀ GIÁ TRỊ CỦA DOANH NGHIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ---------oOo--------- LÊ THỊ NGỌC LINH TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA ĐẦU TƯ ĐẾN HIỆU QUẢ VÀ GIÁ TRỊ CỦA DOANH NGHIỆP Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.34.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TẤN HOÀNG TP. Hồ Chí Minh – 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn khoa học của TS.NGUYỄN TẤN HOÀNG. Các phân tích, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013 Tác giả Lê Thị Ngọc Linh
  4. LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy hướng dẫn khoa học TS.NGUYỄN TẤN HOÀNG về những ý kiến đóng góp, những hướng dẫn, chỉ bảo rất có giá trị giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô trong Khoa Tài chính, gia đình và bạn bè đã hết lòng ủng hộ, động viên tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013 Học viên Lê Thị Ngọc Linh
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các biến Bảng 3.2 Bảng tổng hợp các kỳ vọng Bảng 4.1 Phân ngành mẫu nghiên cứu Bảng 4.2 Kết cấu phân ngành của doanh nghiệp đa ngành Bảng 4.3 Thống kê mô tả các biến của mô hình hồi qui Bảng 4.4 Mô tả biến giá trị vượt trội theo thời gian Bảng 4.5: Kết quả hồi quy của giá trị vượt trội Bảng 4.6: Kết quả hồi quy của hiệu quả vượt trội Bảng 4.7: Mối liên hệ giữa giá trị vượt trội và hiệu quả vượt trội
  6. MỤC LỤC TÓM TẮT ........................................................................................................................................2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..............................................................................................................3 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ....................................................7 2.1 Các kết quả nghiên cứu trước đây ...........................................................................................7 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................. 11 3.1 Thiết kế và lựa chọn mô hình nghiên cứu: ............................................................................ 11 3.2 Biến và giả thuyết nghiên cứu: .......................................................................................... 12 3.2.1 Biến phụ thuộc và biến độc lập trong mô hình nghiên cứu: ........................................... 13 3.2.2 Các kỳ vọng về kết quả nghiên cứu: .............................................................................. 17 3.3 Dữ liệu và xử lý dữ liệu: .................................................................................................... 20 3.3.1 Nguồn dữ liệu ................................................................................................................ 20 3.3.2 Xử lý dữ liệu và mẫu nghiên cứu. .................................................................................. 21 CHƯƠNG 4: NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 23 4.1 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................................ 23 4.1.1 Phân tích tổng quát mẫu nghiên cứu ............................................................................... 23 4.1.2 Phân tích đơn biến. ......................................................................................................... 26 4.1.2 Phân tích mô hình hồi quy. ............................................................................................. 29 4.2 Kết quả nghiên cứu .......................................................................................................... 36 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ............................................................................................................... 38 5.1 Kết quả nghiên cứu ........................................................................................................... 38
  7. 1 5.2 Hạn chế của đề tài ............................................................................................................. 39 5.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................................................. 40
  8. 2 TÓM TẮT Qua nghiên cứu về mức ảnh hưởng của đa dạng hóa đến giá trị doanh nghiệp của 70 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2007-2012, tác giả thấy rằng: bước đầu, khi thực hiện phương pháp phân tích đơn biến và phân tích đa biến với phương pháp bình phương bé nhất dữ liệu bảng, chạy mô hình Stata để kiểm định sự tương quan và mới lien hệ giữa các biến, kết quả cho thấy giá trị vượt trội và hiệu quả vượt trội có mối tương quan âm với biến đa dạng hóa, đồng thời biến hiệu quả vượt trội lại có mối tương quan dương với giá trị doanh nghiệp. Những đặc điểm này phù hợp với thực tế của Việt Nam hiện nay, và tương đồng với nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trước đó trên thế giới như của Berger và Ofeck (1995), Campa và Kedia (2002), Andre J.Bate (2007),…. Từ khóa: đa dạng hóa, công ty đa ngành, kinh doanh đơn ngành,sự phát triển, giá trị doanh nghiệp, giá trị vượt trội, hiệu quả vượt trội, đầu tư đa ngành,…
  9. 3 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Trong chương này, tác giả nêu lên cơ sở cho quá trình thực hiện đề tài, bao gồm các nội dung sau: Giới thiệu. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Bố cục đề tài. 1.1 Giới thiệu Tại Việt Nam hiện nay, hầu hết các công ty lớn đang niêm yết hiện nay đều có chiến lược giống nhau là đa dạng hóa ngành nghề, nhắm vào lĩnh vực đầu tư tài chính, thành lập ngân hàng và công ty chứng khoán như: REE, SAM, FPT, ITA, SJS, GMD... Trong khi đó, tiềm năng phát triển các lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp vẫn còn cao. Điều này thể hiện sự luẩn quẩn trong việc hoạch định chiến lược phát triển và sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp. Lịch sử các thị trường chứng khoán trên thế giới đã chứng minh rằng các tập đoàn và các công ty lớn sẽ vượt trội các công ty nhỏ chỉ khi họ tập trung toàn lực vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh "chuyên ngành" của họ. Nếu phân tán nguồn lực và mở rộng hoạt động kinh doanh sang nhiều lĩnh vực mới, họ thường bị những công ty vừa và nhỏ vượt qua. Bản thân thương hiệu của những tập đoàn này sẽ bị giảm sút vì thương hiệu của họ gắn với rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Trên thế giới, đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác động của đa dạng hóa đến giá trị doanh nghiệp. Theo Campa và Kedia (2002), các doanh nghiệp lựa chọn thực hiện đa dạng hóa khi các lợi ích của đa dạng hóa lớn hơn chi phí của đa dạng hóa. Những lợi ích từ đa dạng hóa có thể phát sinh từ hiệu quả kinh tế do qui mô lớn, gia
  10. 4 tăng khả năng vay nợ, hiệu quả phân bổ nguồn lực thông qua các thị trường vốn nội bộ và nhiều yếu tố khác. Các chi phí của đa dạng hóa có thể phát sinh từ sự phân bổ không hiệu quả các nguồn lực thông qua thị trường vốn nội bộ, khó khăn trong việc thúc đẩy các hợp đồng với điều kiện tối đa hóa, khoảng cách thông tin giữa trung tâm quản lý và nhà quản lý bộ phận, sự bất đồng giữa người quản lý và chủ sở hữu,…. Chính sự chênh lệch giữa những lợi ích và chi phí đó sẽ làm tăng hoặc giảm giá trị của doanh nghiệp, và điều quan trọng đối với các doanh nghiệp khi thực hiện đa dạng hóa là xem xét các đặc tính nào có thể ảnh hưởng đến giá trị cũng như các quyết định đa dạng hóa của doanh nghiệp mình. Bài nghiên cứu: “Tác động của đa dạng hóa đầu tư đến hiệu quả và giá trị của doanh nghiệp” với mục đích là tìm hiểu xem mức độ ảnh hưởng của đa dạng hóa lên giá trị và hiệu quả của doanh nghiệp tại thị trường mới nổi như ở Việt Nam như thế nào, liệu rằng nó có tương đồng với đa phần các kết quả nghiên cứu đã thực hiện trên thế giới hay không, đồng thời tìm kiếm nguyên nhân dẫn đến sự ảnh hưởng đó. Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nên tập trung vào lĩnh vực kinh doanh mà công ty có sẵn kinh nghiệm và lợi thế, tránh đầu tư vào những lĩnh vực ngoài tầm hiểu biết hay là mở rộng ngành nghề kinh doanh là điều đáng xem xét. 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu: Trong phạm vi đề tài này, tác giả mong muốn cung cấp một cái nhìn rõ hơn về vấn đề đa dạng hóa cũng như những nhân tố tác động đến sự thay đổi trong giá trị và hiệu quả doanh nghiệp kinh doanh đa ngành. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu về vấn đề đa dạng hóa cũng như những nhân tố tác động đến sự thay đổi trong giá trị và hiệu quả doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là: - Giá trị của các doanh nghiệp đa dạng hóa tăng hay giảm hơn so với các
  11. 5 doanh nghiệp kinh doanh đơn ngành? - Giá trị của doanh nghiệp đa ngành tăng hay giảm hơn so với doanh nghiệp đơn ngành có phải là do việc đa dạng hóa, hay là do các yếu tố khác? 1.3 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu giá trị doanh nghiệp bị ảnh hưởng như thế nào khi thực hiện kinh doanh đa ngành của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán trong giai đoạn 2007 – 2012. Số liệu được trích xuất ra từ các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các doanh nghiệp, nguồn số liệu được lấy từ các website như www.cophieu68.com , www.fpts.com.vn ,….. Đề tài kế thừa các kết quả và các mô hình nghiên cứu từ các học giả trên thế giới đã thực hiện tại các thị trường khác nhau, để nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp ở Việt Nam. Đề tài sử dụng mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất LS (Least Squares), mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên REM (Random Effect Model) mô hình hồi quy tác động cố định FEM (Fix Effect Model) còn gọi là hồi quy biến giả bình phương nhỏ nhất LSDV (Least Squares Dummy Variable) trên dữ liệu bảng (Pannel data) để phân tích mối quan hệ giữa giá trị của doanh nghiệp kinh doanh đa ngành và kinh doanh đơn ngành, cụ thể: - So sánh giá trị vượt trội (Excess Value - EXVAL) và hiệu quả vượt trội (Excess Performance - EXPER) của những doanh nghiệp đơn ngành với doanh nghiệp đa ngành, để xem loại doanh nghiệp nào có giá trị và hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, đề tài cũng xem xét chỉ tiêu hiệu quả vượt trội EXPER có mối liên hệ với chỉ tiêu giá trị vượt trội EXVAL như thế nào.
  12. 6 - Thực hiện chạy mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất LS và mô hình hồi quy FEM, REM để xác định việc tăng hoặc giảm giá trị và hiệu quả của doanh nghiệp đa ngành, từ đó xác định nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi giá trị và hiệu quả của doanh nghiệp đa ngành so với doanh nghiệp đơn ngành. 1.4 Bố cục đề tài. Bài luận văn được thiết kế bao gồm năm chương, nội dung của các chương được trình bày như sau: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận
  13. 7 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1 Các kết quả nghiên cứu trước đây Andre J.Bate- 2007 đã thực hiện nghiên cứu trên 70 doanh nghiệp của New Zealand từ năm 1993-2005 với mẫu khảo sát gồm 411 năm-doanh nghiệp, trong đó có 56 doanh nghiệp đơn ngành với 325 năm-doanh nghiệp đơn ngành và 14 doanh nghiệp đa ngành với 86 năm-doanh nghiệp đa ngành, kết quả đã cho thấy rằng giá trị doanh nghiệp kinh doanh đa dạng hóa giảm 35% so với doanh nghiệp kinh doanh đơn ngành. Và kết quả này phù hợp với rất nhiều bằng chứng đã nghiên cứu trước đây. Khi cố định các thuộc tính không được quan sát nhưng có ảnh hưởng đến quyết định đa dạng hóa (là năm và doanh nghiệp – đây là hai đặc tính nổi bật nhất) để kiểm tra nguyên nhân của việc giảm giá trị của các doanh nghiệp đa dạng hóa, Andre J.Bate đã gặp phải thất bại do các hệ số tìm được từ phương trình hồi quy không có ý nghĩa thống kê. Tiếp tục kiểm tra về tác động của chi phí đại diện lên sự sụt giảm giá trị doanh nghiệp, ông cũng bị thất bại vì hệ số tìm được không như mong đợi của giả thuyết ban đầu. Ông cho rằng, sự giảm sút giá trị của các doanh nghiệp này không phải là do việc đa dạng hóa gây ra, mà có thể là do một số đặc điểm khác của doanh nghiệp không được phù hợp khi kết hợp với nhau, hoặc cũng có thể do sự cô lập về địa lý và thị trường của các doanh nghiệp ở NewZealand, dẫn đến tình trạng là các doanh nghiệp này khai thác cạn kiệt các cơ hội tăng trưởng rồi sau đó mới tiến đến thực hiện đa dạng hóa, và điều này cũng làm cho các doanh nghiệp đa dạng hóa có giá trị giảm đi. Ngoài ra, khi kiểm tra sự giảm sút về giá trị và hiệu quả của nghiên cứu này, ông không tìm thấy được mối liên quan nào giữa việc giảm giá trị với giảm hiệu quả,
  14. 8 và sự xung đột giữa lợi ích của các doanh nghiệp con. Với nghiên cứu của S.S.Chen và K.W.Ho (2000) nghiên cứu 145 doanh nghiệp ở Singapore, các mức độ của đa dạng hóa doanh nghiệp có tương quan dương đối với qui mô doanh nghiệp, và có tương quan âm đối với các cổ đông nằm ngoài ban quan lý, tuy nhiên không có bằng chứng cho thấy các cổ đông nằm trong ban quản lý thì có tương quan dương với mức độ đa dạng hóa. S.S.Chen và K.W.Ho cho rằng, giá trị của các doanh nghiệp đa dạng hóa giảm đi trong trường hợp các doanh nghiệp này có số cổ đông nắm quyền quản lý ít hơn, và việc giảm giá trị này xảy ra có thể liên quan đến vấn đề về chi phí đại diện. Còn các cổ đông nằm ngoài ban quản lý thì chưa có bằng chứng thể hiện sự tác động đến giá trị doanh nghiệp. Tác giả cho rằng, đối với các doanh nghiệp có giá trị bị giảm đi như thế, thì các cổ đông nằm ngoài ban quản lý thực hiện các hành động nhằm cản trở việc đa dạng hóa doanh nghiệp, nhưng cũng không có bằng chứng cho thấy chi phí đại diện trong trường hợp này được giảm đi. Nghiên cứu Hadlock và các tác giả (2001) được tiến hành trên mẫu gồm 641 trường hợp phát hành cổ phiếu từ năm 1983 – 1985, cho thấy đối với doanh nghiệp đa dạng hóa, sự tăng lên đáng kể nhất là vấn đề về đại diện, khi cho rằng nhà quản lý tập trung quá nhiều vào những dự án kém hiệu quả hơn so với doanh nghiệp đơn ngành. Hay nói khác đi, doanh nghiệp đa ngành có xu hướng được điều hành bởi những nhà quản lý thích đầu tư tràn lan. Nếu doanh nghiệp đa dạng hóa có xu hướng chi tiền vào những dự án kém hiệu quả, và nếu xem việc phát hành cổ phiếu là một dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp này đang cần tiền vào những dự án kém hiệu quả như thế, thì lẽ ra thị trường sẽ có những phản ứng tiêu cực đối với doanh nghiệp đa dạng hóa khi phát hành cổ phiếu. Nhưng trong kết quả thực nghiệm thì lại ngược
  15. 9 lại với lý thuyết này. S.C.Bae và T.H.Kwon (2008) thực hiện nghiên cứu trên các doanh nghiệp sản xuất tại Hàn Quốc từ năm 1994-2000 với mẫu khảo sát bao gồm 2.894 năm-doanh nghiệp, các doanh nghiệp kinh doanh đa ngành bị giảm đi so với các doanh nghiệp kinh doanh đơn ngành. Việc đa dạng hóa của các tập đoàn Hàn Quốc làm cho giá trị các tập đoàn này giảm đi, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của từng loại đa dạng hóa sẽ khác nhau, trong khi các doanh nghiệp đa dạng hóa không liên kết có giá trị doanh nghiệp giảm đi, thì những doanh nghiệp đa dạng hóa có liên kết lại có giá trị doanh nghiệp giảm không rõ ràng. Theo Burch và Nanda (2001) nghiên cứu trên những doanh nghiệp chia tách ngành kinh doanh, nhận thấy rằng, các doanh nghiệp sau khi chia tách đã tạo ra giá trị cao hơn so với doanh nghiệp trước khi chia tách, tức là doanh nghiệp kinh doanh đơn ngành có giá trị cao hơn so với đa dạng hóa. Theo Campa và Kedia (2002), tác giả cho rằng, các doanh nghiệp có quyết định đa dạng hóa khi họ không còn cơ hội tăng trưởng trong lĩnh vực của mình nữa. Do vậy, đối với trường hợp này, giá trị doanh nghiệp giảm dẫn đến đa dạng hóa ngành nghề chứ không phải do đa dạng hóa mà làm cho giá trị doanh nghiệp giảm. Theo Makoto Nakano (2004) nghiên cứu về cấu trúc tài chính trên các doanh nghiệp đa dạng hóa của Nhật trong giai đoạn 1998 – 2001, cho thấy rằng, các doanh nghiệp càng có nhiều ngành nghề thì có lợi ích, doanh số và rủi ro càng thấp và đòn bẩy tài chính càng cao. Đồng thời, với các doanh nghiệp thực hiện đa dạng hóa thì giá trị của nó giảm 5%. Ông cũng tiến hành tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm đó thì nhận thấy, các doanh nghiệp thực hiện đa dạng hóa không liên kết có sự sụt giảm lớn nhất, và những lợi ích có được từ việc đa dạng hóa như tiết kiệm thuế
  16. 10 hoặc đòn bẩy tài chính vẫn còn quá ít, và không đủ để bù đắp phần sụt giảm đó.
  17. 11 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thiết kế và lựa chọn mô hình nghiên cứu: Đề tài được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định lượng. Ở đây, tác giả sử dụng dữ liệu bảng hay còn gọi là dữ liệu kết hợp các dữ liệu theo chuỗi thời gian và không gian. Đối với mô hình hồi quy, tác giả lựa chọn xuất phát từ những nghiên cứu trước đây liên quan đến đánh giá ảnh hưởng của việc đa dạng hóa tác động đến giá trị doanh nghiệp. Do đặc điểm của các doanh nghiệp tại Việt Nam, và một phần cũng do cấu trúc của các bảng báo cáo tài chính ảnh hưởng đến việc thu thập số liệu nghiên cứu, nên tác giả đã lựa chọn mô hình nghiên cứu đánh giá giá trị doanh nghiệp theo bội số của theo Andry J.Bate (2007) dựa trên nền tảng của Berge và Ofeck để kiểm tra ảnh hưởng của đa dạng hóa đến giá trị và hiệu quả doanh nghiệp, cụ thể như sau: - Phân tích đơn biến các chỉ tiêu của doanh nghiệp đơn ngành so với doanhnghiệp đa ngành để có cái nhìn tổng quát về hai hình thức kinh doanh này. - Phân tích hồi quy đa biến với biến phụ thuộc là giá trị vượt trội (EXVAL) và hiệu quả vượt trội (EXPER). Trong phần này, tác giả sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (LS) để đánh giá ảnh hưởng của đa dạng hóa đến giá trị và hiệu quả doanh nghiệp: Biến phụ thuộc: mô hình 1 giá trị vượt trội của doanh nghiệp (EXVAL) EXVALi = β0 + β1DDHi+ β2QUYMOi+ β3iDONBAYi+ β4CHIACOTUCi+ β5BIENDOi+ εi (1) Biến phụ thuộc: mô hình 2 hiệu quả vượt trội của doanh nghiệp (EXPER) EXPERi = β0 + β1DDHi+ β2QUYMOi+ β3iDONBAYi+ β4CHIACOTUCi+ εi(2) Sau phần hồi quy này, tác giả thực hiện hồi quy với biến phụ thuộc là EXVAL
  18. 12 và bổ sung thêm biến độc lập là EXPER nhằm kiểm tra xem chỉ tiêu hiệu quả vượt trội có mối liên hệ với chỉ tiêu giá trị vượt trội như thế nào? Dựa trên mô hình tác động cố định FEM (Fixed Effect Model, LS+Dummy) còn gọi là hồi quy biến giả bình phương nhỏ nhất LSDV (Least Squares Dummy Variable) trên dữ liệu bảng (Panel data) để đánh giá ảnh hưởng của đa dạng hóa tác động lên giá trị doanh nghiệp. Đồng thời, tác giả thực hiện điều chỉnh các biến nội suy để xác định yếu tố nào đã làm tăng hoặc giảm giá trị và hiệu quả doanh nghiệp như kết quả phân tích ở trên. Thay đổi biến đo lường đa dạng hóa ở trên bằng chỉ số Herfidahl và cho chạy lại hồi quy. Mục đích là để xem kết quả có được ở trên có phải là do cách lựa chọn phương pháp đo lường đa dạng hóa hay không? Thay đổi biến đo lường giá trị doanh nghiệp bằng hệ số Tobin’s q và cho chạy lại hồi quy. Mục đích là để xem kết quả có được ở trên có phải là do cách lựa chọn phương pháp đo lường giá trị doanh nghiệp hay không? 3.2 Biến và giả thuyết nghiên cứu: Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng làm trọng tâm để nghiên cứu tác động của đa dạng hóa lên giá trị của các doanh nghiệp đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn gần đây của hai sàn HOSE và HXN. Việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu định lượng làm phân tích chính trong luận văn này vì nhiều lý do như sau: - Đã có nhiều nghiên cứu trước đây về tác động của đa dạng hóa lên giá trị doanh nghiệp sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng như Andry J.Bate (2007), C.Bate và Tae Ho Kwon (2008), S.S.Chen và K.W.Ho (2000), … - Việc sử dụng phương pháp này giúp cho tác giả dễ dàng so sánh kết quả
  19. 13 nghiên cứu của luận văn này với kết quả của các nghiên cứu trước đây. - Phương pháp định lượng được đặc trưng bởi việc sử dụng nhiều dữ liệu và thường được áp dụng khi kiểm định các lý thuyết, và đây cũng chính là mục đích của đề tài này. 3.2.1 Biến phụ thuộc và biến độc lập trong mô hình nghiên cứu: Việc chọn các biến sử dụng đưa vào mô hình hồi quy xuất phát từ những nghiên cứu thực nghiệm trước đây để đảm bảo kết quả phù hợp và có thể so sánh được với những nghiên cứu khác. 3.2.1.1 Các biến phụ thuộc của mô hình hồi quy: Kế thừa các nghiên cứu trước đây, tác giả dùng giá trị vượt trội EXVAL (Excess Value) và hiệu quả vượt trội EXPER (Excess Performance) là biến phụ thuộc để đánh giá so sánh giá trị giữa doanh nghiệp đơn ngành và doanh nghiệp đa ngành trong cùng một giai đoạn, EXVAL/EXPER được tính bằng chênh lệch giá trị thực tế so với giá trị kỳ vọng của doanh nghiệp. Nếu EXVAL/EXPER của doanh nghiệp đa ngành lớn hơn so với doanh nghiệp đơn ngành thì cho ta thấy rằng việc đa dạng hóa sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp, và ngược lại. EXVAL – giá trị vượt trội (Excess Value) – theo Berger và Ofeck (1995) EXVAL được tính bằng chênh lệch của giá trị doanh nghiệp thực tế (FV) và giá trị doanh nghiệp kỳ vọng (IFV). Giá trị vượt trội EXVAL được tính bằng ln của giá trị thực tế trên giá trị kỳ vọng, kết quả thể hiện giá trị doanh nghiệp đạt được hoặc mất đi sau khi thực hiện đa dạng hóa. EXVAL dương thể hiện giá trị doanh nghiệp tăng, EXVAL âm thể hiện giá trị doanh nghiệp giảm. Theo Berger và Ofeck (1995), IFV được tính dựa vào bội số ngành, mỗi ngành
  20. 14 kinh doanh trong một doanh nghiệp đa ngành được xem như là một doanh nghiệp đơn ngành độc lập. Để kết quả được tin cậy ở mức cao thì IFV phải được tính theo ba số nhân là doanh thu, tài sản và lợi nhuận. Tuy nhiên, do gặp khó khăn trong việc thu thập số liệu là trong các báo cáo của các doanh nghiệp đa ngành, tác giả không thấy được số liệu về phân bổ tài sản theo từng ngành nên không thể tính IFV theo bội số của tài sản được. Với lý do đó, tác giả chỉ có thể kiểm tra EXVAL theo hai giá trị là doanh thu và EBIT. Với: EXVAL = Ln (FV/IFV) Trong đó, FV = (giá sổ sách của nợ ngắn hạn + giá sổ sách của nợ dài hạn + giá sổ sách của vốn cổ phần ưu đãi + giá thị trường của vốn cổ phần). + Giá sổ sách của nợ ngắn hạn và nợ dài hạn: số liệu này được trích từ bảng báo cáo tài chính hàng năm của từng doanh nghiệp. + Giá sổ sách của vốn cổ phần ưu đãi: Do hiện nay, thông tin về cổ phần ưu đãi còn rất hạn chế và hầu như không có ở các doanh nghiệp, nên giá trị này tác giả bỏ qua và xem như bằng 0. + Giá trị thị trường của vốn cổ phần = số lượng cổ phiếu x giá cổ phiếu bình quân của 30 ngày giao dịch trước ngày kết thúc năm báo cáo tài chính. Với số lượng cổ phiếu hàng năm được báo cáo trong bảng báo cáo tài chính, và giá cổ phiếu mỗi ngày được trích ra từ lịch sử giá cổ phiếu của dữ liệu do các trang web http://www.fpts lưu trữ. Và IFV được tính theo hai giá trị: IFV theo doanh thu =∑nN doanh thu của ngành x bội số của giá trị doanh nghiệp theo ngành
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2