intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của đa dạng hóa đến rủi ro của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

20
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu xem xét đa dạng hóa có tác động như thế nào đến rủi ro ngân hàng, cũng như thêm bằng chứng thực nghiệm để từ đó đưa ra và giúp các nhà quản trị ngân hàng lựa chọn những chiến lược đa dạng hóa phù hợp với đặc điểm, năng lực và mức độ rủi ro của từng ngân hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của đa dạng hóa đến rủi ro của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ TOÀN TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA ĐẾN RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh, Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ TOÀN TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA ĐẾN RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành:Tài chính-Ngân hàng (Ngân hàng) Mã số : 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM PHÚ QUỐC TP. Hồ Chí Minh, năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn “Tác động của đa dạng hóa đến rủi ro của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Người cam đoan Nguyễn Thị Toàn
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG TÓM TẮT – ABSTRACT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1 1.1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................................3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................................3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................................4 1.6. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của nghiên cứu .........................................................................4 1.7. Kết cấu của đề tài ......................................................................................................................4 TÓM TẮT CHƯƠNG 1..........................................................................................................................6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................................................7 2.1 Lý thuyết về đa dạng hóa trong kinh doanh ngân hàng ............................................................7 2.1.1. Lý thuyết về đa dạng hóa ..................................................................................................7 2.1.2. Đo lường đa dạng hóa .....................................................................................................10 2.2. Lý thuyết về rủi ro trong hoạt động ngân hàng .......................................................................10 2.2.1. Khái niệm ........................................................................................................................10 2.2.2. Các loại rủi ro trong hoạt đông ngân hàng ......................................................................11 2.2.2.1. Rủi ro tín dụng ............................................................................................................11 2.2.2.2. Rủi ro thanh khoản ......................................................................................................13 2.2.2.3. Rủi ro lãi suất ..............................................................................................................14 2.2.2.4. Rủi ro phá sản ngân hàng ............................................................................................15 2.3. Mối quan hệ giữa đa dạng hóa và rủi ro ..................................................................................16 2.4. Lược khảo các nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu ...................................................23 2.4.1. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng đa dạng hóa giúp giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng ......23 2.4.2. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng đa dạng hóa làm gia tăng rủi ro ngân hàng ..................25 TÓM TẮT CHƯƠNG 2........................................................................................................................29 CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................30
  5. 3.1. Dữ liệu nghiên cứu ..................................................................................................................30 3.2. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................30 3.3. Mô hình nghiên cứu ................................................................................................................32 3.4. Mô tả và đo lường các biến .....................................................................................................32 3.4.1. Biến phụ thuộc (Z - đo lường rủi ro) .....................................................................................32 3.4.2. Biến độc lập (DIV- đo lường đa dạng hóa) ...........................................................................33 3.4.3. Biến kiểm soát .......................................................................................................................34 TÓM TẮT CHƯƠNG 3........................................................................................................................38 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ HỒI QUY ....................................................................................................39 4.1. Kết quả thống kê mô tả các biến .............................................................................................39 4.2. Phân tích tương quan...............................................................................................................39 4.3. Kết quả phân tích hồi quy nghiên cứu.....................................................................................40 4.3.1. Kết quả hồi quy của mô hình Pooled OLS: .....................................................................40 4.3.2. Kết quả hồi quy của mô hình Fix Effect Model: .............................................................41 4.3.3. Kết quả hồi quy của mô hình Random Effect Model: .....................................................42 4.3.4. So sánh và lựa chọn các mô hình hồi quy OLS, FEM, REM:.........................................43 4.4. Kiểm định các giả định của mô hình hồi quy..........................................................................44 4.4.1. Hiện tượng phương sai thay đổi ......................................................................................44 4.4.2. Hiện tượng tự tương quan ...............................................................................................46 4.5. Kết quả hồi quy ước lượng......................................................................................................46 4.5.1. Kết quả hồi quy bằng mô hình GLS................................................................................46 4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu .................................................................................................48 TÓM TẮT CHƯƠNG 4........................................................................................................................51 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ....................................................................................................................52 5.1. Tóm tắt kết quả chính và trả lời câu hỏi nghiên cứu ...............................................................52 5.2. Khuyến nghị đối với các nhà quản trị ngân hàng ....................................................................53 5.3. Đề xuất biện pháp đa dạng hóa hoạt động ngân hàng .............................................................53 5.4. Hạn chế của đề tài ...................................................................................................................55 5.5. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................................................56 TÓM TẮT CHƯƠNG 5........................................................................................................................57
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt Đạo luật Bank Holding BHC: Bank Holding Company Company Graham Leach Bliley Đạo luật Graham Leach Bliley GLBA: Phương pháp hồi quy bình GLS: Generalized Least-Squares phương nhỏ nhất tổng quát GMM: Generalised Method of Moments Phương pháp GMM Mô hình hồi quy ước lượng tác FEM: Fixed Effects Model động cố định Phương pháp hồi quy bình OLS: Ordinary Least-Squares phương nhỏ nhất Mô hình hồi quy ước lượng tác REM: Random Effects Model động ngẫu nhiên
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Mô tả cách đo lường các biến được sử dụng trong mô hình Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả các biến Bảng 4.2: Bảng phân tích tương quan giữa các biến Bảng 4.3: Kết quả hồi quy biến rủi ro theo phương pháp OLS Bảng 4.4: Kết quả hồi quy biến rủi ro theo phương pháp FEM Bảng 4.5: Kết quả hồi quy biến rủi ro theo phương pháp REM Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Hausman Bảng 4.7: Bảng kết quả kiểm định đa cộng tuyến giữa các biến Bảng 4.8: Kết quả kiểm định Breusch-Pagan Multiplier Bảng 4.9: Kết quả kiểm định Woolrigde Bảng 4.10: Kết quả hồi quy biến rủi ro theo phương pháp GLS
  8. Tóm tắt: Vấn đề giảm rủi ro trong hoạt động luôn là một chủ đề quan trọng đối với từng ngân hàng, cũng như các cơ quan quản lý và giám sát của họ. Do đó, những biện pháp để giảm rủi ro luôn được các ngân hàng chú trọng và đa dạng hóa hoạt động hiện đang là một biện pháp được quan tâm bởi các ngân hàng với suy luận rằng đa dạng hóa giúp giảm rủi ro và làm lợi nhuận tăng thêm. Tuy nhiên, theo các bằng chứng từ các nghiên cứu thực nghiệm, mối quan hệ giữa các hoạt động đa dạng hóa và rủi ro của các ngân hàng hiện tại vẫn là một đề tài nghiên cứu đưa ra các kết quả chưa thống nhất dù các nghiên cứu được thực hiện trong cùng nền kinh tế thì kết quả đưa ra vẫn có sự khác nhau. Do đó tác giả thực hiện nghiên cứu này để kiểm định lại mối quan hệ giữa đa dạng hóa và rủi ro tại các ngân hàng Việt Nam. Trong nghiên cứu này tác giả thực hiện nghiên cứu tác động của đa dạng hóa đến rủi ro phá sản của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2010-2018. Nghiên cứu sử dụng hồi quy dữ liệu bảng không cân bằng của 30 ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng ngân hàng càng thực hiện các hoạt động đa dạng hóa (bao gồm đa dạng hóa thu nhập và đa dạng hóa tài sản) thì rủi ro càng giảm. Như vậy, các ngân hàng tại Việt Nam nên đẩy mạnh đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ của mình sẽ giúp giảm thiểu rủi ro nhiều hơn. Từ khóa: đa dạng hóa, đa dạng hóa thu nhập, đa dạng hóa tài sản, rủi ro phá sản…
  9. Abstract: The issue of risk reduction in operations is always an important topic for each bank, as well as their supervisory and regulatory agencies. Therefore, measures to reduce risks which are always focused by banks and diversify activities are currently a measure of interest to banks with the inference that diversification helps reduce risks and increase profits. However, according to empirical evidence, the relationship between diversification activities and risks of existing banks is still a research topic that produces inconsistent results even though the studies are conducted. Currently, in the same economy, the results are still different. The author therefore conducted a study to retest the relationship between diversification and risk in Vietnamese banks. The paper examines the relationship between diversification and risks of joint stock commercial banks in Vietnam from 2010-2018. Study on regression of unbalanced table data of 30 joint stock commercial banks in Vietnam. The results of the study indicate that the more diversified the bank (including income and asset diversification), the lower its risk. As such, banks in Vietnam should step up diversifying their service activities to help minimize risks. Keywords: diversification, diversification revenue, diversification asset, bankruptcy risk…
  10. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong hơn một thập kỷ vừa qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã thay đổi đáng kể. Các ngân hàng yếu kém đã được sáp nhập vào các ngân hàng mạnh để cải thiện chất lượng của hệ thống ngân hàng Việt Nam và các ngân hàng nước ngoài được phép tham gia vào ngành ngân hàng. Các ngân hàng lớn và lành mạnh được khuyến khích mạnh mẽ để tìm kiếm và phát triển các dịch vụ ngân hàng phổ thông để trở thành trụ cột trong ngành ngân hàng, phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế. Sự sáp nhập, hợp nhất và tham gia của nhiều loại hình ngân hàng khác nhau đã tạo ra một làn sóng áp lực cạnh tranh mới và góp phần tái cơ cấu ngành ngân hàng. Từ việc chuyên kinh doanh các hoạt động tín dụng thì nay các ngân hàng đã bắt đầu có xu hướng thay đổi chuyển sang các hoạt động phi truyền thống nhằm đa dạng hóa nguồn thu, giảm thiểu rủi ro cũng như tìm kiếm cơ hội mới cho chính mình. Tiền gửi và cho vay không còn là hoạt động duy nhất tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng mà các dịch vụ mới đặc biệt là dịch vụ tư vấn và đầu tư đã mở ra một xu hướng kinh doanh sáng tạo dựa trên tính chuyên nghiệp của nhân viên và một mạng lưới chuyên sâu. Sự đổi mới trong công nghệ giúp rút ngắn thời gian xử lý công việc giúp các ngân hàng có nhiều thời gian hơn trong việc nghiên cứu và triển khai các dịch vụ và cơ sở mới. Hơn nữa, việc tăng cường cạnh tranh trong hoạt động tín dụng giữa các ngân hàng trong nước và thậm chí là các ngân hàng quốc tế buộc các ngân hàng phải chuyển sang một chiến lược mới để tìm kiếm thu nhập. Một trong những xu hướng thay đổi trong quá trình tái cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn hội
  11. 2 nhập sâu rộng kinh tế quốc tế hiện nay là đa dạng hóa hoạt động, phát triển các dịch vụ ngân hàng tiện ích và hiện đại, tăng quy mô và tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập. Xu hướng này phù hợp với hoạt động ngân hàng tại các nền kinh tế phát triển, giảm thiểu rủi ro, đảm bảo các ngân hàng thương mại phát triển bền vững. Đối với hệ thống ngân hàng tại Việt Nam thu nhập lãi vẫn là nguồn thu chiếm ưu thế trong cơ cấu thu nhập của toàn ngành, tuy nhiên nó đang có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây thay vào đó thu nhập phi lãi có xu hướng tăng lên theo các năm từ 18% năm 2015 lên 2015 vào năm 2016 và năm 2017 là 23%. Tuy nhiên đây vẫn là 1 con số khá thấp so với các nước trong khu vực như Philipines, Myammar và Singapore thì tỷ lệ thu nhập ngoài lãi lên tới 35% - 40%. Điều này cho thấy rằng, hoạt động phi truyền thống vẫn là một hoạt động nhiều tiềm năng đối với các NHTM tại Việt Nam. Một số nghiên cứu gần đây nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đa dạng hóa ngân hàng. Quan điểm truyền thống trong lĩnh vực ngân hàng là các nguồn thu từ hoạt động ngoài lãi thường ổn định hơn thu nhập từ lãi vay nên rủi ro của ngân hàng sẽ giảm xuống khi thực hiện đa dạng hóa (DeYoung and Roland, 2011), tương tự Sanya and Wolfe (2011) đã chỉ ra rằng đa dạng hóa giúp các ngân hàng tăng lợi nhuận và giảm rủi ro. Tuy nhiên, trên thế giới cũng có nhiều quan điểm không ủng hộ chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của các ngân hàng, họ cho rằng chi phí cao trong việc đa dạng hóa sản phẩm làm gia tăng rủi ro và giảm lợi nhuận khi các ngân hàng thực hiện lấn sân sang những hoạt động không chuyên của mình, hay đa dạng hóa sản phẩm sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng do phải quản lý nhiều lĩnh vực hoạt động( Gamra and Plihon, 2011), Stiroh
  12. 3 (2006) cũng chỉ ra rằng sự phụ thuộc lớn hơn vào thu nhập phi lãi dẫn đến biến động cao hơn cho thu nhập của ngân hàng và rủi ro cao hơn nhưng lợi nhuận lại không cao hơn. Các nghiên cứu trên cho thấy rằng đa dạng hóa có hai mặt lợi thế và bất lợi . Một số nghiên cứu tại Việt Nam cũng chưa đưa ra được một bức tranh nhất quán về tác động của đa dạng hóa đến rủi ro của các ngân hàng. Do đó, tác giả thực hiện đề tài “Đánh giá tác động của đa dạng hóa đến rủi ro của các NHTMCP tại Việt Nam” để xem xét đa dạng hóa có tác động như thế nào đến rủi ro ngân hàng, cũng như thêm bằng chứng thực nghiệm để từ đó đưa ra và giúp các nhà quản trị ngân hàng lựa chọn những chiến lược đa dạng hóa phù hợp với đặc điểm, năng lực và mức độ rủi ro của từng ngân hàng 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Xác định sự tác động và mức độ tác động của đa dạng hóa đến rủi ro của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2018. - Mục tiêu cụ thể: + Tác động của đa dạng hóa tài sản đến rủi ro của các ngân hàng TMCP. + Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến rủi ro của các ngân hàng TMCP. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để trả lời cho mục tiêu nghiên cứu tác sẽ sẽ lần lượt trả lời 2 câu hỏi nghiên cứu sau đây: - Đa dạng hóa tài sản có tác động giúp giảm rủi ro hay làm tăng thêm rủi ro cho các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam? - Đa dạng hóa thu nhập có tác động giúp giảm rủi ro hay làm tăng thêm rủi ro cho các ngân hàng cổ phần tại Việt Nam? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là đa dạng hóa ngân hàng (bao gồm đa dạng hóa tài sản và đa dạng hóa thu nhập) và rủi ro của các NHTMCP tại Việt Nam.
  13. 4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài là 30 NHTMCP tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2010- 2018, trong đó không bao gồm các NHTM nhà nước, ngân hàng liên doanh, ngân hàng chính sách, ngân hàng 100% vốn nước ngoài và NHTMCP Việt Nam Thương Tín (Theo danh sách đính kèm tại Phụ lục 1) 1.5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu sử dụng là phương pháp định lượng, sử dụng hồi quy dữ liệu bảng để phân tích tác động của 8 yếu tố đến rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam Tác giả sử dụng phần mềm Stata 12.0 để kiểm định và lựa chọn mô hình phù hợp với bộ dữ liệu mà tác giả thu thập được. Đầu tiên, tác giả thực hiện hồi quy dữ liệu bảng theo 3 phương pháp phổ biến hiện nay là OLS, FEM, REM. Sau đó sử dụng các kiểm định để tìm ra mô hình phù hợp nhất. Tiếp theo, tác giả thực hiện kiểm định các lỗi trong mô hình như phương sai thay đổi, tự tương quan, đa cộng tuyến và tiến hành sửa chữa những lỗi này (nếu xảy ra lỗi) để tìm ra mô hình tốt nhất và phù hợp nhất với bộ dữ liệu. 1.6. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của nghiên cứu Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu đóng góp vào cơ sở lý thuyết đa dạng hóa ngân hàng giữa tình hình có những kết luận trái ngược nhau trong các nghiên cứu. Những thông tin hữu ích về đa dạng hóa ảnh hưởng đến rủi ro ngân hàng được tác giả đưa ra, phân tích và kiểm chứng thông qua các mô hình hồi quy dữ liệu. Ý nghĩa thực tiễn: Qua nghiên cứu này, các nhà quả trị ngân hàng có thêm một nguồn tham khảo để đưa ra những chiến lược phát triển hợp lý cho ngân hàng mình sao cho có thể hạn chế tối đa rủi ro. 1.7. Kết cấu của đề tài Đề tài được kết cấu thành 5 chương với các nội dung như sau:
  14. 5 Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu: Trong nội dung chương này tác giả nêu lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa về mặt khoa học cũng như thực tiễn mà đề tài đóng góp. Chương 2: Cơ sở lý thuyết : Chương này bao gồm phần lý thuyết về đa dạng hóa, lý thuyết về rủi ro từ đó nhận định mối quan hệ giữa đa dạng hóa và rủi ro, đưa ra tổng quan về các nghiên cứu trước đây. Chương 3: Mô hình nghiên cứu: Tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu, dữ liệu cho nghiên cứu từ đó mô tả và đo lường các biến cần nghiên cứu, cuối cùng là phương pháp để thực hiện nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Kết quả hồi quy nghiên cứu nêu lên các phương pháp hồi quy và các kiểm định mà tác giả sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc từ đó lựa chọn ra mô hình hồi quy tối ưu. Từ kết quả cuối cùng tác giả trả lời các câu hỏi nghiên cứu và kết luận giả thuyết nghiên cứu phù hợp với bộ dữ liệu của mình. Chương 5: Kết luận: Trong chương này tác giả kết luận về kết quả nghiên, đóng góp của đề tài đồng thời cũng nêu lên những hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
  15. 6 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Trong chương 1, tác giả đưa ra cái nhìn khái quát chung cho bài nghiên cứu, nêu lý do chọn đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Từ đó tác giả xác định mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và các phương pháp tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu. Tác giả cũng đưa ra kết cấu chung của bài nghiên cứu để đọc giả dễ dàng hình dung được kết cấu và ý tưởng của đề tài.
  16. 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Lý thuyết về đa dạng hóa trong kinh doanh ngân hàng 2.1.1. Lý thuyết về đa dạng hóa Đa dạng hóa là một chiến lược đầu tư được thiết kế nhằm giảm bớt rủi ro bằng cách kết hợp một loạt các khoản đầu tư khác nhau. Việc kết hợp này tạo ra một danh mục đầu tư theo nhiều hướng và không có khả năng tất cả các khoản đầu tư di chuyển theo cùng một hướng (Sanya & Wolfe 2011). Mục tiêu đa dạng hóa trong lý thuyết danh mục đầu tư là giảm rủi ro trong danh mục đầu tư. Theo Ansoff, I. (1957): “thuật ngữ đa dạng hóa thường được gắn liền với sự thay đổi những đặc điểm dòng sản phẩm của công ty hoặc thị trường, trái ngược với sự thâm nhập thị trường, phát triển thị trường hay phát triển sản phẩm, nó đại diện cho sự thay đổi trong cơ cấu sản phẩm”. Đối với doanh nghiệp, đa dạng hóa là việc một công ty mở rộng hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình vào thị trường sản phẩm khác. Các doanh nghiệp đa dạng hóa khi họ mong muốn kinh doanh đồng thời từ hai lĩnh vực khác nhau trở lên. Trong ngành ngân hàng, đa dạng hóa xảy ra khi các ngân hàng không còn tập trung vào mảng kinh doanh cốt lõi là cho vay mà mở rộng thị phần vào các sản phẩm dịch vụ khác hoặc lĩnh vực kinh doanh khác như bảo hiểm, bất động sản, chứng khoán…. Theo Rose & Hudgins (2006), hoạt động đa dạng hóa thu nhập ngân hàng được giải thích thông qua sự thay đổi giữa thu nhập ngoài lãi và thu nhập từ lãi và bằng sự thay đổi nội tại của hai loại thu nhập được phân tích. Nếu như nguồn thu nhập của ngân hàng có được chỉ duy nhất từ thu nhập lãi ròng thì được gọi là tập trung, nhưng nếu nguồn thu này có được phân chia giữa thu nhập ngoài lãi và thu nhập từ lãi thì được gọi là đa dạng hóa. Hoạt động đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực kinh doanh thương mại và các hoạt động tạo phí và hoa hồng. Với việc đa dạng hóa thu nhập, ngân hàng không còn tập trung vào các lĩnh vực truyền thống mà
  17. 8 dần chuyển dịch sang kinh doanh buôn bán khác, tạo thêm nguồn thu nhập cho ngân hàng. Các tài liệu về đa dạng hóa ngân hàng phân tích lợi ích và hạn chế liên quan đến chiến lược phát triển theo các loại hình đa dạng hóa. Đa dạng hóa có thể dẫn đến sự gia tăng hiệu suất thông qua tiết kiệm chi phí hoặc doanh thu được cải tiến do sự thuận lợi khi kết hợp các dịch vụ tài chính (Llewellyn, 1996; Teece, 1980). Hoặc, đa dạng hóa có thể làm hiệu quả hoạt động của các ngân hàng giảm sút, gia tăng rủi ro tín dụng khi gặp một số vấn đề về quy mô hay sự quản lý… (De Young và Roland, 2001; Lepetit và cộng sự, 2008; Stiroh, 2004). Đa dạng hóa xuất phát từ nhiều nguyên nhân, theo Lepetit và cộng sự, (2008) tình trạng này bắt nguồn từ sự cải cách tài chính thập niên 70, 80 ở Châu Âu, hệ thống ngân hàng phương Tây phải đối mặt với những thay đổi lớn trong các hình thức cạnh tranh, tập trung và tái cơ cấu. Họ đã phản ứng với môi trường mới bằng các áp dụng một chiến lược mở rộng phạm vi các sản phẩm cung cấp cho khách hàng. Sự thay đổi trong cơ cấu thu nhập mà trong đó tỷ lệ thu nhập ngoài lãi ngày càng cao là bằng chứng cho thấy sự chuyển dịch hoạt động của các ngân hàng. Theo các nghiên cứu tại ngân hàng nước ngoài, thu nhập ngoài lãi đóng góp 41% tổng thu nhập tại thị trường Châu Âu trong năm 1998 (ECB, 2000), tỷ lệ này là 43% tại Mỹ vào năm 2011 (Stiroh, 2004). Piyadasa và cộng sự (2015) nghiên cứu từ sự bãi bỏ quy định trong ngành công nghiệp tài chính tại Úc đã khuyến khích các ngân hàng thương mại đa dạng hóa hơn là tập trung vào các quỹ cho vay truyền thống. Với một loạt các chức năng mới được tạo ra, các ngân hàng Úc đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những nước có ngành ngân hàng đạt lợi nhuận cao nhất trên thế giới. Mặt khác, để đáp ứng xu hướng phát triển cạnh tranh do toàn cầu hóa, tự do hóa và tư nhân hóa, các ngân hàng thương mại đã không ngừng mạo hiểm vào các lĩnh vực ngoài truyền thống. Chính sự cạnh tranh đã tạo điều kiện cho họ nhìn thấy nhiều hướng kinh doanh mới, mạnh dạn hơn trong việc mở rộng các hoạt động trung gian truyền thống như huy động vốn, cho vay sang các hoạt động có thu nhập ngoài lãi.
  18. 9 Hoạt động đa dạng hóa của ngân hàng ở phạm vi rất rộng lớn do đó trong bài tác giả giới hạn lại phạm vi nghiên cứu trong hoạt động đa dạng hóa danh mục thu nhập (tác giả gọi tắt là đa dạng hóa thu nhập) và đa dạng hóa danh mục đầu tư ( tác giả gọi tắt là đa dạng hóa tài sản).Tác giả chọn đa dạng hóa thu nhập và đa dạng hóa tài sản là vì đây là hai lĩnh vực kinh doanh chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam hiện nay.  Đa dạng hóa tài sản Các mô hình lý thuyết đa dạng hóa danh mục đầu tư được phát triển bởi Markowitz và Jame. Quy tắc quy chuẩn cho việc đa dạng hóa làm giảm thiểu rủi ro danh mục được áp dụng cho tài sản hay danh mục đầu tư có rủi ro. Đa dạng hóa danh mục đầu tư có thể mang lại lợi nhuận cho danh mục đầu tư nhưng mức độ đa dạng hóa có thể làm giảm rủi ro thì phụ thuộc vào sự tương quan giữa các khoản đầu tư trong danh mục. Nếu lợi nhuận các khoản đầu tư không tương quan cùng chiều khi rủi ro xảy ra thì đa dạng hóa danh mục có thể loại bỏ rủi ro hoặc giảm rủi ro danh mục. Đa dạng hóa tài sản bao gồm các hoạt động như: hoạt động kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu từ, góp vốn mua cổ phần  Đa dạng hóa thu nhập Đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng được thể hiện qua sự thay đổi tỉ lệ của thu nhập ngoài lãi trong tổng thu nhập của ngân hàng. Sự thay đổi này có được khi ngân hàng chủ động gia tăng các nguồn thu nhập ngoài lãi (thu từ phí dịch vụ, hoa hồng và thu nhập hoạt động đầu tư khác). Chiến lược có tỉ trọng thu nhập từ lãi cao trong tổng thu nhập của ngân hàng gọi là chiến lược tập trung nguồn thu nhập, ngược lại chiến lược có thu nhập được đóng góp từ thu nhập ngoài lãi và thu nhập lãi gọi là chiến lược đa dạng hóa thu nhập. Hoạt động đa dạng hóa thu nhập ngân hàng là hoạt động chuyển từ mảng kinh doanh truyền thống (hoạt động tín dụng) sang mảng kinh doanh phi truyền thống (phí dịch vụ, hoa hồng, hoạt động kinh doanh khác) theo Rose & Hudgins (2008). Đa dạng hóa thu nhập là gia tăng nguồn thu nhập ngoài lãi. Để gia
  19. 10 tăng nguồn thu nhập ngoài lãi thì ngân hàng phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ phi tín dụng. Như vậy đa dạng hóa thu nhập ngân hàng có thể thực hiện nhiều phương pháp sau: Cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ phi tín dụng nhằm đáp ứng như cầu về tài chính tiền tệ của khách hàng nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp mang lại lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ. Phát triển dịch vụ phi tín dụng là cung cấp nhiều dịch vụ phi tín dụng và đồng thời mở rộng thị phần, đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó kết hợp kinh doanh với sản phẩm dịch vụ tín dụng truyền thống. 2.1.2. Đo lường đa dạng hóa Chỉ số Herfindahl-Hirschman là chỉ số đo lường mức độ tập trung thị trường và là một chỉ số về mức độ cạnh tranh trong một ngành cụ thể. Một ngành tập trung cao độ là một ngành chỉ có một vài người chơi trong ngành chiếm tỷ lệ lớn trong thị phần, dẫn đến tình trạng gần như độc quyền . Mức độ tập trung thấp có nghĩa là ngành công nghiệp đang tiến gần đến một kịch bản cạnh tranh hoàn hảo, nơi nhiều công ty có quy mô khác nhau cùng nhau chia sẻ thị trường. Để tính Chỉ số Herfindahl-Hirschman, ta lấy phần trăm thị phần của mỗi công ty trong một ngành, bình phương số đó, sau đó cộng tất cả lại với nhau. Chỉ số này cũng được sử dụng trong ngành ngân hàng để đo lường mức độ tập trung của một ngân hàng trong một lĩnh vực nào đó (ví dụ như: đa dạng hóa thu nhập, đa dạng hóa tài sản, đa dạng hóa địa lý…). Cách tính cũng tương tự như cách tính chung của chỉ số này: HHI = S12 + S22 + S32 + … +Sn2 Trong đó S1, S2, S3,… Sn là phần trăm của các thành phần trong 1 lĩnh vực mà cần đo lường. HHI càng cao thì mức độ tập trung càng cao tức đa dạng hóa thấp và ngược lại HHI càng thấp thì mức độ tập trung càng thấp và đa dạng hóa cao. 2.2. Lý thuyết về rủi ro trong hoạt động ngân hàng 2.2.1. Khái niệm
  20. 11 Rủi ro là những biến cố không mong đợi, khi xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc ngân hàng phải bỏ ra thêm một khoản chi phí nào đó để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định. Rủi ro như là sự khác biệt giữa giá trị thực tế nhận được và giá trị đã kỳ vọng. Vì vậy mỗi doanh nghiệp hay ngân hàng khi kinh doanh thì gặp rủi ro là điều không thể tránh khỏi, phải chấp nhận rủi ro và quản trị tốt rủi ro tạo nguồn thu nhập lớn hơn cho ngân hàng. 2.2.2. Các loại rủi ro trong hoạt đông ngân hàng 2.2.2.1. Rủi ro tín dụng Trong hoạt động ngân hàng, tín dụng là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng nhưng cũng là nghiệp vụ tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Các thống kê và nghiên cứu cho thấy rủi ro tín dụng chiếm đến 70% trong tổng rủi ro hoạt động ngân hàng. Mặc dù hiện nay đã có sự chuyển dịch cơ cấu lợi nhuận của ngân hagf, theo đó thu nhập từ hoạt động tín dụng có xu hướng giảm xuống và thu nhập từ các hoạt động dịch vụ khác tăng lên nhưng thu nhập từ tín dụng vẫn chiếm từ ½ đến 2/3 trên tổng thu nhập của ngân hàng. Rủi ro tín dụng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng kinh doanh của ngân hàng. Vậy rủi ro tín dụng là gì? Anthony Sauders (2007) đã đưa ra định nghĩa: “Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm năng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản vay của ngân hàng không thể được thực hiện cả về số lượng và thời hạn”. Còn theo Timothy W.Koch (2006) thì “Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá khi khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn”. Theo thông tư 41/2016/TT-NHNN “Rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2