intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế ở Bến Tre

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

32
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn góp phần khẳng định thêm minh chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế ở Tỉnh Bến Tre. Các kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung thêm luận cứ khoa học, qua đó đề xuất các giải pháp kiến nghị đến chính quyền Tỉnh Bến Tre tham khảo trong quá trình hoạch định chính sách đầu tư và phân bổ vốn đầu tư công trong giai đoạn tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế ở Bến Tre

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở BẾN TRE CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH CÔNG MÃ SỐ : 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN VĂN SĨ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN  Tôi cam đoan các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ luận văn nào khác. Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Phương Thảo
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các hình, biểu đồ Danh mục các bảng MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ............................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 2 4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 2 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...................................................................... 2 6. Kết cấu luận văn ........................................................................................ 3 CHƯƠNG I: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC .............................................................................................. 4 1.1 Khung lý thuyết ....................................................................................... 4 1.1.1 Khái niện: ............................................................................................. 4 1.1.2 Các lý thuyết về đầu tư công:............................................................... 6 1.1.2.1. Quan điểm của trường phái tân cổ điển .......................................... 6 1.1.2.2. Quan điểm ủng hộ sự can thiệp của nhà nước................................. 7 1.1.2.3. Quan điểm về sự phát triển cân đối hay không cân đối ................... 7 1.1.3. Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ tác động của đầu tư công và tăng trưởng kinh tế. ............................................................................................... 9 1.1.3.1 Đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng GDP ........................................... 9
  5. 1.1.3.2. Tác động đổi mới công nghệ .......................................................... 10 1.1.3.3. Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ...................................... 11 1.1.3.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động ..................................................................................................................... 12 1.1.3.5. Tác động thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. ............................................................ 12 1.1.3.6. Tác động nâng cao phúc lợi và mức sống của người dân ............. 13 1.2. Tổng quan các nghiên cứu trước ......................................................... 13 1.2.1. Các nghiên cứu của tác giả nước ngoài ........................................... 13 1.2.2. Nghiên cứu của tác giả trong nước................................................... 15 1.2.3. Khái quát tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam........................... 15 1.2.3.1. Khái quát tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế ở một số nước trên thế giới ................................................................................... 16 1.2.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................ 19 KẾT LUẬN CHƯƠNG I ............................................................................ 20 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 1986 - 2013.................................................................................................. 21 2.1. Tổng quan về tỉnh Bến Tre .................................................................. 21 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội................................ 21 2.1.2. Tiềm năng và cơ hội hợp tác phát triển ............................................ 22 2.2. Kết quả nghiên cứu .............................................................................. 25 2.2.1. Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Bến Tre ....... 25 2.2.1.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế: ....................................................... 25
  6. 2.2.1.2 Đầu tư toàn xã hội........................................................................... 31 2.2.1.3 Tỷ lệ đầu tư công trên GDP: .......................................................... 32 2.2.1.4 Cơ cấu đầu tư ................................................................................. 35 2.2.1.5 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) của tỉnh Bến Tre ................ 38 2.2.2. Kết quả và hạn chế của đầu tư công trên địa bàn Tỉnh Bến Tre ...... 40 2.2.2.1. Kết quả đạt được ............................................................................ 40 2.2.2.2. Hạn chế........................................................................................... 41 2.2.2.3. Nguyên nhân hạn chế ..................................................................... 43 2.2.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực trạng đầu tư công 28 năm qua ................................................................................................................... ..45 KẾT LUẬN CHƯƠNG II ........................................................................... 47 CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG Ở TỈNH BẾN TRE NHẰM MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ .................................................................................................... 48 3.1. Định hướng phát triển kinh tế của Tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 - 2020 ..................................................................................................................... 48 3.1.1.Về phát triển kinh tế: .......................................................................... 48 3.1.2. Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật: ....................................... 48 3.2. Các giải pháp: ....................................................................................... 50 3.2.1. Công tác lập quy hoạch..................................................................... 51 3.2.2. Lựa chọn phương án đầu tư .............................................................. 51 3.2.3. Lựa chọn các lĩnh vực phát triển đột phá và động lực ..................... 52 3.2.4. Huy động các nguồn vốn đầu tư ....................................................... 52 3.2.5. Giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ............................. 53
  7. 3.2.6. Giải pháp về cơ chế, chính sách ....................................................... 54 3.3. Một số khuyến nghị .............................................................................. 54 3.3.1. Đối với Tỉnh Bến Tre: ....................................................................... 54 3.3.2. Đối với Nhà nước ............................................................................. 57 KẾT LUẬN CHƯƠNG III .......................................................................... 61 KẾT LUẬN ................................................................................................ 63 DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BOT: Built-Operation-Transfer - Xây dựng-vận hành chuyển giao BT: : Built -Transfer : Xây dựng- chuyển giao DNNN: Doanh nghiệp nhà nước EU: European Union - Liên minh Châu Âu FDI: Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP: Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội HDI: Human Development Index - Chỉ số phát triển con người ICOR: Incremental Capital Output Ratio - Tỷ lệ gia tăng vốn và xuất lượng KCN: Khu công nghiệp NSNN: Ngân sách Nhà nước ODA: Official Development Assistance - Viện trợ phát triển chính thức OECD: Organnization for Economic Co-operation and Development - Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế PPP: Public Private Partnerships – Hợp tác công - tư XSKT: Xổ số kiến thiết ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng GDP của Tỉnh từ năm 1986-2013 .........................27 Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng GDP các khu vực từ năm 2001-2013 ...........................28 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu kinh tế toàn Tỉnh qua các thời kỳ ..............................................30 Biểu đồ 2.4: Tỉ lệ đầu tư trên GDP ....................................................................................34 Biểu đồ 2.5: Cơ cấu đầu tư giai đoạn 2001- 2005 ......................................................37 Biểu đồ 2.6: Cơ cấu đầu tư giai đoạn 2006- 2010 ......................................................37 Biểu đồ 2.7: Cơ cấu đầu tư giai đoạn 2011- 2013 ......................................................38
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP của Bến Tre và Việt Nam .......................32 Bảng 2.2. Tăng trưởng đầu tư và quy mô đầu tư ...........................................................34 Bảng 2.3. Cơ cấu vốn đầu tư ............................................................................. 35 Bảng 2.4. Hệ số ICOR tỉnh Bến Tre so với cả nước ....................................................39
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo mục tiêu phát triển kinh tế của Tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 – 2020: Xây dựng Bến Tre đến năm 2020 có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội tương xứng với các địa phương trong Vùng; thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình. Tiếp tục phát huy lợi thế vị trí tiếp giáp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và thế mạnh về phát triển kinh tế vườn, kinh tế biển để từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, văn hóa - xã hội và nguồn nhân lực; đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tăng cường liên kết phát triển nhất là với các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cụ thể: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tăng 13,8%/năm trong 10 năm, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 đạt 13%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 14,5%/năm. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1.600 USD vào năm 2015 và khoảng 3.300 USD vào năm 2020; chỉ số HDI đạt khoảng 0,9. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Dự kiến đến năm 2015, tỷ lệ cơ cấu các ngành nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 30,3% - 27,4% - 42,3%; đến năm 2020 là 19,2% - 32,6% - 48,2%. Tuy nhiên, nền tảng để đạt được chỉ tiêu trên chưa hình thành đầy đủ. Kết cấu hạ tầng kém phát triển được xem là một trong những nút thắt của tăng trưởng kinh tế. Thực trạng kinh tế Bến Tre đặt ra vấn đề là nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn. Trong đó, việc huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển của Nhà nước (đầu tư công) có một ý nghĩa quan trọng. Đầu tư công đóng vai trò tạo những nền tảng vật chất kỹ thuật quan trọng cho đất nước, là “cú huých” đối với một số ngành và vùng trọng điểm, đồng thời thúc đẩy thực hiện các chính sách
  12. 2 phúc lợi xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng. Mặc dù có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, song đầu tư công ở Việt Nam nói chung và Tỉnh Bến Tre nói riêng trong thời gian qua được xem là kém hiệu quả. Điều này đã được nói rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các phiên chất vấn tại các kỳ họp quốc hội, hội đồng nhân dân Tỉnh và trong các hội thảo, diễn đàn... Từ thực trạng nêu trên, và với mong muốn tìm hiểu xem đầu tư công trong thời gian qua tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế của Tỉnh Bến Tre từ đó đưa ra những khuyến nghị nâng cao hiệu quả đầu tư công nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tác giả quyết định chọn đề tài “Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế ở Bến Tre” làm luận văn thạc sĩ kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu chính của luận văn là đánh giá tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế. Mục đích của luận văn là trả lời hai câu hỏi nghiên cứu: Đầu tư công có tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế ở Bến Tre? Hàm ý chính sách đầu tư công được rút ra trong nghiên cứu là gì? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tác động đầu tư của khu vực công đến tăng trưởng kinh tế ở Tỉnh Bến Tre. Phạm vi nghiên cứu: Được thực hiện trên địa bàn Tỉnh Bến Tre 1986 -2013. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của đề tài chủ yếu là thống kê mô tả để đánh giá tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Luận văn góp phần khẳng định thêm minh chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế ở Tỉnh Bến Tre.
  13. 3 Các kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung thêm luận cứ khoa học, qua đó đề xuất các giải pháp kiến nghị đến chính quyền Tỉnh Bến Tre tham khảo trong quá trình hoạch định chính sách đầu tư và phân bổ vốn đầu tư công trong giai đoạn tới. Luận văn cũng có thể được xem như là tài liệu tham khảo cho các học viên nghiên cứu về lĩnh vực liên quan. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận. Luận văn được chia thành 3 chương, bao gồm: Chương I: Khung lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước. Chương II: Thực trạng tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế ở Bến Tre giai đoại 1986 – 2013. Chương III: Các giải pháp và khuyến nghị nâng cao hiệu quả đầu tư công ở tỉnh Bến Tre nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
  14. 4 CHƯƠNG I: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 1.1. Khung lý thuyết 1.1.1 Khái niệm Đầu tư công: Theo lý thuyết kinh tế học, đầu tư công là việc đầu tư để tạo ra năng lực sản xuất và cung ứng hàng hóa công cộng. Trên thực tế theo Bộ Tài chính Đan Mạch (2011), đầu tư công chỉ được quan niệm bao gồm các hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn của Nhà Nước vào vốn vật chất (đường xá, văn phòng, các công trình thủy lợi....). Viện chính sách Hoa Kỳ (2011) lại cho rằng đầu tư là tất cả các khoản chi tiêu ngân sách cho các khoản đối tượng là khác nhau trong nền kinh tế mà những khoản chi tiêu này có tác dụng kích hoạt hoặc thúc đẩy chi tiêu của mọi thành phần kinh tế. Giáo sư Robert - Ducan (Đại học Missouri, Hoa Kỳ, 2011) đã tóm tắt quan điểm của mình rằng “đầu tư công có nghĩa là sở hữu công”, nói cách khác, bất kỳ chi tiêu nào sử dụng các nguồn lực do Nhà nước sở hữu đều bao hàm trong khái niệm đầu tư công. Ở Việt Nam đầu tư công (trong dự thảo luật đầu tư công) là đầu tư từ nguồn vốn của Nhà nước vào các ngành, lĩnh vực phục vụ lợi ích chung, không nhằm mục đích kinh doanh. Theo quan điểm này, đầu tư nhằm mục đích kinh doanh của các DNNN không nằm trong đầu tư công. Việc tách đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước nhằm mục đích kinh doanh không nằm trong đầu tư công sẽ làm cho quá trình phân loại hay thống kê trở nên phức tạp hơn nhiều (Ngô Thắng Lợi, 2012). Trong niên giám thống kê Việt Nam, đầu tư công là “toàn bộ những chi tiêu để làm tăng, duy trì tài sản vật chất trong một thời kỳ nhất định”. Vốn đầu tư thường được thực hiện qua các dự án đầu tư và một số chương trình đầu tư quốc gia với mục đích chủ yếu là bổ sung tài sản cố định. Đầu tư
  15. 5 được ghi chép và thống kê theo các ngành, các cấp quản lý (trung ương, địa phương) và theo nguồn các thành phần kinh tế (đầu tư Nhà nước, đầu tư ngoài Nhà nước và đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài). Đầu tư cũng được thống kê theo giá thực tế và giá so sánh. Như vậy, đầu tư công bao gồm: đầu tư ngân sách phân cho các bộ ngành trung ương và phân cho các ngành địa phương; đầu tư theo các chương trình hỗ trợ mục tiêu có mục tiêu; đầu tư của DNNN (Ngô Thắng Lợi, 2012). Hiệu quả đầu tư công: Khi đánh giá kết quả của đầu tư công, hiện nay ở nước ta thường dẫn ra những bằng chứng về số lượng các công trình đã xây dựng, năng lực sản xuất và dịch vụ đã được tăng lên. Điều dễ thấy là đầu tư công trong những năm qua đã làm thay đổi đáng kể kết cấu hạ tầng kỹ thuật của đất nước, nhờ đó đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của cả nước, trong đó có việc tạo điều kiện để các thành phần kinh tế ngoài nhà nước phát triển, và góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Song, đánh giá hiệu quả của đầu tư công đòi hỏi không chỉ đo đếm số lượng những kết quả đạt được, mà còn phải xem xét mối tương quan về lượng giữa số vốn đã bỏ ra và kết quả đạt được. Tình hình phát triển của nhiều nước trên thế giới cho thấy rằng đầu tư công không có mối tương quan tỷ lệ thuận với tăng trưởng của nền kinh tế. Trong phần lớn trường hợp, đầu tư công đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế, nhưng trong một số trường hợp khác đầu tư công kéo lùi tăng trưởng do sự lãng phí, không hiệu quả và lấn át đầu tư tư nhân. Hơn thế nữa, đầu tư công không chỉ có nhiệm vụ duy nhất là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà còn có những nhiệm vụ khác như làm ổn định nền kinh tế, tăng phúc lợi xã hội, tạo điều kiện nâng cao công bằng trong xã hội, v.v. Vì vậy, việc phân tích tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế chỉ là một mặt trong đánh giá hiệu quả
  16. 6 đầu tư công nói chung. Thước đo hiệu quả vốn đầu tư thường được dùng phổ biến hiện nay là hệ số suất đầu tư (Incremental Capital Output Ratio - ICOR), hay còn gọi là hệ số sử dụng vốn, hệ số đầu tư tăng trưởng, hay tỷ lệ vốn trên sản lượng tăng thêm. Hệ số này phản ảnh cần bao nhiêu đồng vốn tăng thêm để tạo ra một đơn vị tăng lên của GDP. Trên thực tế, việc gia tăng GDP có thể nhờ nhiều nhân tố chứ không phải chỉ nhờ gia tăng vốn đầu tư. Chính vì thế, việc tính ICOR thường giả định rằng mọi nhân tố khác không thay đổi và chỉ có gia tăng vốn dẫn tới gia tăng GDP. Hệ số ICOR thường được tính cho một giai đoạn vì đồng vốn thường có độ trễ, sau một giai đoạn mới phát huy tác dụng. ICOR được tính theo công thức: ICOR = (Kt-Kt-1) / (Yt-Yt-1) trong đó K là vốn, Y là GDP, t là kỳ báo cáo, t-1 là kỳ trước. 1.1.2 Các lý thuyết về đầu tư công 1.1.2.1. Quan điểm của trường phái tân cổ điển Quan điểm của trường phái này cho rằng nhà nước không nên can thiệp vào nền kinh tế trong quá trình phân bổ nguồn lực như vốn và lao động…mà sự vận động của thị trường sẽ thực hiện tốt hơn vai trò này. Trường phái này khẳng định là một trong các ưu điểm kinh tế thị trường đó là sự phân bổ nguồn lực một cách tự động hay qua bàn tay vô hình của thị trường. Đầu tư là một hình thức phân bổ nguồn lực trong các hình thức đó - phân bổ vốn trong nền kinh tế. Theo lý thuyết này, các đơn vị sản xuất trong nền kinh tế trong quá trình tìm đến điểm tối đa hoá lợi nhuận sẽ tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt nhất cho chính mình, và như vậy nhà nước không cần can thiệp để tạo ra một cơ cấu đầu tư hợp lý cho doanh nghiệp vì bản thân doanh nghiệp biết rõ
  17. 7 hơn ai hết là cần phải làm gì để đạt lợi ích tốt nhất cho chính doanh nghiệp. Cộng tất cả các đơn vị sản xuất này trong nền kinh tế sẽ hình thành một cơ cấu đầu tư của một nền kinh tế và theo lập luận trên, và cơ cấu đó là hợp lý. Vai trò của nhà nước trong trường hợp này chỉ dừng lại ở mức là cung cấp các hàng hoá công cộng cần thiết cho nền kinh tế như kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kết cấu hạ tầng xã hội mà nếu để thị trường tự vận động thì không thể đáp ứng được. Giả định của trường phái tân cổ điển là thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Đây là thị trường mà người bán và người mua có khả năng kiểm soát giá và họ có đầy đủ thông tin về thị trường không những trong hiện tại mà cả ở tương lai. 1.1.2.2. Quan điểm ủng hộ sự can thiệp của nhà nước Quan điểm này cho rằng do sự không hoàn hảo của thị trường, nhất là các nước đang phát triển, nên sự tự thân vận động của thị trường sẽ không mang lại kết quả tối ưu. Thông tin không hoàn hảo có thể sẽ dẫn đến sản xuất và đầu tư quá mức. Trong trường hợp này, nhà nước phải là người tổ chức cung cấp thông tin tốt để thị trường hoạt động tốt hơn. Mặt khác, ở hầu hết các nước đang phát triển, nền kinh tế còn lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, nếu để thị trường tự thân vận động thì sẽ không thể tạo ra sự phát triển công nghiệp mạnh mẽ được mà chuyển dịch cơ cấu là nội dung của tiến trình công nghiệp hoá , Nhà nước cần phải tạo ra sự khởi động ban đầu để các thành phần kinh tế phát triển, tránh những rủi ro, mất cân đối trong nền kinh tế, và sự can thiệp của nhà nước, nhất là trong việc phân bổ các nguồn lực trong nền kinh tế là rất cần thiết. 1.1.2.3. Quan điểm về sự phát triển cân đối hay không cân đối Thuyết tăng trưởng cân đối Theo Rosenstain - Rodan, khái niệm tăng trưởng cân đối được đưa ra
  18. 8 nhằm mô tả sự tăng trưởng cân đối giữa các ngành trong nền kinh tế. Ông đề xuất đầu tư nên hướng cùng lúc vào nhiều ngành để tăng cung cũng như cầu cho nhiều sản phẩm bằng cách tăng thu nhập của lao động trong những ngành này. Sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến đòi hỏi lượng đầu tư lớn trong một thời gian dài. Từ đó phát sinh nhu cầu phát triển song song cả hàng hoá phục vụ sản xuất lẫn phục vụ tiêu dùng. Ý tưởng về “cú huých” lập luận rằng, một sự gia tăng đột ngột về đầu tư có thể làm cho mức tiết kiệm tăng lên bởi vì sự gia tăng đột ngột của thu nhập. “Cú huých” này biểu hiện thông qua các hoạt động của chính phủ và mục tiêu của viện trợ nước ngoài. Cũng theo Rosenstain-Rodan, mục đích của viện trợ nước ngoài cho các nước kém phát triển là đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế đến một điểm mà ở đó tốc độ tăng trưởng kinh tế mong muốn có thể đạt được trên nền tảng tự duy trì, không phụ thuộc vào các nguồn tài trợ bên ngoài. Thuyết tăng trưởng không cân đối Hirchman (1958) đưa ra một mô hình trái ngược với thuyết tăng trưởng cân đối, ông cho rằng sự mất cân đối giữa cung và cầu tạo ra động lực cho nhiều dự án mới. Theo đó, cách tiếp cận này yêu cầu phần lớn vốn đầu tư được phân phối bởi nhà nước cho những ngành công nghiệp trọng điểm, nhằm tạo ra những cơ hội ở những ngành khác trong nền kinh tế, từ đó khuyến khích làn sóng đầu tư thứ hai. Những ngành được chọn ra để đầu tư nên được đánh giá theo mối liên hệ giữa ngành đó với các ngành liên quan theo “chuỗi giá trị”, điều này nói đến khả năng tạo ra những ngành mới làm đầu ra hay cung cấp đầu vào cho những ngành được chọn để đầu tư. Hirchman chấp nhận có sự can thiệp của nhà nước nhưng ông cho rằng ý tưởng “cú huých” là không khả thi mà thay vào đó, sự phát triển tốt nhất
  19. 9 là được tạo ra từ những mất cân đối như thế. Do nguồn vốn có hạn, chính phủ không thể bảo đảm đầu tư một cách rải đều cho tất cả các ngành khác để đảm bảo phát triển ngành này cũng là tạo điều kiện để ngành khác phát triển. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế chuyển đổi, nhiều định chế của cơ chế thị trường chưa hình thành hoàn chỉnh nên các điều kiện của thị trường cạnh tranh hoàn hảo chưa thể đáp ứng được. Mặt khác, nền kinh tế nước ta đang ở trình độ rất thấp, chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp, trình độ cư dân thấp…đòi hỏi phải có vai trò chủ động của nhà nước trong việc định hướng phát triển các ngành kinh tế, nhà nước phải tạo những tiền đề nhất định như hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực…để thúc đẩy phát triển kinh tế. 1.1.3. Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ tác động của đầu tư công và tăng trưởng kinh tế. 1.1.3.1. Đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng GDP Vốn đầu tư công là một thành phần quan trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, một nhân tố có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đầu tư tác động đến tăng trưởng kinh tế ở hai mặt: tổng cung và tổng cầu. Theo Adam Smith (đầu thế kỷ 18) thì việc tăng vốn đầu tư sẽ đến tăng sức lao động và tăng công cụ sản xuất cả về số lượng lẫn chất lượng, từ đó mở rộng sản xuất. Tới thế kỷ 19, K.Max đã đề cập đến vốn như là một trong bốn yếu tố tác động đến quá trình tái sản xuất gồm đất đai, lao động, vốn và tiến bộ khoa học kỹ thuật. Kế thừa những tư tưởng trên các nhà kinh tế tân cổ điển tiêu biểu là Cobb và Douglas đã phân tích rõ vai trò của vốn thông qua hàm sản xuất. Như vậy, tăng quy mô vốn đầu tư là nguyên nhân trực tiếp làm gia tăng tổng cung của nền kinh tế nếu các yếu tố khác không thay
  20. 10 đổi. Mặt khác, tác động của vốn đầu tư còn được thực hiện thông qua hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ... Do đó, đầu tư lại gián tiếp làm tăng tổng cung nền kinh tế. Trong hàm tổng cầu thì đầu tư là một thành phần của tổng cầu có dạng: Y = C + I + G + X - M (1) Trong đó: Y là sản lượng hay thu nhập quốc dân; C là tiêu dùng dân cư; I là đầu tư; G là chi tiêu của nhà nước; X là xuất khẩu và M là nhập khẩu. Từ đẳng thức (1) ta thấy rằng khi đầu tư I tăng lên thì trực tiếp làm cho thu nhập quốc dân Y tăng lên. Theo lý thuyết Keynes thì khi đầu tư tăng lên một đơn vị thì làm cho Y tăng hơn một đơn vị. Như vậy, gia tăng đầu tư sẽ làm cho tổng cầu tăng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Sự thay đổi tổng cung, tổng cầu được phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thay đổi quy mô vốn đầu tư cũng là nguyên nhân làm thay đổi tốc độ tăng trưởng kinh tế. Mối quan hệ giữa đầu tư với tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế là mối quan hệ biện chứng nhân quả, có ý nghĩa quan trọng cả về lý thuyết và thực tiễn. Đây là cơ sở lý luận để giải thích chính sách kích cầu đầu tư và chi tiêu dùng ở nhiều nước trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng chậm. 1.1.3.2. Tác động đổi mới công nghệ Đầu tư công là nhân tố tác động đến quyết định đổi mới và phát triển công nghệ của một quốc gia. Trong mỗi thời kỳ, các nước có bước đi khác nhau để đầu tư phát triển công nghệ. Trong giai đoạn đầu, các nước đang phát
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2