intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến ô nhiễm môi trường ở các quốc gia đang phát triển

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

16
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu chủ yếu của luận văn này là đo lường tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến lượng phát thải ô nhiễm ở các quốc gia đang phát triển. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến ô nhiễm môi trường ở các quốc gia đang phát triển

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH *** TRẦN THỊ HUYỀN TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH *** TRẦN THỊ HUYỀN TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số : 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HỮU DŨNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện. Các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn theo đúng quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Học viên Trần Thị Huyền
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.............................................................................................1 1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................................................................1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..........................................................................2 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.............................................................................2 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..............................................3 1.5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN .........................................................................3 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................5 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................................5 2.2. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN ....................................7 2.3. KHUNG PHÂN TÍCH.................................................................................19 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................21 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................22 3.1. MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ..........................................22 3.1.1. Mô hình nghiên cứu ..............................................................................22 3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu ...........................................................................24 3.2. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ...........................................................................25 3.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ..................................................30
  5. 3.4. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .....................................................................33 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................35 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................36 4.1. MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU ....................................................................36 4.2. KẾT QUẢ HỒI QUY ..................................................................................50 4.3.1. Kiểm tra đa cộng tuyến .........................................................................50 4.3.2. Kết quả hồi quy .....................................................................................51 4.3. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................58 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................62 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ......................................63 5.1. KẾT LUẬN .................................................................................................63 5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH ...............................................................................64 5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ......65 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ARDL Autoregressive Distributed Lag – Mô hình phân phối trễ tự hồi quy CO2 Carbon dioxide – Khí Cacbonic EKC Environmental Kuznets Curve – Đường cong môi trường Kuznets EU European Union – Liên minh châu Âu FDI Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài FEM Fixed Effects Model – Mô hình tác động cố định FGLS Feasible Generalized Least Squares – Bình phương bé nhất tổng quát FMOLS Fully Modified Ordinary Least Square – Bình phương bé nhất đã được hiệu chỉnh hoàn toàn GDP Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm nội địa GNI Gross National Income – Thu nhập quốc dân MV Manufacturing Value Add – Giá trị ngành sản xuất tăng thêm OECD Organization for Economic Cooperation and Development - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OLS Ordinary Least Squares – Bình phương bé nhất REM Random Effects Model – Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên VECM Vector Error Correction Model – Mô hình Vector hiệu chỉnh sai số WB World Bank – Ngân hàng thế giới
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tóm lược kết quả tác động của FDI đến ô nhiễm môi trường .................15 Bảng 3.1: Tóm tắt các biến và kỳ vọng dấu ..............................................................24 Bảng 3.2: Các quốc gia trong mẫu nghiên cứu .........................................................26 Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu cơ bản của các quốc gia nghiên cứu (1971 – 2010) ........36 Bảng 4.2: Lượng phát thải CO2 bình quân, tiêu thụ năng lượng bình quân, thu nhập bình quân và tỷ lệ FDI/ GDP.....................................................................................44 Bảng 4.3: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ................................45 Bảng 4.4: Thống kê mô tả theo khu vực ...................................................................45 Bảng 4.5: Thống kê mô tả theo giai đoạn .................................................................47 Bảng 4.6: Ma trận hệ số tương quan .........................................................................51 Bảng 4.7: Kết quả hồi quy Pooled OLS ....................................................................52 Bảng 4.8: Kết quả hồi quy FEM ...............................................................................53 Bảng 4.9: Kết quả hồi quy REM ...............................................................................54 Bảng 4.10: Kiểm định phương sai sai số thay đổi ....................................................56 Bảng 4.11: Kiểm định tự tương quan ........................................................................56 Bảng 4.12: Kết quả ước lượng FGLS .......................................................................57
  8. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Đường cong môi trường EKC .....................................................................6 Hình 2.2: Khung phân tích ........................................................................................19 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................34 Hình 4.1: Lượng phát thải CO2 bình quân trên người ở các quốc gia đang phát triển giai đoạn 1971 – 2010 ...............................................................................................41 Hình 4.2: Tiêu thụ năng lượng bình quân trên người ở các quốc gia đang phát triển giai đoạn 1971 – 2010 ...............................................................................................42 Hình 4.3: Thu nhập bình quân trên người ở các quốc gia đang phát triển giai đoạn 1971 – 2010 ...............................................................................................................43 Hình 4.4: Tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài bình quân ở các quốc gia đang phát triển giai đoạn 1971 – 2010 ...............................................................................................43 Hình 4.5: Đồ thị Histogram các biến số ....................................................................50
  9. 1 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU Nội dung Chương 1 sẽ trình bày về vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Chương 1 cũng sẽ trình bày tổng quát về bố cục của luận văn. 1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về tác động của dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đến tình hình kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ… của các quốc gia tiếp nhận đầu tư là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu lẫn các nhà hoạch định chính sách trên thế giới đặc biệt quan tâm. Thông qua việc tham khảo kết quả nghiên cứu, các quốc gia tiếp nhận đầu tư có thể điều chỉnh các chính sách thu hút nhằm tăng cường các kênh tác động tích cực của FDI cũng như hạn chế bớt những tác động tiêu cực mà dòng vốn này mang lại. Trong những năm gần đây, vấn đề bảo vệ môi trường, kinh tế xanh đang là mục tiêu phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới nên tác động của FDI đến môi trường là một vấn đề rất được các quốc gia tiếp nhận đầu tư quan tâm. Vậy FDI có tác động tích cực hay tiêu cực đến môi trường của quốc gia tiếp nhận đầu tư? Đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành nhằm đi tìm đáp án cho câu hỏi trên tuy nhiên đến nay thì các kết quả nghiên cứu vẫn chưa cho thấy được sự nhất quán trong việc xác định chiều hướng tác động của FDI đến môi trường của quốc gia tiếp nhận đầu tư. Nghiên cứu của Cole và Elliott (2005), Cole và cộng sự (2006), Wang và cộng sự (2013) đã cho thấy việc dòng vốn FDI chảy vào các quốc gia càng nhiều sẽ khiến gia tăng lượng phát thải ô nhiễm từ đó làm trầm trọng hơn vấn đề ô nhiễm môi trường. Các tác giả như Kirkulak và cộng sự (2011), Lan và cộng sự (2012), Atici (2012) thì lại cho rằng các dòng vốn FDI và ô nhiễm môi trường hoàn toàn không có tương quan với nhau, thậm chí trong dài hạn thì sự hiện diện của FDI còn giúp giảm phát thải ô nhiễm thông qua quá trình thay đổi công nghệ và cải tiến kỹ thuật xử lý ô nhiễm. Trong khi chiều hướng tác động của FDI lên môi trường vẫn còn đang được tranh luận giữa các nhà nghiên cứu thì các quốc gia hiện vẫn đang ra sức thu hút
  10. 2 nguồn vốn FDI và trên thực tế thì FDI cũng đã mang lại tác động tích cực cho quốc gia tiếp nhận đầu tư (đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển) thông qua các kênh như chuyển giao nguồn lực, lan tỏa công nghệ, bổ sung nguồn ngoại tệ… Song song với những thành tựu về tăng trưởng kinh tế thì Olivier và cộng sự (2014) cho rằng lượng khí thải CO2 và các khí nhà kính khác đã tăng nhanh gấp hai lần trong thập niên đầu của thế kỷ 21 và nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này là đến từ việc đốt các nguồn nguyên liệu hóa thạch (chủ yếu là than đá). Theo kết quả thống kê của các tác giả thì Trung Quốc và các nền kinh tế đang phát triển là vùng sử dụng nhiều than đá nhất để phục vụ cho các nhà máy điện, nơi mà các công ty đặt nhà máy để sản xuất nhưng các sản phẩm làm ra chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường Mỹ và EU. Trước thực trạng dòng vốn FDI chảy vào các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển ngày càng tăng và sự gia tăng trong phát thải ô nhiễm ở các quốc gia này thì liệu FDI có phải là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp chất lượng môi trường ở những nước đang phát triển? Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là một bằng chứng thực nghiệm nhằm góp phần giải đáp cho câu hỏi nêu trên. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đo lường tác động của dòng vốn FDI đến lượng phát thải ô nhiễm ở các quốc gia đang phát triển. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn cần trả lời được câu hỏi nghiên cứu sau đây: “Dòng vốn FDI có tác động như thế nào đến phát thải ô nhiễm ở các quốc gia đang phát triển”.
  11. 3 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về dòng vốn FDI và lượng phát thải ô nhiễm. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tiến hành nghiên cứu về tác động của dòng vốn FDI đến lượng phát thải ô nhiễm tại các quốc gia đang phát triển trong khoảng thời gian 1971 – 2010. 1.5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Luận văn có bố cục 5 chương, nội dung của từng chương được trình bày tổng quát như sau: CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU Nội dung chương 1 sẽ giới thiệu tổng quát về lý do chọn đề tài, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU Chương 2 sẽ trình bày các khái niệm, lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở lược khảo các nội dung này tác giả sẽ đề xuất khung phân tích cho luận văn của mình. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương này trình bày về mô hình nghiên cứu, cách đo lường các biến số trong mô hình và các giả thuyết nghiên cứu của luận văn. Chương này cũng giới thiệu về cách thức thu thập dữ liệu, quy trình nghiên cứu, các bước thực hiện phân tích dữ liệu.
  12. 4 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trước tiên chương 4 trình bày tổng quan về thực trạng FDI và tình hình ô nhiễm môi trường ở các quốc gia đang phát triển. Nội dung chính của chương sẽ là trình bày các kết quả ước lượng được từ mô hình nghiên cứu, thảo luận về những kết quả này. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH Chương 5 sẽ trình bày tóm gọn kết quả nghiên cứu đạt được. Dựa trên kết quả nghiên cứu, khuyến nghị một số giải pháp liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phần cuối của chương sẽ điểm qua một số hạn chế của đề tài và các hướng nghiên cứu tiếp theo.
  13. 5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU Chương 2 sẽ tiến hành tổng quan về các khái niệm, lý thuyết có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Nội dung chương 2 cũng sẽ tiến hành lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm có được cái nhìn tổng quát về vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở lược khảo các lý thuyết này, tác giả tiến hành xây dựng khung phân tích cho luận văn và khung phân tích này sẽ là cơ sở để luận văn giải quyết vấn đề nghiên cứu đã đề ra. 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Ô nhiễm môi trường có thể được phân ra làm nhiều loại như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất… và theo Iwata và cộng sự (2012) thì CO2 là tác nhân chính dẫn tới tình trạng trái đất nóng lên nên trong phạm vi nghiên cứu luận văn, tác giả chỉ tập trung vào chỉ tiêu phát thải CO2 để đo lường cho khái niệm ô nhiễm môi trường. Khi nghiên cứu về vấn đề kinh tế môi trường thì giả thuyết đường cong Kuznets về môi trường (EKC) (Kuznet, 1955) được xem như là lý thuyết phổ biến nhất được các nhà nghiên cứu vận dụng để nghiên cứu cho các mẫu quan sát khác nhau. Giả thuyết EKC cho rằng mối quan hệ giữa thu nhập và ô nhiễm môi trường (lượng phát thải ô nhiễm) có dạng hình chữ U ngược. Trong giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng kinh tế, sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người sẽ có mối quan hệ đồng biến với lượng phát thải ô nhiễm. Tuy nhiên, khi vượt qua giá trị ngưỡng thì lượng phát thải ô nhiễm bắt đầu giảm xuống. Lý giải cho hiện tượng trên là bởi vì khi thu nhập được cải thiện, tiêu chuẩn sống, tiêu chuẩn về môi trường cũng được nâng cao, trình độ khoa học kỹ thuật cũng phát triển do đó mà các biện pháp xử lý, giảm thiểu ô nhiễm cũng trở nên hiệu quả hơn do đó mà lượng phát thải ô nhiễm sẽ giảm xuống.
  14. 6 Suy thoái môi trường Thu nhập Hình 2.1: Đường cong môi trường EKC Nguồn: Kuznet (1955) Mặc dù là lý thuyết chủ đạo khi nghiên cứu về kinh tế môi trường nhưng các nghiên cứu thực nghiệm không phải lúc nào cũng tán thành cho lý thuyết này. Ví dụ trong nghiên cứu của Shafik (1994) và Holtz-Eakin và Selden (1995), các tác giả chỉ tìm thấy mối quan hệ tuyến tính giữa thu nhập và lượng phát thải CO2. Hay trong nghiên cứu của Soytas và cộng sự (2007), kết quả nghiên cứu không cho thấy tác động của thu nhập lên lượng phát thải CO2. Mặc khác, Liu (2005) sử dụng dữ liệu bảng của 24 quốc gia OECD đã cho thấy có xuất hiện đường cong EKC khi tác giả kiểm soát thêm nhu cầu sử dụng năng lượng trong mô hình nghiên cứu của mình. Trong các nghiên cứu gần đây, Ang (2007), Jalil và Mahmud (2009), Iwata và cộng sự (2010) đã cũng cố thêm cho giả thuyết đường cong EKC đối với trường hợp của Pháp và Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu của Aslanidis và Iranzo (2009) khi sử dụng dữ liệu bảng của các quốc gia không thuộc khối OECD cũng cho thấy sự hiện diện của đường cong EKC. Khi nghiên cứu về mối quan hệ của lượng phát thải ô nhiễm và các yếu tố kinh tế xã hội, các nhà nghiên cứu có thể sử dụng nhiều kỹ thuật kinh tế lượng khác nhau
  15. 7 tuy nhiên điểm chung của các nghiên cứu này là biến số họ sử dụng trong mô hình nghiên cứu thường khá tương đồng. Các nhân tố giải thích cho sự biến động lượng phát thải CO2 thường xoay quanh các yếu tố thu nhập bình quân đầu người, tăng trưởng kinh tế, quy mô nền kinh tế, nhu cầu sử dụng năng lượng, cấu trúc nền kinh tế (đo lường bằng tỷ lệ đóng góp của ngành sản xuất công nghiệp), tỷ lệ dân số đô thị, độ mở thương mại, dòng vốn FDI, … và khi tập trung vào mối quan hệ của FDI với phát thải CO2, kết quả lược khảo lý thuyết cho thấy FDI có thể tác động tích cực lẫn tiêu cực đến lượng phát thải ô nhiễm ở các quốc gia tiếp nhận đầu tư. Thứ nhất, một số kết quả nghiên cứu đã cho thấy mối tương quan dương giữa FDI và lượng phát thải ô nhiễm ở quốc gia tiếp nhận đầu tư (Cole và Elliott, 2005; Cole và cộng sự, 2006; Wang và cộng sự, 2013). Các kết quả này đã củng cố cho giả thuyết “nơi trú ẩn ô nhiễm” và “cuộc đua tới đáy” bởi theo các giả thuyết này, sự yếu kém về luật môi trường ở các quốc gia tiếp nhận đầu tư sẽ thu hút nhiều dòng vốn FDI vì các công ty đa quốc gia có thể đạt được lợi nhuận tốt hơn khi không phải chịu những chi phí cao liên quan đến môi trường như tại quốc gia sở tại của họ (Jensen, 1996). Thứ hai, dựa theo giả thuyết “vành ô nhiễm” thì FDI sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở quốc gia tiếp nhận đầu tư bởi với các tiêu chuẩn về môi trường được áp dụng toàn cầu, các công ty đa quốc gia có xu hướng mở rộng, chuyển giao các công nghệ xanh của mình cho đối tác ở nước sở tại để sản phẩm cuối cùng của họ làm ra đạt chuẩn để tiêu thụ ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới và đặc biệt là ở các khu vực phát triển (Birdsall và Wheeler, 1993; Zarsky, 1999). 2.2. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN Hoffmann và cộng sự (2005) vận dụng phương pháp kiểm định nhân quả Granger để kiểm tra mối quan hệ giữa dòng vốn FDI và ô nhiễm môi trường ở 112 quốc gia trong khoảng thời gian 15 – 28 năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ nhân quả của hai chỉ tiêu này là phụ thuộc vào trình độ phát triển của quốc gia tiếp nhận đầu tư. Cụ thể, đối với các quốc gia có thu nhập thấp, nhóm tác giả cho thấy mối quan hệ nhân quả của mức phát thải CO2 lên FDI trong khi đối với các quốc gia
  16. 8 có mức thu nhập trung bình thì kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ nhân quả của FDI lên mức phát thải CO2, còn đối với các quốc gia có mức thu nhập cao, kết quả nghiên cứu không cho thấy bằng chứng về mối quan hệ nhân quả giữa hai chỉ tiêu này. Merican và cộng sự (2007) nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm cho 5 quốc gia khu vực Đông Nam Á giai đoạn 1970 – 2001 bằng cách sử dụng cách tiếp cận ARDL được phát triển bởi Pesaran và cộng sự (2001). Thu nhập bình quân đầu người và giá trị gia tăng của ngành sản xuất công nghiệp được tác giả sử dụng như là các biến kiểm soát trong mô hình để giải thích sự biến động mức phát thải CO2 bình quân ở mỗi quốc gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy có tồn tại mối tương quan dương giữa FDI và ô nhiễm ở Malaysia, Thái Lan, Philippin. Mối tương quan này không có ý nghĩa về mặt thống kê đối với trường hợp Singapore và riêng đối với Indonexia thì FDI còn giúp giảm thiểu lượng phát thải CO2. Lee (2009) sử dụng kiểm định được phát triển bởi Pesaran và cộng sự (2001) để nghiên cứu về mối quan hệ dài hạn của FDI, ô nhiễm và sản lượng đầu ra ở Malaysia. Kiểm định nhân quả Granger cũng được tác giả áp dụng kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các biến kể trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả FDI và ô nhiễm đều là nguyên nhân ngắn hạn của việc gia tăng sản lượng đầu ra, trong khi sản lượng chỉ có tác động trong dài hạn đến dòng vốn FDI. Điểm quan trọng trong nghiên cứu là tác giả đã tìm ra bằng chứng thực nghiệm về mối tương quan trong ngắn hạn của FDI và ô nhiễm. Sử dụng dữ liệu về các chỉ tiêu tăng trưởng GDP, dòng vốn FDI và lượng phát thải CO2 ở Ấn Độ suốt thời kỳ 1980 – 2003, Acharyya (2009) đã nghiên cứu lợi ích và chi phí của FDI đối với Ấn Độ. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy bên cạnh tác động tích cực của FDI lên tăng trưởng kinh tế trong dài hạn thì dòng vốn FDI cũng góp phần rất lớn trong việc gia tăng mức phát thải CO2 ở Ấn Độ. Còn trong nghiên cứu của Mahmood và Chaudhary (2012), tác giả sử dụng dữ liệu thời gian của Pakistan để nghiên cứu về tác động của FDI đến mức phát thải CO2. Tác giả sử dụng các biến
  17. 9 độc lập: FDI, giá trị gia tăng ngành sản xuất công nghiệp và mật độ dân số để giải thích cho lượng phát thải CO2 ở Pakistan. Nghiên cứu sử dụng các kiểm định ADF, PP, Ng-Perron, Zivot-Andrews, mô hình ARDL và tương quan sai số của nó để tìm ra mối quan hệ giữa những chỉ tiêu này. Kết quả nghiên cứu chỉ cho thấy mối quan hệ trong dài hạn chứ không chỉ ra được mối quan hệ trong ngắn hạn của các chỉ tiêu trên và FDI, giá trị gia tăng ngành sản xuất công nghiệp, mật độ dân số đều có tác động tích cực đến lượng phát thải CO2. Nghiên cứu của Mutafoglu (2012) nhằm mục đích khám phá mối quan hệ giữa dòng vốn FDI, mức phát thải CO2 và tăng trưởng kinh tế ở Thổ Nhĩ Kỳ từ quý I năm 1987 đến quý IV năm 2009. Kết quả phân tích đồng liên kết cho thấy có mối quan hệ cân bằng trong dài hạn giữa các biến nêu trên và kết quả kiểm định nhân quả Granger cho thấy có tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa các chỉ tiêu trên, điều này đã củng cố thêm cho giả thuyết nơi trú ẩn ô nhiễm. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của tác giả đã không cho thấy được tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nhằm kiểm định tính hợp lệ của giả thuyết nơi trú ẩn ô nhiễm, Al-mulali và Tang (2013) dựa trên dữ liệu của các quốc gia vùng Vịnh giai đoạn từ 1980 – 2009 để tiến hành phân tích. Kết quả kiểm định đồng liên kết Pedroni cho thấy mức phát thải CO2, FDI, nhu cầu sử dụng năng lượng và tăng trưởng có quan hệ đồng liên kết. Bên cạnh đó, kết quả hồi quy FMOLS cho thấy nhu cầu sử dụng năng lượng và tăng trưởng GDP làm gia tăng phát thải CO2 trong khi FDI có tác động âm đến phát thải CO2 trong dài hạn. Thêm vào đó, kết quả kiểm định nhân quả Granger cho thấy FDI không có mối quan hệ nhân quả trong ngắn hạn với phát thải CO2 và nhu cầu sử dụng năng lượng trong khi nhu cầu sử dụng năng lượng và tăng trưởng GDP có tác động dương đến lượng phát thải CO2 . Từ các kết quả nghiên cứu trên, tác giả đưa ra kết luận rằng chính nhu cầu sử dụng năng lượng gia tăng cùng với sự tăng trưởng GDP đã khiến lượng phát thải CO2 tăng lên chứ không phải do dòng vốn FDI (thậm chí trong dài hạn FDI còn có giúp làm giảm phát thải CO2 và kết quả nghiên cứu trên
  18. 10 cũng đã bác bỏ giả thuyết nơi trú ẩn ô nhiễm đối với trường hợp các quốc gia vùng Vịnh. Lee (2013) sử dụng dữ liệu của 19 quốc gia trong khu vực G20 giai đoạn 1971 – 2009 để nghiên cứu đóng góp của dòng vốn FDI đến lượng năng lượng sạch được sử dụng, mức CO2 phát thải và tăng trưởng kinh tế. Tác giả vận dụng kiểm định đồng liên kết để kiểm tra mối tương quan trong dài hạn của các chỉ tiêu này và sử dụng mô hình hồi quy hiệu ứng cố định để đo lường tác động của FDI lên từng chỉ tiêu. Kết quả nghiên cứu cho thấy FDI giữ vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của các quốc gia G20 trong khi tác động của FDI lên lượng phát thải CO2 và năng lượng sạch không có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong nghiên cứu về tác động của FDI đến lượng phát thải CO2 ở các quốc gia Mỹ La Tinh, Blanco và cộng sự (2013) đã áp dụng kiểm định nhân quả Granger để kiểm tra mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu này. Sử dụng dữ liệu của 18 quốc gia Mỹ La Tinh trong giai đoạn 1980 – 2007, các tác giả đã cho thấy mối quan hệ nhân quả giữa dòng vốn FDI (FDI vào các ngành gây ô nhiễm nhiều) với lượng phát thải CO2. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các biến kiểm soát khác (GDP, giá trị gia tăng ngành sản xuất công nghiệp) cũng tác động đến lượng phát thải CO2. Đối với những ngành nghề khác thì kết quả nghiên cứu không cho thấy bằng chứng rằng FDI là nguyên nhân gia tăng lượng phát thải CO2. Nghiên cứu của Shaari và cộng sự (2014) nhằm mục đích đo lường tác động của FDI và tăng trưởng kinh tế lên lượng phát thải CO2 bằng cách sử dụng dữ liệu bảng của 15 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1992 – 2012. Kết quả của kiểm định đồng liên kết Johansen đã cho thấy có tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa FDI, tăng trưởng kinh tế và mức phát thải CO2. Tuy nhiên kết quả hồi quy FMOLS lại cho thấy trong dài hạn thì FDI hoàn toàn không có tác động gì đến phát thải CO2 cho nên việc gia tăng dòng vốn FDI không phải là nguyên nhân và cũng không gây nên ảnh hưởng tiêu cực nào đến môi trường của quốc gia tiếp nhận đầu tư. Mặc dù FDI không có tác động đến lượng phát thải CO2 nhưng kết quả nghiên cứu đã cho
  19. 11 thấy quá trình tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển sẽ khiến lượng phát thải CO2 gia tăng. Kết quả kiểm định nhân quả Granger dựa trên mô hình VECM trong nghiên cứu cũng đã cho thấy trong ngắn hạn thì không có tồn tại mối tương quan giữa FDI, tăng trưởng kinh tế và lượng phát thải CO2. Nguyễn Thị Hoàng Oanh (2014) cho rằng tiêu thụ năng lượng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế nhằm hướng đến phát triển kinh tế bền vững. Mục đích chính trong nghiên cứu của tác giả là để tìm các mối quan hệ nhân quả giữa tiêu thụ năng lượng bình quân/ người (được sử dụng như một biến phụ thuộc), GDP thực tế bình quân/ người, lượng phát thải CO2 bình quân/ người và độ mở thương mại cho 7 quốc gia thuộc khối Asean từ 1971 –2012. Tác giả áp dụng kiểm định tính dừng dữ liệu bảng, kiểm định đồng liên kết dữ liệu bảng và kiểm tra mối quan hệ nhân quả dữ liệu bảng. Phát hiện của nghiên cứu này cho thấy không có bằng chứng về mối quan hệ trong ngắn hạn từ GDP thực tế bình quân/ người, lượng phát thải CO2 bình quân/ người và độ mở thương mại đến tiêu thụ năng lượng bình quân/ người. Tuy nhiên, nghiên cứu đã tìm thấy 3 mối quan hệ nhân quả từ GDP thực tế bình quân/ người và tiêu thụ năng lượng bình quân/ người đến lượng phát thải CO2 bình quân/ người; mối quan hệ một chiều từ GDP thực tế bình quân/ người đến độ mở thương mại. Trong dài hạn, nghiên cứu đã tìm thấy 3 mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa các cặp biến bao gồm giữa tiêu thụ năng lượng bình quân/ người và lượng phát thải CO2 bình quân/ người; giữa lượng phát thải CO2 bình quân/ người và và độ mở thương mại; giữa độ mở thương mại và tiêu thụ năng lượng bình quân/ người. Đồng thời, nghiên cứu cũng tìm thấy 3 mối quan hệ nhân quả một chiều từ GDP thực tế bình quân/ người đến tiêu thụ năng lượng bình quân/ người, lượng phát thải CO2 bình quân/ người và độ mở thương mại. Ngoài ra, trong bài nghiên cứu này, để đối phó với tính không đồng nhất ở các quốc gia và khắc phục biến nội sinh trong hồi quy, nghiên cứu này áp dụng ước lượng mối quan hệ dài hạn gồm ước lượng FMOLS và ước lượng DOLS.
  20. 12 Linh và Lin (2014) nghiên cứu mối quan hệ giữa phát thải CO2, nhu cầu sử dụng năng lượng, FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ 1980 – 2010 dựa trên cách tiếp cận EKC, kiểm định đồng liên kết và kiểm định nhân quả Granger. Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng phát thải CO2 sẽ bắt đầu giảm khi thu nhập bình quân đầu người đạt 2,226 USD/ năm tuy nhiên kết quả này lại không có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này cho thấy với trường hợp của Việt Nam thì giả thuyết đường cong EKC không được khẳng định. Bằng cách sử dụng phương pháp kiểm định nhân quả Granger, các tác giả đã cho thấy có tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều trong ngắn hạn giữa FDI và thu nhập cũng như giữa FDI và nhu cầu sử dụng năng lượng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ nhân quả hai chiều trong dài hạn giữa CO2 và thu nhập, nhu cầu sử dụng năng lượng và thu nhập, nhu cầu sử dụng năng lượng và FDI, thu nhập và FDI. Trong ngắn hạn và dài hạn đều cho thấy mối quan hệ giữa FDI và thu nhập cho thấy việc gia tăng thu nhập bình quân đầu người sẽ thu hút được nhiều hơn các nguồn vốn nước ngoài và ngược lại, các dòng vốn FDI cũng góp phần giúp cải thiện thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam. Cuối cùng, mối quan hệ nhân quả hai chiều trong dài hạn giữa FDI và nhu cầu sử dụng năng lượng cũng như tác động của CO2 đã cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa FDI, nhu cầu sử dụng năng lượng và suy thoái môi trường. Mối quan hệ này cho thấy FDI và nhu cầu sử dụng năng lượng có mối tương quan dương và điều này đã củng cố thêm cho giả thuyết nơi trú ẩn ô nhiễm. Trong nghiên cứu của Omri và cộng sự (2014), các tác giả áp dụng hệ phương trình đồng thời để nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả của tăng trưởng kinh tế, FDI và phát thải CO2. Sử dụng dữ liệu bảng của 54 quốc gia trên thế giới trong giai đoạn 1990 – 2011 các tác giả đã cho thấy mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế và dòng vốn FDI trên toàn bộ mẫu nghiên cứu, mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa dòng vốn FDI và lượng phát thải CO2 (ngoại trừ các quốc gia thuộc khu vực Châu Âu và Bắc Á). Nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ nhân quả một chiều từ lượng phát thải CO2 đến đến tăng trưởng kinh tế (ngoại trừ các quốc gia thuộc khu vực Trung Đông, Bắc Phi và khu vực Sahara). Ngoài ra, các tác giả cũng cho thấy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2