intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của di cư nông thôn đến mức sống hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

30
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm tìm hiểu về thực trạng hiện tượng lao động di cư nông thôn trong những năm gần đây ở Việt Nam; Đánh giá tác động của hiện tượng di cư nông thôn tới mức sống hộ gia đình nông thôn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của di cư nông thôn đến mức sống hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Hồ Nhựt Khương TÁC ĐỘNG CỦA DI CƯ NÔNG THÔN ĐẾN MỨC SỐNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Hồ Nhựt Khương TÁC ĐỘNG CỦA DI CƯ NÔNG THÔN ĐẾN MỨC SỐNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển Mã số: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. Hoàng Thị Chỉnh Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn “Tác động của di cư nông thôn đến mức sống hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các tài liệu tham khảo, số liệu thống kê trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả của luận văn chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng 5 năm 2017 HỒ NHỰT KHƯƠNG
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU................................................................................................................. 1 1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................................... 1 1.1.1 Sự cần thiết của đề tài ................................................................................................ 1 1.1.2 Tổng quan nghiên cứu ................................................................................................ 3 1.2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 4 1.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................... 4 1.5 Ý nghĩa đề tài ..................................................................................................................... 4 1.6 Kết cấu đề tài...................................................................................................................... 5 CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LAO ĐỘNG DI CƯ NÔNG THÔN. ........ 6 2.1 Khái niệm ........................................................................................................................... 6 2.1.1 Khu vực nông thôn ..................................................................................................... 6 2.1.2 Di cư ........................................................................................................................... 7 2.1.3 Lao động di cư ........................................................................................................... 8 2.1.4 Lao động di cư nông thôn .......................................................................................... 8 2.1.5 Mức sống hộ gia đình ................................................................................................. 8 2.2 Một số quan điểm lý thuyết bàn về di cư và tác động của di cư ...................................... 11 2.2.1 Quan điểm lý thuyết kinh tế về di cư ................................................................... 11 2.2.2 Quan điểm nhân khẩu học, xã hội học bàn về di cư ............................................. 14 2.2.3 Quan điểm lý thuyết về tác động của lao động di cư nông thôn .......................... 15 2.3 Tổng quan các nghiên cứu về tác động của lao động di cư nông thôn tới mức sống hộ gia đình 19 2.3.1 Tác động của việc ra đi ........................................................................................ 20 2.3.2 Tác động của sự phân bổ ...................................................................................... 21 2.3.3 Tác động của sự trở về ......................................................................................... 23
  5. CHƯƠNG III. MÔ TẢ DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 24 3.1 Bộ số liệu Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam ....................................................... 24 3.2 Khung phân tích ............................................................................................................... 25 3.3 Các biến số chính ............................................................................................................. 26 3.4 Về phương pháp phân tích số liệu .................................................................................... 30 CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 33 4.1 Thực trạng di cư nông thôn tại Việt Nam ........................................................................ 33 4.2 Kết quả phân tích định lượng về tác động của lao động di cư nông thôn tới mức sống hộ gia đình nông thôn........................................................................................................................ 40 4.3 Bàn luận về kết quả phân tích .......................................................................................... 45 4.3.1 Tác động của việc có người xuất cư ......................................................................... 45 4.3.2 Tác động phân bổ của tiền gửi về ............................................................................ 46 CHƯƠNG V: KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH..................................................................................... 47 KẾT LUẬN ...................................................................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CĐ Cao đẳng ĐH Đại học FDI Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài HIV/AIDS Human immunodeficiency virus infection / acquired immunodeficiency syndrome – Họi chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người IOM International Organization for Migration MP Marginal Productivity – Năng suất lao động cận biên TC CN Trung cấp chuyên nghiệp THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UN United Nations – Liên hợp quốc UNFPA United Nations Fund for Population Activities – Quỹ Dân số Liên hợp quốc VHLSS Vietnam Household Living Standard Survey – Điều tra mức sống hộ gia đình Việt nam WHO World Health Organization – Tổ chức Y tế Thế giới.
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Tóm tắt các biến trong mô hình ............................................................. 29 Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình ................................................. 34 Bảng 4.2: Tình trạng hôn nhân của chủ hộ ............................................................. 34 Bảng 4.3: Tuổi của lao động di cư nông thôn......................................................... 36 Bảng 4.4: Số người di cư mỗi hộ tại nông thôn năm 2014 ..................................... 38 Bảng 4.5: Đặc trưng của hộ có và không có lao động di cư nông thôn năm 2014 ... 39 Bảng 4.6: Kiểm định so sánh sự khác biệt về các nhân tố liên quan tới mức sống của hộ năm 2014 và năm 2012. .................................................................................... 41 Bảng 4.7: Kiểm định so sánh sự khác biệt về các nhân tố liên quan đến chi giáo dục của hộ năm 2014 và năm 2012............................................................................... 42 Bảng 4.8: Tác động của lao động di cư nông thôn đến chi tiêu bình quân của hộ gia đình ở nông thôn.................................................................................................... 43 Bảng 4.9: Tác động của lao động di cư nông thôn đến thu nhập từ nông nghiệp của hộ gia đình............................................................................................................. 44 Bảng 4.10: Tác động của tiền gửi về đến chi tiêu bình quân của hộ gia đình ở nông thôn. ...................................................................................................................... 45
  8. DANH MỤC BIỂU ĐỔ, HÌNH Hình 3.1 Tác động của di cư nông thôn đến mức sống hộ gia đình. .....................25 Hình 4.1: Tình trạng hôn nhân của chủ hộ. ..........................................................35 Hình 4.2: Độ tuổi của lao động di cư nông thôn năm 2014. .................................36 Hình 4.3: Độ tuổi của lao động di cư nông thôn 2014 phân theo nam/nữ. ............37 Hình 4.4: Trình độ chuyên môn đào tạo của lao động di cư nông thôn năm 2014. ............................................................................................................38
  9. TÓM TẮT Lao động di cư nông thôn là một hiện tượng kinh tế - xã hội mang tính quy luật khi đất nước trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa và đô thị hóa. Do ảnh hưởng từ việc hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ số lượng các doanh nghiệp FDI và các khu công nghiệp, khu chế xuất làm dịch chuyển cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng lao động phi nông nghiệp tại Việt Nam. Đây cũng là những nguồn thu hút dòng lao động di cư khá lớn từ nông thôn. Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề di cư nói chung trên nhiều khía cạnh: nguyên nhân của hiện tượng di cư, tác động của hiện tượng di cư tại nơi đến, xu hướng di cư nội địa và quốc tế và rất nhiều khía cạnh khác. Đa phần các nghiên cứu đều tập trung vào tác động của hiện tượng di cư tới nơi đến, tức là các thành phố lớn, khó khăn của người lao động di cư ở nơi đến mà chưa tập trung nhiều tới việc xem xét, đánh giá tác động của hiện tượng này tới nơi đi của người di cư từ nông thôn để đến nơi khác làm việc. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá tác động của hiện tượng kinh tế - xã hội này tới mức sống hộ gia đình ở nông thôn. Các kết quả phân tích của luận văn cho thấy một phần tác động tích cực của lao động di cư nông thôn đến mức sống của hộ gia đình tại nông thôn thông qua tiền gửi về. Các khoản tiền gửi về của người di cư đóng góp đáng kể vào thu nhập của hộ gia đình và giúp hộ nới lỏng chi tiêu cho các khoản chi thiết yếu của hộ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, luận văn vẫn chưa có bằng chứng cho sự tác động của việc xuất cư ảnh hưởng đến hoạt động nông nghiệp của hộ gia đình ở nông thôn.
  10. 1 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề 1.1.1 Sự cần thiết của đề tài Theo Tổng điều tra dân số năm 1999, tổng số người di cư (tổng số người từ 5 tuổi trở lên thay đổi nơi cư trú tới địa điểm khác) là 2,1 triệu người. Con số này tăng hơn 3 lần theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2009 là 6,6 triệu người (Tổng cục Thống kê, 2010). Di cư có tổ chức phần lớn được thực hiện theo các chương trình xây dựng vùng kinh tế mới (chủ yếu trước năm 1990) và chương trình tái định cư do điều kiện môi trường và xây dựng các công trình thủy điện nhưng chiếm một phần nhỏ trong số những người di cư. Kể từ những năm 1990, số lượng người di cư ngoài các chương trình của Chính phủ ngày càng lớn và họ là những người di cư tự do. Di cư tự do hiện đang trở thành xu thế di cư trong nước chính ở Việt Nam. Nhiều bằng chứng khoa học cũng đã chỉ ra động cơ chủ yếu của người di cư tự do là lý do kinh tế (trên 70%), trong đó tìm việc làm được xem là một lý do quan trọng. Số liệu thống kê cũng cho thấy, di cư nông thôn - thành thị chiếm hơn ¼ tổng số di cư trong nước (United Nations Vietnam, 2010). Lao động di cư nông thôn là một hiện tượng kinh tế - xã hội mang tính quy luật khi đất nước trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa và đô thị hóa. Sau những năm Đổi mới, dòng người di cư để làm việc từ nông thôn ra thành thị, đặc biệt tại các thành phố lớn tại Việt Nam cũng tuân theo quy luật như vậy do tốc độ phát triển không đồng đều giữa các vùng, đặc biệt giữa nông thôn và thành thị. Do ảnh hưởng từ việc hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ số lượng các doanh nghiệp FDI và các khu công nghiệp, khu chế xuất làm dịch chuyển cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng lao động phi nông nghiệp tại Việt Nam. Đây cũng là những nguồn thu hút dòng lao động di cư khá lớn từ nông thôn (theo tác giả Lê Xuân Bá, tỷ lệ lao động nông thôn trong các doanh nghiệp FDI và khu công nghiệp tăng từ 37,6% lên 44,8% trong hai năm 2002- 2004). Với tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế mạnh mẽ tại các khu đô thị và tình trạng thiếu việc làm tại nông thôn tiếp tục tiếp diễn, lao động di cư nông thôn được
  11. 2 dự báo sẽ tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới. Xu hướng này tiếp tục được củng cố bởi cơ cấu dân số vàng mà Việt Nam đang và sẽ trải qua, tốc độ tăng lực lượng lao động quá nhanh cũng sẽ khiến dòng người di cư tới thành thị để làm việc phát triển theo. Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề di cư nói chung trên nhiều khía cạnh: nguyên nhân của hiện tượng di cư, tác động của hiện tượng di cư tới nơi đến, xu hướng di cư nội địa và quốc tế và rất nhiều khía cạnh khác. Đa phần các nghiên cứu đều tập trung vào tác động của hiện tượng di cư tại nơi đến, tức là các thành phố lớn, khó khăn của người lao động di cư ở nơi đến mà chưa tập trung nhiều tới việc xem xét, đánh giá tác động của hiện tượng này tại nơi đi của người di cư từ nông thôn để đến nơi khác làm việc. Để có những chính sách quản lý phù hợp đối với lao động di cư, rất cần những nghiên cứu đầy đủ, nhiều chiều về hiện tượng này giúp các nhà quản lý hiểu rõ hơn về bản chất của hiện tượng, về tác động kinh tế - xã hội của nó đối với đời sống hộ gia đình và cộng đồng. Đề tài nghiên cứu này muốn tập trung đi sâu vào một nội dung của di cư là lao động di cư từ nông thôn và tác động của hiện tượng này tới mức sống hộ gia đình của họ ở nông thôn. Kinh nghiệm từ nhiều nước trên thế giới cho thấy, di cư có quan hệ chặt chẽ với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và việc phân tích hiện tượng lao động di cư nông thôn rất cần phải có cái nhìn nhiều chiều. Với cách tiếp cận liên ngành gồm kinh tế học, nhân khẩu học, và xã hội học, đề tài mong muốn có được cái nhìn đa chiều và chính xác hơn về những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới mức sống hộ gia đình nông thôn. Một số câu hỏi nghiên cứu chính mà đề tài mong muốn trả lời là: lao động di cư nông thôn có làm tăng thu nhập của hộ? , hiện tượng này có tác động gì tới chi tiêu của hộ?, tiền gửi về của người di cư có làm tăng thu nhập và chi tiêu của hộ?. Thông qua việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu, đề tài đưa ra những phân tích và bình luận về hiện tượng lao động di cư nông thôn, vai trò và tác động kinh tế - xã hội của nó đối với mức sống hộ gia đình nông thôn và đề xuất giải pháp thúc đẩy những tác động tích cực của hiện
  12. 3 tượng này cho phù hợp với định hướng nâng cao mức sống của người dân và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung. 1.1.2 Tổng quan nghiên cứu Trong nước: Cùng với dòng lao động di cư từ nông thôn tới các thành phố lớn ngày càng tăng ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về hiện tượng này trong những năm qua: Về lực hút và lực đẩy dẫn tới lao động di cư, tác động tích cực và tiêu cực của hiện tượng này tới các thành phố lớn với những cảnh báo về sự quá tải đối với cơ sở hạ tầng tại các thành phố lớn, với những khó khăn của người lao động di cư và nguy cơ đối với trật tự xã hội tại địa bàn đô thị… Những nghiên cứu về di cư trong nước nói chung được thể hiện trong các báo cáo của UNFPA, IOM, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và nhiều tác giả trong và ngoài nước khác. Các nghiên cứu đã tiến hành tập trung nhiều vào tác động tại nơi đến của lao động di cư mà chưa đi sâu phân tích tác động của hiện tượng này tại nơi đi của người lao động. Đề tài nghiên cứu lần này cố gắng bổ sung thêm một góc nhìn đa chiều về tác động của lao động di cư nông thôn thông qua tiếp cận đa ngành. Ngoài nước: Lao động di cư nông thôn là hiện tượng kinh tế - xã hội xuất hiện ở nhiều quốc gia. Với các nước đang phát triển như Việt Nam, đây là hiện tượng phổ biến và cũng dành được nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu. Những nghiên cứu đã tiến hành về lĩnh vực này ở các nước khác sẽ cung cấp chất liệu phong phú cho đề tài nghiên cứu lần này cả về mặt lý thuyết và thực tiễn, cung cấp những mô hình thực tế và các phương pháp nghiên cứu bổ ích. 1.2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu Mục tiêu chính của đề tài nghiên cứu là: 1) Tìm hiểu về thực trạng hiện tượng lao động di cư nông thôn trong những năm gần đây ở Việt Nam; 2) Đánh giá tác động của hiện tượng di cư nông thôn tới mức sống hộ gia đình nông thôn;
  13. 4 3) Đưa ra những đề xuất chính sách hướng tới mục tiêu nâng cao mức sống của hộ gia đình ở nông thôn nói riêng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nói chung. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lao động di cư ở nông thôn. Đơn vị phân tích là hộ gia đình. Phạm vi nghiên cứu: Lao động di cư từ vùng nông thôn trên lãnh thổ Việt Nam. Về thời gian, số liệu được sử dụng là số liệu từ Điều tra mức sống hộ gia đình trong năm 2014 và 2012. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Phương pháp tổng hợp và phân tích được sử dụng trong nghiên cứu tài liệu thứ cấp về lý thuyết di cư và kết quả từ các nghiên cứu thực nghiệm trước kia về di cư và tác động của nó. Phương pháp thống kê được sử dụng trong phân tích số liệu để nghiên cứu mối tương quan và tác động của hiện tượng lao động di cư nông thôn tới sự thay đổi mức sống hộ nông thôn. Phần phân tích này sẽ sử dụng các thống kê mô tả, kiểm định sự khác biệt và việc lựa chọn sử dụng một số mô hình hồi quy trong phân tích số liệu và mối tương quan giữa các biến quan tâm. 1.5 Ý nghĩa đề tài *Ý nghĩa khoa học: Đề tài này góp phần bổ sung vào các kết quả nghiên cứu đã có trong cùng lĩnh vực. Thông qua cách tiếp cận của mình, đề tài đưa ra một góc nhìn khác đối với tác động của lao động di cư nông thôn, góc nhìn từ nơi đi của lao động. Bên cạnh đó, việc sử dụng tiếp cận liên ngành cũng là một đóng góp của đề tài, cung cấp những lý giải toàn diện hơn so với những kết quả nghiên cứu trước. *Hiệu quả kinh tế: Kết quả của đề tài nghiên cứu sẽ chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực của lao động di cư đối với mức sống hộ gia đình nông thôn. Việc hiểu rõ thực tế sẽ giúp các nhà quản lý định hướng phát triển để phát huy tối đa những tác động tích cực, thúc đẩy hiệu ứng lan tỏa được rộng khắp hơn. Hiệu quả về mặt kinh tế sẽ rõ nét hơn và lâu dài hơn đối với hộ gia đình nông thôn và cộng đồng nông thôn nói chung.
  14. 5 *Hiệu quả xã hội: Việc ổn định và nâng cao mức sống hộ gia đình nông thôn là một mục tiêu dài hạn của Việt Nam. Lao động di cư nông thôn là một kênh để có thể thực hiện mục tiêu này. Do đó, đề tài nghiên cứu sẽ giúp các nhà hoạch định và quản lý đề ra những chính sách phù hợp đối với lao động di cư, vừa phát triển kinh tế, vừa đảm bảo ổn định xã hội. 1.6 Kết cấu đề tài Báo cáo được chia thành ba phần gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận gồm 6 chương: Chương I: Giới thiệu Chương II: Cơ cở lý luận và thực tiễn về lao động di cư nông thôn. Chương III: Số liệu và phương pháp nghiên cứu Chương IV: Kết quả nghiên cứu Chương V: Kiến nghị chính sách Kết luận
  15. 6 CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LAO ĐỘNG DI CƯ NÔNG THÔN. 2.1 Khái niệm 2.1.1 Khu vực nông thôn Theo Điều 3 Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nông thôn được định nghĩa là:”phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã”. Nông thôn có các đặc điểm sau: - Dân cư ở nông thôn cư trú tập trung trong nhiều hộ gia đình gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một khu vực nhất định được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá, phong tục, tập quán và các yếu tố khác. - Kinh tế nông thôn chủ yếu là kinh tế nông nghiệp mang nhiều yếu tố tự nhiên: nhà, vườn, ao, ruộng, thường gắn với những điều kiện địa lý có sẵn (thường chiếm từ 50% lao động trở lên), trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành chính, ngoài ra còn có các nghề thủ công, chế biến lương thực, thực phẩm, buôn bán nhỏ theo hộ gia đình. - Chính trị ở nông thôn: ngoài hệ thống chính quyền xã, ấp, thôn do Nhà nước điều hành trên cơ sở pháp luật còn có hệ thống cương vị chức sắc trong dòng tộc, già làng, thân thuộc, tôn giáo… điều chỉnh hành vi của các thành viên bằng tục lệ hay quy ước. - Văn hoá nông thôn chủ yếu là văn hoá dân gian, thông qua lễ, hội… để truyền những giá trị thẩm mỹ, đạo đức, lối sống, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất từ thế hệ này sang thế hệ khác. Văn hoá nông thôn đã bảo tồn được những giá trị quý báu mang tính truyền thống, nhưng nó cũng chứa đựng những yếu tố không có lợi cho sự phát triển.
  16. 7 2.1.2 Di cư Ở mỗi góc độ và tùy vào lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, thậm chí tùy quan niệm của các nhà nghiên cứu, di cư được xác định với những khác biệt nhất định. Theo nghĩa rộng, di cư là sự chuyển dịch bất kỳ của con người trong một không gian và thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn. Với khái niệm này di cư đồng nhất với sự di động dân cư. Theo nghĩa hẹp, di cư là sự di chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một không gian thời gian nhất định (Liên hiệp quốc). Khái niệm này khẳng định mối liên hệ giữa sự di chuyển với việc thiết lập nơi cư trú mới (Đặng Nguyên Anh, 2007). Di cư có thể được phân chia thành nhiều hình thức khác nhau tùy vào từng khía cạnh cụ thể. Chẳng hạn như di cư quốc tế và di cư nội địa - theo địa bàn nơi đến. Theo độ dài thời gian, chúng ta có di cư tạm thời, di cư lâu dài, di cư mùa vụ, di cư con lắc. Theo đặc trưng di cư, có thể phân ra di cư có tổ chức, di cư tự phát... Một điểm cần lưu ý trong khái niệm di cư là sự cấu thành của nó, bao gồm hai yếu tố xuất cư và nhập cư, được phân chia dựa trên quy ước là sự chuyển đến hay rời khỏi một nơi nào đó. Sự chênh lệch giữa xuất cư và nhập cư được gọi là di cư thuần túy. Trong đề tài này, luận văn sử dụng định nghĩa về di cư theo nghĩa hẹp như trên, tức là di cư là sự di chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một không gian thời gian nhất định. Theo độ dài thời gian, di cư trong đề tài này được xác định trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 2 năm. Trong giới hạn thời gian như trên, di cư được xác định là di cư tạm thời. Cũng theo sự phân chia đặc điểm ở trên, di cư được giới hạn là di cư tự do (không theo các chương trình có tổ chức của Nhà nước). Định nghĩa này khác với định nghĩa được nêu ra trong Tổng điều tra Dân số và nhà ở với mốc thời gian là 5 năm và thường là theo hình thức di cư lâu dài.
  17. 8 2.1.3 Lao động di cư Theo định nghĩa của Tổ chức Di dân quốc tế (International Organization for Migration - IOM), lao động di cư (tạm dịch từ labour migration) (nhiều tài liệu sử dụng thuật ngữ lao động di cư, trong đề tài này luận văn lựa chọn sử dụng lao động di cư nhưng với cách hiểu tương tự) được xác định là việc những người di chuyển khỏi chỗ ở của mình tới một quốc gia khác hoặc một vùng khác trong cùng một quốc gia vì mục tiêu tìm kiếm việc làm. IOM cũng lưu ý rằng hiện trên thế giới chưa thống nhất một định nghĩa chính thức về thuật ngữ này. Cũng theo tổ chức này, di dân kinh tế (economic migrant) đôi khi được sử dụng giống như lao động di cư dù rằng nội hàm của hai thuật ngữ này có những điểm khác biệt. Lao động di cư chỉ được sử dụng để mô tả việc di chuyển vì mục tiêu tìm kiếm công việc. Trong khi đó, di cư kinh tế được sử dụng theo cả nghĩa hẹp (chỉ mô tả việc di chuyển vì mục đích tìm việc làm) và nghĩa rộng (việc di chuyển nhằm thực hiện các hoạt động kinh tế khác như đầu tư hoặc đi du lịch). 2.1.4 Lao động di cư nông thôn Trong mục phân loại di cư, di cư nội địa được chia thành nhiều loại bao gồm di cư nông thôn - nông thôn, di cư nông thôn - đô thị, di cư đô thị - nông thôn và di cư đô thị - đô thị. Trong phạm vi của đề tài này, luận văn tập trung nghiên cứu đối tượng là lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và di cư từ vùng nông thôn này sang các vùng nông thôn khác. Khái niệm lao động di cư nông thôn có thể được xác định dựa trên việc kết hợp 2 khái niệm đã được trình bày ở trên: di cư và lao động di cư. Theo đó, lao động di cư nông thôn được hiểu là việc những người lao động rời khỏi nơi cư trú của mình (một cách tự phát) ở các vùng nông thôn để tới các đô thị hay những vùng nông thôn khác nhằm tìm kiếm việc làm. 2.1.5 Mức sống hộ gia đình Mức sống (standards of living) hộ gia đình là một khái niệm phức hợp để chỉ điều kiện sống nhiều mặt của hộ gia đình và thường được đo lường bằng các tiêu chí khác nhau như thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ nghèo, tiếp cận dịch vụ y tế,
  18. 9 tuổi thọ, tiếp cận với giáo dục có chất lượng... Bản thân trong khái niệm đã có hàm ý về mức độ tốt/kém về điều kiện sống. Vì là một khái niệm tổng hợp nên việc đánh giá mức sống hộ gia đình phải căn cứ trên nhiều khía cạnh: kinh tế, xã hội, tâm lý, sức khỏe, giáo dục…Về khía cạnh kinh tế, điều kiện sống của hộ có thể được thể hiện qua hai chỉ báo cụ thể là thu nhập và chi tiêu của hộ. Thông thường, thu nhập và chi tiêu càng cao thì mức sống hộ gia đình càng cao. Đi sâu hơn nữa, nhiều nghiên cứu có thể tìm hiểu cơ cấu thu nhập và chi tiêu của hộ để có nhận xét xác đáng hơn về khía cạnh kinh tế của hộ gia đình. Về khía cạnh xã hội, khái niệm vốn xã hội có thể được coi là một chỉ báo về mặt này. Một hộ gia đình tham gia nhiều nhóm, cộng đồng, và tổ chức sẽ có xu hướng nhận được nhiều sự giúp đỡ thông qua mạng lưới quan hệ mà họ có. Về khía cạnh tâm lý, mức sống hộ được cho là tốt nếu các thành viên chung sống với nhau thoải mái, vui vẻ và hạnh phúc. Chỉ báo cụ thể đo lường khía cạnh này có thể là mức độ hài lòng của mỗi thành viên trong hộ khi sống cùng nhau. Về khía cạnh sức khỏe, một hộ gia đình được đánh giá là khỏe nếu họ đạt được điểm số cao cho các chỉ báo về tình trạng thể chất, tinh thần, vận động…Về khía cạnh giáo dục, một hộ gia đình có nhiều thành viên đạt được các cấp học cao chứng tỏ hộ có điều kiện về giáo dục tốt. Tuy có thể phân định các thành tố của khái niệm mức sống hộ gia đình, mỗi khía cạnh cấu thành nên khái niệm này đều có quan hệ tương tác lẫn nhau. Việc đánh giá mức sống hộ gia đình cần dựa trên càng nhiều khía cạnh và góc nhìn càng tốt. Để hiểu rõ hơn về khái niệm mức sống, phần dưới đây sẽ cung cấp một số định nghĩa cơ bản về một số khía cạnh trong mức sống hộ gia đình. Thu nhập: là phần chênh lệch giữa khoản thu về và khoản chi phí đã bỏ ra. Loại thu nhập này lại gồm thu nhập từ lao động (tiền công, tiền lương bao gồm cả lương hưu, các khoản trợ cấp bao gồm cả học bổng) và thu nhập tài chính (lãi tiết kiệm, lãi mua bán chứng khoán, thu từ cho thuê bất động sản) và các thu nhập khác (tiền thưởng,...). Thu nhập không bao gồm các khoản thu nhập bất thường (không biết trước) như: trúng xổ số, cá độ các loại, nhận hối lộ vãng lai, thừa kế... (Bách Khoa toàn thư wikipedia).
  19. 10 Chi tiêu: Một cách khái quát, chi tiêu là việc dùng tiền vào một mục đích nào đó nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân hoặc tập thể. Dựa vào định nghĩa, ta có thể phân ra làm các loại chi tiêu như chi tiêu cho tiêu dùng, chi tiêu cho đầu tư, chi cho giáo dục. Sức khỏe: Theo quan điểm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật. Có một sức khỏe tốt nhất là một trong những quyền cơ bản con người dù thuộc bất kỳ chủng tộc, tôn giáo,chính kiến chính trị hay điều kiện kinh tế - xã hội nào. Giáo dục: Theo từ "Giáo dục" tiếng Anh - "Education" - vốn có gốc từ tiếng La tinh "Educare" có nghĩa là "làm bộc lộ ra". Có thể hiểu "giáo dục là quá trình, cách thức làm bộc lộ ra những khả năng tiềm ẩn của người được giáo dục". Giáo dục là phương tiện để đánh thức và nhận ra khả năng, năng lực tiềm ẩn của chính mỗi cá nhân, đánh thức trí tuệ của mỗi người... Như vậy, có được trình độ giáo dục cao trong hệ thống giáo dục cũng có nghĩa là cá nhân có sự hiểu biết tốt hơn, trí tuệ và tài năng của họ được đánh thức và họ có thể sử dụng những lợi thế đó để có được cuộc sống thoải mái hơn, có chất lượng cao hơn (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia). Phần bàn luận trên đây về một số khái niệm cơ bản đã đề cập tới những đặc điểm mấu chốt của mỗi khái niệm theo khía cạnh lý luận. Các khái niệm này sẽ được nhắc lại và giới hạn trong phần Phương pháp thông qua việc trình bày những biến số cụ thể được sử dụng để phân tích các số liệu định lượng. Tóm lại, trong khuôn khổ đề tài, luận văn không thể đưa ra những đo lường để đánh giá mọi mặt về mức sống hộ gia đình theo nghĩa rộng nhất và toàn diện nhất như trên. Thay vào đó, với đặc điểm bộ dữ liệu cho phép, luận văn sẽ xem xét mức sống hộ gia đình của hộ ở nông thôn thông qua một số tiêu chí là thu nhập bình quân, chi tiêu bình quân, chi tiêu cho đời sống hàng ngày,chi cho bảo hiểm y tế và chi cho giáo dục. Thông qua những đo lường này, luận văn có thể phản ánh phần nào mức sống của hộ và qua đó đánh giá được liệu hộ có người di cư có những khác
  20. 11 biệt nào trong thu nhập so với những hộ không có người di cư hay không (thu nhập bình quân đầu người có tốt hơn các hộ khác), có khác biệt trong chi tiêu cho một số lĩnh vực đầu tư quan trọng hay không (chi cho bảo hiểm y tế và giáo dục). 2.2 Một số quan điểm lý thuyết bàn về di cư và tác động của di cư Trong phần tiếp theo, luận văn sẽ điểm qua một số quan điểm lý thuyết kinh tế, xã hội bàn về vấn đề di cư như mô hình về nền kinh tế 2 khu vực của Arthur Lewis, mô hình di cư nông thôn - thành thị của Michael Torado, lý thuyết về mạng lưới xã hội và về lực hút lực đẩy. Tiếp sau đó, luận văn sẽ nêu ra những tác động của hiện tượng lao động di cư nông thôn trên các khía cạnh kinh tế, xã hội, đặc biệt đối với nơi đi. 2.2.1 Quan điểm lý thuyết kinh tế về di cư Cho đến nay, có rất nhiều quan điểm và lý thuyết lý giải vấn đề di cư theo nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề di cư trước tiên được đề cập tới bởi các nhà kinh tế học. Sau này, các ngành khoa học xã hội khác có bổ sung thêm nhiều cách tiếp cận khác về di cư nhưng những quan điểm kinh tế học vẫn được xem là cơ bản. Luận văn lựa chọn quan điểm đầu tiên là của Arthur Lewis bàn về di cư, được đưa ra từ những năm 1950 và được rất nhiều nhà nghiên cứu sử dụng sau này (Acharya & Cervante, 2009; Cu Chi Loi, 2005). Trong cuốn “Kinh tế Phát triển” của M. Todaro & S. Smith (tái bản lần thứ 10, năm 2009), lý thuyết cấu trúc về sự phát triển của Arthur Lewis được trình bày khá rõ ràng. Theo đó, Lewis dựa trên giả thuyết về một nền kinh tế kém phát triển với 2 khu vực gắn liền với các đặc điểm (giả thuyết) đặc thù: Khu vực nông thôn truyền thống và Khu vực thành thị hiện đại. Cụ thể, Khu vực nông thôn truyền thống là nơi có nguồn cung lao động rất lớn, lương thấp và năng suất lao động cũng thấp. Do đất đai nông nghiệp có hạn trong khi nguồn cung lao động không ngừng tăng lên, năng suất lao động cận biên (marginal productivity - MP) của một người nông dân sẽ không tăng lên, ngược lại sẽ dần giảm xuống bằng không (MP = 0) - theo Quy luật Lợi ích cận biên giảm dần. Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm xảy ra khá nghiêm trọng. Một bộ phận lớn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2