intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của phân cấp nguồn thu đến tăng trưởng kinh tế - Nghiên cứu trường hợp tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

18
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của phân cấp nguồn thu đến tăng trưởng kinh tế của TP.HCMl, gợi ý một số chính sách liên quan đến phân cấp nguồn thu để góp phần tăng trưởng kinh tế của TP.HCM. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của phân cấp nguồn thu đến tăng trưởng kinh tế - Nghiên cứu trường hợp tại Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN ĐỨC KHÁNH TÁC ĐỘNG CỦA PHÂN CẤP NGUỒN THU ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN ĐỨC KHÁNH TÁC ĐỘNG CỦA PHÂN CẤP NGUỒN THU ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Quốc Thịnh TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
  3. TÓM TẮT ----- Nghiên cứu mối quan hệ có thể xảy ra giữa quá trình phân cấp quản lý ngân sách và tăng trưởng kinh tế đã mở ra một xu hướng nghiên cứu mới từ nửa cuối những năm 1990. Đến nay, chủ đề về tác động của phân cấp quản lý ngân sách đến tăng trưởng kinh tế vẫn là nội dung được tranh luận nhiều trong các nghiên cứu thực nghiệm cả trong nước lẫn ngoài nước. Qua lược khảo các nghiên cứu liên quan, Luận văn đã phát hiện ra khe hở nghiên cứu và tiến hành thực hiện nghiên cứu trực tiếp tác động của phân cấp nguồn thu (là một trong 04 nội dung chính của phân cấp quản lý ngân sách) đến tăng trưởng kinh tế - Nghiên cứu trường hợp tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1999 – 2018. Với kết quả phân tích hồi quy OLS cho thấy phân cấp nguồn thu có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, trong quá trình phân tích, kết quả nghiên cứu còn cho thấy Tỷ lệ tăng trưởng dân số, Độ mở nền kinh tế, Chi tiêu công, Tỷ giá hối đoái, Tính minh bạch tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế; nhưng Vốn đầu tư xã hội, Mức hỗ trợ tài khóa và Tỷ lệ lạm phát lại có tác động ngược chiều. Riêng Mức tự chủ tài chính cũng có tác động ngược chiều nhưng không có ý nghĩa thống kê. Dựa vào kết quả nghiên cứu, Luận văn tiến hành gợi ý một số chính sách liên quan đến phân cấp nguồn thu để góp phần tăng trưởng kinh tế cho Thành phố Hồ Chí Minh.
  4. LỜI CAM ĐOAN ----- Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong Luận văn. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019 Người thực hiện Trần Đức Khánh
  5. LỜI CẢM ƠN ----- Đầu tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến tập thể Ban Giám hiệu Nhà trường, Khoa Sau Đại học và quý Thầy, Cô của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh trong suốt thời gian qua đã luôn tạo mọi điều kiện, tận tâm, nhiệt tình truyền đạt những kiến thức cũng như những kinh nghiệm quý giá trên nhiều vấn đề, lĩnh vực,… để cung cấp những nền tảng vững chắc cho tôi trong quá trình thực hiện Luận văn này. Đặc biệt xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Tiến sĩ Trần Quốc Thịnh, người đã luôn theo sát, định hướng, góp ý, hướng dẫn tôi từ những ngày đầu được phân công phụ trách cho đến khi Luận văn hoàn chỉnh và đủ điều kiện để bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn. Đồng thời, xin chân thành cảm ơn đồng chí Bùi Quang Huy - Phó Trưởng phòng Hành chính sự nghiệp/Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh, đồng chí Đại úy Võ Thành Nhân - Trưởng Ban Tài chính Trường Quân sự/Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh và một số đồng chí có thâm niên công tác nhiều năm trong lĩnh vực Tài chính đã giải đáp các thắc mắc, giải thích, gợi ý các vấn đề có liên quan trong quá trình thực hiện Luận văn này. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp và các học viên Lớp CH19A đã luôn ủng hộ, động viên tôi trong suốt khóa học vừa qua. Trân trọng./. Trần Đức Khánh Học viên Cao học Khóa 19 Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
  6. MỤC LỤC ----- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ i DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. iii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .......................................................................1 1.1. Sự cần thiết của đề tài .........................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................3 1.2.1. Mục tiêu tổng quát .....................................................................................3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................4 1.6. Những đóng góp của đề tài .................................................................................4 1.6.1. Đóng góp về mặt lý thuyết ........................................................................4 1.6.2. Đóng góp về mặt thực tế ............................................................................4 1.7. Kết cấu của đề tài ...............................................................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM .......5 2.1. Các lý thuyết liên quan .......................................................................................5 2.1.1. Phân cấp nguồn thu ....................................................................................5 2.1.1.1. Nội dung cơ bản về phân cấp nguồn thu ..........................................5 2.1.1.2. Một số nguyên tắc phân cấp nguồn thu giữa các cấp ngân sách .....9 2.1.1.3. Chỉ tiêu đo lường mức độ phân cấp nguồn thu ..............................11 2.1.2. Tăng trưởng kinh tế .................................................................................12 2.1.2.1. Nội dung cơ bản về tăng trưởng kinh tế .........................................12 2.1.2.2. Phương pháp tính tốc độ tăng trưởng kinh tế .................................12 2.2. Lý thuyết về các mô hình tăng trưởng kinh tế điển hình .................................13
  7. 2.2.1. Mô hình tăng trưởng kinh tế cổ điển .......................................................13 2.2.2. Mô hình tăng trưởng kinh tế của Keynes ................................................14 2.2.3. Mô hình tăng trưởng kinh tế Harrod - Domar .........................................14 2.2.4. Mô hình tăng trưởng kinh tế Solow - Swan ............................................15 2.3. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm...........................................................15 2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài .....................................................................16 2.3.2. Các nghiên cứu trong nước ......................................................................19 2.4. Khe hở nghiên cứu ...........................................................................................20 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................22 3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................22 3.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................23 3.3. Mô hình và nghiên cứu .....................................................................................23 3.3.1. Thiết lập mô hình nghiên cứu ..................................................................23 3.3.2. Giả thuyết nghiên cứu ..............................................................................28 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................36 4.1. Thực trạng về phân cấp nguồn thu tại Thành phố Hồ Chí Minh .....................36 4.1.1. Một số đặc điểm nổi bật của Thành phố Hồ Chí Minh ...........................36 4.1.2. Thực trạng phân cấp nguồn thu tại Thành phố Hồ Chí Minh..................38 4.2. Kết quả nghiên cứu ...........................................................................................41 4.2.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình ..................................................41 4.2.2. Kiểm tra sự tương quan giữa các biến .....................................................43 4.2.3. Kiểm tra đa cộng tuyến ............................................................................45 4.2.4. Kiểm tra phương sai sai số thay đổi ........................................................46 4.2.5. Kiểm tra tự tương quan phần dư ..............................................................46 4.2.6. Kết quả hồi quy ........................................................................................47 4.2.7. Thảo luận kết quả.....................................................................................50 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ........................................57 5.1. Kết luận ............................................................................................................57
  8. 5.2. Gợi ý chính sách liên quan đến phân cấp nguồn thu để tăng trưởng kinh tế tại TP.HCM ....................................................................................................................58 5.3. Hạn chế của đề tài.............................................................................................60 5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................................61 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. -i- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ----- Chữ viết tắt Nguyên nghĩa CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương EX Tỷ giá hối đoái FA Mức tự chủ tài chính GDP Tổng sản phẩm quốc nội (trong nước) GE Chi tiêu công GNP Tổng sản phẩm quốc gia INF Lạm phát NSĐP Ngân sách địa phương NSNN Ngân sách Nhà nước NSTW Ngân sách Trung ương OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế PCTK Phân cấp tài khóa PGR Tỷ lệ tăng trưởng dân số PPP Đối tác (hợp tác) công tư RD Phân cấp nguồn thu RR Tỷ lệ nguồn thu SI Vốn đầu tư xã hội SUBSI Mức hỗ trợ tài khóa TOP Độ mở nền kinh tế VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
  10. - ii - DANH MỤC BẢNG ----- Tên bảng Trang Bảng 2.1. Các nghiên cứu có liên quan đến phân cấp nguồn thu và 19 tăng trưởng kinh tế Bảng 3.1. Tổng hợp kỳ vọng các biến trong mô hình nghiên cứu 32 Bảng 3.2. Các ký hiệu dùng trong mô hình và cách đo lường các biến 33 Bảng 3.3. Tổng hợp giả thuyết các biến trong mô hình nghiên cứu 34 Bảng 4.1. Tỷ lệ điều tiết ngân sách địa phương được hưởng theo phân 38 cấp của 05 thành phố lớn trực thuộc Trung ương Bảng 4.2. Thống kê mô tả các biến trong mô hình 41 Bảng 4.3. Bảng ma trận tương quan giữa các biến 43 Bảng 4.4. Bảng hệ số nhân tử phóng đại phương sai VIF 45 Bảng 4.5. Kết quả ước lượng OLS của mô hình nghiên cứu 47 Bảng 4.6. Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết 48 Bảng 4.7. Tổng hợp hệ số hồi quy của mô hình 49
  11. - iii - DANH MỤC HÌNH ----- Tên hình Trang Hình 2.1. Hệ thống Ngân sách Nhà nước của Việt Nam hiện nay 6 Hình 2.2. Hệ thống phân cấp quản lý ngân sách hiện nay giữa 7 Trung ương và chính quyền địa phương Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu của Luận văn 21 Hình 4.1. Tốc độ tăng trưởng GDP của TP.HCM và cả nước từ 36 1999 đến 2018 Hình 4.2. Đóng góp của TP.HCM trong tổng thu ngân sách cả nước 38 từ thời kỳ ổn định ngân sách 2011 đến nay
  12. -1- CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Sự cần thiết của đề tài Trải qua hơn 30 năm đổi mới từ 1986 đến nay, vấn đề phân cấp quản lý ngân sách (phân cấp tài khóa) của Việt Nam đã qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi sao cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử nhất định nhằm giải quyết nhiều vấn đề phát sinh trong quan hệ giữa ngân sách trung ương và các cấp chính quyền địa phương. Đây là việc làm cần thiết và tất yếu khách quan khi tổ chức hệ thống Ngân sách Nhà nước ta gồm nhiều cấp ngân sách và mang tính thứ bậc, lồng ghép rất cao. Việc phân cấp quản lý ngân sách hợp lý, thiết thực sẽ góp phần phục vụ các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Cùng với đó là Luật Ngân sách Nhà nước được ban hành lần đầu tiên vào năm 1996, đến nay đã trải qua 03 lần sửa đổi, bổ sung (vào năm 1998, 2002 và 2015) đã phần nào hợp lý với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay nhưng vẫn không thay đổi mục tiêu cuối cùng hướng đến đó là tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững trong dài hạn. Nghiên cứu mối quan hệ có thể xảy ra giữa quá trình phân cấp quản lý ngân sách và tăng trưởng kinh tế đã mở ra một xu hướng nghiên cứu mới trong nửa cuối những năm 1990. Vấn đề nghiên cứu này được xây dựng dựa trên các nền tảng học thuật liên quan đến mối quan hệ giữa phân cấp quản lý ngân sách với các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội. Sự thúc đẩy chính cho sự phát triển của dòng nghiên cứu này tập trung vào quá trình phân cấp quản lý ngân sách từ trung ương đến địa phương, một xu hướng xảy ra hầu hết và chủ yếu đối với các nền kinh tế đang chuyển đổi và đang phát triển. Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu của Shah (1994); Mello và Barenstein (2001); Feld và Baskaran (2009); Woller và Phillips (1998); Rodden (2002); Faridi (2011); Amarullah (2018)... Không chỉ nước ngoài mà ở trong nước cũng có một số nghiên cứu liên quan đến vấn đề này như: Nguyen Phi Lan và Anwar
  13. -2- (2009); Sử Đình Thành (2014); Mai Đình Lâm (2012), Trần Phạm Khánh Toàn (2014); Nguyen Dang Tai (2011). Tuy nhiên các nghiên cứu trên đều thực hiện ở quy mô của quốc gia hoặc khu vực và nội dung nghiên cứu là đánh giá tổng quát tác động của phân cấp quản lý ngân sách (phân cấp tài khóa) đến tăng trưởng kinh tế nhưng chưa có nghiên cứu chuyên biệt đến đánh giá tác động của phân cấp nguồn thu (là một nhân tố của phân cấp quả lý ngân sách) đến tăng trưởng kinh tế và thực hiện tại TP.HCM. Theo số liệu của Bộ Tài chính (1999 - 2018), TP.HCM luôn là địa phương có tỷ lệ nộp thu ngân sách về Trung ương cao nhất trong 63 tỉnh, thành và nếu cộng từ dưới lên thì nguồn thu của TP.HCM xấp xỉ bằng 45 tỉnh cộng lại. Tuy nhiên, việc thực hiện phân cấp nguồn thu so với nhiệm vụ chi của TP.HCM hiện nay còn rất nhiều điểm chưa hợp lý, chưa thật sự phù hợp với sức phát triển vốn có của một trung tâm kinh tế lớn nhất cả nhất thì khi bước vào thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2017 - 2020, TP.HCM bất ngờ khi tỷ lệ phân cấp nguồn thu trong giai đoạn này bị giảm hẳn 5% so xuống còn 18% so với thời kỳ trước đó là 23%, đã tạo nên nhiều nguồn dư luận và cũng là sự quan tâm của nhiều chính quyền địa phương TP.HCM. Mặt khác trong năm 2017, khi Nghị quyết 54/2017/QH14 của Quốc Hội (2017) được áp dụng từ 15/01/2018 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM từ năm 2018 đến 2020, trong đó nổi lên vấn đề chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn thành phố. Bài toán ngân sách cho TP.HCM được dự báo vốn đã khó khăn nay còn vất vả và thách thức rất nhiều cho chính quyền địa phương trong quản lý và thực hiện các nhiệm vụ được giao. Từ những vấn đề nêu trên cho thấy việc phân cấp nguồn thu hiện nay chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của TP.HCM và cũng là vấn đề nóng hổi và nhạy cảm được bình luận, đề cập tại nhiều Hội nghị, Hội thảo, diễn đàn và tạp chí tài chính. Gắn với tình hình thực tế, việc đánh giá một cách chi tiết vấn đề phân cấp nguồn thu cho TP.HCM với mong muốn qua kết quả nghiên cứu sẽ gợi ý một số chính
  14. -3- sách góp phần tạo thêm nguồn thu để TP.HCM có thể phát triển, tăng trưởng kinh tế, giúp TP.HCM khoác một chiếc áo mới khi mà cơ thể đang trong đà phát triển mạnh mẽ. Đó chính là lý do tác giả chọn đề tài “Tác động của phân cấp nguồn thu đến tăng trưởng kinh tế - Nghiên cứu trường hợp tại Thành phố Hồ Chí Minh” để tìm hiểu và nghiên cứu trong Luận văn này. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu tác động của phân cấp nguồn thu đến tăng trưởng kinh tế - Nghiên cứu trường hợp tại TP.HCM. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá tác động của phân cấp nguồn thu đến tăng trưởng kinh tế của TP.HCM. - Gợi ý một số chính sách liên quan đến phân cấp nguồn thu để góp phần tăng trưởng kinh tế của TP.HCM. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu - Phân cấp nguồn thu tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế của TP.HCM? - Những gợi ý chính sách liên quan đến phân cấp nguồn thu để góp phần tăng trưởng kinh tế của TP.HCM? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là tác động của phân cấp nguồn thu đến tăng trưởng kinh tế của TP.HCM. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề tác động của phân cấp nguồn thu đến tăng trưởng kinh tế - nghiên cứu trường hợp tại TP.HCM giai đoạn 1999 - 2018 (20 năm).
  15. -4- 1.5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện bằng phương phân tích định lượng thông qua phần mềm STATA phiên bản 15, tiến hành kiểm định hồi quy mô hình nghiên cứu bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS). Đồng thời, Luận văn sẽ dùng một số kiểm định để đánh giá sự phù hợp của mô hình như: Thống kê mô tả, kiểm tra sự tương quan giữa các biến, kiểm tra đa cộng tuyến, kiểm tra phương sai sai số thay đổi và kiểm tra tự tương quan phần dư. 1.6. Những đóng góp của đề tài 1.6.1. Đóng góp về mặt lý thuyết Nội dung nghiên cứu của Luận văn góp phần cung cấp bằng chứng khẳng định cơ sở lý thuyết về tác động của phân cấp nguồn thu đến tăng trưởng kinh tế, xây dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm gồm nhân tố chính là phân cấp nguồn thu và một số nhân tố có liên quan để đánh giá sự tác động của phân cấp nguồn thu đến tăng trưởng kinh tế tại TP.HCM. 1.6.2. Đóng góp về mặt thực tế Gợi ý những chính sách phù hợp trong việc phân cấp nguồn thu để góp phần làm tăng trưởng kinh tế của TP.HCM. 1.7. Kết cấu của đề tài Bố cục của Luận văn được trình bày theo 05 Chương, cụ thể: - Chương 1: Giới thiệu đề tài. - Chương 2: Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm. - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. - Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. - Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách.
  16. -5- CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 2.1. Các lý thuyết liên quan 2.1.1. Phân cấp nguồn thu 2.1.1.1. Nội dung cơ bản về phân cấp nguồn thu Theo Luật Ngân sách Nhà nước thì Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước (Quốc hội, 2015). Phân cấp quản lý ngân sách (hay phân cấp tài khóa) được hiểu là việc làm nhằm giải quyết mối quan hệ giữa các cấp chính quyền trong hệ thống Ngân sách Nhà nước Việt Nam bằng cách chuyển giao chuyển giao trách nhiệm và quyền hạn từ Trung ương đến các cấp chính quyền địa phương trong việc quyết định và quản lý ngân sách nhà nước, đảm bảo cho chính quyền địa phương có sự tự chủ nhất định về tài chính để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình (Nguyễn Thị Huyền, 2013). Hay theo World Bank (2003) cho rằng phân cấp quản lý ngân sách là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với quản lý tài chính và kinh tế vĩ mô, đây là vấn đề phức tạp và liên quan đến hàng loạt các mối quan hệ giữa các cấp quản lý trong việc hình thành, phân phối và sử dụng Ngân sách Nhà nước. Mặt khác, theo Fritzen (2006) thì phân cấp quản lý ngân sách là một sự cho phép chính quyền địa phương có thể nâng cao hoặc chia sẻ các khoản chi tiêu nhiều hơn trong Ngân sách Nhà nước. Qua đó, mục tiêu cốt lõi của phân cấp quản lý ngân sách là nhằm đảm bảo các nguồn lực tài chính quốc gia được huy động và phân phối, sử dụng một cách hiệu quả nhất. Song song đó, việc phân cấp quản lý ngân sách còn để đảm bảo tính chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương trong hoạt động khai thác, sử dụng vốn Ngân
  17. -6- sách Nhà nước, cân bằng sự hài hòa về quyền lực trong quản lý kinh tế - xã hội và quản lý ngân sách của các cấp chính quyền. Để phân cấp quản lý ngân sách hợp lý phát huy tốt hiệu quả, đảm bảo cân đối giữa các nhiệm vụ thu - chi của chính quyền địa phương các cấp thì cần xây dựng một hệ thống Ngân sách Nhà nước với các cấp ngân sách sao cho thật sự phù hợp và gắn kết với hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương. Một hệ thống phân cấp ngân sách lý tưởng phải đảm bảo tính minh bạch và xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các cấp chính quyền trong việc huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực tài chính quốc gia. Với mục tiêu này, hệ thống Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam trong thời gian qua đã từng bước được xây dựng và hoàn thiện, phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hiện nay (Phạm Ngọc Dũng, 2019). Hình 2.1. Hệ thống Ngân sách Nhà nước của Việt Nam hiện nay Hệ thống Ngân sách Nhà nước Ngân sách Trung ương Ngân sách địa phương NS cấp Tỉnh NS cấp Huyện NS cấp Xã Nguồn: Nguyễn Thị Huyền (2013) Qua Hình 2.1, vấn đề phân cấp quản lý ngân sách của Việt Nam mang tính lồng ghép và tính thứ bậc rất cao, tạo nên một đặc điểm khác biệt so với nhiều nước trên thế giới (Vũ Sỹ Cường, 2012). Cụ thể, theo Tào Hữu Phùng (2008), Ngân sách Nhà nước sẽ bao gồm Ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa
  18. -7- phương. Ngân sách cấp dưới là bộ phận hợp thành của ngân sách cấp trên. Ngân sách cấp trên không chỉ bao gồm ngân sách cấp mình mà còn gồm cả ngân sách cấp dưới. Do tính chất lồng ghép của hệ thống Ngân sách Nhà nước mà nhiều chỉ tiêu thu và chi của ngân sách cấp dưới do cấp trên ấn định. Cấp ngân sách bên dưới sẽ bị phụ thuộc vào cấp ngân sách bên trên. Tương ứng với việc lồng ghép, phụ thuộc lẫn nhau còn là vấn đề phụ thuộc về trách nhiệm. Các vấn đề trên dẫn đến sự không rõ ràng, minh bạch trong quản lý ngân sách. Trên thực tế chính quyền địa phương chỉ mới được được quyền tổ chức thực thi ngân sách, còn thẩm quyền quyết định đa phần vẫn thuộc về Trung ương. Theo Nguyễn Thị Huyền (2013), nội dung chính của phân cấp quản lý ngân sách hiện nay gồm: phân cấp nguồn thu; phân cấp nhiệm vụ chi; các khoản trợ cấp, chuyển giao và vay nợ. Đối với phân cấp nguồn thu và phân cấp nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách luôn là vấn đề được quan tâm trong mọi thời kỳ; phân cấp nguồn thu ngân sách còn là một biện pháp để bảo đảm tính chủ động của chính quyền địa phương trong thực hiện những nhiệm vụ được giao. Hình 2.2. Hệ thống phân cấp quản lý ngân sách hiện nay giữa Trung ương và chính quyền địa phương Phân cấp quản lý ngân sách Phân cấp nguồn thu (Phân cấp tài khóa) Phân cấp nhiệm vụ chi Các khoản trợ cấp và chuyển giao Vay nợ Nguồn: Nguyễn Thị Huyền (2013)
  19. -8- Việc phân cấp nguồn thu đúng đắn và hợp lý không chỉ đảm bảo phương tiện tài chính cho việc duy trì, phát triển hoạt động của các cấp chính quyền nhà nước từ trung ương đến địa phương, mà còn tạo điều kiện phát huy được các lợi thế nhiều mặt của từng vùng, từng địa phương trong cả nước. Đồng thời, nó cho phép quản lý và kế hoạch hóa ngân sách nhà nước được tốt hơn, điều chỉnh hợp lý mối quan hệ giữa các cấp chính quyền cũng như mối quan hệ giữa các cấp ngân sách. (Mai Đình Lâm, 2012). Từ đó, Luận văn nhận định được rằng “phân cấp nguồn thu” là việc Trung ương phân chia lại một khoản ngân sách từ tổng thu ngân sách Nhà nước cho các chính quyền địa phương để cân đối theo yêu cầu nhiệm vụ chi của từng địa phương. Việc phân cấp nguồn thu sẽ góp phần hạn chế việc phải cấp bổ sung ngân sách từ cấp trên cho ngân sách cấp dưới để đảm bảo cân đối ngân sách. Hiện nay, phân cấp nguồn thu giữa Trung ương và chính quyền địa phương bao gồm 02 nội dung, gồm: phân cấp thu ngân sách địa phương được hưởng 100% và phân cấp thu ngân sách địa phương hưởng từ các khoản thu phân chia. Trong đó: * Phân cấp thu ngân sách địa phương được hưởng 100%, gồm: Thuế tài nguyên, trừ thuế tài nguyên thu từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí; Thuế môn bài; Thuế sử dụng đất nông nghiệp; Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; Tiền sử dụng đất, trừ thu tiền sử dụng đất tại điểm k khoản 1 Điều 35 của Luật này; Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước; Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; Lệ phí trước bạ; Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết; Các khoản thu hồi vốn của ngân sách địa phương đầu tư tại các tổ chức kinh tế; thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu; Thu từ quỹ dự trữ tài chính địa phương; Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do các cơ quan,
  20. -9- tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý; Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương; Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu thì được phép trích lại một phần hoặc toàn bộ, phần còn lại thực hiện nộp ngân sách theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan; Lệ phí do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện thu; Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện; Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương xử lý; Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác; Huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; Thu kết dư ngân sách địa phương và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. * Phân cấp thu ngân sách địa phương hưởng từ các khoản thu phân chia, gồm: Thuế giá trị gia tăng, trừ thuế giá trị gia tăng thu từ hàng hóa nhập khẩu; Thuế thu nhập doanh nghiệp, trừ thuế thu nhập doanh nghiệp thuộc khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%; Thuế thu nhập cá nhân; Thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng hóa nhập khẩu; Thuế bảo vệ môi trường, trừ thuế bảo vệ môi trường thu từ hàng hóa nhập khẩu. 2.1.1.2. Một số nguyên tắc phân cấp nguồn thu giữa các cấp ngân sách Theo Luật Ngân sách Nhà nước khi tiến hành phân cấp nguồn thu cần đảm bảo các nguyên tắc sau (Quốc hội, 2015): - Ngân sách trung ương, ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2