intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của quy mô chính phủ đến tham nhũng: Nghiên cứu các quốc gia thuộc châu Á – Thái Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:59

47
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm phân tích tác động của các yếu tố khác bao gồm GDP, mức độ dân chủ, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, trình độ giáo dục có ảnh hưởng đến mức độ tham nhũng của các nền kinh tế thuộc khối APEC trong giai đoạn 2000-2017. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của quy mô chính phủ đến tham nhũng: Nghiên cứu các quốc gia thuộc châu Á – Thái Bình Dương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ___________________ PHẠM THỊ NGỌC ÁNH TÁC ĐỘNG CỦA QUY MÔ CHÍNH PHỦ ĐẾN THAM NHŨNG: NGHIÊN CỨU CÁC QUỐC GIA THUỘC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ___________________ PHẠM THỊ NGỌC ÁNH TÁC ĐỘNG CỦA QUY MÔ CHÍNH PHỦ ĐẾN THAM NHŨNG: NGHIÊN CỨU CÁC QUỐC GIA THUỘC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 8310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN TRỌNG HOÀI Tp. Hồ Chí Minh – 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 04 năm 2019 Tác giả Luận văn Phạm Thị Ngọc Ánh
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3 1.4 Kết cấu đề tài nghiên cứu ....................................................................................... 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ..... 5 2.1 Lược khảo lý thuyết ................................................................................................ 5 2.1.1 Khái niệm của quy mô chính phủ..................................................................... 5 2.1.2 Khái niệm tham nhũng ..................................................................................... 6 2.1.3 Mối quan hệ giữa tham nhũng và quy mô chính phủ ....................................... 8 2.2 Lược khảo nghiên cứu thực nghiệm có liên quan ................................................ 11 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 16 3.1 Khung phân tích .................................................................................................... 16 3.2 Mô hình phân tích ................................................................................................. 17 3.2.1 Mô hình kinh tế lượng .................................................................................... 17 3.2.2 Thực hiện mô hình ......................................................................................... 21
  5. 3.3 Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................... 24 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... 25 4.1 Thống kê mô tả mẫu ............................................................................................. 25 4.2 Kiểm định việc lựa chọn mô hình ước lượng hồi quy .......................................... 28 4.2.1 Kiểm định sự tương quan của các biến và kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình ................................................................................................ 28 4.2.2 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi phần dư trên dữ liệu bảng .......... 29 4.3 Phân tích mối quan hệ của các biến với tham nhũng ở Việt Nam và các quốc gia có tỷ lệ tham nhũng cao nhất và thấp nhất.................................................................. 30 4.4 Phân tích kết quả hồi quy...................................................................................... 33 4.5 Kết luận ý nghĩa các biến độc lập của mô hình hồi quy GMM ............................ 35 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................. 39 5.1 Kết luận ................................................................................................................. 39 5.2 Hàm ý chính sách .................................................................................................. 40 5.3 Giới hạn của nghiên cứu ....................................................................................... 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.2: Các biến số trong mô hình hồi quy đối với mẫu khảo sát các quốc gia thuộc Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ......................................................20 Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến ....................................................................................25 Bảng 4.2: Kết quả ma trận tương quan ..............................................................................28 Bảng 4.3: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến .........................................................................28 Bảng 4.4: Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi................................................................29 Bảng 4.5: Kết quả kiểm tra tự tương quan phần dư trên dữ liệu bảng ...............................30 Bảng 4.9: Kết quả hồi quy theo GMM và SCC .................................................................34 Bảng 4.10: So sánh dấu kỳ vọng và kết quả mô hình ........................................................35
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ hóa quy mô chính phủ làm tăng/giảm tham nhũng ............................ 10 Hình 3.1: Khung phân tích tác động của quy mô chính phủ và các yếu tố khác lên tham nhũng ............................................................................................................................. 16 Hình 4.6: Mối quan hệ giữa các biến ở Nga từ năm 2000-2017 ................................... 31 Hình 4.7: Mối quan hệ giữa các biến ở New Zealand từ năm 2000-2017 .................... 32 Hình 4.8: Mối quan hệ giữa các biến ở Việt Nam từ năm 2000-2017 .......................... 32
  8. TÓM TẮT Tiêu đề: Tác động của quy mô chính phủ đến tham nhũng: Nghiên cứu các quốc gia thuộc châu Á – Thái Bình Dương. Tóm tắt - Tham nhũng được xem như là một vấn đề nhạy cảm và nhận được sự quan tâm của giới nghiên cứu cũng như cơ quan công quyền. Nghiên cứu về tham nhũng sẽ giúp tìm ra được các yếu tố tác động đến tham nhũng, qua đó đưa ra các giải pháp, chính sách phù hợp để hạn chế tham nhũng ở các quốc gia. - Bài nghiên cứu sẽ phân tích tác động của quy mô chính phủ đến tham nhũng ở các quốc gia thuộc Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương trong giai đoạn 2000-2017. - Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của World Development Indicators (WDI), Worldwide Governance Indicators (WGI), tổ chức Freedom House, United Nations Development Programme (UNDP) và mô hình GMM để phân tích tác động của quy mô chính phủ đến tham nhũng, cũng như vai trò các yếu tố dân chủ, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, giáo dục. - Kết quả nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng quy mô chính phủ có tác động tích cực đến tham nhũng, các yếu tố thu nhập bình quân đầu người, dân chủ và giáo dục cũng mang ý nghĩa thống kê. - Từ kết quả này, hàm ý mang lại khi muốn hạn chế tham nhũng thì việc phát triển quy mô chính phủ cần được thực hiện cẩn trọng, xây dựng hệ thống quản lý vững mạnh, thanh tra, kiểm tra chéo nhau ở nhiều cấp, nâng cao hệ thống pháp luật qua việc giáo dục người dân cách phòng tránh, xử phạt các hành vi tham nhũng, mở rộng dân chủ qua việc bầu cử và tự do báo chí. Từ khóa: Tham nhũng, quy mô chính phủ, GMM, APEC.
  9. ABSTRACT Title: The impact of government size on corruption: Study in Vietnam and other Asia-Pacific countries. Abstract - Corruption has always been considered to be a sensitive issue that receives attentions from both researchers and the public authorities. Studies on corruption will help determine its influencing factors and lead to suitable solutions and policies in order to constrain corruption in various countries. - This study will analyze the impact of government size on corruption in the member countries of Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) forum from the year of 2000 to 2017. - This study will use data provided by Word Development Indicators (WDI), Worldwide Governance Indicators (WGI), Freedom House, United Nations Development Programme (UNDP) and Gaussian Mixture Model to analyze the impact of government size on corruption as well as the roles of such factors like democracy, per capita income, inflation rate, unemployment rate and education. - The experimental study’s result indicates that government size has a positive impact on corruption. The factors of democracy, per capita income and education also have statistical significance. - It can be inferred from the result that in order to constrain corruption, there must be a cautious growth of government size, a strong management system, cross inspection or examination on multiple levels, an improved legal system through educating people on corruption prevention and sanction, and democratic expansion through election and freedom of the press. Keywords: corruption, government size, GMM, APEC.
  10. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Ở chương này, tác giả luận giải chi tiết lý do chọn đề tài “Tác động của quy mô chính phủ đến tham nhũng: Nghiên cứu các quốc gia thuộc châu Á – Thái Bình Dương”. Bên cạnh đó, tác giả cũng giới thiệu rõ mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và bố cục nghiên cứu của để tài nhằm giúp người đọc hình dung sơ lược nội dung nghiên cứu. 1.1 Đặt vấn đề Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic Cooperation, viết tắt là APEC) là diễn đàn hợp tác của 21 nền kinh tế nằm ở Vành đai Thái Bình Dương, tất cả đều có chung mục tiêu là thúc đẩy sự phát triển kinh tế và quan hệ chính trị. Năm 1989, APEC được thành lập nhằm tăng cường sự đoàn kết giữa các nền kinh tế thuộc Châu Á - Thái Bình Dương, cũng như với các khối thương mại khu vực ở những nơi khác trên thế giới. APEC có ba quan sát viên chính thức: Ban Thư ký Hiệp hội các nước Đông Nam Á, Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương và Ban Thư ký Diễn đàn các Đảo Thái Bình Dương. Theo Srirak Plipat (2016), giám đốc tổ chức minh bạch quốc tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cho rằng: “Tham những là cái bóng của hoạt động hội nhập kinh tế nên nó cũng sẽ to lên khi hoạt động kinh tế phát triển”. Điều này có thể được hiểu rằng, việc hội nhập kinh tế của một quốc gia, hứa hẹn sẽ mang đến cho quốc gia đó các lợi ích kinh tế, nhưng kèm theo là các hiểm họa về vấn nạn tham nhũng nếu như không được giải quyết một cách triệt để. Khi một quốc gia tham gia vào một diễn đàn hợp tác quốc tế, nhiều dự án đầu tư hạ tầng sẽ được triển khai, cũng như một nguồn tiền lớn sẽ được rót vào các nước thành viên với mục đích phát triển kinh tế. Vì vậy, nếu một nước thành viên có vấn nạn tham nhũng sẽ dẫn đến thất thoát không kiểm soát được. Khi đó lượng tiền này không được sử dụng đúng mục đích mà sẽ chảy vào tay lợi ích nhóm, hay các đối tượng thân hữu, khiến cho tình trạng bất bình đẳng thu nhập sẽ ngày một tệ hại, bất ổn chính trị gia tăng. Điều này
  11. 2 đi ngược lại với các lợi ích ban đầu của một quốc gia khi tham gia hội nhập kinh tế trong khu vực. Vấn đề tham nhũng không phải là một yếu tố xa lạ trong các nghiên cứu kinh tế gần đây, đặc biệt có nhiều tác giả đã nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tham nhũng, chú trọng về quy mô chính phủ tác động đến tham nhũng như nghiên cứu của Treisman (2000), Alicia Adsera (2003), Carles Boix (2003), Mark Payne (2003). Thực tế, việc tham nhũng được xem là vấn nạn đối với hầu hết các quốc gia thành viên của khối APEC. Vì vậy, nếu tăng quy mô chính phủ mà nền tảng chính phủ không được xây dựng trên các điều khoản minh bạch, rõ ràng, trách nhiệm thì sẽ ảnh hưởng đến đường lối phát triển, kế hoạch tăng trưởng kinh tế, chính trị của diễn đàn APEC. Ngoài ra, các nghiên cứu của Billger và Goel (2009), Del Monte và Papagni (2007), Glaeser và Saks (2006), Goel và Nelson (1998), La Porta và các cộng sự. (1999), Saha và các cộng sự (2009), Treisman (2000),… cũng nêu lên các yếu tố khác tác động đến tham nhũng. Tuy kết quả của các nghiên cứu vừa có sự đồng thuận vừa có nhiều ý kiến trái chiều về các yếu tố tác động đến tham nhũng, nhưng các yếu tố như dân chủ, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, giáo dục đều có tầm ảnh hưởng nhất định đến tham nhũng. Mặc dù các nghiên cứu về tác động của quy mô chính phủ đến tham nhũng đã được tiến hành nghiên cứu ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào phân tích cụ thể cho các quốc gia thuộc diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương. Xét về tình hình tham nhũng ở Việt Nam, vào tháng 1 năm 2019, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố Chỉ số cảm nhận tham nhũng (Corruption Perceptions Index - CPI) năm 2018, cho biết Việt Nam chỉ đạt 33/100 điểm, xếp hạng 117/180 toàn cầu. Và theo thang điểm 0 đến 100 cho mức độ từ rất tham nhũng đến rất trong sạch, thì Việt Nam thuộc nhóm có mức độ tham nhũng công rất nghiêm trọng. Bài nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích tác động của quy mô chính phủ lên tham nhũng. Đồng thời, tìm hiểu các tác động ảnh hưởng khác như GDP, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ
  12. 3 lệ lạm phát, dân chủ và giáo dục, qua đó đưa ra các giải pháp góp phần kiểm soát hoạt động tham nhũng tại các quốc gia thuộc diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính: Phân tích tác động của quy mô chính phủ đến tham nhũng ở các nền kinh tế thuộc khối APEC trong giai đoạn 2000-2017. Mục tiêu cụ thể: + Xem xét tác động của quy mô chính phủ đến mức độ tham nhũng của các nền kinh tế thuộc khối APEC trong giai đoạn 2000-2017. + Phân tích tác động của các yếu tố khác bao gồm GDP, mức độ dân chủ, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, trình độ giáo dục có ảnh hưởng đến mức độ tham nhũng của các nền kinh tế thuộc khối APEC trong giai đoạn 2000-2017. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Bài nghiên cứu tập trung vào hai vấn đề: + Tác động của quy mô chính phủ đến tham nhũng + Tác động của các yếu tố khác như GDP, mức độ dân chủ, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, giáo dục đến tham nhũng. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Bài nghiên cứu sẽ tiến hành nghiên cứu trên 19 quốc gia thuộc APEC (loại bỏ Đài Loan và Papua New Guinea do không đủ dữ liệu) trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2017, do phù hợp với việc thu thập số liệu. 1.4 Kết cấu đề tài nghiên cứu Chương 1: Trình bày cơ bản về vấn đề cần nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
  13. 4 Chương 2: Nội dung lược khảo lý thuyết, trình bày khái niệm tham nhũng và quy mô chính phủ cũng như nói lên mối quan hệ giữa tham nhũng và quy mô chính phủ. Nêu các nghiên cứu khác có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của bài viết này. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu trong bài đề cập đến khung phân tích thể hiện các yếu tố tác động đến tham nhũng, giới thiệu sơ lược về mô hình phân tích, loại mô hình được thực hiện, ý nghĩa các biến giải thích, lý do lựa chọn và kỳ vọng dấu của các biến độc lập, trình bày nội dung của bộ dữ liệu mà bài nghiên cứu sử dụng. Chương 4: Kết quả nghiên cứu được trình bày bao gồm thông tin nền về tham nhũng và quy mô chính phủ, thực hiện thống kê mô tả bộ dữ liệu, kết quả hồi quy cũng như kiểm định mô hình hồi quy của bài nghiên cứu. Chương 5: Kết luận về kết quả mô hình và đưa ra hàm ý chính sách dựa trên nghiên cứu đạt được.
  14. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT Trong chương này, tác giả sẽ tiến hành trình bày các khái niệm của tham nhũng, quy mô chính phủ, cũng như viện dẫn các lý thuyết trình bày mối quan hệ giữa hai yếu tố này. Ngoài ra, tác giả cũng sẽ giới thiệu một số nghiên cứu khác phân tích các yếu tố tác động đến tham nhũng như tổng sản lượng quốc nội, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, giáo dục và dân chủ. Mô hình lý thuyết nghiên cứu ở chương này là cơ sở để tác giả xây dựng mô hình thực nghiệm ở chương 3. 2.1 Lược khảo lý thuyết 2.1.1 Khái niệm của quy mô chính phủ Quy mô chính phủ được định nghĩa khá đa dạng, như đề cấp đến số cơ quan nhà nước và công chức, số lượng chức năng hiện có của chính phủ hoặc về quy mô tổng ngân sách nhà nước (Buchanan, 1980). Từ “quy mô” trong quy mô chính phủ hàm ý các thay đổi trong quy mô của chính phủ và đo lường hiệu suất của chính phủ. Do vậy, để định nghĩa về quy mô chính phủ, người ta thường sử dụng hai chỉ số chính. Đầu tiên, quy mô chính phủ là tỷ lệ phần trăm nhân viên (hoặc tổng số nhân viên) làm việc cho chính phủ so với dân số của quốc gia đó. Định nghĩa thứ hai, tỷ lệ chi tiêu chính phủ trên tổng GDP (Afonso và Fureeri, 2010; Attune và Aydin, 2013; Dar và Amir Khalkhali, 2002). So sánh về hai chỉ số này, ta dễ dàng thấy chỉ số quy mô chính phủ được đo đạc bằng tỷ lệ chi tiêu chính phủ trên tổng GDP phản ánh thực tế hơn chỉ số cán bộ công chức trên tổng số lao động. Bởi vì, phần lớn chi tiêu của chính phủ được dùng cho hàng hóa, dịch vụ, và các loại hình chi tiêu công hơn là để trả lương cho viên chức. Tuy rằng hai chỉ số này có nhiều nét tương đồng, nhưng để đo đạc cho “quy mô” chính phủ thì sử dụng tỷ lệ chi tiêu của chính phủ trên GDP phù hợp và mang nhiều ý nghĩa trực quan hơn. Phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu sẽ có nhiều cách khác nhau để đo lường quy mô chính phủ. Cụ thể theo nghiên cứu của Vedder (1998) thì quy mô chính phủ được
  15. 6 đo lường bằng 5 chỉ tiêu: tổng chỉ tiêu trên GDP, chi chăm sóc sức khỏe trên GDP, chi tiêu bảo đảm thu nhập trên GDP, chi quốc phòng trên GDP, chi đầu tư ròng trên GDP. Ngoài ra, theo nghiên cứu của Frank Michael Hage (2003) đo lường quy mô chính phủ theo các chỉ tiêu sau: tỷ lệ chỉ tiêu chính phủ trên GDP, tỷ lệ lao động của chính phủ trên tổng số lao động, tỷ lệ chi tiêu dùng của chính phủ trên GDP. Nghiên cứu Sheng- Tung Chen và Chien-Chiang Lee (2005) sử dụng 3 chi tiêu để đo lường quy mô chính phủ: tổng chi tiêu của chính phủ trên GDP, chi đầu tư của chính phủ trên GDP, chi tiêu dùng của chính phủ trên GDP. Các tác giả Javier Andres (2008), Dimitar Chobanov (2009) sử dụng chỉ số: Chi tiêu chính phủ trên GDP để đo lường quy mô chính phủ. Nghiên cứu của Sử Đình Thành (2017) sử dụng chỉ tiêu: chi tiêu ngân sách cấp tỉnh trên tổng sản phẩm trong tỉnh (GPP) để xác định quy mô của chính phủ. Ở nghiên cứu này, tác giả sử dụng tỉ lệ chi tiêu chính phủ/GDP để làm chỉ số đo lường cho biến độc lập quy mô chính phủ, phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của bài luận văn. 2.1.2 Khái niệm tham nhũng Tham nhũng là một khái niệm không mới, nó gắn bó chặt chẽ với sự tồn tại và phát triển của bộ máy nhà nước. Xét về mặt lý luận thì không thể có nạn tham nhũng tách rời khỏi bộ máy nhà nước, khỏi bộ máy cai trị, quản lý. Tham nhũng được xem như là căn bệnh đồng hành đặc trưng của mọi nhà nước, nó được xem như khuyết tật bẩm sinh của quyền lực, là căn bệnh khó có thể tránh khỏi của các chế độ. Hình thức, tính chất, mức độ và phương thức tham nhũng khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội. Tham nhũng là hiện tượng mà không ai có thể phủ nhận về sự tồn tại cũng như tác hại của nó đối với nhà nước, đối với xã hội. Tuy nhiên khi nghiên cứu về vấn đề tham nhũng vẫn chưa có một định nghĩa chung nhất và cụ thể về tham nhũng. Những hình thức, hành vi tham nhũng phụ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia cũng như sự phát triển của nó ở từng thời kỳ, giai đoạn lịch
  16. 7 sử khác nhau. Sau đây xin nêu ra một số khái niệm về tham nhũng ở một số nước trên thế giới. Theo tài liệu bồi dưỡng của Thanh tra Chính phủ Việt Nam thì "Tham nhũng được hiểu là hành vi của bất kỳ người nào có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc nhiệm vụ được giao đề vụ lợi”. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân lấy của". Còn theo tài liệu hướng dẫn của Liên hợp quốc về cuộc đấu tranh quốc tế chống tham nhũng (1969) định nghĩa: “Tham nhũng trong một phạm vi hẹp, đó là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng”. Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International ) định nghĩa: “Tham nhũng là lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy của dân. Tham ô là hành vi lợi dụng quyền hành để lấy cắp của công. Tham nhũng và tham ô là một hệ quả tất yếu của nền kinh tế kém phát triển, quản lý kinh tế - xã hội lỏng lẻo, yếu kém tạo ra nhiều sơ hở cho các hành vi tiêu cực, hiện tượng tham nhũng và các tệ nạn có điều kiện phát triển và tại đó một phần quyền lực chính trị được biến thành quyền lực kinh tế. Tham nhũng và tham ô làm chậm sự phát triển kinh tế - xã hội, làm giảm lòng tin của công dân vào nhà nước, đến chừng mực nào đó nó gây mất ồn định chính trị, kinh tế - xã hội”. Theo luật phòng, chống tham nhũng (2005): "Tham những là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Người có chức vụ, quyền hạn được giới hạn là những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc hệ thống chính phủ; nói cách khác là ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách, vốn, tài sản của Nhà nước. Việc giới hạn như vậy nhằm tập trung đấu tranh chống những hành vi tham nhũng ở khu vực xảy ra phổ biển nhất, chẳng có trọng tâm, trọng điểm, thích hợp với việc áp dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng như:
  17. 8 kê khai tài sản, công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu”. Tham nhũng trong các bài nghiên cứu khoa học thường sẽ được đo lường bằng nhiều chỉ số khác nhau. Ví dụ, theo nghiên cứu của Shyamal K. Chowdhury (2004), Sherrilyn M. Billger (2009), Shrabani Saha (2009), K. Goel (2010), Michael Jetter (2015), thì các tác giả này đã sử dụng chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) để đại diện cho việc đo lường chỉ số tham nhũng. Mặt khác, nghiên cứu của các tác giả Alessandro Pcllcgata (2009), Ichiro Iwasaki (2012) lại đo lường tham nhũng bằng cách sử dụng chỉ số kiểm soát tham nhũng (COC). Trong khi đó, còn có các nghiên cứu của Patrick M. Emerson (2006), Shrabani Saha (2008), Ivar Kolstad (2011), Kotera (2012) đồng thời sử dụng cả hai chỉ số trên để đo lường tham nhũng: chỉ số kiểm soát tham nhũng (COC) và chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI). Hay theo nghiên cứu của Gabriclla Montinola and Robert Jackman (2002) lại sử dụng chỉ số tham nhũng của BI (Bussiness International) đo lường tham nhũng. Trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng chỉ số kiểm soát tham nhũng (Control of corruption – COC) lấy dữ liệu từ WGI (World Bank Group) để đo lường thể hiện giá trị của biến phụ thuộc tham nhũng, phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của bài luận văn. 2.1.3 Mối quan hệ giữa tham nhũng và quy mô chính phủ Nghiên cứu định tính của Becker (1974) và Klitgaard (1988) về các nguyên nhân dẫn đến hành vi tham nhũng hầu hết đều bắt nguồn từ mối quan hệ của đại diện chính phủ và các đại diện kinh tế. Hoạt động tham nhũng bắt nguồn từ các khoản tiền bất hợp pháp được thực hiện trao đổi từ phía gửi (đại diện cho nhân dân) và phía tiếp nhận (đại diện bởi công quyền). Và nghiên cứu đã nêu lên vấn đề, nếu một quốc gia không tồn tại chính phủ, có nền kinh tế thị trường tự do hoàn toàn, thì không xuất hiện các quy định pháp luật, không có các đại diện thừa quyền và khi đó cũng khó để tồn tại tham nhũng. Tuy nhiên, đây là điều không thể, do nền kinh tế thị trường trong quá trình
  18. 9 vận hành luôn tồn tại những khiếm khuyết của nó mà ở đó cả hai vấn đề đều không thể tự giải quyết nếu như chính phủ không tồn tại: sự thất bại của thị trường và mất đối xứng về thu nhập. Từ đó, lý thuyết về lựa chọn công ra đời để khắc phục các thất bại của thị trường. Khi nền kinh tế thị trường không thể tự khắc phục các khiếm khuyết của chính mình thì tất yếu phải có sự can thiệp từ bên ngoài và rõ ràng chính phủ được xem là tốt nhất trong vai trò này. Một chính phủ có quy mô lớn sẽ gây ra sự thiếu hiệu quả, tuy chính phủ cung cấp các dịch vụ công tối thiểu như cơ sở hạ tầng, hệ thống pháp luật, nhưng sự can thiệp quá mức vào thị trường sẽ ảnh hưởng đến cạnh tranh trên thị trường. Nghiên cứu của Lai (1985) nói về sự sai sót trong phân bổ các nguồn lực của chính phủ, hay nghiên cứu khác Mills (1986) chứng minh rằng thất bại của chính phủ thì nghiêm trọng hơn là thất bại của thị trường. Quy mô của chính phủ được đo đạc bằng số lượng các quan chức hoặc chi phí tiền lương, tiền công trả cho họ. Còn theo nghiên cứu của Acemoglu và Verdier (2000) cho thấy những thất bại của chính phủ, như tham nhũng, đến từ hậu quả của sự can thiệp của chính phủ. Và nếu như muốn giảm tham nhũng, tăng mức lương là cần thiết để ngăn chặn hành động nhận hối lộ đến từ các quan chức của chính phủ. Kết quả của các nghiên cứu trên đều chỉ ra rằng quy mô của chính phủ khi hoạt động một cách kém hiệu quả sẽ tác động tích cực làm gia tăng tham nhũng. Trong các nghiên cứu trước đây, có hai quan điểm khác nhau liên quan đến mối quan hệ giữa tham nhũng và quy mô của chính phủ. Thứ nhất, sự gia tăng quy mô của chính phủ tạo nhiều cơ hội hơn cho hành vi trục lợi (rent-seeking), dẫn đến các chính trị gia và quan chức trở nên tham nhũng hơn (Rose Ackerman, 1978). Quan điểm này được để xuất bởi mô hình "tội phạm và hình phạt" của Becker (1974). Nói cách khác, quy mô chính phủ lớn hơn làm tăng lợi nhuận dự kiến cho các hoạt động bất hợp pháp, và kết quả là khuyến khích các hoạt động bất hợp pháp hơn, chẳng hạn như tham nhũng. Tương tự với quan điểm này, Alesina và Angeletos (2005) đề xuất một mô hình
  19. 10 lý thuyết trong đó các quy mô chính phủ lớn hơn làm tăng cao hơn khả năng tham nhũng. Họ cho rằng khi bất bình đẳng về thu nhập, bất công sẽ tạo ra tham nhũng. Các chính sách tái phân phối thu nhập sẽ được người nghèo ủng hộ nhằm điều chỉnh bất bình đẳng và bất công, tương tự, người giàu cũng ủng hộ điều này, bởi vì họ có thể trục lợi thêm từ sự gia tăng quy mô của chính phủ. Kết quả là, hiệu quả tái phân phối trở nên nhỏ, và tham nhũng lại càng một lớn hơn. Ngoài ra, nghiên cứu của Goel và Nelson (1998) đã minh họa một cách thực nghiệm rằng quy mô của nhà nước và chính quyền địa phương ở Hoa Kỳ có ảnh hưởng tích cực mạnh mẽ đến tham nhũng. Hình 2.1: Sơ đồ hóa quy mô chính phủ làm tăng/giảm tham nhũng Nguồn: Đề xuất tác giả 2019. Thứ hai, ngược lại với quan điểm trên, một số nghiên cứu nổi bật cho thấy rằng khi quy mô chính phủ lớn hơn sẽ thúc đẩy hệ thống thanh tra, kiểm tra, cân bằng, minh bạch, đổi mới và tăng cường trách nhiệm trong hoạt động. Như vậy một sự gia tăng quy mô của chính phủ sẽ làm giảm tham nhũng. Quan điểm này được xây dựng từ thực tế là các nước phát triển thường có quy mô chính phủ lớn hơn và ít tham nhũng hơn các nước đang phát triển. Cụ thể, đối với các nước thuộc Bắc Âu, quy mô của chính phủ
  20. 11 lớn hơn các nước phát triển khác, nhưng chúng ít bị tham nhũng nhất, nghiên cứu của La Porta (1999) và Billger (2009) cung cấp bằng chứng ủng hộ quan điểm này. Cụ thể hơn trong nghiên cứu của Billger (2009) đã sử dụng hồi quy định lượng, cho thấy sự gia tăng quy mô của chính phủ dẫn đến giảm tham nhũng. Sự tác động tích cực hay tiêu cực của quy mô chỉnh phủ đến tham nhũng hiện còn nhiều tranh luận của các nhà nghiên cứu, tuy nhiên tác giả cho rằng việc mở rộng quy mô chính phủ sẽ tác động tích cực đến tham nhũng. Tuy nhiên, nếu có sự kết hợp giữa quy mô chính phủ lớn hơn với một mức độ dân chủ ở mức cao sẽ thúc đẩy một hệ thống thanh tra, kiểm tra, minh bạch, đổi mới và tăng cường trách nhiệm giải trình, thì điều này sẽ làm hạn chế tham nhũng. 2.2 Lược khảo nghiên cứu thực nghiệm có liên quan Ngoài các nghiên cứu về sự tác động của quy mô chính phủ lên tham nhũng đã được trình bày ở phần trên, tham nhũng của một quốc gia còn bị ảnh hưởng bởi một số các biến liên quan khác. a) Dân chủ tác động đến tham nhũng Dân chủ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tham nhũng, theo nghiên cứu của Treisman (2000), Alicia Adsera (2003) nghiên cứu về dân chủ đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa quy mô của chính phủ và tham nhũng. Cụ thể hơn, một quốc gia có nền dân chủ tốt, có các cơ chế giám sát đa diện, chẳng hạn như bầu cử tự do, công bằng và tự do báo chí sẽ thực hiện tốt chức năng chống tham nhũng. Ở các quốc gia phi dân chủ hoặc quốc gia chuyển đổi, tăng quy mô của chính phủ có thể làm tác động thêm tình trạng tham nhũng, lý do đến từ việc quản lý yếu kém của chính phủ. Ngược lại, khi một nền dân chủ được thực hiện đúng cách từ bộ phận người dân có tri thức, tăng quy mô của chính phủ dẫn đến giảm tham nhũng vì các cơ chế giám sát được vận hành tốt và có thể kiềm chế các hoạt động vụ lợi của cán bộ công chức trong bộ máy nhà nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2