intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của tham nhũng đến nợ công của các quốc gia đang phát triển Châu Á

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

18
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn xem xét tác động của tham nhũng đến nợ công của các quốc gia đang phát triển ở Châu Á; từ các kết quả đạt được, luận văn đưa ra các hàm ý chính sách dành cho các nhà hoạch định chính sách của quốc gia trong công tác kiểm soát nợ công của quốc gia.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của tham nhũng đến nợ công của các quốc gia đang phát triển Châu Á

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ LAN PHƯƠNG TÁC ĐỘNG CỦA THAM NHŨNG ĐẾN NỢ CÔNG CỦA CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN Ở CHÂU Á LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ LAN PHƯƠNG TÁC ĐỘNG CỦA THAM NHŨNG ĐẾN NỢ CÔNG CỦA CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN Ở CHÂU Á Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN HỒNG THẮNG Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2018
  3.   MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU CHƯƠNG 1.GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ............................................................................. 1 1.1. Lý do lựa chọn đề tài .......................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2 1.4. Dữ liệu nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu ..................................................... 3 1.5. Mô hình hồi quy ................................................................................................. 3 1.6. Nội dung đề tài ................................................................................................... 5 CHƯƠNG 2.CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM ............ 7 2.1. Cơ sở lý thuyết.................................................................................................... 7 2.1.1. Nợ công ........................................................................................................ 7 2.1.2. Tham nhũng ................................................................................................. 7 2.1.3. Lý thuyết nợ công ........................................................................................ 9 2.2. Mối quan hệ tham nhũng và nợ công ............................................................... 12 2.3. Bằng chứng thực nghiệm .................................................................................. 14 CHƯƠNG 3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 27 3.1. Lựa chọn biến độc lập ...................................................................................... 27
  4.   3.1.1. Tham nhũng ............................................................................................... 27 3.1.2. Tăng trưởng kinh tế ................................................................................... 27 3.1.3. Lạm phát .................................................................................................... 28 3.1.4. Tăng trưởng dân số .................................................................................... 29 3.1.5. Thất nghiệp ................................................................................................ 30 3.1.6. Chi tiêu chính phủ ...................................................................................... 31 3.2. Mô hình nghiên cứu .......................................................................................... 32 3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 34 3.4. Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................... 35 CHƯƠNG 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 37 4.1. Sơ bộ dữ liệu và ma trận tương quan................................................................ 37 4.2. Kết quả kiểm định tính dừng ............................................................................ 44 4.3. Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi ............. 45 4.4. Kết quả ảnh hưởng của tham nhũng đến nợ công của các quốc gia................. 47 CHƯƠNG 5.KẾT LUẬN ............................................................................................. 55 5.1. Kết luận............................................................................................................. 55 5.2. Hàm ý chính sách ............................................................................................. 56 5.3. Hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu sau này ................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 01. KẾT QUẢ ĐỊNH LƯỢNG PHỤ LỤC 02. DANH SÁCH QUỐC GIA  
  5.   DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu trước đây .............................................................. 22 Bảng 3.1. Mô tả cách đo lường các biến ........................................................................ 33 Bảng 4.1. Mô tả sơ bộ dữ liệu nghiên cứu ..................................................................... 39 Bảng 4.2. Nợ công và tham nhũng bình quân theo quốc gia ......................................... 41 Bảng 4.3. Ma trận tương quan........................................................................................ 43 Bảng 4.4. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ................................................................. 45 Bảng 4.5. Kết quả kiểm định Wooldridge ..................................................................... 46 Bảng 4.6. Kết quả kiểm định Modified Wald ................................................................ 47 Bảng 4.7. Kết quả hồi quy ảnh hưởng của tham nhũng đến tỷ lệ nợ công của các quốc gia ................................................................................................................................... 47
  6. 1     CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Lý do lựa chọn đề tài Nợ công được xem như là công cụ quan trọng trong việc điều hành chính sách tài khóa của quốc gia do nợ công được sử dụng như là một nguồn vốn bù đắp sự chênh lệch giữa chi ngân sách và thu ngân sách. Cho nên chủ đề về nợ công nhận được nhiều sự quan tâm bởi các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách triên toàn cầu trong thời gian vừa qua. Tuy rằng có ưu điểm trong việc bù đắp thâm hụt ngân sách, nhưng việc sử dụng nợ công được xem như là con dao hai lưỡi. Chẳng hạn như, một mặt, việc sử dụng nợ công hiệu quả có thể làm tăng trưởng kinh tế cho quốc gia và giúp Chính phủ đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội. Về mặt lý thuyết, bằng cách sử dụng nợ để tài trợ cho các dự án đầu tư có thể cải thiện năng lực sản xuất của quốc gia và tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế (Cohen, 1993). Tuy nhiên, khi quốc gia phụ thuộc đáng kể vào nợ công và quản lý nợ công không hiệu quả thì có thể làm gia tăng rủi ro kinh tế vĩ mô và cản trở sự phát triển kinh tế của quốc gia. Thậm chí trong trường hợp các khoản nợ công mà quốc gia đang vay mượn đang được hưởng ưu đãi nhiều hơn, thì một mức nợ công cao đòi hỏi chi phí trả lãi càng cao, điều này cho thấy quốc gia sẽ không có cơ sở thu thuế rộng. Kết quả là, Chính phủ không còn việc nào khác phải cắt giảm việc phân bổ chi tiêu chính phủ để hạn chế sự gia tăng trong nợ công, mà những khoản mục trong chi tiêu chính phủ này lại có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế (Audu, 2004). Từ đây có thể thấy rằng sự hiệu quả trong cơ chế quản lý nợ công có thể đóng vai trò quan trọng đối với tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, chất lượng thể chế tốt (đặc biệt là mức độ tham nhũng thấp) có thể giúp các nước quản lý nợ công tốt hơn bằng cách giảm thiểu chi phí đi vay, rủi ro tài chính thấp và phát triển
  7. 2     thị trường nợ trong nước (Tarek và Ahmed, 2017). Ngược lại, tham nhũng càng cao sẽ càng làm cho quốc gia vay nợ nhiều hơn và chi tiêu chính phủ nhiều hơn. Sự gia tăng trong mức độ vay nợ xuất phát từ việc thu ngân sách, bởi lẽ nguồn thu ngân sách của quốc gia để tài trợ cho các khoản chi tiêu chính phủ giảm mạnh (Audu, 2004), do đó sẽ thúc đẩy động cơ Chính phủ thực hiện vay nợ nhiều hơn để có đủ nguồn vốn tài trợ. Kết quả là mức độ nợ công của quốc gia ngày càng gia tăng. Theo đó, việc nghiên cứu tác động của chất lượng thể chế, đặc biệt là tham nhũng, đến nợ công là điều hết sức quan trọng trong bối cảnh ngày nay. Mặc dù tham nhũng đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến nợ công của các quốc gia, nhưng tại Việt Nam số lượng nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa hai biến số này thì vẫn không nhiều. Do đó, học viên cho rằng cần thiết phải tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của tham nhũng đến nợ công của các quốc gia. Đó chính là lý do học viên lựa chọn đề tài “Tác động của tham nhũng đến nợ công của các quốc gia đang phát triển Châu Á” làm đề tài luận văn thạc sỹ. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn có hai mục tiêu như sau: Mục tiêu đầu tiên: luận văn xem xét tác động của tham nhũng đến nợ công của các quốc gia đang phát triển ở Châu Á. Mục tiêu thứ hai: từ các kết quả đạt được, luận văn đưa ra các hàm ý chính sách dành cho các nhà hoạch định chính sách của quốc gia trong công tác kiểm soát nợ công của quốc gia. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, luận văn đưa ra câu hỏi nghiên cứu như sau:
  8. 3     Tham nhũng có tác động đến nợ công của các quốc gia đang phát triển ở Châu Á hay không? 1.4. Dữ liệu nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu  Phạm vi nghiên cứu Luận văn sử dụng dữ liệu của các quốc gia ở Châu Á trong giai đoạn 1996 – 2016. Cụ thể, luận văn nghiên cứu mẫu nghiên cứu bao gồm 33 quốc gia đang phát triển ở Châu Á từ năm 1996 đến 2016 với 660 quan sát.  Đối tượng nghiên cứu Các đối tượng nghiên cứu trực tiếp trong luận văn là nợ công, tham nhũng, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, chi tiêu chính phủ, tăng trưởng dân số của các quốc gia. 1.5. Mô hình hồi quy Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, luận văn dựa trên phương pháp tiếp cận được thực hiện trước đó bởi Cooray và các cộng sự (2017), Tarek và Ahmed (2017) và Benfratello và các cộng sự (2018) khi xem xét mối quan hệ giữa tham nhũng và nợ công của các quốc gia. Cụ thể phương trình nghiên cứu được trình bày như sau: 𝐷𝐸𝐵𝑇 𝛽 𝛽 ∗ 𝐷𝐸𝐵𝑇 𝛽 ∗ 𝐶𝑂𝑅𝑅 𝛽 ∗ 𝐺𝑂𝑉𝐸𝑋𝑃 𝛽 ∗ 𝐺𝐷𝑃𝑃𝐶𝐺𝑅 𝛽 ∗ 𝑈𝑁𝐸𝑀𝑃 𝛽 ∗ 𝐼𝑁𝐹𝐿 𝛽 ∗ 𝑃𝑂𝑃𝐺𝑅 𝜀 (1) Trong đó 𝐷𝐸𝐵𝑇 là nợ công của quốc gia được tính bởi tỷ lệ nợ công trên GDP
  9. 4     𝐷𝐸𝐵𝑇 là giá trị trễ của biến phụ thuộc, hàm ý nợ công ở năm trước 𝐶𝑂𝑅𝑅 là tham nhũng của quốc gia được đo lường bởi 02 biến tham nhũng được thu thập từ WGI của Ngân hàng Thế giới (WorldBank), tham nhũng được thu thập từ ICRG. Đồng thời, luận văn thực hiện tương tự như các nghiên cứu trước đây đã làm và đưa từng đại diện cho tham nhũng vào mô hình nghiên cứu để phân tích tác động của tham nhũng đến nợ công của các quốc gia ở Châu Á. Trong đó giá trị của hai chỉ tiêu của WGI và ICRG cao thì ngụ ý các quốc gia đang có mức tham nhũng thấp, và ngược lại các quốc gia có mức tham nhũng cao khi giá trị của hai chỉ tiêu của WGI và ICRG thấp. Cụ thể, chỉ số tham nhũng của ICRG (CORR1) có mức độ dao động trong khoảng từ 0 đến 6, trong đó giá trị của CORR1 càng tăng đến giá trị 6 thì cho thấy tham nhũng của quốc gia thấp và ngược lại (Kotlanova và Kotlan, 2012). Tương tự vậy, giá trị kiểm soát tham nhũng của WGI (CORR2) càng tiến về giá trị -2.5 càng cho thấy quốc gia đang có mức độ tham nhũng càng cao, ngược lại khi giá trị của CORR2 tiến về mức 2.5 thì cho thấy tham nhũng càng ít. Nhưng để cho người đọc dễ hiểu, không mắc cái sai lầm hay ảo tưởng sai về tham nhũng khi sử dụng hai đại diện này, luận văn nhân các chỉ số này với giá trị -1, để hàm ý rằng khi các chỉ số này tăng thì cho thấy tham nhũng đang cao và ngược lại. 𝐺𝑂𝑉𝐸𝑋𝑃 là chi tiêu chính phủ được tính bởi tỷ lệ chi tiêu chính phủ trên GDP 𝐺𝐷𝑃𝑃𝐶𝐺𝑅 là Mức độ biến động trong thu nhập trên đầu người của quốc gia 𝑈𝑁𝐸𝑀𝑃 là tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia 𝐼𝑁𝐹𝐿 là tỷ lệ lạm phát của quốc gia được đo lường bởi sự gia tăng trong chỉ số tiêu dùng của quốc gia. 𝑃𝑂𝑃𝐺𝑅 là Mức độ biến động trong tổng dân số của quốc gia 𝜀 là sai số mô hình
  10. 5     1.6. Nội dung đề tài Luận văn bao gồm 05 chương như sau: Chương 1. Giới thiệu đề tài Chương này luận văn sẽ đưa ra các lý lo mà học viên lựa chọn nghiên cứu đề tài này, cũng như xác định mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. Đồng thời luận văn trình bày dữ liệu và đối tượng nghiên cứu, và thể hiện mô hình nghiên cứu mà luận văn dự kiến nghiên cứu. Chương 2. Cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm Chương này luận văn sẽ đưa ra các cơ sở lý thuyết liên quan đến nợ công, tham nhũng, cũng như xác định mối quan hệ giữa tham nhũng và nợ công của các quốc gia. Đồng thời luận văn trình bày các bằng chứng thực nghiệm trước đây có làm về nợ công và ảnh hưởng của tham nhũng đến nợ công. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương này luận văn sẽ trình bày việc lựa chọn các biến độc lập trong mô hình giải thích nợ công của quốc gia bằng cách phân tích các tác động của các yếu tố này đến nợ công. Đồng thời luận văn trình bày phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu mà luận văn áp dụng. Chương 4. Kết quả nghiên cứu Chương này luận văn sẽ thể hiện thống kê mô tả và ma trận tương quan của các biến có trong mô hình giải thích nợ công của quốc gia bằng cách phân tích các tác động của các yếu tố này đến nợ công. Đồng thời luận văn trình bày kết quả kiểm tra tự tương quan và phương sai thay đổi từ đó lựa chọn phương pháp hồi quy phù hợp và tiến hành thảo luận kết quả đạt được.
  11. 6     Chương 5. Kết luận Chương này luận văn sẽ tổng hợp lại các kết quả đạt được khi giải thích nợ công của quốc gia. Đồng thời luận văn trình bày một số hàm ý chính sác từ các kết quả đạt được, cũng như nêu lên hạn chế và hướng mở rộng cho các đề tài sau này.
  12. 7     CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Nợ công Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới (2002), nợ công được xem như là tổng nợ của chính phủ và các khoản nợ được chính phủ bảo lãnh. Đồng thời, Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (2010) đã định nghĩa nợ công được hiểu như là nghĩa vụ trả nợ của khu vực công của một quốc gia. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (2010) cũng đưa ra định nghĩa cụ thể cho khu vực công là bao gồm khu vực chính phủ và khu vực doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, khu vực chính phủ bao gồm các đơn vị trực thuộc chính phủ hoặc các đơn vị do chính phủ giám sát và kiểm soát với mục đích cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công cho quốc gia. Cụ thể khu vực này bao gồm chính phủ trung ương (Central Government), chính quyền địa phương (Local Government) hoặc chính quyền tiểu bang (State Government). Khu vực doanh nghiệp nhà nước thì bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phi tài chính và, ngân hàng trung ương, và các doanh nghiệp/tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính. 2.1.2. Tham nhũng Tham nhũng là một thuật ngữ được gọi là hành động cụ thể của một con người. Theo Otahal (2010), một đối tượng đang thực hiện tham nhũng bởi vì tham nhũng có thể mang đến cho anh ta/chị ta một số lợi ích, tiện ích nhất định. Theo Tổ chức Minh Bạch Quốc tế (Transparency International), tham nhũng được xem như là việc lạm dụng quyền lực được giao để thực hiện các hành vi mang lợi
  13. 8     cho cá nhân. Bên cạnh đó, Ngân hàng thế giới thì lại định nghĩa tham nhũng như là việc lạm dụng quyền lực tại nơi công tác để đạt được lợi ích cá nhân. Bên cạnh đó, tại Việt Nam, tham nhũng có thể được định nghĩa như là hành vi của một cá nhân/tổ chức có chức vụ và quyền lực hoặc được giao nhiệm vụ và quyền hạn nhưng lại lợi dụng chức vụ hoặc quyền lực được giao để đạt được lợi ích cá nhân (Tài liệu bồi dưỡng về phòng chống tham nhũng, dành cho Giảng viên các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung Cấp). Hiện nay, có tương đối ít tổ chức thực hiện và đo lường tham nhũng của các quốc gia trên thế giới. Trong số các tổ chức này phải kể đến Ngân hàng Thế giới với bộ số liệu Chỉ tiêu Quản trị Thế giới, Tập Đoàn PRS với bộ Hướng dẫn Quốc tế về Rủi ro Quốc gia và Tổ chức Minh Bạch Quốc tế với bộ chỉ số nhận thức tham nhũng (Corruption Perception Index). Đầu tiên, kể từ năm 1995, Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã công bố chỉ số nhận thức tham nhũng CPI. Mỗi năm, chỉ số của Tổ chức Minh bạch Quốc tế sẽ cho thấy mức độ tham nhũng trong khu vực công của quốc gia đang là bao nhiêu và xếp hạng thứ bao nhiêu trong tổng số các quốc gia được công bố chỉ số nhận thức tham nhũng. Ví dụ như trong năm 2013, chỉ số nhận thức tham nhũng đã đo lường mức độ tham nhũng của khu vực công ở 177 quốc gia. Trong đó, giá trị của chỉ số nhận thức tham nhũng biến động từ 0 đến 100, với số điểm của chỉ số này bằng 0 thì đại diện cho mức độ tham nhũng rất cao. Ngân hàng Thế giới công bố bộ Chỉ tiêu Quản trị Thế giới WGI. Theo đó, Ngân hàng Thế giới đã tóm tắt tình hình chất lượng thể chế của 212 quốc gia trên thế giới dựa vào 06 khía cạnh quản trị. Các khía cạnh này bao gồm tiếng nói và trách nhiệm giải trình, sự ổn định của chính trị, hiệu quả của chính phủ, chất lượng của các quy
  14. 9     định, nhà nước pháp quyền và kiểm soát tham nhũng. Trong đó các khía cạnh này biến động từ -2.5 đến 2.5, cụ thể, với giá trị kiểm soát tham nhũng càng tiến về giá trị -2.5 càng cho thấy quốc gia đang có mức độ tham nhũng càng cao, ngược lại khi giá trị tiến về mức 2.5 thì cho thấy tham nhũng càng ít. Cuối cùng, được thành lập vào năm 1979, Tập đoàn PRS là một trong những nhà cung cấp các dự báo rủi ro chính trị và rủi ro quốc gia. Trong đó, tập đoàn PRS đã công bố Bộ hướng dẫn Quốc tế về Rủi ro Quốc gia bao gồm 22 biến số khác nhau thuộc 03 danh mục rủi ro: rủi ro chính trị, rủi ro tài chính và rủi ro kinh tế. Theo đó, rủi ro chính trị biến động từ 0 đến 100 điểm, rủi ro tài chính biến động từ 0 đến 50 điểm và rủi ro kinh tế biến động từ 0 đến 50 điểm; với sự gia tăng điểm trong các thành phần này thì phản ánh được rằng quốc gia đang có rủi ro thấp và ngược lại sự suy giảm trong các thành phần sẽ cho thấy mức rủi ro của quốc gia đang gia tăng. Bên cạnh đó, chỉ số tham nhũng của ICRG thì dao động trong khoảng từ 0 đến 6 với mức gia tăng thì càng ít tham nhũng (Kotlanova và Kotlan, 2012) 2.1.3. Lý thuyết nợ công Lý thuyết lựa chọn công là một nhánh kinh tế phát triển từ nghiên cứu về thuế và chi tiêu công. Lựa chọn công có cùng nguyên tắc mà các nhà kinh tế sử dụng để phân tích hành động của mọi người trên thị trường và áp dụng chúng trong việc ra quyết định nhóm (Buchanan, 1967). Các nhà kinh tế học hành vi trong thị trường tư nhân cho rằng con người được thúc đẩy chủ yếu bằng sự tư lợi. Mặc dù mọi người đa số hành động dựa trên mối quan tâm của họ đối với người khác, động lực chủ yếu trong hành động của mọi người trên thị trường cho dù họ là chủ lao động, người lao động hay người tiêu dùng là mối quan tâm cho bản thân họ (Buchanan và Tullock, 1962). Các nhà kinh tế nghiên cứu thuyết lựa chọn công đưa ra giả định tương tự rằng mặc dù những người hoạt động trong thị trường chính trị có những mối quan tâm dành
  15. 10     cho người khác, thì động cơ chính của họ, cho dù họ là cử tri, chính trị gia, những người vận động hành lang hay công chức là tư lợi. Các nhà kinh tế nghiên cứu lý thuyết lựa chọn công chỉ ra rằng tồn tại một vấn đề là "sự thất bại của chính phủ". Đó là, có những lý do tại sao sự can thiệp của chính phủ không đạt được hiệu quả mong muốn. Một trong những nền tảng chính của lý thuyết lựa chọn công là thiếu các ưu đãi cho cử tri để theo dõi chính phủ một cách hiệu quả (Buchanan, 1967). Anthony Downs, trong một trong những cuốn sách nói về lựa chọn công sớm nhất, “Lý thuyết kinh tế dân chủ”, chỉ ra rằng cử tri phần lớn là không biết gì về các vấn đề chính trị và rằng sự thiếu hiểu biết này là hợp lý. Mặc dù kết quả của cuộc bầu cử có thể rất quan trọng, nhưng phiếu bầu của một cá nhân hiếm khi quyết định một cuộc bầu cử (Buchanan và Tullock, 1962). Các nhà kinh tế nghiên cứu thuyết lựa chọn công chỉ ra rằng sự không biết về khuyến khích này là hiếm trong khu vực tư nhân. Các nhà kinh tế nghiên cứu lý thuyết lựa chọn công cũng kiểm tra hành động của các nhà lập pháp. Mặc dù các nhà lập pháp dự kiến sẽ theo đuổi "lợi ích công cộng", họ đưa ra quyết định về cách sử dụng các nguồn lực của người khác, chứ không phải của chính họ (Gordon, 2008). Hơn nữa, những tài nguyên này phải được cung cấp bởi người nộp thuế và những người sẽ bị tổn thương bởi các quy định cho dù họ có muốn cung cấp cho họ hay không. Các chính trị gia có thể có ý định chi tiền một cách khôn ngoan. Tuy nhiên, các quyết định hiệu quả sẽ không tiết kiệm tiền riêng của họ và cũng không cung cấp cho họ bất kỳ phần nào của cải mà họ tiết kiệm được cho công dân. Không có phần thưởng trực tiếp để chống lại các nhóm lợi ích mạnh mẽ để trao lợi ích cho công chúng, những người mà thậm chí không nhận thức được lợi ích hoặc lợi ích từ những người đã trao cho họ (Buchanan, 1967).
  16. 11     Ngoài lý thuyết lựa chọn công, lý thuyết động về chi tiêu công, thuế và nợ công cũng có thể giải thích sự thay đổi trong nợ công của quốc gia. Cụ thể lý thuyết này xây dựng trên phương pháp làm đẹp thuế nổi tiếng với chính sách tài khóa được tiên phong bởi Barro (1979). Cách tiếp cận này dự đoán rằng các chính phủ sẽ sử dụng thặng dư ngân sách và thâm hụt ngân sách như một bộ đệm để ngăn chặn thuế suất thay đổi quá mạnh (Battaglini và Coate, 2008). Do đó, các chính phủ sẽ thiếu thâm hụt trong các thời điểm nhu cầu và thặng dư chi tiêu của chính phủ tăng cao khi nhu cầu thấp. Theo cách tiếp cận này là giả định rằng các chính phủ là rộng lượng, rằng chi tiêu của chính phủ cần dao động theo thời gian, và các chi phí gánh nặng của thuế thu nhập là một hàm lồi của thuế suất (Battaglini và Coate, 2008). Môi trường kinh tế dựa trên lý thuyết này cũng tương tự như trong lý thuyết làm đẹp thuế. Tuy nhiên, xuất phát điểm chính là các quyết định này được thực hiện bởi một cơ quan lập pháp chứ không phải là một nhà hoạch định rộng lượng. Hơn nữa, lý thuyết này giới thiệu sự xung đột mà các nhà lập pháp có thể phân phối doanh thu trở lại các quận huyện của họ thông qua chi tiêu rổ thịt (Bohn, 1998). Lý thuyết xem xét một thẩm quyền chính trị trong đó các lựa chọn chính sách được thực hiện bởi một cơ quan lập pháp bao gồm các đại diện được bầu bởi các thành viên đơn lẻ, các khu vực địa lý được xác định. Cơ quan lập pháp có thể tăng doanh thu theo hai cách: thông qua thuế thu nhập theo tỷ lệ trên thu nhập lao động và bằng cách vay trên thị trường vốn. Vay có hình thức phát hành một trái phiếu kỳ hạn. Cơ quan lập pháp cũng có thể mua trái phiếu và sử dụng thu nhập lãi suất để giúp tài trợ cho chi tiêu công trong tương lai. Thu nhập công được sử dụng để tài trợ cho việc cung cấp một lợi ích công cộng mang lại lợi ích cho tất cả các công dân và để cung cấp các dịch chuyển cụ thể theo từng khu vực, được hiểu là chi tiêu rổ thịt. Giá trị của lợi ích công cộng đối với công dân là ngẫu nhiên, phản ánh những cú sốc như chiến tranh hoặc thiên tai. Cơ quan lập pháp đưa ra quyết định chính sách theo quy tắc đa số và hoạch
  17. 12     định chính sách lập pháp trong từng giai đoạn được mô hình hóa bằng cách sử dụng phương pháp thương lượng lập pháp của Baron và Ferejohn (1989). Mức nợ công đóng vai trò là một biến trạng thái, tạo ra một liên kết động trong các giai đoạn hoạch định chính sách. 2.2. Ảnh hưởng của tham nhũng đến nợ công Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, tham nhũng hay tham ô là hành vi của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân. Acemoglu và Verdier (2000) khẳng định tham nhũng là sản phẩm phụ của quá trình can thiệp của chính phủ. Lý thuyết kinh tế học công cộng đã chỉ ra rằng các quyết định của cán bộ công quyền thường bị chi phối bởi hành vi tìm kiếm đặc lợi mà một trong những biểu hiện của nó là tham nhũng, hối lộ. Những khoản tiền tham nhũng, hối lộ luôn có sức hấp dẫn lớn đối với các chủ thể tìm kiếm đặc lợi. Chỉ với một mức tỷ lệ phần trăm “hoa hồng” nhỏ trong một dự án công có chi phí lên tới hàng triệu, thậm chí hàng trăm triệu đôla cũng sẽ trở thành một khoản tiền đủ để cám dỗ tham nhũng. Khi cán bộ công quyền bị chi phối bởi hành vi tìm kiếm đặc lợi, họ có động cơ để tham gia kiểm soát và gây ảnh hưởng tới các quyết định liên quan tới quy mô tổng chi đầu tư, lựa chọn các dự án đầu tư, thiết kế dự án và quá trình triển khai dự án. Hệ quả là việc kiểm soát chi tiêu đầu tư gặp khó khăn, dự án được đầu tư khi chưa thực sự cần thiết đầu tư, dự án được đầu tư với quy mô và công suất không phù hợp với nhu cầu, dự án được đầu tư với yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật không phù hợp so với nhu cầu, dự án được đầu tư ở thời điểm và địa điểm không hợp lý, thiết bị công trình của dự án có chất lượng thấp làm giảm tuổi thọ của dự án… Nhà kinh tế học thể chế đoạt giải Nobel, Douglass C. North đã khẳng định: “Sự phát triển giàu có của một quốc gia không phải chủ yếu do nó giàu có tài nguyên như dầu mỏ, cũng không phải do sự cần cù của số đông người lao động mà chủ yếu là do
  18. 13     các yếu tố kích thích gắn kết bên trong về các thể chế quản lý và tổ chức cho phép thúc đẩy đầu tư và phát triển. Một sự phát triển lâu bền không thể dựa vào một thể chế bị lũng đoạn bởi tham nhũng. Và một nền kinh tế lạc hậu không phải không thể bao giờ đuổi kịp được các nước tiên tiến. Vấn đề là phải tạo lập một hệ thống thể chế tích cực nhằm đảm bảo quyền sở hữu của các cá nhân và thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Việc cải cách thể chế là cần thiết để đảm bảo sự phát triển. Thể chế tốt tạo ra một môi trường kinh tế có khả năng khuyến khích sự sáng tạo, thúc đẩy sản xuất và đem lại tăng trưởng bền vững” (North, 1990). Trong khi đó, những kẻ tham nhũng vì lợi ích cá nhân (vụ lợi) có xu hướng bảo vệ lợi ích của mình bằng cách duy trì các thể chế lạc hậu, yếu kém cản trở quá trình cải cách thể chế. Không chỉ vậy, tham nhũng còn ảnh hưởng tới phân bổ tài năng con người. Do cơ chế tham nhũng, nhiều chức vụ quan trọng có thể rơi vào tay những người không có tài năng, hình thành nên hệ thống quan chức bất tài, những người tài giỏi rút ro khỏi hệ thống, hậu quả là các chính sách (bao hàm chính sách đầu tư công) được xây dựng và triển khai bởi những người thiếu năng lực, dẫn đến chất lượng và hiệu quả của chính sách giảm sút. Xét cho cùng, thể chế yếu kém sinh ra tham nhũng và khi tham nhũng phát triển mạnh sẽ tác động trở lại ngăn cản những động lực cải cách thể chế. Hệ quả là tham nhũng sẽ triệt tiêu những tác động tích cực mà thể chế đem lại đối với thị trường như: hỗ trợ thông tin, tăng cường tính cạnh tranh, giảm chi phí giao dịch, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, bảo vệ quyền về tài sản… Tất cả những yếu tố thể chế này đều liên quan mật thiết và ảnh hưởng tới đầu tư công là một phần trong chi tiêu công. Đối với mối quan hệ giữa tham nhũng và nợ công thì hầu như các lý thuyết trước đây vẫn chưa trực tiếp đề cập đến mối quan hệ này (Tarek và Ahmed, 2017). Tuy nhiên, tham nhũng được cho rằng có ảnh hưởng đến nợ công bằng cách tác động đến cơ chế quản lý nợ công của quốc gia (Roubini và Sachs, 1989; De Haan và Sturn, 2000; Woo, 2006). Cụ thể, Alesina và Tabellini (1990) và Person và Svensson (1989) đã phát triển lý thuyết nợ tích cực, khi cho rằng mức độ nợ công cao chỉ tồn tại khi các
  19. 14     nhà điều hành chính sách, các nhà chính trị gia của quốc gia không có sự nhất quán trong việc quản lý nợ công. Nói cách khác, một quốc gia có chất lượng thể chế tốt (đặc biệt là mức độ tham nhũng thấp) có thể giúp các nước quản lý nợ công tốt hơn bằng cách giảm thiểu chi phí đi vay, rủi ro tài chính thấp và phát triển thị trường nợ trong nước (Tarek và Ahmed, 2017). Ngược lại, tham nhũng càng cao sẽ càng làm cho quốc gia vay nợ nhiều hơn và chi tiêu chính phủ nhiều hơn (Wei và Zeckhauser, 1999; Tanzi và Davoodi, 2002; Cooray và các cộng sự, 2017). Trong khi đó sự gia tăng trong mức độ vay nợ xuất phát từ việc thu ngân sách, bởi lẽ nguồn thu ngân sách của quốc gia để tài trợ cho các khoản chi tiêu chính phủ giảm mạnh (Audu, 2004; Kaufam, 2010), do đó sẽ thúc đẩy động cơ Chính phủ thực hiện vay nợ nhiều hơn để có đủ nguồn vốn tài trợ. Kết quả là mức độ nợ công của quốc gia ngày càng gia tăng. 2.3. Bằng chứng thực nghiệm Grechyna (2010) giải thích tác động của tham nhũng và các yếu tố đại diện cho chất lượng thể chế đến tỷ lệ nợ công của các quốc gia. Điểm mới của tác giả là nhắm vào các quốc gia có thu nhập cao bởi do các đề tài nghiên cứu trước đây đều phân tích mẫu nghiên cứu các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp. Trong đó mẫu nghiên cứu của tác giả thu thập bao gồm 23 quốc gia thuộc nhóm OECD trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 1995 đến năm 2007. Mô hình nghiên cứu của các tác giả sử dụng với biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ công của các quốc gia và các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, tham nhũng, chi phí sử dụng nợ và các yếu tố đại diện cho chất lượng thể chế được sử dụng như là các biến độc lập của mô hình nghiên cứu. Qua đó tác giả nhận thấy rằng các quốc gia trong mẫu nghiên cứu có tỷ lệ nợ công bình quân đạt 48% so với GDP. Đồng thời, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy GMM để ước lượng mô hình nghiên cứu và tìm thấy rằng tham nhũng có tác động cùng chiều đến tỷ lệ nợ công của các quốc gia có trong mẫu nghiên cứu ở mức ý nghĩa 5% trong hầu hết các phương trình hồi quy. Điều này hàm ý rằng các quốc gia càng có mức độ tham nhũng càng cao
  20. 15     thì sẽ làm gia tăng tỷ lệ nợ công của các quốc gia. Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp và chi phí sử dụng nợ lại có tác động cùng chiều đến tỷ lệ nợ công của các quốc gia ở mức ý nghĩa 10%. Điều này cho thấy rằng các quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp càng cao, chi phí sử dụng nợ càng cao thì có khuynh hướng tiếp cận với các khoản vay nợ và gia tăng tỷ lệ nợ công của quốc gia. Ngược lại, tác giả cũng tìm thấy rằng tăng trương kinh tế có thể được sử dụng như một công cụ để giảm thiểu tỷ lệ nợ công của các quốc gia. Grechyna (2012) giải thích tác động của tham nhũng đến tỷ lệ nợ công của các quốc gia. Trong đó mẫu nghiên cứu của tác giả thu thập bao gồm 30 quốc gia thuộc nhóm OECD trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 1995 đến năm 2010. Mô hình nghiên cứu của các tác giả sử dụng với biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ công của các quốc gia và các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, tham nhũng, chi phí sử dụng nợ, quy mô chính phủ được sử dụng như là các biến độc lập của mô hình nghiên cứu. Qua đó tác giả nhận thấy rằng các quốc gia trong mẫu nghiên cứu có tỷ lệ nợ công bình quân đạt 46.922% so với GDP. Đồng thời, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy OLS và GMM để ước lượng mô hình nghiên cứu và tìm thấy rằng qua các phương pháp hồi quy và các phương trình hồi quy thì tham nhũng đều thể hiện tác động cùng chiều đến tỷ lệ nợ công của các quốc gia có trong mẫu nghiên cứu ở mức ý nghĩa 10% trong hầu hết các phương trình hồi quy. Điều này hàm ý rằng các quốc gia càng có mức độ tham nhũng càng cao thì sẽ làm gia tăng tỷ lệ nợ công của các quốc gia. Ngoài ra, quy mô chính phủ và chi phí sử dụng nợ lại có tác động cùng chiều đến tỷ lệ nợ công của các quốc gia ở mức ý nghĩa 10%. Điều này cho thấy rằng các quốc gia có quy mô chính phủ càng cao, chi phí sử dụng nợ càng cao thì có khuynh hướng tiếp cận với các khoản vay nợ và gia tăng tỷ lệ nợ công của quốc gia. Ngược lại, tác giả cũng tìm thấy rằng tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp có thể được sử dụng như một công cụ để giảm thiểu tỷ lệ nợ công của các quốc gia vì cho thấy tác động ngược chiều đến tỷ lệ nợ công của các quốc gia.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2