intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của tỷ giá hối đoái thực đến tăng trưởng kinh tế – Nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

64
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp một bằng chứng thực nghiệm về tác động của tỷ giá hối đoái đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam và xác định chiều hướng của sự tác động đó. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của tỷ giá hối đoái thực đến tăng trưởng kinh tế – Nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM HỒ ANH TÚ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS. HUỲNH THỊ THÚY GIANG Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập và tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy. Tác giả: Hồ Anh Tú
  3. 1 Tóm tắt Bài nghiên cứu tiến hành nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái thực đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam bằng việc sử dụng dữ liệu quý cho giai đoạn quý 1 năm 2000 đến quý 4 năm 2013. Bằng việc sử dụng mô hình VECM (Vector Error Correction) và kỹ thuật ước lượng Generalized Method of Moments (GMM) để ước lượng mô hình tăng trưởng kinh tế, bài nghiên cứu tìm thấy tác động cùng chiều có ý nghĩa của tỷ giá hối đoái thực lên tăng trưởng kinh tế. Kết quả cũng nhấn mạnh vai trò của các biến vĩ mô khác đối với sự tăng trưởng kinh tế. Trong đó, đầu tư và chi tiêu của chính phủ có sự tác động ngược chiều lên tăng trưởng kinh tế. Còn phát triển tài chính, độ mở nền kinh tế có một tác động cùng chiều lên tăng trưởng kinh tế.
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ...................................................................................1 Chương 1: GIỚI THIỆU ....................................................................................... 2 1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................ 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 3 1.3. . Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 3 1.4. . Bố cục của bài nghiên cứu .................................................................. 3 Chương 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ .. ...............................................................................4 2.1 Tỷ giá hối đoái thực và các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái thực ................................................................................................................4 2.2. Tăng trưởng kinh tế và các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế ................................................................................................................9 2.3. Các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và tăng trưởng kinh tế . .................................................................................. 13 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... ............................................... 30
  5. 3.1. Mô hình nghiên cứu .......................................................................... 30 3.2. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................ 31 3.3. Phương pháp nghiên cứu .. ................................................................ 35 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . .................................................................. 37 4.1. Mô tả thống kê về dữ liệu nghiên cứu ............................................... 37 4.2. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình ................... 51 4.3. Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu ........................... ... .............. 53 4.3.1. Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu ................................53 4.3.2. Kết quả kiểm định đồng liên kết của chuỗi dữ liệu ..............54 4.4. Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và tăng trưởng kinh tế bằng mô hình VECM .....................................................................56 4.5. Kết quả ước lượng từ mô hình GMM ............................................... 62 Chương 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................... 71 Tài liệu tham khảo Phụ lục 1: Số liệu tính toán của các biến trong mô hình Phụ lục 2: Kết quả của phương trình hồi quy bằng phương pháp GMM
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng Phát triển châu Á ADF Kiểm định nghiệm đơn vị của Dickey – Fuller AFTA Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương APEC Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN ARIC Trung tâm hội nhập khu vực Đông Nam Á (Asia Regional Integration Center) ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CPI Chỉ số giá tiêu dùng FD Sự phát triển tài chính FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FII Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài FII Nguồn vốn đầu tư gián tiếp GDP Tổng sản phẩm quốc nội GEXP Chi tiêu của chính phủ GSO Tổng cục thống kê IFS Thống kê Tài chính Quốc tế IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế INV Đầu tư NHNN Ngân hàng Nhà nước ODA Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
  7. OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OPEN Độ mở cửa thương mại PP Kiểm định nghiệm đơn vị của Phillips – Perron REER Tỷ giá hối đóai thực đa phương RER Tỷ giá hối đoái thực song phương TOT Tỷ lệ thương mại TTCK Thị trường chứng khoán UNCTAD Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và phát triển USD Đô la Mỹ VND Việt Nam Đồng WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu về tác động ngược chiều của tỷ giá hối đoái lên tăng trưởng kinh tế .........................................................................................25 Bảng 2.2. Tổng hợp các nghiên cứu về tác động cùng chiều của tỷ giá hối đoái lên tăng trưởng kinh tế ...............................................................................................27 Bảng 2.3. Tổng hợp các nghiên cứu về tỷ giá hối đoái không tác động lên tăng trưởng kinh tế .......................................................................................................29 Bảng 3.1: Bảng mô tả nguồn dữ liệu và kỳ vọng về dấu của các biến nghiên cứu được sử dụng trong mô hình ...............................................................................33 Bảng 4.1: Mô tả thống kê của các biến (Q12000 – Q42013) ..............................37 Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan cho các biến trong mô hình hồi quy ..........51 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu ... ..............................53 Bảng 4.4. Kết quả kiểm định Johansen cho chuỗi dữ liệu không dừng ... ......... 55 Bảng 4.5. Kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu .............................................................57 Bảng 4.6: Kết quả ước lượng mô hình bằng VECM .. ........................................57 Bảng 4.7: Kết quả của phương trình hồi quy bằng phương pháp GMM ...... ......63 Bảng 4.8: Kết quả kiểm định hiện tượng nội sinh cho phương trình tăng trưởng . ..............................................................................................................................67
  9. DANH MỤC HÌNH Hình 4.1: GDP bình quân đầu người của Việt Nam từ 2000 – 2013...... ..............38 Hình 4.2: Tỷ giá thực đa phương và tỷ giá danh nghĩa VND/USD theo quý từ năm 2000 –2013 (năm 2005 là năm gốc) ......................................................................40 Hình 4.3: Độ mở cửa thương mại của Việt Nam theo quý từ 2000-2013 .... ........41 Hình 4.4: Tổng quan FDI tại Việt Nam từ năm 1991 – 2013 ..... ..........................42 Hình 4.5: Tỷ lệ vốn đầu tư/ GDP từ năm 2000 – 2012..... ....................................44 Hình 4.6: Tỷ lệ đầu tư/GDP của một số nước .... ..................................................45 Hình 4.7: Cơ cấu chi Ngân sách nhà nước giai đoạn 2000 – 2013.... ..................48
  10. 2 Chƣơng 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Kết quả gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước đã mang lại cho Việt Nam nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, nâng cao mức sống cho người dân. Chính sách đổi mới cũng đã đưa nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Điều này đem đến cho Việt Nam những lợi ích nhất định đã được minh chứng qua sự phát triển ngày càng đi lên của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Do đó, một trong những mục tiêu mà Việt Nam đang hướng tới đó là phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, việc xác định các yếu tố tác động đến tăng trưởng là việc làm hết sức cần thiết. Như chúng ta đã biết tỷ giá hối đoái là nhân tố rất quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Với xu thế mở cửa thương mại như ngày nay, tỷ giá ngày càng được sử dụng như một công cụ chính để điều tiết các quan hệ kinh tế quốc tế bởi sự tác động đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước. Do đó, một câu hỏi được đặt ra là liệu tỷ giá hối đoái thực có tác động đến tăng trưởng kinh tế hay không? Nếu có thì nó tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam? Trên thế giới hiện nay có rất nhiều nghiên cứu về tác động của tỷ giá hối đoái thực đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm về sự tác động của tỷ giá hối đoái thực đến tăng trưởng kinh tế vẫn đang còn hỗn độn. Còn ở Việt Nam, cho tới thời điểm này có rất ít nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tỷ giá hối đoái thực đến tăng trưởng kinh tế. Do đó, bài nghiên cứu “Tác động của tỷ giá hối đoái thực đến tăng trƣởng kinh tế – nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam” sẽ cung cấp một bằng chứng thực nghiệm về tác động của tỷ giá hối đoái đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam và xác định chiều hướng của sự tác động đó.
  11. 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của bài nghiên cứu nhằm nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái thực lên tăng trưởng kinh tế và chiều hướng của sự tác động ấy. Do đó, bài nghiên cứu đã đưa ra hai câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Tỷ giá hối đoái thực có tác động đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hay không? (2) Nếu có thì tỷ giá hối đoái thực tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam? 1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu định lượng: Để trả lời cho những câu hỏi trên, bài nghiên cứu sử dụng mô hình VECM. Mô hình VECM được lựa chọn bởi vì các chuỗi dữ liệu trong bài nghiên cứu là không dừng và tồn tại đồng liên kết. Bên cạnh đó, một trong những lợi thế của việc sử dụng mô hình VECM là có thể có được các thông tin về tác động của tỷ giá trong dài hạn và ngắn hạn, các hàm phản ứng. Đồng thời, do hiện tượng nội sinh nên bài nghiên cứu cũng đã sử dụng kỹ thuật ước lượng Generalized Method of Moments (GMM) để ước lượng mô hình tăng trưởng kinh tế mà đại diện là biến GDP bình quân đầu người. Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái thực đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam bằng việc sử dụng dữ liệu quý cho giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2013. Phương pháp thu thập số liệu: số liệu thứ cấp được lấy từ các trang web của Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á, Tổng cục thống kê… 1.4. Bố cục của bài nghiên cứu Nội dung của bài nghiên cứu bao gồm: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Tổng quan lý thuyết Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận
  12. 4 Chƣơng 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ 2.1. Tỷ giá hối đoái thực và các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ giá hối đoái thực Về lý thuyết tỷ giá phản ánh mức giá tương đối (giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ). Khi một nước tham gia vào thương mại và các giao dịch khác với một số nước thì một chỉ số chung phản ánh giá trị chung của đồng tiền được tính dựa trên tỷ giá song phương và mức độ thương mại giữa các nước này với nước chủ nhà. Tỷ giá thực danh nghĩa được tính dựa trên cơ sở này và được định nghĩa là tỷ giá giữa đồng nội tệ với các đồng tiền ngoại tệ của các nước khác lấy quyền số là tỷ trọng thương mại hoặc thanh toán quốc tế của nước đó, với các nước kia (OECD, 2010). Tỷ giá thực được tính dựa trên NEER và điều chỉnh để loại bỏ lạm phát. Trong đó: - t là thời gian, - n là số lượng các đối tác thương mại chính của Việt Nam, - ejt là tỷ giá danh nghĩa của đồng tiền nước j so với VND tại thời điểm t (tính theo chỉ số). - Pt là chỉ số giá hàng hóa trong nước, - Pjt là chỉ số giá hàng ở nước j
  13. 5 - Wjt là tỷ trọng của đồng tiền nước j tại thời điểm t, tương ứng với tỷ trọng thương mại của nước j trong tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với các nước được chọn. Về thực nghiệm, chỉ số này rất hữu ích cho việc phân tích về chính sách và tình hình kinh tế vĩ mô của một nước. REER giảm thể hiện nội tệ tăng giá và ngược lại. Trong tương quan so sánh với thời điểm gốc, khi REER < 1 nội tệ tăng giá so với thời điểm gốc, hàng hóa nội địa mất tính cạnh tranh. Ngược lại, khi REER > 1, nội tệ giảm giá so với thời điểm gốc, tính cạnh tranh của hàng hóa nội địa gia tăng. Các nhân tố tác động lên tỷ giá hối đoái thực, bao gồm: - Tỷ lệ thương mại Tỷ lệ thương mại của hàng hóa là chỉ tiêu kinh tế biểu thị mối quan hệ tỷ lệ giữa giá tương đối của hàng xuất khẩu so với hàng nhập khẩu của quốc gia đó, được tính bằng tỷ lệ giữa chỉ số giá hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu với chỉ số giá hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu của quốc gia. Tỷ lệ thương mại thường được sử dụng để đánh giá những thay đổi trong môi trường kinh tế quốc tế. Theo Edwards (1988b) và Edwards và Wijnbergen (1987), thay đổi của tỷ lệ mậu dịch trong ngắn hạn và dài hạn có thể gây ra hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập. Do đó, tác động của TOT đối với tỷ giá hối đoái thực là không rõ ràng có thể cùng chiều (+) hoặc ngược chiều ( - ) phụ thuộc vào hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập. Đầu tiên là hiệu ứng thu nhập, dự báo rằng khi những tỷ lệ mậu dịch được cải thiện (giá xuất khẩu tăng tương đối so với giá nhập khẩu), thu nhập từ xuất khẩu sẽ tăng dẫn tới nhu cầu đối với hàng hóa phi mậu dịch tăng theo và giá hàng hóa phi mậu dịch cũng tăng, do đó dẫn đến một sự đánh giá cao đồng tiền tệ. Tiếp theo là hiệu ứng thay thế, dự báo rằng một sự cải thiện trong tỷ lệ mậu dịch có nghĩa là nhập khẩu sẽ rẻ hơn và một phần nhu cầu trong nước với hàng hóa phi mậu dịch sẽ được thay thế bởi hàng nhập khẩu, do đó giá của hàng hóa phi mậu dịch sẽ giảm. Điều này sẽ dẫn đến sự mất giá
  14. 6 của đồng nội tệ. Như vậy tùy thuộc vào độ lớn tác động của hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế mà tỷ giá hối đoái thực sẽ giảm (tác động của hiệu ứng thu nhập lớn hơn tác động của hiệu ứng thay thế) hay tăng (tác động của hiệu ứng thu nhập nhỏ hơn tác động của hiệu ứng thay thế) khi tỷ lệ thương mại tăng. Đối với các nước sản xuất hàng hóa, hiệu ứng thu nhập nhìn chung vượt trội hơn hiệu ứng thay thế. Sở dĩ, tác động của hiệu ứng thay thế không đáng kể là do hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu ở các quốc gia này rất khác nhau, người tiêu dùng không dễ thay thế một loại hàng hóa này bằng một loại hàng hóa khác trong rổ tiêu dùng của họ trong trường hợp có sự thay đổi về giá. Theo đó, khi tỷ lệ thương mại tăng, thông thường tỷ giá hối đoái thực sẽ giảm. - Độ mở cửa thương mại Mở cửa thương mại là một phương pháp xác định độ mở cửa của một nền kinh tế đối với thương mại thế giới và những lợi ích tăng trưởng thu nhập có được từ những hoạt động thương mại trên (Squalli, Wilson 2006). Độ mở cửa thương mại là chỉ số được sử dụng để đo lường chính sách mở cửa thương mại của một quốc gia, chính sách thương mại càng theo hướng tự do hóa, thì độ mở cửa thương mại càng lớn. Về mặt lý thuyết các tác động của độ mở cửa thương mại đến tỷ giá là không chắc chắn và do đó không thể dự đoán được. Mở cửa thương mại có thể thay đổi khi có sự giảm thuế hoặc tăng hạn ngạch. Giảm thuế hoặc tăng hạn ngạch có thể làm giảm giá hàng hóa trong nước và do đó dẫn tới cả hiệu ứng thu nhập và thay thế. Hiệu ứng thay thế trong ngắn hạn hay dài hạn đều kích thích nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ đó làm tăng giá hàng hóa mậu dịch, dẫn đến sự suy giảm trong cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực giảm. Tuy nhiên hiệu ứng thu nhập của mở cửa thương mại đến hàng phi mậu dịch là không rõ và còn tùy thuộc vào xu hướng của tiêu dùng trong nước. Nếu thu nhập tăng lên được chi nhiều hơn cho hàng hóa phi mậu dịch thì tỷ giá thực
  15. 7 đang được định giá cao. Connolly và Devereux (1995) lập luận rằng hiệu ứng thay thế của độ mở nền kinh tế chi phối hiệu ứng thu nhập trong trường hợp này. Vì vậy tăng độ mở cửa thương mại trong trường hợp này (giảm thuế hoặc tăng hạn ngạch) có thể dẫn đến tỷ giá hối đoái giảm thông qua cán cân thương mại giảm (nhập khẩu tăng). Mặt khác nếu độ mở nền kinh tế tăng thông qua giảm thuế xuất khẩu như lập luận của Connolly và Devereux (1995), hiệu ứng thu nhập và thay thế có xu hướng biến đổi cùng chiều với xuất khẩu. Trong trường hợp này cán cân thương mại sẽ được cải thiện và dẫn tới tỷ giá thực được đánh giá cao. Do đó, chiều hướng tác động của mở cửa thương mại đến tỷ giá hối đoái thực còn phụ thuộc vào hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập tạo ra. - Chi tiêu chính phủ Mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và tỷ giá thực đã được nghiên cứu từ trước về mặt lý thuyết và thực nghiệm. Theo đó, chi tiêu của chính phủ tác động đến tiêu dùng tư nhân và tỷ giá hối đoái thực thông qua hai hướng: nếu chi chính phủ bao gồm phần lớn là hàng hóa phi ngoại thương, chi tiêu của chính phủ tăng sẽ làm tăng áp lực cầu nội địa, gia tăng giá tương đối của hàng hóa phi ngoại thương dẫn đến tăng tỷ giá hối đoái thực; nếu phần lớn chi tiêu chính phủ là hàng hóa ngoại thương sẽ làm cán cân thương mại xấu đi, tỷ gía hối đoái thực giảm. Vì vậy khó dự đoán hướng tác động của chi tiêu chính phủ lên tỷ giá hối đoái thực. Các nghiên cứu thực nghiệm về hướng tác động của GEXP lên tỷ giá hối đoái thực cho kết quả khác nhau. Nghiên cứu thực nghiệm của Balvers và Bergstrand (2002) trên các nền kinh tế thuộc OECD cho rằng chi tiêu chính phủ có tác động đến tỷ giá hối đoái thực qua cả hai hướng và độ lớn tác động này qua hai hướng này tương đương nhau. Nghiên cứu của Connolly và Devereux (1995) cho thấy sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái thực ở các nước Châu Mỹ Latinh cho giai đoạn 1960 – 1985 có thể được giải thích bởi chi tiêu của chính phủ và chi tiêu của chính phủ cũng làm tăng tỷ giá hối đoái thực
  16. 8 bằng việc chi tiêu chủ yếu vào hàng hóa phi ngoại thương. Nghiên cứu của Ricci (2008) trên 48 quốc gia (bao gồm các nước phát triển và thị trường mới nổi) kết luận 1% tăng của chi tiêu của chính phủ so với GDP sẽ làm tỷ giá hối đoái thực tăng 3%. Kết quả nghiên cứu của Edward (1998) trên 12 quốc gia đang phát triển cũng cho thấy tăng chi tiêu của chính phủ dẫn đến tỷ giá hối đoái thực tăng. Như vậy, tác động của chi tiêu của chính phủ đến tỷ giá hối đoái thực phụ thuộc vào tỷ trọng hàng hóa ngoại thương và phi ngoại thương trong cơ cấu chi tiêu của chính phủ. - Năng suất lao động Mối quan hệ giữa năng suất lao động và tỷ giá hối đoái thực được giới thiệu đầu tiêu trong mô hình Balassa – Samuelson; còn được biết với tên gọi là hiệu ứng Balassa – Samuelson (Balassa, Samuelson, 1964). Hiệu ứng Balassa – Samuelson chỉ ra rằng năng suất lao động trong nước được tập trung vào khu vực sản xuất hàng hóa ngoại thương và khu vực sản xuát hàng hóa phi ngoại thương. Nếu sức sản xuất ở khu vực sản xuất hàng hóa ngoại thương tăng nhanh hơn (so với các nước đối tác thương mại REER sẽ tăng - Đầu tư trực tiếp nước ngoài Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài lên tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào số tiền thu được từ đầu tư trực tiếp nước ngoài được sử dụng để mua hàng hóa ngoại thương hay phi ngoại thương. Nếu số tiền thu được sử dụng cho hàng hóa ngoại thương (ví dụ như nhập khẩu máy móc, nguyên liệu vật liệu) sau đó tỷ giá hối đoái thực sẽ giảm giá về giá trị thực thông qua việc làm xấu đi tình trạng của tài khoản vãng lai. Ngược lại nếu số tiền thu được từ đầu tư trực tiếp nước ngoài được dùng để mua hàng hóa phi ngoại thương thì dẫn đến tỷ giá hối đoái thực sẽ tăng. Phản ứng của tỷ giá hối đoái thực đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài phụ thuộc vào vốn tích lũy trong các ngành công nghiệp có định hướng xuất khẩu hay các ngành công nghiệp thay thế nhập
  17. 9 khẩu. Do đó, không thể xác định tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài lên tỷ giá hối đoái thực một cách chính xác và rõ ràng theo lý thuyết. - Nợ nước ngoài Tác động của nợ nước ngoài tới tỷ giá hối đoái thực không thể tiên nghiệm được. Sự tích lũy nợ nước ngoài cũng có thể dẫn tới sự tăng giá hoặc giảm giá của tỷ giá hối đoái thực tùy thuộc vào việc nợ nước ngoài được sử dụng cho việc tiêu dùng các hàng hóa thương mại hoặc phi thương mại. 2.2. Tăng trƣởng kinh tế và các nhân tố tác động đến tăng trƣởng kinh tế Các đầu ra của nền kinh tế là kết quả tác động qua lại của tổng mức cung và tổng mức cầu của nền kinh tế. Vì vậy, để xem xét các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế cần phải xem xét các nhân tố tác động đến tổng cung và các nhân tố tác động đến tổng cầu của nền kinh tế. 2.2.1. Các nhân tố thuộc tổng cầu Tổng mức cầu của nền kinh tế đề cập đến khối lượng mà người tiêu dùng, các doanh nghiệp và Chính phủ sẽ sử dụng: GDP = C+I+G+X-M. Do đó, sự biến đổi các bộ phận trên sẽ gây nên sự biến đổi của tổng cầu và từ đó tác động đến tăng trưởng kinh tế. Sự biến đổi của tổng cầu có thể theo hai hướng: suy giảm hay gia tăng tổng cầu. Theo hai hướng đó, tác động của sự thay đổi tổng cầu đến tăng trưởng kinh tế cũng khác nhau: - Nếu tổng cầu sụt giảm sẽ gây ra hạn chế tăng trưởng và lãng phí các yếu tố nguồn lực vì một bộ phận không được huy động vào hoạt động kinh tế. - Nếu tổng cầu gia tăng sẽ tác động đến hoạt động của nền kinh tế như sau:
  18. 10 + Nếu nền kinh tế đang hoạt động dưới sản lượng tiềm năng, thì sự gia tăng của tổng cầu sẽ giúp tăng thêm khả năng tận dụng sản lượng tiềm năng, nhờ đó mà thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. + Nếu nền kinh tế đã đạt hoặc vượt mức sản lượng tiềm năng (đường cung dài hạn là thẳng đứng) thì sự gia tăng của tổng cầu không làm gia tăng sản lượng của nền kinh tế (nghĩa là không thúc đẩy tăng trưởng) mà chỉ làm gia tăng mức giá. 2.2.2. Các nhân tố thuộc tổng cung Tổng mức cung đề cập đến khối lượng sản phẩm và dịch vụ mà các ngành kinh doanh sản xuất và bán ra trong điều kiện giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất nhất định. Như vậy, tổng cung liên quan chặt chẽ đến sản lượng tiềm năng. Xét theo quan điểm dài hạn, sự gia tăng sản lượng tiềm năng của kinh tế có tác động quyết định đến tăng trưởng kinh tế. Các nhân tố tác động đến sản lượng tiềm năng và do đó quyết định đến tổng mức cung chính là các yếu tố đầu vào của sản xuất. Thông thường, các yếu tố sản xuất chủ yếu thường được kể đến là: vốn (K); lao động (L); tài nguyên thiên nhiên (R) và công nghệ (T). Cũng vì thế, hàm sản xuất phản ánh mối quan hệ hàm số giữa kết quả đầu ra của nền kinh tế (Y) với các yếu tố sản xuất đầu vào được biểu thị khái quát dưới dạng sau: Y = F(K, L, R, T) + Vốn (K) là vốn vật chất bao gồm: Máy móc, thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải, hàng tồn kho…là những yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất trực tiếp. Hệ thống kết cầu hạ tầng kinh tế - xã hội (đường sá, cầu cống, kho bãi, sân bay, bến cảng, thông tin liên lạc, các công trình điện, nước, vận chuyển, dầu, khí đốt…) nhằm hỗ trợ và kết hợp các hoạt động kinh tế với nhau. Đầu tư tăng thêm vốn làm gia tăng năng lực sản xuất, tức là gia tăng sản lượng tiềm năng, là cơ sở để tăng thêm sản lượng thực tế có tác động trực tiếp
  19. 11 đến tăng trưởng kinh tế. Đối với các nước đang phát triển, vốn đang là nhân tố khan hiếm nhất hiện nay, trong khi nó lại là khởi nguồn để có thể huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác cho tăng trưởng. Vì vậy, vốn có vai trò hết sức to lớn đối với tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển. Song, tác động của yếu tố này đến một mức độ nhất định sẽ có xu hướng giảm dần và sẽ thay bằng yếu tố khác. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, ngoài vốn và vật chất, các tài sản vô hình như giá trị thương hiệu, vị thế của doanh nghiệp, của ngành hay quốc gia và các nguồn dự trữ quốc gia, nhất là dự trữ tài chính cũng có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. + Lao động (L) là một yếu tố đầu vào của sản xuất, có vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Lao động không chỉ thể hiện ở số lượng lao động, mà cả ở chất lượng của lao động, thể hiện đặc biệt ở kiến thức và kỹ năng mà người lao động có được thông qua giáo dục, đào tạo và tích lũy kinh nghiệm. Trong các lý thuyết kinh tế hiện đại hiện nay, người ta đánh giá rất cao vai trò của kiến thức và kỹ năng của lao động, coi đây là một loại vốn – vốn nhân lực làm tăng năng lực sản xuất của quốc gia. Ở các nước đang phát triển thường có hiện tượng thừa lao động có chất lượng thấp, nhưng lại thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật và nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa đất nước cũng như yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và cả hai mặt đó đều có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. + Tài nguyên thiên nhiên: là yếu tố đầu vào của sản xuất do thiên nhiên ban tặng như đất đai, sông biển, rứng núi, các tài nguyên động thực vật, khí hậu, thời tiết, tài nguyên khoáng sản… Các nước đang phát triển có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, phong phú là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và tạo vốn trên cơ sở khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhất là ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Tài nguyên thiên nhiên tuy quan trọng, song không quyết định năng suất sản xuất hàng hóa,
  20. 12 dịch vụ, do đó, không phải là nhân tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. + Tiến bộ khoa học và công nghệ: cung cấp tri thức và phương pháp sản xuất. Việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế vì nó đem đến cách tốt nhất để sản xuất các hàng hóa và dịch vụ. Đây là nhân tố quyết định đối với tăng trưởng kinh tế của mọi quốc gia trong bối cảnh phát triển khoa học, công nghệ và toàn cầu hóa hiện nay, song đây cũng là yếu tố sản xuất khan hiếm của các nước đang phát triển. Các mô hình tăng trưởng kinh tế tân cổ điển và mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại cố gắng lượng hóa sự đóng góp của các yếu tố sản xuất vào quá trình tăng trưởng kinh tế. Trong các mô hình này năng suất các yếu tố tổng hợp được xem như là tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ đến tăng trưởng kinh tế. Khi nghiên cứu các nhân tố tác động của tăng trưởng kinh tế, các nhà nghiên cứu kinh tế, xã hội cũng quan tâm nhiều đến ảnh hưởng của các nhân tố như: cơ cấu tôn giáo, dân tộc, đặc điểm văn hóa – xã hội và các thể chế chính trị - kinh tế - xã hội. Đặc biệt, trong những nghiên cứu gần đây các vấn đề như thể chế chính trị - kinh tế - xã hội và vốn xã hội được nhiều nhà kinh tế, xã hội quan tâm. Các nhân tố trên còn được gọi là các nhân tố phi kinh tế, bởi vì chúng không tham gia trực tiếp vào các quá trình kinh tế như là những yếu tố sản xuất đầu vào, cũng không trực tiếp biểu hiện ra như một kết quả kinh tế, bởi vì thông qua các hành vi ứng xử và các phản ứng của các cá nhân và cộng đồng mà tác động đến quá trình kinh tế - xã hội và sự thay đổi của các quá trình đó. Do đó, bài nghiên cứu đã đưa yếu tố tỷ giá hối đoái thực vào trong mô hình để xem xét tác động của tỷ giá hối đoái thực đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2