intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của việc quản lý thu nhập lên khả năng vay vốn ngân hàng của các công ty ở Việt Nam và hiệu quả của việc áp dụng Basel II

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:64

25
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi: Liệu các công ty niêm yết có thực hiện quản lý thu nhập để cải thiện khả năng đi vay nhằm vay được nhiều hơn với chi phí thấp hơn hay không; việc áp dụng Basel II trong đánh giá rủi ro của ngân hàng đối với doanh nghiệp làm gia tăng hay giảm đi hành vi quản lý thu nhập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của việc quản lý thu nhập lên khả năng vay vốn ngân hàng của các công ty ở Việt Nam và hiệu quả của việc áp dụng Basel II

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------ NGÔ NGỌC TUYẾT PHƯƠNG TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC QUẢN LÝ THU NHẬP LÊN KHẢ NĂNG VAY VỐN NGÂN HÀNG CỦA CÁC CÔNG TY Ở VIỆT NAM VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG BASEL II LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------ NGÔ NGỌC TUYẾT PHƯƠNG TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC QUẢN LÝ THU NHẬP LÊN KHẢ NĂNG VAY VỐN NGÂN HÀNG CỦA CÁC CÔNG TY Ở VIỆT NAM VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG BASEL II Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Trần Thị Hải Lý TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thật sự của tôi với sự hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Trần Thị Hải Lý. Nội dung, kết quả nghiên cứu của luận văn này là hoàn toàn trung thực. Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đã được công bố đầy đủ. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm Ký tên Ngô Ngọc Tuyết Phương
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH TÓM TẮT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................... 1 CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............... 5 2.1. Định nghĩa quản lý thu nhập .............................................................................. 5 2.2. Tổng quan nghiên cứu ......................................................................................... 5 2.2.1. Cơ sở phê duyệt tín dụng của ngân hàng .................................................... 5 2.2.2. Hoạt động quản lý thu nhập trong giữa công ty tư nhân và đại chúng ... 7 2.2.3 Động lực quản lý thu nhập xung quanh việc vay nợ ................................... 8 2.2.4. Việc thực hiện các quy định đánh giá rủi ro đối với chất lượng tín dụng doanh nghiệp .......................................................................................................... 11 CHƯƠNG 3: PHÁT TRIỂN GIẢ THIẾT ................................................................. 13 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 17 4.1. Phương pháp ước tính biến quản lý thu nhập ................................................ 17 4.2. Mô hình ............................................................................................................... 18 4.3 Phương pháp hồi quy ......................................................................................... 21 CHƯƠNG 5: MÔ TẢ VÀ LỰA CHỌN MẪU........................................................... 24 CHƯƠNG 6: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 26 6.1 Mô tả kết quả thực nghiệm ................................................................................ 26 6.2. Thảo luận kết quả thực nghiệm ........................................................................ 32 6.3. Kiểm định độ nhạy và tính vững ...................................................................... 34 CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN ........................................................................................... 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC BẢNG Bảng 5.1. Mô tả thống kê các biến chính……………………………………….………. 24 Bảng 5.2. Ma trận tương quan Pearson………………………………………………….25 Bảng 6.1. Ảnh hưởng của quản lý thu nhập sau khi vay lên số tiền vay……………..27 Bảng 6.2. Ảnh hưởng của quản lý thu nhập sau khi vay lên chi phí vay…………….28 Bảng 6.3. Ảnh hưởng của quản lý thu nhập trước khi vay lên số tiền vay…………..30 Bảng 6.4. Ảnh hưởng của quản lý thu nhập trước khi vay lên chi phí vay………….31
  6. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC QUẢN LÝ THU NHẬP LÊN KHẢ NĂNG VAY VỐN NGÂN HÀNG CỦA CÁC CÔNG TY Ở VIỆT NAM VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG BASEL II TÓM TẮT Nghiên cứu thực nghiệm này tìm hiểu liệu công ty đi vay có quản lý thu nhập để cải thiện báo cáo kế toán nhằm đạt được khả năng vay vốn tốt hơn. Tôi phân tích tác động của hoạt động quản lý thu nhập của công ty đi vay lên số tiền và chi phí vay của họ cả ở thời điểm sau khi kí kết hợp đồng vay (quản lý lợi nhuận sau khi vay) và trước khi kí kết hợp đồng cho vay (quản lý lợi nhuận trước khi vay). Tôi thực hiện nghiên cứu trên dữ liệu bảng của 180 doanh nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn 2009-2016. Sử dụng mô hình GMM để kiểm soát vấn đề nội sinh, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hoạt động quản lý thu nhập của công ty đi vay, cả trước và sau khi kí kết hợp đồng vay, không giúp họ vay được số tiền lớn hơn, mà ngược lại còn làm giảm đi số tiền đi vay. Đồng thời, tôi không thấy tác động của hoạt động quản lý thu nhập trước khi vay lên chi phí lãi vay nhưng việc quản lý thu nhập sau khi vay lại làm gia tăng chi phí vay. Thật thú vị, mối quan hệ giữa quản lý thu nhập và khả năng đi vay của các doanh nghiệp đã giảm đi sau khi quy định Basel II được ban hành. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng công ty quản lý thu nhập đã không đạt được mục đích thể hiện chất lượng tín dụng tốt hơn đến ngân hàng nhằm cải thiện khả năng đi vay của họ, thậm chí phải chịu chi phí vay cao khi thực hiện việc này. Ngoài ra, tôi thấy rằng việc đưa ra các quy tắc trong Basel II có khả năng làm giảm xu hướng quản lý thu nhập, thể hiện hiệu quả của việc kiểm soát rủi ro của quy định. Từ khóa: Quản lý thu nhập; Số tiền vay; Chi phí vay; Khoản dồn tích thông thường; Khoản dồn tích bất thường.
  7. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Các công ty cung cấp thông tin thông qua báo cáo tài chính. Công ty đi vay làm giảm thông tin bất cân xứng đối với ngân hàng bằng cách cải thiện báo cáo tài chính của họ, ví dụ sử dụng các phương pháp kế toán phức tạp hơn (Cassar và cộng sự, 2015) để thể hiện chất lượng cao của các dự án của họ (Jaffee và Russell, 1976) và tăng khả năng tiếp cận với nguồn nợ vay và lãi suất thấp hơn (Cassar và cộng sự, năm 2015). Các nghiên cứu trước đây đã cho rằng các quyết định phê duyệt tín dụng được dựa trên thông tin kế toán (Cassar et al., 2015;Petersen và Rajan, 1994), điểm tín dụng (Cassar và cộng sự, 2015, Petersen, 2004) và các dữ liệu tổng quát khác (Berger và Udell, 2006). Gần đây, kể từ khi ban hành quy định Basel II về đánh giá rủi ro ngân hàng, các ngân hàng đã được hướng dẫn để ưu tiên xem xét thông tin kế toán và điểm tín dụng hơn là các nguồn thông tin khác để đánh giá chất lượng tín nhiệm của người vay (Petersen, 2004). Trong một bối cảnh mà phương pháp kế toán dồn tích là bắt buộc, thông tin kế toán đóng một vai trò quan trọng bởi vì nó quyết định điểm tín dụng. Mặc dù các nghiên cứu trước đây cho thấy sự liên quan của các nguồn thông tin kế toán trong quá trình phê duyệt tín dụng, nhưng không nghiên cứu nào đo lường ảnh hưởng của chất lượng thu nhập trong quá trình này. Nghiên cứu của tôi một phần lấp đầy khoảng trống của các nghiên cứu trước đây bằng cách tập trung vào mối quan hệ giữa chất lượng tín dụng của công ty và hoạt động quản lý thu nhập của họ, đó là một trong những kỹ thuật đo lường được sử dụng trong nghiên cứu về chất lượng thu nhập. Các học giả thường nghiên cứu những động lực của việc cố ý quản lý thu nhập trong các công ty đại chúng. Hành vi cố ý quản lý số liệu kế toán nói chung được chứng minh là những nỗ lực của các nhà quản lý nhằm né tránh phản ứng tiêu cực của các nhà đầu tư trong thị trường tài chính trước những thông tin xấu.
  8. 2 Mục tiêu nghiên cứu của bài:  Liệu các công ty niêm yết có thực hiện quản lý thu nhập để cải thiện khả năng đi vay nhằm vay được nhiều hơn với chi phí thấp hơn hay không?  Việc áp dụng Basel II trong đánh giá rủi ro của ngân hàng đối với doanh nghiệp làm gia tăng hay giảm đi hành vi quản lý thu nhập? Phạm vi và phương pháp nghiên cứu: Tôi phân tích tác động của hành vi cố ý quản lý lợi nhuận lên số tiền và chi phí đi vay trên mẫu dữ liệu gồm 180 doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam (một nền kinh tế mà các các khoản vay của doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào việc vay ngân hàng), trong giai đoạn 2009-2016, giai đoạn này bao gồm cả trước và sau khi quy định Basel II được áp dụng tại Việt Nam trong việc đánh giá rủi ro ngân hàng (Basel II bắt đầu được áp dụng cho các ngân hàng Việt Nam vào năm 2016). Về phương pháp kinh tế lượng, tôi sử dụng mô hình GMM để kiểm soát vấn đề nội sinh. Kết quả nghiên cứu: Số tiền vay có tương quan âm đối với hoạt động quản lý thu nhập của công ty vay cả trong thời điểm cho vay (quản lý lợi nhuận sau vay) và trước khi thực hiện hợp đồng cho vay (quản lý lợi nhuận trước vay). Hơn nữa, đáng ngạc nhiên, việc quản lý thu nhập không có tương quan hoặc có tương quan dương với chi phí vay, điều này cho thấy mức độ khan hiếm của vốn vay đã khiến cho các doanh nghiệp tìm kiếm khoản vay lớn hơn mặc dù có thể chịu lãi suất quá cao. Đồng thời, các định chế tài chính có thể xem việc quản lý thu nhập của doanh nghiệp là hành vi gây rủi ro, từ đó doanh nghiệp phải gánh chịu chi phí vay cao để bù đắp cho rủi ro của hành động này. Sự tương quan giữa hoạt động quản lý thu nhập của công ty đi vay và khả năng vay vốn của nó được giảm đi sau khi ban hành quy định Basel II. Những phát hiện này có ý nghĩa về mặt kinh tế và vững thông qua các phương pháp kiểm định khác nhau. Kết quả của nghiên cứu này đồng tình
  9. 3 với các nghiên cứu trước về thị trường cho vay đại chúng ở Mỹ ( Ahn và Choi, 2009), nhưng lại trái với các nghiên cứu khác (Bushman and Williams, 2012) rằng việc thi hành các quy định đánh giá rủi ro gây nên những ảnh hưởng xấu không mong muốn đến chất lượng thu nhập của người cho vay. Điểm mới của đề tài: Thứ nhất, chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam thực hiện về đề tài hiệu quả kinh tế và tác động của các quy định Basel II trong việc đánh giá rủi ro của ngân hàng lên chất lượng kế toán của công ty đi vay. Đây là một nghiên cứu thực nghiệm hỗ trợ một số nghiên cứu lý thuyết dự đoán về những khả năng ảnh hưởng của Basel II đối với các công ty đi vay, những phát hiện của tôi có thể là đáng quan tâm đối với các nhà quản lý ngân hàng - tổ chức nên xem xét tính khả thi và hiệu quả của việc áp dụng nguyên tắc trong việc đánh giá tín nhiệm của khách hàng vay. Thứ hai, nghiên cứu này chỉ ra những động cơ cho việc quản lý thu nhập, điều này đã mở rộng nghiên cứu của Ahn và Choi (2009) trong bối cảnh các công ty đại chúng. Bài nghiên cứu cũng bổ sung cho nghiên cứu của Cassar và cộng sự (2015) về việc các công ty ở Mỹ có được khả năng vay tốt hơn bằng cách thể hiện những tín hiệu làm giảm sự bất đối xứng thông tin với người cho vay; một trong những cách đó là việc áp dụng tự nguyện phương pháp kế toán dồn tích (thường cải thiện chất lượng kế toán và đóng vai trò thể hiện tính phức tạp của kế toán). Trong nghiên cứu này, tôi ghi nhận rằng việc quản lý thu nhập (thường làm suy giảm chất lượng kế toán) dường như không giúp người vay có khả năng vay vốn tốt hơn ở những quốc gia có mà phương pháp kế toán dồn tích là bắt buộc. Thứ ba, tôi cung cấp bằng chứng rằng hoạt động quản lý thu nhập có thể tốn kém cho các doanh nghiệp khi doanh nghiệp quản lý thu nhập để có được khoản vay ngân hàng lớn hơn, bất kể chi phí quá mức của việc làm này. Ngoài ra, nghiên cứu này hỗ trợ nghiên cứu của Erickson và cộng sự (2004) rằng khi các nhà quản lý phóng đại thu nhập của
  10. 4 họ, họ không vận dụng việc điều chỉnh này vào chi phí, do đó làm cho việc quản lý thu nhập trở nên đắt đỏ hơn về phương diện thuế. Hơn nữa, tôi đã tiếp nối các việc nghiên cứu sâu hơn từ các nghiên cứu trước đây, như hợp đồng cho vay (Dechow và cộng sự, 2010). Phần còn lại của nghiên cứu này được tổ chức như sau  Chương 2: Khung lý thuyết và tổng quan nghiên cứu.  Chương 3: Phát triển giả thuyết  Chương 4: Phương pháp nghiên cứu  Chương 5: Mô tả và lựa chọn mẫu  Chương 6: Kết quả và thảo luận  Chương 7: Kết luận
  11. 5 CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Định nghĩa quản lý thu nhập Theo nghiên cứu của Healy và Whalen (1999), quản lý thu nhập được định nghĩa là hoạt động xảy ra khi các giám đốc sử dụng việc điều chỉnh báo cáo tài chính và các giao dịch cấu trúc nhằm thay đổi thành quả hoạt động của công ty trước các đối tượng có liên quan, hoặc nhằm ảnh hưởng lên kết quả hợp đồng mà phụ thuộc vào con số kế toán. Có rất nhiều cách để giám đốc có thể thay đổi báo cáo tài chính. Ví dụ như sự thay đổi về các giá trị tương lai phản ánh trong báo cáo tài chính như dòng đời hoạt động và giá trị còn lại của tài sản dài hạn, thuế hoãn lại, khoản dự phòng giảm giá tài sản hoặc nợ khó đòi. Giám đốc phải lựa chọn giữa các phương pháp kế toán được chấp nhận để ghi nhận một giao dịch, chẳng hạn như dùng phương pháp khấu hao đường thẳng hay tăng dần, ghi nhận hàng tồn kho theo LIFO, FIFO. Hơn nữa, họ có thể điều chỉnh vốn lưu động (ví dụ mức độ hàng tồn kho, thời điểm nhập và xuất kho, chính sách trả chậm) và tất cả các khoản mục này ảnh hưởng đến việc ghi nhận doanh thu và chi phí. Đồng thời, việc ghi nhận các điều khoản hợp đồng có thể được cấu trúc, chẳng hạn như tài sản đi thuê có thể được sắp xếp để không ghi nhận trên báo cáo tài chính hoặc các khoản đầu tư vốn được sắp xếp để không phải hợp nhất trên báo cáo tài chính. 2.2. Tổng quan nghiên cứu 2.2.1. Cơ sở phê duyệt tín dụng của ngân hàng Ngân hàng ước tính mức độ tin cậy của khách hàng vay dựa trên khả năng trả nợ của họ. Ước tính này dễ dàng hơn và đáng tin cậy hơn khi sự bất cân xứng thông tin giữa người cho vay và người đi vay được giảm (Cassar và cộng sự, năm 2015). Ba nguồn thông tin chính có thể giảm bất cân xứng trong quyết định cho vay: thông tin kế toán, điểm tín dụng và các thông tin chung khác bao gồm thông tin dựa trên mối quan hệ (Cassar và cộng sự, 2015). Khi nộp đơn xin vay vốn, người vay tiềm năng phải cung cấp một số
  12. 6 loại thông tin tài chính, có thể khác nhau về sự phức tạp từ các báo cáo ngân hàng đơn giản và các tờ khai thuế cho đến các báo cáo kế toán phức tạp hơn sử dụng những nguyên tắc kế toán chung. Tuy nhiên, các báo cáo kế toán không phải là nguồn thông tin thẩm định cho vay "cứng" duy nhất để ngân hàng có thể sử dụng khi đánh giá các đơn xin vay. Điểm tín dụng đến từ cơ quan xếp hạng tín nhiệm cung cấp một nguồn thông tin khác để đánh giá người đi vay (Petersen, 2004), và nguồn thông tin này có khả năng làm giảm tầm quan trọng về mặt thông tin từ các thông tin báo cáo kế toán phức tạp. Các cơ quan chấm điểm tín dụng thu thập dữ liệu về lịch sử thanh toán tín dụng, nhân khẩu học, các thông tin đại chúng khác như quyền sở hữu, phán quyết, và thủ tục phá sản và thông tin tài chính (trong một số trường hợp) để đánh giá xác suất mà người vay sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ, cung cấp cho ngân hàng một phương pháp thay thế để đánh giá đơn xin vay vốn và giám sát khách hàng vay (Petersen và Rajan, 2002, Berger and Frame, 2007). Thậm chí quan trọng hơn chính là những thông tin “mềm” đến từ mối quan hệ hiện tại giữa ngân hàng với công ty. Các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm cho thấy các thông tin định tính dựa trên mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp có thể là nguồn thông tin tốt hơn so với những thông tin định lượng "cứng" như thông tin như báo cáo kế toán hoặc điểm tín dụng (ví dụ, Greenbaum và cộng sự, 1989, Sharpe,1990; Diamond, 1991; Petersen và Rajan, 1994; Cowen và Cowen, 2006). Tuy vậy, dù có những nguồn thông tin định lượng và định tính khác nhau, các nghiên cứu về mức độ mà các nguồn thông tin bổ sung hoặc thay thế cho nhau việc làm giảm bất cân xứng thông tin trong các quyết định cho vay đối với doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Kể từ năm 2008, khi các quy định Basel II về đánh giá rủi ro ngân hàng được thông qua, các ngân hàng đã phải tuân theo quy trình phê duyệt tín dụng cứng nhắc dựa trên thông tin kế toán và điểm tín dụng của khách hàng vay (phần lớn được dựa trên thông tin kế toán). Do đó, trong các giao dịch cho vay, thông tin kế toán càng ngày càng đóng vai trò quan trọng (Petersen, 2004), đặc biệt là trong các giao dịch cho vay nhỏ (Berger và Udell, 2006; Cassar và cộng sự, năm 2015). Sự thay đổi gần đây này gây ra lo lắng lớn cho
  13. 7 những công ty vừa và nhỏ, những công ty cần tiền trong giai đoạn khủng hoảng tín dụng nhưng vẫn phải chứng minh rằng công ty của họ có chất lượng cao thông qua thông tin kế toán. Việc này làm giảm đi tầm quan trọng của mối quan hệ giữa công ty vay và người ngân hàng (de Larosière, 2009: 10). Do đó, quy định của Basel II có thể khiến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp phải những khó khăn về tài chính. Trong bối cảnh như vậy, nghiên cứu này tìm hiểu liệu việc quản lý thu nhập có giúp công ty đi vay ảnh hưởng đến thông tin kế toán và từ đó tác động đến quyết định cho vay của ngân hàng hay không. 2.2.2. Hoạt động quản lý thu nhập trong giữa công ty tư nhân và đại chúng Quản lý thu nhập làm giảm chất lượng thu nhập (Healey and Whalen, 1999, Schipper, 1989), và việc này dường như phổ biến hơn ở các doanh nghiệp tư nhân so với các công ty niêm yết. Trong một phân tích rộng về các yếu tố thể chế ảnh hưởng đến quản lý thu nhập, Burgstahler và cộng sự (2006) cho thấy quản lý thu nhập ngày càng phổ biến ở các doanh nghiệp tư nhân hơn là các công ty niêm yết, do đó hỗ trợ cho giả thuyết rằng thị trường vốn cải thiện tính tin cậy của thu nhập. Tương tự, trong một so sánh giữa công ty tư nhân và công ty đại chúng có vay vốn ngân hàng, Bharath và cộng sự (2008) cho thấy chất lượng thu nhập thấp hơn trong các doanh nghiệp tư nhân, vì các ngân hàng có khả năng thu thập và xử lý thông tin tốt hơn so với trái chủ, làm giảm việc cho vay đối với doanh nghiệp có chất lượng kế toán kém. Một số nghiên cứu tương tự về chất lượng thu nhập của các công ty đại chúng và tư nhân trong bối cảnh châu Âu đều tìm thấy chất lượng kế toán thấp hơn trong khu vực tư nhân (Ball và Shivakumar, 2005; Coppens and Peek, 2005). Kết quả ghi nhận trong phân tích quản lý thu nhập giữa các ngân hàng tư nhân và đại chúng ở Mỹ trong nghiên cứu của Beatty và Harris (1999) cho thấy việc quản lý thu nhập là đáng kể trong các ngân hàng nhà nước. Các nghiên cứu này ghi nhận việc sử dụng hợp đồng dựa trên thu nhập là một công cụ kiểm soát chi phí đại diện và giảm sự bất đối xứng thông tin (Warfield và cộng sự, 1995). Do đó, quản lý thu nhập
  14. 8 trong khu vực do chính phủ điều tiết như ngân hàng không dẫn đến chất lượng kế toán kém. Các công ty tư nhân quản lý thu nhập ít hơn các công ty nhà nước chỉ trong lĩnh vực này. Do đó, lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đó cuối cùng kết luận rằng quản lý thu nhập ngày càng phổ biến ở các doanh nghiệp tư nhân hơn là các công ty đại chúng. Đối với các công ty niêm yết, Healey và Whalen (1999) phân loại các động lực tiềm ẩn cho của việc quản lý thu nhập thành ba nhóm chính: (1) định giá và kì vọng thị trường, (2) hợp đồng dựa trên thông tin kế toán, và (3) quy định của chính phủ. Thoả thuận cho vay đối với doanh nghiệp và hợp đồng dựa trên thông tin kế toán được thực thi ở các nước được điều tiết cao bởi chính phủ. 2.2.3 Động lực quản lý thu nhập xung quanh việc vay nợ Thoả thuận cho vay có thể ảnh hưởng đến hành vi cố ý quản lý lợi nhuận của công ty đi vay trong hai giai đoạn: trước khi khoản vay được thực hiện và sau khi kí kết hợp đồng vay. Trước khi kí kết hợp đồng vay, doanh nghiệp có động cơ quản lý thu nhập để tăng khả năng vay như số tiền vay cao hơn, mức lãi suất thấp hơn, và chi phí thực hiện hợp đồng thấp hơn. Các ngân hàng thường thẩm định việc cho vay dựa trên tình trạng tài chính của doanh nghiệp và tài sản thế chấp (Fraser et al., 2001; Mishkin and Eakins, 2003). Các chủ nợ phê duyệt các khoản vay chủ yếu dựa trên điều kiện tài chính của khách hàng vay, như đã được thể hiện trên báo cáo tài chính của công ty đi vay (Frame et al., 2001). Sự bất cân xứng thông tin giữa người cho vay và khách hàng vay là điểm đặc trưng cho thị trường tín dụng (Milde và Ridley, 1988), và theo lý thuyết phát tín hiệu (Spence, 1973), công ty đi vay có một số động cơ để thể hiện trước ngân hàng rằng các dự án của họ có chất lượng cao (Jaffee và Russell, 1976). Vì vậy, các điều khoản của hợp đồng nợ có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi lợi nhuận và lỗ (tức thu nhập) của doanh nghiệp đi vay, tạo ra động cơ khuyến khích doanh nghiệp quản lý thu nhập trước vay.
  15. 9 Sau khi vay vốn, công ty tiếp tục có các động cơ quản lý thu nhập. Một lý do để quản lý thu nhập lúc này là nhằm tránh vi phạm các điều khoản trong hợp đồng vay nợ. Theo lý thuyết đại diện (Jensen và Meckling, 1976), các điều khoản trong hợp đồng tín dụng dựa trên thông tin kế toán chủ yếu làm giảm xung đột lợi ích giữa cổ đông và chủ nợ, ngăn chặn các nhà quản lý hành động có lợi cho cổ đông trong khi gây thiệt hại đối với chủ nợ (Smith và Warner, 1979). Các thoả thuận cho vay dựa trên thông tin kế toán khá phổ biến ở các công ty tư nhân và đại chúng ở Hoa Kỳ (Mohrman, 1996). Việc vi phạm điều khoản nợ thường gây hậu quả tiêu cực cho doanh nghiệp, bao gồm việc tăng lãi suất, yêu cầu trả nợ sớm, và các hạn chế khác đối với hoạt động vay của doanh nghiệp (Beneish và Press, 1993).. Do đó, các công ty có động cơ giảm tính khắt khe của các điều khoản trong hợp đồng vay thông qua báo cáo tài chính (Begley, 1990). Dichev và Skinner (2002) nhận thấy rằng khi các điều khoản vay nợ có mặt trong hợp đồng cho vay, chúng được thiết lập tương đối chặt chẽ, khiến doanh nghiệp có động cơ để quản lý thu nhập. Một lượng lớn các tài liệu dựa ghi nhận việc doanh nghiệp áp dụng các phương pháp kế toán khác nhau để tránh vi phạm điều khoản trong hợp đồng nợ (Beatty và Weber, 2003, Beatty và cộng sự, 2002, Beneish và Press, 1993, Smith, 1993, Wilkins và Zimmer, 1996). Phần lớn các nghiên cứu được thực hiện vào đầu những năm 1990 cho rằng các công ty có đòn bẩy cao thường có khả năng vi phạm các điều khoản nợ (báo chí và Weintrop, 1990) và do đó họ điều chỉnh thu nhập cao lên (Mohrman, 1996, Watts và Zimmerman, 1990), đặc biệt là trong trường hợp không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ (Defond và Jiambalvo, 1994, Sweeney, 1994). Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại có quan điểm ngược lại khi cho rằng các điều khoản trong hợp đồng nợ đóng vai trò giám sát (Jensen, 1986). Các công ty có khoản dồn tích bất thường cao thường có đòn bẩy thấp (Ke, 2001) . Ví dụ, trong nghiên cứu của mình, Iturriaga và Hoffmann (2005) nhấn mạnh vai trò giám sát của người cho vay. Về hiệu quả của cơ cấu vốn, việc tài trợ nợ làm giảm quyền lực của người quản lý bằng cách giảm lượng tiền mặt có sẵn để chi tiêu tùy ý (Grossman và Hart, 1982; Jensen,
  16. 10 1986; Harris và Raviv, 1991). Hơn nữa, báo cáo tài chính có thể không đóng góp nhiều thông tin vì người cho vay quan tâm đến khả năng trả nợ hơn là thông tin kế toán. Nghiên cứu của Jelinek (2007) so sánh nhóm công ty có gia tăng đòn bẩy với một nhóm các công ty có đòn bẩy không đổi. Kết quả cho thấy sự gia tăng đòn bẩy có liên quan đến việc giảm quản lý thu nhập. Do đó, việc vay nợ và việc điều chỉnh thông tin kế toán của các nhà quản lý được kì vọng là có mối tương quan âm: các nhà quản lý của công ty có đòn bẩy cao ít có động cơ để quản lý thu nhập.. Tương tự, Ahn và Choi (2009) nhận thấy rằng giám sát ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong hành vi quản lý thu nhập của người đi vay. Ahn và Choi đo lường quản lý thu nhập bằng các khoản dồn tích bất thường. Sức mạnh của việc giám sát của ngân hàng được đo bằng (1) độ lớn của số tiền vay, (2) danh tiếng (cấp bậc) của ngân hàng đứng đầu, (3) thời gian vay và (4) số lượng ngân hàng cho vay. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc quản lý thu nhập của một công ty đi vay thường giảm xuống khi sức mạnh của giám sát ngân hàng tăng lên. Đặc biệt, hành vi quản lý thu nhập sẽ giảm khi số tiền vay và thời hạn vay tăng lên. Ngoài ra, quản lý thu nhập thấp hơn đáng kể đối với những công ty có khoản vay từ một ngân hàng được xếp hạng, có danh tiếng hơn là từ một ngân hàng không được xếp hạng. Do đó, các thoả thuận nợ có vẻ như ảnh hưởng đến các quyết định kế toán của công ty đi vay từ thời điểm hợp đồng cho vay diễn ra, vì công ty vay mượn có động lực thực hiện quản lý thu nhập để tránh vi phạm giao ước nợ. Tuy nhiên, ngân hàng cho vay có thể đóng vai trò giám sát, vì họ có khả năng phân tích trước giá trị công ty; do đó, họ không giống như những người đứng bên ngoài. Hơn nữa, một số nghiên cứu đã không tìm thấy bằng chứng có ý nghĩa thống kê về mối quan hệ giữa đòn bẩy và các khoản kế toán dồn tích bất thường (Chung và Kallapur, 2003), hoặc các kết quả bị lẫn lộn (Shen và Chih, 2007). Do đó, mối tương quan giữa việc quản lý thu nhập và khả năng vay của
  17. 11 doanh nghiệp sau khi kí kết hợp đồng vay theo các nghiên cứu trước đây vẫn chưa có kết luận rõ ràng. 2.2.4. Việc thực hiện các quy định đánh giá rủi ro đối với chất lượng tín dụng doanh nghiệp Các nguồn thông tin phức tạp của ngân hàng đối với các chính sách cho vay, gọi là kĩ thuật thẩm định trong việc cho vay (Berger và Udell, 2006, trang 2945), đã thay đổi theo thời gian (Wilson và cộng sự, 2010), đặc biệt là sau khủng hoảng ngân hàng (Kroszner và cộng sự, 2007) và sự thay đổi chính sách (Benfratello et al., 2008; Chavaa et al., 2013). Kĩ thuật thẩm định trong việc cho vay bao gồm một số loại kĩ thuật thẩm định dựa trên giao dịch (kĩ thuật cứng) và kĩ thuật thẩm định dựa trên mối quan hệ (kĩ thuật mềm) (Berger và Udell, 2006). Tài liệu này ủng hộ tầm quan trọng của cả hai loại kĩ thuật. Kĩ thuật cứng dựa trên việc đánh giá điểm tín dụng dựa từ các báo cáo tài chính (Frame et al., 2001), hợp đồng cho vay tài sản cố định (Berger và Black, 2011) hoặc các loại các kĩ thuật định lượng khác. Kĩ thuật mềm dựa trên mối quan hệ cá nhân, vốn thường được sử dụng để cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ với đặc trưng là thông tin kế toán không rõ ràng (Berger và Udell, 2006; de la Torre et al, 2010). Trong khi một số nhà nghiên cứu cho rằng việc áp dụng các kĩ thuật cứng là rất quan trọng để giảm chi phí thông tin giữa người vay và người cho vay và do đó làm giảm tầm quan trọng của việc cho vay dựa trên mối quan hệ (Frame et al., 2001), những nhà nghiên cứu khác thì khẳng định việc áp dụng các kĩ thuật mềm đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo ra những lợi ích quan trọng (Moro và Fink, 2013; Petersen và Rajan, 1994). Cassar và cộng sự (2015) nghiên cứu các nguồn thông tin thay thế được cung cấp bởi công ty vừa và nhỏ nhằm giảm sự bất đối xứng thông tin với ngân hàng và thấy rằng việc áp dụng tự nguyện phương pháp kế toán dồn tích đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm chi phí vay nợ và việc đạt điểm tín dụng cao từ xếp hạng của bên thứ ba giúp làm giảm khả năng bị từ chối cho vay.
  18. 12 Sự cân bằng trong việc áp dụng các kĩ thuật thẩm định cứng và mềm trong việc đánh giá khả năng vay của các doanh nghiệp đã thay đổi kể từ khi thực hiện quy định về đánh giá rủi ro mà Basel II đưa ra vào năm 2006 được áp dụng cho các ngân hàng lớn của Việt Nam vào năm 2016. Theo Basel II, một mặt, hầu hết các ngân hàng cần áp dụng cách tiếp cận chuẩn để đánh giá khả năng đi vay của doanh nghiệp thông qua hệ thống mà các cơ quan xếp hạng tín nhiệm đánh giá khách hàng vay dựa trên kĩ thuật thẩm định cứng; mặt khác, các ngân hàng còn có thể có một hệ thống đánh giá rủi ro phức tạp được phép sử dụng cách tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ, trong đó mỗi ngân hàng phát triển một hệ thống đánh giá tín nhiệm nội bộ để đánh giá mức độ tin cậy của khách hàng vay, mà chủ yếu dựa trên các kĩ thuật thẩm định cứng nhưng có vẫn có thể xem xét các kĩ thuật mềm. Việc áp dụng các kĩ thuật cứng đã trở nên nổi bật sau khi Basel II được thông qua, và thay đổi về quy định mang lại hậu quả không mong đợi là sự căng thẳng trong thị trường cho vay tư nhân đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thể hiện ở sự sụt giảm đáng kể các khoản vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và tỷ lệ từ chối các đơn xin vay vốn gia tăng (Costa và Margani, 2009). Những thay đổi về quy định liên quan đến kế toán nói chung có những hệ quả kinh tế đối với các doanh nghiệp và các công ty liên quan (Holthausen và Leftwich, 1983; Zeff, 1978). Mặc dù các tài liệu đánh giá kết quả mong muốn của các quy định kế toán rất phong phú, không có nhiều nghiên cứu xem xét hậu quả về mặt kinh tế không mong đợi của các quy định (Brüggemann và cộng sự, 2013). Cho đến nay, rất ít nghiên cứu đã thực nghiệm kiểm chứng các hậu quả kinh tế của Basel II đối với việc quản lý công ty đi vay. Kết quả mong muốn của Basel II là nhằm cải thiện tính minh bạch và giảm rủi ro trong thị trường cho vay. Trong một nghiên cứu thăm dò về các hậu quả không lường trước của các quy định đánh giá rủi ro trước khi ban hành quy trình Basel II, Bushman và Williams (2012) ghi nhận rằng sự thiếu minh bạch về kế toán tăng lên (việc đánh giá rủi ro ít thận trọng hơn) ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng tại các quốc trong giai đoạn 1995-2006.
  19. 13 CHƯƠNG 3: PHÁT TRIỂN GIẢ THIẾT Một số nghiên cứu (Beatty và Weber, 2003, Beatty và cộng sự, 2002, Becker và cộng sự, 1998; Beneish và Press, 1993; Defond và Jiambalvo, 1994; Mohrman, 1996; Weintrop, 1990; Smith, 1993; Sweeney, 1994; Watts và Zimmerman, 1990; Wilkins and Zimmer, 1996) đã cho thấy các điều khoản cho vay dựa trên báo cáo kế toán thúc đẩy các công ty thực hiện quản lý thu nhập trong toàn bộ thời hạn của hợp đồng vay (quản lý lợi nhuận sau khi kí kết) để tránh vi phạm điều khoản thỏa thuận. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một động lực cho việc quản lý lợi nhuận trước khi thỏa thuận cho vay được thực hiện (quản lý lợi nhuận trước khi cho vay) là nhằm tăng khả năng vay vốn của doanh nghiệp và để có được sự tiếp cận khoản tín dụng dễ dàng. Một số nghiên cứu đã hỗ trợ tính chất cơ hội của hành vi này, tức là ảnh hưởng xấu đến chất lượng thu nhập (Bushman và Williams, 2012). Tuy nhiên, lý thuyết cũng cho thấy rằng nợ có thể có một tác động có lợi lên quản lý thu nhập do vai trò giám sát của ngân hàng (Ahn và Choi, 2009, Fung và Goodwin, 2013, Treacy and Carey, 2000). Trong luận văn này, tôi cho rằng các quy định Basel II, bằng cách loại bỏ (hoặc làm giảm) các kĩ thuật thẩm định mềm dựa trên mối quan hệ, có thể khuyến khích doanh nghiệp thực hiện việc quản lý thu nhập nhằm nâng cao khả năng tín dụng và khả năng vay nợ của họ. Do đó, bên cạnh động lực cho việc thực hiện quản lý thu nhập do các hợp đồng cho vay dựa trên báo cáo kế toán, từ năm 2016, các giám đốc đã có thêm động lực để thực hiện quản lý thu nhập dựa trên quy định của chính phủ để đạt được một mức xếp hạng tín nhiệm thỏa đáng dựa trên kĩ thuật thẩm định cứng. Như vậy, cả động cơ đến từ hợp đồng cho vay dựa trên kế toán và quy định của chính phủ có vẻ như ảnh hưởng đến hành vi quản lý thu nhập của khách hàng đi vay (Healey và Whalen, 1999). Sau khi ban hành Basel II, khả năng sử dụng các kĩ thuật thẩm định mềm của các ngân hàng dựa trên phân tích định tính đối với doanh nghiệp vẫn còn hạn chế, đặc biệt nếu bảng cân đối của doanh nghiệp chứa thông tin tiêu cực. Ngành ngân hàng là đối tượng
  20. 14 của các quy định chính phủ trong việc thực hiện các kế hoạch đánh giá rủi ro mới, và hợp đồng cho vay với công ty có rủi ro phụ thuộc vào kết quả đánh giá khả năng vay. Do đó, tôi đo lường hành vi quản lý thu nhập của công ty đi vay mà qua đó họ tìm cách để có được khả năng vay mượn lớn hơn và thuận tiện hơn. Từ đó, tôi xây dựng nên giả thuyết sau: 1.Hoạt động quản lý thu nhập của một công ty có tương quan với khả năng đi vay của công ty. 2.Việc ban hành quy định Basel II sẽ ảnh hưởng lên mối quan hệ giữa quản lý thu nhập và khả năng đi vay. Hoạt động quản lý thu nhập của công ty có thể thực hiện trước và sau khi kí kết hợp đồng vay. Hoạt động quản lý khoản thu nhập sau được thực hiện sau khi hợp đồng cho vay đã được tiến hành, trong khi quản lý thu nhập trước được thực hiện trước khi thỏa thuận cho vay được thực hiện nhằm đạt được số liệu kế toán tốt hơn để nhận được khả năng vay vốn tốt hơn. Dựa trên nghiên cứu của Ahn and Choi (2009), tôi đo lường hoạt động quản lý khoản lợi nhuận sau khi vay xảy ra trong năm t, trong khi hoạt động quản lý lợi nhuận trước khi vay xảy ra vào năm t-1. Đồng thời, tôi đo lường khả năng vay dựa trên hai yếu tố: số tiền vay và chi phí vay. Về số tiền vay, các nghiên cứu trước đây đã kiểm tra mối quan hệ giữa quy mô khoản vay và hoạt động quản lý thu nhập chỉ trong bối cảnh các công ty đại chúng nhận trái phiếu hoặc khoản vay hợp vốn. Những phát hiện này cho thấy một quy mô cho vay lớn hơn đã tạo ra hiệu quả giám sát lớn hơn của các ngân hàng đối với hành vi quản lý thu nhập cơ hội của công ty đi vay (Ahn and Choi, 2009. Khalil và Parigi, 1998, Lee và Mullineaux, 2004). Fung và Goodwin (năm 2013) ghi nhận rằng mức độ tín nhiệm của khách hàng vay có ảnh hưởng quyết định đến hành vi quản lý thu nhập.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2