intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng, lượng phát thải CO2 và độ mở thương mại - Nghiên cứu thực nghiệm các nước Asean

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

36
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết quả của đề tài nghiên cứu này sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách có thêm tài liệu tham khảo và có những điều chỉnh thích hợp nhằm giảm bớt tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu cho khối Asean nói chung và Việt Nam nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng, lượng phát thải CO2 và độ mở thương mại - Nghiên cứu thực nghiệm các nước Asean

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------------------- NGUYỄN THỊ HOÀNG OANH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG, LƯỢNG PHÁT THẢI CO2 VÀ ĐỘ MỞ THƯƠNG MẠI: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÁC NƯỚC ASEAN Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 60.31.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HỮU DŨNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014
  2. Mục lục Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các hình vẽ và đồ thị Danh mục các bảng Danh mục chữ viết tắt CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ...........................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu ........................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3 1.4. Cấu trúc làm bài ..................................................................................................... 4 CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN CÁC NƢỚC ASEAN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TIỀN NGHIỆM .........................5 2.1. Tổng quan tình hình 7 nước khối Asean ............................................................... 5 2.1.1. Khái niệm tăng trưởng .................................................................................. 11 2.1.2. Độ mở thương mại ........................................................................................ 11 2.1.3. Lượng phát thải CO2 ..................................................................................... 12 2.2. Các nghiên cứu tiền nghiệm ................................................................................ 12 2.2.1. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và mức tiêu thụ năng lượng. ............ 12 2.2.2. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng phát thải CO2. ................... 17
  3. 2.2.3. Mối quan hệ giữa mức tiêu thụ năng lượng, lượng phát thải CO2 và tăng trưởng kinh tế. ............................................................................................................ 22 2.2.4. Mối quan hệ giữa mức tiêu thụ năng lượng, lượng phát thải CO2 và tăng trưởng kinh tế và các biến khác. ................................................................................. 27 CHƢƠNG 3. SỐ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................32 3.1. Dữ liệu và phương pháp ...................................................................................... 32 3.1.1. Số liệu nghiên cứu ........................................................................................ 32 3.1.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 32 3.2. Khung phân tích kinh tế lượng ............................................................................ 33 3.2.1. Kiểm định nghiệm đơn vị. ............................................................................ 33 3.2.2. Kiểm định đồng liên kết................................................................................ 37 3.2.3. Kiểm tra mối quan hệ nhân quả dữ liệu bảng ............................................... 41 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................44 4.1. Kết quả thực nghiệm............................................................................................ 44 4.1.1. Kiểm định nghiệm đơn vị ............................................................................. 44 4.1.2. Kiểm định đồng liên kết................................................................................ 46 4.1.3. Kiểm định mối quan hệ nhân quả. ................................................................ 49 4.1.4. Kết quả ước lượng OLS, ước lượng FMOLS và ước lượng DOLS. ............ 53 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ..............................................56 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  4. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ Hình 2. 1: Xu hướng biến động giá trị trung bình của 4 biến trong 7 nước Asean ......... 5 Hình 2.2: Biến động của GDP thực tế bình quân/người của 7 nước Asean .................... 7 Hình 2.3: Biến động của độ mở thương mại của 7 nước Asean ...................................... 8 Hình 2.4: Biến động tiêu thụ năng lượng bình quân/người của 7 nước Asean................ 9 Hình 2.5: Biến động lượng phát thải CO2 bình quân/người .......................................... 10 Hình 4.1: Tóm tắt mối quan hệ giữa các biến trong ngắn hạn với dữ liệu bảng ............ 52 Hình 4.2: Tóm tắt mối quan hệ giữa các biến trong dài hạn với dữ liệu bảng............... 53
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ năng lượng ......... 15 Bảng 2.2: Mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và lượng phát thải CO2......... 20 Bảng 2.3: Mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng và lượng lượng phát thải CO2. .............................................................................. 25 Bảng 2.4: Mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng, lượng phát thải CO2 và các biến khác. ....................................................................... 30 Bảng 4.1: Kết quả kiểm định tính dừng dữ liệu bảng ....................................................... 44 Bảng 4.2: Kết quả kiểm định phần dư đồng liên kết theo kiểm định Pedroni (2004) ...... 46 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định đồng liên kết phần dư theo Kao (1999). ............................ 47 Bảng 4.4: kết quả kiểm định đồng liên kế theo phương pháp của Johansen (1988)......... 47 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định điều chỉnh quan hệ nhân quả ............................................. 50 Bảng 4.6: Ước lượng OLS, FMOLS và DOLS cho các quốc gia thuộc khối Asean ........ 54
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ARDL Autoregressive Distributed Lag Mô hình phân phối trễ Association of Southeast Asian Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam ASEAN Nations Á Lượng phát thải CO2 bình CO2 CO2 emissions quân/người DOLS Dynamic ordinary least square Bình phương nhỏ nhất tính động Tiêu thụ năng lượng bình EC Energy consumption quân/người ECM Error Correction Model Cơ chế hiệu chỉnh sai số EKC Environmental kuznets curve Đường cong môi trường Kuznets Fully Modified Ordinary Least Bình phương bé nhất đã được hiệu FMOLS Squares chỉnh hoàn toàn GDP thực tế bình quân/người GDP (hoặc thu nhập) MENA Middle East and North Africa Trung Đông-Bắc Phi Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển OECD Cooperation and Development Kinh tế OPEN Openness Độ mở thương mại PVAR Panel vector autoregressive Tự hồi quy vecto dữ liệu bảng South Asian Association for SAARC Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á Regional Cooperation VECM Vector Error Correlation Model Mô hình Vector hiệu chỉnh sai số
  7. TÓM LƢỢT LUẬN VĂN Tiêu thụ năng lượng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế nhằm hướng đến phát triển kinh tế bền vững. Mục đích chính của nghiên cứu này là để tìm các mối quan hệ nhân quả giữa tiêu thụ năng lượng bình quân/người (được sử dụng như một biến phụ thuộc) (PCEC), GDP thực tế bình quân/người (PCGDP), lượng phát thải CO2 bình quân/người (PCCO2) và độ mở thương mại (PCOPEN) cho 7 quốc gia thuộc khối Asean từ 1971 – 2012. Áp dụng kiểm định tính dừng dữ liệu bảng, kiểm định đồng liên kết dữ liệu bảng và kiểm tra mối quan hệ nhân quả dữ liệu bảng. Phát hiện của nghiên cứu này cho thấy không có bằng chứng về mối quan hệ trong ngắn hạn từ PCGDP, PCCO2 và PCOPEN đến PCEC. Nhưng tìm thấy 3 mối quan hệ nhân quả từ PCGDP và PCEC đến PCCO2; mối quan hệ một chiều từ PCGDP đến PCOPEN. Trong dài hạn, tìm thấy 3 mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa các cặp biến bao gồm giữa PCEC và PCCO2; giữa PCCO2 và PCOPEN; giữa PCOPEN và PCEC. Đồng thời, cũng tìm thấy 3 mối quan hệ nhân quả một chiều từ PCGDP đến PCEC, PCCO2 và PCOPEN. Ngoài ra, để đối phó với tính không đồng nhất ở các quốc gia và khắc phục biến nội sinh trong hồi quy, nghiên cứu này áp dụng ước lượng mối quan hệ dài hạn gồm ước lượng FMOLS và ước lượng DOLS. Kết quả, của nghiên cứu này sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách có thêm tài liệu tham khảo và có những điều chỉnh thích hợp nhằm giảm bớt tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu cho khối Asean nói chung và Việt Nam nói riêng.
  8. 1 CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu Ngày nay, với sự phát triển nền kinh tế toàn cầu việc sử dụng năng lượng là một nguồn tài nguyên cơ bản trong nền kinh tế. Do đó, tăng trưởng kinh tế liên quan trực tiếp đến việc tiêu thụ năng lượng và bị ảnh hưởng bởi tính khả dụng của nó. Mặt khác, việc sử dụng năng lượng tạo ra nhiều tác động tiêu cực, đặc biệt là vấn đề môi trường. Hiện tượng nóng lên toàn cầu (hiệu ứng nhà kính) là đề tài thu hút nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu trong suốt 30 năm trở lại đây, một chủ đề thảo luận trong các cuộc hội thảo giữa các nhà khoa học, nhà lãnh đạo trên thế giới và nó cũng là câu hỏi chiếm ưu thế cả về kinh tế và chính trị. Đứng trước vấn đề cần tìm ra giải pháp khắc phục này, năm 1997 hiệp ước Kyoto được thành lập với mục tiêu giảm lượng phát thải nhà kính (GHG) gây ra biến đổi khí hậu bằng cách sửa chữa, cắt giảm phát thải khí nhà kính (Tính đến tháng 6/2013 với 192 thành viên gồm 191 nước thành viên một tổ chức hội nhập kinh tế) được Công ước khung Liên hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) phê chuẩn. Một trong những ảnh hưởng lớn nhất đối với biến đổi khí hậu là sự gia tăng lượng phát thải CO2, kèm theo đó là quá trình đốt cháy những nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí tự nhiên,…) điều này được tin là nếu không có những hành động mạnh mẽ nhằm giảm sự nóng lên toàn cầu thì thế giới có thể sẽ phải đối mặt với thảm họa môi trường theo nghiên cứu của Apergis và cộng sự (2010). Lượng phát thải CO2 cũng được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính trên thế giới và trong năm 2010 là cao nhất trong lịch sử theo (IEA, 2011). Cũng theo báo cáo của (IEC, 2013) Đông Nam Á cùng với Trung Quốc và Ấn Độ làm hệ thống năng lượng toàn cầu chuyển trọng tâm sang châu Á. Dự báo nhu cầu năng lượng của Đông Nam Á sẽ tăng hơn 80% trong giai đoạn đến năm 2035. Khám phá mối liên hệ giữa tiêu thụ năng lượng, lượng phát thải CO2 và tăng trưởng kinh tế trở thành những thách thức của nghiên cứu gần đây kể từ khi sử dụng năng lượng đang được xem như là
  9. 2 thách thức hướng tới những giải pháp phát triển bền vững. Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện như các nghiên cứu của Lean và Smyth (2010); Tiwari (2011); Wang và cộng sự (2011); Niu và cộng sự (2011); Alam và Javid (2012); Farhani và cộng sự (2012); Alkhathla và Javid (2013); Farhani và cộng sự (2014); Lim và cộng sự (2014),…). Các nghiên cứu đã được thực hiện tại nhiều khu vực khác nhau như khối OECD và ngoài OECD, các quốc gia thuộc MENA, các quốc gia thuộc khối Asean, … và nhiều nghiên cứu được thực hiện với từng quốc gia gồm: Mỹ, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Philippines, … thường là kiểm tra mối quan hệ giữa 2 hoặc 3 biến được đề cập ở trên. Gần đây, nhiều nghiên cứu bắt đầu quan tâm và mở rộng kiểm tra mối quan hệ nhân quả đưa thêm nhiều biến mới ngoài tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng, lượng phát thải CO2, còn có thương mại, độ mở kinh tế, vốn đầu tư nước ngoài, dân số, việc làm, năng lượng tái tạo,…. Qua quá trình tổng hợp các nghiên cứu tiền nghiệm về mối quan hệ nhân quả giữa các biến liên quan đến vấn đề môi trường và kinh tế. Đồng thời, kết hợp với nghiên cứu của Tang và cộng sự (2014) đã tổng hợp nhiều nghiên cứu1 về mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng, lượng phát thải CO2, dân số, vốn, lao động và các biến khác đặc biệt là cho các nước thuộc khối Asean. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá về mối quan hệ nhân quả giữa tiêu thụ năng lượng, tăng trưởng kinh tế, lượng phát thải CO2 và độ mở thương mại cho các nước thuộc khối Asean. Nhận thấy, đây là khe hỏng nghiên cứu cần được thực hiện. Vì thế, nghiên cứu này sẽ thực hiện với dữ liệu bảng của 7 quốc gia thuộc khối Asean bao gồm: Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Philippines, Malaysia, Indonesia và Brunei trong giai đoạn từ 1971 – 2012 để tìm ra các mối quan hệ nhân quả giữa tiêu thụ năng lượng bình quân/người, tăng trưởng kinh tế (GDP thực tế bình quân/người), lượng phát thải CO2 bình quân/người và độ mở thương mại (3 quốc gia còn lại gồm Lào, Myanma và Campuchia do sự hạn chế về số liệu nên nghiên cứu này không đề 1 Đính kèm phụ lục
  10. 3 cập đến). Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này thực hiện lần lượt với kiểm định nghiệm đơn vị; kiểm định đồng liên kết dữ liệu bảng và áp dụng mô hình ECM theo 2 bước của Engle và Granger (1987) với dữ liệu bảng để kiểm tra mối quan hệ động trong ngắn và dài hạn giữa các biến. Đồng thời, nghiên cứu này cũng áp dụng phương pháp ước lượng mối quan hệ dài hạn thông qua ước lượng FMOLS và ước lượng DOLS với 4 biến được đề cập trong bài nghiên cứu (trong đó, biến tiêu thụ năng lượng bình quân/người được sử dụng như một biến phụ thuộc) nhằm khắc phục tính không đồng nhất trong số liệu dữ liệu bảng và khắc phục xu hướng nội sinh trong hồi quy. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Thông qua mô hình ECM theo 2 bước của Engle và Granger (1987) dữ liệu bảng xem xét mối quan hệ nhân quả giữa 4 biến bao gồm tiêu thụ năng lượng bình quân/người (EC), GDP thực tế bình quân/người (GDP), lượng phát thải CO2 bình quân/người (CO2) và độ mở thương mại (OPEN) nhằm trả lời 2 vấn đề sau: - Liệu có mối quan hệ nhân quả giữa GDP thực tế bình quân/người, tiêu thụ năng lượng, lượng phát thải CO2 và độ mở thương mại với 7 nước khối Asean hay không? - Giúp các nhà chính sách tìm được chính sách hợp lý cho mục tiêu phát triển bền vững. 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: 7 quốc gia thuộc khối Asean (Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Philippines, Malaysia, Indonesia và Brunei) - Phạm vi nghiên cứu là giai đoạn 1971-2012 - Phần mềm sử dụng: Eviews 8.0 - Dữ liệu được lấy từ website ngân hàng thế giới Worldbank (http://data.worldbank.org)
  11. 4 1.4. Cấu trúc làm bài Chương 1: Mở đầu Chương 2: Tổng quan về các nước Asean và các nghiên cứu tiền nghiệm. Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và giải thích các kết quả thu được. Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách.
  12. 5 CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN CÁC NƢỚC ASEAN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TIỀN NGHIỆM 2.1. Tổng quan tình hình 7 nƣớc khối Asean Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là một liên minh về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với 5 thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines. Hiện nay, tổ chức này gồm 10 quốc gồm có Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Brunei, Việt Nam, Lào, Myanma và Campuchia (hiện có 1 quan sát viên là Papua New Guinea và 1 ứng cử viên là Đông Timo). Hình 2. 1: Xu hướng biến động giá trị trung bình của 4 biến trong 7 nước Asean Nguồn: kết quả tính toán từ nghiên cứu
  13. 6 Quan sát trong hình 2.1, xu hướng tiêu dùng năng lượng liên tục tăng nhanh trong suốt giai đoạn nghiên cứu. Mặc dù có những đợt giảm nhẹ nhưng không đáng kể. Cùng chung xu hướng này độ mở thương mại ở các quốc gia Asean cũng ngày càng được mở rộng đây cũng là nền tảng cho sự tăng trưởng của khối Asean. Lượng phát thải CO2 trước khủng hoảng giá dầu năm 1979 ở mức cao và giảm cho đến năm 1981, sau đó tăng lại cho đến năm 2012 nhưng ở mức thấp hơn giai đoạn trước những năm 1979. GDP thực tế bình quân/người trong suốt giai đoạn từ 1971-2012 có xu hướng tăng mặc dù có nhiều biến động trong suốt giai đoạn nghiên cứu. Từ năm 1971 kinh tế các nước tăng liên tục, nhảy vọt từ năm 1973 đến năm 1979 trước khi khối kinh tế Asean diễn ra đợt giảm liên tục và kéo dài đến năm 1986 do cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á bắt đầu vào tháng 7/1997 tại Thái Lan. Các nước Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan là những nước bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi cuộc khủng hoảng này. Hồng Kông, Malaysia, Lào, Philippines cũng bị ảnh hưởng bởi sự sụt giá bất thình lình. Trung Quốc, Đài Loan, Singapore và Việt Nam không bị ảnh hưởng. Sau đó, giữ tăng liên tục đến năm 2008 kinh tế các nước có xu hướng giảm nhẹ do ảnh hưởng chung của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Để thấy rõ sự biến động của từng biến bao gồm GDP thực tế bình quân/ người, tiêu thụ năng lượng bình quân/ người, lượng phát thải CO2 bình quân/ người và độ mở thương mại của 7 nước Asean được thể hiện thông qua các hình sau:
  14. 7 Hình 2.2: Biến động của GDP thực tế bình quân/người của 7 nước Asean (đơn vị tính: giá cố định $ năm 2005) Nguồn: kết quả tính toán từ nghiên cứu Số liệu được lấy từ WDI cho thấy ASEAN vẫn chứa đựng nhiều bất ổn mà một trong số đó là thực trạng về khoảng cách phát triển (thu nhập/người) giữa các vùng miền, nhất là giữa nhóm nước phát triển gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines và Thái Lan (ASEAN-6) và nhóm các nước gia nhập sau của ASEAN, gồm Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam. Chênh lệch khoảng cách phát triển là nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng, hạn chế về cơ hội để thu nhận lợi ích từ hội nhập một cách hiệu quả. Về lâu dài, sự khác biệt về thu nhập, trình độ phát triển cũng ảnh hưởng đến những ưu tiên chính sách của mỗi thành viên. Chênh lệch khoảng cách thể hiện trên nhiều phương diện, tập trung ở một số khía cạnh như: thu nhập bình quân/người của các nước ASEAN có sự tương phản rất sâu sắc.
  15. 8 Ví dụ, mức thu nhập bình quân/ người (tính theo ngang giá) năm 2009 của Brunei và Singapore đạt xấp xỉ 50 nghìn USD. Ðây là nhóm nước có mức thu nhập bình quân/người không chỉ cao nhất trong khu vực, mà còn có thể so sánh với một số quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới. Mức thu nhập này cao gấp 17 lần so với Việt Nam (2.900 USD), và gấp 50 lần so với Myanma (1.100 USD) - nước nghèo nhất khu vực. Malaysia, Thái Lan có mức thu nhập cao hơn nhiều so với Việt Nam nhưng cũng chỉ bằng một phần ba của Singapore hay Brunei (Nicolas, 2009). Hình 2.3: Biến động của độ mở thương mại của 7 nước Asean (đơn vị tính: %) Nguồn: kết quả tính toán từ nghiên cứu Nhìn chung, độ mở thương mại của khối Asean tăng liên tục từ năm 1971 đến năm 1989 và bắt đầu tăng nhanh cho đến năm 2012. Cho thấy mức độ giao thương ngày càng được mở rộng của khối Asean với các quốc gia trong và ngoài khu vực.
  16. 9 Hình 2.4: Biến động tiêu thụ năng lượng bình quân/người của 7 nước Asean (đơn vị tính: mức tiêu thụ năng lượng/người) Nguồn: kết quả tính toán từ nghiên cứu Theo hình 2.4 tiêu thụ năng lượng bình quân/người của 7 nước Asean nghiên cứu chia làm 3 nhóm. Nhìn chung, nhu cầu tiêu dùng năng lượng ngày càng tăng ở khối Asean. Nhóm 1 gồm Bruinei và Singapore là hai nước có mức tiêu năng lượng đáng kể trong khu vực Asean, do Brunei bên cạnh là một nhà xuất khẩu dầu mỏ và khí thiên nhiên với số lượng lớn cũng là một quốc gia tiêu thụ năng lượng nhiều nhất vì quốc gia này có lượng xe ô tô bình quân/người cao nhất khu vực. Đối với Singapore, tiêu thụ năng lượng bình quân/người cao chủ yếu là trong lĩnh vực sản xuất dùng nhiều năng lượng hơn các ngành khác đặc biệt là trong lọc dầu, hóa dầu và ngành công nghiệp bán dẫn.
  17. 10 Nhóm 2 gồm Malaysia và Thái Lan là hai quốc gia có ngành công nghiệp xuất khẩu phát triển rất mạnh nổi bậc là công nghiệp xe hơi Thái Lan đứng thứ 10 trên thế giới; Malaysia được xếp ở vị trí thứ 22 do Malaysia định hướng phát triển ngành này ngay từ những thập niên 80. Ngành công nghiệp điện tử cũng rất phát triển ở Malaysia, nước này hiện là nhà sản xuất ổ cứng lớn thứ hai thế giới, cung cấp tới 40% thị phần trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Việc phát triển theo hướng phát triển công nghiệp phụ trợ, sản xuất hàng xuất khẩu làm tình hình tiêu thụ năng lượng của Thái Lan và Malaysia cũng tăng theo. Nhóm 3 gồm Việt Nam, Indonesia và Philippines xu hướng tiêu dùng năng lượng ngày càng tăng do nhu cầu phát triển kinh tế nhưng mức độ tiêu thụ năng lượng ít hơn Bruinei, Singapore, Malaysia và Thái Lan do quy mô kinh tế còn hạn chế. Hình 2.5: Biến động lượng phát thải CO2 bình quân/người (Đơn vị tính: quy đổi kg dầu bình quân/người) Nguồn: kết quả tính toán từ nghiên cứu
  18. 11 Tương tự như mức tiêu thụ năng lượng thì Singapore và Brunei cũng là những nước dẫn đầu về mức phát thải cao (CO2) và có xu hướng giảm dần. Các nước còn lại có mức phát thải thấp hơn nhưng có xu hướng tăng từ những thập niên 80 trở về sau do hội nhập và phát triển kinh tế. Trong đó, mức phát thải tăng nhanh hơn ở Malaysia và Thái Lan. 2.1.1. Khái niệm tăng trƣởng Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới (WB) trong ―báo cáo về phát triển thế giới năm 1991‖ cho rằng: Tăng trưởng kinh tế chỉ là sự gia tăng về lượng của những đại lượng chính đặc trưng cho một trạng thái kinh tế, trước hết là tổng sản phẩm xã hội, có tính đến mối liên quan với dân số. Theo nhà kinh tế học Nafziger, E.Wayne trong tác phẩm ―kinh tế học của các nước phát triển‖, cho rằng: ―Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng hoặc sự gia tăng lên về thu nhập bình quân đầu người của một nước.‖ Tóm lại, tăng trưởng kinh tế phản ánh quy mô tăng lên hay giảm xuống của nền kinh tế ở năm này so với những năm trước đó. Tăng trưởng kinh tế thể hiện thông qua quy mô tăng trưởng (mức độ tăng hay giảm) và tốc độ tăng trưởng (dùng để so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm của cả nền kinh tế qua các năm, các giai đoạn,…). 2.1.2. Độ mở thƣơng mại Có nhiều chỉ tiêu đo lường sự phát triển thương mại quốc tế của một quốc gia. Tuy nhiên, chỉ tiêu quan trọng và thường được sử dụng nhất là độ mở thương mại của nền kinh tế (Trade Openness). Chỉ tiêu độ mở thương mại được tính bằng cách lấy giá trị tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (Export and Import) của một thời kỳ chia cho giá trị của tổng sản phẩm trong nước cũng trong thời kỳ đó: Openness = (Export + Import)/ GDP (Lê Thanh Tùng, 2014)
  19. 12 2.1.3. Lƣợng phát thải CO2 Lượng phát thải CO2 được làm rõ thông qua khái niệm Carbon footprind [Trích từ: Trương Thị Minh An và Kiều Thị Hòa (2010)]. Carbon footprind là một đại lượng chỉ tổng lượng khí nhà kính phát thải trực tiếp và gián tiếp từ một tổ chức, cá nhân, sự kiện hay một sản phẩm được qui về lượng CO2. Trực tiếp: lượng CO2 phát thải trực tiếp từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch bao gồm cả việc tiêu thụ năng lượng trong gia đình và vận chuyển. Gián tiếp: lượng CO2 phát thải gián tiếp từ toàn bộ vòng đời sản phẩm. 2.2. Các nghiên cứu tiền nghiệm Theo Bruns và cộng sự (2013) tổng hợp hơn 400 nghiên cứu trong lĩnh vực này có thể được chia thành ba nhóm nghiên cứu bao gồm: Nhóm 1: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và mức tiêu thụ năng lượng; Nhóm 2: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ô nhiễm môi trường (biến thường sử dụng để đo lường là lượng phát thải CO2). Nhóm 3: Mối quan hệ giữa mức tiêu thụ năng lượng, lượng phát thải CO2 và tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu gần đây có đánh giá mối quan hệ nhân quả các biến gồm tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng, lượng phát thải CO2 phối hợp với các biến khác như giá năng lượng, độ mở thương mại, năng lượng tái tạo, lao động, vốn …. 2.2.1. Mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và mức tiêu thụ năng lƣợng. (Chontanawat và cộng sự 2006; 2008) nghiên cứu với 30 nước thuộc khối OECD và 78 nước ngoài khối OECD sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian cho các nước. Sử dụng phương pháp kiểm định đồng liên kết thông qua Johansen - Juselius (1990) kết hợp với kiểm định nhân quả Granger. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ
  20. 13 nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ năng lượng trong khối OECD (có 21/30 nước) và ngoài khối OECD (có 36/78 nước). Tuy nhiên, kiểm định đồng liên kết chỉ được phát hiện tại 4 quốc gia trong khối OECD (Phần Lan, Hà Lan, Na uy và Thụy Điển) và 8 quốc gia ngoài khối OECD (Chile, Oman, Brazil, Myanmar, Sudan, Trinidad – Todago, Tunisia và Yemen). Nghiên cứu của (Ciarreta, A và Zarraga A, 2006) tìm thấy mối quan hệ một chiều từ tiêu thụ năng lượng đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn cho Tây Ban Nha. Nghiên cứu cho rằng cần tăng cung cấp điện để duy trì tăng trưởng kinh tế. Hay nghiên cứu của Binh (2011) với kiểm định nhân quả Granger – VECM cho thấy có mối quan hệ một chiều từ tăng trưởng kinh tế đến tiêu thụ năng lượng nhưng 2 biến này không có hiện tượng đồng liên kết, kết quả nghiên cứu này ủng hộ lý thuyết Tân Cổ Điển về tiêu thụ năng lượng không phải là một yếu tố hạn chế đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Điều này cũng hàm ý rằng việc tăng giá năng lượng có thể là cơ hội tốt cho nền kinh tế thúc đẩy thay thế và đổi mới công nghệ, kết quả tương tự với nghiên cứu của (Chontanawat và cộng sự 2006; 2008) với trường hợp của Việt Nam cũng không tìm được mối quan hệ đồng liên kết giữa hai biến. Nghiên cứu của Ozturk và cộng sự (2010) kiểm định tính đồng liên kết và mối quan hệ nhân quả Granger giữa tiêu thụ năng lượng và GDP bình quân/người với dữ liệu bảng cho 51 quốc gia thuộc nhóm thu nhập trung bình với 3 mức độ (nhóm thu nhập thấp, nhóm thu nhập trung bình thấp và các nước nhóm thu nhập trung bình cao) trong giai đoạn 1971 – 2005. Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại mối liên hệ đồng liên kết trong cả ba nhóm thu nhập trung bình. Qua kiểm định nhân quả Granger dữ liệu bảng cho thấy có mối quan hệ dài hạn một chiều từ GDP thực tế bình quân/người đến tiêu thụ năng lượng cho nước có thu nhập thấp, và hai mối quan hệ nhân quả hai chiều cho nhóm nước có thu nhập trung bình trong dài hạn. Đồng thời, nghiên cứu cũng cung cấp bằng chứng rằng không có mối quan hệ mạnh mẽ giữa việc tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế ở các nước này. Tương tự, cũng không tìm thấy mối quan hệ nhân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2