intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch Nga vào Việt Nam trong bối cảnh mới

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:99

77
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng thu hút khách Nga vào Việt Nam những năm quan, luận văn đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch Nga vào Việt Nam trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch Nga vào Việt Nam trong bối cảnh mới

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH  NGA VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế ĐỖ THỊ THU HUYỀN
  2. Hà Nội ­ 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH  NGA VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI Ngành: Kinh tế học Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 60310106 Họ và tên tác giả: ĐỖ THỊ THU HUYỀN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUANG MINH
  3. Hà Nội – 2017
  4. MỤC LỤC  
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Thực trạng và giải pháp thu  hút khách du lịch Nga vào Việt Nam trong bối cảnh mới ” là kết quả của quá  trình nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc. Các số  liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích   dẫn đầy đủ.  Các giải pháp nêu trong luận văn được rút ra từ những cơ sở lí luận và quá  trình nghiên cứu thực tiễn. Hà Nội, ngày 01 tháng 05 năm 2017 ....................................................................................................... ....................................................................................................... ........................................................................................Học viên ....................................................................................................... ....................................................................................................... ........................................................................Đỗ Thị Thu Huyền
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết  Tiếng Anh đầy đủ Tiếng Việt đầy đủ tắt United Nations World Tourism  UNWTO Tổ chức du lịch thế giới Organisation Hiệp hội lữ hành châu Á – Thái  PATA Pacific Asian Travel Association Bình Dương FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do EAEU Eurasian Economic Union Liên minh kinh tế Á­Âu Du lịch kết hợp hội họp, khen  Meeting Incentive Conference  MICE thưởng, hội nghị, tổ chức sự  Event kiện
  7. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Nga là quốc gia đông dân và có nền kinh tế  phát triển trên thế  giới. Người   Nga có khả  năng chi tiêu cao, có nhiều thời gian rỗi và thích đi du lịch ra nước   ngoài. Do vậy, đây là thị trường khách du lịch mục tiêu của nhiều quốc gia. Trong những năm gần đây,  Nga vẫn luôn là thị  trường gửi khách lớn nhất  châu Âu của Việt Nam.  Số  lượng khách Nga vào Việt Nam luôn tăng trưởng  nhanh và đều đặn. Mặc dù vậy, số du khách Nga vào Việt Nam còn quá ít so với  số khách Nga đi du lịch ra nước ngoài hàng năm (chiếm khoảng 1%). Con số này   chưa xứng với tiềm năng mối quan hệ của hai nước.  Vì vậy, nhằm tăng cường  thu hút và khai thác thị  trường khách Nga một cách có hiệu quả  và tương xứng   với tiềm năng, tác giả đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp thu hút khách  du lịch Nga vào Việt Nam trong bối cảnh mới”. Để  đưa ra những giải pháp thiết thực, phù hợp với bối cảnh hiện nay, tác  giả đã làm rõ những vấn đề sau đây: Một là làm rõ một số  vấn đề  lí luận chung về  du lịch quốc tế, nghiên cứu  đặc điểm của thị  trường gửi khách của Nga nói chung, đồng thời phân tích bối   cảnh mới trong quan hệ  Việt – Nga có  ảnh hưởng đến du khách Nga đến Việt  Nam. Hai là tập trung phân tích, đánh giá thực trạng thu hút du khách Nga vào Việt  Nam. Ba là phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút khách du lịch  Nga và Việt Nam, từ đó, đề xuất giải pháp nhằm thu hút và đáp ứng nhu cầu của   thị trường khách du lịch Nga đến Việt Nam trong bối cảnh mới. Từ  những kết quả  thực tế  đã thu được, những giải pháp nhằm thu hút du   khách Nga đến du lịch tại Việt Nam của tác giả là hoàn toàn có căn cứ khoa học,  phù hợp với thực tế. 
  8. Tác giả  hy vọng rằng các kết quả  nghiên cứu cũng như  các giải pháp đã  được đưa ra trong đề  tài sẽ  được áp dụng vào thực tiễn và góp phần vào sự  nghiệp phát triển du lịch của nước nhà
  9. 9 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài.   Liên Bang Nga là quốc gia đông dân và có nền kinh tế  phát triển trên thế  giới. Người Nga có khả  năng chi tiêu cao, có nhiều thời gian rỗi và thích đi du   lịch ra nước ngoài. Do vậy, đây là thị  trường khách du lịch mục tiêu của nhiều   quốc gia. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam cũng xác định Nga là thị trường  quan trọng, truyền thống đối với Du lịch Việt Nam.  Việt Nam và Nga đã có mối quan hệ hợp tác, chiến lược với bề dày lịch sử.   Năm 1997, hai nước Việt Nam và LB Nga đã ký Hiệp định hợp tác Du lịch, đến   nay quan hệ  du lịch hai nước phát triển ngày một tốt đẹp. Những năm vừa qua,   Việt Nam thường xuyên tham gia các hội thảo du lịch, hội chợ  du lịch lớn của   Nga. Hai bên đã và đang tích cực tăng cường trao đổi đoàn cán bộ, các nhà đầu tư,   khách du lịch, báo chí thông tấn nhằm góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con   người, du lịch tới du khách hai nước, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch Việt  Nam ­ Nga. Đặc biêt, năm 2016 vừa qua là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng   của cả hai nước Việt Nam và Liên bang Nga, trong đó có các hoạt động kỷ niệm   20 năm đối thoại ASEAN – Liên bang Nga. Trong những năm gần đây, Nga vẫn luôn là thị trường du lịch lớn nhất châu   Âu của Việt Nam. Đặc biệt là từ  năm 2009, Việt Nam đã chủ  động cho phép  khách du lịch Nga vào Việt Nam không cần visa dưới 15 ngày. Đây là một động  thái tích cực trong việc tăng cường thu hút khách từ thị trường quan trọng này tới   Việt Nam du lịch. Lượng du khách Nga đến Việt Nam đang không ngừng tăng lên  nhanh chóng. Nếu như năm 2010 mới chỉ có hơn 5 triêu lượt khách Nga đến Việt  Nam, thì đến năm 2016, con số  này đã tăng lên gấp đôi với hơn 10 triệu lượt   người. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam có đầy đủ  yếu tố  phù hợp với nhu cầu  của du khách Nga. Tuy nhiên, so với tổng số  lượng khách Nga đi du lịch nước  ngoài hàng năm cũng như  so với dân số  Nga thì con số  sang Việt Nam như vậy  
  10. 10 mới dừng ở con số rất khiêm tốn. Theo số liệu của ngành du lịch Nga, hàng năm  số  khách du lịch Nga ra nước ngoài là trên 30 triệu người, với mức chi tiêu khá  cao. Theo dự báo thì trong vài năm tới, con số đó sẽ  đạt khoảng 40 triệu người   Nga trong tổng số  dân là 146 triệu người sẽ  đi du lịch nước ngoài mỗi năm.  Trong khi đó, số  lượng du khách Nga đến Việt Nam mới chỉ  đạt khoảng 1%  trong số  đó. Đây là một kết quả  thấp, chưa thực sự tương xứng với tiềm năng   vốn có giữa hai nước. Vì vậy, nhằm tăng cường thu hút và khai thác thị  trường  khách Nga một cách có hiệu quả  và tương xứng với tiềm năng, tác giả  đã chọn   đề  tài: “Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch Nga vào Việt Nam  trong bối cảnh mới”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ  sở  phân tích, đánh giá thực trạng thu hút khách Nga vào Việt Nam   những năm quan, luận văn đề  xuất những giải pháp nhằm tăng cường thu hút  khách du lịch Nga vào Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề  tài là hoạt động du lịch quốc tế, trong đó tập   trung vào nghiên cứu thực trạng thu hút khách du lịch Nga vào Việt Nam.  Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Về không gian: Khách du lịch Nga vào lãnh thổ Việt Nam. Về  thời gian: Thực trạng khách du lịch Nga đến Việt Nam giai đoạn 2010­ 2016 và đề xuất giải pháp thu hút khách du lịch Nga trong thời gian tới. Phạm vi của giải pháp đề xuất: cả vĩ mô và vi mô. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đã được xác định như  trên, đề  tài có   những nội dung nghiên cứu chính như sau:
  11. 11 Làm rõ một số  vấn đề  lí luận chung về  du lịch quốc tế, nghiên cứu đặc   điểm của thị trường gửi khách của Nga nói chung, đồng thời phân tích bối cảnh  mới trong quan hệ Việt – Nga có ảnh hưởng đến du khách Nga đến Việt Nam. Tập trung phân tích, đánh giá thực trạng thu hút du khách Nga vào Việt Nam. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút khách du lịch Nga   và Việt Nam, từ đó, đề xuất giải pháp nhằm thu hút và đáp ứng nhu cầu của thị  trường khách du lịch Nga đến Việt Nam trong bối cảnh mới. 5. Tình hình nghiên cứu Trong những năm gần đây, với việc lượng khách Nga vào Việt Nam ngày  càng tăng lên và Nga trở thành một thị trường tiềm năng của du lịch Việt Nam, đã  có một số công trình nghiên cứu về việc thu hút du khách Nga, song chưa nhiều. Nghiên cứu chung về du lịch quốc tế có thể kể đến: Bộ văn hoá, Thể thao và  Du lịch ­ Tổng cục Du lịch (2006), Đề tài NCKH “ Nghiên cứu đề xuất giải pháp  đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số  thị  trường du lịch quốc tế trọng điểm ”, Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch ­ Tổng cục  Du lịch Việt Nam (2007), Giải pháp tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến Việt  Nam, Báo cáo Hội thảo.  Nghiên cứu riêng về  thị  trường khách Nga thì một nghiên cứu mang tầm vĩ  mô cấp nhà nước phải kể  đến là Đề  án “Đẩy mạnh thu hút khách du lịch Nga   đến Việt Nam năm 2012 – 2015” (2012) của Tổng Cục Du Lịch. Bên cạnh đó còn  có công trình nghiên cứu của thạc sĩ Lê Việt Hà với đề  tài: “Một số  giải pháp  nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam” (2011). Ngoài ra, còn có   các bài báo chuyên sâu của sở  Du lịch các địa phương về  việc thu hút khách du  lịch Nga. Tuy nhiên, các nghiên cứu về  vấn đề  thu hút khách du lịch Nga vào Việt  Nam còn hạn chế thông tin, các số liệu nay đã lạc hậu, chưa cập nhật được các   tình hình mới trong mối quan hệ Việt – Nga cũng như tình hình thế giới, hoặc các  
  12. 12 nghiên cứu còn mang tính chất nhỏ  lẻ  của địa phương, phạm vi không gian và   thời gian nghiên cứu còn hạn chế.  Với bài nghiên cứu của mình, tác giả  tiếp tục cập nhật số  liệu đến năm  2016. Đồng thời, chỉ ra bối cảnh mới có ảnh hưởng tới việc thu hút khách du lịch   Nga vào Việt Nam hiện nay. Từ đó, đưa ra những giải pháp phù hợp. 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thống kê. Phương pháp này là nghiên cứu các tài liệu, thông tin   liên quan, tư  liệu của các chuyên gia trong và ngoài nước về  thị  trường du lịch   Nga phục vụ cho công tác nghiên cứu của đề tài. Phương pháp phân tích tổng hợp. Phương pháp này phải dùng nhiều thông  tin khác nhau để tập hợp các thông tin tài liệu đã thu thập được để xây dựng các  vấn đề có liên quan đến lý luận và thực tiễn về thị trường du lịch Nga và đề xuất  các giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách Nga vào Việt Nam trong giai đoạn   đến năm 2020 đáp ứng mục tiêu của nhiệm vụ. 7. Kết cấu của đề tài Đề tài được kết cấu bao gồm ba chương. Cụ thể: CHƯƠNG   1:   TỔNG   QUAN   VỀ   DU   LỊCH   QUỐC   TẾ,   DU   LỊCH   OUTBOUND CỦA NGA VÀ BỐI CẢNH MỚI TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM  – NGA CHƯƠNG 2:   THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NGA  ĐẾN  VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 ­ 2016 CHƯƠNG   3:   TRIỂN   VỌNG   VÀ   GIẢI   PHÁP   ĐẨY   MẠNH   THU   HÚT  KHÁCH DU LỊCH NGA VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI KẾT LUẬN
  13. 13 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH QUỐC TẾ, DU LỊCH OUTBOUND  CỦA NGA VÀ BỐI CẢNH MỚI TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM ­ NGA 1.1. Tổng quan về du lịch quốc tế 1.1.1. Khái niệm về du lịch và du lịch quốc tế Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của loài người.  Từ  xa xưa, con người đã luôn tò mò muốn tìm hiểu thế  giới xung quanh, muốn   tìm hiểu về những miền đất lạ, về các dân tộc, các nền văn hóa, các hệ sinh thái,   địa hình của các vùng miền trên thế  giới. Mặc dù du lịch đã ra đời từ  rất lâu  nhưng đến giữa thế kỷ 19, du lịch mới thực sự phát triển mạnh mẽ và trở  thành   một ngành kinh tế quan trọng. Du lịch được bắt đầu nghiên cứu và trở thành một  môn khoa học vào cuối thế  kỷ  19 tại các nước phát triển như  Pháp, Đức, Thuy  Sỹ, Áo, Tây Ban Nha. Cũng lẽ đó mà có rất nhiều các khái niệm khác nhau về du   lịch do khác nhau về  ngôn ngữ  và cách hiểu, ngoài ra còn do các cách tiếp cận  khác nhau và dưới góc độ khác nhau.
  14. 14 Có nhiều cách hiểu về du lịch. Năm 1811, lần đầu tiên tại Anh có định nghĩa   về  du lịch: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của   các cuộc hành trình với mục đích giải trí”.  Ở  đây, sự  giải trí là động cơ  chính.   Năm 1930, Glusman, người Thụy  Sỹ định nghĩa: “ Du lịch là hiện tượng những   người  ở  chỗ  khác, ngoài nơi  ở  thường xuyên, đi đến bằng phương tiện giao   thông và sử dụng các xí nghiệp du lịch”.1 GS,TS Hunziker và GS,TS Krapf – những người đặt nền móng cho lý thuyết   về  cung du lịch định nghĩa: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ  và hiện tượng   phát   sinh   trong   các   cuộc   hành   trình   và   lưu   trú   của   những   người   ngoài   địa   phương, nếu việc cư trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan   đến hoạt động kiếm lời”. Định nghĩa này được thừa nhận rộng rãi, song vẫn  chưa giới hạn được đầy đủ  đặc trưng về  lình vực của các hiện tượng và của   mối quan hệ du lịch.2 Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch họp ở Roma năm 1963 cho rằng: “ Du lịch   là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ   các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân, tập thể   ở  bên ngoài nơi  ở  thường   xuyên của họ với các mục đích hòa bình. Nơi họ  đến lưu trú không phải là nơi   làm việc của họ”. Ở  Việt nam, theo khoản 1, điều 4, Luật Du lịch 2005: “Du lịch là các hoạt   động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư  trú thường xuyên   của mình nhằm đáp ứng nhu cầu  tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong   một khoảng thời gian nhất định”. Các hoạt động có liên quan bao gồm nhiều hoạt  động như về phía du khách: nghỉ ngơi, giải trí, tham quan, chữa bệnh, thăm thân  1 Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà (2006), Kinh tế du lịch, Giáo trình,  NXB LĐ – XH, tr. 15. 2 Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà (2006), Kinh tế du lịch, Giáo trình,  NXB LĐ – XH, tr. 16.
  15. 15 nhân…, về phía các doanh nghiệp phục vụ du lịch: cung ứng dịch vụ, hướng dẫn   du khách, tiếp thị  quảng cáo…, về  phía  Nhà nước: quản lý các hoạt động kinh   doanh du lịch, xây dựng kế hoạch phát triển du lịch, xúc tiến quảng bá, xây dựng  hệ thống pháp lý, cơ sở hạ tầng… Như  vậy, một cách khái quát nhất, có thể  hiểu du lịch quốc tế  là sự  dịch   chuyển và lưu trú tạm thời của con người  ở  nước khác (không phải là nơi  ở  thường xuyên của họ) nhằm thỏa mãn những nhu cầu về  tham quan, giải trí,  nâng cao hiểu biết về văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, chữa bệnh, nghỉ ngơi… Đặc  trưng của du lịch quốc tế là khách du lịch mang quốc tịch nước ngoài, di chuyển  qua biên giới quốc gia và giao dịch, thanh toán ở  nơi đến du lịch bằng ngoại tệ.   Như vậy, du lịch quốc tế chính là một loại hình thu ngoại tệ, là một hình thức cơ  bản của quan hệ kinh tế quốc tế. 1.1.2. Các hình thức du lịch quốc tế 1.1.2.1. Căn cứ vào hướng di chuyển của khách du lịch quốc tế Trên cơ sở luồng khách du lịch nước ngoài đi vào hay đi ra đối với một quốc  gia, người ta chia du lịch quốc tế làm hai loại: Du lịch quốc tế chủ động (Inbound tourism): là hình thức du lịch của những   người từ  nước khác đến một quốc gia và tiêu ngoại tệ   ở  đó. Tính chủ  động  ở  đây được xác định trên cơ  sở  quốc gia đó đã thu hút được một luồng khách và  luồng tiền, tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia mình. Bên cạnh đó, loại hình du  lịch này còn được gọi là du lịch đón khách hay du lịch quốc tế đến. Du lịch quốc tế thụ động (Outbound tourism): là hình thức du lịch của công  dân thuộc quốc gia đó và những người nước ngoài đang cư trú trên lãnh thổ  của   quốc gia đó đi ra nước khác du lịch và trong chuyến đi ấy họ đã tiêu tiền kiếm ra  tại đất nước đang cư trú. Tính thụ động được xác định trên cơ sở quốc gia đó sẽ  mất đi một luồng khách du lịch và luồng tiền. Loại hình này còn gọi là du lịch   gửi khách.
  16. 16 1.1.2.2. Căn cứ vào  nhu cầu du lịch của khách quốc tế Du lịch thuần tuý Du lịch nghỉ ngơi, giải trí: mục đích của chuyến đi là thư giãn, xả hơi, bứt ra   khỏi công việc thường nhật căng thẳng để  phục hồi sức khỏe (vật chất cũng   như  tinh thần). Với mục đích này, khách du lịch chủ  yếu muốn tìm đến những  nơi yên tĩnh, có không khí trong lành. Có thể có nhu cầu tham quan hoặc các nhu   cầu khác nữa, song những mục đích đó không phải là cơ bản. Du lịch khám phá: mục đích của chuyến đi là nâng cao hiểu biết về thế giới   xung quanh. Tùy theo mức độ  và tính chất của chuyến đi du lịch, có du lịch tìm  hiểu và du lịch mạo hiểm. Du lịch tìm hiểu: du khách muốn tìm hiểu thiên nhiên,  môi trường, phong tục tập quán, tìm hiểu về  lịch sử… Du lịch mạo hiểm: loại   hình này thu hút giới trẻ, họ  mong muốn thể hiện mình, tự  rèn luyện bản than,   khám phá những điều kỳ  thú như  đi bộ  xuyên rừng, chinh phục các đỉnh núi,   khám phá núi lửa… Du lịch thể  thao: căn cứ  vào việc du khách có tham gia trực tiếp vào hoạt   động thể thao hay không, du lịch thể thao gồm hai loại: du lịch thể thao chủ động  và du lịch thể  thao thụ  động. Du lịch thể  thao chủ  động là loại hình du lịch mà  khách du lịch có thể  tham gia trực tiếp vào hoạt động thể  thao như: leo núi, săn  bắn, câu cá, trượt tuyết, đua thuyền, lướt ván…Với loại hình du lịch thể thao thụ  động du khách quốc tế  muốn xem các cuộc thi đấu thể  thao khu vực, quốc tế,   hay các thế vận hội Olympic … Du lịch lễ hội: với việc tham gia các lễ hội địa phương, du khách muốn hoà   mình vào không khí tưng bừng của các cuộc biểu dương lực lượng, biểu dương   tình đoàn kết của cộng đồng, tìm hiểu phong tục, tập quán của người dân bản  xứ. Du lịch kết hợp
  17. 17 Du lịch chữa bệnh: du khách đi du lịch kết hợp với nhu cầu điều trị các bệnh  tật về thể xác và tinh thần. Có các loại hình như chữa bệnh bằng khí hậu, bằng   nước khoáng, bùn hay hoa quả… Du lịch tôn giáo: du lịch tôn giáo đã có từ  rất lâu, ban đầu là các chuyến đi   với mục đích truyền giáo của các tu sĩ, thực hiện nghi lễ tôn giáo của tín đồ  tại  các giáo đường, dự các lễ hội tôn giáo. Ngày nay du lịch tôn giáo còn được hiểu  là các chuyến đi tìm hiểu, nghiên cứu tôn giáo của người dị giáo. Du lịch thăm thân nhân: loại hình này phần lớn nảy sinh do nhu cầu của   những người xa quê hương, muốn quay trở  về  đất nước để  thăm người thân,  tham dự lễ cưới, lễ tang… đồng thời kết hợp với đi du lịch. Đối với những nước   có nhiều ngoại kiều, loại hình này rất được coi trọng. Du lịch nghiên cứu (học tập): nhiều môn học, ngành học cần có sự hiểu biết   thực tế kết hợp với lý thuyết và thực hành như địa lý, địa chất, lịch sử, khảo cổ,   môi trường, sinh học… Vì vậy, du khách có thể kết hợp việc đi học, nghiên cứu   với đi du lịch. Du lịch kinh doanh: các thương gia kết hợp đi du lịch với các mục đích kinh   doanh như  là nghiên cứu thị  trường, tìm đối tác kinh doanh, ký kết hợp đồng,   tham gia các hội nghị, hội thảo kinh tế… Du lịch thể thao kết hợp: đây là loại hình du lịch dành cho các vận động viên   thể  dục thể  thao. Họ  có thể  đến một nước để  tập luyện, tham gia thi đấu thể  thao… đồng thời kết hợp với việc đi du lịch, tham quan tại quốc gia đó. Du lịch  MICE:  MICE  là  tên  tiếng Anh  viết  tắt  của   Meetings,   Incentives,   Conventions/Congresses, Exhibitions/Events, là loại hình du lịch kết hợp hội nghị,   hội thảo, triển lãm, tổ  chức sự kiện, khen thưởng. Khách hàng của loại hình du  lịch này thường là các doanh nghiệp, các tổ  chức. Thông qua việc tổ  chức đi du  lịch, các công ty hay tập thể  muốn thưởng cho nhân viên, khách hàng của mình;  hoặc tổ chức các hội nghị, triển lãm giới thiệu sản phẩm mới, tìm đối tác; hoặc 
  18. 18 tổ chức các diễn đàn quốc tế. Do tính chất hội họp của loại hình du lịch này nên   mỗi đoàn khách du lịch MICE thường rất đông và mức chi tiêu lớn hơn so với du   khách thông thường. MICE hiện là loại hình du lịch mang lại nguồn thu lớn cho  nhiều nước như Singapore, Hồng Kông, Thái Lan… 1.1.2.3. Căn cứ vào tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên (gồm các yếu tố như  địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái,cảnh quan thiên nhiên  có thể  sử  dụng phục vụ  mục đích du lịch) và tài nguyên du lịch nhân văn (gồm   truyền thống văn hoá, các yếu tố  văn  hoá, nghệ  thuật dân gian, di tích lịch sử,   cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người,  và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể sử dụng phục vụ mục đích   du lịch). Trên cơ sở tài nguyên du lịch, có hai loại hình du lịch sau: Du lịch sinh thái: là loại hình du lịch có trách nhiệm với giới tự nhiên trong  việc giữ  gìn môi trường và cải thiện chất lượng sống của người dân bản địa.   Phổ biến có du lịch biển, du lịch núi, du lịch nông thôn… Du lịch văn hoá: hoạt động du lịch diễn ra chủ  yếu trong môi trường nhân   văn, hoặc tập trung khai thác tài nguyên du lịch nhân văn của một quốc gia. Du   khách có thể nâng cao hiểu biết của mình về các lĩnh vực như lịch sử, kiến trúc,  kinh tế, hội họa, cuộc sống của người dân địa phương, phong tục, tập quán của  đất nước đến du lịch. 1.1.2.4. Căn cứ vào phương tiện được sử dụng Du lịch đường bộ: thông thường là du lịch ô tô và du lịch tàu hoả. Đặc điểm   cơ bản của loại hình này là chi phí thấp, kéo dài thời gian đi lại do tốc độ chậm. Du lịch đường biển: thường là du lịch bằng tàu thuỷ, qua những chuyến đi  dài ngày vì tốc độ vận chuyển chậm. Các tàu du lịch quốc tế được thiết kế đầy 
  19. 19 đủ  tiện nghi như  trên bờ, và có lượng hàng hoá dự  trữ  với khối lượng lớn. Du  khách đi loại hình này thường có khả năng chi trả cao. Du lịch đường không hay du lịch máy bay: đây là hình thức phổ  biến nhất  của du lịch quốc tế, do máy bay có tốc độ  vận chuyển nhanh, du khách có thể  tiết kiệm thời gian đi lại giữa các điểm du lịch. Song chi phí vận chuyển bằng   máy bay thường lớn. 1.1.3. Vai trò của du lịch quốc tế 1.1.3.1. Cải thiện cán cân thanh toán quốc gia Du lịch quốc tế  đến góp phần làm tăng dự  trữ  ngoại tệ  của một quốc gia.   Thiếu ngoại tệ thường gây ra những hạn chế tài chính cho sự phát triển kinh tế  của mỗi quốc gia. Chính du lịch quốc tế đến có thể cung cấp các khoản ngoại tệ  cần thiết đó. Cùng với hàng không dân dụng, kiều hối, cung  ứng tàu biển, bưu   điện quốc tế, chuyển giao công nghệ  và các dịch vụ  thu ngoại tệ  khác, du lịch   quốc tế  hàng năm bổ  sung nguồn ngoại tệ  lớn cho nhiều quốc gia. Đây là tác  động trực tiếp nhất của du lịch quốc tế đối với nền kinh tế. Du lịch quốc tế đã   và đang trở thành một bộ phận chủ lực của thương mại quốc tế. Du lịch quốc tế  xếp thứ  4 trong các ngành tạo ra nhiều doanh thu ngoại tệ    nhất, chỉ  sau công  nghiệp năng lượng, hoá chất và sản xuất ô tô. Tại nhiều nước đang phát triển, du   lịch quốc tế  là một trong những nguồn thu ngoại tệ  chủ  yếu, trong đó có Việt   Nam. Năm 2014, lượng ngoại tệ Việt Nam thu hút được từ kinh doanh du lịch quốc   tế  là 7,41 tỷ  USD, chiếm 67% kim ngạch xuất khẩu dịch vụ, chiếm 4,6% t ổng   kim ngạch xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ. Năm 2015, ngành du lịch Việt Nam đóng  góp trực tiếp 6,6% GDP. Tính về  đóng góp xuất khẩu, thu ngoại tệ, năm 2015,  xuất khẩu du lịch đạt giá trị  8,50 tỷ  đô­la Mỹ, chiếm khoảng 4,91% tổng giá trị  xuất khẩu, 65% tổng giá trị  xuất khẩu dịch vụ.  Chính vì vậy, Chính phủ  đã lựa  chọn phát triển du lịch trở  thành ngành kinh tế  mũi nhọn, chiếm tỷ  trọng ngày  càng cao trong cơ cấu GDP và tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế ­ xã hội.
  20. 20 1.1.3.2. Du lịch quốc tế đến góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu một  cách hiệu quả Tính hiệu quả  cao trong kinh doanh du lịch thể  hiện trước nhất  ở  chỗ, du   lịch là một ngành “xuất khẩu tại chỗ” những hàng hoá công nghiệp, hàng tiêu  dùng, thủ công mỹ nghệ, đồ cổ phục chế, nông lâm sản…theo giá bán lẻ cao hơn   (nếu như bán qua xuất khẩu sẽ  bán với giá bán buôn). Được trao đổi thông qua   con đường du lịch quốc tế, các hàng hoá được xuất khẩu mà không phải chịu  hàng rào thuế  quan mậu dịch quốc tế. Du lịch quốc tế  đến không chỉ  là ngành   xuất khẩu tại chỗ mà còn là ngành “xuất khẩu vô hình” hàng hoá dịch vụ. Đó là  cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, ánh sáng mặt trời vùng “á nhiệt đới”, những giá  trị của những di tích lịch sử, văn hoá, tính độc đáo trong truyền thống phong tục  tập quán mà không bị  mất đi qua mỗi lần bán, thậm chí giá trị  và uy tín của nó  còn được tăng thêm qua mỗi lần đưa ra thị trường, nếu như chất lượng phục vụ  cao. Ngoài ra, hàng hoá dịch vụ  thông qua hai hình thức xuất khẩu trên còn đem   lại lợi nhuận kinh tế  cao hơn, do tiết kiệm đáng kể  các chi phí đóng gói bao bì,   bảo quản và thuế  xuất khẩu, có khả  năng thu hồi vốn nhanh và lãi cao do nhu   cầu du lịch là nhu cầu cao cấp có khả năng thanh toán. 1.1.3.3. Khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài Quy luật có tính phổ biến của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế  giới hiện nay, là giá trị  ngành dịch vụ  ngày càng chiếm tỉ  trọng cao hơn trong   tổng sản phẩm xã hội và trong số người có việc làm. Do vậy, các nhà kinh doanh   đi tìm hiệu quả của đồng vốn, thi du lịch quốc tế là một lĩnh vực kinh doanh hấp   dẫn so với nhiều ngành kinh tế khác. Du lịch đem lại tỉ suất lợi nhuận cao vì vốn   đầu tư vào du lịch tương đối thấp so với các ngành công nghiệp nặng, giao thông  vận tải mà khả  năng thu hồi vốn lại nhanh, kỹ thuật không phức tạp. Đặc biệt  trong lĩnh vực kinh doanh du lịch bổ sung thì nhu cầu về  vốn đầu tư  lại càng ít   hơn (so với lĩnh vực kinh doanh cơ bản) mà lại thu hút lao động nhiều hơn, thu  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2