intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tiền ảo Bitcoin – Thực trạng tại một số quốc gia trên thế giới và quản lý tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

95
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của đề tài là làm rõ đặc điểm và cơ chế hoạt động của thị trường Bitcoin, thực trạng sử dụng và kinh doanh đồng tiền này trên thế giới và tại Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp quản lý đồng tiền ảo này tại Việt Nam theo từng giai đoạn. Việt Nam

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tiền ảo Bitcoin – Thực trạng tại một số quốc gia trên thế giới và quản lý tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- NGUYỄN THỊ NHƯ Ý TIỀN ẢO BITCOIN – THỰC TRẠNG TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ QUẢN LÝ TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- NGUYỄN THỊ NHƯ Ý TIỀN ẢO BITCOIN – THỰC TRẠNG TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ QUẢN LÝ TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. BÙI KIM YẾN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sỹ Kinh tế với tên đề tài “ Tiền ảo Bitcoin – Thực trạng tại một số quốc gia trên thế giới và quản lý tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Bùi Kim Yến. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, được trích dẫn, phát triển từ các tài liệu, công trình nghiên cứu, tạp chí và các trang web có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy được trình bày đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Như Ý
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các hình vẽ, đồ thị PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Tên đề tài ............................................................................................................... 1 2. Lý do thực hiện đề tài........................................................................................... 1 3. Mục tiêu/câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 2 4. Đối tượng/phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 4 5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY LIÊN QUAN ĐẾN TIỀN ẢO BITCOIN........................................................................... 5 1.1. Khái niệm chung về tiền ảo .............................................................................. 5 1.1.1 Định nghĩa tiền ảo.......................................................................................... 5 1.1.2. Phân loại tiền ảo ........................................................................................... 6 1.1.2.1 Theo sự tương tác với tiền thực và nền kinh tế thực ............................ 6 1.1.2.2. Theo khả năng chuyển đổi ...................................................................... 7 1.1.2.3. Theo khả năng kiểm soát ........................................................................ 7 1.1.3. Đặc điểm của tiền ảo .................................................................................. 7 1.1.3.1. Ưu điểm ................................................................................................... 7 1.1.3.2. Nhược điểm ............................................................................................. 8 1.1.4. Các chủ thể trong hệ thống tiền tệ ảo ......................................................... 8 1.1.4.1. Người môi giới (An exchanger) ............................................................. 8
  5. 1.1.4.1. Người quản trị (An administrator) ........................................................ 8 1.1.4.3. Người dùng (A user) ............................................................................... 8 1.2. Tổng quan về tiền ảo Bitcoin ............................................................................ 9 1.2.1. Khái niệm Bitcoin ......................................................................................... 9 1.2.1.1 Khái niệm .................................................................................................. 9 1.2.1.2 Cơ chế tạo lập Bitcoin ............................................................................ 10 1.2.1.3 Lưu trữ và giao dịch Bitcoin ................................................................. 12 1.2.1.4 Các loại tiền ảo khác tương tự Bitcoin ................................................. 14 1.2.2. Ưu nhược điểm của Bitcoin. ...................................................................... 15 1.2.2.1 Ưu điểm. .................................................................................................. 15 1.2.2.2 Nhược điểm. ............................................................................................ 17 1.2.3. Rủi ro khi sử dụng Bitcoin ........................................................................ 18 1.2.3.1 Rủi ro giá trị............................................................................................ 18 1.2.3.2 Rủi ro pháp lý ......................................................................................... 19 1.2.3.3 Rủi ro hoạt động ..................................................................................... 19 1.2.3.4 Rủi ro cạnh tranh ................................................................................... 20 1.2.3.5 Rủi ro về rửa tiền và tài trợ khủng bố.................................................. 20 1.2.4. Các nghiên cứu liên quan đến tiền ảo Bitcoin ......................................... 22 1.2.4.1 Các nghiên cứu của nước ngoài ............................................................ 22 1.2.4.2 Các nghiên cứu trong nước ................................................................... 27 Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VÀ KINH DOANH BITCOIN TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM ............................................ 29 2.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Bitcoin. ............................. 29 2.1.1. Giai đoạn 1 (2008-2009) ............................................................................. 29 2.1.2. Giai đoạn 2 (2010) ...................................................................................... 30 2.1.3. Giai đoạn 3 (2011-2012) ............................................................................. 30 2.1.4. Giai đoạn 4 (2013-2016) ............................................................................. 31
  6. 2.1.5. Giai đoạn 5 (2017) ...................................................................................... 33 2.2. Thực trạng trên thế giới .................................................................................. 37 2.2.1. Tổng quan thị trường ................................................................................. 37 2.2.2. Thị trường Mỹ ............................................................................................ 38 2.2.3. Thị trường Trung Quốc ............................................................................ 40 2.2.4 Thị trường Nhật Bản .................................................................................. 43 2.2.5. Thị trường Châu Âu................................................................................... 46 2.2.6. Thị trường Ấn Độ ....................................................................................... 48 2.2.7. Một số thị trường tại Đông Nam Á ........................................................... 50 2.2.7.1 .Philipines ................................................................................................ 52 2.2.7.2 Indonesia ................................................................................................. 52 2.2.7.3 Malaysia .................................................................................................. 53 2.2.7.4 Thái Lan .................................................................................................. 53 2.2.7.5 Singapore ................................................................................................. 54 2.3.Thực trạng tại Việt Nam .................................................................................. 54 Chương 3: MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG GIÁ BITCOIN .......................................................................... 60 3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá Bitcoin thế giới .......................................... 60 3.1.1 Các yếu tố về mặt kỹ thuật và quan hệ xã hội ............................................ 60 3.1.1.1 Vai trò điều tiết của Chính phủ.............................................................. 60 3.1.1.2 Những ảnh hưởng của thông tin truyền thông ...................................... 61 3.1.1.3 Tính ổn định và an toàn của hệ thống bảo mật Bitcoin ....................... 63 3.1.1.4 Tình hình nguồn cung cầu Bitcoin của thị trường ............................... 64 3.1.1.5 Mức độ chấp nhận Bitcoin như một phương tiện thanh toán ............. 67 3.1.2 Các yếu tố về mặt kinh tế.............................................................................. 69 3.1.2.1 Bitcoin và giá vàng thế giới........................................................................ 69 3.1.2.2 Bitcoin và chỉ số USD Index ...................................................................... 71
  7. 3.1.2.3 Bitcoin và giá dầu thế giới ......................................................................... 72 3.1.2.4 Bitcoin trong mối tương quan với các loại tiền kỹ thuật số khác .......... 73 3.2 Mô hình kiểm định các nhân tố tác động đến giá vàng ................................ 73 3.2.1 Kiểm định nghiệm đơn vị ........................................................................... 74 3.2.2 Xác định độ trễ tối ưu cho các biến của mô hình ..................................... 75 3.2.3 Mô hình Var ................................................................................................. 75 3.2.4 Kiểm tra tự tương quan trong phần dư của mô hình .............................. 77 3.2.5 Kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các biến ...................................... 77 3.2.6 Phân tích tác động phản ứng đẩy giữa các biến ....................................... 79 3.2.7 Phân tích phân rã phương sai .................................................................... 80 Chương 4: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TIỀN ẢO BITCOIN TẠI VIỆT NAM .... 81 4.1 Đối với Nhà nước. ............................................................................................. 82 4.2 Đối tổ chức ........................................................................................................ 86 4.3 Đối với người dùng, giao dịch và đầu tư ........................................................ 87 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................. 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTW : Ngân hàng Trung Ương PBOC : Ngân hàng Trung Ương Trung Quốc FED : Cục dự trữ Liên bang Mỹ USD : Đồng đôla Mỹ VAR : Mô hình vectơ tự hồi quy
  9. DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1 Ba loại tiền ảo theo tương tác với tiền thực và kinh tế thực Hình 1.2: Giá trị vốn hóa thị trường của Bitcoin và các loại tương tự giai đoạn năm 2013-2017 Hình 2.1: Giá Bitcoin giai đoạn năm 2013-2017 Hình 2.2: Giá Bitcoin năm 2017 Hình 2.3: Số lượng Bitcoin trong lưu thông theo thời gian Hình 2.4: Giá trị vốn hóa thị trường và số Bitcoin trong lưu thông tại 07/10/2017 Hình 2.5: Tình trạng hợp pháp của Bitcoin trên toàn thế giới Hình 2.6: Khối lượng giao dịch Bitcoin theo các loại đồng tiền giai đoạn 1/2012-1/2017 Hình 2.7: Khối lượng giao dịch Bitcoin giai đoạn 2015-2017 Hình 2.8: Khối lượng giao dịch Bitcoin theo các loại đồng tiền tại thời điểm Hình 2.9: Khối lượng giao dịch Bitcoin bằng Rupee Ấn Độ tại sàn LocalBitcoins giai đoạn 3/2013-9/2017 Hình 2.10: Các đại lý chấp nhận thanh toán Bitcoin tại Mỹ Hình 2.11:Các đại lý chấp nhận thanh toán Bitcoin tại Đông Nam Á Hình 3.1: Giá Bitcoin và điều chỉnh chính sách của PBOC Hình 3.2: Giá Bitcoin và phát biểu của chuyên gia Hình 3.3: Giá Bitcoin giảm mạnh sau khi sàn Bitfinex bị hacker tấn công Hình 3.4: Nhu cầu giao dịch Bitcoin giai đoạn 2013-2017 Hình 3.5: Thị phần về khối lượng khai thác Bitcoin vào tháng 1/2017 Hình 3.6: Bản đồ đào các loại tiền kỹ thuật số trên thế giới Hình 3.7: Doanh số khai thác Bitcoin giai đoạn 2013-2016
  10. Hình 3.8: Tỷ lệ các khu vực sử dụng theo các hình thức thanh toán Hình 3.9: Bitcoin với vai trò là tài sản an toàn Hình 3.10: Biến động giá Bitcoin sau khi Triều Tiên phóng tên lửa Hình 3.11: Đồ thị giá vàng và giá Bitcoin thế giới trong giai đoạn 2015-2017 Hình 3.12: Đồ thị USD Index và giá Bitcoin thế giới trong giai đoạn 2015-2017
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tên đề tài “Tiền ảo Bitcoin – Thực trạng tại một số quốc gia trên thế giới và quản lý tại Việt Nam” 2. Lý do thực hiện đề tài Trong thời gian gần đây, chúng ta thường hay được nghe nhắc đến cuộc Cách mạng khoa học Công nghệ lần thứ tư đang diễn ra khắp nơi trên thế giới. Những thành tựu to lớn đã mang đến cho loài người đó chính là Trí tuệ nhân tạo với máy móc tự động và thông minh như ôtô tự lái, in ấn ba chiều, công nghệ sinh học, công nghệ nano…. Tuy nhiên điểm đột phá của nó chính là những thành quả to lớn trong công nghệ số tiếp nối từ khi máy tính ra đời. Dựa trên những nền tảng công nghệ vượt bậc, tiền ảo nói chung và Bitcoin nói riêng đã ra đời với vai trò giống như một loại tiền tệ để thanh toán trực tuyến. Do sự mới lạ và vấn đề bảo mật nên phải trải qua quá trình hoàn thiện và cải tiến không ngừng mới có thể đưa Bitcoin trở thành loại tiền tệ ảo được giao dịch nhiều nhất hiện nay. Xét về mặt kỹ thuật, tính bảo mật trong thanh toán của Bitcoin đang ngày càng hoàn thiện và rất an toàn cho người nắm giữ nó. Tuy nhiên, về khía cạnh quản lý kinh tế, đồng tiền ảo này đang mở ra những khái niệm quản lý tiền tệ mới dành cho các Ngân hàng Trung Ương trên thế giới. Không gói gọn trong biên giới của mỗi quốc gia, Bitcoin đang trở thành một xu hướng thanh toán toàn cầu và không chịu sự chi phối và điều tiết của bất kỳ quốc gia nào. Chính vì vậy, có ba vấn đề cũng là ba rủi ro đặt ra cho những người tham gia thị trường vào lúc này. Thứ nhất, mỗi khi xảy ra sự cố, ai hoặc cơ quan nào sẽ đứng ra chịu trách nhiệm giải quyết cho người nắm giữ hay giao dịch chúng. Thứ hai là, giá trị của Bitcoin sẽ phụ thuộc vào những nhân tố nào khi lịch sử từ
  12. 2 lúc được phát minh đến nay cho thấy mức độ biến động của nó mạnh hơn so với hầu hết bất cứ loại tiền tệ nào trên thế giới. Thứ ba là các quốc gia sẽ phải chịu những rủi ro gì nếu không quản lý được các giao dịch liên quan đến Bitcoin. Tại Việt Nam những giao dịch đầu tiên liên quan đến Bitcoin được thực hiện vào năm 2014. Lúc mới du nhập vào thị trường, tiền ảo Bitcoin cũng đã được những người đầu tư mạo hiểm giao dịch khá sôi động nhưng sau đó nó bước vào giai đoạn tạm lắng, chủ yếu do tính bảo mật thấp vào giai đoạn đầu phát triển. Thời điểm hiện tại, khi tính bảo mật đã được đảm bảo cùng với những đợt biến động giá tăng mạnh trong thời gian qua trên thị trường thế giới hứa hẹn sẽ làm thị trường trong nước nóng trở lại. Điều này đặt ra nhu cầu cấp thiết cần tìm hiểu rõ bản chất, thực trạng, nhân tố tác động tới giá trị của thị trường tiền ảo Bitcoin để có cách nhìn nhận chính xác và giúp đưa ra được các giải pháp nhằm quản lý hiệu quả loại tiền tệ ảo này. Hiện tại ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về chủ đề này. Trong khi đó Luật quản lý về tiền ảo đang được lấy ý kiến rộng rãi và nhanh nhất phải đến cuối năm 2018 mới có thể chính thức được ban hành theo dự định. Chính vì vậy, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Tiền ảo Bitcoin – Thực trạng tại một số quốc gia trên thế giới và quản lý tại Việt Nam” làm nội dung luận văn. 3. Mục tiêu/câu hỏi nghiên cứu: có 4 câu hỏi nghiên cứu được đặt ra trong phạm vi của luận văn này: 3.1 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của đề tài là làm rõ đặc điểm và cơ chế hoạt động của thị trường Bitcoin, thực trạng sử dụng và kinh doanh đồng tiền này trên thế giới và tại Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp quản lý đồng tiền ảo này tại Việt Nam theo từng giai đoạn.
  13. 3 3.2 Các câu hỏi nghiên cứu 3.2.1. Lịch sử hình thành, bản chất và đặc tính của thị trường tiền ảo Bitcoin là gì? Để giải quyết câu hỏi này, trước hết luận văn sẽ trình bày lịch sử hình thành và phát triển của tiền ảo, các loại tiền ảo phổ biến đang được lưu hành trên thế giới, cấu trúc vận hành của thị trường tiền ảo diễn ra như thế nào. Hoạt động đầu tư vào Bitcoin đang diễn ra như thế nào từ khi hình thành đến nay 3.2.2 Thực trạng hoạt động quản lý thị trường Bitcoin tại một số quốc gia trên thế giới như thế nào? Để trả lời câu hỏi nghiên cứu này, luận văn sẽ trình bày một số khía cạnh như: -Bitcoin đang chiếm vị trí như thế nào trong quy mô giao dịch và lưu thông trên thế giới - Quan điểm các quốc gia về Bitcoin: đã chấp nhận Bitcoin như là một phương thức thanh toán, hàng hóa, hay tài sản và các quy định pháp luật của họ để quản lý đồng tiền này như thế nào 3.2.3 Phân tích các nhân tố tác động vào xu hướng của giá Bitcoin Một trong những tiêu chí quan trọng nhất khi nghiên cứu về thị trường Bitcoin là phân tích những biến động giá của đồng tiền kỹ thuật số này. Dựa vào các nghiên cứu trên thế giới, thực trạng trên thế giới để tổng hợp lại những nhân tố đang ảnh hưởng đến biến động giá trị của Bitcoin. 3.2.4 Việc quản lý thị trường tiền ảo Bitcoin tại Việt Nam hiện nay như thế nào?
  14. 4 - Thị trường Việt Nam có những đặc điểm thuận lợi hay bất lợi gì cho sự phát triển và sử dụng của Bitcoin - Việc quản lý các giao dịch Bitcoin ở thị trường Việt Nam đang ở mức độ nào, những chính sách quản lý nào ở các quốc gia trên thế giới có thể áp dụng tại Việt Nam. - Giải pháp về lộ trình và cơ chế quản lý đồng Bitcoin trong từng giai đoạn phù hợp với điều kiện tại Việt Nam. 4. Đối tượng/phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là thị trường Bitcoin và phạm vi nghiên cứu là từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 9 năm 2017. 5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp định tính kết hợp với định lượng. + Phương pháp định tính: phân tích tổng hợp các nghiên cứu trên thế giới có liên quan đến chủ đề này nhằm xác định các nhân tố chủ đạo ảnh hưởng đến biến động giá của Bitcoin. Những bài học kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong quá trình chấp nhận sử dụng đến quản lý đồng tiền ảo này. + Phân tích định lượng: Do Bitcoin vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển nên xu hướng biến động giá của nó phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động đầu cơ của thị trường và không phản ánh hoàn toàn mối quan hệ qua lại với các biến số kinh tế khác. Việc phân tích định tính chỉ nhằm phục vụ mục đích tìm hiểu các nhân tố tác động đến giá trị Bitcoin trong thời điểm hiện tại. Trong khi đó, việc phân tích định lượng chủ yếu sẽ dùng để đánh giá mức độ tương quan trong biến động của giá Bitcoin với các biến số như giá vàng, giá dầu, USD Index… (chỉ số đo lường độ biến động của thị trường)… đưa ra các phương pháp (phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật) giúp dự báo sự biến động của giá Bitcoin nhằm phục vụ cho mục đích quản lý thị trường một cách hiệu quả.
  15. 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY LIÊN QUAN ĐẾN THỊ TRƯỜNG TIỀN ẢO BITCOIN 1.1 Khái niệm chung về tiền ảo Các khái niệm trình bày trong phần này được tổng hợp từ các nguồn như trang web wikipedia.org, bài nghiên cứu “Virtual Currency Scheme October 2012” của ECB, một số văn bản của các Ngân hàng Trung Ương lớn trên thế giới và đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân (2014). 1.1.1 Định nghĩa tiền ảo Tiền ảo bắt đầu được hình thành và phát triển cùng với sự phổ biến của internet và mạng xã hội. Trong các trò chơi trực tuyến hay các loại hình dịch vụ mua sắm, trao đổi,…người mua và người bán có thể giao dịch các vật phẩm trong các trò chơi hay hàng hóa với nhau thông qua tiền ảo được đảm bảo bởi nhà phát hành. Chính từ những khởi đầu này, khái niệm tiền tệ dần được mở rộng dẫn đến sự ra đời của Bitcoin. Sau đây là một số khái niệm về tiền ảo trong các báo cáo và nghiên cứu: - Tiền ảo là một loại tiền kỹ thuật số, không được quản lý, được phát hành và thường được kiểm soát bởi người sáng lập, được sử dụng và chấp nhận bởi các thành viên của một cộng đồng ảo cụ thể (European Central Bank, 2012). - Tiền ảo là một giá trị kỹ thuật số, không được chính phủ ban hành. Tiền ảo có thể được sử dụng trong nền kinh tế ảo và không được chuyển đổi thành các loại tiền tệ do chính phủ các nước ban hành hoặc có thể mua bán hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế thực và chuyển đổi thành các loại tiền tệ theo một tỷ giá của tiền ảo (United States Gorverment Accountability Office, 2014). - Tiền ảo cũng là một giá trị kỹ thuật số có chức năng như một phương tiện trao đổi, một đơn vị tài khoản và tích trữ giá trị nhưng không có giá trị pháp lý như các loại tiền tệ được ban hành bởi các quốc gia (Financial Action Task Force, 2014). 1.1.2 Phân loại tiền ảo
  16. 6 1.1.2.1 Theo sự tương tác với tiền thực và nền kinh tế thực a) Tiền ảo đóng ( closed virtual currency schemes) : là loại tiền ảo gần như không có mối liên hệ với nền kinh tế thực và chỉ được sử dụng để mua bán các hàng hóa, dịch vụ ảo trong môi trường ảo như trong các chương trình trò chơi ngoại tuyến và trực tuyến và không được giao dịch bên ngoài môi trường này b) Tiền ảo lưu chuyển một chiều (virtual currency schemes with unidirectional flow): là loại tiền ảo có thể mua trực tiếp bằng tiền thực nhưng không thể bán lấy tiền thực. Tiền ảo này có thể được sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ thực cũng như hàng hóa và dịch vụ ảo. c) Tiền ảo lưu chuyển hai chiều (virtual currency schemes with bidirectional flow): là loại tiền ảo có thể được mua và bán bằng tiền thực theo một tỷ giá. Tiền ảo này hoạt động giống như một đồng tiền có khả năng chuyển đổi trong nền kinh tế thực, được dùng để thực hiện các loại giao dịch ( mua bán hàng hóa và dịch vụ thực lẫn hàng hóa và dịch vụ ảo) (European Central Bank, 2012). Ví dụ cho loại tiền ảo này như đồng Linder trong Second life hay Bitcoin, trong đó đặc điểm và tính chất của đồng Bitcoin sẽ được nói rõ trong phần sau. Hình 1.1 Ba loại tiền ảo theo tương tác với tiền thực và kinh tế thực 1.1.2.2 Theo khả năng chuyển đổi. a) Tiền ảo không có khả năng chuyển đổi (non-concertible virtual currency): là loại tiền ảo của riêng thể giới ảo và các trò chơi trực tuyến và theo các điều khoản và
  17. 7 điều kiện của thế giới ảo và trò chơi trực tuyến thì tiền ảo này không thể đổi sang tiền thực được. b) Tiền ảo có khả năng chuyển đổi (concertible virtual currency): là loại tiền ảo có giá trị tương đương với tiền thực và có thể đổi ra tiền thực ( ví dụ như Web money, Bitcoin, Litecoin…) 1.1.2.3 Theo khả năng kiểm soát a) Tiền ảo tập trung (centralized currency): là tiền ảo do một nhà quản trị kiểm soát toàn bộ nền kinh tế ảo, từ việc phát hành tiền ảo, xác thực giao dịch, quyết định lượng cung tiền ảo đến việc đưa ra các quy định hoạt động trong một nền kinh tế ảo. Ví dụ như Linder dollar trong Second life… b) Tiền ảo phi tập trung (decentralized currency/hay là crypto currency): không do một nhà quản trị nào kiểm soát, các đơn vị tiền ảo được tạo ra, được kiểm tra, quản lý bởi chính người dùng thông qua công cụ kĩ thuật phức tạp. Đây là loại tiền ảo được phân bổ với mã nguồn mở, dựa trên thuật toán học phức tạp trong một hệ thống thanh toán ngang hàng không được điều hành và kiểm soát bởi chính phủ nước nào. Ví dụ như Bitcoin, Ethereum, Dash, Ripple,… mà trong đó Bitcoin là ví dụ điển hình nhất. Theo European Central Bank, (2012). 1.1.3 Đặc điểm của tiền ảo 1.1.3.1 Ưu điểm - Tính được chấp nhận rộng rãi: Mỗi đồng tiền ảo được chấp nhận và sử dụng trong các cộng đồng hoặc môi trường kinh tế cụ thể. - Tính đồng nhất: Mỗi đồng tiền ảo có giá trị giống nhau dù nó được phát hành hay tạo ra ở các thời điểm khác nhau. - Tính lưu động: tiền ảo được lưu chuyển với tốc độ nhanh, dễ dàng đến các địa điểm khác nhau thông qua máy tính hay các thiết bị điện tử khác. - Tính thanh khoản cao và chi phí thấp: giao dịch tiền ảo thường có tính thanh khoản cao hơn ngân hàng với chi phí giao dịch và phí tham gia thị trường ảo là rất thấp. - Tính đầy đủ: Hệ thống luôn luôn có sẵn và đảm bảo cung cấp bất cứ lúc nào
  18. 8 cho người sử dụng. 1.1.3.2 Nhược điểm: - Tính bất ổn định: vì không được đảm bảo bằng hiện vật (như vàng hay đồng tiền chính phủ) nên giá trị của tiền ảo rất dễ biến động, không ổn định. - Tính dễ bị ảnh hưởng bởi hệ thống và an ninh: nguyên nhân chính vì tiền ảo được thiết lập cũng như lưu hành chủ yếu thông qua các thiết bị điện tử, hệ thống phải đối mặt với công tác bảo mật và chống tin tặc. - Tính ít phụ thuộc và không được luật pháp quản lý: hầu hết các đồng tiền ảo chỉ bị quản lý bởi cá nhân hay tổ chức phát hành ra nó mà không chịu sự giám sát của nhà nước.Vì vậy hiện nay, tiền ảo không phải chịu thuế. 1.1.4 Các chủ thể trong hệ thống tiền tệ ảo 1.1.4.1 Người môi giới (An exchanger): cá nhân, tổ chức tham gia vào việc trao đổi tiền ảo lấy tiền thực hoặc tiền ảo khác, hoặc làm người trung gian trong việc mua bán tiền ảo. 1.1.4.2 Người quản trị (An administrator): là những cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm phát hành tiền ảo ( đưa vào lưu thông) đối với loại tiền ảo tập trung, thiết lập các luật lệ cho việc sử dụng, duy trì sổ cái thanh toán tập trung và là người có quyền thu hồi những đồng tiền ảo đó (rút khỏi lưu thông). Đối với loại tiền ảo phi tập trung thì không có vai trò của người quản trị như trên 1.1.4.3 Người dùng (A user): là những các nhân, tổ chức nắm giữ tiền ảo và sử dụng để mua bán dịch vụ, hàng hoá thực hay ảo hoặc thực hiện các giao dịch chuyển khoản cho người khác hoặc nắm giữ để đầu tư. Với loại tiền ảo phi tập trung, người dùng còn có thể tự khai thác các đơn vị tiền thông qua việc vận hành phần mềm đặc biệt để giải những thuật toán phức tạp. Trong trường hợp này, họ được gọi là người khai thác hay còn gọi là đào (miner). 1.2 Tổng quan về tiền ảo Bitcoin 1.2.1 Khái niệm Bitcoin 1.2.1.1 Khái niệm
  19. 9 Bitcoin ra đời không phải là một khoảnh khắc ngẫu nhiên như khi nhà vật lý Newton khám phá ra lực hấp dẫn mà đó là một quá trình phát triển lâu dài dưới sự thúc đẩy của nền tảng khoa học công nghệ. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4 là thuật ngữ được giới chuyên môn sử dụng trong thời gian gần đây để nhấn mạnh các thành tựu về trí tuệ nhân tạo, máy móc tự động, công nghệ sinh học, công nghệ nano, dữ liệu khối Blockchain... Sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra vào năm 2008 - 2009, nước Mỹ phải sử dụng hàng loạt các gói kích thích tiền tệ để giải cứu nền kinh tế, trong khi phần còn lại của thế giới ngập chìm trong suy thoái. Niềm tin của thị trường vào các đồng nội tệ của các nền kinh tế hàng đầu thế giới bị lung lay. Bitcoin đã ra đời trong bối cảnh đó dựa trên nền tảng công nghệ dữ liệu khối Blockchain - một sổ cái công cộng khổng lồ liệt kê tất cả các giao dịch được xác thực bởi một hệ thống máy tính kết nối toàn cầu. Tính ưu việt của Bitcoin dựa trên những đặc tính kỹ thuật điện tử khác lạ so với các hình thức tiền tệ khác đã thổi một làn gió mới cho thị trường hàng hóa - tiền tệ toàn cầu. Giá trị của Bitcoin tăng lên từng ngày thể hiện sự kỳ vọng rất lớn của thị trường vào loại tiền kỹ thuật số không có biên giới hay rào cản trói buộc này. Bitcoin được phát hành năm 2009 bởi bởi một người hoặc tổ chức có biệt danh là Satoshi Nakamoto. Đến nay danh tính này vẫn chưa được xác thực. Mạng lưới Bitcoin ban đầu xuất phát tại Mỹ, sau đó lan rộng sang các nước khác trên toàn thế giới. Đồng tiền ảo này có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. Bitcoin có cách hoạt động khác hẳn so với các loại tiền tệ chính thức. Không có một Ngân hàng Trung ương nào quản lý và chỉ dựa trên mạng ngang hàng trên internet. Sự cung ứng tiền là tự động, hạn chế, phân chia và có dự kiến. Một Bitcoin có thể phân chia ra 100.000.000 lần. Đơn vị nhỏ nhất là Satoshi, lấy theo tên người sáng lập. Bitcoin được kí hiệu là: BTC, hay ฿, Ƀ. Các đơn vị dùng: mBTC ( milicoin): 1mBTC = 0.001 BTC
  20. 10 μBTC (microcoin): 1 μBTC = 0.000001 BTC Satoshi: 1 Satoshi = 0.00000001 BTC Bitcoin trở nên ưu việt hơn so với các đồng tiền ảo khác là do đây là đồng tiền được mã hóa (cryptography currency) đầu tiên sử dụng hệ thống thanh toán ngang hàng ( peer-to-peer), phi tập trung (decentralized). Bitcoin được xây dựng dựa trên thuật toán phức tạp, trong đó cho phép các giao dịch được thực hiện trực tiếp giữa người gửi và người nhận mà không cần có sự kiểm soát của chính phủ, ngân hàng hay các tổ chức tài chính mà vẫn đảm bảo tính an toàn và chính xác của giao dịch. Bản chất của thuật toán này là một phép mã hóa các giao dịch, trong đó tất cả các giao dịch được công khai trên toàn hệ thống ( nguồn mở - open source), và người hàng triệu người dùng có thể cùng kiểm tra tính xác minh của các giao dịch (thông qua việc giải toán hay còn gọi là mining – đào). Cơ chế này đã giúp Bitcoin tạo được lòng tin và sự an toàn trong thanh toán. Cơ cấu minh bạch và phi tập trung hóa của Bitcoin cũng giúp giảm thiểu chi phí và tăng tính hiệu quả trong hình thức thanh toán điện tử. 1.2.1.2 Cơ chế tạo lập Bitcoin Toàn bộ lịch sử giao dịch của hệ thống tiền tệ Bitcoin đều được ghi lại trong một cơ sở dữ liệu gọi là “block chain” (chuỗi khối). Có thể coi block chain như một cuốn sổ cái kỹ thuật số mà tại đó chứa dữ liệu về tất cả các giao dịch Bitcoin đã từng được thực hiện từ trước đến nay. Từ cuốn sổ cái này có thể suy ra được tất cả các tài khoản đang tồn tại và số dư trong từng tài khoản. Không chỉ riêng với Bitcoin, hầu hết các loại tiền kỹ thuật số đều dựa trên nền tảng công nghệ blockchain. Điểm đặc biệt của mạng lưới Bitcoin là cuốn sổ cái block chain được công khai, lưu trữ và quản lý bởi chính mạng lưới người dùng. Những người tình nguyện tham gia vào công việc quản lý block chain (miner) sẽ chạy các phần mềm trên máy tính để xử lý và ghi chép các giao dịch. Mỗi máy tham gia xử lý đều lưu trữ một bản sao của block chain. Thông tin về sự thay đổi trong block chain sẽ được truyền đi tới toàn mạng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2