intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Vai trò của tài chính vi mô trong xóa đói giảm nghèo tại Malaysia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:125

56
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan, tìm hiểu kinh nghiệm thực tế của Malaysia và đánh giá thực trạng phát triển tài chính vi mô với mục đích giảm nghèo tại Việt Nam, luận văn đề xuất một số kiến nghị chính sách và giải pháp nhằm tiếp tục phát triển tài chính vi mô gắn với xoá đói giảm nghèo ở nước ta.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Vai trò của tài chính vi mô trong xóa đói giảm nghèo tại Malaysia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG -----o0o----- LUẬN VĂN THẠC SĨ VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH VI MÔ TRONG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI MALAYSIA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế TRẦN THỊ HƯƠNG GIANG Hà Nội, năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG -----o0o----- LUẬN VĂN THẠC SĨ VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH VI MÔ TRONG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI MALAYSIA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Ngành: Kinh tế học Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 60310106 Họ và tên học viên: Trần Thị Hương Giang Người hướng dẫn: PGS. TS. Vũ Hoàng Nam Hà Nội, năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn từ các tổ chức có uy tín và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của mình. Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2017 Tác giả luận văn Trần Thị Hương Giang
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGHÈO ĐÓI VÀ TÀI CHÍNH VI MÔ ...................................................................................................................................10 1.1. Giới thiệu chung về Nghèo đói và Ngưỡng nghèo .....................................10 1.1.1. Khái niệm Nghèo đói ..............................................................................10 1.1.2. Đặc điểm của Nghèo đói .........................................................................13 1.1.3. Chỉ số đánh giá nghèo đói ......................................................................15 1.1.4. Khái niệm và vai trò của xóa đói giảm nghèo .......................................20 1.2. Giới thiệu chung về Tài chính vi mô ...........................................................22 1.2.1.Khái niệm Tài chính vi mô ......................................................................22 1.2.2. Vai trò của Tài chính vi mô trong xóa đói giảm nghèo ........................24 CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH VI MÔ TRONG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI MALAYSIA .....................................................................................32 2.1. Hồ sơ Nghèo đói của Malaysia ....................................................................32 2.1.1. Ngưỡng nghèo quốc gia của Malaysia ..................................................32 2.1.2. Tỷ lệ nghèo theo chuẩn quốc gia của Malaysia ....................................33 2.1.3. Khoảng cách nghèo theo chuẩn quốc gia của Malaysia ......................36 2.1.4. Chỉ số bất bình đẳng thu nhập Gini của Malaysia ...............................37 2.1.5. Chỉ số nghèo HPI của Malaysia cho đến trước năm 2010 ...................38 2.1.6. Chỉ số nghèo đa chiều MPI của Malaysia từ năm 2010 .......................39 2.2. Lịch sử hình thành và sản phẩm, dịch vụ của các tổ chức tài chính vi mô chính ở Malaysia ..................................................................................................39 2.2.1. Lịch sử hình thành của các tổ chức tài chính vi mô chính ở Malaysia ...........................................................................................................................39 2.2.2. Sản phẩm, dịch vụ của các tổ chức tài chính vi mô chính ở Malaysia 42
  5. 2.3. Đóng góp của các tổ chức tài chính vi mô trong xóa đói giảm nghèo tại Malaysia................................................................................................................48 CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ Ở VIỆT NAMVÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT TỪ KINH NGHIỆM CỦA MALAYSIA ..........63 3.1. Hồ sơ Nghèo đói của Việt Nam....................................................................63 3.1.1. Ngưỡng nghèo quốc gia của Việt Nam ..................................................63 3.1.2. Tỷ lệ nghèo theo chuẩn quốc gia của Việt Nam....................................66 3.1.3. Khoảng cách nghèo theo chuẩn quốc gia và quốc tế của Việt Nam ....67 3.1.4. Chỉ số bất bình đẳng thu nhập Gini của Việt Nam ...............................68 3.1.5. Chỉ số nghèo HPI của Việt Nam cho đến trước năm 2010 ..................69 3.1.6. Chỉ số nghèo đa chiều MPI của Việt Nam từ năm 2010 ......................70 3.2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động Tài chính vi mô tại Việt Nam .........................................................................................................71 3.2.1. Quá trình hình thành hoạt động Tài chính vi mô tại Việt Nam ...........71 3.2.2. Giới thiệu các tổ chức, chương trình tài chính vi mô chính tại Việt Nam ...................................................................................................................74 3.3. Thực trạng hoạt động Tài chính vi mô tại Việt Nam ................................78 3.3.1. Khung pháp lý của hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam ................78 3.3.2. Những sản phẩm, dịch vụ của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam ...........................................................................................................................83 3.4. Những đề xuất từ bài học kinh nghiệm của Malaysia đối với việc phát triển tài chính vi mô phục vụ xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam .....................93 KẾT LUẬN ..............................................................................................................98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................100 PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 – Mô tả và tỷ trọng của các chỉ số, các chiều trong tính toán MPI ...........18 Bảng 2.1 – Cơ chế cho vay của AIM ........................................................................42 Bảng 2.2 – Quỹ Phúc lợi và Hạnh phúc dành cho thành viên AIM ..........................43 Bảng 2.3 – Cơ chế cho vay của YUM ......................................................................44 Bảng 2.4 – Cơ chế cho vay của TEKUN ..................................................................45 Bảng 2.5 – Tóm tắt so sánh giữa ba tổ chức tài chính vi mô của Malaysia ..............47 Bảng 2.6 – Các khoản vay của dự án Ikhtiar ............................................................53 Bảng 2.7 – Tình trạng Quỹ thành viên của dự án Ikhtiar ..........................................54 Bảng 2.8 – Điều kiện cho vay của một chi nhánh của dự án AIM ...........................55 Bảng 2.9 – Thành phần khách hàng của AIM phân chia theo khu vực ....................56 Bảng 2.10 – Mô tả số liệu khảo sát về tác động kinh tế của AIM ............................58 Bảng 2.11 – Các mức thu nhập trước và sau khi tham gia AIM...............................59 Bảng 3.1 – Ngưỡng nghèo của Việt Nam qua thời gian ...........................................63 Bảng 3.2 – Tỷ lệ nghèo tại Việt Nam theo ngưỡng nghèo quốc tế giai đoạn 1993- 2012 ...........................................................................................................................66 Bảng 3.3 – Quá trình phát triển của Tài chính vi mô tại Việt Nam ..........................72 Bảng 3.4 – Các mô hình hoạt động của tổ chức tài chính vi mô bán chính thức tại Việt Nam ...................................................................................................................77 Bảng 3.5 – Đối tượng vay và lãi suất cho vay của NHCSXH ..................................84 Bảng 3.6 – Bảng so sánh tổng thu nhập, chi tiêu và tiết kiệm của các hộ gia đình là khách hàng của các tổ chức tài chính vi mô năm 2010 .............................................86 Bảng 3.7 – Mục đích sử dụng các khoản vay của khách hàng tại các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam năm 2011 ..............................................................................88 Bảng 3.8 – Hình thức vay ở các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam năm 2011 ........89 Bảng 3.9 – Số lượng khách hàng vay vốn và gửi tiết kiệm ở các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam năm 2011 ............................................................................................91 Bảng 3.10 – Đối tượng vay và lãi suất cho vay của NHCSXH ................................92
  7. DANH MỤC HÌNH &BIỂU ĐỒ Hình 1.1 – Ngưỡng nghèo quốc tế của WB qua thời gian ........................................13 Hình 2.1 – Tỷ lệ nghèo quốc gia của Malaysia giai đoạn 1970 – 2014 ....................34 Hình 2.2 – Tỷ lệ nghèo tại thành thị và nông thôn Malaysia 1970-2002 .................35 Hình 2.3 – Khoảng cách nghèo của Malaysia 2004 - 2009 ......................................37 Hình 2.4 – Hệ số Gini của Malaysia 1984 - 2009 .....................................................38 Hình 2.5 – Các chỉ số nghèo đói của Malaysia 2000-2009.......................................39 Hình 2.6 – Các mốc thời gian của dự án, tổ chức tài chính vi mô tại Malaysia .......41 Hình 2.7 – Tỷ lệ nghèo tại Malaysia theo các chuẩn quốc tế 1984 - 2009 ...............51 Hình 2.8 – Khoảng cách nghèo tại Malaysia theo các chuẩn quốc tếgiai đoạn 1984 – 2009 ...........................................................................................................................52 Hình 2.9 – Cơ cấu thành viên và khách hàng AIM 1999 - 2010 ..............................56 Hình 2.10 – Thu nhập hàng tháng của các hộ gia đình trước và sau khi tham gia AIM giai đoạn 1989 - 2009 .......................................................................................57 Hình 3.1 – Khoảng cách nghèo tại Việt Nam theo các chuẩn quốc tếgiai đoạn 1992 – 2014 ........................................................................................................................67 Hình 3.2 – So sánh khoảng cách nghèo tại Việt Nam và Malaysia theo các chuẩn quốc tế giai đoạn 1992 – 2010 ..................................................................................68 Hình 3.3 – Chỉ số Gini của Việt Nam và Malaysiagiai đoạn 1992 – 2014 ...............69 Hình 3.4 – Các chỉ số nghèo đói của Việt Nam 1997-2009 .....................................69 Hình 3.5 – Chỉ số nghèo đa chiều Việt Nam các năm 2011, 2013, 2016 .................71 Hình 3.6 – Tỷ lệ khách hàng là hộ nghèo được vay vốn ở các tổ chức TCVM........87
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á AGRIBANK Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam AIM Amanah Ikhtiar Malaysia APO Asian Productivity Tổ chức Năng suất Châu Á Organization BMI Body Mass Index Chỉ số cơ thể BPR People’s Bank or Bank Ngân hàng Nhân dân Pengkreditan Rakyat CEP Capital Aid Fund For Quỹ Trợ vốn dành cho Việc Employment of The Poor làm của người nghèo CGAP The Consultative Group to Nhóm Tư vấn hỗ trợ người Assist the Poor nghèo CIA Central Intelligence Agency Cục Tình báo Trung ương CIS Commonwealth of Independent Cộng đồng các quốc gia độc States lập HES Household Expenditure Survey Khảo sát chi tiêu hộ gia đình HPI Human Poverty Index Chỉ số nghèo đói ICP International Comparison Chương trình so sánh quốc tế Program IPL International Poverty Line Ngưỡng nghèo quốc tế MDGs Millennium Development Mục tiêu Thiên niên kỷ Goals MPI Multidimensional Poverty Chỉ số nghèo đói đa chiều Index NDP National Development Policy Chính sách Phát triển Quốc gia NEP New Economic Policy Chính sách Kinh tế mới NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội NVP National Vision Policy Tầm nhìn Quốc gia OPHI Oxford Poverty & Human Sáng kiến Phát triển con người Development Initiative và Nghèo đói Oxford
  9. PL Poverty Line Ngưỡng nghèo PPP Purchasing Power Parities Ngang giá sức mua RM Ringgit Malaysia Đồng Ringgit SPKR Skem Pembangunan Kế hoạch Phát triển Sức khoẻ Kesejahteraan Rakyat Con người TCVM Tài chính vi mô TDND Tín dụng nhân dân TEKUN Economic Fund for National Quỹ Kinh tế dành cho các Entrepreneurs Group nhóm Doanh nghiệp quốc gia TYM Quỹ tình thương UN United Nations Liên hợp quốc UNDP United Nations Development Chương trình Phát triển Liên Programme hợp quốc UNESCO United Nations Educational Tổ chức Văn hoá và Khoa học Scientific and Cultural Giáo dục Liên hợp Quốc Organization VMFWG Vietnam Microfinance Nhóm công tác Tài chính vi mô Working Group Việt Nam WB World Bank Ngân hàng thế giới YUM Yayasan Usaha Maju
  10. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Nghèo đói là một vấn đề đã được nghiên cứu từ rất lâu trên thế giới, với nhiều khái niệm khác nhau, có sự phát triển theo thời gian. Nhìn chung, nghèo đói là tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phương diện, thu nhập hạn chế, hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để bảo đảm tiêu dùng trong những lúc khó khăn, và dễ bị tổn thương trước những biến động bất lợi, ít có khả năng truyền đạt nhu cầu và những khó khăn tới những người có khả năng giải quyết, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định, cảm giác bị xỉ nhục, không được người khác tôn trọng. Nghèo đói được chia thành Nghèo đói tuyệt đối (Absolute poverty) và Nghèo đói tương đối (Relative Poverty). Ngưỡng nghèo là chi phí của một gói hàng hóa tương ứng với phần thỏa dụng bị thiếu của người nghèo. Nghèo đói có nhiều biểu hiện khác nhau, bao gồm thiếu thu nhập và nguồn lực sản xuất đủ để đảm bảo sinh kế bền vững; đói và suy dinh dưỡng; sức khỏe kém; hạn chế hoặc thiếu tiếp cận với giáo dục và các dịch vụ cơ bản khác; tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh tật; vô gia cư và nhà ở không đầy đủ; môi trường không an toàn; và bị phân biệt đối xử, bị tách biệt xã hội. Nghèo đói cũng đặc trưng bởi sự thiếu tham gia vào việc ra quyết định vào đời sống dân sự, xã hội và văn hóa. Để đánh giá nghèo đói, các nhà nghiên cứu thường sử dụng một số chỉ số bao gồm: tỷ lệ nghèo đói, chỉ số nghèo (HPI), chỉ số nghèo đói đa chiều (MPI), khoảng cách nghèo (Poverty Gap) hay chỉ số Gini. Xoá đói giảm nghèo là tổng thể các chương trình, hoạt động, biện pháp, chính sách và các nỗ lực của toàn cầu, toàn xã hội, của mỗi nhà nước và các cơ quan có liên quan hay là của chính những đối tượng thuộc diện nghèo đói, nhằm trực tiếp bù đắp những khả năng, những quyền con người bị thiếu hụt của những cá nhân hiện đang và có nguy cơ thuộc diện nghèo đói; hoặc tạo cơ hội nhằm giúp những cá nhân này tạo được thu nhập, tài sản, tăng khả năng tham gia vào đời sống xã hội và các quyết định chính trị; giảm cảm giác bị xỉ nhục và nâng cao sự tôn trọng từ người khác. Trong số các chương trình xóa đói giảm nghèo, tài chính vi mô là biện pháp được công nhận rộng rãi như là một công cụ quan trọng để giảm nghèo và tăng phúc
  11. lợi xã hội. Tài chính vi mô là việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho người có thu nhập thấp. Tài chính vi mô tác động tới nghèo đói và xóa đói giảm nghèo qua nhiều kênh khác nhau, ví dụ như: thông qua việc cung cấp dịch vụ tài chính cho nhóm khách hàng tại các khu vực khó khăn nhất; tạo ra nguồn vốn vay quan trọng đối với người nghèo; giúp tăng thu nhập của người nghèo; giảm khả năng tổn thương trước các biến động bên ngoài hay trang bị cho người nghèo kiến thức kinh doanh và cách quản lý rủi ro tốt hơn. Malaysia là một trong những nước đã áp dụng thành công tài chính vi mô để xóa đói giảm nghèo. Nhắc đến tài chính vi mô tại Malaysia, các nhà nghiên cứu hay nhà hoạch định chính sách sẽ đề cập tới ba chương trình, ba tổ chức có tên là Amanah Ikhtiar Malaysia (AIM) thành lập năm 1988 với tiền thân là dự án Ikhtiar năm 1985, Yayasan Usaha Maju (YUM) ra đời năm 1995, và Quỹ kinh tế cho Nhóm Doanh nhân Quốc gia (Economic Fund for National Entrepreneurs Group, viết tắt là TEKUN) triển khai từ năm 1998. AIM là một tổ chức phi chính phủ trong khi YUM và TEKUN được điều hành bởi Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Chế biến Malaysia (Ministry of Agriculture and Agro-based Industry Malaysia). Ba tổ chức này chỉ cung cấp các khoản vay tín dụng vi mô mà không có các sản phẩm tài chính vi mô khác như tiết kiệm hay bảo hiểm bởi lẽ nhận tiền gửi dưới bất cứ hình thức nào là trái luật tại nước. Ngoài ra, các khoản vay ở đây cũng được trợ cấp và không tính lãi suất, do quy định của luật Hồi giáo Shari’a. Đã có rất nhiều nghiên cứu và minh chứng cho thấy đóng góp tích cực của các chương trình này trong việc xóa đói giảm nghèo tại Malaysia bằng cách cung cấp vốn vay cho những khách hàng nghèo khổ nhất. Bên cạnh đó, có khảo sát cho thấy các hoạt động tài chính vi mô giúp tạo lập hoạt động kinh doanh bền vững hơn; tạo thêm nguồn thu nhập khác, từ đó gián tiếp làm giảm khả năng tổn thương trước biến động bên ngoài của người nghèo; đồng thời, có bằng chứng về việc tăng đầu tư vào giáo dục và sức khỏe trẻ em. Dĩ nhiên, các thành tựu này được hỗ trợ rất lớn từ các chính sách, chiến lược quốc gia khác của nước này. Tại Việt Nam, nghèo đói và xóa đói giảm nghèo cũng là vấn đề dành được rất nhiều sự quan tâm của Chính phủ. Dựa trên tính toán của World Bank căn cứ
  12. vào ngưỡng nghèo quốc tế, khoảng cách nghèo của Malaysia luôn thấp hơn Việt Nam nhiều, tình trạng bất bình đẳng về thu nhập ở Việt Nam mặc dù không nghiêm trọng như tại Malaysia nhưng qua thời gian không có dấu hiệu được cải thiện mà thậm chí dần tăng thêm. Nhìn chung qua thời gian, mức độ nghiêm trọng của nghèo đói ở Việt Nam có giảm nhưng vẫn nằm trong ngưỡng nghèo đói đa chiều trung bình. Các hoạt động tài chính vi mô đầu tiên được triển khai tại Việt Nam muộn hơn so với Malaysia một vài năm, cũng bắt đầu từ việc cung cấp các khoản vay nhỏ (tín dụng vi mô) cho các hộ gia đình nghèo. Khung pháp lý cho hoạt động tài chính vi mô ở Việt Nam còn nhiều bất cập, hạn chế. Các sản phẩm dịch vụ tài chính vi mô tại Việt Nam tuy đầy đủ, phong phú nhưng một số sản phẩm chưa được chú trọng phát triển ví dụ như bảo hiểm và tiết kiệm vi mô. Dựa trên cơ sở nhìn nhận các hạn chế hiện có của hoạt động tài chính vi mô Việt Nam và đúc rút các bài học từ kinh nghiệm thành công của Malaysia, tác giả đề xuất một số khuyến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước mang tính định hướng như sau: (i) Cải thiện môi trường pháp lý, các quy định chính sách còn bất cập đối với hoạt động tài chính vi mô; (ii) Chính phủ cần có sự tài trợ thích hợp hoặc khuyến khích đầu tư từ các nhà tài trợ cho hoạt động tài chính vi mô; (iii) Bộ Tài chính cân nhắc chính sách thuế ưu đãi dành cho lĩnh vực tài chính vi mô tại Việt Nam trong giai đoạn cụ thể gắn liền với mục tiêu xóa đói giảm nghèo của quốc gia; (iv) Cần có những khuyến khích hoặc quy chế để đẩy mạnh hình thức cho vay theo nhóm hơn là vay cá nhân; (v) Cần tạo điều kiện cho các hoạt động tiết kiệm tự nguyện và bảo hiểm vi mô; (vi) Chính phủ có thể cân nhắc đưa ra chỉ đạo rõ ràng về việc thành lập Quỹ tự lập của các nhóm đi vay tương tự như Quỹ Phúc lợi và Hạnh phúc tại Malaysia để xây dựng cơ chế người nghèo tự giúp chính mình.
  13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cố tổng thống Nam Phi – Nelson Mandela đã có một phát biểu gây ấn tượng toàn thế giới như sau: “Chừng nào mà đói nghèo, bất công và bất bình đẳng vẫn tồn tại trong thế giới của chúng ta, thì không ai trong chúng ta có thể thực sự nghỉ ngơi.”Quả thật, tất cả các quốc gia trong đó có Việt Nam đều coi trọng công cuộc xóa đói giảm nghèo và đã, đang, sẽ triển khai rất nhiều chương trình, mô hình phục vụ cho mục tiêu này. Malaysia là một trong những nước có thành tựu đáng ngưỡng mộ về xóa đói giảm nghèo, và đã hoàn thành xuất sắc Mục tiêu thiên niên kỷ trước thời hạn. Công cuộc giảm nghèo đói ở Malaysia được nhiều quốc gia trên thế giới nghiên cứu và học tập.Các nhà khoa học Malaysia và quốc tế đã chỉ ra rằng một trong những nhân tố quan trọng quyết định thành công trong quá trình xóa đói giảm nghèo tại đây chính là dịch vụ tài chính vi mô dành cho người nghèo. Hai nhà nghiên cứu Norhaziah Nawai và Mohamed SharifBashir năm 2006 đã phân tích vai trò của chương trình Amanah Iktiar Malaysia (AIM) - chương trình tín dụng vi mô lớn nhất tiến hành tại Malaysia trong xóa đói giảm nghèo và đánh giá tác động cụ thểởcác khu vực nông thôn được lựa chọn.Sau đó, vào năm 2014, các nhà nghiên cứu Sayed Samer Ali Al-Shami, Izaidin Bin Abdul Majid, Mohd Syaiful Rizal Bin Abdul Hamid và Nurulizwa Abdul Rashid bổ sung thêm báo cáo và phân tích thông tin từ chính sách của một chương trình tài chính vi mô khác là TEKUN tại Malaysia. Không chỉ Malaysia, thực tế ở nhiều nước cũng cho thấy tài chính vi mô là biện pháp hiệu quảđể thực hiện xóa đói giảm nghèo, ví dụ như mô hình ngân hàng Grameen Bank (Bangladesh), nhóm tự quản SHG (Ấn Độ), ngân hàng Bank Rkyat Indonesia. Tại Việt Nam, chúng ta cũng đã triển khai nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy mô hình tài chính vi mô để hỗ trợ cho công cuộc xóa đói giảm nghèo; tuy nhiên các nỗ lực này chưa mang lại hiệu quả thật sự nổi trội. Đáng chú ý là trong các báo cáo của Nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam hàng năm, các nhà nghiên cứu đã tổng hợp và đánh giá thực trạng của tài chính vi mô Việt Nam qua gần ba thập kỷ hình thành, phát triển và cho thấy mặc dù có nhiều diễn biến tích cực nhưng lĩnh vực này ở nước ta còn chưa đóng góp được như kỳ vọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Từ đó, một vấn đề
  14. 2 quan trọng được đặt ra đối với các nhà nghiên cứu khoa học cũng như các nhà hoạch định chính sách, đó là chúng ta có thể học hỏi được gì từ kinh nghiệm thành công của nước bạn để áp dụng cho Việt Nam. Đây cũng là lý do tác giả lựa chọn đề tài: “Vai trò của tài chính vi mô trong xóa đói giảm nghèo tại Malaysia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” để làm luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế quốc tế. 2. Tình hình nghiên cứu Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về nghèo đói, xóa đói giảm nghèo và vai trò của tài chính vi mô tới công cuộc xóa đói giảm nghèo với nhiều giá trị có thể kế thừa được về mặt lý luận và kết quả kiểm chứng, so sánh. Harold W. Watts, An economic definition of poverty, The University of Wisconsin, Madison, Wisconsin, 1964 [39] là một trong những nghiên cứu đầu tiên về nghèo đói, đưa ra định nghĩa về nghèo đói dưới góc độ kinh tế. United Nations Development Programme (UNDP), Poverty in Focus: What is Poverty? Concepts and measures, New York, 2006 [85] trình bày mười kết quả nghiên cứu về nghèo đói và bất bình đẳng ở các nước đang phát triển trên thế giới. Báo cáo chủ yếu trình bày các khái niệm nghèo đói với sự phát triển qua thời gian dựa trên quan điểm về sự tồn tại, nhu cầu cơ bản và tình trạng thiếu thốn; đồng thờiđề cập đến cách thiết lập ngưỡng nghèo. Ngoài ra, một số nghiên cứu trong đó cũng miêu tả và thể hiện xu hướng của các chỉ số nghèo đói được đề cập trong các Báo cáo phát triển con người của UNDP từ năm 1990 cho đến 2005. Dr David Gordon, Indicators of Poverty & Hunger, Expert Group Meeting on Youth Development Indicators United Nations Headquarters, New York, 2005 [34] đã giới thiệu một số chỉ số, chỉ tiêu đánh giá nghèo và đói được sử dụng từ trước cho tới năm 2005. Sabina Alkire, Maria Emma Santos, Multidimensional Poverty Index, Oxford Poverty & Human Development Initiative, 2010 [65] và Sabina Alkire, Gisela Robles trong tài liệu“Multidimensional Poverty Index 2015: Brief Methodological Note and Results.”, 2015 [64] hay Sabina Alkire, Christoph Jindra, Gisela Robles, Ana Vaz, Multidimensional Poverty Index – Summer 2016: Brief Methodological Note and Results, Oxford Poverty & Human Development Initiative, 2016 [63] đã xây dựng một
  15. 3 phương pháp đo lường nghèo đói quốc tế mới - Chỉ số nghèo đói đa chiều (MPI) và được sử dụng cho các Báo cáo Phát triển Con người của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc kể từ sau năm 2010. United Nations High Commissioner for Human Rights,Principles and Guidelines for a Human Rights Approach to Poverty Reduction Strategies, 2012 [87] đã bổ sung phương pháp tiếp cận đối với phát triển và giảm nghèo khi nhìn nhận nghèo đói không chỉ dưới góc độ thu nhập, mà về cơ bản là vấn đề sống một cách có phẩm giá và được hưởng các quyền cơ bản và tự do, các năng lực, sự lựa chọn, an ninh và quyền lực cần thiết để đạt được một mức sống thích hợp và tham gia vào đời sống kinh tế, xã hội. Martin Ravallion đưa ra định nghĩa và cách xác định ngưỡng nghèo trong hai ấn phẩm của Ngân hàng thế giới là Poverty Line in Theory & Practice, World Bank, 1998 [55] và Poverty Lines across the World, World Bank, 2010 [54]. Jonathan Morduch, Barbara Haley, Analysis of the Effects of Microfinance on Poverty Reduction, 2002. NYU Wagner Working Paper No. 1014 [49] phân tích về các tác động tích cực của tài chính vi mô tới kết quả giảm nghèo chung của toàn xã hội, đặc biệt khả năng tiếp cận những đối tượng nghèo đói nhất trong cộng đồng của các hoạt động cho vay quy mô nhỏ này. Các phân tích mới chỉ dừng lại ở nhận định và lý thuyết, đồng thời tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đó; chưa có sự kiểm chứng rõ ràng qua thời gian hay tại một tổ chức tài chính vi mô thực tế nào ở một quốc gia bất kỳ. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Finance for the Poor: Microfinance Development Strategy, 2000 [28] đã phân tích thực trạng những người nghèo không thể hoặc có thể không tiếp cận được với các dịch vụ tài chính vi mô; trên cơ sở đó đề ra chiến lược hỗ trợ của ADB đối với các nước đang phát triển để mở rộng phạm vi tác động của các tổ chức tài chính vi mô và tăng hiệu quả đối với xóa đói giảm nghèo. James C. Brau và Gary M. Woller, Microfinance: A Comprehensive Review of the Existing Literature, 2004 [45] đã tổng hợp về các lý thuyết nghiên cứu tài chính vi mô, tuy nhiên phần lớn nội dung tập trung liên quan đến lĩnh vực tài chính, mà chưa nhắc tới nhiều tác động tới xóa đói giảm nghèo.
  16. 4 Joanna Ledgerwood của Ngân hàng thế giới (WB) đã có hai nghiên cứu và tài liệu giới thiệu về tài chính vi mô là Microfinance handbook: An Institutional and Financial Perspective, World Bank, 1998 [47] và The New Microfinance Handbook, World Bank, 2013 [48]. Hai tài liệu trình bày khá đầy đủ về các định nghĩa, khái niệm liên quan tới tài chính vi mô, các yếu tố tác động cũng như quan điểm về ảnh hưởng của tài chính vi mô tới xóa đói giảm nghèo. Các nghiên cứu khác có thể kể đến liên quan tới lý thuyết về tài chính vi mô bao gồm: Armendariz de Aghion, Beatriz, Jonathan Morduch, Microfinance beyond group lending, Economics of Transition 8, tr. 401 – tr. 420, 2000 [30]; Một số bằng chứng về vai trò của Tài chính vi mô trong xóa đói giảm nghèo ở nhiều nước trên thế giới được đưa ra trong các nghiên cứu như: Afrane, Sam, Impact assessment of microfinance interventions in Ghana and South Africa: A synthesis of major impacts and lessons, Journal of Microfinance 4, tr. 37 – tr. 58, 2002 [25]; Asian Productivity Organization, Regulatory Architecture for Microfinance in Asia, Japan, 2006 [29]; Armendáriz, Beatriz, Aghion, & Jonathan, Morduch, The economics of microfinance, Economic Record, 82, 491–92, 2005 [31]; Graham A.N. Wright, The Impact of Microfinance Services: Increasing Income or Reducing Poverty?, 2000 [38]; Hollis, Aidan, Arthur Sweetman, Microcredit: What can we learn from the past? World Development 26, 1998 [40]; Khandker, Shahidur R., Fighting Poverty with Microcredit: Experience in Bangladesh, Oxford University Press, Inc. New York, 1998 [51]; Remenyi, Joe, Quinones, Benjamin, Microfinance and Poverty Alleviation: Case studies from Asia and the Pacific, New York. 79. tr. 131-134, tr. 253-263, 2000 [59]. Norhaziah Nawai và Mohamed SharifBashir, Evaluation of Micro Credit Program for Poverty Alleviation: A case of Amanah Ikhtiar Malaysia (AIM), 2006 [56] đãphân tích vai trò của chương trình tín dụng vi mô lớn nhất tiến hành tại Malaysia - Amanah Iktiar Malaysia (AIM) trong xóa nghèo thông qua đánh giá tác động tới cáckhách hàng ở khu vực nông thôn được lựa chọn. Trong tài liệu có mô tả cụ thể về việc điều tra thực nghiệm đã được triển khai dựa trên câu hỏi khảo sát tại các khu vực này. Đây có thể coi là bằng chứng cho thấy tài chính vi mô thực sự là một công cụ hữu hiệu để xóa đói giảm nghèo, đặc biệt tại đất nước Malaysia. Dựa trên các kết quả từ
  17. 5 báo cáo nghiên cứu này, ta có thể rút ra một số gợi ý về mặt chính sách của chính phủ trong việc thúc đẩy tín dụng vi mô phát triển. Norma Md Saad, Jarita Ouasa, An Economic Impact Assessment of a Microcredit program in Malaysia: the case of Amanah Ikhtiar Malaysia (AIM), Dubai, 2009 [57] tiếp tục phân tích những đóng góp của AIM trong xóa đói giảm nghèo tại Malaysia, bổ sung số liệu và dẫn chứng trong ba năm từ 2007 đến 2009. Abdullah Al Mamun, C. A. Malarvizhi, Sayed Hossain, Sazali Abdul Wahab, Examining the effect of participation in microcredit programs on assets owned by hardcore poor households in Malaysia, 2011 [24] phân tích các tác động của chương trình tín dụng vi mô đối với việc tăng tài sản sở hữu, từ đó giúp những người nghèo cùng cực ở Malaysia giảm nghèo và thoát nghèo. Al-Shami, Sayed, Samer, Ali, Izaidin Bin Adbul Majid, Nurulizwa Abdul Rashid, & Mohd Syaiful Rizal Bin Abdul Hamid, Conceptual framework: The role of microfinance on the wellbeing of poor people cases studies from Malaysia and Yemen. Asian Social Science 10(1), 230–42, 2013 [27] thông qua trường hợp tại Malaysia và Yemen để phân tích vai trò của tài chính vi mô trong việc tăng phúc lợi của người nghèo. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra nhiều phân tích đánh giá về hoạt động tài chính vi mô cho người nghèo tại Malaysia như: David A. Lucock, Banking on the Rural Poor in Malaysia. Project Ikhtiar, 1990 [33]; Nhóm tác giả Sayed Samer Ali Al-Shami, Izaidin Bin Abdul Majid, Mohd Syaiful Rizal Bin Abdul Hamid and Nurulizwa Abdul Rashid, The Impact of Microfinance on Poverty Reduction: Empirical Evidence from Malaysian Perspective, 2014 [66] đã đưa dẫn chứng về các số liệu cho thấy tác dụng cải thiện tình trạng nghèo đói của Malaysia thông qua hoạt động tài chính vi mô. Cũng trong thời gian này, nhóm tác giả tiếp tục công bố nghiên cứu thứ hai, The Role of Malaysian Microfinance on the Wellbeing of Users’ Services from the Perspective of (AIM) and (TEKUN), 2014 [67] đã bổ sung thêm đánh giá tích cực trong việc tăng phúc lợi của người nghèo của tài chính vi mô thông qua một ví dụ khác là tổ chức TEKUN của Malaysia.
  18. 6 Việt Nam cũng có rất nhiều báo cáo, nghiên cứu, luận án và tài liệu liên quan đến đề tài nghèo đói, xóa đói giảm nghèo và tài chính vi mô. World Bank, Martin Rama, Nguyễn Nguyệt Nga, Rob Swinkels, Carrie Turk, Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004: Nghèo, Hà Nội, 2003 [88] đánh giá hiện trạng nghèo ở Việt Nam dựa trên bộ số liệu Điều tra Mức sống Hộ gia đình năm 2002 kết hợp với sự tham gia của người dân trên 43 tỉnh thành giai đoạn này. Với báo cáo này, lần đầu tiên Việt Nam có thể có được những hiểu biết đáng tin cậy về bản chất khác nhau của tình trạng nghèo ở những vùng khác nhau của đất nước. Báo cáo cũng đề xuất những cơ chế cụ thể nhằm thúc đẩy sự tham gia của người dân vào quá trình ra quyết định ở địa phương, tuy chưa hoàn toàn nhìn nhận được các vấn đề đa chiều của nghèo đói ở Việt Nam. Gabriel Demombynes, Linh Hoang Vu, Demystifying Poverty Measurement in Vietnam, World Bank group, Vietnam Country Office, 2015 [37] đưa ra các dẫn chứng và phân tích về cách tính toán nghèo đói ở Việt Nam. Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Việt Nga, Nguyễn Thanh Phương, Nguyễn Văn Thục, Báo cáo tổng quan các nghiên cứu về giảm nghèo ở Việt Nam, Hà Nội, 2015 [10] đánh giá tổng quan các kết quả chính của các nghiên cứu trong giai đoạn tám năm từ 2005 đến 2013 về giảm nghèo ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra những vấn đề mang tính gợi ý sâu cho các hoạt động giám sát của Đoàn Giám sát theo nội dung của Nghị quyếtsố 47/2013/QH13 ngày 20/6/2013 của Quốc hội về chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2014 và Nghị quyết số 621/NQ- UBTVQH13 ngày 22/7/2013 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Báo cáo là bản liệt kê tương đối đầy đủ các nghiên cứu về nội dung xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam. Đào Tấn Nguyễn, Giải pháp tín dụng góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, 2004 [11] đã phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cho vay hộ nghèo của ngân hàng phục vụ người nghèo trong thời gian bảy năm từ 1996 đến 2002. Luận án phân tích trên góc độ về chính sách vay, chế độ lãi suất cho vay, chủ yếu dựa trên kiến thức về tài chính; và từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm ban đầu về tín dụng cho người nghèo, ý thức tiết kiệm và hỗ trợ lẫn nhau giữa phụ nữ nghèo.
  19. 7 PGS. TS. Nguyễn Kim Anh, PGS. TS. Ngô Văn Thứ, TS. Lê Thanh Tâm, ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai, Tài chính vi mô với giảm nghèo tại Việt Nam – Kiểm định và so sánh, NXB Thống kê, Hà Nội, 2011 [1] tập trung cung cấp thông tin về hoạt động tài chính vi mô Việt Nam, đặc biệt, thông qua các kết quả kiểm định và so sánh, nghiên cứu khẳng định một lần nữa tác động tích cực của tài chính vi mô đến giảm nghèo ở nước ta. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc kiểm chứng trong phạm vi giới hạn của mẫu nghiên cứu tại Việt Nam, mà chưa có sự đối chiếu và học tập kinh nghiệm từ quốc tế. Nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam đã thực hiện nhiều báo cáo, bao gồm: Mức độ bền vững của các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam: thực trạng và một số kiến nghị, Hà Nội, 2013 [13]; Báo cáo hoạt động năm 2014: 10 năm - Một chặng đường, Hà Nội,2014 [12]; Tài chính vi mô tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị chính sách,2014 [14]. Các báo cáo đã thể hiện thực trạng của tài chính vi mô Việt Nam qua gần 3 thập kỷ hình thành và phát triển. Hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam còn chậm phát triển, chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của các cơ quan quản lý Nhà nước, Chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức đoàn thể, các nhà đầu tư, nhà tài trợ và các bên liên quan. Đáng chú ý là hành lang pháp lý cho hoạt động Tài chính vi mô đã được tạo dựng nhưng còn những “khoảng trống” hoặc chưa thực sự có tính khả thi cao, phù hợp với thực tiễn. Một số quy định về hoạt động tài chính vi mô chưa thực sự phù hợp (như về quản trị điều hành, lãi suất, tỷ lệ đảm bảo an toàn, bảo hiểm vi mô…) đã phần nào cản trở khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này. Nhìn chung, các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở phân tích thực trạng tại địa phương, quốc gia nghiên cứu sau đó đề xuất một số giải pháp hoặc bài học từ các nước mà không dựa trên một cơ sở so sánh bối cảnh, thực trạng trong cùng giai đoạn giữa các nước khác nhau để thấy việc áp dụng là khả thi hay không? Ngoài ra, cũng có một số nghiên cứu về kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của các nước và bài học dành cho Việt Nam; nhưng chưa có nghiên cứu dành riêng cho trường hợp thành công vượt trội của Malaysia. 3. Mục đích nghiên cứu
  20. 8 Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan, tìm hiểu kinh nghiệm thực tế của Malaysia và đánh giá thực trạng phát triển tài chính vi mô với mục đích giảm nghèo tại Việt Nam, luận văn đề xuất một số kiến nghị chính sách và giải pháp nhằm tiếp tục phát triển tài chính vi mô gắn với xoá đói giảm nghèo ở nước ta. Để hoàn thành mục đích này, tác giả sẽ trình bày các nội dung trong luận văn nhằm làm rõ các mục tiêu cụ thể sau: • Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về nghèo đói, xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là tác động của tài chính vi mô tới xóa đói giảm nghèo; • Nghiên cứu kinh nghiệm của Malaysia về phát triển tài chính vi mô trong xóa đói giảm nghèo; • Phân tích thực trạng phát triển tài chính vi mô và tác động đối với nghèo đói và xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam; • Đề xuất một số xuất một số kiến nghị chính sách và giải pháp nhằm tiếp tục phát triển tài chính vi mô gắn với xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm cơ sở lý luận về nghèo đói, tài chính vi mô và tác động của tài chính vi mô trong xóa đói giảm nghèo; kinh nghiệm thành công tại Malaysia và thực trạng, hạn chế cũng như đề xuất định hướng để cải thiện hoạt động tài chính vi mô ở Việt Nam Phạm vi nghiên cứu của luận văn như sau: • Về mặt nội dung: luận văn tập trung nghiên cứu tổng quát bức tranh nghèo đói; các sản phẩm, dịch vụ của tài chính vi mô và kết quả tác động tới đối tượng khách hàng nghèo đói. Tại Malaysia, tác giả chỉ đề cập chủ yếu đến chương trình Amanah Iktiar Malaysia (AIM), và điểm qua dự án Ikhtiar, Chương trình Yayasan Usaha Maju (YUM), Quỹ kinh tế cho Nhóm Doanh nhân Quốc gia (TEKUN). • Về mặt không gian: luận văn nghiên cứu tình hình nghèo đói, thực trạng và tác động của tài chính vi mô tại lãnh thổ hai quốc gia Malaysia và Việt Nam. • Về mặt thời gian: luận văn phân tích các số liệu của Malaysia trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2014; và Việt Nam giai đoạn từ 1992 đến 2015. 5. Phương pháp nghiên cứu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2