intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xác định các nhân tố tác động đến sự hài lòng của người sử dụng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp tại TP.HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:139

36
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo giúp hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao sự hài lòng của người sử dụng hệ thống thông tin kế toán, từ đó tăng cường hiệu quả quản lý hệ thống thông tin kế toán, đồng thời giúp các nhà đầu tư, nhà quản trị doanh nghiệp có được thông tin chính xác, kịp thời về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để đưa ra quyết định điều hành sản xuất, kinh doanh và đầu tư đúng đắn, hiệu q

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xác định các nhân tố tác động đến sự hài lòng của người sử dụng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp tại TP.HCM

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM  PHẠM MỸ NHỰT XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM  PHẠM MỸ NHỰT XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI TP.HCM Chuyên ngành: KẾ TOÁN Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN BÍCH LIÊN TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là của riêng tôi, các số liệu hoàn toàn trung thực và kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ tài liệu nào. Tác giả Phạm Mỹ Nhựt
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1 2. Khe hổng nghiên cứu............................ ………………………..………………… 2 3. Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu ...................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4 6. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................. 5 7. Kết cấu của luận văn .............................................................................................. 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU .................................................. 7 1.1 Tổng quan các nghiên cứu ................................................................................. 7 1.1.1 Các nghiên cứu liên quan đến thang đo hài lòng của người sử dụng ........... 7 1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố tác động đến hài lòng của người sử dụng ................................................................................................................. 9 1.1.2.1Các nghiên cứu nước ngoài ................................................... 9 1.1.2.2Các nghiên cứu trong nước .................................................. 11 1.1 Hướng nghiên cứu của luận văn ...................................................................... 12 1.2.1 Điểm kế thừa các nghiên cứu trước ............................................................ 12 1.2.2 Điểm khác biệt của luận văn ...................................................................... 13 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.................... 15 2.1 Hệ thống thông tin kế toán ......................................................................... 15 2.2.1 Hệ thống thông tin ..................................................................................... 15 2.2.2 Hệ thống thông tin kế toán ......................................................................... 15
  5. 2.2 Hài lòng của người sử dụng ............................................................................. 17 2.3 Các nhân tố tác động đến hài lòng của người sử dụng hệ thống thông tin .. 19 2.3.1 Lý thuyết truyền thông Shannon và Weaver (1949) ........................... 19 2.3.2 Mô hình kim cương Leavitt (1965) .................................................... 20 2.3.3 Mô hình hệ thống thông tin thành công Delone và McLean (1992) . 21 2.3.4 Mô hình Seddon (1997) ..................................................................... 22 2.3.5 Mô hình hệ thống thông tin thành công Delone và McLean cập nhật (2003)......................................................................................................... 22 2.4 Gỉa thuyết và mô hình nghiên cứu ............................................................ 23 2.4.1 Khái niệm nghiên cứu ................................................................................. 24 2.4.1.1 Hài lòng của người sử dụng hệ thống thông tin kế toán................. 24 2.4.1.2 Chất lượng hệ thống ....................................................................... 24 2.4.1.3 Chất lượng thông tin ...................................................................... 27 2.4.1.4 Chất lượng dịch vụ ......................................................................... 31 2.4.1.5 Lợi ích ròng .................................................................................... 33 2.4.1.6 Văn hóa tổ chức ............................................................................. 35 2.4.2 Gỉa thuyết .................................................................................................. 36 2.4.3 Mô hình nghiên cứu .................................................................................... 38 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 40 3.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 40 3.2 Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................... 41 3.2.1 Lựa chọn thang đo và thiết kế bảng câu hỏi ................................................ 42 3.2.1.1 Lựa chọn mức độ thang đo ............................................................. 42 3.2.1.2 Thiết kế bảng câu hỏi ..................................................................... 42 3.2.2 Tổng thể, mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu ...................... 44 3.2.2.1 Tổng thể ......................................................................................... 44 3.2.2.2 Mẫu nghiên cứu ............................................................................. 45 3.2.2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................ 45
  6. 3.3 Phương pháp xử lý, phân tích số liệu ............................................................... 46 3.3.1 Thống kê mô tả ........................................................................................... 46 3.3.2 Đánh giá sơ bộ thang đo ............................................................................. 46 3.3.2.1 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ............... 46 3.2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ................................................ 47 3.3.3 Phân tích khẳng định nhân tố (CFA) .......................................................... 48 3.3.4 Phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) .................................... 49 3.3.5 Phân tích cấu trúc đa nhóm ......................................................................... 50 3.3.6 Đánh giá mức độ cảm nhận của người sử dụng với từng nhân tố trong mô hình...................................................................................................................... 50 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 52 4.1 Thống kê mô tả mẫu .......................................................................................... 52 4.2 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo ...................................................................... 51 4.2.1 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha............................ 53 4.2.1.1 Thang đo biến độc lập .................................................................... 53 4.2.1.2 Thang đo biến phụ thuộc ................................................................ 54 4.2.2 Kết quả đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) .......... 54 4.3 Kết quả phân tích khẳng định nhân tố (CFA)................................................. 56 4.3.1 Kết quả phân tích CFA thang đo nhân tố chất lượng hệ thống ................... 56 4.3.2 Kết quả phân tích CFA thang đo nhân tố chất lượng thông tin ................... 56 4.3.3 Kết quả phân tích CFA thang đo nhân tố chất lượng dịch vụ ..................... 57 4.3.4 Kết quả phân tích CFA thang đo nhân tố lợi ích cá nhân ............................ 57 4.3.5 Kết quả phân tích CFA thang đo nhân tố văn hóa tổ chức .......................... 57 4.3.6 Kết quả phân tích CFA thang đo nhân tố hài lòng của người sử dụng ........ 57 4.3.7 Kết quả phân tích mô hình tới hạn .............................................................. 58 4.4 Kết quả phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính và kiểm định giả thuyết . 59 4.4.1 Kết quả phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính và kiểm định giả thuyết. 59 4.4.2 Kết quả kiểm định Bootstrap ...................................................................... 61
  7. 4.5 Đánh giá sự khác biệt nhóm của các nhân tố tác động tới hài lòng của người sử dụng theo các biến nhân khẩu học ..................................................................... 62 4.5.1 Kết quả phân tích sự khác biệt theo nghề nghiệp ........................................ 62 4.5.2 Kết quả phân tích sự khác biệt theo kinh nghiệm ....................................... 62 4.5.2 Kết quả phân tích sự khác biệt theo trình độ học vấn ................................. 63 4.6 Hiện trạng đánh giá của người sử dụng về các nhân tố sử dụng trong mô hình ............................................................................................................................ 63 4.6.1 Đánh giá của người sử dụng đối với nhân tố chất lượng hệ thống .............. 63 4.6.2 Đánh giá của người sử dụng đối với nhân tố chất lượng thông tin ............. 64 4.6.3 Đánh giá của người sử dụng đối với nhân tố chất lượng dịch vụ ................ 64 4.6.4 Đánh giá của người sử dụng đối với nhân tố lợi ích cá nhân ...................... 64 4.6.5 Đánh giá của người sử dụng đối với nhân tố văn hóa tổ chức .................... 64 4.6.6 Đánh giá của người sử dụng đối với nhân tố hài lòng của người sử dụng .. 65 4.7 Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................... 65 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 70 5.1 Kết luận .............................................................................................................. 70 5.2 Kiến nghị ............................................................................................................ 71 5.2.1 Giải pháp về nâng cao chất lượng thông tin ................................................ 71 5.2.2 Giải pháp về nâng cao chất lượng hệ thống ................................................ 74 5.2.3 Giải pháp về nâng cao lợi ích cá nhân ........................................................ 76 5.2.4 Giải pháp về nâng cao chất lượng dịch vụ .................................................. 77 5.2.5 Giải pháp về nâng cao văn hóa tổ chức....................................................... 78 5.3 Đóng góp của nghiên cứu .................................................................................. 79 5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tương lai .......................................................... 80 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................... 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ Giải nghĩa tiếng Anh Giải nghĩa tiếng Việt viết tắt CFA Confirmatory Factor Analysis Phân tích khẳng định nhân tố CFI Comparative Fit index Chỉ số thích hợp so sánh Control Objectives for Information and Kiểm soát các vấn đề đối với thông COBIT related Technology tin và kỹ thuật liên quan EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá Hệ thống hoạch định nguồn lực ERP Enterprise Resource Planning doanh nghiệp. Hội đồng chuẩn mực kế toán tài FASB Financial Accounting Standards Board chính Hoa Kỳ GFI Goodness of Fit Index Chỉ số thích hợp mô hình International Accounting Standards Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc IASB Board tế IT Information Technology Công nghệ thông tin Roof Mean Square Error of RMSEA Chỉ số RMSEA Approximation SEM Structural Equation Modelling Mô hình cấu trúc tuyến tính TLI Tuckey Lewis Index Chỉ số Tuckey Lewis
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Danh mục bảng Tên Nội dung Trang Bảng 2.1 Nhân tố đo lường hài lòng của người sử dụng 16 Bảng 2.2 Nhân tố đo lường chất lượng hệ thống 25 Bảng 2.3 Nhân tố đo lường chất lượng thông tin 27 Bảng 2.4 Nhân tố đo lường chất lượng dịch vụ 31 Bảng 2.5 Nhân tố đo lường lợi ích cá nhân 33 Bảng 4. 1 Độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích của các nhân tố 57 Bảng 4.2 Hệ số hồi quy của các mối quan hệ trong mô hình 59 Danh mục hình vẽ Hình 2.1 Mô hình kim cương Leavitt 20 Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu 38 Hình 4.1 Kết quả phân tích SEM 59
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, các doanh nghiệp ngày càng mở rộng quy mô và tính chất hoạt động nên lượng dữ liệu liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp ngày một tăng nhanh, nhất là các dữ liệu liên quan đến hoạt động kế toán. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều khó khăn trong việc tổ chức thu thập, lưu trữ, xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin hữu ích, kịp thời cho việc ra quyết định của nhà quản trị. Trước tình hình đó, hệ thống thông tin kế toán đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vai trò chủ yếu của nó là là thu thập, lưu trữ các thông tin kinh tế, tài chính; tổng hợp, xử lý thông tin nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho người sử dụng nhất là các nhà quản trị. Ngoài ra, nó còn đóng vai như đòn bẩy để nâng cao hiệu quả hoạt động và hỗ trợ quyết định (Gelinas et al, 2012). Hệ thống thông tin kế toán được sử dụng như một công cụ quản lý trong việc kiểm soát ngắn hạn và dài hạn sẽ tạo ra thông tin giúp nhà quản trị xây dựng chiến lược. Các nhà đầu tư là người sử dụng bên ngoài sẽ không tin tưởng thông tin kế toán kém chất lượng và điều này làm cho họ đầu tư vào các nơi khác. Thất bại của hệ thống thông tin kế toán cũng sẽ có tác động xấu đến thành công tổ chức. Hơn nữa, hệ thống thông tin còn cung cấp giá trị gia tăng nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho một tổ chức (Stair và Reynolds, 2011), trong trường hợp nó thực hiện được chức năng hỗ trợ cho các quyết định quản trị. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, hội nhập quốc tế buộc các doanh nghiệp phải nâng cao khả năng cạnh tranh. Nhưng, một thực trạng phổ biến là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước còn nhiều hạn chế và thậm chí yếu kém nên khả năng tồn tại và khẳng định vị thế trên thương trường rất thấp. Để các doanh nghiệp có đủ điều kiện hội nhập và tham gia thị trường cạnh tranh khốc liệt thì việc cần cải tiến, phát triển và vận dụng các công cụ quản lý phù hợp nhằm nâng cao khả năng quản lý, thu thập, xử lý và cung cấp thông tin một cách nhanh chóng và linh hoạt là cần thiết. Chính vì lẽ đó, việc xây dựng hệ thống thông tin kế toán thành công rất được các doanh nghiệp quan tâm. Tuy nhiên, việc
  11. 2 đánh giá hệ thống thông tin kế toán thành công trong các doanh nghiệp lại vô cùng phức tạp. Gelderman (1998) đã điều tra tính hợp lệ và các mối quan hệ lẫn nhau của hai thang đo thường được sử dụng cho thành công của hệ thống thông tin là sự hài lòng của người sử dụng và sử dụng. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra sự hài lòng của người sử dụng liên quan đáng kể đến thành công của hệ thống thông tin. Nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho giả thuyết sự hài lòng của người sử dụng là thang đo thích hợp nhất của hệ thống thông tin thành công. Do đó, sự hài lòng của người sử dụng là thang đo được sử dụng rộng rãi nhất cho việc đánh giá thành công của hệ thống thông tin (Doll và Torkzadeh, 1988; Igbaria và Nachman, 1990; DeLone và McLean, 1992;...) và tồn tại một số các công cụ được sử dụng phổ biến để đo lường sự hài lòng của người sử dụng (Bailey và Pearson, 1983; Doll và Torkzadeh, 1988; …). Nhận thức được tầm quan trọng của sự hài lòng của người sử dụng như một thang đo thay thế cho hệ thống thông tin thành công, đo lường sự sự hài lòng của người sử dụng đã được nghiên cứu rộng rãi và có khá nhiều các nghiên cứu xác định các nhân tố tác động đến sự hài lòng của người sử dụng hệ thống thông tin (Igbaria và Nachman, 1990; Mahmood et al., 2000; Fong & Ho, 2014…). Tuy nhiên, đối với thị trường Việt nam, mặt dù các nghiên cứu về hài lòng khá nhiều nhưng đa số là các nghiên cứu liên quan đến hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ còn nghiên cứu thực nghiệm cụ thể về sự hài lòng của người sử dụng đối với hệ thống thông tin kế toán hầu như rất ít. Do đó, việc “Xác định các nhân tố tác động đến sự hài lòng của người sử dụng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp tại TP.Hồ Chí Minh” là thiết yếu để giúp các doanh nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh xây dựng một hệ thống thông tin kế toán thành công nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. 2. Khe hổng nghiên cứu Có rất nhiều các nghiên cứu liên quan đến việc xác định các nhân tố tác động đến hài lòng của người sử dụng hệ thống thông tin. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu thực hiện ở nước ngoài. Tại Việt Nam, nghiên cứu thực hiện trong lĩnh
  12. 3 vực hệ thống thông tin kế toán rất ít. Song song đó, chưa có nghiên cứu nào đưa ra bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ vai trò của văn hóa doanh nghiệp lên sự hài lòng của người sử dụng hệ thống thông tin kế toán mặt dù trên thế giới đã có nghiên cứu đưa ra mô hình tác động. Hơn nữa, các nghiên cứu tại Việt Nam thường sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu tương quan, hồi quy thường bị hạn chế bởi các giả định thống kê thiếu thực tế. Vì vậy, luận văn sử dụng phân tích dữ liệu theo mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để đạt kết quả tin cậy hơn. 3. Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu Với đề tài nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng sẽ đạt được các mục tiêu như sau: Một là, xác định thế nào là sự sự hài lòng của người sử dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng hệ thông thông tin kế toán. Hai là, xác định mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh. Ba là, đánh giá sự khác biệt về mức độ tác động của các các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người sử dụng hệ thống thông tin kế toán theo nghề nghiệp, kinh nghiệm và trình độ học vấn. Từ các mục tiêu nghiên cứu, luận văn xác định các câu hỏi nghiên cứu như sau: Một là, thế nào là sự hài lòng của người sử dụng hệ thống thông tin kế toán và các nhân tố nào tác động đến sự hài lòng của người sử dụng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh? Hai là, các nhân tố được xác định ở trên ảnh hưởng như thế nào đến của sự hài lòng của người sử dụng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh? Ba là, có sự khác biệt về mức độ tác động của các các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người sử dụng hệ thống thông tin kế toán theo nghề nghiệp, kinh nghiệm và trình độ học vấn hay không? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
  13. 4 Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu như đề cập ở trên, luận văn tập trung vào các vấn đề sự hài lòng của người sử dụng hệ thống thống tin kế toán, các nhân tố tác động đến sự hài lòng của người sử dụng hệ thống thông tin kế toán và mức độ tác động của các nhân tố này đối với sự hài lòng của người sử dụng hệ thống thông tin kế toán. Các vấn đề này được khảo sát dựa trên quan điểm của các đối tượng là các kế toán, kiểm toán và nhà quản lý trong doanh nghiệp vì họ là những người trực tiếp sử dụng hệ thống thông tin kế toán và thông tin đầu ra của hệ thống thông tin kế toán. Đồng thời, phạm vi nghiên cứu là tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh, không phân biệt lĩnh vực hoạt động. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 11 năm 2015. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt các mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn sử dụng kết hợp hai phương pháp định tính và định lượng. Trước tiên, các lý thuyết và các nghiên cứu liên quan về sự hài lòng của người sử dụng, các mô hình về các nhân tố tác động đến sự hài lòng của người sử dụng được tổng hợp. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra quan điểm về sự hài lòng của người sử dụng hệ thống thông tin kế toán và các nhân tố tác động đến nó. Từ đó, luận văn thiết lập mô hình nghiên cứu và xây dựng thang đo nháp cho các biến trong mô hình nghiên cứu. Thang đo nháp được đánh giá tính phù hợp thông qua việc phỏng vấn thử với 7 người sử dụng hệ thống thông tin kế toán. Kỹ thuật sử dụng chính trong nghiên cứu định tính là thảo luận tay đôi với những đối tượng có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, thông qua công cụ thu thập dữ liệu là dàn bài thảo luận. Dữ liệu định tính sau khi thu thập được sử dụng để rút ra giả thuyết nghiên cứu và điều chỉnh thang đo cho phù hợp với thị trường nghiên cứu. Sau đó, luận văn thực hiện nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định lại và làm rõ mối quan hệ giữa các nhân tố tác động tới sự hài lòng của người sử dụng hệ thống thông tin kế toán. Đối tượng được khảo sát bao gồm: các nhà quản lý, các nhân viên kế toán, kiểm toán là những người có kinh nghiệm, năng lực chuyên môn và trực tiếp điều hành và sử dụng hệ thống. Nghiên cứu này lấy mẫu theo nguyên tắc
  14. 5 của lấy mẫu của Comrey và Lee (1992) với cỡ mẫu dự kiến tối thiểu là 300 đạt mức tốt. Để đạt cỡ mẫu tối thiểu như vậy tác giả dự kiến sẽ phát đi 400 bảng câu hỏi trên địa bàn Tp HCM. Thang đo sử dụng là thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng cho các biến quan sát. Thang đo từ 1 đến 5 tương ứng 1- rất không đồng ý đến 5- rất đồng ý. Các dữ liệu sau khi được thu thập được đưa vào phần mềm SPSS và AMOS xử lý, mã hóa để tiến hành các kỹ thuật tính toán. 6. Ý nghĩa của đề tài Với đề tài này, luận văn kỳ vọng sẽ mang lại các ý nghĩa như sau: Một là, tìm hiểu và hệ thống hóa các lý thuyết, các công trình nghiên cứu về sự hài lòng của người sử dụng hệ thống thông tin kế toán, các mô hình đánh giá sự hài lòng của người sử dụng hệ thống của thông tin kế toán và các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng hệ thống thông tin kế toán. Hai là, xác định và làm rõ tác động của các nhân tố kể trên đến sự hài lòng của người sử dụng hệ thống thông tin kế toán. Ba là, là tài liệu tham khảo giúp hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao sự hài lòng của người sử dụng hệ thống thông tin kế toán, từ đó tăng cường hiệu quả quản lý hệ thống thông tin kế toán, đồng thời giúp các nhà đầu tư, nhà quản trị doanh nghiệp có được thông tin chính xác, kịp thời về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để đưa ra quyết định điều hành sản xuất, kinh doanh và đầu tư đúng đắn, hiệu quả. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài nghiên cứu có bố cục gồm có 05 chương như sau: Chương 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU. Trình bày các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài đồng thời nêu lên những vấn đề còn tồn tại và những vấn đề mà luận văn cần tập trung nghiên cứu. Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU. Trình bày lý thuyết và các mô hình liên quan đến vấn đề nghiên cứu, từ đó xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu
  15. 6 Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Trình bày các nội dung liên quan quy trình thực hiện nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu và phương pháp được sử dụng để phân tích và xử lý số liệu. Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN. Chương này mô tả công việc nghiên cứu và các bàn luận dựa trên kết quả nghiên cứu thu được và các bàn luận liên quan đến kết quả nghiên cứu. Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. Trình bày các kiến nghị, các đóng góp của luận văn cũng như điểm hạn chế và các đề xuất cho hướng nghiên cứu tiếp theo.
  16. 7 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU Chương 1 trình bày tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đánh giá sự hài lòng của người sử dụng hệ thống thông tin kế toán và nhận dạng, đánh giá mức độ chi phối của các nhân tố đến sự hài lòng của người sử dụng hệ thống thông tin kế toán. Trên cơ sở đó xác định hướng nghiên cứu cho luận văn. 1.1 Tổng quan các nghiên cứu 1.1.1 Các nghiên cứu liên quan đến thang đo sự hài lòng của người sử dụng Khái niệm về sự hài lòng của người sử dụng hệ thống thông tin được bắt nguồn từ các công trình của Cyert và March (1963), đã đề xuất rằng một hệ thống thông tin đáp ứng nhu cầu của người sử dụng sẽ làm tăng hài lòng với hệ thống (Ives et al., 1983). Sau nghiên cứu ban đầu này, hài lòng của người sử dụng trở thành đề tài nghiên cứu rộng rãi. Hài lòng là thang đo gián tiếp phổ biến nhất của hệ thống thông tin thành công do việc dễ áp dụng (Melone, 1990). Nhận thức được tầm quan trọng của sự hài lòng của người sử dụng như một thang đo thay thế cho hệ thống thông tin thành công, một số thang đo sự hài lòng của người sử dụng đã được đề xuất. Tuy nhiên, không có thang đo duy nhất được chấp nhận rộng rãi và được sử dụng bởi tất cả các tổ chức. Theo kết quả nghiên cứu của Jenkins và Ricketts (1979) trích trong Erlich và Zviran (2003), công cụ đo lường sự hài lòng của người sử dụng gồm 20 mục, phân thành năm nhân tố: (1) thủ tục đầu vào, (2) xử lý hệ thống, (3) nội dung báo cáo, (4) định dạng báo cáo, và (5) giá trị báo cáo. Ives et al. (1983) đã lập luận rằng thang đo này tập trung vào các sản phẩm hệ thống thông tin chứ không bao gồm các dịch vụ của các bộ phận hệ thống thông tin. Larcker và Lessig (1980) đã phát triển thang đo dựa trên phỏng vấn và thử nghiệm trong nghiên cứu với 29 sinh viên tốt nghiệp. Ives et al. (1983) phê bình độ tin cậy và tính hợp lệ của thang đo này, cho rằng nó đã được tạo ra và thử nghiệm
  17. 8 trong môi trường giả tạo và vì thế không được áp dụng cho môi trường hệ thống thông tin thực tế hay các vấn đề hệ thống thông tin điển hình. Bailey và Pearson (1983) đã phát triển thang đo gồm 39 câu hỏi để đo lường sự hài lòng của người sử dụng và thử nghiệm nó trên 32 các nhà quản lý từ 8 tổ chức. Công cụ Bailey và Pearson là một công cụ đáng tin cậy (DeLone và McLean,1992). Bailey và Pearson (1983) đã xem xét 22 nghiên cứu và tạo ra một danh sách gồm 36 biến đo lường sự hài lòng của người sử dụng. Ba chuyên gia kiểm tra danh sách ban đầu và đề nghị bổ sung thêm 2 biến. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn với 32 nhà quản lý hệ thống thông tin và so sánh câu trả lời. Sau sự so sánh này, họ đã quyết định thêm một biến và sau cùng đạt được một danh sách gồm 39 biến đo lường sự hài lòng của người sử dụng. Ives et al. (1983) lập lại và mở rộng kết quả của Bailey và Pearson, và phát triển thang đo 13 câu hỏi. Ban đầu, để tăng cường độ tin cậy và tính hợp lệ của bảng câu hỏi Bailey và Pearson, Ives et al. thực hiện một phân tích nhân tố trên một mẫu gồm 200 nhà quản lý. Phân tích của họ tạo ra 4 nhân tố từ 22 câu hỏi gồm: (1) nhân viên và các dịch vụ hệ thống thông tin, (2) sản phẩm thông tin, (3) kiến thức và sự tham gia, (4) hỗ trợ của nhà cung cấp bên ngoài. Bước tiếp theo là họ giảm số lượng các câu hỏi từ 22 xuống 13 bằng cách bỏ đi câu hỏi có loading factor < 0.5. Miller và Doyle (1987) đã phát triển thang đo gồm 38 câu hỏi để đo lường hiệu quả của hệ thống thông tin trong các lĩnh vực kinh doanh. Thang đo này bao gồm 24 mục được lấy từ câu hỏi của Bailey và Pearson; 12 mục được lấy từ các bảng câu hỏi 26 mục của Alloway và Quillard (1981) và thêm hai mục hiệu suất và tầm quan trọng. Họ đã thử nghiệm các câu hỏi trên một mẫu gồm 276 nhà quản lý từ 21 công ty. Kết quả cho thấy có tính hợp lệ cao. Cho rằng công cụ của Bailey và Pearson (1983) chỉ hạn hẹp trong môi trường xử lý dữ liệu truyền thống, Doll và Torkzadeh (1988) đã mở rộng thang đo bao gồm: nội dung thông tin, tính chính xác của thông tin, định dạng thông tin, tính dễ sử dụng, và tính kịp thời trong môi trường máy tính của người sử dụng cuối cùng. Chin và Lee (2000) đã phát triển thang đo bổ sung cho Doll và Torkzadeh (1983)
  18. 9 bằng cách so sánh thêm những gì một người sử dụng cuối cùng nhận được với mong muốn trước đó hoặc kỳ vọng. 1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố tác động sự hài lòng của người sử dụng 1.1.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài Igbaria và Nachman (1990), dựa trên dữ liệu từ 104 người sử dụng cuối cùng trong sáu công ty lớn, nghiên cứu các nhân tố cá nhân, tổ chức và hệ thống ảnh hưởng đến sự thành công của người sử dụng máy tính cuối cùng, được phản ánh qua sự hài lòng của người sử dụng cuối cùng. Kết quả cho thấy phong cách lãnh đạo của nhà quản lý hệ thống thông tin đã tích cực và đáng kể liên quan đến hài lòng của người sử dụng. Họ cũng tìm thấy một mối quan hệ tích cực giữa sự hài lòng của người sử dụng và sự sẵn có, khả năng truy cập, phần cứng/ phần mềm, và sử dụng hệ thống. Nghiên cứu của Ditsa và MacGregor (1995) trích trong Erlich và Zviran (2003), đã kiểm tra một loạt các mô hình sự hài lòng của người sử dụng và xác định các nhân tố quan trọng khác dẫn đến sự sự hài lòng của người sử dụng hệ thống thông tin, gồm: • Chất lượng thông tin • Các tính năng giao diện của hệ thống thông tin • Hỗ trợ của nhân viên hệ thống thông tin, các nhà cung cấp, hoặc người hướng dẫn sử dụng • Sự tham gia của người sử dụng trong việc lập kế hoạch, phát triển và thực hiện hệ thống thông tin • Thái độ người sử dụng đối với hệ thống thông tin Mahmood et al. (2000) đã xác định mô hình các nhân tố tác động đến sự hài lòng của người sử dụng công nghệ thông tin cuối cùng, gồm ba nhân tố chính: • Nhận thức lợi ích và thuận tiện: gồm mong đợi người sử dụng, dễ sử dụng, và cảm nhận về tính hữu ích. • Lý lịch và sự tham gia người sử dụng: gồm kinh nghiệm người sử dụng, kỹ
  19. 10 năng sử dụng và sự tham gia của người sử dụng trong phát triển hệ thống. • Hỗ trợ và động viên của tổ chức: gồm thái độ người sử dụng đối với hệ thống thông tin, hỗ trợ tổ chức và quan điểm của quản lý hàng đầu. Thông qua việc xây dựng mô hình hệ thống thông tin thành công, Delone và McLean (1992) đã xác định các nhân tố có tác động đến sự hài lòng của người sử dụng bao gồm: chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin, sử dụng. Dựa trên mô hình của Delone và McLean (1992), Seddon (1997) cho rằng chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin, cảm nhận về tính hữu ích, lợi ích cá nhân, lợi ích tổ chức và lợi ích xã hội có tác động đến hài lòng của người sử dụng. Tiếp theo đó, Delone và McLean (2003) đã phát triển mô hình hệ thống thông tin kế toán thành công cập nhật, qua đó bổ sung thêm các nhân tố tác động đến sự hài lòng của người sử dụng là chất lượng dịch vụ. Nhân tố lợi ích ròng là sự kết hợp giữa tác động cá nhân và tác động tổ chức trong mô hình thành công (1992) cũng được cho là có ảnh hưởng đến hài lòng của người sử dụng. Thêm vào đó, nhân tố sử dụng có thể thay thế bằng ý định sử dụng trong một số trường hợp. Mô hình này được chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong nghiều nghiên cứu. Sau đó, dựa trên mô hình hệ thống thông tin thành công Delone và McLean cập nhật (2003) trên, Petter và cộng sự (2013) đã công bố nghiên cứu về các biến độc lập có ảnh hưởng đến hệ thống thông tin thành công và các chiều của hệ thống thông tin kế toán thành công bao gồm cả hài lòng của người sử dụng. Sau khi kiểm tra hơn 600 bài viết, họ tích hợp các kết quả của hơn 140 nghiên cứu và xác định 43 biến ảnh hưởng đến các chiều của hệ thống thông tin thành công, sau đó sắp xếp các nhân tố tác động đến thành công vào năm nhóm khác nhau dựa trên mô hình kim cương của Leavitt (1965) là: đặc điểm công việc, đặc điểm người sử dụng, đặc điểm xã hội, đặc điểm của dự án, và đặc điểm tổ chức. Tiếp theo, họ nhấn mạnh 15 nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hệ thống thông tin thành công. Trong số đó, các nhân tố: khả năng tương thích công việc, thái độ đối với công nghệ, mong đợi của người sử dụng được cho là có tác động mạnh đến sự hài lòng của người sử dụng hệ thống. Các nhân tố độ khó công việc và sự tham gia của người sử dụng cũng có
  20. 11 tác động nhưng mức tác động chỉ ở mức trung bình. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ đưa ra mô hình cho hệ thống thông tin nói chung và chưa tiến hành nghiên cứu thực nghiệm để xác nhận hay hủy bỏ hiệu lực của mô hình khi áp dụng vào một lĩnh vực cụ thể. Fong va Ho (2014) cũng đã nghiên cứu hài lòng của người dùng cuối cùng của hệ thống quản lý bất động sản trong một tổ chức nhà ở công ở Hồng Kông. Kết quả khẳng định cảm nhận tính hữu dụng và sự thừa nhận của người sử dụng góp phần tích cực vào sự hài lòng. Ngoài ra, Thavapragasam (2003) cố gắng tìm hiểu những ảnh hưởng văn hóa lên thực hiện thành công ERP trong một trường đại học lớn của Úc. Nghiên cứu thực hiện trên cán bộ quản lý sinh viên là người sử dụng. Nghiên cứu đã xem sự hài lòng của người sử dụng như thang đo chính để đánh giá thành công trong việc thực hiện ERP. Kết quả xác định tầm quan trọng của văn hóa đến sự hài lòng của người sử dụng trong việc thực hiện ERP. Thêm vào đó, Ismail (2011) đã phát triển một mô hình giải thích tác động của văn hóa lên các yếu tố của hệ thống thông tin thành công. Trong đó, tác giả sử dụng lại mô hình hệ thống thông tin thành công của Delone và McLean (2003) bao gồm các yếu tố: chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin, chất lượng dịch vụ, sử dụng/ ý định sử dụng, lợi ích ròng và hài lòng của người sử dụng. Kết quả cho thấy có tác của văn hóa lên hầu hết các yếu tố ngoại trừ yếu tố lợi ích ròng. Tuy nhiên tác giả không cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho mô hình này. 1. Các nghiên cứu trong nước Gần đây, trong nghiên cứu của Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2014) về “Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin kế toán trong các bệnh viện công”, tác giả đã xác định các nhân tố tác động đến thành công của hệ thống thông tin kế toán tại bệnh viện công. Trong nghiên cứu này hệ thống thông tin kế toán thành công được đánh giá thông qua sự sự hài lòng của người sử dụng thông tin kế toán. Kết quả cho thấy đảm bảo chức năng cung cấp thông tin và kiểm tra về sự hình thành, vận động của tài sản có tác động thuận chiều và mạnh nhất đến hài lòng của người sử dụng, tiếp theo là
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2