intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quản trị rủi ro tại Trung tâm Cung ứng vật tư – VNPT TP. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

21
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xác định các yếu tố có tác động, ảnh hưởng đến tính hiệu quả của quản trị rủi ro tại Trung tâm Cung ứng vật tư; trên cơ sở nghiên cứu của đề tài, tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tại Trung tâm Cung ứng vật tư, với cơ sở nền tảng là quy trình quản trị rủi ro do VNPT ban hành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quản trị rủi ro tại Trung tâm Cung ứng vật tư – VNPT TP. Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN ANH VY XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI TRUNG TÂM CUNG ỨNG VẬT TƯ – VNPT TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN ANH VY XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI TRUNG TÂM CUNG ỨNG VẬT TƯ – VNPT TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hệ điều hành cao cấp) Mã số: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HỒ VIẾT TIẾN Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đề tài nghiên cứu “Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quản trị rủi ro tại Trung tâm Cung ứng vật tư – VNPT TP.Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện và được sự hướng dẫn khoa học của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Viết Tiến. Cơ sở lý luận được tham khảo từ các tài liệu có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng trong luận văn, số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, không sao chép của bất cứ nghiên cứu nào trước đây và chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào. Tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của luận văn này. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 3 năm 2020 Tác giả thực hiện luận văn Trần Anh Vy
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT LUẬN VĂN ABSTRACT CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ..................................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 5 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 6 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 6 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu ......................................................... 6 1.6 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 6 1.7 Kết cấu của đề tài nghiên cứu ............................................................... 7 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO .............................. 8 2.1 Cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro .......................................................... 8 2.1.1 Rủi ro .............................................................................................. 8 2.1.2 Quản trị rủi ro ................................................................................. 9 2.2 Hệ thống quản trị rủi ro và các quy trình quản trị rủi ro ..................... 10 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quản trị rủi ro ...................... 14 2.4 Các rủi ro tại Trung tâm Cung ứng vật tư ........................................... 27 2.5 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ................................................ 29 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 31 3.1 Thông tin cần thu thập và nguồn thông tin thu thập ................................ 31 3.2 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................. 31 3.2.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 31 3.2.2 Nghiên cứu sơ bộ ..................................................................................... 32
  5. 3.2.2.1 Cách thức thực hiện: .......................................................................... 32 3.2.2.2 Kết quả nghiên cứu sơ bộ: ................................................................. 32 3.2.3 Nghiên cứu chính thức............................................................................. 34 3.2.3.1 Xác định mẫu nghiên cứu:................................................................. 34 3.2.3.2 Thiết kế bảng câu hỏi ........................................................................ 36 3.2.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu:......................................................... 36 3.2.4 Thang đo nghiên cứu: .............................................................................. 36 3.2.4.1 Thang đo Sự cam kết và hỗ trợ từ các quản lý cấp cao ..................... 37 3.2.4.2 Thang đo Quá trình trao đổi thông tin và tham vấn .......................... 37 3.2.4.3 Thang đo Các yếu tố văn hóa tổ chức ............................................... 37 3.2.4.4 Thang đo Đào tạo, huấn luyện các kiến thức quản trị rủi ro ............. 38 3.2.4.5 Thang đo Hiệu quả của quản trị rủi ro............................................... 38 3.2.5 Kiểm định độ tin cậy của các thang đo .................................................... 39 3.2.6 Phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................................ 40 3.2.7 Phân tích hồi quy đa biến ........................................................................ 41 Tóm tắt chương 3 ............................................................................................. 43 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 44 4.1 Giới thiệu chung về Trung tâm Cung ứng vật tư..................................... 44 4.1.1 Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức ................................................. 44 4.1.2 Cơ cấu và quy trình quản trị rủi ro tại Trung tâm Cung ứng vật tư .... 47 4.2 Kết quả khảo sát....................................................................................... 54 4.2.1 Đặc điểm mẫu khảo sát ....................................................................... 54 4.2.1.1 Giới tính .............................................................................................. 54 4.2.1.2 Độ tuổi................................................................................................. 54 4.2.1.3 Trình độ học vấn ................................................................................. 55 4.2.1.4 Vị trí công việc.................................................................................... 55 4.2.1.5 Số năm làm việc .................................................................................. 56 4.2.2 Phân tích dữ liệu ................................................................................. 56 4.2.2.1 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha............. 56 4.2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá .......................................................... 60 4.2.2.3 Phân tích hồi quy .......................................................................... 65 4.2.2.4 Thảo luận về kết quả nghiên cứu .................................................. 67 Tóm tắt chương 4 ............................................................................................. 69
  6. CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI TRUNG TÂM CUNG ỨNG VẬT TƯ VNPT TP.HCM................................................................................................... 70 5.1 Kết luận .................................................................................................... 70 5.2 Một số hàm ý quản trị .............................................................................. 70 5.2.1 Sự cam kết và hỗ trợ từ các quản lý cấp cao....................................... 70 5.2.2 Các yếu tố văn hóa của tổ chức .......................................................... 74 5.2.3 Quá trình trao đổi thông tin và tham vấn ............................................ 75 5.2.4 Đào tạo, huấn luyện các kiến thức về quản trị rủi ro .......................... 76 5.3 Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................ 77 Tóm tắt chương 5 ............................................................................................. 78 Tài liệu tham khảo PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI CÂU HỎI THẢO LUẬN PHỤ LỤC 2 : THANG ĐO NGHIÊN CỨU SƠ BỘ PHỤ LỤC 3 : PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ VÀ HỒI QUY
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Nội dung Trang 1 Hình 2.1: Quy trình quản trị rủi ro 11 2 Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất 29 3 Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu 31 4 Hình 4.1 : Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Cung ứng vật 46 tư 5 Hình 4.2: Quy trình quản trị rủi ro tại Trung tâm Cung ứng 48 vật tư. 6 Hình 4.3: Lưu đồ quy trình cho tình huống khẩn cấp tại Trung 50 tâm
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Tỷ lệ hồi đáp 36 2 Bảng 3.2: Thang đo Sự cam kết và hỗ trợ từ các quản lý cấp 37 cao 3 Bảng 3.3: Thang đo Quá trình trao đổi, thông tin và tham 37 vấn 4 Bảng 3.4: Thang đo Các yếu tố văn hóa của tổ chức 38 5 Bảng 3.5: Thang đo Đào tạo, huấn luyện các kiến thức quản 38 trị rủi ro 6 Bảng 3.6: Thang đo Hiệu quả của quản trị rủi ro 39 7 Bảng 4.1: Mẫu chia theo giới tính 54 8 Bảng 4.2. Mẫu phân chia theo độ tuổi 54 9 Bảng 4.3: Mẫu phân chia theo học vấn 55 10 Bảng 4.4: Mẫu phân chia theo vị trí công việc 55 11 Bảng 4.5: Mẫu phân chia theo số năm làm việc 56 12 Bảng 4.6: Kết quả hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Sự 57 cam kết và hỗ trợ từ các quản lý cấp cao 13 Bảng 4.7: Kết quả hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo 58 Quá trình trao đổi thông tin và tham vấn 14 Bảng 4.8: Kết quả hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo 58 Các yếu tố văn hóa tổ chức 15 Bảng 4.9: Kết quả hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo 59 Đào tạo, huấn luyện các kiến thức quản trị rủi ro 16 Bảng 4.10: Kết quả hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo 60 Hiệu quả của quản trị rủi ro 17 Bảng 4.11: Kết quả hệ số Cronbach’s Alpha của các thang 60 đo 18 Bảng 4.12: Kiểm định KMO và Bartlett của biến độc lập 61 19 Bảng 4.13: Kết quả EFA đối với các biến độc lập 62 20 Bảng 4.14: Kiểm định KMO and Bartlett của biến phụ thuộc 64 21 Bảng 4.15: Kết quả EFA đối với biến phụ thuộc 64 22 Bảng 4.16: Kết quả phân tích hồi quy 65
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VNPT: Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam VNPT TP.HCM: VNPT Thành phố Hồ Chí Minh ERM: Enterprise Risk Management Trung tâm Cung ứng vật tư: Trung tâm Cung ứng vật tư – VNPT Thành phố Hồ Chí Minh – Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam
  10. TÓM TẮT LUẬN VĂN Chủ đề nghiên cứu “Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quản trị rủi ro tại Trung tâm Cung ứng vật tư – VNPT TP.HCM” được tác giả thực hiện dựa trên các nghiên cứu trong và ngoài nước về mặt lý thuyết đối với chủ đề về hiệu quả của quản trị rủi ro, từ đó xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quản trị rủi ro tại Trung tâm Cung ứng vật tư – VNPT TP.HCM Phương pháp nghiên cứu của bài luận được thực hiện dựa trên quy trình nghiên cứu là các cơ sở lý thuyết hình thành nên thang đo nháp, thông qua nghiên cứu sơ bộ để điều chỉnh và hình thành thang đo chính thức. Trên cơ sở nghiên cứu chính thức và thông qua kiểm định, đánh giá độ tin cậy của thang đo (Phân tích Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy đa biến) với 87 mẫu khảo sát là lãnh đạo và cán bộ công nhân viên tại Trung tâm Cung ứng vật tư – VNPT TP.HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quản trị rủi ro tại Trung tâm Cung ứng vật tư bao gồm: (i) Sự cam kết và hỗ trợ từ các quản lý cấp cao; (ii) Các yếu tố văn hóa tổ chức; (iii) Quá trình trao đổi, thông tin và tham vấn; (iv) Đào tạo, huấn luyện các kiến thức về quản trị rủi ro. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã có những hàm ý quản trị nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tại Trung tâm Cung ứng vật tư – VNPT TP.HCM.
  11. ABSTRACT The research "Determining factors that influence the effectiveness of risk management at the Material Supply Center - VNPT Ho Chi Minh City" was based on researching theories of domestic and foreign studies on the topic of the effectiveness of risk management, thereby identifying the factors that influence the effectiveness of risk management at the Material Supply Center - VNPT Ho Chi Minh City. The method of the research, using primary research, adjusting from primary research to set up the official research, then testing and assessing the reliability of the scale (Cronbach Alpha analysis, EFA discovery factor analysis, multivariate regression analysis), with 95 surveyed samples as leaders. employees at the Center for Material Supply - VNPT Ho Chi Minh City, showed 4 factors that affecting the effectiveness of risk management at the Material Supply Center, including: (i) Commitment and support from managers; (ii) Corporate culture factors; (iii) The transmission of information and consultation process; (iv) Training and coaching knowledge on risk management. Base on research results, the author proposed solutions to improve the effectiveness of risk management at the Material Supply Center - VNPT Ho Chi Minh City.
  12. 1 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM – Enterprise Risk Management) là hoạt động cần thiết đối với mọi tổ chức, dù có sự khác biệt về quy mô, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, loại hình doanh nghiệp… Tuy nhiên, quản trị rủi ro doanh nghiệp vẫn chưa được xem là một khái niệm phổ biến đối với nhiều nhà quản lý, chưa được xem trọng trong hoạt động của các tổ chức, chưa được nhìn nhận như một hệ thống quản lý và ràng buộc với các hệ thống quản lý khác trong hoạt động vận hành của tổ chức. Một hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp vững chắc và hiệu quả sẽ cho phép doanh nghiệp có những bước đi vững chắc, củng cố vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Ở khía cạnh hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ phải cạnh tranh ở thị trường nội địa, mà còn phải cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu, không những thế, họ còn phải đối mặt với các khó khăn từ nền kinh tế nội tại cũng như các khó khăn từ chính doanh nghiệp như: lạm phát, suy thoái, khủng hoảng kinh tế, chiến tranh thương mại, các chuyển dịch kinh tế trong thời đại công nghiệp 4.0... Qua đó, các doanh nghiệp đã nhận thấy vai trò quan trọng của quản trị rủi ro, cũng như nhận diện được mối quan hệ giữa quản trị rủi ro và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Quản trị rủi ro tốt sẽ đồng nghĩa với việc kiểm soát tốt các tác động, các khả năng xảy ra của các rủi ro, giảm thiểu ảnh hưởng bởi các tác động không lường trước và có khả năng triển khai các giải pháp ứng phó kịp thời, hạn chế thấp nhất thiệt hại do rủi ro gây ra. Theo tham khảo của tác giả, các công ty cổ phần, đặc biệt là các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng đã và đang tham gia một cách tích cực và có hiệu quả vào việc xây dựng và vận hành hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế, tuy nhiên phần lớn các doanh nghiệp nhà nước chưa hoặc đang ở giai đoạn tìm hiểu hoặc chuẩn bị thiết lập hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp cho riêng mình. Lý do của việc này một phần là do hệ thống các quy định pháp luật của Việt Nam chưa có những quy định hay hướng dẫn cụ thể về quản trị rủi ro doanh nghiệp, ngoại trừ lĩnh vực tín dụng và ngân hàng, mà mới chỉ dừng lại ở những quy định về quản lý, giám sát một số rủi ro thuộc nhóm rủi ro tài chính, nhóm rủi ro tuân thủ. Bên
  13. 2 cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung còn có tâm lý ngại sự thay đổi, có cái nhìn đơn giản đối với sự bất thường trong môi trường kinh doanh, thiếu hụt các nhân sự có kiến thức và kỹ năng cần thiết về quản trị rủi ro, văn hóa quản trị rủi ro trong doanh nghiệp chưa được đầu tư bài bản và hiệu quả… Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này: Nghiên cứu của Prapawadee Na Ranong & Wariya Phuenngam (2009) tiếp cận quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn của AS/NZS 4360:2004 và chỉ ra các bước của quy trình quản trị rủi ro, sự tác động của các yếu tố lên tính hiệu quả của quy trình cho các tổ chức tài chính nói chung ở thị trường Thái Lan. Phạm vi nghiên cứu là các tổ chức tài chính có hệ thống quản trị rủi ro được cho là bắt buộc. Nghiên cứu của Michael David Gibson (2012) tập trung vào việc triển khai hệ thống quản trị rủi ro hoạt động, cụ thể là hệ thống công nghệ thông tin cho các tổ chức dịch vụ tài chính. Nghiên cứu tiếp cận quản trị rủi ro theo COSO 2004:2, ISO 31000 và AS/NZS 4360:2004, nghiên cứu này cho thấy các công ty cần phải thiết lập các chính sách truyền tải thông tin, đảm bảo nhận thức của nhân viên về rủi ro, trách nhiệm của các bên trong việc quản trị rủi ro, thành lập các nhóm chuyên môn về rủi ro (chẳng hạn là nhóm chuyên môn về lĩnh vực công nghệ thông tin). Nghiên cứu của Yaraghi N (2010) chỉ ra rằng rủi ro là một quy trình được tích hợp vào các quy trình quản lý của doanh nghiệp như quy trình quản lý an toàn, quản lý dự án, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý nguồn lực doanh nghiệp, quản lý phát triển sản phẩm, … Từ đó, các yếu tố được tổng hợp từ tất cả các lĩnh vực và được khảo sát với các chuyên gia. Nghiên cứu cung cấp cái nhìn tổng thể về tất cả các yếu tố chính tác động vào hiệu quả của quy trình quản trị rủi ro. Nghiên cứu của Hoàng Thị Đào (2017) thực hiện đánh giá công tác tổ chức quản trị rủi ro của doanh nghiệp tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam, đánh giá theo 4 yếu tố: quản trị, quy trình, con người và công nghệ; chia ra 5 cấp độ phát triển quản trị rủi ro từ thấp đến cao: sơ khai, rời rạc, toàn diện, hợp nhất và
  14. 3 chiến lược. Kết hợp với tìm hiểu cách thức quản lý rủi ro phù hợp với loại hình doanh nghiệp hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - con. Các nghiên cứu trên đã giải thích về quy trình, tầm quan trọng cũng như cách thức mà các công ty xây dựng và thực thi quy trình quản trị rủi ro nhằm mang lại hiệu quả. Các nghiên cứu đều nhận diện được các yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả của quy trình quản trị rủi ro. Tuy nhiên, những nghiên cứu này có phạm vi khá rộng, đa phần áp dụng cho những tổ chức tài chính hoặc đã có tiêu chuẩn quản trị rủi ro chuyên ngành (như quản trị rủi ro công nghệ thông tin, quản trị rủi ro dự án, tổ chức tài chính…) mà chưa có một nghiên cứu chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quản trị rủi ro cho một công ty kinh doanh hay có một cơ chế riêng áp dụng cho Trung tâm Cung ứng vật tư. Trung tâm Cung ứng vật tư là một đơn vị hạch toán phụ thuộc, trực thuộc VNPT TP.HCM. Trung tâm Cung ứng vật tư có chức năng và nhiệm vụ chính là một đơn vị hậu cần của VNPT TP.HCM, theo đó Trung tâm Cung ứng vật tư thực hiện các nhiệm vụ chính sau: ❖ Tổ chức mua sắm, cấp phát các loại vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của VNPT TP.HCM. ❖ Tổ chức mua sắm, cấp phát một số chủng loại loại vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của các VNPT tỉnh, thành phố theo nhiệm vụ của VNPT giao. Quá trình hoạt động của doanh nghiệp, bắt đầu từ năm 2014 đến nay, Trung tâm Cung ứng vật tư luôn tương tác với khối lượng công việc khá lớn, tổ chức thực hiện mua sắm, kiểm tra nghiệm thu, thanh quyết toán… nhiều chủng loại vật tư hàng hóa chuyên ngành viễn thông với giá trị mua sắm hàng năm ước từ 3.000 đến 4.000 tỷ đồng, việc thực hiện vai trò là đơn vị hậu cần với nhiều quy trình quản lý nội bộ như Quy trình kế hoạch; Quy trình mua sắm; Quy trình kiểm tra nghiệm thu; Quy trình cấp phát; Quy trình thanh toán, quyết toán… với giá trị lớn đương nhiên sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn, rất cần có hệ thống quản trị rủi ro để phòng ngừa và ứng phó, tuy nhiên đến nay Trung tâm Cung ứng vật tư mới chỉ bước đầu đưa hệ thống quản trị rủi ro vào áp dụng tại đơn vị.
  15. 4 Từ năm 2017 đến nay, VNPT đã nghiên cứu, ban hành và áp dụng hệ thống quản trị rủi ro để quản lý những rủi ro kinh doanh của VNPT, và dần triển khai, hướng dẫn đến các công ty con, các đơn vị trực thuộc để áp dụng. Về cơ cấu quản trị rủi ro của Trung tâm Cung ứng vật tư được chia thành 2 phân lớp theo yêu cầu của VNPT TP.HCM bắt đầu từ tháng 07/2017, tuy nhiên phải tới 07/2019 thì mới được áp dụng chính thức. Phân lớp 1: Bao gồm chủ sở hữu rủi ro là Giám đốc và phó giám đốc của Trung tâm, các Trưởng phòng. Phân lớp 2: Bao gồm phòng kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro, là phòng chuyên trách kiểm tra và phân tích rủi ro từ nhiều nguồn khác nhau. Để tuyên bố về các quan điểm và nguyên tắc quản trị rủi ro của mình, VNPT TP.HCM ban hành chính sách quản trị rủi ro. Trong đó, VNPT TP.HCM đề cập đến các nguyên tắc chính, cơ cấu cũng như quy trình quản trị rủi ro áp dụng tại các đơn vị trực thuộc như Trung tâm Cung ứng vật tư, các nguyên tắc bao gồm: Thứ nhất, là quan điểm về rủi ro. Rủi ro là tất cả những điều không chắc chắn mà có ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu. Do đó, trong việc nhận diện rủi ro, chú trọng vào hai khía cạnh là: không chắc chắn và có ảnh hưởng đến mục tiêu. Thứ hai, là nguyên tắc quản trị rủi ro không phải là tránh rủi ro. Quản trị rủi ro không phải để tạo ra văn hóa tránh né rủi ro. Thực tế, quản trị rủi ro hướng đến việc khía cạnh ngược lại là tăng cường khả năng kiểm soát, ứng phó với rủi ro để có sự sẵn sàng và năng lực để vượt qua rủi ro trên con đường hướng đến mục tiêu. Thứ ba, là nguyên tắc một hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả không chỉ là những quy trình và biểu mẫu mà đó là sự thay đổi trong quan niệm và hành xử. Quản trị rủi ro được triển khai không phải với mục đích tạo ra thêm các công việc thủ tục biểu mẫu. Quản trị rủi ro là trách nhiệm của mỗi người ở tất cả các cấp độ. Mỗi thành viên đều phải chịu trách nhiệm quản trị rủi ro trong phạm vi công việc của mình với mức chấp nhận rủi ro tương ứng. Thứ tư, quản trị rủi ro không phải là một quá trình đơn lẻ. Nó phải được tích hợp vào các quá trình trọng yếu của Trung tâm, như lập kế hoạch chiến lược, xác định
  16. 5 mục tiêu chung của Tập đoàn, mục tiêu riêng của Trung tâm, quản lý các sự thay đổi về (về môi trường kinh doanh, áp dụng công nghệ mới, …) thực hiện đầu tư các dự án/ quyết định kinh doanh mới, … Thứ năm, quản trị rủi ro là một quá trình liên tục. Quản trị rủi ro cần phải được duy trì và cải tiến để phù hợp với nhu cầu và môi trường hoạt động của Trung tâm. Các chương trình quản trị rủi ro phải được rà soát theo định kỳ (tại trung tâm là hàng quý) để đảm bảo sự phù hợp với nhu cầu của Trung tâm và các thực hành tiên tiến trong ngành. Các quy trình quản trị rủi ro tại Trung tâm Cung ứng vật tư tuân thủ theo các bước cơ bản của quy trình được tuyên bố trong chính sách tại Quy chế quản trị rủi ro doanh nghiệp của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam được ban hành cho các đơn vị trực thuộc. Quy trình này gồm 4 quy trình nhỏ: - Quy trình xác định bối cảnh; - Quy trình nhận diện, phân tích, đánh giá và xử lý rủi ro doanh nghiệp; - Quy trình lập báo cáo quản trị rủi ro doanh nghiệp; - Quy trình truyền thông, tham vấn và đào tạo. Qua quá trình thực tiễn công tác tại đơn vị, tác giả nhận thấy việc triển khai áp dụng hệ thống quản trị rủi ro tại đơn vị là một việc hết sức cần thiết và cấp bách, việc triển khai áp dụng hệ thống này, với tính chất đặc thù của Trung tâm Cung ứng vật tư như đã nêu ở trên rất cần có một cơ chế quản trị phù hợp để đảm bảo việc triển khai áp dụng hệ thống quản trị này có hiệu quả nhất, vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài “Xác định các yêu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quản trị rủi ro tại Trung tâm Cung ứng vật tư – VNPT TP.HCM ” để nghiên cứu. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Tác giả của đề tài nghiên cứu đã xác định rõ mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau: - Xác định các yếu tố có tác động, ảnh hưởng đến tính hiệu quả của quản trị rủi ro tại Trung tâm Cung ứng vật tư. - Trên cơ sở nghiên cứu của đề tài, tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy
  17. 6 trình quản trị rủi ro tại Trung tâm Cung ứng vật tư, với cơ sở nền tảng là quy trình quản trị rủi ro do VNPT ban hành. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu - Các yếu tố chính nào có tác động, ảnh hưởng đến hiệu quả của quản trị rủi ro tại Trung tâm Cung ứng vật tư? - Các giải pháp đề xuất nào để hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tại Trung tâm Cung ứng vật tư? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quy trình quản trị rủi ro tại Trung tâm Cung ứng vật tư. - Phạm vi nghiên cứu được giới hạn và thực hiện trong phạm vi Trung tâm Cung ứng vật tư và một số đơn vị trực thuộc VNPT. 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu Tác giả mong muốn rằng từ việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quản trị rủi ro sẽ đề xuất xây dựng hoặc điều chỉnh quy trình nhằm hoàn thiện hơn nữa quy trình quản trị rủi ro tại Trung tâm Cung ứng vật tư, góp phần giảm thiểu những rủi ro hiện hữu, tăng hiệu quả quản lý doanh nghiệp về mọi mặt nói chung. 1.6 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài này là nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng: - Nghiên cứu định tính: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết, các quy trình quản trị rủi ro của VNPT. Thảo luận với các chuyên gia trong ngành đã thực hiện áp dụng quy trình quản trị rủi ro nhằm xây dựng bảng câu hỏi, xây dựng thang đo. - Nghiên cứu định lượng: Thu thập, thống kê, so sánh, phân tích số liệu từ đối tượng khảo sát thông qua bảng câu hỏi từ nghiên cứu định tính. - Đối tượng khảo sát: Là nhân viên tại Trung tâm Cung ứng vật tư. - Phương pháp phân tích số liệu thông qua phần mềm SPSS với các công cụ thống kê mô tả, kiểm định thang đo với Cronbach’s Alpha.
  18. 7 - Phương pháp phân tích hồi quy để xác định mối quan hệ nhân quả giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. 1.7 Kết cấu của đề tài nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được chia thành 05 chương, cụ thể như sau: ✓ Chương 1: Mở đầu. ✓ Chương 2: Cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro. ✓ Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. ✓ Chương 4: Kết quả nghiên cứu. ✓ Chương 5: Kết luận và hàm ý giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tại Trung tâm Cung ứng vật tư.
  19. 8 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO 2.1 Cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro 2.1.1 Rủi ro Rủi ro, theo cách hiểu mang tính phổ biến, là khả năng xảy ra thiệt hại cho doanh nghiệp do các tình huống có thể xảy ra. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động của một doanh nghiệp thường phải đối mặt với các thách thức và các cơ hội, khi đó rủi ro đã được nhìn nhận một cách khái quát hơn, trong đó gồm cả các tình huống có thể đem lại lợi ích cho doanh nghiệp nếu như có sự quản lý phù hợp. Cách hiểu mang tính khái quát này được các tổ chức tư vấn quốc tế như ISO 31000:2009, COSO1 ERM- 2004 … sử dụng để định nghĩa về rủi ro trong hướng dẫn xây dựng quản trị rủi ro doanh nghiệp: “Rủi ro là ảnh hưởng của các yếu tố không chắc chắn đến mục tiêu của doanh nghiệp”. Mức độ của rủi ro được xác định thông qua sự kết hợp giữa hệ quả của một sự kiện và khả năng xảy ra sự kiện đó. Rủi ro cũng có liên quan đến tính bất định, nó có thể ảnh hưởng đến mục tiêu của doanh nghiệp một cách tiêu cực (đe dọa) hoặc tích cực (cơ hội). Đây là đặc tính 2 mặt của 1 rủi ro khi có thể làm tăng hoặc giảm giá trị doanh nghiệp. Rủi ro là một sự kết hợp của khả năng điều gì đó xảy ra và mức độ mất mát khi nó xảy ra trong một tình huống hoặc một hành động cụ thể. Những mất mát này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Những mất mát gián tiếp bao gồm các sự mất mát về danh tiếng, sự tin tưởng của khách hàng, những chi phí hoạt động gia tăng trong suốt quá trình hồi phục. Những khả năng xảy ra sẽ ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu (Partnership, BC, 2005 và NIST, 2004). Rủi ro thường được định lượng bởi ảnh hưởng đến lợi nhuận của một số sự kiện không chắc chắn. Trong khi những loại và mức độ của rủi ro trong một số tổ chức thì phụ thuộc vào số lượng các nhân tố như quy mô của tổ chức, mức độ phức tạp của các hoạt động (SBP, 2003, P.1). Rui ro có nhiều cách phân loại, thông thường rủi ro được chia thành rủi ro chiến lược, rủi ro tài chính, rủi ro hoạt động, rủi ro tuân thủ.
  20. 9 2.1.2 Quản trị rủi ro Quản trị rủi ro có thể được hiểu bằng nhiều cách thức khác nhau. Chẳng hạn, Anderson và Terp (2006) đã duy trì một cách hiểu cơ bản về quản trị rủi ro là một quá trình mà nó cho phép việc ước tính, giảm thiểu và kiểm soát các rủi ro, nâng cao lợi ích và tránh những thiệt hại từ sự đầu cơ. Mục tiêu của quản trị rủi ro là nhằm tối đa hóa tiềm năng thành công và tối thiểu hóa khả năng mất mát trong tương lai. Rủi ro đã trở thành vấn đề có ảnh hưởng tiêu cực tới chi phí, thời gian, chất lượng và hệ thống. Theo COSO (Committee of Sponsoring Organizations, 2004, p.2), quản trị rủi ro là một quá trình, ảnh hưởng bởi ban giám đốc, nhà quản lý và những cá nhân khác. Được áp dụng trong việc lập chiến lược và xuyên suốt của tổ chức, được thiết kế nhằm nhận diện những sự kiện tiềm tàng mà có thể ảnh hưởng tới tổ chức, và quản trị rủi ro trong mức mong đợi, cung cấp sự đảm bảo hợp lý cho việc đạt được những mục tiêu của tổ chức. Quản trị rủi ro là một quá trình để quản lý những rủi ro tiềm tàng bằng việc nhận diện, phân tích. Quá trình này có thể hỗ trợ để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực. Đầu ra của quá trình có thể hỗ trợ việc giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro và những ảnh hưởng tiêu cực nếu nó xảy ra (Partnerships, BC, 2005). Quản trị rủi ro bao gồm việc nhận diện, đo lường, duy trì và kiểm soát rủi ro. Quá trình này đảm bảo rằng các cá nhân hiểu rõ về quản trị rủi ro và đầy đủ mục tiêu và chiến lược của tổ chức (SBP, 2003). Quản trị rủi ro là những hoạt động để định hướng và kiểm soát tổ chức về những vấn đề liên quan đến rủi ro. Quản trị rủi ro bao gồm việc thiết lập cơ cấu quản trị rủi ro, xác định trách nhiệm giải trình, các quá trình chính, … Hoạt động quản trị rủi ro được thực hiện bởi các quản lý cấp cao của tổ chức (ISO 31000:2009) Dựa trên những phân tích trên, có thể tóm tắt các khái niệm như sau: Rủi ro: Khả năng và hệ quả của một điều gì đó khi nó xảy ra. Khả năng của việc đó ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu đã đề ra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2