intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng trong hợp đồng thương mại

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

16
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của nghiên cứu của luận văn chính là đi sâu vào những vấn đề lý luận và thực tiễn về BTTH đối với KLTTĐLĐH trong pháp luật Việt Nam, trên cơ sở đối sánh với một số văn bản quốc tế nhằm góp phần làm rõ và phong phú thêm về mặt lý luận, thực tiễn và pháp lý của vấn đề pháp lý này, tiếp thu có chọn lọc những điểm tiến bộ trong hệ thống pháp luật quốc tế; đồng thời đưa ra được những kiến nghị cụ thể để sửa đổi, bổ sung các quy định còn bất cập, thiếu sót trong pháp luật hiện hành, hoàn thiện cơ chế pháp lý điều chỉnh theo xu hướng hội nhập quốc tế, qua đó nâng cao hiệu quả pháp luật trong việc quản lý các quan hệ xã hội và nâng cao năng lực tài phán của cơ quan tố tụng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng trong hợp đồng thương mại

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HỒNG HOÀNG ANH PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI KHOẢN LỢI TRỰC TIẾP ĐÁNG LẼ ĐƯỢC HƯỞNG TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số ngành: 8 38 01 07 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HỒNG HOÀNG ANH PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI KHOẢN LỢI TRỰC TIẾP ĐÁNG LẼ ĐƯỢC HƯỞNG TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số ngành: 8 38 01 07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÀNH QUỐC TUẤN Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Thông tin, số liệu trong luận văn là xác thực, có nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả công trình nghiên cứu của mình TÁC GIẢ Nguyễn Hồng Hoàng Anh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tác giả xin chân thành cảm ơn đến các thầy/cô giáo Khoa Luật Kinh tế của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ trong quá trình học tập tại trường. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của PGS.TS. Bành Quốc Tuấn đã hỗ trợ tác giả hoàn thành luận văn. Bên cạnh những nghiên cứu đạt được, luận văn còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Do đó, tác giả mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của hội đồng, của các nhà khoa học, giảng viên để giúp tác giả có thể hoàn thiện hơn đề tài này. Trân trọng./.
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Từ khóa: Bồi thường thiệt hại, khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng, khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ, hành vi vi phạm, hợp đồng thương mại. Bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng là một trong những loại hình bồi thường thiệt hại được Luật Thương mại 2005 quy định tại Điều 302. Tuy nhiên vấn đề này chỉ mới được quy định tại Luật Thương mại 2005 ở góc độ điểm qua trong điều khoản và không có bất cứ hướng dẫn cụ thể rõ ràng, đầy đủ về cách thức áp dụng pháp luật đối với vấn đề này. Rõ ràng, đây là một trong những thiếu sót của pháp luật thương mại Việt Nam. Luận văn "Pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng trong hợp đồng thương mại" dựa trên lý luận cơ bản của chế định bồi thường thiệt hại để làm rõ những vấn đề lý luận như khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc bồi thường, điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng khi có yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng cũng như quy định pháp luật đối với vấn đề này. Bên cạnh đó, luận văn có sự đối sánh về mặt nội dung đối với khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ được quy định trong hệ thống pháp luật quốc tế như PECL, PICC và đặc biệt là CISG 1980. Trong nội dung thực tiễn áp dụng pháp luật, tác giả trích dẫn bản án cũng như có những phân tích nhất định trong phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp tại Việt Nam và một số quốc gia áp dụng CISG 1980 để có sự so sánh trong cách thức áp dụng pháp luật của Việt Nam và các quốc gia khi xác định "khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng" hay khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ để từ đó đưa ra những kiến nghị phù hợp trong bối cảnh sửa đổi Luật Thương mại 2005.
  6. iv ABSTRACT Key word: Compensation for damages, direct benefits that should have been earned, missed profits, breach of conduct, commercial contracts. Compensation for damages for direct benefits that should have been earned is one of the types of compensation for damages regulated by the 2005 Commercial Law in Article 302. However, this issue has only been mentioned briefly in the provision and there is no specific, clear guidance on the application of the law to this issue. Clearly, this is one of the shortcomings of Vietnamese commercial law. The thesis "The Law on Compensation for Damages for Direct Benefits that Should Have Been Enjoyed in Commercial Contracts" is based on the basic theory of compensation for damages to clarify logical issues such as the concept, characteristics, principles of compensation, conditions for liability for compensation, obligations of the parties in the contract when requesting compensation for damages for direct benefits that should have been earned, as well as legal regulations for this issue. In addition, the thesis compares the content with the missed profits stipulated in the international legal system such as PECL, PICC, and especially CISG 1980. In the practical application of the law, the author cites court cases as well as makes certain analyses in the judgments of dispute resolution agencies in Vietnam and some countries applying CISG 1980 to compare the application of the law of Vietnam and other countries when determining "direct benefits that should have been enjoyed" or missed profits to make appropriate recommendations in the context of amending the 2005 Commercial Law.
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Cụm từ Tiếng Việt BTTH Bồi thường thiệt hại HVVP Hành vi vi phạm KLTTĐLĐH Khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng BLDS Bộ luật Dân sự LTM Luật Thương mại DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Cụm từ Tiếng Anh Cụm từ Tiếng Việt CISG 1980 United Nations Công ước của Liên Hợp quốc về Convention on hợp đồng mua bán hàng hóa Contracts for the quốc tế (Công ước Viên năm International Sale of 1980) Goods PECL Principles of European Bộ nguyên tắc của luật hợp Contract Law đồng châu Âu PICC The Principles of Nguyên tắc Hợp đồng Thương International mại Quốc tế (thường được gọi là Commercial Contracts Nguyên tắc UNIDROIT) UNODROIT International Institute Viện quốc tế về thống nhất luật for the Unification of tư Private Law UNCITRAL United Nations Ủy ban của Liên Hợp quốc về Commission On Luật thương mại quốc tế International Trade Law
  8. vi MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài. .............................................................................. 1 2. Mục tiêu của đề tài ....................................................................................... 2 3. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................... 2 4. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 3 5. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3 6. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu ............................................................... 4 7. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 7 8. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 8 9. Đóng góp của đề tài ...................................................................................... 8 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI KHOẢN LỢI TRỰC TIẾP ĐÁNG LẼ ĐƯỢC HƯỞNG TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI...................................................................................... 10 1.1. Khái niệm, đặc điểm của bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng........................................................................................... 10 1.1.1. Khái niệm bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng. ............................................................................................................ 10 1.1.2. Đặc điểm bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng ............................................................................................................. 17 1.2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng ................................................................................................................... 18 1.2.1. Nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời ............................................ 18 1.2.2. Nguyên tắc không bồi thường các tổn thất mà bên bị vi phạm có thể hạn chế được. ........................................................................................................... 21
  9. vii 1.2.3. Thiệt hại được bồi thường phải là thiệt hại "thực tế và trực tiếp" và nguyên tắc chỉ bồi thường những tổn thất có thể tiên liệu được trong Công ước Viên 1980................................................................................................................... 24 1.3. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng theo Luật Thương mại 2005 ........................ 30 1.3.1. Hành vi vi phạm tới khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng ............. 32 1.3.2. Thiệt hại thực tế đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng ....... 34 1.3.3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng ................................................................................................ 39 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................... 42 CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI KHOẢN LỢI TRỰC TIẾP ĐÁNG LẼ ĐƯỢC HƯỞNG TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÀ MỘT SỐ KIỆN ................................................................................... 43 2.1 Quy định pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng trong hợp đồng thương mại ....................................................................................................... 43 2.1.1. Xác định hành vi vi phạm hợp đồng tới khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng ............................................................................................................. 43 2.1.2. Nghĩa vụ chứng minh .......................................................................... 54 2.1.3. Nghĩa vụ hạn chế tổn thất ................................................................... 60 2.2. Một số kiến nghị góp ý hoàn thiện quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng. ........................... 63 2.2.1. Ghi nhận đầy đủ các loại thiệt hại có thể được bồi thường và khái niệm bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng. ........... 64 2.2.2. Bổ sung nguyên tắc bồi thường những tổn thất có thể tiên liệu được. 66
  10. viii 2.2.3. Xây dựng tiểu chuẩn chứng minh "chắc chắn hợp lý" trong bồi thường thiệt hại. ......................................................................................................... 69 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................... 72 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 74
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Luật Thương mại (LTM) 2005 có hiệu lực thi hành vào ngày 01 tháng 02 năm 2005. Đây là văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất điều chỉnh các hoạt động thương mại trong lãnh thổ Việt Nam hiện nay. Sau 18 năm triển khai, LTM 2005 đã đáp ứng được nhu cầu hội nhập của Việt Nam trên trường quốc tế trong lĩnh vực thương mại và khắc phục được những hạn chế của LTM 1997 bằng việc quy định mở rộng về phạm vi điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh, sửa đổi những quy định đã không còn phù hợp và đã có những tác động tích cực, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thương mại. Bên cạnh đó, song song với sự phát triển, đi lên của kinh tế thế giới, LTM 2005 đã bộc lộ không ít những hạn chế nhất định, trong đó có thể kể đến vấn đề về bồi thường thiệt hại (BTTH). Hợp đồng thương mại Việt Nam chịu sự điều chỉnh chủ yếu của Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 và LTM 2005. Theo đó, khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng (KLTTĐLĐH) chỉ được quy định duy nhất tại khoản 2, Điều 302 LTM 2005. Tại Điều 360 BLDS 2015 quy định: "Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác". Hoặc trong Điều 361 BLDS 2015 phân loại thiệt hại do hành vi vi phạm (HVVP) bao gồm 2 loại là vật chất, tinh thần. Trong hai loại hình thiệt hại của điều luật cũng không có đề cập đến vấn đề mà tác giả quan tâm. Rõ ràng đây là vấn đề mà pháp luật thương mại nói riêng và pháp luật dân sự nói chung chưa có quy định rõ ràng đối với chế định BTTH đối với KLTTĐLĐH. Chưa dừng lại ở đó, Việt Nam đã là thành viên thứ 84 của Công ước Viên (CISG 1980). Điều này đồng nghĩa với việc đối với nhưng hợp đồng thương mại quốc tế do thương nhân Việt Nam kí kết hoặc dẫn chiếu đến pháp luật Việt Nam sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của CISG 1980. Chế định BTTH được CISG 1980 quy định từ Điều 74 đến Điều 77 trong đó nội hàm của khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ trong CISG 1980 có nội dung tương tự với KLTTĐLĐH trong LTM 2005. Tuy nhiên CISG 1980 được Ủy ban của Liên Hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) xây dựng với hệ thống đồ sộ về hướng dẫn và án lệ nhằm mục đích hài hòa hóa pháp luật. Vì vậy việc nghiên
  12. 2 cứu vấn đề này ở góc độ trong nước và quốc tế có ý nghĩa lớn trong việc hoàn thiện pháp luật trong nước về thương mại. Bên cạnh đó, thực tiễn xét xử của cơ quan tố tụng chưa có sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật đối với vấn đề này bởi lẽ chưa có văn bản hướng dẫn nào hoặc sự cụ thể hóa của pháp luật liên quan tới vấn đề BTTH đối với KLTTĐLĐH. Điều này khiến các cơ quan tố tụng gặp không ít những khó khăn, lúng túng trong việc xác định được KLTTĐLĐH. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật đến nhu cầu thực tiễn trong hoạt động xét xử, vấn đề "bồi thường thiệt hại đối với các khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng lợi trong hợp đồng thương mại" vẫn còn gây nhiều tranh cãi và chưa được rõ ràng. Vì vậy, với mục tiêu hoàn thiện pháp luật về BTTH đối với KLTTĐLĐH trong luật thương mại hiện hành và giúp các cơ quan tố tụng áp dụng một cách rõ ràng và thống nhất quy phạm liên quan, tác giả đã lựa chọn đề tài "Pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với các khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng lợi trong hợp đồng thương mại" để nghiên cứu với mục đích tăng cường sự hiểu biết và áp dụng thống nhất pháp luật trong giải quyết tranh chấp thương mại. 2. Mục tiêu của đề tài Mục đích của nghiên cứu của luận văn chính là đi sâu vào những vấn đề lý luận và thực tiễn về BTTH đối với KLTTĐLĐH trong pháp luật Việt Nam, trên cơ sở đối sánh với một số văn bản quốc tế nhằm góp phần làm rõ và phong phú thêm về mặt lý luận, thực tiễn và pháp lý của vấn đề pháp lý này, tiếp thu có chọn lọc những điểm tiến bộ trong hệ thống pháp luật quốc tế; đồng thời đưa ra được những kiến nghị cụ thể để sửa đổi, bổ sung các quy định còn bất cập, thiếu sót trong pháp luật hiện hành, hoàn thiện cơ chế pháp lý điều chỉnh theo xu hướng hội nhập quốc tế, qua đó nâng cao hiệu quả pháp luật trong việc quản lý các quan hệ xã hội và nâng cao năng lực tài phán của cơ quan tố tụng. 3. Câu hỏi nghiên cứu Về mặt lý luận: Xác định được thế nào là BTTH đối với KLTTĐLĐH và những yêu cầu lý luận xung quanh vấn đề như: Khái niệm, đặc điểm, nghĩa vụ và quyền của
  13. 3 các bên đối với vấn đề này, điều kiện hình thành trách nhiệm BTTH đối với KLTTĐLĐH có những giống và khác so với loại hình thiệt hại thực tế và trực tiếp. Về mặt thực tiễn: Xuất phát từ thực tiễn và quy định pháp luật của Việt Nam về vấn đề này, cụ thể là quy định về BTTH được quy định tại LTM 2005, thực tiễn xét xử đối với vấn đề này để tìm ra được vấn đề, những thiếu sót và hoàn thiện được quy định pháp luật về BTTH đối với KLTTĐLĐH. 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận về chế tài BTTH đối với KLTTĐLĐH trong hợp đồng kinh doanh thương mại dựa trên cơ sở lý luận của chế định BTTH được các học giả nghiên cứu trước đó. Đồng thời xuất phát từ việc phân tích các bản án và phán quyết của cơ quan tố tụng nhằm tìm ra những vấn đề còn thiếu sót, những điểm chưa hợp lý của luật dựa trên nền tảng lý luận được hình thành từ chương 1 của luận văn. Những kiến nghị cụ thể sẽ được đưa ra để cải thiện quy định pháp luật liên quan đến việc xác minh và chứng minh thiệt hại trong trường hợp BTTH đối với KLTTĐLĐH. Những kiến nghị này sẽ giúp cho các cơ quan tố tụng có cơ sở để giải quyết tranh chấp một cách hệ thống nhất, hợp lý nhất đối với những tranh chấp có liên quan tới vấn đề nghiên cứu. 5. Phạm vi nghiên cứu Về mặt nội dung: Đối với vấn đề về BTTH đối với KLTTĐLĐH theo LTM 2005, luận văn giới hạn ở việc phân tích các quy định pháp luật về BTTH đối với KLTTĐLĐH theo pháp luật thương mại Việt Nam, có đối sánh với pháp luật quốc tế như CISG 1980, PECL, PICC … Đề tài sẽ không đề cập tới vấn đề BTTH ngoài hợp đồng mà chỉ tập trung vào những vấn đề gắn với KLTTĐLĐH của chủ thể có quyền đòi BTTH. Bên cạnh việc nghiên cứu LTM 2005, đề tài sẽ dựa trên những quy định của BLDS để có sự so sánh, đối chiếu. Bên cạnh đó, đề tài sẽ có sự nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật thông qua bản án, quyết định của cơ quan tố tụng. Về mặt không gian: Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn ở việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về BTTH đối với KLTTĐLĐH theo LTM 2005 và bình luận án qua thực tiễn xét xử các tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Việt Nam và
  14. 4 một số án lệ của CISG 19801. Việc nghiên cứu những bản án, quyết định của cơ quan tố tụng tại Việt Nam sẽ là trọng tâm nghiên cứu của luận văn đặc biệt tại những tỉnh thành có hoạt động thương mại nổi bật như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Đà Nẵng… Về thời gian: Luận văn nghiên cứu nội dung liên quan đến vấn đề BTTH đối với KLTTĐLĐH từ năm 2013 đến nay. Bên cạnh đó, với mục đích đi sâu về mặt lý luận, tác giả cũng sẽ tìm hiểu những quy định pháp luật mang tính chất tiền đề của LTM 2005 là LTM 1997 và Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989. 6. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu Qua nghiên cứu, khảo sát, hiện tại đã có nhiều công trình đề cập liên quan đến vấn đề BTTH trong các hoạt động thương mại theo pháp luật Việt Nam, tuy nhiên chưa có tác phẩm nào đề cập hoàn toàn đến KLTTĐLĐH. Tác giả xin phép được liệt kê sau đây: Sách "Chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam" của tác giả Nguyễn Ngọc Khánh: Cuốn sách đã khái quát được những vấn đề quan trọng trong hợp đồng thương mại khi đã có những phân tích sâu, lý giải được những vấn đề mang tính lý luận của chế định hợp đồng. Cách tiếp cận vấn đề của tác giả đa chiều, nhiều phương diện đối với cùng một vấn đề trong hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia thuộc các hệ thống pháp luật. Những vấn đề như chế tài BTTH, yếu tố lỗi, giới hạn trách nhiệm bồi thường được tác giả phân tích một cách đầy đủ, rõ ràng và là cơ sở để luận văn phát triển dựa trên nền tảng lý luận của tác giả Nguyễn Ngọc Khánh. Sách "Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án" xuất bản năm 2010, tái bản năm 2014 của tác giả PGS.TS. Đỗ Văn Đại đã cung cấp những phân tích chi tiết các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng và các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng thông qua việc bình luận các bản án. Tác giả đã nghiên cứu và phân 1 Công ước của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán quốc tế (gọi tắt là Công ước Viên 1980) được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) trong một nỗ lực hướng tới việc thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Hiện tại án lệ của Công ước Viên 1980 được UNCITRAL số hóa trên các website https://cisg-online.org/home, https://iicl.law.pace.edu/ và https://www.unilex.info/.
  15. 5 tích các quy định của BLDS và LTM 2005 liên quan đến BTTH như thiệt hại vật chất, tổn hại tinh thần và KLTTĐLĐH. Nhờ đó, tác giả đưa ra kiến nghị về việc bổ sung quy định nói rõ cho phép bồi thường KLTTĐLĐH và sửa đổi cụm từ "thiệt hại thực tế" để bao gồm cả tổn thất về tinh thần trong LTM 2005. Công trình này là một nguồn tài liệu quan trọng khi cung cấp nền tảng cơ bản đối với chế định hợp đồng. Sách "Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam" xuất bản năm 2010, tái bản 2013 của tác giả Đỗ Văn Đại: Tác giả sử dụng những bản án đã được chọn lọc một cách kĩ càng dựa trên những vấn đề căn bản của hợp đồng Việt Nam. Theo đó đối với vấn đề về BTTH trong hợp đồng, tác giả đã khái quát được tất cả các vấn đề của chế định này. Tuy nhiên, với vấn đề KLTTĐLĐH, tác giả chỉ nghiên cứu như một phần nhỏ của chế định BTTH dựa trên cả BLDS và LTM 2005. Luận án tiến sĩ "Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng" của tác giả Bùi Thị Thanh Hằng năm 2018. Luận án được thực hiện với 3 chương trong đó vấn đề lý luận đối với chế định BTTH được tác giả xây dựng một cách vững chắc và đầy đủ. Đây chính là cơ sở để cho luận văn phát triển bởi phần lý luận của tác giả đã khái quát những nội dung mang tính chất nền tảng cho vấn đề BTTH đối với KLTTĐLĐH. Tuy nhiên nội dung của luận án luôn xoay quanh vấn đề về BTTH do vi phạm hợp đồng nên vẫn hoàn toàn chưa đi sâu vào BTTH đối với KLTTĐLĐH trong hợp đồng thương mại mà tác giả mong muốn nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu khoa học "Các vấn đề pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa qua thực tiễn xét xử của tòa án và trọng tài Việt Nam" do tác giả PGS.TS. Phan Huy Hồng làm chủ nhiệm công bố năm 2011: Thực tiễn xét xử của cơ quan tố tụng tại Việt Nam đối với hợp đồng mua bán đã được nhóm tác giả đánh giá, rút kết được những vấn đề trong hợp đồng mua bán hàng hóa mà cơ quan tố tụng đã thống nhất được quan điểm xét xử và cả những vấn đề mà cơ quan tố tụng còn thiếu tính thống nhất. Theo đó, KLTTĐLĐH là một trong những vấn đề còn nhiều những quan điểm xoay quanh trong việc xác định thế nào là KLTTĐLĐH, cách thức xác định giá trị BTTH đối với vấn đề này như thế nào.
  16. 6 Bài viết "Chế tài bồi thường thiệt hại trong thương mại quốc tế qua Luật thương mại Việt Nam, Công ước Viên 1980 và Bộ nguyên tắc Unidroit" của tác giả Nguyễn Thị Hồng Trinh trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 22/2009: Tác giả đã đi sâu vào các quy định pháp luật về BTTH theo pháp luật thương mại Việt Nam và Bộ nguyên tắc UNIDROIT (PICC) nhằm tìm ra sự tương đồng và sự khác biệt giữa những quy định này. Bài viết đã cung cấp kiến thức về BTTH khi có sự đối sánh pháp luật trong nước và quốc tế, từ đó điều chỉnh vấn đề theo hướng phù hợp hơn với luật quốc tế. Bài viết dừng lại ở phạm vi điều chỉnh là chế định BTTH trong các quy định pháp luật này và trong nội dung của bài viết có điểm qua chế định BTTH đối với KLTTĐLĐH khi nghiên cứu, phân tích nội dung của CISG 1980. Luận văn thạc sỹ luật học năm 2014 của tác giả Trần Trung Hiếu với đề tài "Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo luật Thương mại Việt Nam": Tác giả đã phân tích các quy định về BTTH và các chế tài thương mại khác như: Buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, huỷ bỏ hợp đồng theo LTM 2005. Trong đề tài, chế tài về BTTH được tác giả đi sâu cả về lý luận lẫn thực tiễn khi so sánh được những bất cập giữa BLDS 2005 và LTM 2005 và đã có những kiến nghị, giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện pháp luật. Luận văn thạc sĩ "Giá trị bồi thường thiệt hại theo pháp luật thương mại Việt Nam" của tác giả Nguyễn Đức Trọng năm 2016. Việc xác định giá trị BTTH trong chế định BTTH và việc xác định chính xác thiệt hại của chủ thể yêu cầu BTTH là điều không hề dễ dàng. Tác giả Nguyễn Đức Trọng đã nghiên cứu cách thức xác định giá trị BTTH đối với KLTTĐLĐH, tuy nhiên nội dung này là một phần nhỏ trong cả luận văn chứ chưa hoàn toàn đặt trọng tâm nghiên cứu vào nội dung mà tác giả đang hướng tới. Ngoài ra còn một số những công trình nghiên cứu được công bố trên hệ thống các tạp chí chuyên ngành như: Đỗ Văn Đại (2007), "Phạt vi phạm hợp đồng trong pháp luật thực định Việt Nam", Tạp chí Tòa án nhân dân tháng 10 (số 19); Đỗ Văn Đại, Lê Thị Diễm Phương (2012), "Về khái niệm và giảm mức phạt vi phạm hợp đồng", Tạp chí Khoa học pháp lý số 03; Nguyễn Việt Khoa (2011), "Chế tài phạt vi
  17. 7 phạm hợp đồng theo Luật Thương mại 2005", Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 15; Nguyễn Thị Hằng Nga (2006), "Về việc áp dụng chế tài phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại vào thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng trong hoạt động thương mại", Tạp chí Tòa án nhân dân số 09; Dương Anh Sơn, Lê Thị Bích Thọ (2005), "Một số ý kiến về phạt vi phạm do vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam", Tạp chí khoa học pháp lý số 01.... Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đây đều có nghiên cứu về vấn đề BTTH đối với KLTTĐLĐH nhưng vấn đề được các tác giả phân tích như một phần trong phạm vi của chế định BTTH hoặc một số tác phẩm nghiên cứu vấn đề này như một khía cạnh không thể thiếu trong nội dung của công trình. Điều này đồng nghĩa với việc chưa có công trình nào mang tính chất bao quát, nghiên cứu sâu, rộng đối với khía cạnh mà tác giả đang hướng tới là "khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng". Tuy nhiên với sự đồ sộ của các công trình nghiên cứu này, đây chính là cơ sở để tác giả tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài. 7. Phương pháp nghiên cứu Luận văn kết hợp các phương pháp như phân tích, hệ thống hóa các quy định pháp luật, so sánh, tổng hợp, bình luận án, đánh giá. Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá: Đây là phương pháp được sử dụng trong toàn bộ luận văn, từng vấn đề được tác giả đưa ra sẽ được trình bày dựa trên khái niệm, đặc trưng, cơ sở pháp lý… Các vấn đề đều được phân tích chi tiết ở từng khía cạnh khác nhau và tổng hợp nhằm đưa ra một kết quả cụ thể và rõ ràng nhất. Phương pháp so sánh, hệ thống hoá các quy phạm pháp luật: Hai phương pháp này được tác giả sử dụng chủ yếu tại chương 1 của luận văn khi đánh giá cùng một vấn đề của pháp luật. Cụ thể là có sự so sánh, đánh giá giữa Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989, LTM 1997, LTM 2005 và BLDS 2015. Việc so sánh giữa các văn bản quy phạm nói trên cho thấy được chiều hướng vận động, thay đổi của các quy phạm pháp luật trong cùng một vấn đề. Phương pháp này còn được sử dụng khi đối sánh với quy định pháp luật về vấn đề này với CISG 1980, PICC và PECL
  18. 8 Phương pháp phân tích, bình luận án được sử dụng chủ yếu trong chương 2 để làm rõ những bất cập, thiếu sót về BTTH đối với KLTTĐLĐH thông qua thực tiễn xét xử và đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật thương mại Việt Nam. 8. Nội dung nghiên cứu Về cơ bản, tác giả tập trung vào 2 phần là lý luận và thực trạng áp dụng về BTTH đối với KLTTĐLĐH theo LTM 2005. Về mặt lý luận, tác giả sẽ đi sâu vào việc cụ thể hóa những vấn đề lý luận xoay quanh KLTTĐLĐH như khái niệm, nguyên tắc, cơ sở để hình thành nên yêu cầu đòi BTTH đối với KLTTĐLĐH, nghĩa vụ chứng minh, hạn chế tổn thất, từ đó đúc rút được những nội dung lý luận cơ bản của vấn đề BTTH đối với KLTTĐLĐH. Trong phần này, việc nghiên cứu chế định BTTH của các hệ thống pháp luật cũng góp phần giúp tác giả định hình và trả lời những câu hỏi nghiên cứu mà tác giả đã nêu tại mục Câu hỏi nghiên cứu. Về thực trạng áp dụng, việc nghiên cứu những bản án, án lệ là cách thức giúp tác giả tìm ra được những vấn đề, lúng túng trong quá trình áp dụng pháp luật của cơ quan tố tụng về BTTH đối với KLTTĐLĐH được ghi nhận trong LTM 2005. 9. Đóng góp của đề tài Về lý luận: Luận văn góp phần vào kho tàng khoa học pháp lý một cách hệ thống về cụ thể hóa KLTTĐLĐH và BTTH đối với KLTTĐLĐH theo LTM 2005. Việc đi sâu vào từng khía cạnh của chế định BTTH mà cụ thể là KLTTĐLĐH được quy định trong LTM 2005 giúp cho những quy định về vấn đề này được đầy đủ, rõ ràng và thiết thực hơn. Luận văn trở thành nguồn tư liệu hữu ích cho các học giả khi tìm hiểu về chế định BTTH đối với KLTTĐLĐH. Về thực trạng áp dụng pháp luật: Luận văn phân tích, bình luận các bản án của cơ quan tố tụng để xác định những bất cập khi LTM 2005 không quy định rõ về "bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng", dẫn tới những khó khăn bất cập trong việc áp dụng pháp luật. Bên cạnh đó việc nhìn nhận một cách cụ thể những khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp có thể giúp các thương nhân có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này. Nghĩa là quá trình giao kết hợp đồng giữa các bên sẽ được minh thị một cách rõ ràng và đây cũng là cơ sở cho cơ quan tài phán xem xét
  19. 9 và đưa ra được những phán quyết mang tính chất thống nhất dựa trên quy phạm pháp luật. Về tính mới của đề tài: LTM 2005 và BLDS 2015 còn bỏ ngỏ vấn đề BTTH đối với KLTTĐLĐH và đây chính là sự thiếu sót của các nhà làm luật. Luận văn đã góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật thương mại về BTTH, đặc biệt là đối với KLTTĐLĐH khi nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn. Điều này giúp các cơ quan tố tụng có được những định hướng thống nhất trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến BTTH đối với KLTTĐLĐH.
  20. 10 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI KHOẢN LỢI TRỰC TIẾP ĐÁNG LẼ ĐƯỢC HƯỞNG TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI 1.1. Khái niệm, đặc điểm của bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng 1.1.1. Khái niệm bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng. Với sự phát triển của hệ thống pháp lý, mà cụ thể là luật Dân sự cùng các ngành luật khác, các quan hệ xã hội ngày càng được pháp luật bảo vệ, tôn trọng và yêu cầu các bên tuân thủ. Một quan hệ xã hội được xác lập theo đúng quy định của pháp luật, đồng nghĩa với việc quy định quyền và nghĩa vụ của các bên được hình thành. Nếu một bên chủ thể vi phạm những nguyên tắc mà pháp luật đã đề ra hay đơn thuần là vi phạm nghĩa vụ, ảnh hưởng đến các cá nhân, tổ chức khác buộc phải bù đắp cho chủ thể gánh chịu những hậu quả bất lợi do HVVP. Trong mối quan hệ hợp đồng và đặc biệt là hợp đồng thương mại, nếu HVVP của một bên gây ra những tổn thất nhất định thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu được BTTH cho những mất mát đó. Với bản chất song vụ của hợp đồng thương mại, nghĩa vụ BTTH được đặt ra cho HVVP là điều tất yếu. Điều này nhằm khắc phục được những tổn thất mà bên bị vi phạm phải gánh chịu. "BTTH trong khoa học pháp lý có thể được khái quát như một chế tài tiền tệ dùng để bù đắp những thiệt hại thực tế cho bên bị thiệt hại"2. "Trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, BTTH là hình thức trách nhiệm được tất cả hệ thống pháp luật trên thế giới áp dụng"3. "Trong trường hợp bên có quyền bị vi phạm đã áp dụng các hình thức trách nhiệm khác thì họ vẫn không 2 Nguyễn Thị Dung (2001), Áp dụng trách nhiệm hợp đồng trong kinh doanh, NXB chính trị Quốc gia Hà nội, tr.93. 3 Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2009), Giáo trình Luật hợp đồng và thương mại quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí minh, tr.87.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2