intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên – Thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

16
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Pháp luật về chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên – Thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Dương

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên – Thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Dương

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN MẠNH CƯỜNG PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN ĐỔI HỘ KINH DOANH THÀNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TỪ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ Mã số: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – 2022
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN MẠNH CƯỜNG PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN ĐỔI HỘ KINH DOANH THÀNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TỪ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ Mã số: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THU THỦY BÌNH DƯƠNG – 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Thủ Dầu Một. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Viện đào tạo sau Đại học - Trường Đại học Thủ Dầu Một xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Mạnh Cường
  4. LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn Cô TS. Nguyễn Thị Thu Thủy đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện luận văn vừa qua, Tôi xin cảm ơn Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Dương đã cung cấp cho em cơ sở dữ liệu để em tham khảo thực hiện đề tài hoàn thiện.Vì còn thiếu nhiều kinh nghiệm. Trong quá trình thực hiện luận văn khó tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy, cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp thầy, cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thiện của bản thân hơn. Cuối cùng em kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Em xin chân thành cảm ơn!
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Viết thường 1 HKD Hộ kinh doanh 2 DNTN Doanh nghiệp tư nhân 3 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa 4 TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên 5 GCN Giấy chứng nhận 6 SXKD Sản xuất kinh doanh 7 GTGT Giá trị gia tăng
  6. NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Tại Việt Nam hiện nay, có hơn 5 triệu hộ kinh doanh (HKD) với 9 triệu lao động, chiếm tới 16,5% tổng số lao động của cả nước. Hộ kinh doanh tính cả phi nông nghiệp và nông nghiệp đóng góp gần 30% GDP của Việt Nam. Trước sức ép tác động của việc hội nhập kinh tế quốc tế này đã và đang ảnh hưởng rất lớn đối với HKD. Là loại hình kinh doanh có chế độ trách nhiệm vô hạn về quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Điều này là sự rủi ro rất lớn đối với chủ hộ kinh doanh, nên HKD không dám mạnh dạn đầu tư vào những khu vực kinh doanh có hệ số rủi ro cao, nên khó có thể phát triển mở rộng quy mô kinh doanh. Ngoài ra, HKD luôn gặp nhiều khó khăn khi cần mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động phân tác một phần do nguồn vốn nhỏ; số lao động hạn chế; lĩnh vực ngành nghề, thường kinh doanh nhỏ lẻ công nghệ lạc hậu, trình độ tay nghề của người lao động thấp, sức cạnh của hàng hóa thấp...nên HKD thường không có ảnh hưởng trên thị trường….So với các loại hình kinh doanh khác như doanh nghiệp; hợp tác xã. Chính vì lẽ đó; đảm bảo quyền tự do kinh doanh, pháp luật Việt Nam đã mở rộng quyền tự do bằng cách cho phép HKD được chuyển đổi thành doanh nghiệp. Trong số những loại hình doanh nghiệp thì công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho chủ hộ kinh doanh kế thừa được trên phương diện pháp lý như một chủ sở hữu; nguồn vốn do chính chủ sở hữu tự bỏ ra; chủ sở hữu trực tiếp quản lý điều hành doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh được mở rộng…phù hợp với đại đa số tầng lớp cá nhân kinh doanh ở Việt Nam Theo báo cáo của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Dương từ năm 2018 đến cuối năm 2021, toàn tỉnh có 89 doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chiếm tỷ lệ 94,4% so với các mô hình doanh nghiệp khác. Học viên tiếp cận nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên qua thực tế tại tỉnh Bình Dương là điều hết sức thiết thực và có ý nghĩa khoa học. Đề cương học viên soạn thảo dưới đây đã thể hiện rất rõ nội dung về lý luận, pháp luật chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thực tế vấn đề này tại tỉnh Bình Dương.
  7. Do đó, tôi đồng ý tiếp nhận hướng dẫn học viên Nguyễn Mạnh Cường thực hiện đề tài “Pháp luật về chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên – Thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Dương” theo đúng quy chế đào tạo hướng dãn luận văn thạc sĩ. Bình Dương, ngày 21 tháng 12 năm 2021. Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thu Thuỷ
  8. MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG 1 Mục lục 2 Danh mục từ viết tắt 3 Danh mục bảng biểu 4 Phần mở đầu Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN 1 ĐỔI HỘ KINH DOANH THÀNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN 1.1 Khái quát chung về chuyển đổi loại hình kinh doanh 1 1.2 Chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty trách nhiệm hữu hạn một 5 thành viên 1.3 Pháp luật về chuyển đổi hộ kinh doanh thành Công ty Trách nhiệm 15 hữu hạn một thành viên Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN ĐỔI HỘ 27 KINH DOANH THÀNH CÔNG TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG 2.1 Pháp luật quy định về chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty trách 27 nhiệm hữu hạn một thành viên. 2.2 Thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh sang công ty trách nhiệm hữu hạn 29 một thành viên 2.3 Thực tiễn áp dụng pháp luật về chuyển đổi hộ kinh doanh thành công 33 ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại tỉnh Bình Dương 2.4 Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật chuyển đổi hộ kinh doanh thành 39 Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại tỉnh Bình Dương. Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG 55 CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN ĐỔI HỘ KINH DOANH THÀNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG 3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về chuyển đổi Hộ kinh doanh thành 55 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về chuyển đổi hộ kinh doanh 56
  9. thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. 3.3 Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật, thúc đẩy Hộ 61 kinh doanh tự nguyện chuyển đổi sang Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại tỉnh Bình Dương Kết luận 71 Tài liệu tham khảo 73
  10. DANH MỤC BẢNG STT BẢNG TRANG 1 Báo cáo tình hình đăng ký doanh nghiệp Sở kế hoạch đầu tư 36 tỉnh Bình Dương
  11. DANH MỤC BIỂU STT BIỂU TRANG 1 Số lượng công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành 38 lập và hoạt động tại tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2019 – Tháng 7/2022. 2 Số lượng công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được 40 thành lập trên thuộc các địa phương tại tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2019 – Tháng 7/2022 3 Quy định hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh 41 nghiệp
  12. PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, nước ta đã từng bước khẳng định vị trí, vai trò của mình trên trường Quốc tế. “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”1. Là một nước có nền kinh tế lạc hậu, nước ta đã từng bước Công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội Chủ nghĩa. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của hơn 5,5 triệu hộ kinh doanh trong cả nước đã đóng góp cho việc tăng trường và phát triển kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, thực tế hộ kinh doanh nước ta vẫn chưa phát huy hết tiềm năng của mình trong hoạt động kinh doanh, còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh như: quy mô nhỏ bé, phân tán, manh mún, vốn ít, công nghệ lạc hậu, trình độ tay nghề của người lao động thấp, sức cạnh của hàng hóa thấp. Quy định pháp luật hiện hành còn nhiều bất cập và hạn chế hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, không có vốn điều lệ, nên không thể tham gia vào các lĩnh vực, ngành nghề yêu cầu tổ chức kinh doanh phải có tư cách pháp nhân. Nhận thấy được những hạn chế, khó khăn trong phát triển kinh doanh phát huy tối đa tiềm năng vốn có của mình, đảm bảo quyền tự do kinh doanh. Pháp luật cho phép hộ kinh doanh được chuyển đổi thành các loại hình doanh nghiệp để không bị hạn chế trong kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô hoạt động, sản xuất và tự do kinh doanh, huy động vốn dễ dàng hơn, tạo sự tin tưởng với đối tác. Trong số, các loại hình kinh doanh, thì loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là loại hình kinh doanh rất phù hợp cho hộ kinh doanh khi thực hiện chuyển đổi hình thức kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn một là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ (chủ sở hữu doanh nghiệp); Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty 1 Nguyễn Phú Trọng (2020), “ Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại Hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới”, Tạp chí Lý luận và thực tiễn Hội Đồng Lý luận Trung ương, số 85(219), Tháng 9 năm 2020. i
  13. cổ phần. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu để huy động vốn. Việc chuyển đổi từ Hộ kinh doanh thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên để tiếp tục duy trì chủ sở hữu một chủ là cá nhân; hộ gia đình làm chủ; thực hiện người đại diện theo pháp luật; chủ sở hữu 100% vốn điều lệ; có tư cách pháp nhân; có chế độ trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty, khả năng huy động vốn thuận lợi hơn, duy trì được sự quản lý, quản trị, điều hành một chủ không quá phức tạp. Tỉnh Bình Dương thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, cửa ngõ giao thương với Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế - văn hoá của cả nước, có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14; đường Hồ Chí Minh; đường Xuyên Á,…Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trường GDP khoảng 14,5%/năm. Nhằm tăng quy mô số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch số 2470/KH-UBND về triển khai tuyên truyền, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi thành doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Qua đó, hỗ trợ tư vấn hồ sơ thủ tục thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh, đồng thời miễn giảm nhiều loại phí, lệ phí. Theo báo cáo hằng năm của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Dương từ năm 2018 đến cuối năm 2021, toàn tỉnh có 89 doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chiếm tỷ lệ 94,4% so với các mô hình doanh nghiệp khác, trong đó nhóm ngành thương mại – dịch vụ chiếm 74,2%, còn lại là 25,8% nhóm ngành công nghiệp – xây dựng. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi của chủ hộ kinh doanh là doanh thu hằng năm, thời gian hoạt động, chính sách hỗ trợ của nhà nước, kinh nghiệm của chủ hộ, trình độ học vấn, lĩnh vực hoạt động, môi trường kinh doanh, tiếp cận tài chính, thủ tục hành chính 2. Trong đó, yếu tố doanh thu hằng năm, kinh nghiệm quản lý, lĩnh vực hoạt động và chính sách hỗ trợ tiếp cận tài chính giữ vai trò quan trọng, quyết định khả năng để chủ hộ chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay việc chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên còn gặp nhiều khó khăn, các hộ kinh doanh chưa thật sự mặn 2 Nguyễn Hồng Hà và Lê Thành Nam (2019), ),"Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể sang doanh nghiệp", Tạp chí Tài chính, (Tháng 6/2019 - (706)). ii
  14. mà với việc chuyển đổi, còn e ngại với những lý do là chưa tiếp cận được pháp luật về doanh nghiệp, không rõ về sổ sách kế toán và thủ tục chuyển đổi còn phức tạp, mức thuế mà doanh nghiệp phải chịu là cao hơn so với mức lúc còn là hộ kinh doanh. Việc nghiên cứu cơ sở pháp lý trước trong và sau khi chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên để khuyến khích trong việc chuyển đổi cũng như hoàn thiện về mặt pháp lý. Do đó, học viên đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Pháp luật về chuyển đổi Hộ kinh doanh thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên - Thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Dương” làm đề tài luận văn của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là làm rõ những vấn đề lý luận; những quy định của pháp luật về chuyển đổi hộ kinh doanh thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu và thực tiễn chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Từ đó, đề xuất một số giải pháp để góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả trong áp dụng pháp luật về chuyển đổi hộ kinh doanh thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu. 2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được những mục tiêu tổng quát nêu trên, các mục tiêu cụ thể của luận văn được xác định cụ thể như sau: - Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. - Làm rõ những quy định của pháp luật về chuyển đổi hộ kinh doanh thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu, cụ thể là điều kiện chuyển đổi, thủ tục chuyển đổi, tính kế thừa sau khi chuyển đổi, cơ chế thực hiện thuế trước và sau chuyển đổi. - Thực tế áp dụng pháp luật về chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu tại tỉnh Bình Dương. Từ đó, chỉ ra những mặt đạt được, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế, nhằm đánh giá iii
  15. thực trạng về pháp luật về chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu. - Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả trong áp dụng pháp luật về chuyển đổi hộ kinh doanh thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Lý do nào dẫn đến việc chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên? - Những thủ tục áp dụng trong việc chuyển đổi hộ kinh doanh thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu? - Hệ quả pháp lý mà hộ kinh doanh thụ hưởng sau khi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu? - Thực tế áp dụng pháp luật về chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu trên địa bàn tỉnh Bình Dương được thực hiện như thế nào? Những hạn chế, bất cấp trong quá trình thực hiện? - Giải pháp nào góp phần nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng, khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu trên địa bàn tỉnh Bình Dương? 4. Tổng quan đề tài nghiên cứu Chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp nói chung và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nói riêng không phải là vấn đề mới, ở Việt Nam hiện có một số công trình nghiên cứu như: 4.1. Luận án, luận văn - Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2019), “Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn chuyển đổi hộ kinh doanh sang doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Mở Hà Nội. Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận về đặc điểm pháp lý của Hộ kinh doanh và thực tiễn chuyển đổi hộ kinh doanh sang doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Từ đó, đưa ra định hướng hoàn thiện pháp luật về Hộ kinh doanh, giải pháp tổ chức thực hiện nâng cao hiệu quả chuyển đổi Hộ kinh doanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội. - Bùi Nguyên Hạnh (2021), Pháp luật về Hộ kinh doanh từ thực tiễn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện khoa học xã hội – iv
  16. Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến hộ kinh doanh và thực trạng hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk, từ đó nêu lên những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hộ kinh doanh. -Trần Minh Tuấn (2018), Pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh từ thực tiễn Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện khoa học xã hội – Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. Luận văn nghiên cứu những đặc điểm, vai trò của hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, những quy định của pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh và thực tiễn thi hành pháp luật trên địa bàn Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật. - Lê Thị Thảo (2019), Pháp luật về hộ kinh doanh ở Việt Nam hiện nay từ thực tiễn tại Quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế, Viện Khoa học xã hội, Hà Nội. Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận về hộ kinh doanh cũng như thực tiễn áp dụng trên địa bàn Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, luận văn nêu lên giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hộ kinh doanh. - Nguyễn Thị Thư (2020), “ Pháp luật về hộ kinh doanh qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Bình”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật – Đại học Huế. Luận văn tập trung phân tích pháp luật về Hộ kinh doanh, nêu ra một số bất cập pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về Hộ kinh doanh. Đưa ra định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về Hộ kinh doanh. 4.2. Bài báo - Đoàn Hương Quỳnh, Phạm Thị Vân Anh (2019), Phát triển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp: những vấn đề đặt ra, tạp chí Tài chính online. Bài báo nêu lên những nguyên nhân mà các hộ kinh doanh chưa muốn chuyển đổi lên loại hình doanh nghiệp, những lợi thế mà khi hộ chuyển lên doanh nghiệp có được, từ đó tác giả nêu ra những giải pháp thúc đẩy hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp. -Yên Chi (2020), Một số bất cập về mô hình hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và giải pháp hoàn thiện, tạp chí Luật sư Việt Nam. Bài viết khái quát quá trình hình thành và phát triển mô hình hộ kinh doanh, những quy định của pháp luật, nếu ra một số bất cập về mô hình hộ kinh doanh theo quy định pháp luật Việt Nam như hạn chế về quyền kinh doanh, khả năng huy động vốn. Từ đó, v
  17. nêu lên những giải pháp hoàn thiện pháp luật về hộ kinh doanh như xác định rõ địa vị pháp lý, trách nhiệm của hộ kinh doanh, xóa bỏ hạn chế đối với hộ kinh doanh, xây dựng chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh. -Phạm Chí Đô, Hồ Tiến Dũng (2020), Thúc đẩy chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, tạp chí tài chính online. Bài viết nêu lên thực trạng chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, đồng thời đưa ra giải pháp thúc đẩy chuyển đổi. -Nguyễn Thị Diệu Hiền ( 2020), Bàn về địa vị pháp lý của Hộ kinh doanh và vấn đề chuyển đổi Hộ kinh doanh thành Doanh nghiệp, Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Phú Yên. Bài báo đã đề cập đến những vấn đề về địa vị pháp lý của Hộ kinh doanh, nêu ra những đóng góp và hạn chế của Hộ kinh doanh trong nền kinh tế. Từ đó kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật. - Hoàng Xuân Nghĩa, Nguyễn Văn Hưởng (2019), Chính thức hóa hộ kinh doanh ở Việt Nam: khía cạnh lý luận, thực tiễn và lập pháp, tạp chí nghiên cứu lập pháp. Bài viết nêu lên những mặt hạn chế, thuận lợi của hộ kinh doanh, sự cần thiết phát triển hộ kinh doanh, những hạn chế, bất cập trong phát triển hộ kinh doanh, sự cần thiết tất yếu chính thức hóa hộ kinh doanh. Từ đó nêu ra những giải pháp chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh. - Nguyễn Hồng Hà, Lê Thành Nam (2019),"Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể sang doanh nghiệp", Tạp chí Tài chính. Bài viết nêu ra những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể sang doanh nghiệp, từ đó là cở sở nêu lên những giải pháp thúc đẩy việc chuyển đổi. - Hà Nam Khánh Giao, Nguyễn Đặng Thanh Nhật (2020), Chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương, tạp chí Công thương Industry And Trade Magazine. Bài báo nêu lên thực trạng chuyển đổi hộ kinh doanh sang doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương, những yếu tố làm ảnh hưởng đến quyết định của chủ hộ kinh doanh chuyển đổi sang doanh nghiệp. Từ đó, nêu ra những giải pháp khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp. - Nguyễn Thị Yến (2020), Phát triển Hộ kinh doanh lên doanh nghiệp: thực tiễn và các vấn đề pháp lý, tạp chí Công thương. Bài báo nêu lên những đặc trưng pháp lý về Hộ kinh doanh, thực trạng về Hộ kinh doanh hiện nay và sự cần thiết phát triển Hộ vi
  18. kinh doanh lên doanh nghiêp. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả chuyển đổi Hộ kinh doanh thành doanh nghiệp. Tuy một số công trình nghiên cứu về bản chất vai trò cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về hộ kinh doanh, doanh nghiệp và thực tiễn chuyển đổi ở một số địa phương nhưng cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học đi sâu vào phân tích, đánh giá một cách toàn diện pháp luật về chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và thực tiễn chuyển đổi trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Từ đó, đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả trong chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, đồng thời tạo động lực thúc đẩy các hộ kinh doanh tự nguyện chuyển đổi lên doanh nghiệp nói chung và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nói riêng. Vì vậy tác giả tập trung nghiên cứu đi sâu vào làm rõ những điều kiện mà hộ kinh doanh phải chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và vấn đề đảm bảo tính kế thừa sau chuyển đổi, đồng thời kiến nghị ban hành quy định về chế tài đối với những hộ kinh doanh không chuyển đổi lên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nói riêng và doanh nghiệp nói chung khi đã đủ điều kiện chuyển đổi. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Theo quy định của Luật doanh nghiệp hiện nay; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên gồm cá nhân làm chủ sở hữu; tổ chức làm chủ sở hữu. Do đó; đối tượng nghiên cứu của Luận văn những quy định của pháp luật về chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu, thực tế áp dụng tại tỉnh Bình Dương. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung làm rõ những quy định của pháp luật về chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu trên cơ sở của Nghị định số 01/2021/NĐ-CP; Luật doanh nghiệp 2020, Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017, các văn bản hướng dẫn thi hành. Thực tiễn chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu trên địa bàn tỉnh Bình Dương để từ đó làm cơ sở đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp vii
  19. dụng pháp luật về chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu trên địa bàn tỉnh Bình Dương. - Phạm vi về không gian: được giới hạn trên địa bàn tỉnh Bình Dương. - Phạm vi về thời gian: giai đoạn năm 2018 đến năm 2021. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Dữ liệu được thu thập từ các văn bản quy phạm pháp luật, sách, giáo trình, các công trình khoa học, tạp chí chuyên ngành liên quan đến pháp luật về chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.... có giá trị trong việc đưa ra những dẫn chứng rõ ràng, đảm bảo tính logic, thuyết phục cho luận văn cũng như đáp ứng tính thực tiễn. 6.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê Phương pháp này cũng được sử dụng trong tất cả các chương của luận văn, cụ thể được sử dụng để hệ thống những vấn đề lý luận; phân tích những quy định của pháp luật về chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Phân tích; đánh giá thực tế hiện nay áp dụng việc chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại Bình Dương như thế nào? Từ đó, rút ra những đánh giá, kết luận, kiến nghị về định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi việc chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. 6.3. Phương pháp so sánh Phương pháp này được sử dụng để so sánh các khái niệm, quy định pháp luật về chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; từ đó làm rõ việc chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có gì khác so với các loại hình chuyển đổi kinh doanh khác. Đồng thời, sử dụng phương pháp này để làm rõ mối tương quan giữa pháp luật về chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. 7. Đóng góp của nghiên cứu 7.1.Ý nghĩa khoa học -Về mặt lý luận, Luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận về hộ kinh doanh; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu. Thông qua viii
  20. việc hệ thống những vấn đề lý luận, Luận văn góp phần hoàn thiện về phương diện lý luận, xây dựng, hoàn thiện thực tế áp dụng pháp luật về chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn -Trên cơ sở phân tích, đánh giá làm rõ những quy định của pháp luật về chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đặc biệt trong bối cảnh cả nước phấn đấu có từ 25.000 – 30.000 doanh nghiệp. Kết qủa nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện về chủ trương, chính sách cho tỉnh Bình Dương nói riêng, cả nước nói chung liên quan tới hoạt động chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu. Đồng thời, cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho các bài nghiên cứu sau này liên quan đến pháp luật về chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. 8. Bố cục của luận văn nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, Luận văn kết cầu làm 03 chương và phần kết luận Chương 1: Một số vấn đề lý luận pháp luật về chuyển đổi hộ kinh doanh thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Chương 2: Thực trạng pháp luật về chuyển đổi hộ kinh doanh thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Dương. Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về chuyển đổi Hộ kinh doanh thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại tỉnh Bình Dương. Phần kết luận ix
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2