intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa từ thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

15
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Pháp luật về điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa từ thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh" làm rõ bản chất của nghề khám bệnh, chữa bệnh và hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa, lý giải cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định những điều kiện của việc hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa từ thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ ĐÌNH THÂN PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CỦA PHÒNG KHÁM ĐA KHOA TỪ THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Luật kinh tế Mã số ngành: 8 38 01 07 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ ĐÌNH THÂN PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CỦA PHÒNG KHÁM ĐA KHOA TỪ THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Luật kinh tế Mã số ngành: 8 38 01 07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THU HIỀN Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ: “Pháp luật về điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa từ thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh”, là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong luận văn này là trung thực. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2023 Tác giả Lê Đình Thân
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn từ Thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Trước tiên tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, quý thầy cô Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và hỗ trợ cho tôi trong suốt thời gian tôi theo học tại trường. Xin cảm ơn gia đình đã luôn giúp đỡ, hỗ trợ để bản thân tôi có thể tập trung hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS.Nguyễn Thị Thu Hiền, người hướng dẫn trực tiếp và hỗ trợ tôi rất nhiều trong thời gian tôi thực hiện đề tài. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả! Luận văn hẳn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của Quý thầy cô và các bạn. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2023 Tác giả Lê Đình Thân
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Pháp luật về điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa từ thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh Luận văn được thực hiện với mục tiêu là làm rõ bản chất của nghề khám bệnh, chữa bệnh và hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa, lý giải cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định những điều kiện của việc hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa. Đồng thời, luận văn cũng sẽ nêu lên một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về điều kiện khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn tiến hành nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện pháp luật về điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa, nghiên cứu trên phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh có liên quan đến điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa nhưng không nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động chuyên môn của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và thời gian nghiên cứu từ năm 2009 là năm Luật khám chữa bệnh được ban hành đến nay. Kết quả nghiên cứu đã phân tích nội dung quy định pháp luật liên quan đến điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại phòng khám đa khoa được chứng minh qua phân tích được hiệu quả áp dụng pháp luật vào thực tiễn hoạt động hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của các phòng khám đa khoa tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại luận văn, tác giả đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện hành nghề khám bệnh chữa bệnh cũng như đề xuất các kiến nghị nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ khóa: khám bệnh, chữa bệnh, điều kiện hành nghề khám chữa bệnh, phòng khám đa khoa
  6. iv ABSTRACT Laws on conditions for medical examination and treatment practice of polyclinics from practice in Ho Chi Minh City The thesis is carried out with the goal of clarifying the nature of the medical examination and treatment profession and medical examination and treatment activities of the polyclinic, explaining the theoretical and practical basis of the regulation of medical conditions of the practice of medical examination and treatment of the polyclinic. At the same time, the thesis will also suggest some solutions to improve regulations and improve the efficiency of law enforcement on medical examination and treatment conditions of general clinics in Ho Chi Minh City. The thesis conducts research on current legal regulations and practice of law enforcement on medical examination and treatment practice conditions of polyclinics conditions for medical examination and treatment practice of polyclinics but do not study issues related to professional activities of medical examination and treatment practitioners and the research period from 2009 is the year of the Law on Examination and Treatment disease has been issued to date. The research results have analyzed the content of legal regulations related to the conditions of medical examination and treatment practice at the polyclinic, proven through the analysis of the effectiveness of law application in practice medical examination and treatment of general clinics in Ho Chi Minh City. Through the study of theory and practice in the thesis, the author has proposed solutions to improve the legal regulations on medical examination and treatment practice conditions as well as recommendations to improve the efficiency of implementation law in Ho Chi Minh City. Keywords: medical examination and treatment, conditions for medical examination and treatment practice, polyclinic
  7. iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Covid, H5N1, H7N9 là những bệnh gây thành dịch, đại dịch. BHYT Bảo hiểm Y tế CCHN Chứng chỉ hành nghề DVYT Dịch vụ Y tế ĐKKD Đăng ký kinh doanh GPHĐ Giấy phép hoạt động GCNĐKKD Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh GATS Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ HNYTN Hành nghề Y tư nhân KB, CB Khám bệnh, chữa bệnh Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40 năm Luật KB, CB 2009 2009 Luật DN Luật Doanh nghiệp Luật ĐT Luật Đầu tư Luật BHYT Luật Bảo hiểm Y tế Luật TM Luật Thương mại NĐ 109/2016 Nghị định 109/2016/NĐ-CP NĐ 176/2013 Nghị định 176/2013/NĐ-CP
  8. v NĐ155/2018 Nghị định 155/2018/NĐ-CP NRA Hệ thống quản lý Quốc gia về vác xin TT22/2013 Thông tư 22/2013/TT-BYT WHO Tổ chức Y tế thế giới YTTN Y tế tư nhân
  9. vi MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................iv PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. Giới thiệu: ...................................................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề: ...................................................................................................... 1 1.2. Tính cấp thiết của vấn đề ................................................................................ 2 2. Mục tiêu của đề tài: ....................................................................................................4 2.1. Mục tiêu tổng quát: ......................................................................................... 4 2.2. Mục tiêu cụ thể: ............................................................................................... 4 3. Câu hỏi nghiên cứu: ...................................................................................................4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ............................................................................5 4.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu: ..........................................................................................6 6. Nội dung nghiên cứu: .................................................................................................7 7. Đóng góp của đề tài: ..................................................................................................7 8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu:...........................................................................8 9. Bố cục luận văn: .......................................................................................................10 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CỦA PHÒNG KHÁM ĐA KHOA VÀ CƠ CHẾ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH...............................................................................11 1.1 Khái quát về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa .........11 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản ............................................................................. 11
  10. vii 1.1.1.1 Khái niệm hoạt động khám bệnh, chữa bệnh ....................................... 11 1.1.1.2 Khái niệm điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ...................... 16 1.1.1.3 Khái niệm phòng khám đa khoa .......................................................... 17 1.1.2 Đặc điểm của hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa18 1.1.3 Các nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa ...................................................................................................................... 21 1.1.4 Vai trò của hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa .... 24 1.1.5 Quản lý Nhà nước đối với hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa ....................................................................................................... 26 1.2 Sự cần thiết phải quy định về điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa ....................................................................................................29 1.3 Lịch sử phát triển các quy định pháp luật về điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa ...........................................................................31 1.4 Các yếu tố tác động đến quá trình thực hiện pháp luật về điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa .......................................................37 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................39 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CỦA PHÒNG KHÁM ĐA KHOA VÀ CÁC KIẾN NGHỊ .............................................................................................................................40 2.1 Nội dung các quy định pháp luật hiện hành về điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa ...........................................................................40 2.1.1 Điều kiện hoạt động hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa ...................................................................................................................... 40 2.1.1.1 Có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền .......... 40 2.1.1.2 Có giấy phép hoạt động theo quy định ................................................ 43
  11. viii 2.1.2 Điều kiện cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa ................................................................................................................. 44 2.1.2.1 Loại hình và chủ thể thành lập phòng khám đa khoa .......................... 44 2.1.2.2 Quy mô phòng khám đa khoa .............................................................. 46 2.1.2.3 Cơ sở vật chất ....................................................................................... 48 2.1.2.4 Thiết bị y tế .......................................................................................... 50 2.1.2.5 Nhân sự ................................................................................................ 51 2.1.2.6 Quy định liên quan đến phòng khám hoạt động khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình ................................................................................................... 53 2.2 Những hạn chế, bất cập trong các quy định pháp luật về điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa .......................................................54 2.3 Thực tiễn thực hiện pháp luật về điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh...............................59 2.3.1 Thực tiễn thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh ......................................... 59 2.3.2 Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân..................................................... 64 2.4 Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa ....................................................................................................67 2.5 Các kiến nghị nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về điều kiện khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ............70 2.6 Các kiến nghị thực thi Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 ...........................73 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................77 KẾT LUẬN...................................................................................................................78 TÀI LIÊU THAM KHẢO ..............................................................................................i PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................................vi PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................. vii
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu: 1.1. Đặt vấn đề: Khám bệnh, chữa bệnh là một trong những ngành nghề được quy định trong hệ thống pháp luật quốc gia cũng như quốc tế và xếp vào danh mục dịch vụ y tế. Hầu hết các nước đều quy định hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là nghề có điều kiện. Tùy thuộc vào pháp luật của mỗi quốc gia quy định tiêu chuẩn, điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là rất khác nhau. Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là hành vi pháp lý của cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật. Cá nhân thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh vừa phải tuân thủ quy định của pháp luật, vừa phải đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện đạo đức, sức khỏe nghề nghiệp, tác phong xã hội. Nội dung chủ yếu của pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động hành nghề khám bệnh, chữa bệnh liên quan đến quy định tiêu chuẩn, điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề, hoạt động quản lý nhà nước đối với hành nghề y tư nhân theo Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009, các nghị định hướng dẫn thi hành gần nhất là Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ và Quyết định số 894/QĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt phương án đơn gián hóa thủ tục hành chính, quy định liên quan đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc chức năng quản lý của Bộ Y tế cũng như Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 sắp có hiệu lực. Nói tóm lại, khám bệnh, chữa bệnh của tư nhân hay công đều được xã hội và cơ quan chức năng quan tâm. Trong nền kinh tế phát triển như hiện nay thì phòng khám đa khoa tư nhân dần trở thành một nơi khám chữa bệnh được khá đông người dân đến khám và điều trị bệnh thay vì phải đến bệnh viện công và chờ đợi rất lâu mới được khám chữa bệnh. Tính đến tới thời điểm tháng 4/2019, hiện Thành phố Hồ Chí Minh có: 28 phòng khám đa khoa công lập thuộc các bệnh viện, Trung tâm y tế quận,
  13. 2 huyện; và 188 phòng khám đa khoa tư nhân1. Chưa kể đến để có thể đáp ứng được nhu cầu của người dân, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức đợt đánh giá chất lượng toàn bộ phòng khám đa khoa trong năm 2019 với công cụ đánh giá là bộ “Tiêu chí chất lượng áp dụng cho phòng khám đa khoa trên địa bàn TP.HCM, phiên bản 3.0”. Kết quả đánh giá chất lượng của các cơ sở khám, chữa bệnh hoàn toàn được công khai trên các phương tiện thông tin truyền thông để người dân biết và chọn lựa khi có nhu cầu sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. 1.2. Tính cấp thiết của vấn đề Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị đặc biệt, có nền kinh tế phát triển nhất cả nước. Chính vì vậy, dân số của Thành phố tăng một cách nhanh chóng. Theo thống kê, dân số của Thành phố Hồ Chí Minh là hơn 9 triệu người, nếu tính thêm những người vãng lai hoặc cư trú không đăng ký hộ khẩu thì dân số thực tế của Thành phố Hồ Chí Minh là gần 14 triệu dân2. Dân số đông và tăng dần hàng năm nên tổng số lượt khám bệnh, chữa bệnh của thành phố luôn ở mức cao và có xu hướng tăng dần mỗi năm. Bình quân số lượt bệnh nhân đến các cơ sở khám bệnh đạt 40 triệu lượt/năm (chiếm hơn ¼ số lượt khám so với cả nước)3. Chính vì như vậy, dù nhiều năm qua Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thì các bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn luôn trong tình trạng quá tải vì cầu vượt quá cung. Tuy vậy, nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh tăng cao cũng không đồng nghĩa với việc xem nhẹ chất lượng khám chữa bệnh. Việc đáp ứng về lượng cầu về số lượng người bệnh phải đồng thời thỏa mãn được các điều kiện về chất lượng khám bệnh 1 Cổng thông tin điện tử ngành Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, Kết quả đánh giá chất lượng Phòng khám đa khoa trên địa bàn thành phố năm 2019, xem tại https://medinet.hochiminhcity.gov.vn/quan-ly-chat-luong-kham-chua- benh/ket-qua-danh-gia-chat-luong-phong-kham-da-khoa-tren-dia-ban-thanh-pho-nam-2019-cmobile8- 21632.aspx, truy cập ngày 21/9/2022 2 Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (2022). Báo cáo tình hình sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính, đơn vị sự nghiệp và việc sử dụng, quản lý biên chế tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế giai đoạn 2015- 2022, Hồ Chí Minh 3 Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (2022). Báo cáo tình hình sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính, đơn vị sự nghiệp và việc sử dụng, quản lý biên chế tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế giai đoạn 2015- 2022, Hồ Chí Minh
  14. 3 chữa bệnh. Để làm được điều này, một trong những nội dung quan trọng cần phải chú trọng đó chính là quan tâm và kiểm soát chất lượng đối với điều kiện hành nghề khám bệnh và chữa bệnh của các phòng khám tư nhân vốn đang nở rộ về quy mô và số lượng như đã được trình bày trên đây. Đợt dịch Covid-19 vừa qua cũng chính là cơ hội để nhìn nhận một số hạn chế, bất cập về vấn đề trong thực tiễn chưa có cơ chế pháp lý để giải quyết về quản lý hành nghề, quản lý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, về các vấn đề khác liên quan đến điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của các phòng khám đa khoa tư nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Nghị quyết số 20-NQ/TW Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới đã nêu rõ: “Đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ nhân dân là đầu tư cho phát triển. Nhà nước ưu tiên đầu tư ngân sách, có cơ chế, chính sách huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ nhân dân; tổ chức cung cấp dịch vụ công, bảo đảm các dịch vụ cơ bản, đồng thời khuyến khích hợp tác công - tư, đầu tư tư nhân, cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu” đặt ra yêu cầu phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về hành nghề khám chữa bệnh ở Việt Nam. Pháp luật về hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi về nội dung, phương pháp tiếp cận nhằm gia tăng số lượng, chất lượng người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện pháp luật về điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa cũng phát sinh nhiều vấn đề cần được tiếp tục hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhu cầu của người dân, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ y tế. Từ những phân tích trên, Tác giả lựa chọn chủ đề “Pháp luật về điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa từ thực tiễn tại TP.HCM” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Kinh tế của mình.
  15. 4 2. Mục tiêu của đề tài: 2.1. Mục tiêu tổng quát: Luận văn làm rõ bản chất của nghề khám bệnh, chữa bệnh và hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa, lý giải cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định những điều kiện của việc hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa. Đồng thời, luận văn cũng sẽ nêu lên một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về điều kiện khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa ở Thành phố Hồ Chí Minh. 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa. - Làm rõ thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa. - Phát hiện, làm rõ những bất cập, hạn chế trong quy định và thực tiễn thực hiện pháp luật về điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa. - Đánh giá xu hướng thay đổi trong các quy định của pháp luật về điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trên cơ sở so sánh các quy định hiện hành và dự thảo Luật mới. - Đề xuất được những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa ở Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Câu hỏi nghiên cứu: - Tại sao cần có những quy định pháp lý về điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa? - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa?
  16. 5 - Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam hiện hành và thực tiễn thực hiện pháp luật về điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa hiện nay thế nào? Có những hạn chế, bất cập gì? - Nên hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa như thế nào ở Thành phố Hồ Chí Minh? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tiến hành nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện pháp luật về điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa ở Việt Nam hiện nay, giới hạn ở các phòng khám đa khoa tư nhân, để từ đó đưa ra được những giải pháp hoàn thiện các quy định và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về điều kiện khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa ở Thành phố Hồ Chí Minh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian, luận văn nghiên cứu khuôn khổ pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa từ năm 2009 đến nay là Luật khám chữa bệnh 2009, Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018, Quyết định số 894/QĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016. - Về không gian: Trên phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh có liên quan đến điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa nhưng không nghiên cứu và đề cập các vấn đề liên quan đến hoạt động nghiệp vụ gắn với các hoạt động chuyên môn của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Trong phạm vi nghiên cứu về không gian của đề tài này, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực tiễn thực hiện pháp luật về điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của các phòng khám đa khoa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trước khi đi vào những phân tích chuyên sâu hơn về thực tiễn thực hiện pháp luật của các phòng khám đa khoa, cần thiết phải có những nhận thức cơ bản về thành phố Hồ Chí Minh nơi tiến hành việc phân tích thực tiễn.
  17. 6 Thành phố Hồ Chí Minh nổi tiếng với nhiều hoạt động thương mại và dịch vụ, thành phố Hồ Chí Minh cũng là nơi quy tụ rất nhiều các hoạt động dịch vụ chất lượng, một trong số đó có thể kể đến hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Kể từ sau thời điểm xây dựng nền kinh tế đổi mới, thừa nhận hình thức kinh tế thị trường nhiều thành phần, bên cạnh các bệnh viện công lập, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mang tính chất tư nhân đã được hình thành và phát triển mạnh mẽ. Trong nội dung luận văn này, tác giả chỉ tập trung phân tích các vấn đề liên quan và xoay quanh đến đề tài là điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa trên thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh thông qua hai nội dung chủ yếu là tình hình áp dụng pháp luật về điều kiện hành nghề khám bệnh chữa bệnh tại thành phố Hồ Chí Minh và những hạn chế, bất cập cần hoàn thiện. 5. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được thực hiện dựa trên các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp phân tích, tổng hợp, liệt kê được sử dụng linh hoạt và xuyên suốt trong toàn bộ luận văn để làm rõ các luận điểm khoa học được đề cập. + Phương pháp tổng hợp thông tin từ các nguồn để từ đó nêu lên các định nghĩa, khái niệm nổi bật nhiều nhất ở chương 1; + Phương pháp liệt kê nội dung các văn bản có liên quan sẽ sử dụng nhiều ở chương 1 và chương 2 cụ thể ở các phần như là những quy định cụ thể về điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa hay là lịch sử phát triển pháp luật về điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa v.v; + Phương pháp phân tích quy phạm pháp luật được sử dụng tại chương 2 nhằm nổi bật các nội dung như: thực trạng pháp luật Việt Nam về điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa và thực tiễn thực hiện pháp luật về điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa ở Thành phố Hồ Chí Minh. - Phương pháp so sánh luật học cũng được sử dụng linh hoạt trong luận văn khi
  18. 7 tác giả sẽ so sánh các quy định về điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh hiện hành với dự thảo Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2022 đồng thời có thể so sánh với pháp luật của một số nước điều chỉnh trong lĩnh vực này. 6. Nội dung nghiên cứu: - Luận văn sẽ tập trung mở đầu là những lý luận cơ bản về điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa và các vấn đề pháp lý liên quan để làm nổi bật giải thích và trả lời cho câu hỏi nghiên cứu tại sao cần có những quy định pháp lý về điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa? - Dựa vào trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa và các yếu tố như y đức, tiêu chuẩn, bản chất trong thực hành ngành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa để giải quyết câu hỏi nghiên cứu các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa? - Đi sâu vào thực trạng pháp luật về điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa từ 2009 đến nay thông qua việc thực hiện pháp luật từ Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 và các văn bản pháp luật cụ thể có liên quan để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ 3 là thực trạng quy định pháp luật Việt Nam hiện hành và thực tiễn pháp luật về điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa hiện nay thế nào? Có những hạn chế, bất cập gì? - Và cuối cùng đánh giá được sơ lược cũng như dùng biện pháp so sánh giữa Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 với dự thảo Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2022 đồng thời cũng rút ra mặt tiến bộ cũng như nội dung có liên quan đến điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa làm tiền đề để giải đáp cụ thể câu hỏi nghiên cứu cuối cùng là nên hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa như thế nào ở Thành phố Hồ Chí Minh? 7. Đóng góp của đề tài: Đề tài sẽ phân tích, đánh giá cũng như sử dụng các luận cứ có yếu tố pháp lý cụ thể, có thực trạng chi tiết, cũng như sẽ sử dụng các văn bản làm sao để làm rõ lên
  19. 8 luận điểm chính là pháp luật về điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa. Với quan điểm cá nhân của tác giả và một số tiêu chí đặt ra khi viết luận văn này, tác giả sẽ sẽ cố gắng để tiếp thu, góp nhặt, ghi nhận các mặt tiên tiến cũng như công trình tạo nên các rào cản pháp lý mà các nhà Luật học đã lập nên. Đồng thời, tác giả cũng có những kế thừa và ý kiến cá nhân làm phong phú thêm kiến thức dựa trên nền tảng kiến thức đã được học và cập nhật. 8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu: Liên quan tới vấn đề pháp luật về điều kiện khám bệnh, chữa bệnh ở Việt Nam, có một số công trình nghiên cứu chủ yếu sau đây: Có một số công trình nghiên cứu tiếp cận hoạt động khám bệnh, chữa bệnh là một dịch vụ trong nền kinh tế thị trường và do đó, việc cung ứng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa vừa phải tuân thủ quy định của pháp luật về cung ứng dịch vụ (Luật Thương mại và các cam kết về thương mại dịch vụ của WTO), các quy định chuyên ngành liên quan đến việc khám bệnh, chữa bệnh (Luật Khám bệnh, chữa bệnh). Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là: (i) Đinh Thị Thanh Thủy, Pháp luật về dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội, 2017. - Luận án này đi vào hai vấn đề chính về pháp luật là pháp luật quy định về dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế tư nhân như phòng khám, phòng khám đa khoa, nha khoa, thẫm mỹ viện, … Và thực tiễn áp tuân thủ pháp luật về dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế tư nhân ở Việt Nam. -Trong luận án tuy đề cập đến khám bệnh, chữa bệnh nhưng lại không đi vào vấn đề hành nghề khám bệnh, chữa bệnh cần đáp ứng những điều kiện gì, đặc biệt là hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa. Và đây cũng là khoảng trống pháp lý sẽ được tác giả nghiên cứu trong luận văn.
  20. 9 (ii) Nguyễn Ngọc Long, Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư, từ thực tiễn thành phố Hà Nội, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội, 2018. Tiếp tục là một luận án nhưng nội dung luận án cũng đề cập đến các cơ sở tư nhân chứ không phải cá nhân và về mặt quản lý nhà nước thì lại liên quan đến vi phạm hành chính nhiều hơn. Vì vây, dù cũng có liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh nhưng lại là một khía cạnh khác so với luận văn đang hướng tới. (iii) Đinh Thị Thanh Nga, 2018. Hợp đồng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo pháp luật Việt Nam. Luận án tiến sĩ học. Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội. Luận án này lại đề cập nhiều về hợp đồng liên quan đến BLDS chứ không liên quan nhiều đến Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009. (iv) Nguyễn Thị Khoa, 2014. Quản lý nhà nước về hành nghề y tư nhân trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế. Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Luận văn có nói về hành nghề y tư nhân nhưng lại thiên về quản lý nhà nước và cũng không hề có yếu tố cá nhân trong luận văn. (v) Nguyễn Thị Hồng Minh, 2011. Phát triển dịch vụ y tế tư nhân ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị, Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học kinh tế, Hà Nội. Như tác giải đã nêu ở trên thì không có nhiều đề tài liên quan đến y tế được nghiên cứu nên ở nội dung luận văn này cũng chỉ đang hướng tới việc phát triển dịch vụ y tế tư nhân chứ không nói đến vấn đề hành nghề khám bệnh, chữa bệnh cá nhân. (vi) Nguyễn Tấn Hùng, 2014. Các hình thức, giải pháp khắc phục và xử lý vi phạm hành nghề y tư nhân của phòng khám đa khoa, chuyên khoa tại tỉnh Bình Dương năm 2013. Luận án Tốt nghiệp Bác sĩ chuyên Khoa II, Chuyên ngành Quản Lý Y Tế. Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh. Liên quan đến luận án này thì do có tính chuyên môn nên bác sĩ nghiên cứu đi sâu về chuyên môn và đưa ra giải pháp cho chuyên môn nghiệp vụ bác sĩ nhiều hơn. Tác giả nhận thấy rằng, các nghiên cứu trước chưa đề cập và nghiên cứu vào nội dung điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh cá nhân tại phòng khám đa khoa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2