intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh tại các Ngân hàng thương mại qua thực tiễn từ Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Cảnh Phương Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

27
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Pháp luật về hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh tại các Ngân hàng thương mại qua thực tiễn từ Thành phố Hồ Chí Minh" nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động khuyến mại, sự cần thiết phải thực hiện hoạt động khuyến mại và nhận diện các hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh tại các ngân hàng thương mại, hậu quả pháp lý của hoạt động khuyến mại cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh tại các Ngân hàng thương mại qua thực tiễn từ Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẶNG THỊ XUÂN TRÀ PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUA THỰC TIỄN TỪ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8 38 01 07 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẶNG THỊ XUÂN TRÀ PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUA THỰC TIỄN TỪ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Luật Kinh tế Mã số ngành: 8 38 01 07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1: TS. NGUYỄN THỊ THU THỦY Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Em tên là Đặng Thị Xuân Trà, học viên lớp CH2LKT niên khóa 2021 - 2023 chuyên nghành Luật Kinh tế, tác giả luận văn Thạc sĩ đề tài: “Pháp luật về hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh tại các Ngân hàng thương mại qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Em xin cam đoan những nội dung trong bài luận văn Thạc sĩ này là công trình nghiên cứu cá nhân, do em tự thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô TS. Nguyễn Thị Thu Thủy. Toàn bộ nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn bao gồm: số liệu, kết quả trình bày trong luận văn được trích dẫn từ các nguồn đúng quy định đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi kỷ luật của Khoa và Nhà trường quy định. TP Thủ Đức, ngày tháng năm 2023 Tác giả Đặng Thị Xuân Trà
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với sự hỗ trợ, giúp đỡ của người khác. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, em đã nhận được sự nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ quý thầy cô, anh chị đồng nghiệp, gia đình và bạn bè. Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô TS. Nguyễn Thị Thu Thủy đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn em có thể hoàn thiện luận văn Thạc sĩ này. Em thực sự rất vui và may mắn khi được thực hiện nghiên cứu này dưới sự hướng dẫn của cô. Thứ hai, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến quý thầy cô – giảng viên khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Ngân Hàng TP HCM vì đã truyền đạt cho em rất nhiều những kiến thức quý báu về ngành Luật trên lý thuyết và những va chạm ngoài thực tế của quý thầy cô. Thứ ba, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô khoa Sau đại học đã giúp đỡ em trong suốt thời gian em theo học chường trình đào tạo thạc sĩ tại trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình đã ủng hộ em trong suốt quá trình học tập và trong suốt cuộc đời. Nếu không có sự động viên và hy sinh của gia đình, em đã không thể hoàn thành luận văn này, vì vậy em xin chân thành cảm ơn đến tất cả mọi người đã động viên, giúp đỡ em đặc biệt là gia đình. Mặc dù bản thân luôn cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi kiến thức từ quý thầy, cô và các anh chị trong lớp cũng như tham khảo nhiều số liệu nghiên cứu trong quá trình viết luận văn, tuy nhiên em vẫn không tránh khỏi những sai sót và rất mong sẽ nhận được những ý kiến, thông tin đóng góp từ phía thầy cô và các anh chị trong lớp. TP Thủ Đức, ngày tháng năm 2023 Tác giả Đặng Thị Xuân Trà
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, hoạt động ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu về vốn và thanh toán của khách hàng. Tuy nhiên, bản thân mỗi một ngân hàng cũng bị sức ép bởi thị phần kinh doanh. Do vậy, để tồn tại và thực hiện kinh doanh tốt hơn, mỗi một ngân hàng cần tìm ra những giải pháp thúc đẩy quá trình cung cấp dịch vụ, sản phẩm của mình tốt hơn đến khách hàng. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn: làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động khuyến mại, sự cần thiết phải thực hiện hoạt động khuyến mại và nhận diện các hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh tại các ngân hàng thương mại, hậu quả pháp lý của hoạt động khuyến mại cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng. Trên cơ sở phân tích, làm rõ nhóm quy định pháp luật về hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh tại các ngân hàng thương mại Trong đó tác giả chỉ rõ các điều khoản quy định về hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng vẫn chưa mang tính tập trung, đồng thời do tính đặc thù của hoạt động ngân hàng, nhiều hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng vẫn chưa được quy định cụ thể trong Luật cạnh tranh năm 2018 và Nghị định 71/2014/NĐ-CP. Từ đó, tác giả đánh giá toàn diện thực trạng quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện pháp luật về hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh. Dựa trên kết quả đó, tác giả đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật nhằm mục đích tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh thực sự giữa các tổ chức tín dụng, bảo đảm lợi ích khách hàng và sự an toàn hệ thống tài chính – tiền tệ quốc gia. Câu hỏi nghiên cứu: Tác giả đặt ra những câu hỏi nghiên cứu để làm rõ mục tiêu nghiên cứu, bám sát với tên đề tài. Đối tượng nghiên cứu: Tác giả dựa trên những quy định pháp luật về hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng. Phạm vi nghi cứu về không gian: Tác giả lấy trọng tâm là các ngân hàng thương mại đang hoạt động ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Hoạt động khuyến mại về cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thươmg mại tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2018 đến nay. Phương pháp nghiên cứu: Tác giả đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin, phương pháp so sánh luật học, phương pháp phân tích, phương pháp thu thập thông tin, phương pháp đánh giá, phương pháp tổng hợp… Từ khoá: Cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh, hoạt động ngân hàng, ngân hàng thương mại.
  6. iv ABSTRACT In the current international economic integration context, banking activities play a very important role in solving the capital and payment needs of customers. However, each bank itself is also pressured by business market share. Therefore, in order to survive and do better business, each bank needs to find solutions to promote the process of providing better services and products to customers. Research objective of the thesis: to clarify the basic theoretical issues about promotional activities, the need to carry out promotional activities and identify promotional activities aimed at unfair competition in the retail stores. commercial banks, legal consequences of unfair competitive promotional activities in banking activities. On the basis of analysis and clarification of the group of legal provisions on promotional activities aimed at unfair competition at commercial banks. In which the author points out that the provisions on promotional activities aimed at unfair competition in banking activities are still not centralized, and at the same time, due to the specificity of banking activities, many acts of encouraging Trade aimed at unfair competition in banking activities has not yet been specified in the Competition Law 2018 and Decree 71/2014/ND-CP. From there, the author comprehensively assesses the current status of the current legal regulations and the actual implementation of the law on promotional activities aimed at unfair competition of commercial banks in Ho Chi Minh City. Based on that result, the author proposes a number of solutions to improve the law in order to create a truly healthy competition environment among credit institutions, ensuring customer interests and safety. national monetary and financial system. Research questions: The author poses research questions to clarify the research objectives, sticking to the topic title. Research object: The author based on the legal provisions on promotional activities aimed at unfair competition in the banking sector. Scope of research on space: The author focuses on commercial banks operating in Ho Chi Minh City. Research scope of time: Promotion activities on unfair competition in banking activities of commercial banks in Ho Chi Minh City from 2018 to present. Research method: The author has used the method of dialectical materialism and historical materialism of Mac - Lenin, comparative jurisprudence, analytical method, information collection method, assessment methods, synthesis methods… Keywords: Competition, unfair competition, banking activities, commercial banks.
  7. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT STT TỪ VIẾT TẮT NGHĨA ĐẦY ĐỦ 1 BLDS Bộ luật dân sự 2 CTKLM Cạnh tranh không lành mạnh 3 DN Doanh nghiệp 4 LCT Luật Cạnh tranh 5 LTM Luật thương mại 6 NHNN Ngân hàng nhà nước 7 NHTM Ngân hàng thương mại 8 NHTW Ngân hàng trung ương 9 TCTD Tổ chức tín dụng 10 TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh 11 UBCT Ủy ban cạnh tranh 12 KM Khuyến mại 13 HĐNH Hoạt động ngân hàng
  8. vi MỤC LỤC “ "MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI; HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................................11 1.1. Khái quát chung về hoạt động khuyến mại ...................................................11 1.1.1. Khái niệm hoạt động khuyến mại ............................................................11 1.1.2. Đặc điểm của hoạt động khuyến mại .......................................................12 1.1.3. Các hình thức khuyến mại ........................................................................14 1.1.4. Các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại ...................................20 1.2. Hoạt động khhuyến mại trong hoạt động ngân hàng ...................................22 1.2.1. Khái niệm hoạt động khuyến mại trong hoạt động ngân hàng .............22 1.2.2. Đặc điểm của hoạt động khuyến mại trong hoạt động ngân hàng .......23 1.2.3. Các hình thức khuyến mại trong hoạt động ngân hàng ........................24 1.2.3. Sự cần thiết phải thực hiện hoạt dộng khuyến mại trong hoạt động ngân hàng .......................................................................................................................27 1.3. Hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh tại các ngân hàng thương mại ...............................................................................................................28 1.3.1. Khái niệm về cạnh tranh không lành mạnh ...........................................28 1.3.2. Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng .29 1.3.3. Các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng ...............................................................................................................................30 1.3.4. Hậu quả của hoạt động cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng .............................................................................................................35 1.3.4.1. Đối với các ngân hàng thương mại ...................................................35 1.3.4.2. Đối với khách hàng .............................................................................35
  9. vii 1.3.4.3. Đối với nhà nước .................................................................................36 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................38 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUA THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.............39 2.1. Thực trạng các quy định pháp luật về hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh tại các ngân hàng thương mại .......................................39 2.1.1. Nhóm các quy định pháp luật về chủ thể tham gia hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh tại các ngân hàng thương mại ...............39 2.1.2. Nhóm các quy định pháp luật về hành vi hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh tại các ngân hàng thương mại .........................40 2.1.3. Nhóm các nội dung pháp luật về xử lý vi phạm về hoạt động khuyến mại cạnh tranh không lành mạnh tại các ngân hàng thương mại .........................45 2.1.3.1. Xử phạt hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng thương mại .......................................................................45 2.1.3.2. Thẩm quyền và hình thức xử lý hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng thương mại .............................47 2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ..........................................................................................................................49 2.2.1. Tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh...............................................................................................................49 2.2.2. Thực hiện hoạt động khuyến mại của các ngân hàng thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh .....................................................................................51 2.2.3. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh từ hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh .......................................54 2.2.3.1. Tổ chức gian dối về giải thưởng ........................................................54 2.2.3.2. Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hoá; dịch vụ để lừa dối khách hàng ................................................................................55
  10. viii 2.2.3.3. Phân biệt đối xử đối với các khách hàng tại các địa bàn tổ chức khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại ..........................................56 2.2.3.4. Tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hóa cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình ..............................................58 2.2.3.5. Các hoạt động khác mà pháp luật cấm ............................................58 2.2.4. Xử lý vi phạm về hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh ...............58 2.2.5. Đánh giá việc thực hiện pháp luật về hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................................................................60 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................62 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH ..............................................................................................................63 3.1. Định hướng xây dựng pháp luật về khuyến mại trong hoạt động ngân hàng nhằm ngăn chặn việc cạnh tranh không lành mạnh ............................................63 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động khuyến mại ......................................................................................................64 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh .........................................................................................66 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................70 KẾT LUẬN ..................................................................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ i"
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng của Nhà nước đã góp phần quan trọng trong việc tạo nên những động lực và bước tiến đáng kể đối với công cuộc canh tân nước nhà. “Thị trường đẩy, Nhà nước kéo”, những công cuộc canh tân ấy tuy đã mở ra nhiều cơ hội bứt phá mới nhưng đồng thời đã và đang đặt ra vô vàn thách thức cho mọi lĩnh vực, thuộc mọi thành phần DN, trong đó đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng, vốn là một lĩnh vực vô cùng nhạy cảm trong nền kinh tế ở hầu hết các quốc gia (Phạm Duy Nghĩa, 2007). Sự phát triển của nền kinh tế gắn liền với thương mại hàng hóa và dịch vụ, lĩnh vực ngân hàng đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết các nhu cầu về vốn và thanh toán của một bộ phận không nhỏ các chủ thể trên thị trường. Tuy vậy, cũng chính trong bối cảnh hội nhập sâu rộng đó, các NHTM sẽ chịu sức ép cạnh tranh từ hai phía đó là cuộc cạnh tranh lẫn nhau để tồn tại, cuộc cạnh tranh từ bên trong, đồng thời còn phải cạnh tranh khốc liệt và không ngang sức với cả những NHTM của nước phát triển cao hơn để giành lấy thị trường ngày càng bị thu hẹp, cuộc cạnh tranh với bên ngoài. Ngoài ra, các ngân hàng còn phải đối mặt với sức ép thu hẹp thị phần do sự phát triển của thị trường tài chính và các sản phẩm thay thế, cũng như những bất ổn từ hội nhập. Vì vậy, để tồn tại các ngân hàng phải chủ động tìm ra các giải pháp phù hợp để phát triển, đa dạng hóa sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và một trong những giải pháp thường được sử dụng hiện nay là hoạt động KM. KM là một trong những hoạt động xúc tiến thương mại được nhiều ngân hàng thương mại áp dụng nhằm thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình. Cạnh tranh thông qua hoạt động KM xét đến cùng là để các NHTM khẳng định uy tín và giá trị thương hiệu của mình trên thị trường, đồng thời mang lại lợi ích cho khách hàng. Tuy nhiên, trên thị trường tiền tệ, tín dụng tại TP HCM và các nơi khác, các NHTM coi thường pháp luật, tung ra các hoạt động KM thiếu lành mạnh. Các hoạt động KM nhằm CTKLM của các ngân hàng thương mại nếu không được ngăn chặn, chấn chỉnh sẽ ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế đất nước.
  12. 2 Thực tế này đòi hỏi phải xem xét những hoạt động này dưới góc độ pháp lý, thông qua đó tạo cơ sở cho các cơ quan chức năng nhận diện hoạt động KM nhằm CTKLM của các NHTM và có biện pháp xử lý thích hợp nhằm mục đích tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh thực sự giữa các TCTD. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Với vai trò là “Hiến pháp của nền kinh tế” cùng với “khế ước” và “tư hữu”, cạnh tranh tất yếu là yếu tố không thể thiếu trong tất cả các nền kinh tế, các ngành, lĩnh vực đời sống xã hội và trong ngành ngân hàng không phải là ngoại lệ. Cạnh tranh thông qua hoạt động KM là cần thiết cho sự phát triển, nếu được thực hiện một cách lành mạnh hoạt động này có thể góp phần nâng cao lợi ích xã hội, tối ưu hóa phúc lợi của tổng thể nền kinh tế thông qua các chính sách giảm giá, bổ sung lợi ích và tăng cường chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, ngân hàng là một ngành kinh doanh đặc thù, sự đổ vỡ của một ngân hàng có thể tạo hiệu ứng ảnh hưởng lan rộng đến nhiều ngân hàng khác, gây ra cuộc khủng hoảng nhanh chóng trên diện rộng và để lại hậu quả trầm trọng cho nền kinh tế quốc gia. Do đó, hoạt động KM không thể trở thành một công cụ cạnh tranh được các NHTM thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, bất chấp pháp luật để cạnh tranh mà luôn phải chịu sự thanh tra, giám sát chặt chẽ và sự can thiệp của Chính phủ khi cần thiết. Việc nhận diện, xử lý các hoạt động KM nhằm CTKLM của các NHTM một cách chính xác dựa trên hành lang pháp lý cụ thể và thống nhất. Việt Nam đã có bộ phận pháp luật điều chỉnh hoạt động KM cũng như các yếu tố để xác định hành vi CTKLM, tuy nhiên những quy định này chỉ mang tính tổng thể, được áp dụng chung cho lĩnh vực thương mại. Lĩnh vực ngân hàng là lĩnh vực chuyên ngành với những đặc thù riêng và việc xác định hoạt động KM nhằm CTKLM trong lĩnh vực này có những dấu hiệu đặc trưng riêng. Các dấu hiệu đặc trưng này cần phải được thể chế hóa để áp dụng trong thực tiễn một cách đơn giản. Cần phải có các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động KM nhằm CTKLM của các NHTM. Nếu xây dựng hành lang pháp lý về hoạt động KM nhằm CTKLM của các NHTM sẽ góp phần quan trọng trong tiến trình hoàn thiện và lành mạnh hóa hệ thống ngân
  13. 3 hàng nói chung và từng ngân hàng cụ thể. Góp phần nhận dạng, đánh giá và xử lý hiệu quả những hành vi KM phi cạnh tranh trong trung và dài hạn. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Pháp luật về hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh tại các ngân hàng thương mại qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ của mình. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động KM và hoạt động KM nhằm CTKLM tại các NHTM trên cơ sở phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện pháp luật về hoạt động KM nhằm CTKLM của các NHTM tại TP HCM. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật nhằm mục đích tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh thực sự giữa các TCTD, bảo đảm lợi ích khách hàng và sự an toàn thị trường tài chính. 2.2. Mục tiêu cụ thể Luận văn của tác giả được nghiên cứu nhằm mục tiêu cụ thể sau: - Làm rõ những vấn đề về lý luận, phân tích khái niệm, đặc điểm của hoạt động KM và CTKLM, tính đặc thù của hoạt động KM và hành vi CTKLM được thể hiện trong hoạt động KM nhằm CTKLM tại các NHTM để làm rõ bản chất, nội dung, nguyên nhân, hậu quả của hoạt động KM nhằm CTKLM tại các NHTM; phân tích pháp luật và vai trò của pháp luật về hoạt động KM nhằm CTKLM tại các NHTM. - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật về hoạt động KM nhằm CTKLM tại các NHTM, thực trạng áp dụng pháp luật về hoạt động KM nhằm cạnh tranh trong HĐNH của các NHTM. Đồng thời, tìm hiểu về thực tiễn thực hiện pháp luật về hoạt động CTKLM của các NHTM tại TP HCM từ đó chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm của các quy định pháp luật về hoạt động KM nhằm CTKLM cũng như các yếu tố xác định hành vi CTKLM trong hoạt động KM tại các NHTM. - Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật về chống CTKLM đối với hoạt động KM của các NHTM ở Việt Nam hiện nay.
  14. 4 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3.1. Thế nào là hoạt động KM trong HĐNH? Vai trò của hoạt động KM trong HĐNH? 3.2. Thế nào là hoạt động CTKLM? Dấu hiệu của hoạt động canh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng? 3.3. Pháp luật quy định về các hình thức xử lý vi phạm hoạt động CTKLM trong lĩnh vực ngân hàng. 3.4. Thực tiễn thực hiện pháp luật về KM trong HĐNH của các NHTM hiện nay tại TP HCM? 3.5. Những bất cập và khó khăn khi thực hiện pháp luật về hoạt động KM trong HĐNH? 3.6. Tình trạng các ngân hàng thực hiện KM nhằm CTKLM trong lĩnh vực ngân hàng tại TP HCM? 3.7. Những giải pháp nhằm xoá bỏ; hạn chế tình trạng KM nhằm CTKLM trong lĩnh vực ngân hàng tại TP HCM? 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật về hoạt động KM; KM CTKLM trong lĩnh vực ngân hàng cụ thể: - LTM năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2017; 2019. - Luật các TCTD năm 2010; 2017. - LCT năm 2018. - Nghị định 81/2018/NĐ – CP hướng dẫn thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại. - Nghị định 35/2020/NĐ – CP hướng dẫn thực hiện LCT năm 2018. - Nghị định 71/2014/NĐ-CP hướng dẫn xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: hoạt động KM nhằm CTKLM và cơ chế thực thi pháp luật về chống CTKLM trong hoạt động KM đối với HĐNH của các NHTM tại TP HCM.
  15. 5 Về thời gian: hoạt động KM về CTKLM trong HĐNH của các NHTM tại TP HCM từ năm 2018 đến nay. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện nghiên cứu đề tài một cách hiệu quả, tác giả đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin là phương pháp chính được tác giả sử dụng nhằm nghiên cứu các vấn đề trong trạng thái vận động biến đổi không ngừng của các sự vật, hiện tượng và trong mối quan hệ tổng thể giữa các tác động qua lại giữa hiện tượng nghiên cứu với các hiện tượng khác, trong quá trình từ hình thành đến phát triển qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. Bên cạnh đó, tác giả còn dựa trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước Việt Nam trong điều kiện xây dựng một nền kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu. Bên cạnh đó, để hoàn thành Luận văn này, tác giả đã sử dụng đồng bộ các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: - Phương pháp so sánh luật học: được sử dụng xuyên suốt luận án nhằm đối chiếu quy định pháp luật để tìm ra những điểm hợp lý trong các quy định pháp luật về hoạt động KM nhằm CTKLM của các NHTM. - Phương pháp phân tích: phân tích số liệu tuyệt đối và tương đối trong Chương 2 Luận văn để phân tích các quy phạm pháp luật có liên quan đến tên đề tài. Từ đó rút ra nhận xét về hoạt động KM nhằm CTKLM của các NHTM. - Phương pháp thu thập thông tin: phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong phạm vi Chương 2 để thu thập một số thông tin cần thiết để chứng minh thực trạng pháp luật về hoạt động KM nhằm CTKLM của các NHTM qua thực tiễn tại TP HCM. - Phương pháp đánh giá: Sau khi thu thập thông tin và phân tích, tổng hợp và so sánh các quy định pháp luật về CTKLM trong hoạt động KM của các NHTM, tác giả sẽ đưa ra các quan điểm đánh giá các ưu điểm và hạn chế còn tồn động cùng các nguyên nhân hạn chế của quy định pháp luật. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở Chương 2 và Chương 3 của Luận văn.
  16. 6 - Phương pháp tổng hợp: từ những vấn đề được phân tích, phương pháp tổng hợp được dùng đồng bộ trong tất cả các chương của Luận văn để tổng hợp các quan điểm khác nhau về nhận thức khoa học xung quanh các khái niệm, quy phạm pháp luật liên quan đến pháp luật về hoạt động KM nhằm CTKLM tại các NHTM. 6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Tác giả thực hiện nội dung nghiên cứu theo trong phạm vi của một luận văn thạc sĩ, với các nội dung như sau: - Phân tích khái niệm, đặc điểm và lý giải một số vấn đề lý luận cơ bản về KM và hoạt động KM nhằm CTKLM. - Phân tích thực trạng và thực tiễn thực hiện pháp luật về hoạt động KM nhằm CTKLM tại các NHTM qua thực tiễn từ TP HCM. - Đánh giá về thực trạng quy định pháp luật về hoạt động KM nhằm CTKLM tại các NHTM. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật chống CTKLM trong hoạt động KM của các NHTM ở Việt Nam hiện nay. 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Với đề tài Pháp luật về hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh tại các ngân hàng thương mại qua thực tiễn từ Thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả kỳ vọng bài nghiên cứu mang đến những ý nghĩa sau: Thứ nhất, luận văn góp phần làm sáng tỏ một số khía cạnh lý luận pháp luật cơ bản về hoạt động KM và hoạt động KM nhằm CTKLM tại các NHTM. Thứ hai, luận văn đã đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về CTKLM trong hoạt động KM của các NHTM ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những hạn chế mà pháp luật cần phải khắc phục và hoàn thiện trong thời gian tới. Thứ ba, luận văn kiến nghị những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả pháp luật chống CTKLM trong hoạt động KM của các NHTM ở Việt Nam hiện nay.
  17. 7 Thứ tư, luận văn là nguồn tài liệu nghiên cứu, học tập cho các sinh viên chuyên ngành luật cũng như chuyên ngành khác có liên quan và có thể mang tính tham khảo trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hoạt động KM nhằm CTKLM tại các NHTM. 8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU Trong xu thế toàn cầu hóa với nền kinh tế phát triển như hiện nay, các hành vi CTKLM ngày càng phức tạp và tinh vi, điều này dẫn đến việc quản lí và kiểm soát hành vi này trên thực tế ngày càng khó khăn. Chống CTKLM trong hoạt động ngân hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cấp thiết, ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ quốc gia và niềm tin của công chúng vào chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, cần nghiên cứu, đánh giá, làm rõ các vấn đề còn hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật điều chỉnh về hoạt động kiểm soát các hành vi CTKLM trong HĐNH; từ đó, đưa ra các giải pháp để khắc phục, hoàn thiện nhằm tạo ra hành lang pháp lí vững chắc để phục vụ cho việc điều chỉnh vấn đề này là rất quan trọng, cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Việc nghiên cứu các vấn đề về CTKLM trong hoạt động của các NHTM nói chung và trong hoạt động KM của các NHTM nói riêng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà luật học trong và ngoài nước, có thể kể đến như: 8.1. Nhóm công trình nghiên cứu về xây dựng và hoàn thiện pháp luật hoạt động KM nhằm CTKLM theo pháp luật Việt Nam hiện nay: - Nguyễn Thị Ngọc Sen (2018), “Hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo pháp Luật Cạnh tranh”, Luận văn Thạc sĩ – Trường Đại học Luật – Đại học Huế. Luận văn tập trung làm rõ các vấn đề lý luận pháp luật hành vi KM nhằm CTKLM, từ đó tác giả phân tích thực tiễn pháp luật những vấn đề bất cập của áp dụng pháp luật để kiểm soát hành vi KM nhằm CTKLM, từ đó đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả kiểm soát hành vi KM nhằm CTKLM. - Nguyễn Thị Hồng Phước (2021), “Xác định hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh”, Tạp Chí Kiểm Sát. Bài viết phân tích quy định, nguyên tắc xác định hành vi KM nhằm CTKLM và quy trình tố tụng giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại. Qua đó, tác giả kiến nghị: Cần thống nhất chế định này trong LCT
  18. 8 và LTM; xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan thực thi pháp luật dân sự và cạnh tranh; ban hành án lệ về tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi KM nhằm CTKLM gây ra. 8.2. Nhóm công trình nghiên cứu về xây dựng và hoàn thiện pháp LCT và CTKLM trong lĩnh vực ngân hàng: - Nhằm phục vụ việc giảng dạy về LCT trong cơ sở giáo dục đại học, một số giáo trình về pháp LCT trong và ngoài nước được biên soạn như: “Giáo trình Luật Cạnh tranh” của TS. Tăng Văn Nghĩa, Đại học Ngoại thương Hà Nội, Nxb. Giáo dục, năm 2009; “Giáo trình Luật Cạnh tranh” của Đại học Kinh tế - Luật do PGS – TS Lê Danh Vĩnh chủ biên phát hành năm 2010; “Giáo trình Luật Cạnh tranh” của Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2012… - “Cạnh tranh và xây dựng pháp Luật Cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay” sách do PGS.TS. Nguyễn Như Phát và PGS.TS. Trần Đình Hảo làm chủ biên, Nxb. Công an nhân dân năm 2001. Đây là công trình tập hợp các bài viết của nhiều tác giả khảo cứu về kinh nghiệm xây dựng và thi hành pháp LCT ở một số quốc gia trên thế giới; bàn luận về các chế định pháp LCT như pháp luật về chống hạn chế cạnh tranh, pháp luật chống CTKLM, thiết chế quản lý nhà nước về cạnh tranh…đồng thời gợi mở một số vấn đề về xây dựng pháp LCT ở Việt Nam; - Tạ Thu Hằng (2015), Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học - khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã làm rõ những phân tích và đánh giá thực trạng các quy định về CTKLM trong lĩnh vực ngân hàng của LCT, các văn bản hướng dẫn thi hành và Luật các TCTD cũng như ở các văn bản pháp luật khác có liên quan. Tác giả đã nghiên cứu đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về chống hành vi CTKLM trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay trong đó có thực trạng xử lý hành vi này. Từ đó, tác giả đã kiến nghị những điểm cần được hoàn thiện, những vấn đề cần được bổ sung nhằm tạo khung pháp lý chặt chẽ, phù hợp điều chỉnh HĐNH, đảm bảo sự phát triển lành mạnh của HĐNH trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường Việt Nam;
  19. 9 - “Một số vấn đề về pháp Luật Cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng” của TS. Nguyễn Văn Vân, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11/2002. Bài viết này tác giả đã tổng quan về tình hình cạnh tranh trong HĐNH từ đó đề xuất các nguyên tắc xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực HĐNH và các biện pháp bảo đảm cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng; - “Áp dụng Luật cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng” của TS. Nguyễn Văn Tuyến đăng trên Tạp chí Luật học số 06/2006. Bài viết đã trình bày một số vấn đề cạnh tranh giữa các ngân hàng ở Việt Nam – quá khứ và hiện tại, quan niệm về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, những khó khăn, vướng mắc chủ yếu trong quá trình áp dụng LCT đối với thị trường dịch vụ ngân hàng; - “Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng – Nhìn từ góc độ pháp lý” của TS. Nguyễn Kiều Giang đăng trên Tạp chí Luật học số 12/2007; Bài viết này dựa trên các quy định của LCT, tác giả đã tập trung làm rõ các vấn đề pháp luật về các hành vi CTKLM trong lĩnh vực ngân hàng, nhận diện các hành vi CTKLM trong lĩnh vực ngân hàng; - “Nguyên nhân và những hệ quả của tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng Việt Nam” của TS Nguyễn Trọng Tài. Bài viết này tác giả tập trung đề cập đến một số hậu quả và nguyên nhân của tình trạng CTKLM trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Bài viết đã góp phần nhận dạng, đánh giá và xử lý hiệu quả những hành vi CTKLM trong trung và dài hạn. Trên cơ sở khảo sát các nghiên cứu trong và ngoài nước về pháp luật liên quan đến CTKLM trong HĐNH của các NHTM, tác giả có một số đánh giá sau đây: Thứ nhất, một số vấn đề đã được các tác giả nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện. Trong quá trình thực hiện đề tài. Luận văn sẽ kế thừa các kết quả nghiên cứu của công trình này, bao gồm: - Lý luận về cạnh cạnh tranh, CTKLM. - Pháp luật về CTKLM trong hoạt động của các NHTM nói chung và hoạt động KM của các NHTM nói riêng. - Kết quả nghiên cứu về một số khía cạnh của hành vi CTKLM trong HĐNH.
  20. 10 Thứ hai, có một số vấn đề đã được các công trình nghiên cứu nhưng chưa sâu, chưa hệ thống, chưa toàn diện. Những nội dung này sẽ được Luận văn tiếp tục nghiên cứu làm rõ, cụ thể: - Chưa làm rõ, xác định một số hành vi về CTKLM trong hoạt động KM tại các NHTM. - Chưa xác định nội dung của pháp luật về CTKLM trong hoạt động KM tại các NHTM; nguyên tắc áp dụng pháp luật trong xử lý hành vi CTKLM trong hoạt động KM tại các NHTM. - Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về CTKLM trong hoạt động KM của các NHTM, chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm để làm cơ sở đề xuất giải pháp, kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật chống CTKLM trong hoạt động KM của các NHTM ở Việt Nam hiện nay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2