intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa từ thực tiễn thực hiện tại đại siêu thị Co-opxtra

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

18
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quan của Luận văn "Pháp luật về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa từ thực tiễn thực hiện tại đại siêu thị Co-opxtra" là tìm hiểu những quy định pháp luật của hợp đồng mua bán hàng hóa hiện nay. Dựa trên cơ sở đó, tác giả xem xét việc áp dụng quy định pháp luật để thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa trên thực tế tại Đại siêu thị Co-opxtra với các đối tác và khách hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa từ thực tiễn thực hiện tại đại siêu thị Co-opxtra

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ GIAO HÀNG TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TỪ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI ĐẠI SIÊU THỊ COOPXTRA LUẬN VĂN THẠC SĨ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ GIAO HÀNG TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TỪ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI ĐẠI SIÊU THỊ CO-OPXTRA Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số chuyên ngành: 8 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. DƯƠNG KIM THẾ NGUYÊN Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS. DƯƠNG KIM THẾ NGUYÊN
  3. i LỜI CAM ĐOAN Đề tài “ Pháp luật về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa từ thực tiễn thực hiện tại đại siêu thị Co-opxtra ” là công trình nghiên cứu của cá nhân tác giả, hoàn toàn không có sự sao chép, giả mạo của tác giả khác. Các nguồn tài liệu trích dẫn, số liệu sử dụng và nội dung luận văn trung thực. Đồng thời cam kết kết quả của quá trình nghiên cứu luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả xin cam đoan và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước trường về vấn đề này. TP.HCM, ngày 05 tháng 12 năm 2022 Tác giả
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận với đề tài: “ Pháp luật về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa từ thực tiễn thực hiện tại đại siêu thị Co-opxtra”. Tác giả xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô trong trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh…nói chung, Ban chủ nhiệm Khoa và thầy cô trong Khoa Luật kinh tế nói riêng đã tạo điều kiện cho em học tập nghiên cứu lý thuyết và học hỏi những kĩ năng thực tiễn nhằm mang đến cái nhìn khách quan và sinh động hơn về hoạt động thực tế, bám sát hơn với những công việc và hoạt động thực hiện pháp luật sau này mà một học viên luật cần phải có. Đặc biệt tác giả xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn TS. Dương Kim Thế Nguyên đã tận tình, chu đáo hướng dẫn tác giả thực hiện luận văn này. Mặc dù đã có nhiều sự cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song do thời gian đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ phía quý thầy, cô giáo để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Tác giả xin chân thành cảm ơn!
  5. iii 1. Tóm tắt phần tiếng Việt 1.1. Tiêu đề: Pháp luật về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa từ thực tiễn thực hiện tại đại siêu thị Co-opxtra 1.2. Tóm tắt: Tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa từ thực tiễn thực hiện tại Đại siêu thị Co-opXtra” nhằm mục tiêu làm rõ những vấn đề lý luận về nghĩa vụ giao hàng, các quy định của pháp luật hiện hành về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Khảo sát thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa tại Đại siêu thị Co-opXtra tìm ra những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật liên quan đến thực hiện nghĩa vụ giao hàng từ đó đề xuất hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật và giải pháp năng cao hiệu quả thực thi nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa tại Việt Nam. Tác giả sử dụng phương pháp hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp để làm rõ những vấn đề lý luận về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Đồng thời, tác giả sử dụng phương pháp hệ thống pháp luật, phân tích luật viết để làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa và phương pháp phân tích huống, vụ việc để khảo sát thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa tại Đại siêu thị Co-opxtra. Bên cạnh đó, Phương pháp phân tích, tổng hợp để đề xuất hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa tại Việt Nam. Luận văn đã góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Tác giả đưa ra những đề xuất và giải pháp năng cao hiệu quả thực thi nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa tại Việt Nam. 1.3 Từ khóa: nghĩa vụ giao hàng
  6. iv 2. An English Abstract 2.1. Title: Law on delivery obligations in goods sale contracts from practice at Co-opxtra hypermarkets 2.2. Abstract The author proposes to choose the topic " Law on delivery obligations in goods sale contracts from practice at Co-opxtra hypermarkets" .The purpose of the title is to clarify the theoretical issues about the obligation. Delivery, the provisions of ap- plicable law on delivery obligations in the contract of sale of goods. Surveying the practice of implementing the current legal provisions on delivery obligations in the sale and purchase contract of goods at Co-opXtra Hypermarket to find out limitations and inadequacies in the provisions of law and practice. Law enforcement practices related to the performance of delivery obligations, thereby proposing directions to improve the provisions of the law and solutions to improve the efficiency of the de- livery of delivery obligations in the contract of goods delivery in Vietnam. The author uses the method of systematization, analysis and synthesis to clarify the theoretical issues about the delivery obligation in the contract of sale of goods. At the same time, the author uses the method of legal system, analyzing written law to clarify the pro- visions of current law on delivery obligations in the sale and purchase of goods con- tract and the method of case analysis. To survey the practice of implementing the provisions of the current law on delivery obligations in the sale and purchase contract at Co-opxtra Hypermarket. In addition, the method of analysis and synthesis to pro- pose a direction to improve the provisions of the law on delivery in the sale of goods contract in Vietnam. The thesis has contributed to perfecting the provisions of Viet- namese law on delivery obligations in goods sale and purchase contracts. The author gives suggestions and solutions to improve the efficiency of the delivery of goods in the contract of sale of goods in Vietnam.
  7. v 2.3. Keywords: delivery obligation DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt HĐMBHH Hợp đồng mua bán hàng hóa BLDS Bộ luật dân sự
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. ii 1. Tóm tắt phần tiếng Việt ...............................................................................................iii 2. An English Abstract..................................................................................................... iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT .................................................................... v PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu ................................................................................................... 2 3. Mục tiêu của đề tài ....................................................................................................... 5 3.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................................... 5 3.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................... 5 4. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................... 6 4.1. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 6 4.2. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................................. 6 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 6 5.1. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................................. 7 5.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 7 5.2.1. Phạm vi về nội dung ...................................................................................... 7 5.2.2. Giới hạn về không gian và thời gian .............................................................. 7 6. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 7 7. Đóng góp của đề tài...................................................................................................... 8 8. Bố cục của đề tài .......................................................................................................... 9 NỘI DUNG .................................................................................................................... 10 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHĨA VỤ GIAO HÀNG TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA ........................................................... 10 1.1. Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa ............................................................ 10
  9. vii 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóaError! Bookmark not defined. 1.2. Khái quát về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa ................... 13 1.2.1. Khái niệm của nghĩa vụ giao hàng .............................................................. 13 1.2.2. Chủ thể thực hiện nghĩa vụ giao hàng hóa .................................................. 16 1.2.3. Nội dung cơ bản nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa ... 17 1.2.3.1 Nghĩa vụ giao hàng đúng đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa ... 17 1.2.3.2 Nghĩa vụ giao hàng đúng chất lượng của hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa................................................................................................................ 19 1.2.3.3 Nghĩa vụ giao hàng đúng thời gian/thời hạn và địa điểm giao hàng theo hợp đồng mua bán. ............................................................................................... 20 1.2.3.4 Nghĩa vụ khác của bên bán theo hợp đồng mua bán hàng hóa. .............. 22 Kết luận chương 1 ......................................................................................................... 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ NGHĨA VỤ GIAO HÀNG TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TỪ THỰC TIỄN TẠI SIÊU THỊ CO-OPXTRA ................................................................................................................. 26 2.1. Quy định về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam ....................................................................................................................... 26 2.1.1. Quy định về nghĩa vụ giao hàng đúng số lượng, chủng loại hàng hóa giao nhận ..................................................................................................................... 27 2.1.2. Quy định về nghĩa vụ giao hàng đúng thời gian/thời hạn giao nhận hàng hóa ....................................................................................................................... 30 2.1.3. Quy định về nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm giao nhận hàng hóa .......... 31 2.1.4. Quy định về nghĩa vụ giao chứng từ hàng hóa liên quan tới giao nhận hàng hóa ....................................................................................................................... 33 2.1.5. Quy định về phương thức giao nhận hàng hóa ............................................ 35
  10. viii 2.2. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa tại Đại siêu thị Co-opxtra ...................................................... 37 2.2.1. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về số lượng, chủng loại hàng hóa giao nhận tại Đại siêu thị Co-opxtra ........................................................... 38 2.2.2. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về thời gian/thời hạn giao nhận hàng hóa tại Đại siêu thị Co-opxtra........................................................... 43 2.2.3. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về địa điểm giao nhận hàng hóa tại Đại siêu thị Co-opxtra ............................................................................ 45 2.2.4. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về về chứng từ hàng hóa liên quan tới giao nhận hàng hóa tại Đại siêu thị Co-opxtra..................................... 46 2.2.5. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về về phương thức giao nhận hàng hóa tại Đại siêu thị Co-opxtra .................................................................... 48 Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 51 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI NGHĨA VỤ GIAO HÀNG TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI SIÊU THỊ CO-OPXTRA .............................................. 52 3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa. ................................................................................................................ 52 3.1.1. Hoàn thiện quy định về số lượng, chủng loại hàng hóa giao nhận .............. 52 3.1.2. Hoàn thiện quy định về thời gian/thời hạn giao nhận hàng hóa .................. 53 3.1.3. Hoàn thiện quy định về địa điểm giao nhận hàng hóa ................................. 54 3.1.4. Hoàn thiện quy định về chứng từ hàng hóa liên quan tới giao nhận hàng hóa ....................................................................................................................... 55 3.1.5 Hoàn thiện quy định về phương thức giao nhận hàng hóa ........................... 56 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa tại Đại siêu thị Co.opXtra .................................................................................................. 56 Kết luận chương 3 .......................................................................................................... 60
  11. ix KẾT LUẬN .................................................................................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................I PHỤ LỤC ........................................................................................................................ V 1. Hợp đồng mẫu sử dụng tại Coopxtra ................................................................... V 2. Báo cáo khiếu nại khách hàng 2019 ................................................................. XII 3. Báo cáo khiếu nại khách hàng 2020 ................................................................ XIV 4. Báo cáo khiếu nại khách hàng 2021 ................................................................ XVI 5. Báo cáo khiếu nại khách hàng 2022 .............................................................. XVII 6. Quy trình giao hàng....................................................................................... XVIII
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mua bán hàng hóa là một phương thức giao dịch phổ biến trong đời sống kinh tế-xã hội kể từ khi con người biết trao đổi sản phẩm. Cho tới ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, mua bán hàng hóa nói chung cũng như giao hàng đang có xu hướng thay đổi để phù hợp với thời đại mới- thời đại của sự hội nhập. Trước tình hình các giao dịch kinh doanh diễn ra ngày càng sôi động, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các thương nhân, giữa các doanh nghiệp với nhau ngày càng tăng về số lượng, đòi hỏi Nhà nước phải ban hành quy định pháp luật về mua bán hàng hóa có tính “đổi mới" và “mở cửa" để hợp đồng được xác lập nhanh chóng mang lại lợi nhuận tối ưu cho chủ thể, nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo tính chặt chẽ, điều chỉnh chi tiết cho quá trình thiết lập và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, hạn chế thấp nhất những rủi ro và đảm bảo quyền lợi cho thương nhân Việt Nam. Năm 2018, Thành phố Hồ Chí Minh đã phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thương mại thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, thành phố sẽ trở thành một trong những trung tâm thương mại, dịch vụ, tài chính quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, tỉ trọng bán lẻ theo các hình thức phân phối hiện đại đến năm 2025 đạt tối thiểu 50% và đến năm 2030 đạt tối thiểu 60%. Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) là một đơn vị bán lẻ đã và đang ngày càng phát triển, trở thành nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Co-opxtra là một trong những mô hình bán lẻ đang có tiềm năng phát triển trong hệ thống Saigon Co.op. Trong thực tiễn áp dụng pháp luật về nghĩa vụ giao hàng tại Co-opxtra, bên cạnh những ưu điểm, việc áp dụng các quy định pháp luật liệu có gặp phải những khó khăn và hạn chế. Thực tế, một số nội dung liên quan tới giao hàng hiện nay chưa được quy
  13. 2 định cụ thể hoặc chưa được quy định, dẫn tới những tranh chấp không mong muốn giữa các chủ thể trong hợp đồng. Mặt khác, sự hạn chế hiểu biết của các chủ thể kinh doanh về pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung cũng như giao hàng là một nguyên nhân làm giảm hiệu quả trong việc áp dụng pháp luật đối với các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực này. Từ những lí do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa từ thực tiễn thực hiện tại Đại siêu thị Co- opXtra” mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Từ việc đánh giá các quy định pháp luật và thực trạng áp dụng các quy định làm tiền đề cho việc hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này. 2. Tình hình nghiên cứu Hiện nay có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học liên quan tới hợp đồng mua bán hàng hóa. Đến nay có không ít các công trình nghiên cứu, các bài viết phân tích về hợp đồng mua bán hàng hóa và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa trong kinh doanh như: Bài viết “Khái niệm hợp đồng và những nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật hợp đồng Việt Nam” Trần Kiên và Nguyễn Khắc Thu đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 2+3/2019. Trong bài viết này, các tác giả khẳng định Hợp đồng và luật hợp đồng là chế định cốt lõi của luật tư nói riêng và của toàn bộ hệ thống pháp luật nói chung. Do đó, việc xây dựng một cách khoa học khái niệm hợp đồng cũng như các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh nó có ý nghĩa và vai trò quan trọng. Bài viết này phân tích ba yếu tố cấu thành nên một hợp đồng trong khoa học pháp lý Việt Nam từ thời Pháp thuộc đến nay và phân tích ba nguyên tắc cơ bản trong pháp luật Bài viết “Hoàn thiện quy định của pháp luật về hợp đồng thương mại ở Việt Nam” của Nguyễn Đức Kiên đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 23(375)- tháng 12/2018. Trong bài viết này, tác giả cho rằng với bối cảnh Bộ luật Dân sự năm
  14. 3 2015 là “luật chung” điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng đã sửa đổi một số quy định liên quan đến hợp đồng và việc Việt Nam tham gia các Hiệp định như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu, Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa… đã đặt ra yêu cầu phải sửa đổi pháp luật về hợp đồng thương mại. Sửa đổi pháp luật về hợp đồng thương mại nhằm phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và các cam kết quốc tế để góp phần hoàn thiện khung pháp lý về hợp đồng trong nền kinh tế thị trường và tạo tiền đề cho việc thực thi các cam kết quốc tế. Bài viết “Kiểm soát rủi ro trong quá trình mua bán hàng hóa từ khâu dự thảo hợp đồng”” của tác giả Nguyễn Hoài Thu đăng trên Tạp chí nghề luật, số 3 năm 2016. Bài viết này đã đề cập đến các nội dung cần lưu ý nhằm kiểm soát rủi ro trong quá trình mua bán hàng hóa ngay từ khâu dự thảo hợp đồng, gồm; nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa; vấn đề giao kết và thực hiện hợp đồng; kiểm soát rủi ro khi giao kết hợp đồng. Năm 2019, tác giả Đoàn Huy Bình đã thực hiện luận văn thạc sĩ Luật học “Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn các công ty chế biến thuộc tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam” tại Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. Trong luận văn tác giả đề cập đến khái niệm, đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa. Phân tích tình hình thực hiện tại công ty chế biến thuộc tập đoàn than khoáng sản Việt Nam và đưa ra các khó khăn, hạn chế cảu công ty từ đây tác giả đã đưa ra các giả pháp hoàn thiện pháp luật hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa. Năm 2019, tác giả Nguyễn Thị Ly Na đã thực hiện luận văn thạc sĩ Luật học “Thực hiện hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam hiện nay”, tại trường Trường Đại học Luật, Đại học Huế. Trong luận văn tác giả đã đề cập các khái niệm,
  15. 4 đặc điềm, nội dung của hợp đồng thương mai, phân tích tình hình thực hiện hợp đồng thương mại tại Việt Nam từ đó tác giả đã đưa ra hướng hoàn thiện pháp luật. Năm 2016, tác giả Đinh Ngọc Thương đã thực hiện luận văn thạc sĩ Luật học “Hợp đồng mua bán hàng hóa trong kinh doanh thương mại vô hiệu theo pháp luật Việt Nam” tại trường Đại học Luật Huế, Thừa Thiên Huế. Trong luận văn tác giả đã đề cập đến các khái niệm, đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu từ đây tác giả đã đưa ta các nhu cầu về giải pháp hoàn thiện và tổ chức thực hiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa. Bài viết “Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng thương mại” của Nguyễn Quốc Trưởng đăng trên Tạp chí Tòa án năm 2019. Trong phạm vi bài viết này tác giả đề cập khái quát, cơ bản nhất về trách nhiệm pháp lý vi phạm hợp đồng thương mại để giúp cho mỗi chúng ta có nhìn hàng sâu sắc hơn, đúng đắn hơn về vấn đề này để áp dụng vào thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại. Bài viết “Những lưu ý đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong thực tiễn áp dụng công ước viên 1980” của Nguyễn Thị Cẩm Thủy và Hoàng Phương Dung đăng trên Tạp chí Ngân hàng năm 2019. Hai tác giả này cho rằng việc gia nhập Công ước Viên đã đánh dấu một mốc mới quan trọng của Việt Nam trong việc tăng cường mức độ hội nhập của Việt Nam với nền kinh tế thế giới, góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và sử dụng một khung pháp lý chung, công bằng và an toàn để thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên, theo thống kê của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cuối năm 2016, có tới 80 - 90% doanh nghiệp Việt Nam chưa hiểu về Công ước Viên, như vậy, chừng nào doanh Việt Nam còn chưa nhận thức rõ về sự tồn tại và thấu hiểu nội dung của Công ước Viên thì đối với họ, Công ước Viên không khác gì nguồn luật nước ngoài và bản thân doanh nghiệp sẽ vấp phải những khó khăn, rủi ro và bỡ ngỡ khi Công ước Viên được áp dụng. Bài báo này phân tích sự khác biệt giữa Công ước Viên và Luật Thương mại
  16. 5 Việt Nam và đưa ra các lưu ý đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng Công ước Viên cũng như các khuyến nghị đối với các ban, ngành nhà nước, các tổ chức Hiệp Hội trong việc nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về Công ước Viên. Những công trình của các tác giả kể trên đã đề cập từ nhiều góc độ và phạm vi nghiên cứu khác nhau, là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng trong quá trình thực hiện đề tài. Điểm chung của những công trình nghiên cứu nêu trên đều tiếp cận hợp đồng mua bán hàng hóa theo hướng khái quát về các nội dung của hợp đồng mà không đi sâu phân tích và tìm hiểu kỹ một khía cạnh của nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa. Vì vậy, việc tập trung giải quyết vấn đề giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa của luận văn dường như là hướng tiếp cận mới mẻ mà trước nay chưa có công trình nghiên cứu nào thực hiện. 3. Mục tiêu của đề tài 3.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quan của Luận văn là tìm hiểu những quy định pháp luật của hợp đồng mua bán hàng hóa hiện nay. Dựa trên cơ sở đó, tác giả xem xét việc áp dụng quy định pháp luật để thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa trên thực tế tại Đại siêu thị Co-opXtra với các đối tác và khách hàng. Từ những thực tế đó, tác giả sẽ đánh giá và đưa ra những kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa, kiến nghị giúp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa và giải pháp năng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa tại đơn vị. 3.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quan đã nêu trên, các mục tiêu cụ thể của luận văn được xác định cụ thể như sau:
  17. 6 Thứ nhất làm rõ những vấn đề lý luận về nghĩa vụ giao hàng trong HĐMBHH. Thứ hai làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành về giao hàng trong HĐMBHH. Thứ ba khảo sát thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành về giao hàng trong HĐMBHH tại đại siêu thị Co-opxtra, từ đó phát hiện những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật liên quan đến thực hiện nghĩa vụ giao hàng. Thứ tư Đề xuất hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi nghĩa vụ giao hàng trong HĐMBHH tại Việt Nam. 4. Câu hỏi nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện để trả lời cho câu hỏi sau: (i) Nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng là gì? (ii) Pháp luật hiện nay đã có những quy định gì về nghĩa vụ giao hàng trong HĐMBHH? (iii) Thực tiễn thực hiện pháp luật về nghĩa vụ giao hàng trong HĐMBHH tại đại siêu thị Co-opxtra có phát sinh những vướng mắc bất cập gì? Vướng mắc, bất cập đó là do nguyên nhân từ pháp luật hay do thực hiện pháp luật iv) Từ những bất cập trong thực tiễn thực hiện pháp luật về nghĩa vụ giao hàng trong HĐMBHH từ thực tiễn tại đại siêu thị Co-opxtra phải được khắc phục như thế nào? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu Mặc dù pháp luật hiện hành đã có những quy định về nghĩa vụ giao hàng trong HĐMBHH song qua thực tiễn thực hiện tại ở siêu thị Co-opxtra cho thấy vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập cần phải hoàn thiện. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
  18. 7 5.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quy định của pháp luật về nghĩa vụ giao hàng trong HĐMBHH. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về nghĩa vụ giao hàng trong HĐMBHH thực tiễn thực hiện tại Đại siêu thị Co-opxtra. 5.2. Phạm vi nghiên cứu 5.2.1. Phạm vi về nội dung Trong luận văn, tác giả tập chung giải quyết các vấn đề lý luận về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa, các quy định của pháp luật về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Luận văn nghiên cứu tập trung chủ yếu trong phạm vi những quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam 2015 và Luật Thương mại 2005, phân tích đối chiếu giữa qui định của pháp luật Việt Nam hiện hành với quy định pháp luật trước đó về cùng vấn đề. 5.2.2. Giới hạn về không gian và thời gian - Tác giả lấy đối tượng nghiên cứu, khảo sát và liên hệ thực tiễn tại đại siêu thị Co-opxtra. - Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ năm 2017 đến nay (Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực) 6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: - Phương pháp hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp để làm rõ những vấn đề lý luận về nghĩa vụ giao hàng trong HĐMBHH. Các phương pháp này được sử dụng tại chương 1 của luận văn. - Phương pháp hệ thống pháp luật, phân tích luật viết để làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành về nghĩa vụ giao hàng trong HĐMBHH và phương pháp phân tích huống, vụ việc để khảo sát thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật hiện
  19. 8 hành về nghĩa vụ giao hàng trong HĐMBHH tại Đại siêu thị Co-opxtra. Các phương pháp này được sử dụng tại chương 2 của luận văn. - Phương pháp phân tích, tổng hợp để đề xuất hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về giao hàng trong HĐMBHH tại Việt Nam. Các phương pháp này được sử dụng tại chương 3. 7. Đóng góp của đề tài Luận văn hoàn thành sẽ là một nguồn tham khảo cho người nghiên cứu và học tập về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa Ý nghĩa khoa học: Luận văn là một công trình khoa học góp phần bổ sung lý luận pháp luật về HĐMBHH (tập trung giao hàng trong HĐMBHH). Làm rõ các khái niệm pháp luật, quan điểm lý luận và mối quan hệ giữa chấp hành pháp luật và ý thức pháp luật trong việc tổ chức, thực hiện HĐMBHH. Luận văn đã trình bày một cách có hệ thống toàn diện những vấn đề về giao hàng trong HĐMBHH. Thông qua việc phân tích thực tiễn áp dụng tại đại siêu thị Co-opxtra và lập luận khoa học để góp phần bổ sung vào hoạt động nghiên cứu pháp luật về giao hàng trong HĐMBHH hiện nay ở nước ta. Kết quả nghiên cứu và phân tích trong Luận văn là cơ sở xây dựng, hoàn thiện pháp luật HĐMBHH nói chung và pháp luật về giao hàng trong HĐMBHH ở Việt Nam trong thời gian tới. Ý nghĩa thực tiễn: Những phân tích, kết luận và đề xuất mà Luận văn nêu ra đều được xây dựng trên cơ sở khoa học pháp lý gắn liền với thực tiễn thực hiện HĐMBHH tại đại siêu thị Co-opxtra. Trong điều kiện thực tế hiện nay, việc thực thi pháp luật về giao hàng trong HĐMBHH còn kém hiệu quả, các vi phạm hợp đồng xảy ra thường xuyên, gây thiệt hại cho các bên tham gia đòi hỏi phải nhanh chóng hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện hợp đồng, bảo đảm lợi ích của các chủ thể tham gia. Kết quả nghiên cứu của Luận văn cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học về thực hiện pháp luật
  20. 9 HĐMB hàng hóa, đặc biệt pháp luật về giao hàng trong HĐMBHH. Là nguồn tham khảo góp phần vào việc nghiên cứu ban hành các văn bản pháp luật về HĐMBHH nói chúng và pháp luật về pháp luật về giao hàng trong HĐMBHH nói riêng cũng như quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng liên quan. 8. Bố cục của đề tài Đề tài Pháp luật về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa từ thực tiễn thực hiện tại Đại siêu thị Co-opXtra” được thực hiện gồm ba phần gồm: Phần mở đầu, Phần nội dung và Phần kết luận. Ở phần nội dung, luận văn cấu trúc gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa Chương 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa từ thực tiễn tại siêu thị Co-opxtra Chương 3: Hoàn thiện các quy định của pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa tại siêu thị Co- opxtra
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2