intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp khoa học công nghệ trực thuộc cơ sở giáo dục đại học công lập tại Việt Nam

Chia sẻ: Bobietbo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

55
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn "Pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp khoa học công nghệ trực thuộc cơ sở giáo dục đại học công lập tại Việt Nam" là nhận diện những thuận lợi và khó khăn về mặt pháp lý mà mô hình doanh nghiệp này phải đối mặt, từ đó đưa ra một số đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về thành lập và quản lý điều hành các doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp khoa học công nghệ trực thuộc cơ sở giáo dục đại học công lập tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG -------------------- LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP VÀ QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỰC THUỘC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TẠI VIỆT NAM Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380107 Họ và tên học viên: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN MINH HẰNG Hà Nội - 2021
  2. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn Minh Hằng đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài này. Mặc dù bận rộn với công tác quản lý và giảng dạy, nhưng cô vẫn dành thời gian quý báu của mình để hướng dẫn và giúp tôi đi đúng hướng với luận văn của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Luật – Trường Đại học Ngoại Thương đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khóa học và thực hiện luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Khoa Sau Đại học đã nhiệt tình hỗ trợ trong quá trình học tập và rèn luyện trong thời gian qua, đặc biệt là khi đại dịch COVID-19 diễn ra căng thẳng khiến mọi thứ thay đổi và trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn đến tập thể lớp cao học LKT4A cùng với gia đình, bạn bè đã chia sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu thực hiện luận văn này. Do hạn chế về khả năng cũng như thời gian nghiên cứu, luận văn chắc chắn còn những sai sót và hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn!
  3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ I DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... II DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................... III TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... IV MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP VÀ QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỰC THUỘC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TẠI VIỆT NAM ................................. 6 1.1. Khái quát về CSGDĐH công lập và doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập ..................................................................................................6 1.1.1. Khái quát về CSGDĐH công lập ............................................................6 1.1.2. Khái quát về doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập ....8 1.1.3. Mô hình công ty áp dụng trong các doanh nghiệp trực thuộc ..............13 1.1.4. Vai trò và ý nghĩa của việc thành lập doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập .............................................................................................14 1.1.5. So sánh sự khác biệt giữa doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập và tổ chức KH&CN thuộc CSGDĐH công lập ...................................20 1.2. Pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập ......................................................................................22 1.2.1. Khái niệm về pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập ............................................................22 1.2.2. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập .....................................23 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................26 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP VÀ QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỰC THUỘC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TẠI VIỆT NAM ............................... 27 2.1. Thực trạng các quy định pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập....................................................27
  4. 2.1.1. Các quy định pháp luật về thành lập doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập .............................................................................................27 2.1.1.1. Quyền thành lập và góp vốn, điều kiện thành lập doanh nghiệp KH&CN 27 2.1.1.2. Chứng nhận doanh nghiệp KH&CN ..............................................29 2.1.1.3. Thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp trực thuộc ..........33 2.1.2. Các quy định pháp luật về tổ chức quản lý và điều hành doanh nghiệp KH&CN trực thuộc đại học công lập .................................................................34 2.1.2.1. Quy định về chính sách ưu đãi hỗ trợ các doanh nghiệp KH&CN 34 2.1.2.2. Quy định về việc quản lý và sử dụng đất đai, tài sản và nguồn nhân lực giữa CSGDĐH công lập và doanh nghiệp KH&CN trực thuộc ...............37 2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp KH&CN trực thuộc đại học công lập ........................................................48 2.2.1. Những kết quả đạt được ........................................................................48 2.2.2. Những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện các quy định pháp luật .............................................................................................................52 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................56 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP VÀ QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỰC THUỘC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TẠI VIỆT NAM......................................................................................................................... 58 3.1. Xu thế phát triển doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập ..58 3.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập....................................................61 3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập....................................................64 3.4. Biện pháp cho các CSGDĐH công lập nhằm hỗ trợ cho quá trình thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập ......69 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................72 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................... 73
  5. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 75 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 80
  6. LỜI CAM ĐOAN 1. Tôi biết rằng đạo văn là điều sai trái. Đạo văn là việc sử dụng công trình (bài viết, tiểu luận, khóa luận... dưới mọi hình thức) của người khác và thể hiện rằng đó là công trình của mình. 2. Tôi đã trích dẫn đầy đủ tất cả những phần hoặc toàn bộ công trình mà tôi tham khảo, mọi ý tưởng của người khác mà tôi sử dụng. 3. Tôi đã và sẽ không cho phép bất kỳ ai sao chép công trình của tôi với ý định xem luận văn của tôi như công trình của họ. 4. Tôi xin cam đoan đây là công trình độc lập của chính tôi. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này. Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2021 NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Phương Thảo Nguyễn Phương Thảo - 820091 I
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLDS Bộ luật Dân sự ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội CSGDĐH Cơ sở giáo dục đại học GDĐH Giáo dục đại học GD&ĐT Giáo dục và đào tạo KH&CN Khoa học và công nghệ HĐTV Hội đồng thành viên HĐQT Hội đồng quản trị TNHH Trách nhiệm hữu hạn TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TTO Technology Transfer Office (Văn phòng chuyển giao công nghệ) R&D Research & Development (Nghiên cứu và phát triển) UREs University-run enterprises (Doanh nghiệp trực thuộc trường đại học) Nguyễn Phương Thảo - 820091 II
  8. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1. Quá trình “spin-off” từ kết quả nghiên cứu đến thương mại hóa thông qua doanh nghiệp spin-off ...............................................................................................12 Hình 2. Mô hình thành lập Công ty TNHH MTV BK Holdings ..............................50 Hình 3. Statist model theo mô hình xoắn Triple Helix .............................................62 Nguyễn Phương Thảo - 820091 III
  9. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung 1.1. Tên luận văn: Pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp khoa học công nghệ trực thuộc cơ sở giáo dục đại học công lập tại Việt Nam 1.2. Tác giả: Nguyễn Phương Thảo 1.3. Chuyên ngành: Luật Kinh tế 1.4. Thời gian bảo vệ: 2022 1.5. Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Minh Hằng 2. Những đóng góp của luận văn Thứ nhất, thông qua việc phân tích các khái niệm cơ bản về doanh nghiệp khoa học và công nghệ trực thuộc cơ sở giáo dục đại học công lập, luận văn đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận về pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp khoa học và công nghệ trực thuộc cơ sở giáo dục đại học công lập. Thứ hai, luận văn phân tích các quy định pháp luật liên quan đến việc thành lập và quản lý điều hành các doanh nghiệp khoa học và công nghệ trực thuộc cơ sở giáo dục đại học công lập, từ đó nhận diện được những thuận lợi và khó khăn về mặt pháp lý mà loại hình doanh nghiệp này đang phải đối mặt trong hoạt động thực tiễn. Thứ ba, luận văn đưa ra định hướng hoàn thiện pháp luật và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp khoa học và công nghệ trực thuộc cơ sở giáo dục đại học công lập. Nguyễn Phương Thảo - 820091 IV
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trước sự đổi mới phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0, đẩy mạnh đầu tư cho lĩnh vực giáo dục đại học là một yếu tố mang tính chiến lược nhằm kiến tạo nền tảng cho sự phát triển lâu dài bền vững. Các cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH) công lập tại Việt Nam đang có những sự thay đổi mạnh mẽ, không chỉ thực hiện mục đích nghiên cứu và truyền bá kiến thức hàn lâm mà còn phát triển theo hướng đổi mới sáng tạo gắn liền với khởi nghiệp. Chính vì vậy, việc thành lập các doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN) trực thuộc CSGDĐH đang ngày càng phổ biến do các CSGDĐH muốn đưa các nghiên cứu của mình áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo ra sản phẩm có giá trị thương mại. Hơn nữa, không thể chỉ dựa vào duy nhất nguồn ngân sách Nhà nước cho các hoạt động nghiên cứu khoa học do gánh nặng nhu cầu về cơ sở vật chất cũng như nội dung nghiên cứu, nhất là đối với các CSGDĐH với định hướng phát triển KH&CN. Nắm bắt được tình hình thực tiễn cùng với mục đích hướng tới xu thế toàn cầu, pháp luật Việt Nam đã bước đầu cho phép các CSGDĐH được phép thành lập doanh nghiệp. Trên thế giới, mô hình doanh nghiệp KH&CN đang được nhiều quốc gia đẩy mạnh, vì nó không chỉ mang lại lợi thế về kinh tế mà còn đem đến những lợi ích không hề nhỏ cho xã hội từ việc đưa những nghiên cứu khoa học từ trong phòng thí nghiệm áp dụng vào đời sống. Tại các quốc gia phát triển, các đạo luật và chính sách được đưa ra nhằm hỗ trợ cho các CSGDĐH vận hành doanh nghiệp trực thuộc một cách thuận lợi nhất. Tại Việt Nam, mô hình này vẫn được coi là mới trên thị trường, do vậy bên cạnh những thuận lợi về các quy định và chính sách của Nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp này thì vẫn còn tồn tại những điểm chưa hợp lý trong vấn đề thành lập và quản lý điều hành. Vì vậy, học viên chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp khoa học công nghệ trực thuộc cơ sở giáo dục đại học công lập tại Việt Nam” nhằm phân tích các quy định pháp luật Việt Nam mà doanh nghiệp trực thuộc CSGDĐH công lập phải áp dụng trong quá trình thành lập và quản lý điều hành, từ đó đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện các quy định pháp luật, tạo điều kiện cho loại hình doanh nghiệp này có cơ hội được Nguyễn Phương Thảo - 820091 1
  11. phát triển và mở rộng. Một số gợi ý cũng được đưa ra cho các CSGDĐH công lập nhằm tạo lập môi trường phát triển cho doanh nghiệp trực thuộc. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Tại các quốc gia phát triển, các nghiên cứu về mô hình doanh nghiệp trong cơ sở đại học (hay còn gọi là mô hình doanh nghiệp spin-off) trên thế giới được thực hiện khá nhiều và đa dạng. Một số công trình tiêu biểu được công bố trong thời gian qua như “Evaluating Performance of University Spin-Off Companies: Lessons from Italy” (Bigliardi, Galati, F., & Verbano, C., 2013), nghiên cứu về mô hình doanh nghiệp spin-off tại Ý và tại các quốc gia Châu Âu nói chung cùng với việc đề xuất một mô hình đánh giá tiền kiến hoạt động của các doanh nghiệp spin-off; “Resources, capabilities, risk capital and the creation of university spin-out companies” (Lockett, A. & Wright, M., 2005), đánh giá tác động từ các nguồn lực, quy trình cũng như năng lực của trường đại học đối với việc hình thành các doanh nghiệp spin-off tại Anh. Tại nước láng giềng Trung Quốc, mô hình doanh nghiệp trong trường đại học cũng nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học do nó mang những tính chất riêng biệt. Một số công trình nổi bật được công bố như Eun, J.H., Lee, K., & Wu, G. (2006), “Explaining the “University-run enterprises” in China: A theoretical framework for university–industry relationship in developing countries and its application to China”, nhằm giải thích và đánh giá về sự phát triển của mô hình doanh nghiệp trong trường đại học tại Trung Quốc bằng cách xây dựng khung lý thuyết mới về mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp; Li, He, L., & Zhao, Y. (2020), “The triple helix system and regional entrepreneurship in China”, đánh giá các tác động của mô hình xoắn Triple Helix tới tinh thần khởi nghiệp tại Trung Quốc, hơn nữa nhấn mạnh ảnh hưởng đa chiều của sự hợp tác giữa trường đại học – doanh nghiệp - chính phủ trong việc thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong khu vực. Trong thời gian qua, đề tài về doanh nghiệp trực thuộc đại học nhận được khá nhiều sự quan tâm của giới học thuật. Có rất nhiều hội thảo khoa học cấp trường cũng như các công trình nghiên cứu về đề tài này, chủ yếu là nhìn từ góc độ kinh tế học như Hội thảo về mô hình “Doanh nghiệp trong trường đại học” được Thời báo Kinh tế Sài Gòn (Saigon Times Group) phối hợp với Trường Đại học Nam Cần Thơ tổ Nguyễn Phương Thảo - 820091 2
  12. chức, bàn luận về sự phát triển của mô hình doanh nghiệp trong trường đại học như một đóng góp cho sự phát triển của nguồn nhân lực chất lượng cao (Kinh Tế Sài Gòn Online, 2020). Nổi bật nhất trong số các công trình nghiên cứu phải kể đến tác giả Đinh Văn Toàn với một số công trình tiêu biểu như: “Phát triển doanh nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học - Từ kinh nghiệm quốc tế đến thực tiễn Việt Nam” (Đinh Văn Toàn, 2019), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN); “Phát triển doanh nghiệp trong trường đại học và những gợi ý chính sách về đổi mới quản trị đại học ở Việt Nam” (Đinh Văn Toàn, 2019), Tạp chí Khoa học: Kinh tế và Kinh doanh, ĐHQGHN. Tác giả đã miêu tả rõ bức tranh toàn cảnh về hoạt động của các doanh nghiệp trực thuộc trường đại học tại Việt Nam hiện nay và đưa ra giải pháp đóng góp cho công tác nâng cao hiệu quả. Một số công trình về đề tài doanh nghiệp KH&CN trực thuộc trường đại học được thực hiện bởi các nghiên cứu sinh và cán bộ trường ĐHQGHN cũng được công bố trong thời gian gần đây. Công trình luận án “Chính sách phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong các trường đại học tại Việt Nam” (Mai Hoàng Anh, 2020) đã đưa ra đề xuất xây dựng chính sách phát triển dành cho các doanh nghiệp KH&CN trực thuộc ĐHQGHN thông qua việc nghiên cứu thực tiễn mô hình doanh nghiệp spin-off tại một số nước trên thế giới và nghiên cứu thực trạng hoạt động của một số doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập tại Việt Nam. Bài viết “Đề xuất chính sách phát triển doanh nghiệp khoa học, công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội” (Đinh Văn Toàn, 2021) àn trên tạp chí Kinh tế và Dự báo phân tích chính sách liên quan đến việc phát triển doanh nghiệp KH&CN tại ĐHQGHN và đưa ra kiến nghị hoàn thiện chính sách này. Đặc điểm chung của các công trình trên là đều nhấn mạnh về khía cạnh quản trị đại học, yếu tố pháp lý về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp lại chưa được khai thác triệt để. Trong khi đó, xu hướng thành lập doanh nghiệp trong các CSGDĐH đang ngày một gia tăng cũng như vai trò hết sức quan trọng của nó đối với tình hình kinh tế xã hội chung. Việc chưa làm rõ được các vấn đề pháp lý của việc thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp KH&CN nói riêng sẽ dẫn đến các rủi ro đối với các CSGDĐH công lập khi triển khai mô hình Nguyễn Phương Thảo - 820091 3
  13. mới này. Do đó, đề tài luận văn thạc sĩ mà học viên lựa chọn không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã công bố trước đây. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Trên cơ sở lý luận về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp KH&CN trực thuộc các CSGDĐH, thông qua việc phân tích các quy định pháp luật về thủ tục thành lập doanh nghiệp KH&CN trong các CSGDĐH ở Việt Nam và các quy định pháp luật chi phối hoạt động quản lý điều hành của loại doanh nghiệp này, mục đích của luận văn là nhận diện những thuận lợi và khó khăn về mặt pháp lý mà mô hình doanh nghiệp này phải đối mặt, từ đó đưa ra một số đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về thành lập và quản lý điều hành các doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập. Nhiệm vụ của luận văn này nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận về doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập, nghiên cứu và phân tích các quy định pháp luật về vấn đề thành lập và quản lý điều hành loại hình doanh nghiệp này, cũng như đưa ra định hướng hoàn thiện pháp luật và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thành lập và quản lý điều hành các doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập tại Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu của đề tài còn là thực tiễn thi hành các quy định pháp luật này. Phạm vi nghiên cứu của luận văn này tập trung vào phân tích các quy định pháp luật về thành lập doanh nghiệp trong các CSGDĐH công lập tại Việt Nam và các quy định pháp luật liên quan đến các hoạt động quản lý điều hành loại hình doanh nghiệp này tại Việt Nam. Về mặt không gian, luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam, phân tích và đánh giá các quy định liên quan đến việc thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập tại Việt Nam. Về mặt thời gian, luận văn lấy mốc thời gian từ năm 2018 khi Luật Giáo dục đại học (GDĐH) sửa đổi cho phép các CSGDĐH công lập được thành lập doanh Nguyễn Phương Thảo - 820091 4
  14. nghiệp trực thuộc. Một số văn bản pháp luật được đưa vào nghiên cứu như Luật Doanh nghiệp năm 2020; Luật GDĐH năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2018; Luật KH&CN năm 2013; Luật Quản lý sử dụng tài sản công năm 2017; Luật Viên chức năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành của những luật này cùng một số văn bản pháp luật khác có nội dung liên quan. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp hệ thống hóa, khái quát, bình luận làm rõ những nội dung nghiên cứu và nhằm đạt được kết quả nghiên cứu của đề tài. Cụ thể: Chương 1 sử dụng phương pháp hệ thống hóa và phương pháp phân tích tổng hợp để làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập. Chương này còn sử dụng phương pháp so sánh để chỉ ra những điểm khác biệt của mô hình doanh nghiệp trực thuộc CSGDĐH công lập đối với mô hình doanh nghiệp spin-off. Chương 2 sử dụng phương pháp thống kê và phương pháp phân tích tổng hợp để nghiên cứu và phân tích các quy định pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập tại Việt Nam. Chương 3 sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để luận giải cho các giải pháp và kiến nghị được nêu ra trong luận văn. 6. Kết cấu của luận văn Nội dung luận văn bao gồm ba chương: Chương 1. Khái quát về pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập tại Việt Nam Chương 2. Thực trạng pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập tại Việt Nam Chương 3. Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập tại Việt Nam Nguyễn Phương Thảo - 820091 5
  15. CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP VÀ QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỰC THUỘC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TẠI VIỆT NAM 1.1. Khái quát về CSGDĐH công lập và doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập 1.1.1. Khái quát về CSGDĐH công lập Trong hệ thống giáo dục quốc dân tại Việt Nam, giáo dục đại học là bậc đào tạo cao nhất thực hiện chức năng đào tạo các chương trình đại học và sau đại học nhằm mục đích phục vụ cộng đồng; ngoài ra, CSGDĐH còn có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động KH&CN (khoản 1 Điều 4, Luật GDĐH sửa đổi năm 2018). CSGDĐH bao gồm đại học, trường đại học và CSGDĐH có tên gọi khác phù hợp với quy định của pháp luật. Theo đó, Luật GDĐH phân biệt sự khác nhau giữa hai khái niệm đại học và trường đại học. Trường đại học, học viện (gọi chung là trường đại học) là CSGDĐH cung cấp dịch vụ đào tạo nghiên cứu đa ngành nghề, còn đại học là CSGDĐH cung cấp dịch vụ đào tạo nghiên cứu đa lĩnh vực (khoản 2 và 3 Điều 4, Luật GDĐH sửa đổi năm 2018); cả hai đơn vị này đều thiết lập cơ cấu tổ chức tuân thủ theo quy định của Luật GDĐH. Trong đó, đại học quốc gia, đại học vùng là các CSGDĐH thực hiện nhiệm vụ chiến lược và phát triển vùng của quốc gia. Cơ cấu tổ chức của các CSGDĐH nói chung không có sự khác biệt, quy định trong Điều 14 và 15 Luật GDĐH sửa đổi năm 2018 bao gồm Hội đồng trường; hiệu trưởng và phó hiệu trưởng; các khoa, phòng chức năng, thư viện, tổ chức KH&CN, tổ chức phục vụ đào tạo khác; các trường, phân hiệu, viện nghiên cứu, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và các đơn vị khác thành lập theo nhu cầu phát triển của trường đại học. Điểm khác biệt duy nhất trong cơ cấu của đại học đó là trường đại học được liệt kê nằm trong cơ cấu của đại học theo Điều 15 Luật GDĐH, hay nói cách khác đây là mô hình đại học trong đại học. Các loại hình CSGDĐH được phép thành lập theo quy định là CSGDĐH công lập và CSGDĐH tư thục, trong đó CSGDĐH công lập là “do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và là đại diện chủ sở hữu” (điểm a khoản 2 Điều 7, Luật GDĐH sửa đổi năm 2018). Hai loại hình CSGDĐH này đều mang những đặc tính cơ Nguyễn Phương Thảo - 820091 6
  16. bản chung và đều thực hiện mục tiêu được đề ra như trên, tuy nhiên CSGDĐH công lập có những đặc trưng về cơ cấu tổ chức và quản lý điều hành như sau: Thứ nhất, CSGDĐH công lập được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, trực thuộc các Bộ và cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền hoặc UBND cấp tỉnh. Do vậy, tổ chức này là một đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ về GDĐH theo định nghĩa của Luật Viên chức: “Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước” (khoản 1 Điều 9, Luật Viên chức sửa đổi năm 2019). Thứ hai, CSGDĐH công lập thuộc sở hữu của Nhà nước và do Nhà nước thành lập, do vậy thuộc sự quản lý và giám sát về tổ chức và hoạt động theo quy định của Nhà nước cũng như cơ quan chủ quản là Bộ và cơ quan ngang Bộ, và chính quyền địa phương. Về cơ cấu tổ chức, CSGDĐH công lập có những bộ phận cơ bản như Hội đồng trường, Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng, các phòng ban chức năng và khoa đào tạo, viện nghiên cứu chuyên ngành. Các quy trình, thủ tục thành lập, công nhận Hội đồng trường cũng như việc công nhận, bổ nhiệm hay bãi nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch Hội đồng trường hoặc các thành viên khác của Hội đồng trường đều phụ thuộc vào cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý Nhà nước. Ngoài ra, các vấn đề về tổ chức nhân sự, tài chính, huy động vốn, xây dựng cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ cán bộ giảng viên… đều bị phụ thuộc nhiều vào cơ quan chủ quản và chịu sự quản lý chuyên môn của cơ quan quản lý Nhà nước về GDĐH. Thứ ba, cơ sở vật chất và nguồn tài chính đều do Nhà nước đầu tư và đảm bảo kinh phí, do vậy phải tuân thủ theo các quy định pháp luật về quản lý và sử dụng các tài sản này. Về cơ chế quản lý tài chính, các CSGDĐH công lập được phép tự chủ trong khuôn khổ nhất định. Các CSGDĐH công lập có quyền tự chủ tối đa ở một số khoản chi nhất định, nhưng đồng thời phải tuân thủ các khoản mục chi đã được ấn định bởi cơ quan phân bổ và giao dự toán. Là bậc đào tạo cao nhất trong hệ thống giáo dục, các CSGDĐH nói chung và các CSGDĐH công lập nói riêng là nguồn cung cấp trực tiếp nguồn nhân lực có kiến thức, trình độ và chất lượng cao cho xã hội, đồng thời còn thực hiện nhiệm vụ là trung Nguyễn Phương Thảo - 820091 7
  17. tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ cho công cuộc chung phát triển KH&CN. Vai trò này được thể hiện rất rõ trong mục tiêu đề ra trong Luật GDĐH: “(a) Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế; (b) Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng KH&CN tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ Nhân dân” (Điều 5 Luật GDĐH sửa đổi năm 2018). 1.1.2. Khái quát về doanh nghiệp KH&CN trực thuộc CSGDĐH công lập Loại hình doanh nghiệp KH&CN đã xuất hiện trên thế giới từ lâu đời, và đã thu hút nhiều sự chú ý trong thời gian gần đây. Nguồn gốc của loại doanh nghiệp này xuất phát từ mô hình spin-off (doanh nghiệp khởi nguồn) và start-up (doanh nghiệp khởi nghiệp) từ các nước công nghiệp phát triển như Mỹ và Châu Âu. Doanh nghiệp spin-off được thành lập và quản lý bởi các cá nhân tạo ra các tài sản KH&CN nhằm mục đích khai thác kết quả nghiên cứu từ các tài sản KH&CN được phát triển bên trong tổ chức mẹ. Doanh nghiệp start-up được hình thành dựa trên nền tảng của các kết quả phát triển KH&CN. Dù được định nghĩa khác nhau nhưng hai mô hình doanh nghiệp này đều có những đặc điểm chung là: đều có sự khởi đầu từ các kết quả nghiên cứu KH&CN; và có khả năng thực hiện đổi mới và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu KH&CN (Vân Anh, 2014). Trong môi trường GDĐH hiện đại, mô hình doanh nghiệp spin-off hiện đang phổ biến hơn cả, do nguồn gốc của loại doanh nghiệp này bắt nguồn từ các trường đại học và hoạt động của nó cũng gắn liền với công cuộc nghiên cứu và phát triển sản phẩm và dịch vụ khoa học của trường đại học. Các nhà khoa học nước ngoài đã đưa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau về doanh nghiệp spin-off trong nhiều năm vừa qua. Trong công trình nghiên cứu của mình, Bigliardi và cộng sự (2013) đã trích dẫn một số định nghĩa mang tính khái quát nhất về hiện tượng này từ những công trình nghiên cứu nổi bật. Cụ thể, Roberts và Malone (1996) định nghĩa doanh nghiệp spin-off là một cơ chế trong đó chính phủ tìm cách tạo ra tác động kinh tế từ hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) của họ, Nguyễn Phương Thảo - 820091 8
  18. bằng cách chuyển giao công nghệ từ việc nghiên cứu và phát triển cho các tổ chức thương mại. Tương tự, Rogers và Takegami (2001) định nghĩa doanh nghiệp spin-off là những công ty dựa trên các tổ chức mẹ về R&D, có thể là phòng thí nghiệm R&D của Chính phủ hay các trường đại học; trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu của trường đại học; các tổ chức R&D tư nhân. Nico-laou và Birley (2003) đề xuất một định nghĩa khác về doanh nghiệp spin-off có tính đến yếu tố con người của chính hoạt động spin-off, cho rằng doanh nghiệp spin-off là một doanh nghiệp được thành lập bởi các cá nhân từng là nhân viên của tổ chức mẹ, nơi mà công nghệ và các nhà nghiên cứu hàn lâm có thể tách ra khỏi tổ chức; hoặc tách riêng công nghệ ra khỏi tổ chức nhưng các nhà nghiên cứu hàn lâm vẫn làm việc trong trường đại học; hoặc tách riêng công nghệ ra khỏi tổ chức nhưng các nhà nghiên cứu hàn lâm vẫn có phần ở trong đó mặc dù không có mối liên hệ gì với doanh nghiệp mới này. Shane (2004), định nghĩa mô hình doanh nghiệp spin-off học thuật là những doanh nghiệp công nghệ cao có hoạt động kinh doanh cốt lõi dựa trên việc định giá thương mại các kết quả nghiên cứu KH&CN. Trong khi đó, Conti và cộng sự (2011) định nghĩa doanh nghiệp spin-off là những công ty bắt nguồn từ trường đại học, trong đó một nhóm các nhà nghiên cứu thành lập đơn vị kinh doanh nhằm mục đích khai thác các kết quả nghiên cứu khoa học được phát triển trong trường đại học. Bất kể doanh nghiệp spin- off được hiểu theo định nghĩa nào thì vẫn thể hiện được một tính chất hiện hữu và dễ nhận biết nhất của các doanh nghiệp spin-off học thuật, đó là sự liên quan của nó đến việc chuyển giao công nghệ cốt lõi từ các cơ sở giáo dục học thuật cho một doanh nghiệp mới, và những người sáng lập doanh nghiệp này có thể bao gồm các nhà nghiên cứu học thuật, và họ có thể có hoặc không có mối liên hệ với các cơ sở giáo dục học thuật (Bigliardi, Galati & Verbano, 2013). Tại Việt Nam, định nghĩa về doanh nghiệp KH&CN lần đầu tiên được nhắc đến trong Hội nghị lần VI Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX, nêu rõ định hướng chuyển đổi các tổ chức KH&CN “thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sang cơ chế tự trang trải kinh phí, hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp” (mục 3a, Kết luận số 14-KL/TW ngày 26/7/2002). Định nghĩa doanh nghiệp KH&CN đã xuất hiện trong Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 về doanh nghiệp KH&CN và Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 sửa đổi, bổ Nguyễn Phương Thảo - 820091 9
  19. sung một số điều của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về doanh nghiệp KH&CN. Trong thời điểm này, định nghĩa doanh nghiệp KH&CN không được đưa ra một cách rõ ràng và khái quát, mà chỉ nhận biết một cách sơ sài về đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này với hoạt động chính là “thực hiện sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm hàng hoá hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và thực hiện các nhiệm vụ KH&CN” (Điều 2, Nghị định 80/2007/NĐ-CP). Các doanh nghiệp này có thể thực hiện sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm hàng hoá khác và thực hiện các dịch vụ khác và không nhất thiết chỉ tập trung vào các sản phẩm khai thác từ kết quả nghiên cứu KH&CN. Định nghĩa này không làm nổi bật được đặc điểm của doanh nghiệp KH&CN theo đúng nghĩa của nó, vì chỉ cần có hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hóa hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học là đã được coi là doanh nghiệp KH&CN mà không cần quan tâm đến việc sản phẩm đó có phải sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp hay không. Hơn nữa, doanh nghiệp KH&CN ở thời điểm này còn phải thực hiện các nhiệm vụ KH&CN được giao phó, nghĩa là nếu doanh nghiệp không được giao phó thực hiện các nhiệm vụ KH&CN bởi các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì không được coi là doanh nghiệp KH&CN. Chính vì vậy, dù doanh nghiệp có đang thực hiện hoạt động nghiên cứu sản xuất các sản phẩm KH&CN đi chăng nữa thì cũng không được công nhận là doanh nghiệp KH&CN, bởi không phải doanh nghiệp nào cũng được chọn để giao phó thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Do vậy việc đưa ra định nghĩa này không tạo được động lực cho các doanh nghiệp tham gia vào công cuộc đổi mới sáng tạo cũng như thúc đẩy tiềm năng phát triển KH&CN trong xã hội. Cho đến năm 2013, quy định về doanh nghiệp KH&CN chính thức xuất hiện trong văn bản Luật KH&CN, với định nghĩa cụ thể về doanh nghiệp KH&CN là “doanh nghiệp thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ KH&CN để tạo ra sản phẩm, hàng hoá từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ” (khoản 1 Điều 58, Luật KH&CN 2013). Sau đó, Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 1/2/2019 quy định về doanh nghiệp KH&CN ra đời và thay thế cho các văn bản hướng dẫn trước đây. Định nghĩa mới về doanh nghiệp KH&CN đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh về doanh Nguyễn Phương Thảo - 820091 10
  20. nghiệp KH&CN cũng như làm nổi bật những đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này nhằm phân biệt với các doanh nghiệp khác đang hoạt động trên thị trường, mở rộng cơ hội cho các doanh nghiệp đã và đang thực hiện các hoạt động đổi mới sáng tạo bằng các kết quả nghiên cứu KH&CN của mình. Dưới góc độ luật pháp, doanh nghiệp KH&CN có vị thế cân bằng so với các doanh nghiệp khác. Bởi lẽ, khi thành lập doanh nghiệp đều phải thông qua các thủ tục đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp để được công nhận là một pháp nhân, có tư cách pháp nhân và tham gia vào các quan hệ pháp luật với các chủ thể khác. Mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động của doanh nghiệp KH&CN đều phải tuân thủ theo các quy định về tổ chức quản lý và hoạt động doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp. Điểm khác biệt so với các doanh nghiệp khác, cũng là đặc điểm để phân biệt doanh nghiệp KH&CN đến từ những yếu tố về KH&CN. Cụ thể, doanh nghiệp này phải có năng lực và khả năng thực hiện nhiệm vụ KH&CN và đổi mới KH&CN; hơn nữa, doanh nghiệp có các hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ dựa trên kết quả nghiên cứu KH&CN và sinh ra doanh thu từ các hoạt động này theo tỉ lệ nhất định. Mô hình doanh nghiệp KH&CN hoạt động trong các trường đại học đang là một mô hình phát triển mạnh ở các nước phương Tây, xuất phát từ việc các trường đại học tìm kiếm cơ hội tiếp cận lợi ích tài chính trong quá trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu KH&CN của mình. Mục đích mà các doanh nghiệp này hướng đến là để khai thác tài sản trí tuệ bắt nguồn từ các trường đại học để tạo ra sản phẩm và dịch vụ tới tay người dùng. Các doanh nghiệp này đóng góp cho quá trình chuyển giao công nghệ theo hai giai đoạn: chuyển giao công nghệ từ tổ chức mẹ cho chính doanh nghiệp của họ trong giai đoạn đầu, và chuyển giao công nghệ tới khách hàng trong giai đoạn sau. Nguyễn Phương Thảo - 820091 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2