intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân của người lao động trong doanh nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

24
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân của người lao động trong doanh nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu những vấn đề, cơ sở lý luận: Quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động trong doanh nghiệp và thực tiễn thực thi pháp luật thuế TNCN ở Tp. Hồ Chí Minh trong nhiều năm qua; phân tích những bất cập và đưa ra nguyên nhân tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm nước ngoài; đề xuất ý kiến nhằm củng cố, hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về thuế TNCN với đối tượng NLĐ trong doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân của người lao động trong doanh nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRƢƠNG BẢO CHÂU PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành:Luật kinh tế Mã số ngành:8 38 01 07 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRƢƠNG BẢO CHÂU PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành:Luật kinh tế Mã số ngành:8 38 01 07 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐỨC VINH Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  3. NGUYỄN TRƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NĂM 2023 BẢO CHÂU
  4. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Đức Vinh. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận của Luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Ngoài ra, trong Luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Trƣơng Bảo Châu
  5. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến “Trường Đại học Ngân Hàng Tp.Hồ Chí Minh, Khoa Sau đại học và Khoa Luật kinh tế” đã tạo điện kiện để tôi có cơ hội được tham gia khóa đào tạo thạc sĩ Luật kinh tế và được trau dồi thêm nhiều kiến thức quý báu. Xin trân trọng cảm ơn Thầy đã hướng dẫn tôi là TS. Nguyễn Đức Vinh đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu nói chung và việc hoàn tất Luận văn nói riêng. Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô thuộc khoa Luật kinh tế đã tận tình giảng dạy cho tôi trong thời gian học tập. Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiều thiếu sót và hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các Thầy, Cô để bài Luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
  6. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Tên đề tài: “Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân của người lao động trong doanh nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh” 2. Nội dung: Luận văn thể hiện quan điểm, nhìn nhận cá nhân của tác giả về tình hình “Pháp Luật Về Thuế Thu Nhập Cá Nhân Của Người Lao Động Trong Doanh Nghiệp Tại TP. Hồ Chí Minh”. Trong bài luận sẽ hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về thuế TNCN, ngoài ra còn cập nhật thực trạng về việc thi hành pháp luật về thuế TNCN của ngƣời lao động hiện nay. Phân tích từ những quy định, phạm vi quy phạm của luật thuế TNCN, cách thức thi hành, áp dụng so với tình hình thực tế. Để từ đó đánh giá, nhìn nhận những bất cập còn tồn đọng của luật thuế TNCN. Tác giả diễn giải những yếu tố tác động đến việc dẫn ra những vƣớng mắc ở thực trạng của thuế TNCN đối với ngƣời lao động trong doanh nghiệp tại Việt Nam cũng nhƣ Tp. Hồ Chí Minh nhƣ: bất cập trong công tác quản lý; mức thu nhập, giảm trừ gia cảnh của ngƣời chịu thuế; phƣơng thức thanh toán thuế cũng nhƣ cách xử lý các vi phạm của ngƣời lao động đối với luật thuế TNCN . Qua bài Luận văn này, đề xuất ý kiến cá nhân, đƣa ra một số giải pháp nhằm sửa đổi, tiến đến hoàn thiện pháp luật về thuế TNCN. 3. Từ khóa: Luật thuế thu nhập cá nhân, thu nhập chịu thuế, ngƣời lao động trong doanh nghiệp.
  7. iv ABTRACTS 1. Subject title: Law on personal income tax of employees in enterprises in Ho Chi Minh City. 2. Content: The thesis presents the author's personal views on the situation "Law on Personal Income Tax of Employees in Enterprises in Ho Chi Minh City". In the essay will systematize the basic theoretical issues of personal income tax, in addition, update the current status of the implementation of the law on personal income tax of employees today. Analysis from the provisions, the normative scope of the PIT law, the way of implementation and application compared to the actual situation. From there to evaluate and recognize the outstanding shortcomings of the PIT law. The author explains the factors that lead to problems in the current situation of PIT for employees in enterprises in Vietnam as well as in Ho Chi Minh City. Ho Chi Minh City such as: inadequacies in management; income level, deduction of the taxable family's circumstances; methods of tax payment as well as how to handle violations of employees against the PIT law. Through this thesis, personal opinions are proposed, some solutions are proposed to amend and improve the law on personal income tax. 3. Keywords: Law on personal income tax (PIT law), taxable income, employees in enterprises.
  8. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt 1 CBCC Cán bộ công chức 2 DN Doanh nghiệp 3 NLĐ Ngƣời lao động 4 NNT Ngƣời nộp thuế 5 NSNN Ngân sách nhà nƣớc 6 TNCN Thu nhập cá nhân 7 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 8 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 9 UBND Uỷ ban nhân dân
  9. vi MỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG CHÍNH ..................................................................................... 1 PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. ............................................................................................................10 CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP .................................................10 1.1. Quá trình hình thành pháp luật thuế thu nhập cá nhân ................................10 1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế thu nhập cá nhân với người lao động trong doanh nghiệp...............................................................................................13 1.3. Các quy định về thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động trong doanh nghiệp ...................................................................................................................20 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .......................................................................................31 CHƢƠNG 2. ............................................................................................................32 THỰC TRẠNG THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ THUẾ TNCN ĐỐI VỚI NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP TẠI TP.HỒ CHÍ MINH .......................32 2.1. Tình hình thực thi pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động trong doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh ...................................................32 2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thi hành pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động trong doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh và nguyên nhân ......................................................................................................................38 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .......................................................................................44 CHƢƠNG 3. ............................................................................................................45 BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THUẾ TNCN ĐỐI VỚI NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP TẠI TP.HỒ CHÍ MINH .45 3.1. Bất cập trong việc áp dụng các quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động trong doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh .......................45 3.2. Kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân hiện nay.........................................................................................................................48 3.3. Kiến nghị hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật thuế thu nhập cá nhân .......54
  10. vii KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .......................................................................................59 KẾT LUẬN .............................................................................................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................i TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT................................................................i
  11. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Biểu thuế luỹ tiến từng phần ........................................................... 23 Bảng 1.2: Cách tính số thuế TNCN phải nộp theo phƣơng pháp tối giản ...... 28 Bảng 3.1: Bảng lƣơng tối thiểu đối với ngƣời lao động từ 2012-2022 ........... 46
  12. 1 PHẦN NỘI DUNG CHÍNH PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Xét ở góc độ nhà nƣớc, thuế nói chung trong đó có thuế thu nhập cá nhân là nguồn thu chủ yếu của quốc gia để xây dựng đất nƣớc. Xét ở góc độ của ngƣời nộp thuế, thuế là sự cân bằng thu nhập của nhà nƣớc dành cho các doanh nghiệp, ngƣời lao động do pháp luật quy định để góp phần xây dựng nguồn quỹ ngân sách nhà nƣớc, đảm bảo công bằng xã hội. Việc đóng thuế TNCN không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của ngƣời dân để góp phần xây dựng thúc đẩy thị trƣờng kinh tế nƣớc nhà. Ngoài ra việc đóng thuế TNCN còn là một tín hiệu cho thấy nền kinh tế nƣớc đó có đang hƣng thịnh hay không. Thuế TNCN đối với ngƣời lao động là yếu tố quan trọng, phức tạp và thay đổi liên tục do các điều kiện phát triển của quốc gia và chịu ảnh hƣởng không nhỏ của các yếu tố quốc tế. Các chế độ, chính sách, quy định đặt ra đối với ngƣời lao động chịu thuế là rất cần thiết do đó nên xem xét cẩn trọng để tránh xảy ra các tình huống không mong muốn đem lại kết quả không khả quan đến tình hình kinh tế trong nƣớc. Với tầm ảnh hƣởng đặc biệt này mà pháp luật quy định về thuế thu nhập cá nhân của ngƣời lao động trong doanh nghiệp càng phải đƣợc chú trọng hơn, thƣờng xuyên cập nhật tình hình chung để từ đó phát hiện những vƣớng mắt cũng nhƣ bất cập để kịp thời sửa đổi hoàn thiện hơn. Điều tiết thuế thu nhập cá nhân phải đảm bảo cho ngƣời lao động trong doanh nghiệp có thể phát triển và tiếp tục có đóng góp lớn hơn cho đất nƣớc. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu những vấn đề, cơ sở lý luận: Quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với ngƣời lao động trong doanh nghiệp và thực tiễn thực thi pháp luật thuế TNCN ở Tp. Hồ Chí Minh trong nhiều năm qua; phân tích những bất cập và
  13. 2 đƣa ra nguyên nhân tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm nƣớc ngoài; đề xuất ý kiến nhằm củng cố, hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về thuế TNCN với đối tƣợng NLĐ trong doanh nghiệp. 2.2. Mục tiêu cụ thể Để thực hiện đƣợc mục tiêu đã đƣa ra, đề tài sẽ đặt các mục tiêu cụ thể nhƣ: ˗ Thứ nhất, trình bày và giải thích những vấn đề, cơ sở lý luận cơ bản về thuế TNCN đối với ngƣời lao động trong doanh nghiệp. ˗ Thứ hai, tìm hiểu, thực trạng thực thi pháp luật thuế thu nhập cá nhân đối với ngƣời lao động trong doanh nghiệp ở Tp. Hồ Chí Minh trong những năm vừa qua, phân tích những bất cập và tìm ra nguyên nhân đồng thời nghiên cứu tiếp thu có lựa chọn kinh nghiệm pháp luật thuế TNCN ở một số quốc gia. ˗ Thứ ba, kiến nghị và bàn thảo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật ở khía cạnh thuế TNCN đối với NLĐ trong doanh nghiệp của Việt Nam và đóng góp ý kiến với mục đích là đổi mới pháp luật về thuế TNCN ở Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Về đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu đƣợc đề cập Luận văn là: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với ngƣời lao động trong doanh nghiệp ở Tp. Hồ Chí Minh. Ngoài ra đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn có xem xét đến các quy định của pháp luật tại một số quốc gia trên thế giới về thuế thu nhập của ngƣời lao động làm căn cứ so sánh pháp luật. 3.2. Về phạm vi nghiên cứu Luận văn phân tính rõ về tính pháp lý đối với ngƣời lao động chịu thuế TNCN tại Tp. Hồ Chí Minh hiện nay, cụ thể: ˗ Về nội dung: Nội dung nghiên cứu xoay quanh hệ thống pháp luật trong lĩnh vực thuế TNCN cụ thể ở đối tƣợng là ngƣời lao động trong doanh nghiệp ở nƣớc ta, tình hình thực tế áp dụng các quy định này và quá trình hoàn thiện các quy định pháp luật.
  14. 3 ˗ Về không gian: Luận văn nghiên cứu tài liệu, văn bản pháp luật áp dụng với ngƣời lao động trong doanh nghiệp về thuế TNCN chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh và đặt trong mối tƣơng quan so sánh với pháp luật của một số quốc gia khác trên thế giới về thuế TNCN. ˗ Về thời gian: Luận văn chủ yếu nghiên cứu các quy định từ khi Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đƣợc ban hành và có hiệu lực ngày 21/11/2007 đến nay. 4. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn đƣợc triển khai với các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu nhƣ sau: ˗ Câu hỏi nghiên cứu số 1: Thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động trong doanh nghiệp khác gì so với thuế thu nhập cá nhân ? Quá trình hình thành pháp luật thuế thu nhập cá nhân? Thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động trong doanh nghiệp có những đặc điểm nào, có vai trò thế nào ˗Giả thuyết nghiên cứu: Hiện nay quan niệm về thuế thu nhập cá nhân với gnƣời lao động trong doanh nghiệp, đặc điểm, vai trò,... của thuế thu nhập cá nhân với ngƣời lao động chƣa đƣợc nhận định một cách chuyên sâu và nhất quán. Kết quả nghiên cứu (dự kiến): Đƣa ra quan điểm đúng và rõ ràng về những vấn đề trên. ˗ Câu hỏi nghiên cứu số 2: Những nội dung điều chỉnh chủ yếu của pháp luật thuế thu nhập cá nhân đối với NLĐ trong doanh nghiệp là gì? Các yếu tố nào ảnh tác động việc thực thi pháp luật? ˗Giả thuyết nghiên cứu: Hiện nay những vấn đề về nội dung điều chỉnh chủ yếu của pháp luật thuế TNCN đối với ngƣời lao động trong DN chƣa đƣợc nghiên cứu một cách đầy đủ, chƣa xác định các nhân tố tác động tới việc thực thi pháp luật thuế thu nhập cá nhân một cách có hệ thống. Do đó, kết quả nghiên cứu (dự kiến) là khẳng định đầy đủ những nội dung điều chỉnh là có cở sở khoa học và thực tiễn, xác định các nhân tố cần và đủ để tổ chức thực thi pháp luật thuế TNCN mang lại kết quả cao.
  15. 4 ˗ Câu hỏi nghiên cứu số 3: Các quy định hiện hành về thuế TNCN đối với người lao động trong doanh nghiệp ở Việt Nam từ mức thuế đến đối tượng chịu thuế đã đầy đủ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chủ thể nộp thuế hay chưa ? Giả thuyết nghiên cứu: Pháp luật thuế thu nhập cá nhân đối với NLĐ tại doanh nghiệp trong nƣớc đã có nhiều quy định với thực tiễn Việt Nam qua từng thời kỳ. Song cũng còn một số quy định thiếu tính khả thi mà qua quá trình thực thi pháp luật thuế thu nhập cá nhân vẫn chƣa mang tính phù hợp. Kết quả nghiên cứu (dự định): Tìm ra đƣợc những điểm hạn chế trong chính những quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân và những tồn tại trong quá trình thực thi pháp luật, chỉ ra đƣợc những nguyên nhân của hạn chế, bất cập đó. ˗Câu hỏi nghiên cứu số 4: Các quy định hiện hành về thuế TNCN đối với người lao động trong doanh nghiệp ở Việt Nam đã đầy đủ, hoàn thiện về quy trình, về quản lý tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế thực thi chưa ? Có những tồn tại, bất cập nêu trên thì cần phải có quan điểm, phương hướng và giải pháp gì để sữa chữa cũng như khắc phục nó? Giả thuyết nghiên cứu: Hiện nay quy định của pháp luật về quản lý thuế TNCN chƣa đầy đủ, quan điểm, cách thức giải quyết và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân dành cho ngƣời lao động vẫn chƣa “đúng hƣớng”, đầy đủ và phù hợp để khắc phục những thiếu sót của pháp luật thuế TNCN hiện hành cũng nhƣ việc tổ chức thực thi ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu (dự kiến): Đƣa ra đƣợc quan điểm, phƣơng hƣớng và đề xuất cách giải quyết đúng đắn, đầy đủ và phù hợp cho việc hoàn thiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân ngƣời lao động cũng nhƣ việc tổ chức thực thi ở Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để mang lại cái nhìn khách quan và tổng quan nhất Luận văn phối hợp giữa nhiều phƣơng pháp nghiên cứu với nhau. Từ đó làm rõ nét các vấn đề cần tập trung khai thác. Các phƣơng pháp nghiên cứu trong bài Luận văn gồm:
  16. 5 ˗Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đối với phƣơng pháp này sẽ giúp các vấn đề đƣợc tách xẻ để có cái nhìn rõ nét hơn, sâu sắc hơn từ đó sẽ tổng quát lại đƣợc những điểm chính cần chú trọng hoàn thiện và phát triển. ˗ Phương pháp so sánh: Luận văn sử dụng phƣơng pháp so sánh với mục tiêu tìm ra đƣợc những điểm sáng đồng thời những mặt chƣa đƣợc khai thác, cải thiện của pháp luật về thuế TNCN. ˗ Phương pháp thống kê: Việc sử dụng các dữ liệu, con số thống kê từ các trang báo uy tín, các thông báo số liệu hàng năm của các cơ quan ban ngành góp phần cho bài Luận văn thêm tính thực tế. Dựa vào đó, phân tích tổng quan, hiệu quả, công khai, rõ ràng thống nhất và bình đẳng trong các quy định về thuế TNCN. 6. Ý nghĩa của đề tài Thứ nhất: Luận văn sẽ khái quát và hệ thống hóa đƣợc quá trình sơ khai và phát triển của pháp luật về thuế TNCN với ngƣời lao động và cập nhật tình hình nghiên cứu pháp luật thuế TNCN với đối tƣợng trực tiếp nghiên cứu là ngƣời lao động trong doanh nghiệp ở một số nƣớc trên thế giới và ở Việt Nam. Về cơ sở lý luận pháp luật thuế TNCN, Luận văn sẽ phân tích làm rõ hơn những quan điểm, một số khía cạnh lý luận pháp luật cơ bản về thuế thu nhập cá nhân đối với ngƣời lao động trong doanh nghiệp nhƣ: Chủ thể nộp thuế, đối tƣợng chịu thuế, giảm trừ gia cảnh, thuế suất thuế TNCN, cách thức tổ chức thực hiện pháp luật thuế TNCN và các nhân tố tác động đến việc áp dụng pháp luật thuế TNCN. Thứ hai: Luận văn tiến hành phân tích, đánh giá một cách có hệ thống và toàn diện thực trạng thi hành pháp luật thuế TNCN đối với đối tƣợng là ngƣời lao động trong doanh nghiệp của Việt Nam. Qua đó làm rõ những sai sót, bất cập và nguyên nhân của pháp luật thuế TNCN có hợp lí trong giai đoạn hiện nay chƣa. Thứ ba: Luận giải và đề xuất cụ thể, toàn diện các giải pháp nhằm giải quyết đƣợc yêu cầu hoàn thiện pháp luật về cá nhân là NLĐ trong doanh nghiệp tại Việt Nam. Thứ tư: Kết quả Luận văn mang lại giá trị ý nghĩa không chỉ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh, mà còn làm phong phú hơn cơ
  17. 6 sở lý luận của các vấn đề về thuế TNCN đối với ngƣời lao động, là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khoa học tƣơng tự hoặc những ai quan tâm đến lĩnh vực luật thuế TNCN đối với cá nhân là NLĐ trong doanh nghiệp. 7. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Thuế thu nhập cá nhân đối với ngƣời lao động có ảnh hƣởng rất lớn đến các tầng lớp lao động, là một phần trong nguồn thu của NSNN, ảnh hƣởng đến sự thịnh vƣợng của nền kinh tế xã hội mỗi quốc gia, nên việc nghiên cứu chuyên sâu lĩnh vực thuế thu nhập cá nhân đƣợc nhiều nhà lập pháp cũng nhƣ các chuyên gia kinh tế, các nhà quản lý đặc biệt quan tâm, nghiên cứu. Ở phần tổng quan tình hình nghiên cứu, Luận văn đề cập chính đến các công trình nghiên cứu khoa học trong nƣớc và quốc tế đã nghiên cứu về những mặt có liên quan đến các nội dung mà Luận văn cần phải làm rõ. 7.1. Về mặt lý luận của thuế và pháp luật về thuế TNCN Thuế là một trong những đề tài nóng thu hút nhiều sự chú ý nghiên cứu của các học giả, học viên và nghiên cứu sinh. Cho đến thời điểm hiện tại, có rất nhiều công trình nghiên cứu về thuế và pháp luật thuế thu nhập cá nhân nhất là sau tình hình dịch COVID vừa diễn ra trong thời gian qua. Những nội dung nghiên cứu có thể kể đến nhƣ: Về bản chất của thuế, khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế thu nhập cá nhân theo nhƣ tài liệu “Bản chất của thuế - sự tiếp cận từ các học thuyết thuế cổ điển và hiện đại” của TS. Nguyễn Văn Tuyến ông cho rằng mặt bản chất của thuế vẫn còn là đề tài gây nhiều tranh luận. Tài liệu phân tích bản chất của thuế theo nhiều quan điểm khác nhau đi từ cổ điển đến các quan niệm hiện đại. Từ đó đƣa ra góc nhìn đối lập nhƣng cả hai đều có tác động quan trọng đến sự hình thành và phát triển của hệ thống thuế toàn cầu trong đó có Việt Nam. Về đối tƣợng nộp thuế, đối tƣợng chịu thuế, giảm trừ gia cảnh và thuế suất, đăng ký, kê khai, khấu trừ, nộp thuế, quyết toán, hoàn thuế, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp thuế thu nhập cá nhân cũng có chuyên đề thuộc tài liệu “Thuế thu nhập cá nhân – Những vấn đề cơ bản và kinh nghiệm ở một số nƣớc” tập trung phân tích, chỉ ra một số vấn đề cơ bản của thuế TNCN trong mạng lƣới thuế của
  18. 7 một số nƣớc tiêu biểu nhƣ: Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,... và khái quát một số kinh nghiệm của các nƣớc trong việc hình thành pháp luật về thuế TNCN. 7.2. Về mặt thực trạng pháp luật của thuế TNCN Các tài liệu nghiên cứu về thuế không khó để tìm. Có rất nhiều tài liệu nói về vấn đề này nhƣ: “Thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao – thực trạng và giải pháp” của Nguyễn Trọng Hạnh. Mục tiêu của bài nghiên cứu nhằm hoàn thiện chính sách thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao ở thời điểm đó, hoàn thiện các biện pháp tổ chức, thu thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao. Đồng thời cũng đƣa ra những đề xuất phƣơng hƣớng xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân thay cho pháp lệnh thuế thu nhập cao tại thời điểm bấy giờ. Hay “Hoàn thiện quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam” của Nguyễn Hoàng. Tác giả cho rằng việc quản lý nhà nƣớc về thuế thu nhập cá nhân là một quá trình nhà nƣớc tác động có chủ đích và có ý thức vào việc huy động nguồn thu từ thuế thu nhập cá nhân vào ngân sách quốc gia, thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội thông qua các văn bản pháp luật, phƣơng pháp tổ chức và quyền lực cơ quan. Tác giả cũng cho rằng cần phải hoàn thiện nội dung và các nhân tố ảnh hƣởng của công tác quản lý nhà nƣớc về thuế TNCN, đánh giá tình trạng hiện tại và đề xuất ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam. Qua đó có thể thấy đƣợc cơ sở lý luận chính của các nghiên cứu về pháp luật thuế thu nhập cá nhân là đi từ lý thuyết, nguồn gốc bắt đầu của Luật thuế thu nhập cá nhân, từ đó đối chiếu với thực tiễn để tìm ra đƣợc những bất cập và đề xuất hƣớng đi, giải pháp cho vấn đề vừa nghiên cứu. 7.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và định hướng của Luận văn Thuế TNCN có ảnh hƣởng không nhỏ đến các giai cấp trong xã hội, là nguồn thu của ngân sách nhà nƣớc, ảnh hƣởng đến sự phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia, nên việc nghiên cứu thuế thu nhập cá nhân đƣợc nhiều nhà lập pháp, nhiều chuyên gia kinh tế, các nhà quản lý quan tâm nghiên cứu.Theo số liệu thống kê từ các niên giám thống kê ở Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018 dân số trung bình
  19. 8 8843274 ngƣời trong đó 4726764 ngƣời thuộc lực lƣợng lao động ,năm 2019 dân số trung bình 9.038.566 ngƣời trong đó 4.842.407 ngƣời thuộc lực lƣợng lao động, năm 2020 dân số trung bình 9.227.598 ngƣời trong đó 4.915.176407 ngƣời thuộc lực lƣợng lao động, năm 2021 dân số trung bình 9.166.840 ngƣời trong đó 4.622.501407 ngƣời thuộc lực lƣợng lao động. Những con số này cho thấy đƣợc số ngƣời lao động luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số dân tại TP.HCM. Đây là lực lƣợng tạo dựng, góp phần phát triển nên kinh tế nƣớc nhà nên cần đƣợc chú trọng hơn trong các chính sách cho ngƣời lao động, nhất là trong thời điểm kinh tế đang cần thúc đẩy và phát triển. Đến nay các luận án, các bài nghiên cứu về thuế thu nhập cá nhân đã có rất nhiều đóng góp trong việc hoàn thiện luật thuế TNCN. Tuy nhiên xét về khía cạnh học thuật thì theo nhƣ Triết học Mác cho rằng: “Sự phát triển về mặt chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, v. v. là dựa trên sự phát triển kinh tế. Nhƣng tất cả những sự phát triển đó đều tác động lẫn nhau và cũng tác động đến cơ sở kinh tế. Hoàn toàn không phải điều kiện kinh tế là nguyên nhân duy nhất chủ động, còn mọi thứ khác chỉ có tác dụng thụ động”. Tức là sự phát triển luôn là sự thăng hoa đỉnh cao nhất của một xã hội. Một xã hội phát triển là một xã hội có sự thay đổi theo hƣớng đi lên từ tiêu cực thành tích cực. Tất cả các khía cạnh từ chính trị, tôn giáo, pháp luật, kinh tế,v...v đều tƣơng tác và chịu ảnh hƣởng bởi nhau. Suy cho cùng muốn nền kinh tế phát triển phải có một hệ thống pháp luật chặt chẽ, hoàn thiện nhất ở từng thời điểm phù hợp. Nhìn chung, các vấn đề đƣợc nghiên cứu nêu trên thể hiện những phạm vi, góc độ quan sát khác nhau với nhiều nội dung và những vấn đề quan trọng có liên quan đến pháp luật thuế TNCN.Các bài nghiên cứu đa phần đƣợc khai thác theo các nhóm chung nhƣ: Nhóm thiên về mặt lý luận; nhóm khai thác vấn đề từ thực trạng; nhóm đi vào phân tích các vấn đề về tổ chức thực thi pháp luật. Tuy vậy, với sự thay đổi và phát triển của nƣớc ta hiện nay, các công trình nghiên cứu về thuế thu nhập cá nhân đối với ngƣời lao động trong doanh nghiệp vẫn còn khá hạn chế, cũng nhƣ chƣa đƣợc khai thác sâu. Hơn thế, dù đã có một hệ thống luật quy phạm về thuế TNCN nhƣng cần phải xem xét đã phù hợp với tình hình, giai đoạn hiện tại hay chƣa. Hiện nay, việc bắt đầu khôi phục vực dậy nền
  20. 9 kinh tế giai đoạn sau dịch COVID đã làm nảy sinh thêm nhiều vấn đề mới. Vì thế, vận dụng từ các nguồn tƣ liệu tham khảo, các công trình nghiên cứu, tác giả chọn đề tài “Pháp Luật Về Thuế Thu Nhập Cá Nhân Của Người Lao Động Trong Doanh Nghiệp Tại Tp. Hồ Chí Minh ” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ của mình với mục đích kế thừa, tiếp tục nghiên cứu nhằm tìm ra những khó khăn và lý do trong thực tiễn đối với thuế TNCN của ngƣời lao động trong doanh nghiệp, từ đó đề xuất và kiến nghị một số giải pháp nhằm khắc phục và sửa đổi những bất cập còn tồn đọng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2