intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Một số phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ

Chia sẻ: Khetien Khetien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:128

181
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn hướng đến các mục đích nghiên cứu: nhận diện một cách đầy đủ các phương tiện và biện pháp tu từ được sử dụng ở ca dao Nam Bộ, phân tích giá trị biểu đạt; so sánh, đối chiếu để làm nổi bật những nét riêng, đặc sắc của ca dao Nam Bộ so với ca dao các vùng miền khác, từ đó, thấy được những nét riêng trong bản sắc văn hóa của vùng đất này;... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Một số phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH<br /> -----š›&š›-----<br /> <br /> NGUYỄN THỊ THANH HẰNG<br /> <br /> MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ<br /> TRONG CA DAO NAM BỘ<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN<br /> <br /> VINH, 2011<br /> <br /> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH<br /> -----š›&š›-----<br /> <br /> NGUYỄN THỊ THANH HẰNG<br /> <br /> MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ<br /> TRONG CA DAO NAM BỘ<br /> <br /> Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC<br /> Mã số: 60.22.01<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG LƯU<br /> <br /> Vinh , 2011<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> Trang<br /> MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1<br /> CHƯƠNG 1: CA DAO VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU HÌNH THỨC<br /> NGHỆ THUẬT CỦA CA DAO ........................................................... 7<br /> 1.1. Ca dao và các hướng nghiên cứu ca dao ở Việt Nam..................................... 7<br /> 1.2. Vấn đề nghiên cứu hình thức nghệ thuật của ca dao ................................... 11<br /> 1.3. Tu từ nghệ thuật trong ca dao ....................................................................... 14<br /> 1.4. Ca dao Nam Bộ và việc sử dụng các hình thức nghệ thuật trong ca dao Nam Bộ..........16<br /> Tiểu kết chương 1................................................................................................. 27<br /> CHƯƠNG 2:MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN TU TỪ TRONG CA DAO NAM BỘ ... 28<br /> 2.1. Dẫn nhập ...................................................................................................... 28<br /> 2.2. Một số phương tiện tu từ trong ca dao Nam Bộ............................................ 28<br /> 2.2.1. Phương tiện tu từ từ ngữ trong ca dao Nam Bộ ................................... 28<br /> 2.2.2. Phương tiện tu từ ngữ nghĩa trong ca dao Nam Bộ .............................. 57<br /> Tiểu kết chương 2................................................................................................. 76<br /> CHƯƠNG 3 :MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG CA DAO NAM BỘ ......... 77<br /> 3.1. Khái niệm biện pháp tu từ ............................................................................ 77<br /> 3.2. Một số biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ ............................................... 78<br /> 3.2.1. Biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong ca dao Nam Bộ.................................. 78<br /> 3.2.1.1. So sánh ............................................................................................. 78<br /> 3.2.1.2. Chơi chữ .......................................................................................... 87<br /> 3.2.2. Biện pháp tu từ cú pháp trong ca dao Nam Bộ...................................... 95<br /> 3.2.2.1. Sóng đôi ............................................................................................ 96<br /> 3.2.2.2. Biện pháp lặp .................................................................................... 99<br /> 3.2.2.3. Câu hỏi tu từ ..................................................................................... 106<br /> Tiểu kết chương 3............................................................................................... 115<br /> KẾT LUẬN ................................................................................................................ 116<br /> BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI............. 119<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> 1.1. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao chiếm một vị<br /> trí quan trọng. Ca dao là tiếng nói phản ánh đời sống tâm hồn, tình cảm của<br /> quần chúng nhân dân, phản ánh lịch sử xã hội, và do vậy, nó là một kho tài<br /> liệu phong phú về phong tục, tập quán trong các lĩnh vực sinh hoạt vật chất và<br /> tinh thần của nhân dân lao động. Nội dung trữ tình của ca dao hết sức phong<br /> phú. Ta bắt gặp trong ca dao những "tiếng tơ đàn" ngân lên những giai điệu<br /> về tình yêu đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi, tiếng hát than thân,<br /> tiếng cười trào lộng… Xét về hình thức, ca dao là kho kinh nghiệm quí báu<br /> trong lĩnh vực nghệ thuật ngôn từ. Không phải ngẫu nhiên, nhiều nhà thơ tài<br /> năng ở các thời đại khác nhau đã tìm thấy ở ca dao những bài học sáng tạo<br /> đáng giá. Ta mới hiểu vì sao, đối với ngành Ngữ văn lâu nay, việc học tập,<br /> tìm hiểu, nghiên cứu ca dao vẫn chưa hề mất tính thời sự. Từ những góc nhìn<br /> khác nhau, các nhà nghiên cứu không ngừng cho ra đời các công trình có giá<br /> trị về mảng đề tài này.Tuy thế, ca dao Việt Nam, nhất là bộ phận ca dao thuộc<br /> các vùng miền vẫn ẩn chứa những vấn đề thú vị, đòi hỏi được tìm hiểu kĩ<br /> lưỡng, sâu sắc thêm.<br /> 1.2. Trên tấm "bản đồ văn hóa dân gian Việt Nam" miền đất Nam Bộ<br /> có nhiều nét đặc thù. Bộ phận ca dao của vùng đất này là một minh chứng<br /> sinh động. Với những gì đã sưu tập được, ta có thể thấy tính đa dạng, phong<br /> phú và đặc sắc của ca dao Nam Bộ ở cả phương diện nội dung lẫn hình thức<br /> biểu hiện.Trong thực tế, việc nghiên cứu ca dao Nam Bộ vẫn chưa được tiến<br /> hành đầy đủ, đúng với những gì lẽ ra nó được tìm hiểu. Chọn vấn đề Một số<br /> phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ làm đề tài luận văn<br /> thạc sĩ, chúng tôi muốn đi sâu vào một trong những biểu hiện đa dạng và đặc<br /> sắc nhất của hình thức ca dao vùng này, nhằm khám phá sâu sắc thêm các giá<br /> trị tiềm ẩn, cắt nghĩa sức sống lâu bền của nó, đồng thời hiểu được những nét<br /> <br /> 2<br /> <br /> riêng về văn hoá của một vùng đất. Đặt vấn đề này trong bối cảnh nghiên cứu<br /> của ngành Ngữ văn hiện nay, chúng tôi cho rằng đây là sự lựa chọn có ý<br /> nghĩa.<br /> 1.3. Hiện nay, trong chương trình Ngữ văn THPT và nhất là bậc đại học, ca<br /> dao được đưa vào giảng dạy và học tập với số lượng tác phẩm đáng kể. Các<br /> nhà soạn sách giáo khoa đã có quan điểm đúng khi chú ý đến ca dao của người<br /> Kinh và của các tộc người thiểu số, của vùng Bắc cũng như vùng Trung và Nam<br /> Bộ. Việc có mặt các tác phẩm ca dao thuộc nhiều vùng miền khác nhau như vậy<br /> mới phản ánh được sự đa sắc của nó. Trước tình hình ấy, sự lựa chọn đề tài nghiên<br /> cứu của chúng tôi có thêm ý nghĩa thực tiễn. Nếu công trình thực sự có chất<br /> lượng, giải quyết tốt nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, chắc chắn sẽ góp phần thiết thực<br /> nhất định cho việc tìm hiểu, học tập ca dao ở các bậc học trong nhà trường.<br /> 2. Lịch sử vấn đề<br /> Việc tìm hiểu tu từ nghệ thuật (nghiên cứu ở phương tiện tu từ ngữ nghĩa)<br /> trong ca dao đã và đang được nhiều người quan tâm từ hai góc độ: lý luận và<br /> nghiên cứu ứng dụng. Tất nhiên, trong những công trình, bài viết mang tính lý<br /> luận vẫn có những ví dụ minh họa như là một phần ứng dụng. Ngược lại, trong<br /> những công trình ứng dụng, không thể thiếu những luận điểm lý thuyết.<br /> Cho đến nay, đã có không ít công trình với những tính chất và qui mô<br /> khác nhau về ca dao Nam Bộ. Ca dao dân ca Nam Bộ (Bùi Mạnh Nhị chủ biên,<br /> Nxb Tp.HCM, 1984) là một cuốn sưu tập, nhưng cũng đã phác họa được đôi nét<br /> về đặc điểm nghệ thuật của bộ phận ca dao này. Cuốn Ca dao Đồng Tháp Mười<br /> (Đỗ Văn Tân, Sở VH - TT Đồng Tháp, 1984) đã tập hợp trên 900 câu ca dao một thành công đáng kể trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hoá<br /> dân tộc ở vùng Đồng Tháp Mười. Giang Minh Đoán có Kiên Giang qua ca dao<br /> (Nxb Tp.HCM, 1997) sưu tầm 272 câu ca dao về thiên nhiên, con người ở vùng<br /> đất Kiên Giang, qua đó, tác giả nêu lên một số nét trong phong tục tập quán của<br /> vùng sông nước, khu sinh thái U Minh Thượng. Tập thể tác giả của Khoa Ngữ<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2