intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Ảnh hưởng đến cổ đông khi doanh nghiệp không thực hiện thông báo mua lại cổ phiếu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:120

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu lý luận về hoạt động mua lại cổ phiếu và đánh giá những ảnh hưởng đến cổ động khi doanh nghiệp Việt Nam không thực hiện thông báo mua lại cổ phiếu, đề tài đề xuất các chính sách quản lý hoạt động mua lại cổ phiếu tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Ảnh hưởng đến cổ đông khi doanh nghiệp không thực hiện thông báo mua lại cổ phiếu

  1. 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung  thực và chưa hề được sử  dụng để  bảo vệ  một học vị nào. Mọi sự  giúp đỡ  cho  việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận   văn này đã được chỉ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố. Hà Nội, ngày      tháng    năm2017 Tác giả NGUYỄN VĂN CƯỜNG
  2. 2 LỜI CẢM ƠN Trước   tiên,   tôi   xin  được   trân   trọng   gửi   lời  cảm   ơn  tới  Ban   Giám   hiệu   Trường Đại học Ngoại thương đã tạo điều kiện về  tinh thần và thời gian cho   học viên; tới Ban chủ nhiệm Khoa Sau Đại học và toàn bộ đội ngũ cán bộ  Khoa  Sau Đại học ­ Trường Đại học Ngoại Thương vì những hỗ trợ, giúp đỡ cần thiết  cho học viên trong thời gian học tập cũng như thực hiện luận văn. Xin được chân thành bày tỏ  lòng biết  ơn sâu sắc tới TS .Cao Đinh Kiên đã  tận tình hướng dẫn, chỉnh sửa nội dung  luận văn tốt nghiệp này trong suốt quá  trình từ  xây dựng, hoàn thiện đề  cương sơ  bộ  cho đến khi hoàn thành luận văn  này. Xin được trân trọng gửi lời cảm ơn Công ty Cổ phần StoxPlus đã cung cấp  thông tin, số liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Cuối cùng xin cảm ơn gia đình và các bạn đã động viên và hỗ trợ tôi trong   suốt thời gian học tập cũng như thực hiện luận văn này.   Hà Nội, ngày      tháng    năm 2017 Tác giả NGUYỄN VĂN CƯỜNG 2
  3. 3 MỤC LỤC
  4. 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HoSE Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh EPS Thu nhập trên mỗi cổ phiếu ESOP Chương trình cổ phiếu nhân viên NPV Giá trị hiện tại ròng TTM Kéo dài 12 tháng TPR Chuyển nhượng quyền Chỉ   số   cổ   phiếu   500   của   Standard   &   Poor,   là   một  chỉ   số   cổ  S&P 500 phiếu dựa trên cổ  phiếu phổ  thông của 500 công ty có vốn hóa thị  trường lớn nhất niêm yết trên NYSE hoặc NASDAQ. 4
  5. 5 DANH MỤC BẢNG Ký hiệu  Tên bảng Trang bảng Danh sách 10 công ty xếp hạng hàng đầu về  chi tiêu tiền cho   Bảng 2.1 48 hoạt động mua lại cổ phiếu trong quý 3 năm 2016. Bảng 2.2 Danh sách 10 công ty xếp hạng hàng đầu về  lợi tức từ  hoạt  52 động mua lại cổ phiếu trong quý 3 năm 2016. Bảng 2.3 Danh sách 10 công ty xếp hạng hàng đầu về  sụt giảm lượng   53 cổ phiếu lưu hành trong 1 năm qua. Bảng 2.4 Danh sách các công ty mua lại cổ phiếu nhiều nhất kể từ năm   61 2008 2011 đến hết quý 3 năm 2016 và trong năm 2016. Số   lượng   công   ty   không   hoàn   thành   thông   báo   mua   lại   cổ  Bảng 2.5 phiếu của hai sàn HoSE và HNX giai đoạn từ  năm 2011 đến  66 năm 2016. Số lượng cổ phiếu đăng ký mua lại và số lượng cổ phiếu thực  Bảng 2.6 hiện mua lại của hai sàn HoSE và HNX giai đoạn từ năm 2011   68 đến năm 2016. Số   lượng   công   ty   không   hoàn   thành   thông   báo   mua   lại   cổ  Bảng 2.7 70 phiếu theo ngành, giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016. Số lượng công ty không thực hiện thông báo mua lại cổ phiếu  Bảng 2.8 71 theo ngành, giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016. Tỷ   lệ   không   hoàn   thành   thông   báo   mua   lại   cổ   phiếu   theo   Bảng 2.9 73 ngành, giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016. Biến động giá của các công ty không hoàn thành thông báo  Bảng 2.10 mua lại cổ phiếu theo Ngành, giai đoạn từ năm 2011 đến năm   78 2016.
  6. 6 DANH MỤC HÌNH Ký hiệu hình Tên hình Trang Chào mua giá cố định. Công ty muốn mua lại 1 triệu cổ phiếu   Hình 1.1 20 ở mức giá $20. Lượng cổ phần chào bán là 2 triệu cổ phiếu Mua lại cổ phiếu theo hình thức đấu giá kiểu Hà Lan. Công ty  Hình 1.2 chào mua 1 triệu cổ  phiếu với mức giá không thấp hơn $15   22 nhưng không cao hơn $20 Hình 1.3 Việc mua lại cổ phiếu của GE từ 2005­2014 36 Hình 2.1 Giá trị cổ phiếu mua lại và số lượng công ty mua lại cổ phiếu   47 của S&P hàng Quý (Giai đoạn 2005 – 2016) Lượng   tiền   chi   tiêu   cho   hoạt   động   mua   lại   cổ   phiếu   theo  Hình 2.2 49 ngành Tỷ  lệ  lượng tiền mua lại cổ  phiếu trên lợi nhuận ròng theo   Hình 2.3 50 TTM Tỷ  lệ  lượng tiền mua lại cổ  phiếu trên dòng tiền tự  do theo   Hình 2.4 51 TTM So sánh lượng tiền chi cho hoạt động mua lại cổ  phiếu của   Hình 2.5 54 chỉ số S&P 500 và Euro Stoxx 600 giai đoạn 2005 – 2015 Số  lượng cổ  phiếu được mua lại và số  công tylượng thông  Hình 2.6 báo  mua lại cổ  phiếu  từng quý  giai đoạn từ  năm  2008  2011  59 đến hết quý 3 năm 2016 Số  lượng cổ  phiếu mua lại trong năm 2016 và số  lượng cổ  Hình 2.7 phiếu mua lại trung bình hàng năm giai đoạn 2011 ­ 2016 theo  62 từng ngành Tỷ  lệ  không hoàn thành thông báo mua lại cổ  phiếu của hai   Hình 2.8 67 sàn HoSE và HNX giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016 Biến  động giá  cổ   phiếu của  các  công  ty niêm  yết  trên  sàn  Hình 2.9 HNX không hoàn thành thông báo mua lại cổ phiếu giai đoạn  76 từ năm 2011 đến năm 2016 Biến  động giá  cổ   phiếu của  các  công  ty niêm  yết  trên  sàn  Hình 2.10 HoSE không hoàn thành thông báo mua lại cổ phiếu giai đoạn   77 từ năm 2011 đến năm 2016 Biến động giá cổ phiếu của các công ty không thực hiện mua   Hình 2.11 80 lại cổ phiếu giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016 6
  7. 7 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Nghiên cứu này nhằm phân tích  ảnh hưởng đến cổ  đông khi doanh nghiệp  không thực hiện đúng thông báo mua lại cổ phiếu thông qua sử dụng dữ liệu của   các doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn giao chứng khoán HNX và HoSE trong giai  đoạn từ  năm 2011 đến năm 2016. Nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng có  ảnh  hưởng tiêu cực đến cổ  đông khi doanh nghiệp không hoàn thành thông báo mua  lại cổ phiếu. Đồng thời, tác giả cũng tìm thấy những điểm yếu của các văn bản  quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động mua lại cổ  phiếu tại  Việt Nam. Dựa trên kết quả phân tích những điểm yếu đó, tác giả cũng đã đưa ra   một số đề xuất để quản lý tốt hơn hoạt động mua lại cổ phiếu tại Việt Nam.
  8. 8 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động mua lại cổ  phiếu của các doanh nghiệp đã xuất hiện từ  lâu trên  thế giới và được xem như là một hình thức phân phối thu nhập quan trọng tới cổ  đông. Cổ  phiếu được doanh nghiệp mua lại là cổ  phiếu do chính doanh nghiệp   phát hành và còn được gọi là cổ  phiếu quỹ. Các công ty cổ  phần mua cổ phiếu   quỹ với một số mục đích như: (1) phân phối thu nhập cho các cổ đông hiện hữu;   (2) phát tín hiệu về sự tin tưởng vào triển vọng phát triển tương lai của công ty  và để  đẩy giá cổ  phiếu lên cao hoặc ngăn chặn sự  giảm giá trên thị  trường; (3)   cắt giảm chi phí đại diện cho việc sử  dụng dòng tiền tự  do;  (4) để  thưởng cho  nhân viên trong tương lai; (5) chống lại việc nguy cơ bị thâu tóm bởi các công ty  khác; (6) thay đổi cấu trúc vốn. Đối với cổ đông, động thái mua cổ phiếu của doanh nghiệp đem lại nhiều lợi  ích bởi giá cổ phiếu thường có xu hướng tăng sau khi kế hoạch mua lại cổ phiếu  quỹ được đưa ra. Bản chất mua cổ phiếu quỹ sẽ làm giảm vốn chủ sở hữu, trả  lại tiền cho các cổ  đông. Cổ  đông nào muốn thu hồi vốn đầu tư  có thể  bán cổ  phiếu đang sở hữu. Việc mua lại cổ phiếu cũng làm đẹp một số chỉ số tài chính,   cụ  thể  là EPS sẽ  tăng lên kể  cả  khi doanh thu và lợi nhuận không đổi. Sự  tăng  trưởng này không được đem lại từ  hoạt động kinh doanh chính và không tạo ra   giá trị cho cổ đông. Do vậy, các cổ đông cần lưu ý rằng, đôi khi đây cũng là một   “mánh khóe” của Ban lãnh đạo doanh nghiệp bởi họ  sẽ  được thưởng dựa trên  kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Việc dùng tiền mua lại cổ phiếu của chính   mình làm giảm vốn chủ sở hữu, giảm giá trị  doanh nghiệp trên sổ  sách kế toán,   giảm lượng tiền mặt hiện có cho thấy công ty sẽ  không có khả  năng đầu tư  nhanh chóng, kịp thời khi có thời cơ và cơ hội cho các dự án mới. Xét về đầu tư  dài hạn sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của công ty. Vì vậy, các quyết định  mua lại cổ  phiếu của doanh nghiệp cần phải được xem xét một cách rất cẩn   thận.
  9. 9 Về mặt lý thuyết, việc các doanh nghiệp mua lại cổ phiếu có ảnh hưởng cả  tích cực và tiêu cực đến các cổ đông của doanh nghiệp. Do đó, sẽ có trường hợp   doanh nghiệp thông báo mua lại cổ  phiếu nhằm hưởng những  ảnh hưởng tích  cực trong ngắn hạn rồi không thực hiện kế hoạch mua lại cổ phiếu như đã thông   báo. Tại Việt Nam, hiện tượng này xảy ra khá nhiều trên thị  trường. Tuy nhiên,  chưa có đề tài nào nghiên cứu về những tác động đến cổ  đông khi doanh nghiệp   không thực hiện thông báo mua lại cổ  phiếu. Vì vậy, với mục tiêu làm sáng tỏ  những ảnh hưởng đến cổ đông khi doanh nghiệp không thực hiện thông báo mua  lại cổ  phiếu tại môi trường Việt Nam, tác giả  đã chọn đề  tài nghiên cứu  “Ảnh  hưởng đến cổ đông khi doanh nghiệp không thực hiện thông báo mua lại cổ  phiếu” làm đề tài luận văn cao học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trên thế giới, có rất nhiều nghiên cứu về hoạt động mua lại cổ phiếu được  thực hiện, tập trung vào việc tìm hiểu nguyên nhân và các nhân tố   ảnh hưởng  đến việc doanh nghiệp không thực hiện đúng thông báo mua lại cổ  phiếu như:   Vermaelen (1984), Ofer and Thakor (1987), cho rằng các công ty sử  dụng việc  mua lại cổ phiếu để truyền đến thị trường những thông tin tích cực về tình hình   tương lai của công ty; Netter and Mitchell (1989) cũng chỉ ra nhiều công ty thông   báo mua lại cổ phiếu nhưng không thực hiện do việc mua lại cổ phiếu là để tăng  giá trị  cổ  phiếu trên thị  trường; Kirch, BarNiv, and Zucca (1998) chỉ ra rằng, lợi   nhuận tích lũy vào cổ phiếu của các công ty thông qua việc thông báo mua lại cổ  phiếu ít hơn là lợi nhuận tích lũy vào cổ phiếu khi họ thực hiện mua lại cổ phiếu  ít hơn so với đã thông báo; Bagwell (1991) đã phát hiên b ̣ ằng chứng rằng y th ́ ức   vês̀ự  đe doạ  bị  thâu tóm đã làm gia tăng đáng kê các ho ̉ ạt động mua lại của các   công ty;… Hiện nay, theo tìm hiểu của bản thân, tác giả nhận thấy chưa có đề tài  nào tại nước ngoài nghiên cứu riêng và cụ  thể  về  các  ảnh hưởng đến cổ  đông   khi doanh nghiệp không thực hiện thông báo mua lại cổ phiếu tại Việt Nam.
  10. 10 Ở Việt Nam, có rất ít nghiên cứu về hoạt động mua lại cổ phiếu. Các nghiên  cứu  ở  Việt Nam cũng chủ  yếu tập trung tìm hiểu các nhân tố   ảnh hưởng đến   hoạt động mua lại cổ phiếu như: Trần Thị Hải Ly và Hoàng Th ́ ị  Phương Thảo  (2014) trong nghiên cứu của minh vê ch ̀ ̀ ủ đê này cung kiêm đ ̀ ̃ ̉ ịnh một vài nhân tố  tác động đến mua lại cổ  phiếu của các doanh nghiêp nh ̣ ư  phát tín hiêu đ ̣ ịnh giá   ̣ ̣ thâp, tiên măt thăng d ́ ̀ ư, điêu ch ̀ ỉnh câu truc v ́ ́ ốn; Từ  Thị  Kim Thoa, Nguyễn Thị  Uyên Uyên và Vũ Minh Hà (2015) đã tìm thấy bằng chứng có tương quan thuận  chiều giữa nắm giữ tiền mặt và mua lại cổ phiếu và chỉ ra rằng ở Việt Nam, các   doanh nghiệp lớn thường mua lại cổ  phiếu hơn là các doanh nghiệp nhỏ; Phan  Thị Tường Tâm (2002) đã đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm quản lý và giao  dịch cổ phiếu quỹ trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Như vậy có thể thấy các tác giả nói trên mới chỉ tập trung vào nghiên cứu tìm  hiểu và phân tích các nguyên nhân, động lực để  các doanh nghiệp không thực   hiện đúng thông báo mua lại cổ phiếu. Đặc biệt, ở Việt Nam chưa có công trình  nào nghiên cứu về  các  ảnh hưởng đến cổ  đông khi doanh nghiệp không thực  hiện thông báo mua lại cổ phiếu. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ  sở  nghiên cứu lý luận về  hoạt động mua lại cổ  phiếu và đánh giá  những  ảnh hưởng đến cổ  động khi doanh nghiệp Việt Nam không thực hiện  thông báo mua lại cổ phiếu, đề tài đề xuất các chính sách quản lý hoạt động mua   lại cổ phiếu tại Việt Nam. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động mua lại cổ phiếu. Thực trạng hoạt động mua lại cổ phiếu của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Đánh giá những  ảnh hưởng đến cổ động khi doanh nghiệp Việt Nam không   thực hiện thông báo mua lại cổ phiếu.
  11. 11 Đề xuất các chính sách quản lý hoạt động mua lại cổ phiếu tại Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những  ảnh hưởng đến cổ  đông khi   doanh nghiệp Việt Nam không thực hiện thông báo mua lại cổ phiếu. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung phân tích các ảnh hưởng đến cổ  đông khi doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trên các  sàn chứng khoán Thành phố  Hồ Chí Minh (HoSE) và Hà Nội (HNX) không thực hiện thông báo mua lại cổ  phiếu trong giai đoạn từ 2008 2011 đến 2016. Các công ty được lựa chọn khảo sát  thuộc các 10 nhóm ngành như sau: Ngân hàng, Dầu khí, Tài Chính, Hàng Tiêu  dùng, Công nghiệp, Nguyên Vật liệu, Tiện ích Cộng đồng, Hàng Tiêu dùng,  Dược phẩm Y tế và Công nghệ thông tin. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề  tài sử  dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, thu thập và phân  tích các số  liệu thực tế  bằng cách phân tích biến động giá của cổ  phiếu các   doanh nghiệp không thực hiện việc mua lại cổ phiếu tại thời điểm hết hạn  của thông báo mua lại cổ phiếu. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3chương: Chương I:Cơ sở lý luận về hoạt động mua lại cổ phiếu. Chương II:Ảnh hưởng đến cổ độngkhi doanh nghiệp Việt Nam không thực   hiện thông báo mua lại cổ phiếu.
  12. 12 Chương III:  Đề  xuất các chính sách và giải pháp nhằmquản lý với hoạt   động mua lại cổ phiếu tại Việt Nam.
  13. 13 a. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA LẠI CỔ PHIẾU a.1 Tổng quan về hoạt động mua lại cổ phiếu a.1.1 Khái niệm về hoạt động mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp Hoạt động mua lại cổ phiếu là hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện mua   lại cổ phiếu do chính doanh nghiệp đó đã phát hành; cổ phiếu được mua lại gọi  là cổ  phiếu quỹ. Nghị  định số  58/2012/NĐ­CP do Thủ  tướng Chính phủ  ký ban  hành ngày 20/7/2012 đã định nghĩa cổ  phiếu quỹ  như  sau: “Cổ  phiếu quỹ  là cổ  phiếu đã được phát hành bởi công ty cổ phần và được mua lại bởi chính tổ chức  phát hành đó”. Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt cổ  phiếu quỹ  có thể  được các cổ đông biếu hay tặng lại cho doanh nghiệp. Cổ  phiếu quỹ được lưu giữ  trong kho quỹ để  tái phát hành và không được   phép hủy bỏ  nếu chưa xin phép. Các công ty niêm yết thường hiếm khi xóa sổ  hay hủy bỏ  các cổ  phiếu được mua lại làm cổ  phiếu quỹ  bởi vì cổ  phiếu quỹ  được xem như là công cụ tài chính khá linh hoạt để công ty niêm yết điều chỉnh  cấu trúc vốn. Cổ  phiếu quỹ  có thể  là cổ  phiếu thường hay cổ  phiếu  ưu  đãi và thông  thường tại các nước trên thế giới, khái niệm cổ phiếu quỹ chỉ tồn tại ở các công   ty niêm yết và giao dịch chính thức trên các Sở giao dịch chứng khoán; các công ty   cổ phần thường không được phép tham gia giao dịch cổ phiếu của chính công ty  mình. Tuy nhiên,  ở  một số  nước, các công ty cổ  phần vẫn có thể  mua lại cổ  phiếu của chính mình trong một số  trường hợp đặc biệt như  khi cổ  đông thực   hiện quyền yêu cầu công ty mua lại cổ  phiếu hay khi công ty thực hiện các   chứng quyền đã phát hành. Cổ phiếu quỹ không được tính là cổ phiếu đang lưu hành của công ty và sẽ  được tái lưu hành khi công ty bán ra. Tổng số cổ phiếu đang lưu hành  (bằng số  cổ phiếu đã phát hành trừ đi số cổ phiếu quỹ) sẽ giảm đi khi công ty mua lại cổ  phiếu làm cổ phiếu quỹ và sẽ  tăng lên khi công ty bán ra tái phát hành cổ  phiếu 
  14. 14 quỹ. Khi đó, số lượng cổ phiếu lưu hành sẽ thay đổi, ảnh hưởng tới tổng lượng   cung trên thị trường và do đó, sẽ ảnh hưởng tới giá cổ phiếu. Cổ  phiếu quỹ  không được chia  cổ  tức  và người nắm giữ  cổ  phiếu này  không có những quyền như khi nắm giữ các cổ  phiếu khác. Lượng tiền công ty   dùng để  chi trả  cổ  tức chỉ  được chia cho số  cổ  phiếu lưu hành chứ  không chia  cho số cổ phiếu quỹ. Ngoài ra, nhà đầu tư không được hưởng một số quyền khác  khi nắm giữ cổ phiếu quỹ như quyền biểu quyết hay quyền phân chia tài sản khi  công ty giải thể hoặc thanh lý. Các cổ đông không được phép yêu cầu công ty bán cổ phiếu quỹ và các cổ  đông cũng không được hưởng quyền ưu tiên mua trước (quyền tiên mãi) khi công   ty bán lại cổ phiếu quỹ. a.1.2 Mục tiêu của hoạt động mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp a.1.2.1 Phát tín hiệu và định giá thấp Việc mua lại cổ  phiếu phát đi tín hiệu rằng ban điều hành đang tin tưởng   rằng giá cổ phiếu của công ty đang giao dịch dưới giá trị thực và họ lạc quan về  triển vọng của công ty trong tương lai.  Trong thực tế, các nhà quản lý sở  hữu  lượng thông tin nhiều hơn về triển vọng của công ty trong tương lai hơn là các   cổ  đông bên ngoài. Sự  bất cân xứng thông tin này giữa nhà quản lý và các cổ  đông bên ngoài thúc đẩy các nhà quản lý chuyển tải sự  đánh giá của họ  vào thị  trường nếu họ tin rằng cổ phần của công ty bị định giá thấp. Bhattacharya (1979) đã đề  xuất một mô hình với các giả  định: (1) các nhà  đầu tư bên ngoài có thông tin không hoàn hảo về các dòng tiền dự kiến của công  ty, (2) cổ tức bị đánh thuế cao hơn mức thuế đánh trên lãi vốn và (3) sự cam kết   chi trả  cổ  tức của công ty là tín hiệu đáng tin; nếu không thì công ty phải tìm   kiếm nguồn tài trợ từ bên ngoài với chi phí giao dịch tăng thêm. Theo những giả  định này, các nhà đầu tư có thể  đánh giá thấp (hoặc đơn giản là không nhận ra)   lợi nhuận trong tương lai của công ty và chi trả cổ tức tiền mặt cho các cổ đông  
  15. 15 phải gánh chịu chi phí tín hiệu không nhỏ. Ở trạng thái cân bằng, chỉ những công   ty có chất lượng tốt mới có thể phát tín hiệu về lợi nhuận tương lai trong khi đó  các công ty chất lượng kém thì không thể  bởi vì nghĩa vụ  thuế  và chi phí giao   dịch lớn đi kèm khi tìm kiếm nguồn tài trợ từ bên ngoài. Một  điều thú vị là trong  mô hình của Bhattacharya, mua lại cổ phần có thể là một thay thế hoàn hảo cho   cổ  tức tiền mặt. Do vậy chỉ có công ty có chất lượng tốt mới có thể  thực hiện  việc mua lại cổ phần, mà điều này phát tín hiệu về dòng tiền của công ty trong  tương lai. Điều này có thể  giải thích tại sao việc mua lại cổ  phần, về  thông  thường, được kết hợp với phản  ứng giá thị  trường tăng. Một nhược điểm của  mô hình là nó không cho biết thêm thông tin chi tiết tại sao các nhà quản lý đã   chọn việc chi trả cổ tức để phát tín hiệu của họ về giá trị  công ty.  (Jim Hsieh và  QingHai Wang 2009, trang 13). Vermaelen (1984) phân tích việc mua lại bằng việc chào mua với giá định  trước theo một khung phát tín hiệu chuẩn. Mô hình của ông giả  định một mối  liên kết giữa lợi ích biên và hoạt động phát tín hiệu. Do vậy khi các nhà quản lý  có thông tin riêng về  sự  khác biệt giữa giá trị  nội tại của công ty và giá trị  thị  trường hiện tại trước khi công bố việc chào thầu mua lại, họ có động cơ để phát   tín hiệu sự khác biệt này để tối đa hóa giá trị gói lợi ích của họ. Các nhà quản lý   phát tín hiệu thông tin riêng của họ  thông qua các khoản thưởng thêm được đưa  ra, lượng cổ  phần mục tiêu được mua lại và lượng cổ  phần mà họ  đang nắm   giữ. Mô hình này biểu thị các mối quan hệ có thể có giữa việc chào thầu mua lại  và nhận thức về các lợi ích biên. ((Jim Hsieh và QingHai Wang 2009, trang 16). Tóm lại, mặc dù các chủ đề lý thuyết về vai trò phát tín hiệu của việc mua  lại cổ phần tạo nên những giả định khác nhau, chúng đều chia s ẻ một đặc điểm  chung. Đó là thông tin bất cân xứng giữa nhà quản lý và các nhà đầu tư bên ngoài  cung cấp động cơ cho công ty công bố các chương trình mua lại cổ phần để phát  tín hiệu thông tin riêng của nhà quản lý về công ty của họ. Các mô hình phát tín 
  16. 16 hiệu đó gợi ý rằng các công ty sử  dụng việc mua lại để  phát tín hiệu về  triển   vọng và vị thế tài chính thuận lợi của công ty trong hiện tại và tương lai. a.1.2.2 Chi phí đại diện của dòng tiền mặt tự do Những lý thuyết tiêu biểu thừa nhận nhà quản lý có thể  điều chỉnh các  quyết định của công ty để  thúc đẩy lợi ích riêng của họ  (Jensen và Meckling,  1976). Mối quan tâm chính là khi nguồn vốn thặng dư của công ty trở nên nhiều  hơn, đủ để tài trợ cho các cơ hội đầu tư, nhà quản lý có thể sử dụng tiền mặt dư  thừa bằng cách đầu tư  vào các dự  án có hiện giá NPV âm (vấn đề  đầu tư  quá  mức) hoặc tăng lương thưởng cho chính họ  thay vì trả  lại tiền mặt cho các cổ  đông. Easterbrook (1984) và Jensen (1986) lập luận rằng các cổ  đông nên kiểm  soát việc sử dụng tiền mặt có sẵn tùy ý của ban quản lý để giảm thiểu khả năng   bị tước quyền quản lý từ các cổ đông bên ngoài. Một cách để thực hiện việc này   là gia tăng mức độ chi trả. Hơn nữa, các công ty mà dễ dàng phát sinh chi phí đại  diện của dòng tiền tự  do hoặc đầu tư  vượt mức là những công ty có ít cơ  hội  tăng trưởng. Do đó, áp dụng những lập luận trước đó về  nội dung mua lại, kỳ  vọng rằng các công ty có dòng tiền mặt thặng dư cao và/hoặc có ít cơ  hội phát   triển nên mua lại cổ  phần. Phản  ứng tích cực của thị  trường đối với thông báo   mua lại nên lớn hơn đối với các công ty có vẻ là đầu tư vượt mức. (Jim Hsieh và  QingHai Wang 2009, trang 10). Ngoài ra, khi một công ty có dòng tiền dư thừa và ít cơ  hội đầu tư, tốc độ  tăng trưởng của chi tiêu vốn và lợi nhuận đầu tư  dường như  đứng yên hoặc   thậm chí suy giảm sau khi mua lại (Grullon và Michaely, 2004). Mua lại cổ phần   cùng với ít cơ  hội tăng trưởng cũng có thể  báo hiệu giai đoạn trưởng thành của  công ty. Điều này ngụ  ý sự  suy giảm rủi ro của các luồng tiền dự  kiến trong  tương lai hoặc giảm chi phí vốn sau khi mua lại. Theo đó, các lý thuyết về dòng  tiền mặt tự do cho thấy các công ty mua lại cổ phần nên đi cùng với những thay   đổi không đáng kể  hoặc thậm chí giảm trong chi tiêu vốn, lợi nhuận đầu tư  và   chi phí vốn.
  17. 17 a.1.2.3 Ngăn cản việc thâu tóm Bằng cách gia tăng tỷ  lệ  cổ  phiếu nắm giữ  (dù số  lượng không thay đổi),  mua lại cổ phiếu trong một số trường hợp cũng là cách để  gia tăng quyền kiểm  soát của ban điều hành công ty và chống lại   việc nguy cơ  bị  thâu tóm bởi các  công ty khác. Các nhà quản lý sử  dụng phương thức mua lại để  ngăn chặn các   hoạt động mua cổ phần có tính chất thâu tóm bằng cách phát tín hiệu giá trị công   ty hoặc gia tăng chi phí mua lượng cổ phần đang lưu hành còn lại.  Bagnoli, Gordon, & Lipman (1989) đề xuất một mô hình phát tín hiệu, trong  điều kiện thông tin bất cân xứng, các nhà quản lý của công ty có thông tin riêng   về năng lực của họ trong điều hành và giá trị thật của công ty. Những người tấn   công cũng biết được năng lực của họ  trong việc điều hành công ty mục tiêu và  giá trị mới của công ty một khi họ thâm tóm được. Các cổ đông không hề biết cả  ba yếu tố: năng lực của các nhà quản lý, năng lực của bên tấn công, giá trị  thật  và giá trị mới của công ty. Một giả định khác là các nhà quản lý muốn giữ “ghế”   của mình, do vậy mà họ sẵn lòng theo đuổi các kỹ thuật phòng vệ và chi trả mức   phí cao hơn cho việc mua lại. Vì vậy, một chào thầu mua lại biểu lộ  thông tin  riêng của nhà quản lý về chất lượng tài sản và giá trị tương lai của công ty. (Jim  Hsieh và QingHai Wang 2009, trang 25). Bagwell (1991) phát triển một mô hình cân bằng sử dụng phương thức mua  lại như là cách ngăn chặn thâu tóm trong bối cảnh hiện diện sự không đồng nhất   về định giá từ các cổ đông. Mô hình này giả định rằng có hai công ty: một công ty  đi thâu tóm và công ty mục tiêu. Ngược lại với nghiên cứu của Bagnoli và các  cộng sự  (1989), mô hình của Bagwell không giả  định có sự  bất cân xứng thông   tin. Thay vào đó, giá trị công ty mục tiêu là sự hiểu biết chung bất chấp kết quả  của việc đặt mua. Mô hình này có hai thời kỳ.  Ở thời kỳ thứ  nhất, ban quản lý  công ty mục tiêu quyết định hình thức chi trả:  cổ  tức tiền mặt hay mua lại cổ  phần.  Ở  giai đoạn thời gian thứ  hai, công ty thâu tóm tiềm năng quyết định là có  thực hiện xúc tiến việc mua lại để  thâu tóm hay không. Ở thời kỳ  thứ   nhất, nếu 
  18. 18 công ty quyết định dốc hầu bao để chi trả cổ tức tiền mặt, việc này sẽ phân phối số  tiền mặt này cho các cổ đông phân chia theo tỷ lệ sở hữu. Mặt khác, với một chào  thầu mua lại, những cổ đông sẵn lòng bán đi cổ phần của họ là những người đánh  giá thấp về giá trị của công ty. Điều này có được nhờ vào giả định rằng các cổ đông  có sự định giá không đồng nhất và rằng đường cung cổ phiếu công ty mục tiêu thì  dốc lên trên. Kết quả là, công ty mục tiêu bao gồm luôn các cổ đông có sự định giá  cao sau vụ chào mua lại cổ phần, bằng cách đó, điều này sẽ làm gia tăng một cách  hiệu quả chi phí của việc thâu tóm công ty mục tiêu. Ngụ ý từ mô hình này là khi   các nhà quản lý của công ty dự kiến khả năng có sự thu mua cổ phần để thâu tóm,  họ  thường vận dụng hơn việc mua lại cổ  phần như  là cách để  ngăn chặn.  (Jim  Hsieh và QingHai Wang 2009, trang 26). a.1.2.4 Thay đổi cấu trúc vốn Có  hai  quan điểm thống trị  trong lý thuyết về  cấu trúc vốn. Quan điểm   đầu tiên biểu thị lý thuyết trật tự phân hạng, quả quyết rằng bởi vì sự lựa chọn   đối nghịch, các công ty lựa chọn cơ chế tài trợ tương ứng với thứ tự sau: vốn bên  trong, nợ bên ngoài, và nguồn vốn bên ngoài (Myers & Majluf, 1984). Quan điểm   thứ hai đề xuất rằng, tỷ lệ đòn bẩy của công ty được điều chỉnh chậm hướng về  các mục tiêu của công ty (các nghiên cứu mới đây như của Fama & French, 2002;   Leary & Roberts, 2005; Flannery & Rangan, 2006). Giả định tồn tại một tỷ lệ nợ  tối  ưu, một công ty có thể  hiệu chỉnh cấu trúc vốn của nó hướng về  mục tiêu   bằng cách phát hành cổ phần hoặc giảm nợ (để giảm đòn bẩy), và phát hành nợ  hoặc mua lại cổ  phần (tăng đòn bầy). Dittmar (2000) kiểm định lý thuyết này   bằng cách sử dụng một đặc tả đơn giản: Mua lại it = αit + β1* Đònbẩyi(t­1) + β2*Xi(t­1) + εit(1.1) Trong đó: Mua lại : là lượng tiền cho việc mua lại được tính theo tỷ lệ giá thị  trường của cổ phần năm trước đó.
  19. 19 Đòn bẩy : là sự khác biệt giữa tỷ số nợ/tài sản ròng của công ty và tỷ  số mục tiêu.  X :  là  một  vector của các biến mà cũng có thể  tác động đến  quyết định mua lại cổ phần.  β1 : là hệ số hồi quy. Nếu cấu trúc vốn tối  ưu  ảnh hưởng đến quyết định mua lại cổ phần của   một công ty, thì tỷ số đòn bẩy trong năm trước của công ty có thực hiện mua lại   cổ phiếu sẽ thấp hơn của công ty không thực hiện mua lại, và hệ số  hồi quy β1  cho biến Đòn bẩy sẽ âm. Nhất quán với giả thiết này, Dittmar thấy rằng công ty  có đòn bẩy thấp thường mua lại cổ  phần hơn để  gia tăng tỷ  số  đòn bẩy của   mình. Hovakimian, Opler, & Titman (2001) cũng kiểm định  ảnh hưởng của 1 tỷ  lệ nợ tối ưu đến quyết định mua lại của công ty. Họ áp dụng đặc tả sau mà một   cách tường minh tính đến thực tế là các tỷ số mục tiêu có thể thay đổi theo thời  gian: Đòn bẩyit = αWit + ηit(1.2) (Lựa chọn Nợ/Vốn cổ phần)it = β*Thiếu hụtĐòn bẩyit­1 + γXit­1 + εit(1.3) Trong đó: X :  là vector của các biến mà có thể   ảnh hưởng đến tỷ  số  đòn  bẩy. W : là vector của các biến mà có thể ảnh hưởng đến chọn lựa   nợ­vốn cổ phần.  Phương trình (1.2)  ước lượng tỷ số đòn bẩy mục tiêu. Thiếu hụt Đòn bẩy  là sự khác biệt giữa tỷ số đòn bẩy hiện tại và tỷ số đòn bẩy mục tiêu được ước  lượng  ở  (1.2). Phương trình  (1.3)  điều tra xem liệu có hay không  một  sự  thiếu  hụt đòn bẩy của công ty có tác động đến lựa chọn nợ­vốn cổ  phẩn. Sử  dụng 
  20. 20 tổng cộng 11.136 các phát hành cổ phần và 7.366 việc mua lại cổ phần trong suốt  thời gian 1979 – 1997, các tác giả thấy rằng các công ty hướng đến việc sử dụng  mua lại cổ phần và thanh toán nợ để di chuyển các tỷ số nợ của mình hướng về  mục tiêu. (Jim Hsieh và QingHai Wang 2009, trang 23, 24). Các nghiên cứu hiện tại điều tra mối quan hệ giữa cấu trúc vốn của doanh   nghiệp và chính sách chi trả cổ tức thường giả định rằng các công ty có sẵn các  mức tỷ số nợ nhất định trong ý nghĩ và sử dụng các loại chứng khoán khác nhau   như là các công cụ để hiệu chỉnh cấu trúc mục tiêu của họ bằng cách phát hành   hoặc mua lại chứng khoán đó. Theo giả định này, các nhà nghiên cứu xem chính  sách cấu trúc vốn như là quyết định tài chính chính yếu trong khi chính sách mua   lại cổ  phiếu (hoặc chi trả  cổ  tức) thì đơn giản là một quyết định thứ  yếu xếp  sau. Trái ngược với điều này, DeAngelo (2006b) lập luận rằng những yếu tố  kinh tế  cơ  bản  ẩn bên dưới của công ty có thể  xác định cả  cấu trúc vốn và các  chính sách chi trả cổ tức một cách đồng thời. Các tác giả  này lập luận rằng các   công ty luôn đối mặt với việc cân bằng giữa việc làm giảm nhẹ  đi các vấn đề  dòng tiền tự  do và duy trì sự  linh hoạt tài chính. Để  kiểm soát các vấn đề  đại   diện, các công ty đang tạo ra dòng tiền tự  do phải phân phối tiền mặt đều đặn   cho các cổ  đông và trái chủ. Cùng thời gian này, công ty cũng phải phát triển   những nguồn tiềm năng của sự linh hoạt tài chính trong tương lai để ứng phó với   những sự sụt giảm thu nhập dự kiến không mong đợi. Do vậy  một cấu trúc vốn  của công ty là sự phản ánh các quyết định đang diễn ra để xây dựng và giải ngân   nguồn cung cấp dòng tiền mặt trong khi phải kiểm soát các vấn đề  đại diện   tiềm ẩn. a.1.2.5 Phần thưởng quyền chọn cổ phiếu cho nhân viên Các công ty thực hiện mua lại cổ  phiếu nhằm sở  hữu cổ  phiếu cho các   chương trình cổ phiếu nhân viên (ESOP) hay chương trình hưu trí,… Lambert, Lanen, và Larcker (1989) tìm thấy một sự  tương quan giữa sự  chấp nhận một kế hoạch quyền chọn cổ phiếu cho các nhà điều hành và một sự 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2