intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

45
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam" là sử dụng các số liệu thực tế giá cổ phiếu của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam để chứng minh sự tồn tại của bong bóng cổ phiếu bất động sản, sau đó phân tích ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô tới bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BONG BÓNG CỔ PHIẾU BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG NGUYỄN THỊ TRÀ MY Hà Nội-2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ------o0o------ LUẬN VĂN THẠC SĨ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BONG BÓNG CỔ PHIẾU BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8340201 Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Trà My Người hướng dẫn: TS. Lê Phương Lan Hà Nội-2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác Giả Nguyễn Thị Trà My i
  4. LỜI CẢM Ơ N Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến Trường Đại học Ngoại Thương và Khoa Sau đại học, Khoa Tài chính – Ngân hàng vì một chương trình đào tạo chất lượng. Em xin cảm ơn cô chủ nhiệm Nguyễn Thị Thu Hằng vì cô đã hỗ trợ tập thể lớp rất nhiều trong hai năm học vừa qua. Em cũng gửi lời cảm ơn tới TS. Lê Phương Lan vì sự tận tình của cô trong quá trình hướng dẫn luận văn. Những tình cảm chân thành nhất xin gửi tới bố mẹ của con, những người đã ủng hộ và yêu thương con vô điều kiện. Cảm ơn anh chị vì đã luôn lo lắng cho em. Cảm ơn Tuti, Dung, Mai, Ngọc, Long, Hạo, các cậu là món quà quý giá nhất của tớ. ii
  5. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. vii DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... viii CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG .............................................................1 1.1. Tính cấp thiết, lý do chọn đề tài ..........................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu..............................................................................3 1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...........................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................4 1.6. Đóng góp luận văn ..............................................................................4 1.7. Kết cấu luận văn ..................................................................................5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN....................................................................6 2.1. Cơ sở lý luận về bong bóng cổ phiếu và bong bóng cổ phiếu bất động sản........................................................................................................................6 2.1.1. Khái niệm .....................................................................................6 2.1.2. Nguyên nhân chung dẫn tới hiện tượng bong bóng cổ phiếu ......8 2.1.3. Biểu hiện chung của bong bóng cổ phiếu ....................................9 2.1.4. Dấu hiệu chung của bong bóng cổ phiếu ...................................13 2.1.5. Hệ lụy của bong bóng cổ phiếu ..................................................15 2.1.6. Tổng quan tình hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản ..................................................................16 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................19 3.1. Xác định bong bóng cổ phiếu bất động sản ......................................19 iii
  6. 3.2. Xác định ảnh hưởng của các yếu tố đến bong bóng cổ phiếu bất động sản......................................................................................................................26 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................26 3.2.2. Biến số ........................................................................................26 3.2.3. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................26 3.2.4. Mô hình nghiên cứu ...................................................................27 3.2.5. Dữ liệu và thang đo ....................................................................28 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BONG BÓNG CỔ PHIẾU BẤT ĐỘNG SẢN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .............30 4.1. Giai đoạn 2007-2008 .........................................................................30 4.1.1. Thống kê mô tả số liệu ...............................................................30 4.1.2. Ma trận tương quan ....................................................................31 4.1.3. Kết quả hồi quy ..........................................................................32 4.1.3.1. Ước lượng mô hình bình phương tối thiểu (POOLED) ......32 4.1.3.2. Ước lượng mô hình tác động cố định (FEM) ......................32 4.1.3.3. Ước lượng mô hình tác động ngẫu nhiên (REM)................33 4.1.4. Kiểm định mô hình và các giả thuyết .........................................33 4.2. Giai đoạn 2017-2018 .........................................................................34 4.2.1. Thống kê mô tả số liệu ...............................................................34 4.2.2. Ma trận tương quan ....................................................................35 4.2.3. Kết quả hồi quy ..........................................................................36 4.2.3.1. Ước lượng mô hình bình phương tối thiểu (POOLED) ......36 4.2.3.2. Ước lượng mô hình tác động cố định (FEM) ......................37 4.2.3.3. Ước lượng mô hình tác động ngẫu nhiên (REM)................38 4.2.4. Kiểm định mô hình và các giả thuyết .........................................39 iv
  7. 4.3. Giai đoạn năm 2021 ..........................................................................40 4.3.1. Thống kê mô tả số liệu ...............................................................40 4.3.2. Ma trận tương quan ....................................................................41 4.3.3. Kết quả hồi quy ..........................................................................41 4.3.3.1. Ước lượng mô hình bình phương tối thiểu..........................41 4.3.3.2. Ước lượng mô hình tác động cố định (FEM) ......................42 4.3.3.3. Ước lượng mô hình tác động ngẫu nhiên (REM)................43 4.3.4. Kiểm định mô hình và các giả thuyết .........................................44 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................46 5.1. Tóm tắt các kết quả nghiên cứu.........................................................46 5.1.1. Lạm phát .....................................................................................46 5.1.2. Tăng trưởng kinh tế ....................................................................47 5.1.3. Giá vàng .....................................................................................48 5.1.4. Giá USD .....................................................................................49 5.1.5. Giá nhà đất và vật liệu xây dựng ................................................49 5.2. Một số khuyến nghị ...........................................................................54 5.2.1. Cơ quan quản lý..........................................................................54 5.2.1.1. Kiểm soát lạm phát ..............................................................54 5.2.1.2. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững ..............................57 5.2.1.3. Kiểm soát giá vàng ..............................................................58 5.2.1.4. Kiểm soát tỷ giá hối đoái.....................................................59 5.2.1.5. Kiểm soát giá nhà đất ..........................................................59 5.2.2. Nhà đầu tư ..................................................................................60 5.2.3. Các công ty bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam .......................................................................................................61 5.3. Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................61 v
  8. KẾT LUẬN ......................................................................................................63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................65 vi
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tổng hợp kết quả các nghiên cứu trước ......................................................17 Bảng 2: Giá cổ phiếu trung bình của các công ty bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam..................................................................................22 Bảng 3: Kết quả kiểm định GSADF .........................................................................24 Bảng 4: Thống kê mô tả số liệu giai đoạn 2007-2008 ..............................................30 Bảng 5: Ma trận tương quan (2007-2008) ................................................................31 Bảng 6: Kết quả hồi quy dữ liệu dạng bảng bằng phương pháp bình phương tối thiểu (2007-2008) ......................................................................................................32 Bảng 7: Kết quả ước lượng mô hình bình tác động cố định (2007-2008) ................32 Bảng 8: Thống kê mô tả số liệu giai đoạn 2017-2018 ..............................................34 Bảng 9: Ma trận tương quan (2017-2018) ................................................................35 Bảng 10: Kết quả hồi quy dữ liệu dạng bảng bằng phương pháp bình phương tối thiểu (2017-2018) ......................................................................................................36 Bảng 11: Kết quả ước lượng mô hình bình tác động cố định (2017-2018) ..............37 Bảng 12: Kết quả ước lượng mô hình tác động ngẫu nhiên (2017-2018) ................38 Bảng 13: Kết quả kiểm định Hausman .....................................................................39 Bảng 14: Thống kê mô tả số liệu giai đoạn 2021......................................................40 Bảng 15: Ma trận tương quan (2021) ........................................................................41 Bảng 16: Kết quả hồi quy dữ liệu dạng bảng bằng phương pháp bình phương tối thiểu (2021) ...............................................................................................................41 Bảng 17: Kết quả ước lượng mô hình bình tác động cố định (2021) .......................42 Bảng 18: Kết quả ước lượng mô hình tác động ngẫu nhiên (2021) ..........................43 Bảng 19: Kết quả kiểm định Hausman .....................................................................44 Bảng 20: Mức tăng giá một số nhóm nguyên liệu đầu vào giai đoạn 2007-2008 ....54 Bảng 21: Mức tăng lãi suất trong một năm ở một số quốc gia giai đoạn 2007-2008 ...................................................................................................................................55 Bảng 22: Mức tăng giá một số nguyên liệu đầu vào ở Việt Nam giai đoạn 2007- 2008 ...........................................................................................................................56 vii
  10. DANH MỤC HÌNH Hình 1: Cơ cấu đầu tư nước ngoài 5 tháng đầu năm 2022 theo ngành .......................2 Hình 2: Lãi suất ở Mỹ ...............................................................................................11 Hình 3: Số tiền đầu tư vào các quỹ mạo hiểm ở Mỹ.................................................11 Hình 4: Chỉ số Nasdaq Composite ............................................................................12 Hình 5: Chỉ số P/E của cổ phiếu S&P 500 ................................................................13 Hình 6: Kết quả kiểm định GSADF giai đoạn 2006-2014 ........................................25 Hình 7: Kết quả kiểm định GSADF giai đoạn 2014-2022 ........................................25 Hình 8: Tương quan biến động CPI và VN-Index qua các năm ...............................47 viii
  11. CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Tính cấp thiết, lý do chọn đề tài Bất động sản cung cấp nơi cư trú và là nguồn tư liệu sản xuất đặc biệt, bảo đảm cho quá trình sản xuất và tái sản xuất phát triển. Đặc biệt, khi mà ngày nay chất lượng đời sống của con người được nâng cao thì bất động sản là cơ sở cho cho các hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Nhìn vào lịch sử và khoảng thời gian trở lại đây, bất động sản luôn nằm trong số những nhóm ngành có sức hút, đòi hỏi dòng tiền lớn và có tính dẫn dắt thị trường. Thứ nhất, về quy mô, theo thống kê, tỷ trọng bất động sản năm 2020 trên tổng tài sản toàn nền kinh tế là 20,8%; dự tính năm 2025 chiếm 21,2% và năm 2030 chiếm 22,0% (1232,29 tỷ USD/5601,31 tỷ USD) (Đoàn Văn Bình, 2021). Thứ hai, bất động sản là một ngành cần nhiều vốn đầu tư. Về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trong năm tháng đầu năm 2022, công nghiệp chế biến, chế tạo đứng đầu với tổng số vốn đầu tư hơn 6,8 tỷ USD, tức là khoảng 58,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tổng vốn đầu tư của kinh doanh bất động sản xếp thứ hai, gần 3 tỷ USD, bằng 25,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Theo sau lần lượt là thông tin truyền thông; hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ có tổng vốn đăng ký đạt gần 398 triệu USD và 374,8 triệu USD (Trang thông tin điện tử Đầu tư Nước ngoài, 2022). Tôi có biểu đồ thể hiện Cơ cấu đầu tư nước ngoài 5 tháng đầu năm 2022 theo ngành như dưới đây: 1
  12. Bán buôn và Các ngành bán lẻ; sửa chữa khác, 7,60% Hoạt động ô tô, mô tô, xe chuyên môn, máy, 2,10% khoa học công nghệ, 3,20% Thông tin và truyền Hoạt động kinh thông, doanh bất động Công nghiệp 3,40% sản, 25,60% chế biến, chế tạo, 58,20% Hình 1: Cơ cấu đầu tư nước ngoài 5 tháng đầu năm 2022 theo ngành (Nguồn: Trang thông tin điện tử Đầu tư Nước ngoài) Thứ ba, bất động sản là ngành có ảnh hưởng lớn đến kinh tế vĩ mô. Đầu tiên, giá bất động sản tăng có thể dẫn tới sự tăng trong chi tiêu của chủ sở hữu và làm tăng GDP. Giá bất động sản tăng khiến giá trị tài sản của chủ sở hữu tăng, đồng thời giá bất động sản thế chấp tăng sẽ làm tăng giá trị tín dụng được cấp, khiến khả năng chi tiêu của hộ gia đình cũng gia tăng (Đào Minh Thắng, Hoàng Thị Băng Ngân, 2022). Sự phát triển của bất động sản lan tỏa đến trên bốn mươi ngành kinh tế khác, như xây dựng, công nghiệp chế biến chế tạo, du lịch, dịch vụ ăn uống, tài chính ngân hàng,… Khi nhu cầu sử dụng cuối cùng của ngành bất động sản tăng 1 tỷ đồng sẽ kích thích giá trị sản xuất của các ngành còn lại là 0,772 tỷ đồng và lan tỏa tới giá trị tăng thêm là 0,191 tỷ đồng (Đoàn Văn Bình, 2021). Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán hiện tại đang là một kênh đầu tư cực kỳ phát triển và hứa hẹn mang lại nguồn lợi khổng lồ cho các nhà đầu tư, huy động nguồn vốn đạt gần 2,9 triệu tỷ đồng trong giai đoạn 2011 - 2020, chiếm khoảng 19,5% vốn đầu tư toàn xã hội (Nguyễn Việt Hùng 2022). Chính tiềm năng của ngành bất động sản khiến cho cổ phiếu của nhóm ngành bất động sản trở nên thu hút các nhà đầu tư. Theo thống kê, trong số các doanh nghiệp niêm yết trên HoSE, có 23 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD phần lớn nằm trong nhóm ngành bất động 2
  13. sản và tài chính ngân hàng. Trong đó, ngành bất động sản đứng thứ hai với tỷ trọng 27,26% so với tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu, xếp đầu là nhóm ngành tài chính ngân hàng với 29,08%. Chính vì vậy việc kiểm soát sự biến động của cổ phiếu bất động sản là một hướng quan trọng trong việc ổn định nền kinh tế, trong đó một công việc là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản. Do đó, tôi xin giới thiệu đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sĩ: “Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam.” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là sử dụng các số liệu thực tế giá cổ phiếu của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam để chứng minh sự tồn tại của bong bóng cổ phiếu bất động sản, sau đó phân tích ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô tới bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu đã đề cập ở trên, luận văn sẽ tập trung trả lời các câu hỏi: - Bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam có tồn tại hay không? Vào khoảng thời gian cụ thể nào? - Các nhân tố Chỉ số giá tiêu dùng, Tốc độ tăng trưởng GDP thực, Chỉ số giá vàng, Chỉ số giá USD và Chỉ số giá nhà ở và vật liệu xây dựng ảnh hưởng thế nào đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam ở từng giai đoạn? - Dựa trên mức độ ảnh hưởng, các khuyến nghị dành cho Cơ quan quản lý, Công ty bất động sản và Nhà đầu tư được đưa ra như thế nào? 1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Về tổng thể, phạm vi nghiên cứu của luận văn sẽ giải quyết các câu hỏi ở trên. Trước tiên, luận văn nghiên cứu về hiện tượng bong bóng thị trường chứng 3
  14. khoán và một số sự kiện điển hình trên toàn thế giới. Dựa trên những đặc điểm rút ra được từ các sự kiện lịch sử trên thế giới, luận văn tiến hành nghiên cứu thực trạng hiện tượng bong bóng cổ phiếu bất động sản của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, giai đoạn 2007 đến 2022. Thông qua việc nghiên cứu về bong bóng cổ phiếu bất động sản và các chỉ số kinh tế vĩ mô, luận văn sẽ rút ra được sự ảnh hưởng của các yếu tố đó đến hiện tượng bong bóng cổ phiếu bất động sản tại Việt Nam. Nghiên cứu mối quan hệ giữa bong bóng cổ phiếu bất động sản và các chỉ số kinh tế vĩ mô, luận văn đánh giá tác động cụ thể của các yếu tố này đến bong bóng cổ phiếu bất động sản, đồng thời đề xuất các nhóm giải pháp mang tính tổng quát và nhóm giải pháp mang tính cụ thể cho các đối tượng trong nền kinh tế. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Số liệu và tài liệu được thu thập qua thống kê và nghiên cứu văn bản tài chính; đề tài nghiên cứu, các sách báo khoa học, ấn phẩm tạp chí khoa học và các website liên quan. Từ bộ số liệu thu thập được, tôi sử dụng Eviews làm công cụ kiểm định sự tồn tại của bong bóng cổ phiếu. Sau đó tiến hành xây dựng mô hình các yếu tố: Chỉ số giá tiêu dùng, Tốc độ tăng trưởng GDP thực, Chỉ số giá vàng, Chỉ số giá USD và Chỉ số giá nhà ở và vật liệu xây dựng ảnh hưởng thế nào đến Giá cổ phiếu bất động sản trong giai đoạn bong bóng. Từ đó kiểm định tìm ra mô hình phù hợp hơn trong số ba mô hình POOLED, REM và FEM, sau đó kiểm tra các khuyết tật của mô hình tối ưu hơn, từ đó khắc phục khuyết tật đó. Căn cứ trên chiều và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến bong bóng cổ phiếu bất động sản, tôi tiến hành đề xuất các giải pháp hàm ý chính sách giúp ổn định thị trường chứng khoán và nền kinh tế. Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích và định lượng để đưa ra các luận giải khoa học. 1.6. Đóng góp luận văn Mặc dù trên thế giới đã có một số nghiên cứu điển hình về bong bóng cổ 4
  15. phiếu, tuy nhiên vì đặc điểm nền kinh tế và tâm lý cư dân ở mỗi quốc gia khác nhau là khác nhau. Luận văn lượng hóa thành số liệu cho hiện tượng bong bóng cổ phiếu, từ đó so sánh mức độ và xác định được thời điểm xảy ra bong bóng cổ phiếu. Dựa trên các số liệu thu thập được từ thực tế, luận văn đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp hàm ý chính sách nhằm giúp ổn định thị trường chứng khoán nhóm ngành bất động sản tại Việt Nam. 1.7. Kết cấu luận văn Ngoài phụ lục, danh mục bảng biểu, danh mục hình ảnh, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu chính của luận văn gồm có 5 chương: Chương 1: Giới thiệu chung Chương 2: Cơ sở lý luận Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Chương 5: Kết luận và khuyến nghị 5
  16. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Cơ sở lý luận về bong bóng cổ phiếu và bong bóng cổ phiếu bất động sản 2.1.1. Khái niệm Theo từ điển Cambridge, “bong bóng” được định nghĩa là “Một khoảng thời gian tạm thời của một sự kiện kinh tế rất thành công ở một quốc gia hoặc một lĩnh vực cụ thể, và thường sau đó là sự sụp đổ đột ngột”, gắn với một số ví dụ như: bong bóng kinh tế của Nhật Bản, bong bóng nhà đất, bong bóng dotcom. Theo Nasdaq, thuật ngữ “bong bóng kinh tế” chỉ “Một hiện tượng xảy ra trên thị trường có đặc điểm là giá tài sản tăng vọt lên mức cao hơn đáng kể so với giá trị cơ bản của tài sản đó”. Định nghĩa thông thường về “bong bóng cổ phiếu” là độ lệch của giá cổ phiếu so với giá trị cơ bản của nó. Tuy nhiên, định nghĩa này thường được cho là ít được sử dụng trong thực tế, bởi “Rất khó xác định rõ ràng một bong bóng cho đến sau khi thực tế xảy ra - nghĩa là khi nó vỡ, chúng ta mới xác nhận được sự tồn tại của nó.” (A. Greenspan, 2002). Một định nghĩa khác: “Bong bóng thị trường chứng khoán - còn được gọi là bong bóng tài sản hoặc bong bóng đầu cơ - là khi giá cổ phiếu hoặc tài sản tăng theo cấp số nhân trong một khoảng thời gian, vượt quá giá trị nội tại của nó. Cuối cùng, giá chạm tới một ngưỡng nhất định và rồi giảm rất sâu, rất nhanh, đó là lúc bong bóng vỡ.” (Anna-Louise Jackson, John Schmidt, 2021). Các sự kiện bong bóng tiêu biểu hay được nhắc đến có thể kể tới “Tulip Bulb Mania” vào những năm 1630, “South Sea Bubble” và “Mississippi Bubble” vào những năm 1710. “Tulip Bulb Mania” ở Hà Lan được tạo ra bởi một loại vi rút thực vật không gây hại, tạo ra những cánh hoa tulip có “ngọn lửa” màu sắc đẹp mắt. Hiệu ứng của loài vi rút này làm tăng giá trị của củ hoa tulip, vốn đã là những biểu tượng hiếm hoi, độc quyền và những thứ mới lạ dành cho những người giàu có và nổi tiếng. Giá tăng nhanh đã nhanh chóng thu hút các nhà đầu cơ bán đất đai, gia súc, trang trại và dùng cả tiền tiết kiệm của họ đôi khi chỉ để mua một củ hoa tulip duy nhất. Năm 6
  17. 1636, hoa tulip được giao dịch trên các sàn giao dịch ở Amsterdam cũng như trên các sàn giao dịch ở Rotterdam, Harlem, Levytown và các sàn giao dịch khác ở các nước châu Âu lân cận. Hơn nữa, các hợp đồng quyền chọn đã được cung cấp cho các nhà đầu cơ, điều này càng kích hoạt sự đầu cơ và tăng rủi ro. Với quy định do chính phủ Hà Lan phát triển để giúp kiểm soát sự bùng lên của giá hoa tulip, mọi người bắt đầu nhận ra rằng hoa tulip không xứng với giá mà họ phải trả. Trong vòng chưa đầy sáu tuần, giá hoa tulip đã giảm hơn 90%. Giá của hoa tulip ở thời kỳ đỉnh cao là 76.000 đô la và sau đó thậm chí còn dưới 1 đô la sau vụ “tai nạn” (Qian Yang, 2006). Một bong bóng lịch sử khủng khiếp khác là “South Sea Bubble” bắt đầu vào năm 1711 ở Anh. Để tài trợ cho khoản nợ do chiến tranh gây ra, chính phủ Anh đã trao độc quyền kinh doanh ở Biển Nam cho một tổ chức tài chính, Công ty South Sea, tổ chức này có kế hoạch phát triển độc quyền buôn bán nô lệ. Giá cổ phiếu nhanh chóng tăng lên nhờ nhận định của các nhà đầu tư, những người nhận thấy giá trị của công ty này trong thế độc quyền vùng Biển Nam. Tuy nhiên, Công ty South Sea hoạt động không tốt do tình trạng tham nhũng phổ biến xảy ra giữa các giám đốc, quan chức công ty và những chính trị gia có liên quan. Cuối cùng, sau năm 1718 khi Anh và Tây Ban Nha xảy ra chiến tranh, các giám đốc công ty nhận ra rằng công ty này không tạo ra bất kỳ lợi nhuận nào từ hoạt động của mình và đã bán hết sạch cổ phiếu. Khi các nhà đầu tư biết rằng việc đầu tư hoàn toàn không có lãi, một cơn khủng hoảng đã xảy ra (Qian Yang, 2006). Cùng lúc với "South Sea Bubble", "Mississippi Bubble" xảy ra ở Pháp. Để ổn định nền kinh tế, Banque Generate được thành lập, tổ chức này nhận tiền gửi bằng vàng và bạc và phát hành tiền giấy để đổi lại. Banque Generate được hợp nhất trong Công ty Mississippi. Cổ phiếu của công ty này có thể được mua và thanh toán bằng giấy bạc ngân hàng hoặc bằng nợ chính phủ. Khi công ty này mở rộng độc quyền toàn bộ thương mại của Pháp bên ngoài châu Âu, giá cổ phiếu của nó nhanh chóng tăng lên khoảng 190% trong một năm. Tuy nhiên, siêu lạm phát do lượng tiền giấy tăng ồ ạt đã làm mất giá các loại tiền giấy không còn được bảo đảm bằng kim loại quý. Cổ phiếu giảm 90% trong nửa năm. Sự sụp đổ của “Mississippi Bubble” đã khiến Pháp và châu Âu rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế nghiêm trọng (Qian 7
  18. Yang, 2006). Ba “vụ tai nạn” được nêu chi tiết ở trên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho những người chưa bao giờ có ý niệm về bong bóng trước đây. Mặc dù những sự kiện này kết thúc với những tổn thất khủng khiếp cho các nhà đầu tư, nhưng có vẻ điều đó không để lại tác động mạnh mẽ lên tâm lý của họ, vì họ lại cho rằng những bong bóng đó không có khả năng lặp lại thường xuyên. Cho đến khi thị trường chứng khoán Mỹ sụp đổ năm 1929, mọi người bắt đầu tin rằng thị trường chứng khoán không chỉ mang đến tài sản và lợi nhuận mà còn chứa đựng yếu tố nguy hiểm của bong bóng. Trong những năm 1920, nền kinh tế Mỹ được hưởng lợi từ sự gia tăng công nghiệp hóa và công nghệ mới. Bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế phát triển vượt bậc, thị trường chứng khoán cũng tăng vọt và bong bóng được thổi phồng. Từ năm 1921 đến năm 1929, chỉ số Dow Jones đã tăng hơn 600% từ 60 lên 400. Tuy nhiên, vào năm 1929, FED tăng lãi suất để hạ nhiệt thị trường chứng khoán quá nóng, khiến các nhà đầu tư hoảng loạn bán ra, những người nhận ra rằng sự bùng nổ chứng khoán là một bong bóng được thổi phồng quá mức. Trong ba ngày, thị trường chứng khoán New York đã xóa sổ hơn 5 tỷ đô la. (Qian Yang, 2006). Các định nghĩa trên tuy khác nhau về góc độ nhìn nhận, tuy nhiên trên cơ sở đó, có thể đưa ra nhận định: bong bóng cổ phiếu bất động sản là hiện tượng giá cổ phiếu của các công ty bất động sản niêm yết tăng nhanh và bất thường trong thời gian ngắn, khiến giá thị trường của nó vượt xa so với giá trị thực tế. Khi giá tăng đến một ngưỡng nhất định, một hoặc một vài vài yếu tố xảy ra khiến các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu nắm trong tay với số lượng lớn, khiến cho giá cổ phiếu tụt dốc nhanh chóng. Đó là lúc bong bóng vỡ. 2.1.2. Nguyên nhân chung dẫn tới hiện tượng bong bóng cổ phiếu Bong bóng cổ phiếu được thúc đẩy bởi đầu cơ. Bong bóng bắt đầu hình thành khi có sự tăng giá một tài sản vượt xa giá trị nội tại của tài sản đó. Điều đó có nghĩa là mọi người sẵn sàng trả ngày càng nhiều cho một cổ phiếu, cao hơn những gì mong đợi dựa trên những yếu tố như nhu cầu, thu nhập, doanh thu hoặc tiềm năng tăng trưởng. Phi lý trí là một cụm từ dùng để mô tả sự nhiệt tình giữa các nhà giao dịch và 8
  19. nhà đầu tư, thúc đẩy sự tăng giá nhanh chóng vượt xa các nguyên tắc cơ bản. Cho dù đó là tâm lý đám đông, thành kiến bầy đàn, hiệu ứng bandwagon hay Hội chứng sợ bỏ lỡ FOMO, thì có một khoảng thời gian khi mà mọi người muốn mua một tài sản vì giá của nó ngày càng tăng, khiến giá thậm chí còn cao hơn và càng khiến nhiều người muốn mua nó hơn. (A. Greenspan, 2002). Điều quan trọng là không phải tất cả các giai đoạn tăng giá nhanh đều là bong bóng. Ví dụ sau một cuộc suy thoái hoặc thị trường giá xuống, giá tài sản phục hồi mạnh có thể được coi là một điều bình thường. Trong khi kỳ vọng và đầu cơ cũng có thể thúc đẩy sự phục hồi đó, cụ thể là sau khi đi qua thời kỳ tồi tệ nhất của sự suy giảm thị trường hoặc suy thoái kinh tế, sự khác biệt chính là hiện tượng tăng giá trong trường hợp này có thể được giải thích hợp lý bằng các nguyên tắc cơ bản. 2.1.3. Biểu hiện chung của bong bóng cổ phiếu Bong bóng thị trường chứng khoán nói chung diễn ra theo 5 giai đoạn như dưới đây (Hyman P. Minsky, 1986). Sự dịch chuyển Trong giai đoạn đầu tiên của bong bóng, một hoặc một loạt các thay đổi ảnh hưởng đến cách các nhà đầu tư nhìn nhận thị trường. Sự thay đổi này có thể bao gồm một sự kiện quan trọng hoặc một sự đổi mới khiến mọi người thay đổi kỳ vọng của họ đối với tài sản được đề cập một cách tích cực. Bùng nổ Mặc dù giai đoạn dịch chuyển đã dẫn đến tăng giá rồi, nhưng mọi thứ mới thực sự tăng tốc trong giai đoạn thứ hai của bong bóng. Giai đoạn bùng nổ thu hút các nhà đầu cơ, những người giúp đẩy giá tài sản lên cao hơn khi xuất hiện những lời đồn đại về lợi nhuận của nó. Hưng phấn Giá tăng vọt càng khiến đám đông trở nên cuồng nhiệt. Trong giai đoạn hưng phấn lên cao, hành vi của đám đông bị thôi thúc bởi sự phấn khích hơn là sự tính toán cân nhắc về sự gia tăng mạnh mẽ của giá cả. Và bởi vì những người tham gia mới rất muốn mua vào, nên sẽ luôn có người sẵn sàng trả nhiều hơn. 9
  20. Điều này có thể khiến đám đông không nhận thấy rủi ro mất tiền cho dù bỏ tiền ra để mua cổ phiếu vào bất cứ lúc nào. Trong giai đoạn này, người ta bỏ quên sự cân nhắc thận trọng để theo đuổi cách làm giàu nhanh chóng. Chốt lời Tiếp theo là bùng nổ và bán tháo, và một số người bắt đầu bán tháo để chốt lời khi bong bóng bước vào giai đoạn chốt lời. Bong bóng đã được châm ngòi, và những nhà đầu tư nào nhận ra những dấu hiệu đó sẽ sớm gặt hái được lợi nhuận. Hoảng loạn Mặc dù một số nhà đầu cơ có thể đã cầm cự trước đó - với hy vọng rằng giá của tài sản có thể tăng trở lại, nhưng vào thời điểm bong bóng đạt đến giai đoạn hoảng loạn, điều đó không còn xảy ra được nữa. Thay vào đó, sự háo hức mua vào đã được thay thế bằng sự hoảng loạn muốn bán tháo. Giá sụt giảm nhanh chóng làm mất đi lợi nhuận và càng thôi thúc hành vi bán ra do tâm lý hoảng loạn. Tôi sẽ tiến hành phân tích các giai đoạn của bong bóng dotcom như một ví dụ minh họa. Vào những năm 90, công nghệ phát triển và internet được đưa vào nhiều lĩnh vực. Không chỉ các công ty công nghệ lớn như Cisco, Intel và Oracle mà cả những công ty công nghệ mới nổi cũng góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng chóng mặt của thị trường chứng khoán. Gọi là bong bóng dotcom bởi phần lớn các công ty đều có tên miền .com trên địa chỉ internet của họ. Bắt nguồn từ sự ra mắt của WWW (World Wide Web) năm 1989, sau đó là một loạt sự ra đời của các công ty khởi nghiệp dựa trên công nghệ và internet. Tiềm năng phát triển của internet và công nghệ làm tăng thêm sự kỳ vọng của các nhà đầu tư về nhóm cổ phiếu của công ty công nghệ. Về cơ bản, bất kỳ công ty nào có đuôi hoặc đuôi .com đều có khả năng thu hút được sự ủng hộ tài chính và đầu cơ khổng lồ. Netscape, một công ty công nghệ được thành lập năm 1994 với trình duyệt Mosaic Netscape 0.9, đã thu về 75 triệu USD doanh thu ngay từ năm đầu tiên, năm thứ hai là 375 triệu USD và năm thứ ba là 500 triệu USD. Tháng 8 năm 1995, Netscape thực hiện IPO với giá 28 USD mở cửa và 73 USD kết phiên. Sau IPO giá thị trường đạt 1,07 tỷ USD. Các công ty công nghệ khác cũng IPO thành công, eBay kết thúc IPO với giá cao gấp 3 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2