intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2019

Chia sẻ: Dongcoxanh10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

30
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn "Các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2019" nhằm phân tích tác động của các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2019, trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị, chính sách đối với tăng trưởng tín dụng tại các NHTM Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2019

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG --------o0o------- LUẬN VĂN THẠC SĨ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƢỞNG TÍN DỤNG CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2019 Ngành: Tài chính – Ngân hàng NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG Hà Nội - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG --------o0o------- LUẬN VĂN THẠC SỸ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƢỞNG TÍN DỤNG CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2019 Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Ngƣời hƣớng dẫn: PGS. TS Mai Thu Hiền Hà Nội - 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Mai Thu Hiền, trường Đại học Ngoại Thương. Các số liệu kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng Nhung
  4. ii LỜI CÁM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giảng viên khoa Tài Chính Ngân Hàng, trường Đại học Ngoại Thương trong 2 năm qua đã trang bị cho tôi những kiến thức bổ ích về lĩnh vực Tài Chính – Ngân hàng. Và đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Mai Thu Hiền đã luôn tận tình gợi ý, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thiện bài luận văn này. Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn của cô, tôi đã học được nhiều kiến thức và phương pháp nghiên cứu khoa học rất chuyên nghiệp và hiệu quả. Luận văn tốt nghiệp được hoàn thành không chỉ đánh dấu một mốc trưởng thành mà còn giúp tôi mở rộng thêm được rất nhiều kiến thức trong phạm vi đề tài nghiên cứu. Do kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế nên bài làm không tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong cô thông cảm và có thể nhận được những góp ý từ cô. Tôi xin chân thành cám ơn cô! Học viên Nguyễn Thị Hồng Nhung
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ..............................................v DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH, SƠ ĐỒ .................................. vi TÓM TẮT .............................................................................................................. viii CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU ......................................................................................9 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................9 1.2. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................10 1.3. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................10 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................11 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................11 1.6. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................12 CHƢƠNG II: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................................................................................................13 2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................13 2.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngoài ......................................13 2.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước ......................................17 2.1.3. Khoảng trống nghiên cứu .....................................................................20 2.2. Cơ sở lý luận .................................................................................................20 2.2.1. Tín dụng ngân hàng ..............................................................................20 2.2.2. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng các NHTM ..............24 KẾT LUẬN CHƢƠNG II.......................................................................................32 CHƢƠNG III: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................33 3.1. Thiết kế và xây dựng quy trình nghiên cứu ..............................................33 3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................35 3.2.1. Phương pháp định tính .........................................................................35 3.2.2. Phương pháp định lượng ......................................................................36 KẾT LUẬN CHƢƠNG III .....................................................................................44 CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................45
  6. iv 4.1. Tổng quan về tăng trƣởng tín dụng của các NHTM ................................45 4.1.1. Bối cảnh nền kinh tế .............................................................................45 4.1.2. Tổng quan về Tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2019 ................................................................................................49 4.1.3. Thực trạng các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2008-2019 ................................................................................................53 4.2. Kết quả mô hình ...........................................................................................72 4.2.1. Thống kê mô tả các biến........................................................................72 4.2.2. Kiểm định tính dừng của biến nghiên cứu ..........................................72 4.2.3. Xác định độ trễ tối ưu ............................................................................74 4.2.4. Kiểm định tính ổn định của mô hình ...................................................74 4.2.5. Kết quả hàm phản ứng của các biến trong mô hình VAR ..................75 4.2.6. Dự báo phân rã phương sai ..................................................................77 4.3. Đánh giá kết quả nghiên cứu ......................................................................79 KẾT LUẬN CHƢƠNG IV .....................................................................................83 CHƢƠNG V: CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI TĂNG TRƢỞNG TÍN DỤNG ............................................................................................84 5.1. Định hƣớng phát triển tín dụng của các NHTM ......................................84 5.2. Khuyến nghị chính sách ..............................................................................87 5.2.1. Góc độ NHTM .......................................................................................87 5.2.2. Góc độ từ phía Chính phủ và NHNN ...................................................89 5.2.3. Góc độ từ phía Doanh nghiệp đi vay ....................................................92 5.3. Giới hạn nghiên cứu ....................................................................................92 KẾT LUẬN CHƢƠNG V .......................................................................................94 KẾT LUẬN ..............................................................................................................95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................96 Phụ lục 1: Mô tả các biến trong mô hình ............................................................100 Phụ lục 2: Kiểm định Augmented Dickey-Fuller các biến ................................101
  7. v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Diễn giải BTC Bộ Tài chính CP Chính phủ CSTT Chính sách tiền tệ CPI Chỉ số giá tiêu dùng DTBB Dự trữ bắt buộc GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products) GTCG Giấy tờ có giá IMF Quỹ tiền tệ quốc tế (International Money Fund) LSTCK Lãi suất tái chiết khấu LSTCV Lãi suất tái cấp vốn NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng Trung Ương NSNN Ngân sách nhà nước TCTD Tổ chức tín dụng TCTK Tổng cục thống kê TTTD Tăng trưởng tín dụng USD Đô la Mỹ VAMC Công ty quản lý tài sản WB Ngân hàng thế giới (World bank)
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH, SƠ ĐỒ BẢNG Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả nghiên cứu ......................................................... 19 Bảng 3.1: Mô tả các biến và kỳ vọng tác động của các biến .......................... 39 Bảng 4.1: Mức dự trữ bắt buộc điều chỉnh trong năm 2008 ........................... 55 Bảng 4.2: LSTCV, LSTCK 2012 – 2019 ........................................................ 59 Bảng 4.3: Quy mô vốn và tốc độ tăng trưởng của các loại hình TCTD năm 2019 ................................................................................................................. 65 Bảng 4.4: Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình VAR.................. 72 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Augmented Dickey-Fuller ............................... 73 Bảng 4.6: Xác định độ trễ tối ưu ..................................................................... 74 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Diễn biến GDP, lạm phát và thất nghiệp 2008-2019 ................. 46 Biểu đồ 4.2: Dư nợ tín dụng giai đoạn 2012-2019 ......................................... 50 Biểu đồ 4.3: Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2008-2019................................ 51 Biểu đồ 4.4: Cơ cấu dư nợ tín dụng phân theo ngành năm 2019 .................... 52 Biểu đồ 4.5: Cơ cấu dư nợ tín dụng phân theo kỳ hạn năm 2015-2019 ......... 53 Biểu đồ 4.6: Diễn biến lãi suất điều hành giai đoạn 2008 - 2011 ................... 56 Biểu đồ 4.7: Tăng trưởng cung tiền và tín dụng 2012 – 2015 ........................ 60 Biểu đồ 4.8: TTTD và Thâm hụt NSNN ......................................................... 63 Biểu đồ 4.10: Diễn biến TTTD và nợ xấu toàn hệ thống ............................... 66 Biểu đồ 4.11: Chênh lệch lãi suất cho vay - lãi suất huy động và TTTD ....... 67 Biểu đồ 4.12: Tỷ lệ sử dụng tiền mặt và TTTD .............................................. 68 Biểu đồ 4.13: Tỷ lệ tiết kiệm và TTTD........................................................... 69 Biểu đồ 4.14: TTTD và tăng trưởng GDP ...................................................... 70
  9. vii HÌNH Hình 4.1: Tăng trưởng tiền cơ sở và cung tiền giai đoạn 2008- 2011 ............ 57 Hình 4.2: Tăng trưởng tín dụng và cung tiền M2 giai đoạn 2008 - 2011 ....... 57 Hình 4.3: Mức cung tiền, huy động và tín dụng giai đoạn 2015 -2017 .......... 61 Hình 4.4: Kiểm định tính bền vững của mô hình VAR .................................. 74 Hình 4.5: Hàm phản ứng của các biến trong mô hình VAR ........................... 75 Hình 4.6: Kết quả dự báo phân rã phương sai với các biến trong mô hình .... 78 Hình 4.7: Kết quả dự báo phân rã phương sai với các biến trong mô hình .... 78 SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu ..................................................................... 33
  10. viii TÓM TẮT Trong mỗi giai đoạn nhất định, mức độ tăng, giảm tín dụng là sự biểu hiện chính sách tiền tệ nới lỏng hay thắt chặt. Sự gia tăng tín dụng sẽ có tác động đến tăng cung tiền, qua đó tác động đến lạm phát và các biến số vĩ mô khác. Các nghiên cứu gần đây tại Việt Nam đều cho thấy vai trò quan trọng của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế đặc biệt là ảnh hưởng của nó đến CPI. Nhận thức được tầm quan trọng của tín dụng ngân hàng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt là hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng như của Việt Nam, NHNN và Chính Phủ đã có rất nhiều các biện pháp tác động nhằm đạt được mức tín dụng mong muốn. Tuy nhiên, tính hiệu quả của nó chưa được như mong đợi thể hiện rất rõ ở sự chênh lệch khá lớn giữa mục tiêu đề ra và kết quả thực hiện. Xuất phát từ thực trạng này, đề tài “Các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008 -2019” tập trung tìm hiểu sâu hơn thông qua thực trạng và lượng hóa cụ thể các nhân tố tác động tới tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng để thấy được chiều tác động cũng như ước lượng mức độ tác động của các nhân tố: (i) nhóm nhân tố bên trong ngân hàng bao gồm tỷ lệ nợ xấu (chất lượng tín dụng), tỷ lệ thanh khoản (rủi ro thanh khoản) và chênh lệch lãi suất (chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động – mức sinh lời); và (ii) nhóm nhân tố vĩ mô bên ngoài ngân hàng bao gồm tăng trưởng kinh tế GDP, tỷ lệ lạm phát, lãi suất tái chiết khấu, thâm hụt ngân sách, tăng trưởng cung tiền M2 và tăng trưởng tiền cơ sở MB. Đây là cơ sở để đưa ra các khuyến nghị chính sách phù hợp.
  11. 9 CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ để hòa mình vào xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và hướng đến mục tiêu trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong quá trình ấy nền kinh tế Việt Nam phải trải qua bao khó khăn, thử thách nhưng với ý chí không chịu khuất phục, đất nước vẫn chèo lái con thuyền kinh tế vững vàng vượt qua mọi sóng gió. Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, do đó môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, theo đó nhu cầu về vốn của nền kinh tế cũng gia tăng. Để đứng vững trên thương trường, các doanh nghiệp cần phải có vốn để đầu tư, và tín dụng ngân hàng là một kênh cung cấp vốn tối ưu cho các doanh nghiệp khai thác. Như vậy Tín dụng ngân hàng là đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và góp phần điều hành kinh tế thị trường. Trong những năm 2015-2017, tín dụng có xu hướng tăng mạnh trở lại trên 18%. Theo đó, Moody‟s đã đưa ra cảnh báo về rủi ro có thể xảy ra đối với nền kinh tế đất nước khi tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nóng. Tuy nhiên đến năm 2018 và năm 2019 tín dụng tăng trưởng chậm lại, chỉ hơn 13%. Mức tăng trưởng phù hợp, được kiểm soát theo mục tiêu nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức cao, cho thấy các giải pháp, chính sách tín dụng của NHNN đã đi đúng hướng, vừa đảm bảo mở rộng tín dụng hiệu quả, an toàn, cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế, vừa phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát. Tính đến ngày ngày 31/12/2020, dư nợ tín dụng cung cấp cho nền kinh tế đạt gần 9,2 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 12,13% so với cuối năm 2019 mặc dù 6 tháng đầu năm 2020 có thời điểm tín dụng đã bị “tắc nghẽn”. Đứng trước bối cảnh thế giới, đất nước đang chiến đấu với dịch bệnh Covid- 19 nhưng vẫn phải đảm bảo phục hồi tăng trưởng nền kinh tế, các ngành sản xuất cần vốn hơn bao giờ hết để phục hồi và tăng trưởng, thì hệ thống ngân hàng đã nỗ lực rất lớn để vừa kiên định không hạ chuẩn tín dụng vừa đẩy mạnh cho vay tín dụng để hỗ trợ doanh nghiệp. Với triển vọng trong tương lai năm 2021 khi điều kiện, dịch Covid được khống chế trên toàn cầu, nền kinh tế cần nhiều vốn hơn cho phục hồi và tăng trưởng, ngành ngân hàng đặt ra mức tăng trưởng tín dụng khoảng
  12. 10 12% và có thể mở rộng hơn để hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn, thúc đẩy phục hồi nền kinh tế sau đại dịch. Chính vì lẽ đó, nghiên cứu về phát triển hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung và tăng trưởng tín dụng nói riêng có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế, bản thân các ngân hàng. Để nghiên cứu chuyên sâu hơn về tăng trưởng tín dụng cũng như làm thế nào để phát triển hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại, chúng ta không thể bỏ qua việc tìm hiểu các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, lượng hóa sự ảnh hưởng của từng các nhân tố, từ đó đưa ra một số khuyến nghị chính sách và định hướng phát triển tín dụng tại các ngân hàng. Nhận thức được điều đó và có mong muốn nghiên cứu về lĩnh vực này nên tác giả đã lựa chọn đề tài “Các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2019” cho luận văn thạc sỹ lần này. 1.2. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2019, tìm hiểu và đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu: - Các nhân tố nào tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2019? - Các nhân tố đó tác động như thế nào đến tăng trưởng tín dụng tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2019? Các câu hỏi đó đã thôi thúc tác giả đào sâu và sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau để trả lời. 1.3. Mục đích nghiên cứu Mục đích chung: Phân tích tác động của các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2019, trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị, chính sách đối với tăng trưởng tín dụng tại các NHTM Việt Nam. Mục đích cụ thể bao gồm: - Phân tích thực trạng của tín dụng ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn 2008- 2019.
  13. 11 - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam (như khối lượng tiền gửi, lãi suất, chính sách tiền tệ, tổng sản phẩm quốc nội,…). - Đưa ra các đề xuất khuyến nghị dựa trên 3 góc độ từ phía Chính Phủ và NHNN, các NHTM và các Doanh nghiệp đi vay. 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng các ngân hàng thương mại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Kế thừa kết quả các nghiên cứu trước đây, chọn lựa các nhân tố đặc trưng cho thị trường Việt Nam và đặc biệt là khả năng thu thập dữ liệu của tác giả, Đề tài tập trung nghiên cứu về tác động của 02 nhân tố đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2019: (i) nhóm nhân tố bên trong ngân hàng ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng (rủi ro và lợi nhuận) bao gồm tỷ lệ nợ xấu (chất lượng tín dụng), tỷ lệ thanh khoản (rủi ro thanh khoản) và chênh lệch lãi suất (chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động – mức sinh lời) của hệ thống NHTM và dữ liệu theo Quý trong giai đoạn 2008-2019 dựa trên các báo cáo thường niên của NHNN, dữ liệu thống kê tài chính quốc tế của IMF (IFS), BCTC của các ngân hàng; và (ii) nhóm nhân tố vĩ mô bên ngoài ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng bao gồm môi trường kinh tế - tăng trưởng kinh tế GDP, tỷ lệ lạm phát; chính sách tiền tệ - lãi suất tái chiết khấu, tăng trưởng cung tiền M2 và tăng trưởng tiền cơ sở MB; chính sách tài khóa - thâm hụt ngân sách dựa trên các dữ liệu từ nguồn báo cáo thống kê và công bố thông tin của Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO), Ngân hàng nhà nước Việt Nam (SBV), Bộ tài chính (MOF), Bộ Kế hoạch và đầu tư (MPI), dữ liệu thống kê tài chính quốc tế của IMF (IFS). 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phương pháp sử dụng trong bài luận văn bao gồm: - Phương pháp định tính: Phương pháp lịch sử, phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích so sánh.
  14. 12 - Phương pháp định lượng: căn cứ các giả thuyết nghiên cứu, Luận văn có sử dụng phương pháp tiếp cận định lượng và ước lượng bằng phương pháp tự hồi quy véc-tơ VAR (Vector Autoregression) nhằm lượng hóa mức độ tác động của các nhân tố (i) nhóm nhân tố bên trong ngân hàng bao gồm tỷ lệ nợ xấu (chất lượng tín dụng), tỷ lệ thanh khoản (rủi ro thanh khoản) và chênh lệch lãi suất (chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động – mức sinh lời); và (ii) nhóm nhân tố vĩ mô bên ngoài ngân hàng bao gồm tăng trưởng kinh tế GDP, tỷ lệ lạm phát, lãi suất tái chiết khấu, thâm hụt ngân sách, tăng trưởng cung tiền M2 và tăng trưởng tiền cơ sở MB tác động đến TTTD của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2008-2019. Từ đó, sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá kết quả của mô hình. 1.6. Nội dung nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn bao gồm 5 chương với các nội dung sau: Chƣơng 1: Giới thiệu Chƣơng 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận: Tình hình nghiên cứu cùng lĩnh vực và Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng và các nhân tố tác động tới tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu: Các bước nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu thực hiện trong bài. Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu: Thực trạng tăng trưởng tín dụng hệ thống NHTM tại Việt Nam và đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng giai đoạn 2008-2019 và kết quả Mô hình ước lượng ảnh hưởng các nhân tố tới tăng trưởng tín dụng hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2019. Chƣơng 5: Các khuyến nghị chính sách đối với tăng trƣởng tín dụng. Kết luận
  15. 13 CHƢƠNG II: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Tăng trưởng tín dụng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến TTTD của các NHTM luôn nhận được những quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước do vai trò đặc biệt của nó đối với nền kinh tế của các quốc gia. Các nhân tố tác động đến TTTD được các nhà nghiên cứu xem xét dưới hai giác độ: từ phía cung và từ phía cầu tín dụng 2.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngoài Tăng trưởng tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến nó được nghiên cứu ở cả các quốc gia phát triển, mới nổi, đang phát triển. Các nghiên cứu đáng chú ý nhất gần đây trên thế giới về đề tài này có thể kể đến là các nghiên cứu của Hoffman (2001), Calza et al. (2001), Leonardo G. và Paolo E.M. (2003), Burcu A. và Deniz I. (2010), Ivo A.et al. (2011), Felicia O.O (2011), Guo và Stepanyan (2010), Ivanovic (2015),....Những nghiên cứu này đa phần sử dụng các tiếp cận VAR với các dữ liệu sử dụng như sản lượng thực tế, lãi suất, vốn của các ngân hàng, tỷ giá, thâm hụt ngân sách, tỷ lệ thanh khoản,... khi đánh giá các nhân tố ảnh hường đến tăng trưởng tín dụng của các NHTM. Theo nghiên cứu của Hoffman (2001) khi sử dụng mô hình VAR cho 16 quốc gia phát triển đã thể hiện mối quan hệ thuận chiều giữa TTTD, tăng trưởng GDP và lạm phát; và mối quan hệ nghịch giữa TTTD và lãi suất thực. Cũng ra kết quả tương tự, Calza et al. (2001) khi nghiên cứu về các quốc gia châu Âu với việc sử dụng mô hình VECM cho thấy mối quan hệ thuận trong dài hạn giữa TTTD và GDP thực tế và mối quan hệ ngược chiều trong ngắn hạn và dài hạn giữa TTTD và lãi suất. Nghiên cứu của Leonardo Gambacorta và Paolo Emilio Mistrulli năm 2003 “Bank capital and lending behavior: empirical evidence for Italy” đã thể hiện những thay đổi trong hoạt động cho vay của các ngân hàng trước sự thay đổi của CSTT và sản lượng của nền kinh tế, có xem xét đến sự khác biệt về vốn giữa các ngân hàng.
  16. 14 Nghiên cứu sử dụng dữ liệu Quý 3 năm 1992 đến quý 3 năm 2001 của hệ thống ngân hàng Italia và nền kinh tế nước này để kiểm định. Mô hình thực nghiệm được xây dựng dựa trên mô hình của Kashyap và Stein (1995), để đo lường xem liệu các ngân hàng có mức độ vốn khác nhau thì khối lượng tín dụng có biến đổi khác nhau hay không trước cú sốc tiền tệ hoặc sản lượng. Mô hình đã chỉ ra TTTD của các ngân hàng tại Italia chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố chính như: mức vốn dư thừa, chỉ số chính sách tiền tệ, chi phí tài sản, lạm phát, GDP thực tế. Trong đó, mức vốn dư thừa, lạm phát và GDP thực tế có mối quan hệ thuận chiều với TTTD ở các ngân hàng. Kết quả của nghiên cứu cho rằng: các ngân hàng có lượng vốn dư thừa càng nhiều thì khi có sự thay đổi về yêu cầu vốn khả năng bị xáo trộn càng ít và mở rộng tín dụng càng cao. Kết quả tương tự với GDP thực tế và làm phát: GDP thực tế tăng thêm 1% thì sẽ thúc đẩy tín dụng tăng thêm 0.7%. Bên cạnh đó, chỉ số CSTT và chi phí tài sản là những nhân tố được chỉ ra sẽ làm giảm TTTD ở các ngân hàng. Khi thắt chặt CSTT có tác động làm thu hẹp tín dụng ngân hàng: 1% tăng thêm của các chỉ số CSTT sẽ dẫn đến tín dụng của các ngân hàng giảm trung bình 1,2%. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các ngân hàng có mức vốn hóa lớn sẽ đối phó tốt hơn với các cú sốc của CSTT nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Nghiên cứu của hai tác giả Burcu Aydın và Deniz Igan (2010) đã phân tích tác động của CSTT và tài khóa đối với hoạt động tín dụng của các ngân hàng tại Thổ Nhĩ Kỳ cho khu vực tư nhân trong giai đoạn hậu khủng hoảng (2000-2001). Thông qua kết quả định lượng, nghiên cứu đã cho thấy CSTT của NHTW có nhiều tác động trực tiếp đến tín dụng trung và dài hạn của các ngân hàng trong nước đối với khu vực tư nhân trong khí đó tác động rất ít tới tín dụng bằng ngoại tệ. Khi sử dụng CSTT thắt chặt, tín dụng ngắn hạn sẽ tăng lên do các khoản cho vay ngắn hạn ít có sai lệch về kỳ hạn, kết quả tương tự với tín dụng trung hạn. Nghiên cứu cũng chỉ ra khi CSTT thắt chặt, các ngân hàng có khả năng thanh khoản yếu hơn sẽ thu hẹp TTTD nhiều hơn so với các ngân hàng có tính thanh khoản tốt.
  17. 15 Nhóm tác giả Ivo Arnold, Clemens Kool và Katharina Raabe (2011) công bố nghiên cứu “Industry effect of banking lending in Germany” về các nhân tố ảnh hưởng đến TTTD của các ngân hàng đối với 8 lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế và vai trò của các ngân hàng khi là kênh truyền tải CSTT ở Đức. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu hàng quý giai đoạn 1992-2002 của các ngân hàng tại Đức khi định lượng các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng của các ngân hàng Đức với các lĩnh vực: Năng lượng, chế tạo, xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ, thương mại, giao thông (bao gồm cả viễn thông) và tài chính. Kết quả của mô hình đã chỉ ra các kết quả trái ngược giữa TTTD với tăng trưởng sản lượng trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Đối với lĩnh vực xây dựng, thương mại và dịch vụ, khi tăng trưởng sản lượng thì sẽ làm tăng nhu cầu đi vay cũng như khối lượng tín dụng đối với nhóm ngành nghề này. Trong khi đó, chế tạo và tài chính là những lĩnh vực mà tăng trưởng sản lượng ở nhóm này không làm gia tăng tín dụng đáng kể trong những ngành này. Thông qua nghiên cứu, có thể thấy TTTD của các ngân hàng chủ yếu phụ thuộc vào thành phần của các lĩnh vực có trong danh mục cho vay của ngân hàng cũng như những biến động mang tính chu kỳ cơ bản của nhu cầu tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực này. Ngoài ra, trước những thay đổi của CSTT, sự thay đổi trong hoạt động cho vay của ngân hàng phụ thuộc vào tài sản, tính thanh khoản mà không phụ thuộc vào vốn của các ngân hàng cũng như các khoản tiền gửi liên ngân hàng. Cũng trong năm 2011, tác giả Felicia Omowunmi Olokoyo đã nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại tại Nigeria thông qua sản phẩm “Determinants of Commercial Banks‟ Lending Behavior in Nigeria”. Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu đến từ 89 ngân hàng trong giai đoạn 1980-2005 với mô hình VAR để định lượng tác động của các biến số vi mô cũng như vĩ mô tới hoạt động tín dụng của các NHTM tại Nigeria. Các biến số vi mô được đưa ra gồm khối lượng tiền gửi, danh mục đầu tư, lãi suất, dự trữ tiền mặt bắt buộc, tỷ lệ thanh khoản. Các biến số vĩ mô trong nghiên cứu là GDP và tỷ giá. Các yếu tố khác là công cụ chính sách điều tiết hoạt động ngân hàng và mối quan hệ trước với khách hàng được đưa vào phần sai số của mô hình. Kết quả của nghiên
  18. 16 cứu đưa ra các nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng tại Nigeria là khối lượng tiền gửi và danh mục đầu tư. Khi tăng 1% khối lượng tiền gửi và mức độ đầu tư trong danh mục cho vay sẽ dẫn đến 6,8% đối với các khoản cho vay và 3,18% đối với các khoản ứng trước. Hai biến số vĩ mô là GDP và tỷ giá cũng có mối quan hệ thuận chiều với khối lượng tín dụng nghĩa là khi GDP và tỷ giá tăng lên sẽ làm cho các ngân hàng tăng cho vay nền kinh tế. Mặc dù về lý thuyết các nhân tố lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ thanh khoản tăng sẽ làm giảm khối lượng tín dụng nhưng mô hình lại cho ra kết quả ngược lại: mỗi 1% tăng của lãi suất cho vay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ thanh khoản tiền mặt của các ngân hàng thương mại sẽ làm cho khối lượng tín dụng tăng 0,9%; 0,12% và 0,04% tương ứng. Hiện tượng này được lý giải là do các ngân hàng chiếm thị phần áp đảo tại thị trường tín dụng của Nigeria, và thêm vào đó với mối quan hệ lâu năm giữa ngân hàng và các khách hàng làm cho khách hàng bỏ qua việc tăng chi phí khi lãi suất cho vay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ thanh khoản tăng. Guo, Kai và Stepanyan, Vahram (2011) cũng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM tại 38 nước có nền kinh tế mới nổi trong giai đoạn 2001-2010 (từ Quý 1 năm 2001 đến Quý 2 năm 2010). Các tác giả đã tập trung nghiên cứu về các yếu tố bên cung tín dụng. Kết quả của nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng tiền gửi, tốc độ tăng trưởng GDP trong quá khứ, tốc độ gia tăng nợ có tác động cùng chiều với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Hơn thế nữa, nhóm tác giả cũng đã tìm ra nhân tố ảnh hưởng chặt chẽ và ngược chiều với tốc độ tăng trưởng tín dụng, đó là tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu gia tăng sẽ làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng, nhất là khả năng cung ứng tín dụng và các quyết định cho vay của các ngân hàng. Khi tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng, các ngân hàng sẽ thận trọng hơn với hoạt động cho vay của mình, vì nếu quản lý không tốt thì sẽ gây thiệt hại cho ngân hàng. Nghiên cứu của Ivanovic (2015) đã cho thấy tỷ lệ nợ xấu có ảnh hưởng tiêu cực đến TTTD: nợ xấu tăng lên 1% thì TTTD giảm 0,48%.
  19. 17 Các nghiên cứu về Tăng trưởng tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến TTTD ở các quốc gia trên thế giới đã đề cập đến nhiều yếu tố bao gồm cả vi mô và vĩ mô tác động đến TTTD của hệ thống ngân hàng từng quốc gia. Ta có thể thấy các yếu tố cơ bản được chỉ ra tác động đến TTTD của các ngân hàng như tiền gửi, dự trữ của các ngân hàng, thanh khoản, GDP, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa,...Đó cũng chính là những yếu tố gợi ý để xem xét khi nghiên cứu các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2008 đến 2019. 2.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước Không chỉ ở nước ngoài, tại Việt Nam cũng có một số công trình nghiên cứu về tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng và các nhân tố ảnh hưởng đến nó. Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến (2011) đã nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến TTTD của các NHTM tại Việt Nam. Bài phân tích sử dụng dữ liệu được tổng hợp từ 84 ngân hàng trong đó bao gồm cả 5 NHTM nhà nước, và 16 NHTM nước ngoài hoạt động tại Việt Nam trong thời gian Quý I, Quý II và Quý III năm 2011. Bằng mô hình hồi quy đa biến, hai tác giả đã đưa ra kết quả như sau: tốc độ tăng trưởng huy động vốn, khả năng thanh khoản có mối quan hệ thuận chiều với TTTD, trong khi đó chênh lệch lãi suất bình quân và TTTD có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. Sử dụng mô hình vector từ hồi quy VAR, nghiên cứu của Chu Khánh Lân (2012) đã đưa ra những tác động của CSTT và một số biến vĩ mô khác tới TTTD của các ngân hàng trong giai đoạn 2000-2010. Kết quả của mô hình cho thấy khi NHNN sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở để bơm tiền hoặc giảm tỷ lệ dữ trữ bắt buộc để tác động lượng tiền dự trữ của hệ thống ngân hàng sẽ làm tăng khối lượng tín dụng đối với nền kinh tế sau 2 tháng. Như vậy, thông qua các công cụ cụ thể, CSTT có tác động mạnh đến hoạt động TTTD của các NHTM tại Việt Nam. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Nhàn và các cộng sự (2014) đã sử dụng mô hình VAR để đo lường các tác động của CSTT đến TTTD tại các NHTM ở Việt Nam trong giai đoạn 2001-2012. Mô hình đã chỉ ra rằng mức cung tiền M2 và chênh lệch lãi suất kỳ hạn 6 tháng có tác động mạnh đến TTTD theo hướng cùng
  20. 18 chiều trong khi đó lãi suất chiết khấu, thâm hụt ngân sách lại có tác động ngược chiều với TTTD. Lương Thị Nga và Đào Thị Thu Hiền (2015) đã nhấn mạnh rằng lạm phát tăng khiến cho lợi nhuận thực mà người gửi tiền nhận được giảm xuống, từ đó khách hàng có xu hướng chuyển kênh đầu tư làm cho vốn huy động của ngân hàng giảm xuống, vì vậy khả năng cho vay của các ngân hàng giảm, kéo theo quy mô TTTD giảm. Tuy nhiên, xét về dài hạn nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi người dân, các doanh nghiệp, ngân hàng gần như đã thích nghi với lạm phát, cung cầu tín dụng sẽ trở về trạng thái cân bằng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2