intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:131

18
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu thực trạng cho vay của ngân hàng đối với các chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ KIM HOÀNG MỞ RỘNG CHO VAY THEO CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ KIM HOÀNG MỞ RỘNG CHO VAY THEO CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Văn Kiên TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  3. I TÓM TẮT LUẬN VĂN Chuỗi giá trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Vì vậy, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách để khuyến khích xây dựng và phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp. Một trong những chính sách có tác động trực tiếp đến chuỗi giá trị nông nghiệp đó là Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó có những ưu đãi riêng đối với chuỗi giá trị nông nghiệp. Ninh Thuận, là một tỉnh thuộc duyên hải miền trung, kinh tế phát triển chủ yếu trong ngành nông nghiệp, cũng đã triển khai thực hiện những chính sách ưu đãi của Chính phủ về chuỗi giá trị nông sản và đã đạt những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên trong thực tế, cho vay đối với lĩnh vực này vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến người cho vay cũng như người đi vay. Vì vậy, làm thế nào để các chuỗi giá trị trong nông nghiệp có thể tiếp cận một cách thuận lợi nhất đối với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng và ngân hàng phải làm thế nào để giải quyết được vấn đề tài chính cho các khâu trong chuỗi giá trị là một vấn đề rất cần thiết hiện nay nhằm góp phần phát triển hiệu quả chuỗi giá trị trong nông nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam nói chung và của tỉnh Ninh Thuận nói riêng. Để giải quyết các vấn đề thực tiễn trên, luận văn đã hệ thống cơ sở lý luận về chuỗi giá trị, cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp trong và ngoài nước để làm nền tảng nghiên cứu và dựa trên việc tổng hợp các số liệu, thông qua phân tích thực trạng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận trong giai đoạn 2011-2015, luận văn đã tìm ra những mặt còn hạn chế trong cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp tại tỉnh Ninh Thuận và đưa ra các giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp. Đồng thời luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị đối với các cấp, ngành có liên quan để hoạt động cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp ngày càng hiệu quả hơn.
  4. II LỜI CAM ĐOAN Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Kim Hoàng
  5. III LỜI CẢM ƠN Để có được kết quả nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, trong thời gian thực hiện đề tài tôi luôn nhận được sự hướng dẫn tận tình của Quý Thầy Cô, sự ủng hộ của gia đình và sự hỗ trợ nhiệt tình của bạn bè và đồng nghiệp. Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu Trường Đại học Ngân hàng – Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức khóa học để tôi có cơ hội tham gia học tập và nghiên cứu khoa học. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Phạm Văn Kiên, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này. Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong trường đã truyền đạt lại cho tôi những kiến thức bổ ích để tôi có thể thực hiện được nghiên cứu này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè và các anh chị đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh. Xin trân trọng cảm ơn! Học viên nghiên cứu Nguyễn Thị Kim Hoàng
  6. IV MỤC LỤC TÓM TẮT LUẬN VĂN ......................................................................................................... I LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. II LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... III DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................ VIII DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................... IX DANH MỤC HÌNH .............................................................................................................. X PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 1. Giới thiệu ........................................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................... 1 1.2. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 2 2. M ục tiêu của đề tài ........................................................................................................... 4 2.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................................... 4 2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................... 4 3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................... 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 5 4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 5 6. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................................ 6 7. Đóng góp của đề tài .......................................................................................................... 6 9. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu ..................................................................................... 7 CHƯƠNG 1 ........................................................................................................................... 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY THEO CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP1 1.1. Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị .......................................................................................... 1 1.1.1. Khái niệm chuỗi giá trị.......................................................................................... 1 1.1.2. Các mối liên kết của chuỗi giá trị ......................................................................... 5 1.1.2.1. Mối liên kết bên trong chuỗi giá trị .................................................................... 5 1.1.2.2. Mối liên kết dọc trong chuỗi giá trị..................................................................... 6 1.2. Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị nông nghiệp ..................................................................... 6 1.2.1. Khái niệm chuỗi giá trị nông nghiệp ..................................................................... 6 1.2.2. Các dạng chuỗi giá trị nông nghiệp ...................................................................... 7 1.2.2.1. Chuỗi giá trị nông sản giản đơn ......................................................................... 8 1.2.2.2. Chuỗi giá trị nông sản mở rộng .......................................................................... 8 1.2.3. Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp .................................................. 9
  7. V 1.3. Cơ sở lý luận về cho vay chuỗi giá trị .......................................................................... 13 1.3.1. Khái niệm cho vay của ngân hàng thương mại ................................................... 13 1.3.2. Khái niệm cho vay chuỗi giá trị .......................................................................... 13 1.3.3. Các hình thức cho vay chuỗi giá trị .................................................................... 15 1.3.3.1. Cho vay trong bội bộ chuỗi giá trị ....................................................................... 15 1.3.3.2. Cho vay từ các nguồn bên ngoài chuỗi giá trị .................................................... 22 1.4. Cơ sở lý luận về mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp ............................... 23 1.4.1. Khái niệm, phương thức mở rộng hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại ... 23 1.4.2. Mở rộng tín dụng đối với chuỗi giá trị nông nghiệp ........................................... 24 1.4.3. Vai trò của ngân hàng đối với chuỗi giá trị nông nghiệp .................................... 24 1.4.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng ngân hàng đối với chuỗi giá trị nông nghiệp .................................................................................................................. 25 1.4.4.1. Nhóm nhân tố về đặc điểm của các tác nhân tham gia chuỗi ........................... 26 1.4.4.2. Nhóm nhân tố về đặc điểm của ngân hàng thương mại .................................... 26 1.4.4.3. Nhóm nhân tố về chính sách của Nhà nước ...................................................... 26 1.4.4.4. Nhóm các nhân tố khác ..................................................................................... 27 1.4.5. Ý nghĩa của việc mở rộng cho vay đối với chuỗi giá trị nông nghiệp ................ 27 1.5. Cơ sở thực tiễn hoạt động cho vay đối với chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp .......... 29 1.5.1. Kinh nghiệm thực tiễn về cho vay đối với chuỗi giá trị sản phẩm Nông nghiệp của một số nước trong khu vực ................................................................................. 29 1.5.2. Kinh nghiệm thực tiễn về cho vay đối với chuỗi giá trị sản phẩm Nông nghiệp của một số tỉnh ở Việt Nam ....................................................................................... 36 1.5.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ninh Thuận ....................................................... 39 Kết luận chương 1 ................................................................................................................ 42 CHƯƠNG 2 .......................................................................................................................... 43 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN ............................................................................. 43 2.1. Tổng quan về nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận ................................................................ 43 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Ninh Thuận.................................................... 43 2.1.2. Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận ................................. 44 2.2.1. Các dạng chuỗi giá trị nông sản tại Ninh Thuận................................................... 45 2.2.1.1. Chuỗi sản phẩm nông sản đặc thù của tỉnh .......................................................... 45 2.2.1.2. Chuỗi giá trị nông sản khác .................................................................................. 47 2.2.2. Nhu cầu vốn của các tác nhân tham gia chuỗi và kênh tiêu thụ ........................... 49 2.2.2.1. Nhu cầu vốn của các tác nhân tham gia chuỗi ..................................................... 49 2.3. Thực trạng cho vay đối với chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ....................... 52
  8. VI 2.3.1. Các chính sách của Nhà nước về tín dụng phát triển chuỗi giá trị trong nông nghiệp. ............................................................................................................................. 52 2.3.2. Thực trạng cho vay đối với các chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. ................................................................................................................. 53 2.3.2.1. Cho vay của các ngân hàng thương mại .............................................................. 53 2.3.2.2. Nguồn vốn tài trợ từ Quỹ cạnh tranh doanh nghiệp ............................................. 62 2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay đối với chuỗi giá trị nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận. ........................................................................................................... 65 2.4.1. Nhóm nhân tố về đặc điểm của các tác nhân tham gia chuỗi ............................... 65 2.4.1.1. Các doanh nghiệp/hộ kinh doanh đầu mối ........................................................... 66 2.4.1.2. Hộ nông dân tham gia chuỗi giá trị ...................................................................... 67 2.4.2. Nhóm nhân tố về đặc điểm của ngân hàng thương mại ........................................ 71 2.4.2.1. Công tác tổ chức của Ngân hàng.......................................................................... 71 2.4.2.2. Chất lượng nhân sự............................................................................................... 71 2.4.2.3. Chính sách cho vay ............................................................................................... 72 2.4.3. Nhóm nhân tố về chính sách của Nhà nước.......................................................... 72 2.4.4. Các nhân tố khác ................................................................................................... 73 2.4.4.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................. 73 2.4.4.2. Thị trường tiêu thụ ................................................................................................ 74 2.4.4.3. Các yếu tố khác ..................................................................................................... 74 2.5. Đánh giá thực trạng cho vay đối với các chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. ........................................................................................................................... 75 2.5.1. Những kết quả đạt được ........................................................................................ 75 2.5.2. Nguyên nhân của những kết quả đạt được. ........................................................... 79 2.5.3. Những khó khăn, hạn chế ..................................................................................... 79 2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn ......................................................... 84 Kết luận chương 2 ................................................................................................................ 85 CHƯƠNG 3 ......................................................................................................................... 87 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY CHUỖI GIÁ TRỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN ............................................................................................................................... 87 3.1. Định hướng của cơ chế, chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn .................. 87 3.2. Định hướng phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ............................... 87 3.2.1. Định hướng chung ................................................................................................ 87 3.2.2. Định hướng chi tiết đối với các nhóm ngành hàng ............................................... 88 3.3. Định hướng phát triển tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận ..................................................................................................... 89
  9. VII 3.4. Các giải pháp mở rộng cho vay của ngân hàng đối với chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận ..................................................................................................... 90 3.4.1. Giải pháp đối với nhóm nhân tố về chính sách của Nhà nước ............................. 91 3.4.2. Giải pháp đối với nhóm nhân tố liên quan đến các ngân hàng thương mại .......... 94 3.4.3. Giải pháp đối với nhóm nhân tố về đặc điểm của các tác nhân tham gia chuỗi ... 95 3.5. Một số kiến nghị để mở rộng cho vay chuỗi giá trị nông nghiệp ................................. 98 3.5.1. Đối với Chính phủ ................................................................................................ 98 3.5.2. Đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam ............................................................... 99 3.5.3. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận........................................................... 99 Kết luận chương 3 .............................................................................................................. 100 KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 103 PHỤ LỤC
  10. VIII DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa từ Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn BIDV Ngân hàng Đầu tự và Phát triển DNTN Doanh nghiệp tư nhân HKD Hộ kinh doanh IFAD Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế NLTS Nông lâm thủy sản NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NGOs Những tổ chức phi chính phủ NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại PCU Ban điều phối Dự án hỗ trợ Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn Quỹ CBG Quỹ Tài trợ cạnh tranh doanh nghiệp TCTD Tổ chức tín dụng UBND Ủy ban nhân dân
  11. IX DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang Bảng 2.1 Các đặc điểm nông dân tham gia chuỗi giá trị ở Ninh Thuận 58 Bảng 2.2 Trần lãi suất vào 5 lĩnh vực ưu tiên và giảm tỷ lệ dự trữ bắt 62 buộc với NHTM có tỷ trọng dự nợ cao trong cho vay nông nghiệp Bảng 2.3 Chi tiết về các dự án chuỗi giá trị nông nghiệp được vay vốn 66 theo Nghị quyết 14/NQ-CP Bảng 2.4 Doanh số cho vay chuỗi giá trị nông nghiệp theo Nghị quyết 67 14/NQ-CP Bảng 2.5 Nguồn vốn tài trợ của Quỹ CBG đối với các dự án thuộc chuỗi 74 giá trị tỉnh Ninh Thuận Bảng 2.6 Khả năng hạch toán và năng lực hoạt động của hộ nông dân 78 Bảng 3.1 Định hướng đầu tư tín dụng tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016- 101 2020
  12. X DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang Hình 1.1 Sơ đồ chuỗi giá trị của M. Porter 2 Hình 1.2 Mô hình chuỗi giá trị đơn giản 3 Hình 1.3 Mô hình chuỗi giá trị ngành lâm nghiệp 4 Hình 1.4 Mô hình chuỗi giá trị nông sản giản đơn 9 Hình 1.5 Chuỗi giá trị nông sản mở rộng 9 Hình 1.6 Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị nông sản mở rộng 11 Hình 1.7 Mối quan hệ của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị nông 17 nghiệp Hình 1.8 Mối quan hệ giữa người nông dân và các nhân tố trong chuỗi 17 không mở rộng tài chính Hình 1.9 Mối quan hệ giữa người nông dân và các nhân tố trong chuỗi 18 mở rộng tài chính Hình 1.10 Các bên tham gia và các giao dịch trong mô hình tín dụng 19 thương nhân Hình 1.11 Các bên tham gia và các giao dịch trong mô hình hợp đồng bao 20 tiêu Hình 1.12 Các bên tham gia và các giao dịch trong mô hình biên nhận lưu 22 kho Hình 2.1 Cơ cấu tổng sản phẩm GDP phân theo ba khu vực kinh tế 46 Hình 2.2 Giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 48 2011-2015 Hình 2.3 Sơ đồ chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp đặc thù tỉnh Ninh 55 Thuận Hình 2.4 Sơ đồ chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận 56 Hình 2.5 Tỷ trọng Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn các NHTM 63 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2016 Hình 2.6 Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông 64 thôn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011-2015
  13. XI Hình 2.7 Dư nợ cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp của các NHTM 67 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận Hình 2.8 Sơ đồ Quy trình cho vay thí điểm chuỗi giá trị nông nghiệp 69 Hình 2.9 Sơ đồ Quy trình tài trợ chuỗi giá trị của Quỹ CBG 73 Hình 2.10 Tỷ lệ loại hình các tổ chức tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp 76 tỉnh Ninh Thuận Hình 2.11 Trình độ học vấn của nông dân tham gia chuỗi giá trị nông 77 nghiệp ở Ninh Thuận Hình 2.12 Khả năng tiếp cận nguồn vốn của nông dân từ các loại hình tín 79 dụng
  14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm qua, ngành nông nghiệp Việt Nam từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả sản xuất nông nghiệp không ngừng nâng cao; bảo đảm vững chắc an ninh lương thực. Tuy nhiên, nông nghiệp nước ta vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập, quy mô sản xuất vẫn còn nhỏ, lẻ, thiếu liên kết; mô hình cánh đồng mẫu lớn mặc dù được tạo điều kiện nhưng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ. Trong bối cảnh hiện nay, ngành nông nghiệp đang tiến triển theo hướng hiện đại, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp giá trị cao đã thúc đầy sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Vì thế, sự liên kết trong sản xuất nông nghiệp được xem làm một mô hình đúng đắn cho sự phát triển của ngành nông nghiệp (Ngân hàng Thế giới, 2008). Theo Kaplinsky & Morris (2000) chuỗi giá trị là toàn bộ các hoạt động cần thiết để mang lại một sản phẩm hay dịch vụ từ lúc hình thành, qua các giai đoạn sản xuất khác nhau bao gồm tập hợp các quá trình biến đổi vật lý và đầu vào của các dịch vụ nhà sản xuất khác nhau để cung cấp cho người tiêu dùng cuối cùng và xử lý cuối cùng sau khi sử dụng, bao gồm cả các liên kết nhiều chiều. Đặc trưng cơ bản của chuỗi giá trị là sự hợp tác tập trung vào thị trường. Chuỗi giá trị có thể nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, giảm thời gian cần thiết nhằm đáp ứng những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng, tạo ra cách để quản lý rủi ro. Chuỗi giá trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Từng người nông dân hoặc các tổ hợp tác, hợp tác xã nhỏ lẻ không thể tự mình thực hiện được chuỗi sản xuất và tiêu thụ nông sản mà cần phải có mô hình liên kết giữa các nông hộ - tổ chức của nông dân - các doanh nghiệp thì mới có thể đủ năng lực để hình thành chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu, đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế. Trước đây, cấp tín dụng cho sản xuất nông nghiệp thường chỉ cho các hộ sản xuất độc lập và riêng biệt, do đó, các sản phẩm tài chính còn hạn chế cả về số lượng và phạm vi. Theo Hiệp hội tín dụng nông nghiệp, nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APPRACA) cho vay theo chuỗi giá trị gần đây đã được coi là phương pháp được ưu tiên để giảm thiểu rủi ro, giảm chi phí cho vay cho nông nghiệp và cuối cùng nhận
  15. 2 được nguồn tài chính chính thức cho lĩnh vực này. Bên cạnh đó, cho vay theo chuỗi giá trị đã tạo ra động lực cho các định chế tài chính để phát triển các sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu của chuỗi giá trị (Miller và Jones, 2010) Thực hiện nhiệm vụ của ngành ngân hàng trong triển khai Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” của Chính phủ, ngày 28/5/2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định 1050/QĐ-NHNN về chương trình thí điểm cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ nhằm khuyến khích các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Quyết định 1050/QĐ-NHNN đã tạo một kênh tín dụng riêng cho các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với nhiều cơ chế cho vay đặc thù. Sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trong đó có những ưu đãi đối với chuỗi sản phẩm nông nghiệp. Chính sách là thế, tuy nhiên, trong thực tế, cho vay đối với lĩnh vực này vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến người cho vay cũng như người đi vay. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để các chuỗi giá trị trong nông nghiệp có thể tiếp cận một cách thuận lới nhất đối với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng và ngân hàng phải làm thế nào để giải quyết được vấn đề tài chính cho các khâu trong chuỗi giá trị đồng thời đáp ứng được tất cả các yêu cầu của chủ thể tham gia chuỗi. Vì vậy, dựa trên các cơ sở lý thuyết về chuỗi giá trị, cho vay theo chuỗi giá trị và các chương trình cho vay phát triển nông nghiệp, cho vay đối với các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp,... của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đồng thời căn cứ thực tiễn để đưa ra những giải pháp nhằm mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp là một vấn đề rất cần thiết hiện nay nhằm góp phần phát triển hiệu quả chuỗi giá trị trong nông nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, là một vùng đất có khí hậu khô hạn, không có nhiều tài nguyên cũng như tiềm năng để phát triển các ngành công nghiệp vì vậy nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, theo Niên giám thống kê năm 2015 của tỉnh Ninh Thuận, ngành nông nghiệp
  16. 3 Ninh Thuận đóng góp 34,9% tổng GDP, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho 63,8% dân cư và 44,8% lực lượng lao động của tỉnh. Mặc dù là địa phương có thời tiết, khí hậu không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhưng tỉnh Ninh Thuận đã rất nỗ lực để phát triển nông nghiệp và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực, xuất hiện nhiều mô hình liên kết với doanh nghiệp từ sản xuất đến tiêu thụ theo chuỗi giá trị ở một số sản phẩm như: nho, táo, tỏi, mía đường, giống cây trồng,... Ngân hàng Ninh Thuận đã có nhiều đóng góp cho những thành tựu đó thông qua việc triển khai tích cực các chính sách tín dụng nhằm định hướng ưu tiên dòng vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận ngày càng tăng qua các năm, tỷ trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn luôn chiếm hơn 26% trong tổng dư nợ trên địa bàn, điều đó cho thấy, ngành Ngân hàng Ninh Thuận đã triển khai thực hiện tốt chủ trương của nhà nước về ưu tiên hướng dòng vốn tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn. Bảng 1. Cho vay nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2010-2016 ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng dự nợ tỉnh Ninh Thuận 4.870 5.890 7.066 8.014 9.805 12.480 14.809 Cho vay Nông nghiệp nông thôn 1.753 1.965 2.202 2.364 2.644 3.394 4.236 Tỷ trọng Cho vay Nông nghiệp nông thôn so với tổng dư nợ 36,00% 33,36% 31,16% 29,50% 26,97% 27,20% 28,60% Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận và tổng hợp của tác giả Tuy nhiên, trong cho vay nông nghiệp nông thôn, chương trình cho vay liên kết theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận theo Quyết định 1050/QĐ-NHNN ngày 03/5/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và theo Nghị
  17. 4 định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ còn khá “khiêm tốn”. Trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được nhiều mô hình liên kết theo chuỗi giá trị ở một số sản phẩm đặc thù như: nho, táo, tỏi,... tuy nhiên, đến nay chỉ có hai dự án: Dự án đầu tư vùng nguyên liệu mía cây của Công ty CP Mía đường Phan Rang và Dự án liên kết sản xuất giống cây trồng của Công ty CP giống cây trồng Nha Hố được vay vốn theo Quyết định 1050/QĐ-NHNN với doanh số cho vay lũy kế từ đầu chương trình (tháng 10/2014) đến khi kết thúc là (tháng 11/2016) 102,5 tỷ đồng. Câu hỏi đặt ra là vì sao chưa có nhiều dự án sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị tại Ninh Thuận được vay vốn? Do các tổ chức tín dụng trên địa bàn không “mặn mà” với chương trình tín dụng này hay do các dự án chưa đáp ứng yêu cầu của ngân hàng? Vậy các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc cho vay theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh? Để trả lời cho những câu hỏi này cần có một nghiên cứu tổng quan để nhận diện được nguyên nhân làm hạn chế việc cho vay theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, từ đó có những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển việc cho vay theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp, góp phần phát triển các chuỗi sản phẩn nông nghiệp, xây dựng được thương hiệu cho các nông sản chủ lực của tỉnh Ninh Thuận. Xuất phát từ nhận thức nói trên, tôi đã chọn đề tài “Mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận” cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. M ục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu thực trạng cho vay của ngân hàng đối với các chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan tới chuỗi giá trị, chuỗi giá trị trong nông nghiệp và cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp. - Đánh giá thực trạng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
  18. 5 3. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau: - Hoạt động cho vay của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đối với các chuỗi giá trị nông nghiệp đang diễn ra như thế nào? - Các ngân hàng cần có những giải pháp nào để mở rộng cho vay theo các chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn pháp tỉnh Ninh Thuận? - Các chủ thể tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp cần làm gì để được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu về không gian: nghiên cứu được thực hiện tại 07 Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 03 Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: nghiên cứu những thành tựu, hạn chế của ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011-2015; nghiên cứu số liệu tín dụng nông nghiệp của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận từ năm 2011 đến năm 2015, số liệu về cho vay theo chuỗi giá trị từ năm 2014 (thời điểm NHNN ban hành chương trình thí điểm cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp) đến năm 2016. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính - Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu trong hoạt động qua các báo cáo tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), báo cáo của Chi nhánh các Ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, báo cáo của các Sở, Ngành có liên quan, niên giám thống kê tỉnh qua các năm,... so sánh số tương đối, tuyệt đối kết hợp dùng đồ thị để biểu diễn những chỉ tiêu. - Tổ chức khảo sát 184 nông dân ở các huyện thuộc phạm vi nghiên cứu để có những đánh giá khách quan về những đặc tính của nông dân làm ảnh hưởng đến khả
  19. 6 năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của hộ nông dân tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp. - Khảo sát 50 cán bộ tín dụng của 03 NHTM Nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận (Agribank, BIDV, Vietinbank) có tham gia cho vay nông nghiệp. - Tham vấn ý kiến của các chuyên gia là lãnh đạo trong lĩnh vực tài chính, tín dụng, nông nghiệp tại tỉnh như: Giám đốc, Phó giám đốc các NHTM, lãnh đạo các sở, ngành có liên quan như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến Công, Trung tâm Khuyến nông,... để có những đánh giá về những yếu tổ ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng đối với những tác nhân tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp. Đây chính là cơ sở để tác giả đánh giá thực trạng, hoàn thiện giải pháp cho luận văn. 6. Nội dung nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu cuối cùng của đề tài, trả lời được các câu hỏi nghiên cứu, đề tài đưa ra hướng giải quyết một số nội dung cụ thể sau: Nghiên cứu tổng quan: tham khảo các nghiên cứu trước có liên quan đến nội dung cho vay theo chuỗi giá trị. Tổng hợp cơ sở lý luận chung về cho vay theo chuỗi giá trị. Phân tích hoạt động cho vay đối với chuỗi giá trị nông nghiệp của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Qua đó đánh giá những kết quả đã đạt được, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó. Đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. 7. Đóng góp của đề tài Đề tài sẽ hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về mở rộng cho vay đối với chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đối với chuỗi giá trị nông nghiệp giai đoạn 2014-2016 và chỉ ra những mặt được, những tồn tại còn hiện hữu trong quá trình thực hiện. Qua đó, đề ra những giải pháp cho từng đối tượng nhằm mở rộng cho vay đối với chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. 8. Kết cấu luận văn
  20. 7 Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận văn nghiên cứu được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị và cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp. Chương 2: Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay đối với chuỗi giá trị nông nghiệp của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011- 2016. Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay đối với chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. 9. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu Trong thời gian qua đã có một số nghiên cứu khoa học đề cập đến vấn đề cho vay theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp, cụ thể: Thực hiện chính sách cho vay phát triển chuỗi sản phẩm nông nghiệp theo định hướng của Chính phủ qua hệ thống ngân hàng - một số vấn đề đặt ra, Khúc Thế Anh, Đào Thị Thu Trang (2015), Viện Ngân hàng Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân. Nghiên cứu đã đưa ra hai qua điểm của nước ngoài liên quan đến lý luận về cho vay chuỗi sản phẩm trong nông nghiệp: quan điểm của Rodolfo Quirós (2006) cho vay đối với chuỗi sản phẩm nông nghiệp là việc các tổ chức tín dụng hỗi trợ vốn và/hoặc các dịch vụ khác tới một mắc xích hoặc toàn bộ khâu sản xuất và cung ứng sản phẩm nông nghiệp của hộ sản xuất hoặc doanh nghiệp. Nghiên cứu đã cho rằng đây là quan điểm rộng nhất về cho vay đối với chuỗi sản phẩm nông nghiệp. Quan điểm của Hartwich và ctg (2010) khi nghiên cứu về hệ thống nông nghiệp của Nigieria đối với 9 sản phẩm nông nghiệp, cho rằng cho vay đối với các sản phẩm nông nghiệp là việc hệ thống ngân hàng tài trợ đối với một hệ thống các sản phẩm cần thiết cho đầu vào của ngành nông nghiệp. Nghiên cứu đã chỉ ra ưu và nhược điểm của quan điểm này. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra các quan điểm về cho vay đối với chuỗi sản phẩm ở Việt Nam và nhận định rằng các quan điểm này ở Việt Nam không thể hiện tính thống nhất ở chỗ không tách bạch được cho vay theo từng món và cho vay theo chuỗi sản phẩm. Tác giả nghiên cứu đã đánh giá những thuận lợi và khó khăn mà ngân hàng gặp phải khi cho vay theo chuỗi sản phẩm trong nông nghiệp, qua đó cho thấy sự cần thiết phải có một chính sách nhất định đối với chuỗi sản phẩm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2