intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng này tại Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng

  1. i TÓM TẮT LUẬN VĂN Trong thời buổi hội nhập và phát triển ngày nay, tái cơ cấu tất cả các ngành nghề theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một việc làm tất yếu, trong đó, trong đó việc ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp đã đạt được những kết quả nhất định. Với mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về nông nghiệp công nghệ cao cũng như tìm kiếm các giải pháp nhằm góp phần mở rộng tín dụng đối với lĩnh vực này, đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho đơn vị, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Mở rộng tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng”. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, tác giả đã tổng hợp nền tảng cơ sở lý thuyết và tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay nông nghiệp công nghệ cao tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, từ đó tìm ra các mặt được, mặt hạn chế và nguyên nhân từ đó có các giải pháp phù hợp, đồng thời tác giả cũng đưa ra một số đề xuất, kiến nghị lên cấp có thẩm quyền.
  2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: NGÔ QUANG VINH Sinh ngày: 01 tháng 01 năm 1983 – tại Hà Nội Quê quán: Xã Hà Hồi, huyện Thường Tín, TP Hà Nội. Hiện công tác tại: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Đơn Dương Lâm Đồng, là học viên cao học lớp CH16TN, khóa XVI của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Mã số học viên: 020116150061 Cam đoan đề tài: Mở rộng tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng. Là luận văn thạc sỹ chuyên ngành tài chính - ngân hàng Mã số 60 34 02 01 Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thế Bính Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi. TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 10 năm 2017 Ngô Quang Vinh
  3. iii LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng quý Thầy, Cô Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức vô cùng quý báu trong suốt thời gian qua và đặc biệt, để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn: - TS. Nguyễn Thế Bính – Người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. - Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Đơn Dương Lâm Đồng cùng các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc Ban lãnh đạo, quý Thầy, Cô thật nhiều sức khỏe, thật nhiều niềm vui và luôn thành công trong cuộc sống. Xin chân thành cảm ơn. Học viên Ngô Quang Vinh
  4. iv MỤC LỤC TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ ii LỜI CẢM ƠN................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................. ix DANH MỤC BẢNG.......................................................................................... x DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..................................................................................... xi GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI..................................................................................... 1 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TẠI NHTM .................. 8 1.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG. .................................. 8 1.1.1. Khái niệm, chức năng và vai trò của tín dụng ngân hàng. ...............8 1.1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng. ................................................ 8 1.1.1.2. Chức năng của tín dụng ngân hàng........................................... 8 1.1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng. ................................................ 9 1.1.2. Các nguyên tắc trong tín dụng ngân hàng......................................... 9 1.1.3. Phân loại tín dung ngân hàng. ........................................................... 10 1.1.3.1.Theo thời gian. ............................................................................ 10 1.1.3.2. Phương thức cho vay. ................................................................ 10 1.1.4. Quy trình nghiệp vụ tín dụng. ........................................................... 11 1.1.4.1. Thẩm định điều kiên vay vốn. .................................................... 11 1.1.4.2. Thẩm định dự án đầu tư............................................................. 11 1.1.4.3. Giải ngân và các nghiệp vụ sau khi giải ngân. ......................... 11 1.2. TỔNG QUAN VỀ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO. ..................... 12 1.2.1.Khái niệm: .......................................................................................... 12
  5. v 1.2.2. Đặc điểm của lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. ........................ 13 1.3. TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TẠI CÁC NHTM. ...................................................................................................... 15 1.3.1. Khái niệm tín dụng nông nghiệp công nghệ cao. ............................. 15 1.3.2. Tiêu chí đánh giá tín dụng nông nghiệp công nghệ cao. .................. 15 1.3.2.1. Chỉ tiêu phán ánh quy mô cho vay. ........................................... 16 1.3.2.2. Cơ cấu từng sản phẩm cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên tổng dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. ..... 16 1.3.2.3. Thị phần cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. ......... 17 1.3.2.4. Chỉ tiêu lợi nhuận từ cho vay. ................................................... 17 1.3.2.5. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu từ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. ................................................................................................. 17 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao. .............................................................................................................. 18 1.3.3.1. Các nhân tố khách quan ............................................................ 19 1.3.3.2. Các nhân tố chủ quan ................................................................ 20 1.3.4. Vai trò của tín dụng đối với phát triển nông nghiệp công nghệ cao . 23 Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................... 25 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG............ 26 2.1. TỔNG QUAN VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH LÂM ĐỒNG. .... 26 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. ...................................................... 26 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ ........................................................................ 26 2.1.3. Mạng lưới hoạt động, nguồn nhân lực: ............................................. 26
  6. vi 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng. ........................................................................................................... 27 2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG ............................................................................................ 28 2.3. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH LÂM ĐỒNG ............. 31 2.3.1. Tình hình dư nợ. ................................................................................ 31 2.3.1.1. Quy mô số lượng khách hàng .................................................... 31 2.3.1.2. Dư nợ cho vay và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay ................ 32 2.3.2. Cơ cấu dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao .......... 34 2.3.3. Thị phần dư nợ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ............................................................................................ 37 2.3.4. Lợi nhuận từ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Agribank Lâm Đồng. .................................................................................. 39 2.3.5. Tỷ lệ nợ xấu cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao............ 40 2.4. ĐÁNH GIÁ TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH LÂM ĐỒNG .......................... 41 2.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng ................................................ 41 2.4.1.1. Các nhân tố khách quan ............................................................ 41 2.4.1.2. Các nhân tố chủ quan ................................................................ 43 2.4.2. Kết quả đạt được ............................................................................... 47 2.4.2.1. Tình hình chung ......................................................................... 47 2.4.2.2. Kết quả cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ............ 47 2.4.3. Những thuận lợi, khó khăn về vốn đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao. ..................................................................................................... 49 2.4.3.1. Thuận lơi. ................................................................................... 49 2.4.3.2. Khó khăn. ................................................................................... 50 2.4.4. Những mặt hạn chế và nguyên nhân ................................................. 50
  7. vii 2.4.4.1. Những mặt hạn chế .................................................................... 50 2.4.4.2. Nguyên nhân. ............................................................................. 51 Kết luận chƣơng 2 .............................................................................................. 56 CHƢƠNG 3: MỞ RỘNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH LÂM ĐỒNG 68 3.1. ĐỊNH HƢỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TẠI LÂM ĐỒNG. ....................................................................... 57 3.1.1. Định hướng phát triển ....................................................................... 57 3.1.1.1. Định hướng chung. .................................................................... 57 3.1.1.2. Định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao. ................. 57 3.1.2. Mục tiêu phát triển nông nghiệp công nghệ cao. .............................. 59 3.1.2.1. Mục tiêu chung. ......................................................................... 59 3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................... 59 3.1.3. Mục tiêu, chiến lược phát triển của Agribank CN Lâm Đồng .......... 60 3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH LÂM ĐỒNG. 61 3.2.1. Nhóm giải pháp về quy trình, chính sách tín dụng ........................... 61 3.2.2. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực. ................................................. 62 3.2.3. Nhóm giải pháp về thông tin tín dụng .............................................. 64 3.2.4. Nhóm giải pháp về nền tảng công nghệ, mạng lưới giao dịch ......... 64 3.2.5. Nhóm giải pháp về Chính sách marketing ........................................ 65 3.3. NHỮNG KIẾN NGHỊ ................................................................................ 66 3.3.1. Kiến nghị với nhà nước, chính phủ, bộ ngành liên quan. ................. 66 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước. ................................................. 68 3.3.3. Kiến nghị với Agribank. ................................................................... 68 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................................. 70 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 71
  8. viii TÀI LIỆU THAM KHẢO. ................................................................................ 73
  9. ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Agribank Lâm Đồng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển BIDV Việt Nam CNC Công nghệ cao Hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng của IPCAS Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của chính NĐ55 phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn NHNN Ngân hàng Nhà Nước NHTM Ngân hàng thương mại NNCNC Nông nghiệp công nghệ cao NoNT Nông nghiệp nông thôn NoCNC Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Sacombank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Thương tín TCTD Tổ chức tín dụng VCB Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam Vietinbank Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam
  10. x DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh chủ yếu tại Agribank Lâm Đồng giai đoạn 2014-2016 ....................................................................................... 27 Bảng 2.2: Doanh số cho vay trong lĩnh vực tại Agribank Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2016 .............................................................................................................. 28 Bảng 2.3: Tổng hợp nguồn vốn thực hiện Chương trình nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2014 – 2016 ............................................................................... 30 Bảng 2.4: Số lượng khách hàng vay vốn tại Agribank Lâm Đồng ................. 31 Bảng 2.5: Dư nợ cho vay tại Agribank Lâm Đồng.......................................... 33 Bảng 2.6: Tỷ trọng dư nợ cho vay tại Agribank Lâm Đồng ........................... 33 Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo thời hạn cho vay ....................................................................................................... 35 Bảng 2.8: Dư nợ bình quân một khách hàng ................................................... 35 Bảng 2.9: Dư nợ của các TCTD trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014- 2016 .......................................................................................................................... 37 Bảng 2.10: Dư nợ nông nghiêp ứng dụng công nghệ cao của các TCTD trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014-2016 .......................................................... 38 Bảng 2.11: Chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra ............................................... 39 Bảng 2.12: Tỷ lệ thu lãi cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ........ 40 Bảng 2.13: Tỷ lệ nợ nợ xấu cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao .. 40 Bảng 2.14: Cơ cấu nguồn vôn huy động tại Agribank Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2016 .............................................................................................................. 44 Bảng 2.15: Dư nợ theo cán bộ tín dụng tại Agribank Lâm Đồng giai đoạn 2014-2016................................................................................................................. 45
  11. xi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Diện tích cây trồng ứng dụng công nghệ cao đến 31/12/2016 ... 29 Biểu đồ 2.2: Giá trị sản xuất nông nghiệp tại Lâm Đồng giai đoạn 2012–2016 .................................................................................................................................. 29 Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng số khách hàng vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Agribank Lâm Đồng ........................................................................................... 32 Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ tăng số lượng khách hàng và dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Agribank Lâm Đồng ................................................... 34 Biểu đồ 2.5: Cơ cấu dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo ngành nghề ............................................................................................................... 36 Biểu đồ 2.6: Cơ cấu dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo đối tượng sản xuất .................................................................................................... 36 Biểu đồ 2.7: Thị phần dư nợ của các TCTD trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2016 ..................................................................................................... 38 Biểu đồ 2.8: Tốc độ tăng trưởng GRDP trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2016 .............................................................................................................. 41 Biểu đồ 2.9: Cơ cấu các khu vực trong tổng sản phẩm trên địa bàn Lâm Đồng giai đoan 2014 – 2016 .............................................................................................. 42
  12. 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1. GIỚI THIỆU Lâm Đồng là một tỉnh Nam Tây nguyên, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 300km; diện tích tự nhiên 9.773,5 km2 với độ rừng che phủ hơn 61% diện tích, dân số trên 1,2 triệu người với trên 40 dân tộc khác nhau, trong đó có 286 ngàn người dân tộc thiểu số (chiếm 24% dân số); có 12 đơn vị hành chính cấp huyện nằm trải dài từ độ cao 250m đến 1.600m so với mực nước biển điều này tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật. Với những điều kiện tự nhiên ưu đãi, tỉnh Lâm Đồng có tiềm năng phát triển ngành trồng và chế biến nông – lâm sản, đặc biệt các cây trồng như chè, cà phê, rau, hoa, cây dược liệu sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao; có thế mạnh nuôi cá nước lạnh, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm; trồng rừng, khai thác, chế biến các sản phẩm từ rừng trồng. Từ những năm 1990, Lâm Đồng đã xác định nông nghiệp công nghệ cao là một trong những đột phá phát triển; nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được hình thành và hoạt động có hiệu quả. Chính phủ cũng đã có những chính sách ưu đãi đặc biệt đối với riêng Lâm Đồng như Quyết định 575/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Lâm Đồng được quy hoạch cả khu và vùng nông nghiệp công nghệ cao. Ngoài các chính sách chung, thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận sẽ được thí điểm xây dựng các mô hình “làng xanh”, các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ được miễn thuế nhập khẩu, trang thiết bị, vật tư để xây dựng nhà kính, nhà lưới sản xuất rau, hoa ứng dụng công nghệ cao mà trong nước chưa sản xuất được. Đứng trước những thuận lợi đó, trong thời gian vừa qua nông nghiệp công nghệ cao đã trở thành chương trình kinh tế trọng tâm, mang lại hiệu quả kính tế cao cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, giúp cho ngành nông nghiệp đóng góp tới 46% GDP toàn tỉnh và chiếm 80% giá trị xuất khẩu của tỉnh. Ngành nông nghiệp Lâm Đồng phát triển với mục tiêu nâng cao năng suất, sản lượng, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm; tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tiến hành chuyển
  13. 2 đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi sang những đối tượng có ưu thế cạnh tranh của tỉnh; hình thành những vùng chuyên canh tập trung chè, cà phê, rau, hoa với quy mô lớn. Việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong những năm qua, mặc dù đã có những bước phát triển mạnh, tuy nhiên đến nay, sự phát triển vẫn chưa thật sự ổn định, mức độ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh sẵn có. Có rất nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân về nguồn vốn đầu tư, việc đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao cần rất nhiều vốn trong khi nguồn vốn tư có của người dân chỉ đáp ứng được một phần, đây có thể coi là một cơ hội để các tổ chức tín dụng trên địa bàn có thể đầu tư vào ngành được coi là kinh tế chủ lực của Lâm Đồng. Nhận thấy tầm quan trọng của việc đầu tư tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, tôi chọn đề tài: “Mở rộng tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng” làm đề tài nghiên cứu. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu tổng quát: Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng này tại Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng. 2.2. Mục tiêu cụ thể: 1) Làm rõ các lý luận về tín dụng ngân hàng phát triển nông nghiệp công nghệ cao; 2) Đánh giá thực trạng tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2013 – 2016; 3) Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng; 4) Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm mở rộng tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
  14. 3 1) Câu hỏi tổng quát: Cần thực hiện những giải pháp và chính sách gì để mở rộng hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Agribank chi nhánh Lâm Đồng? 2) Câu hỏi cụ thể:  Tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao có những đặc điểm và tính chất gì? Những tiêu chí đánh giá mở rộng hoạt động tín dụng này?  Hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng đã được thực hiện như thế nào trong thời gian qua?  Những thuận lợi và khó khăn đối với Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng trong hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao?  Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng và khách hàng thuộc nhóm tín dụng này cần làm gì để mở rộng loại hình tín dụng này trong thời gian tới?  Những chính sách của Nhà nước, ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương cần thực hiện để tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Agribank chi nhành Lâm Đồng? 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: tín dụng ngân hàng phát triển nông nghiệp công nghệ cao. - Phạm vị nghiên cứu: tín dụng dành cho nông nghiệp công nghệ cao tại Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn 2014 – 2016. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1) Nghiên cứu dựa trên phương pháp định tính 2) Nguồn dữ liệu:  Dữ liệu thứ cấp, bao gồm:  Khung lý luận về tín dụng ngân hàng phát triển nông nghiệp công nghệ cao được tổng hợp từ các tài liệu về tín dụng ngân hàng, các văn bản pháp quy của Nhà nước, ngân hàng nhà nước;
  15. 4  Các dữ liệu về hoạt động nông nghiệp công nghệ cao: Các báo cáo của Sở Nông nghiệp & PTNT; Sở Công Thương; Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng;  Các dữ liệu về tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng; Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Lâm Đồng;  Dữ liệu sơ cấp:  Sử dụng phương pháp phỏng vấn với đối tượng phỏng vấn là cán bộ tín dụng của Agribank, các khách hàng trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao có nhu cầu và có quan hệ tín dụng với Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng về các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng này. 6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1) Tổng hợp lý luận chung về tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao; 2) Đánh giá thực trạng tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng; 3) Phân tích những những thuận lợi, khó khăn cũng như nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trong hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tai Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng; 4) Xây dựng các nhóm giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động tin dụng này cho Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới. 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Đứng trước cơ hội đầu tư tín dụng vào lĩnh vực được coi là thế mạnh về kinh tế của địa phương là nông nghiệp công nghệ cao, đồng thời đây cũng là lĩnh vực mà các NHTM trên địa bàn đang ra tăng sự canh tranh do hiệu quả đầu tư cao, đồng thời rủi ro tín dụng khi đầu tư vào lĩnh vực này lại thấp. Luận văn này trình bày sự cần thiết phải mở rộng tín dụng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tại Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng. Những đóng góp mà đề tài mang lại: 1) Về lý luận: Nghiên cứu góp phần hệ thống hoá các lý luận về tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam hiện nay. 2) Về thực tiễn: Kết quả của nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học cho Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung hoạch định chiến lược phát triển loại hình tín dụng này, một mặt, giúp phát triển hoạt động
  16. 5 kinh doanh của ngân hàng, mặt khác, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay. 8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU Có khá nhiều công trình nghiên cứu về những giải pháp nhằm mở rộng tín dụng trong ngân hàng thương mại. Có thể kể đến một số nghiên có liên quan tới đề tài như: - Trương Hoàng Lương (2010), Giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp – nông thôn tỉnh Kiên Giang, luân án tiến sĩ, trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. Tác giả đã đưa ra 2 nhóm giải pháp chính để mở rộng được tín dụng ngân hàng là: Nhóm những giải pháp ở cấp độ quản lý, Nhóm những giải pháp ở cấp độ các NHTM. Những giải pháp ở cấp độ NHTM bao gồm: Giải pháp về sản phẩm dịch vụ, giải pháp về hoạt động marketing, giải pháp về mở rộng mạng lưới và kênh phân phối, giải pháp về quy trình và thủ tục cho vay, giải pháp về quản lý điều hành và phát triển nguồn nhân lực, giải pháp hỗ trợ (hiện đại hóa công nghệ, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra – kiểm soát, tăng cường xử lý nợ xấu). - Nguyễn Văn Tuấn (2015), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, luận án tiến sĩ, trường Đại học Ngân Hàng thành phố Hồ Chí Minh. Theo tác giả thì 9 nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trong ngân của ngân hàng bao gồm: Chính sách tín dụng; Quy trình, quy chế tín dụng; Công tác tổ chức; Chất lượng nhân sự; Năng lực quản trị; Trang thiết bị công nghệ; Thông tin tín dụng; Kiểm tra và kiểm soát nội bộ; Huy động vốn. Thông qua nghiên cứu cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng được sắp xếp theo trình tự từ cao tới thấp bao gồm: Quy trình, quy chế tín dụng; Chính sách tín dụng; Thông tin tín dụng; Chất lượng nhân sự; Năng lực quản trị; Huy động vốn; Kiểm tra kiểm soát; Thiết bị công nghệ và nhân tố có mức độ tác động thấp nhất là Công tác tổ chức. - Đoàn Thị Hồng Dung (2012), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa. Tác giả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động
  17. 6 cho vay khách hàng cá nhân và xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thông qua nghiên cứu định lượng. Mô hình nghiên cứu được đề xuất bao gồm có 6 nhân tố độc lập: Chính sách tín dụng; Cán bộ tín dụng; Quy mô ngân hàng; Nhân tố từ phía khách hàng; Môi trường bên ngoài; Chính sách marketing; tác động lên biến phụ thuộc là hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Biên Hòa. Xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cho thấy hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Biên Hoà chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ nhân tố Chính sách tín dụng và trình độ của cán bộ tín dụng; thứ hai là nhân tố Quy trình xét duyệt cho vay và công tác thu hồi nợ; nhân tố tác động thấp nhất là Chính sách marketing. - Luận văn thạc sỹ của tác giả Vũ Tiến Thực, năm 2007 với đề tài: “Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển ngành hoa tại Thành phố Đà Lạt”. Nội dung của đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng đầu tư vào phát triển ngành hoa trên địa bàn thành phố Đà Lạt, trên cơ sở đó tác giả đề xuất những giải pháp tín dụng nhằm tăng diện tích trồng hoa, cũng như việc tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất như: tăng cường hoạt động huy động vốn nhằm đảm bảo đáp ưng tại chỗ nhu cầu vốn vay, mở rộng phương thức tín dụng và đối tượng tín dụng, đơn giản hóa thủ tục vay vốn, quy hoạch phát triển theo vùng chuyên canh, hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ. Hạn chế của đề tài là mới đề cập tới nhu cầu tín dụng nhằm phát triển ngành hoa trên một địa bàn Đà Lạt, trong khi với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thì ngành này có thể phát triển trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và bên cạnh ngành hoa thì hiện tại việc phát triển các cây trồng vật nuôi khác như trồng rau, chăn nuôi gia súc gia cầm cũng đang được chú trọng phát triển trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Bên cạnh những nghiên cứu về vấn đề các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng còn có một số nghiên cứu về vấn đề phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như: Nhóm tác giả Lê Đăng Lăng - Trường đại học Kinh tế Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM, Lê Tấn Bửu - Trường đại học Kinh tế TP.HCM; Thái độ đối với phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Nghiên cứu trường hợp nông dân Đắk Nông; Phát triển và Hội nhập, Số 18 - Tháng 9,10/2014, tr. 81 - 85. Nghiên cứu
  18. 7 nhằm khám phá thái độ của nông dân với phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để có cơ sở hoạch định chiến lược phát triển hiệu quả. Phương pháp định tính và định lượng được sử dụng với 750 mẫu khảo sát là nông dân tại Đắk Nông. Kết quả phát hiện nông dân chưa hài lòng với các chính sách hỗ trợ và nguồn cung cấp đầu vào, đồng thời ủng hộ chủ trương phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với định hướng tập trung điều chỉnh cách làm hiện nay, sau đó mới ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được thể hiện qua tăng năng suất, chất lượng và tăng tiêu thụ, giảm hao phí. Công nghệ và nhân khẩu học có ảnh hưởng tích cực còn một số yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng tiêu cực. Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về mở rộng tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng thương mại. Những công trình nghiên cứu đã đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng, qua đó đưa ra những giải pháp nhằm mở rộng tín dụng ở từng đối tượng, hoàn cảnh, địa điểm khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu chuyên sâu về việc mở rộng hoạt động tín dụng cho nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, đồng thời vẫn chưa có những đánh giá mức độ và hiệu quả của đầu tư tín dụng đối với nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn trong thời gian qua. Do vậy, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ có những đánh giá sát thực về thực trạng đầu tư tín dụng đối với nông nghiệp công nghệ cao tại Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt đồng đầu tư tín dụng cho nông nghiệp công nghệ cao trong thời gian tới, đây là điểm mới của đề tài.
  19. 8 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG. 1.1.1. Khái niệm, chức năng và vai trò của tín dụng ngân hàng. 1.1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng. Tín dụng xuất phát từ chữ latin là Creditium có nghĩa là sự tin tưởng, tín nhiệm. Tiếng Anh và tiếng Pháp đều lấy từ gốc này, viết là Credit. Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam, tín dụng là sự vay mượn lẫn nhau. Theo tác giả Hồ Diệu: “Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.”1 Như vậy, tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn có hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định, giữa một bên là ngân hàng, một bên là khách hàng. Mối quan hệ tín dụng ngân hàng không phải là quan hệ chuyển dịch vốn trực tiếp từ nơi tạm thời nhàn rỗi sang nơi thiếu, mà thông qua các trung gian tài chính là các ngân hàng. Về bản chất, tín dụng là một nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi vốn vay. 1.1.1.2. Chức năng của tín dụng ngân hàng. Tín dụng ngân hàng có 03 chức năng sau đây: - Chức năng tập trung và phân phối lại tiền tệ. Đây là chức năng chủ yếu và quan trọng bậc nhất. Nhờ chức năng tập trung và phân phối vốn tiền tệ của tín dụng mà phần lớn nguồn tiền trong xã hội từ chỗ là “tiền nhàn rỗi” một cách tương đối đã được huy động và sử dụng cho các nhu cầu sản xuất và đời sống, làm cho hiệu quả của việc sử dụng vốn trong xã hội tăng cao, góp phần làm tăng nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế trong xã hội. - Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông trong xã hội 1 Hồ Diệu 2000, Tín dụng ngân hàng, Trang 19, NXB thống kê.
  20. 9 Do hoạt động tín dụng của ngân hàng hay các tổ chức tài chính đóng vai trò trong việc khơi nguồn vốn đến những chủ thể cần vốn tạo cơ hội đầu tư sinh lợi, tạo điều kiện cho sự ra đời của các công cụ lưu thông tín dụng như thương phiếu, kỳ phiếu, séc, các loại thẻ tín dụng…cho phép thay thế một số lượng lớn tiền mặt lưu thông trong thị trường nhờ đó mà giảm bớt một số chi phí liên quan như chi phí in tiền, vận chuyển và bảo quản tiền… - Chức năng phản ánh và kiểm soát nền kinh tế Tín dụng phản ánh quan hệ kinh tế hình thành trên cơ sở rất nhiều quan hệ kinh tế khác nhau. Bản thân quan hệ tín dụng cũng bao gồm nhiều mối quan hệ về huy động vốn và tín dụng vốn, tín dụng vốn và đầu tư tín dụng. Do đó, tín dụng bao hàm khả năng kiểm soát hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, phản ánh một cách tổng hợp mức độ phát triền của nền kinh tế. 1.1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng. - Đối với bản thân ngân hàng thương mại + Tín dụng đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại. Đối với một ngân hàng thương mại thì hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của ngân hàng. Tuy nhiên tín dụng ngân hàng cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng. + Hoạt động tín dụng có hiệu quả góp phần nâng cao được hình ảnh của ngân hàng và qua đó cũng tạo ra cho ngân hàng những mối quan hệ có lợi cho hoạt động của ngân hàng. - Đối với nền kinh tế : Với tư cách là trung gian điều hoà quan hệ cung cầu về nguồn vốn trong nền kinh tế, hoạt động tín dụng đã thông dòng cho vốn chảy từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn. Tín dụng ngân hàng tạo ra nguồn vốn hỗ trợ cho quá trình sản xuất được thực hiện bình thường liên tục và phát triển góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng, đầu tư và phát triển kinh tế, mở rộng phạm vi quy mô sản xuất. Tín dụng ngân hàng thúc đẩy việc sử dụng có hiệu quả và củng cố chế độ hoạch toán kinh tế. Thông qua hoạt động tín dụng cũng tạo điều kiện mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại. 1.1.2. Các nguyên tắc trong tín dụng ngân hàng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2