intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

11
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng "Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh" được thực hiện với mục tiêu kiểm định mô hình thể hiện mối quan hệ giữa các thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh trong các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ TÌNH MỐI QUAN HỆ GIỮA THỰC HÀNH NGÂN HÀNG XANH, HÀNH VI XANH CỦA NHÂN VIÊN VÀ HÌNH ẢNH THƯƠNG HIỆU XANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  2. i TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên đề tài luận văn: Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Tóm tắt luận văn: Sau khoảng 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã trở thành một trong các nền kinh tế đang phát triển thành công trên thế giới. Lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam đang cố gắng điều chỉnh các hoạt động của mình tiệm cận theo chuẩn mực của ngân hàng thế giới. Một trong những thách thức của hệ thống ngân hàng hiện nay là tập trung tài chính cho lĩnh vực bảo vệ môi trường, có lợi cho xã hội. Hành vi xanh là một cách tiếp cận sống thân thiện với môi trường đã trở thành một xu hướng được chấp nhận rộng rãi bởi cả cấp độ cá nhân lẫn doanh nghiệp, các tổ chức như ngân hàng phải phát huy vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường để đạt được hiệu quả kinh doanh bền vững. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định sự tác động của thực hành ngân hàng xanh tới thương hiệu ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên tại các ngân hàng thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua kết quả nghiên cứu này, các ngân hàng và các nhà quản trị có thể xem xét điều chỉnh các hoạt động để đem lại những ảnh hưởng tích cực trong việc áp dụng các thực hành ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ khóa: Thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên, hình ảnh thương hiệu xanh
  3. ii ABSTRACT Dissertation title: The relationship between green banking practices, employee green behavior and green brand image at commercial banks in Ho Chi Minh City. Dissertation summary: After about 30 years of international economic integration, Vietnam has become one of the successful developing economies in the world. The banking sector in Vietnam is trying to adjust its operations to the standards of the World Bank. One of the challenges of the current banking system is to focus finance on environmental protection and social benefits. Green behavior is an environmentally friendly approach to living that has become a widely accepted trend by both individuals and businesses, organizations such as banks must play an important role in environmental protection to achieve sustainable business performance. The thesis uses quantitative research method to test the impact of green banking practices on green bank brand, green behavior of employees at commercial banks in Ho Chi Minh City. Through the results of this study, managers can consider adjusting activities to bring about positive effects in the application of green banking practices in commercial banks in Ho Chi Minh City. Keywords: Green banking practice; Green behavior of employees; Green brand image
  4. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AVE: Tổng phương sai trích CR: Hệ số tin cậy tổng hợp CSR: Trách nhiệm xã hội GB: Hành vi xanh của nhân viên GI: Hình ảnh thương hiệu xanh GL: Tín dụng xanh NHNN: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại PG: Chính sách và mục tiêu về môi trường PGB: Thực hành ngân hàng xanh PP: Quy trình vận hành xanh PS: Sản phẩm và dịch vụ xanh SEM: Mô hình cấu trúc tuyến tính SRI: Lý thuyết đầu tư có trách nhiệm với xã hội
  5. iv MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 1. Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1 2. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1 3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 4 3.1 Mục tiêu tổng quát ............................................................................................. 4 3.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 4 4. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 4 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 5 6. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 5 7. Bố cục của đề tài....................................................................................................... 5 8. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu......................................................................................... 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................... 7 1.1 Các khái niệm nghiên cứu liên quan ...................................................................... 7 1.1.1 Thực hành ngân hàng xanh ............................................................................. 7 1.1.1.1 Khái niệm ................................................................................................... 7 1.1.1.2 Vai trò của ngân hàng xanh ....................................................................... 7 1.1.1.3 Những thách thức của ngân hàng xanh....................................................... 9 1.1.2 Hành vi xanh của nhân viên .......................................................................... 11 1.1.3 Hình ảnh thương hiệu xanh .......................................................................... 12 1.2 Tổng quan về thực hành ngân hàng xanh ............................................................. 15 1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan............................................................. 15 1.2.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới ..................................................................... 15 1.2.1.2 Nghiên cứu về ngân hàng xanh ở Việt Nam............................................. 16 1.3 Các lý thuyết nền .................................................................................................. 17 1.3.1 Lý thuyết đầu tư có trách nhiệm với xã hội .................................................. 17 1.3.2 Lý thuyết xử lý thông tin xã hội ................................................................... 19 1.4 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất........................................................... 19 1.4.1 Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh và hành vi xanh ..................... 19
  6. v 1.4.2 Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh và hình ảnh thương hiệu xanh ....................................................................................................................... 21 1.4.3 Mối quan hệ giữa hành vi xanh và hình ảnh thương hiệu xanh ................... 22 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 26 2.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................................ 26 2.2 Nghiên cứu định tính xây dựng thang đo ............................................................. 27 2.2.1 Thang đo thực hành ngân hàng xanh ............................................................ 27 2.2.2 Thang đo hành vi xanh của nhân viên........................................................... 30 2.2.3 Thang đo hình ảnh thương hiệu xanh............................................................ 30 2.3 Nghiên cứu định lượng ......................................................................................... 31 2.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu ....................................................................... 31 2.3.2 Mẫu nghiên cứu ............................................................................................. 31 2.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu...................................................................... 32 2.4 Nghiên cứu định lượng sơ bộ ............................................................................. 34 2.4.1 Mô tả mẫu khảo sát sơ bộ.............................................................................. 34 2.4.2 Đánh giá mô hình đo lường........................................................................... 34 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 38 3.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu chính thức .................................................................... 38 3.1.1 Cỡ mẫu nghiên cứu chính thức ..................................................................... 38 3.1.2 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu chính thức ................................................. 38 3.2 Đánh giá mô hình đo lường .................................................................................. 39 3.3 Đánh giá mô hình cấu trúc ................................................................................... 43 3.3.1 Đánh giá hệ số xác định có điều chỉnh (R2 hiệu chỉnh) ................................ 43 3.3.2 Đánh giá mức độ ảnh hưởng (f2) .................................................................. 44 3.4 Kiểm định Bootstrap ............................................................................................ 45 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 48 4.1 Tóm tắt nội dung nghiên cứu ............................................................................... 48 4.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu .............................................................................. 49 4.2.1 Thảo luận về kết quả kiểm định .................................................................... 49 4.2.2 Thảo luận về kết quả nghiên cứu .................................................................. 50
  7. vi 4.3 Hàm ý quản trị ...................................................................................................... 51 4.4 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................... 52 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Thang đo về thực hành ngân hàng xanh ..............................................28 Bảng 2.2. Thang đo về hành vi xanh của nhân viên.............................................30 Bảng 2.3. Thang đo về hình ảnh thương hiệu xanh .............................................31 Bảng 2.4. Quy trình phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lượng chính thức .33 Bảng 2.5. Hệ số tải ngoài của các nhân tố đơn lẻ outer loading ..........................35 Bảng 2.6. Độ tin cậy và giá trị hội tụ của thang đo ..............................................36 Bảng 3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu chính thức .................................................37 Bảng 3.2. Hệ số tải ngoài của các nhân tố đơn lẻ outer loading ..........................39 Bảng 3.3. Độ tin cậy và giá trị hội tụ của thang đo ..............................................40 Bảng 3.4. Hệ số HTMT ........................................................................................40 Bảng 3.5. Hệ số tải chéo (cross - loading) ...........................................................41 Bảng 3.6. Đánh giá mức độ phù hợp mô hình ....................................................42 Bảng 3.7. Bảng mức độ ảnh hưởng (f2)................................................................43 Bảng 3.8. Ước lượng hệ số đường dẫn và khoảng tin cậy ...................................44 Bảng 3.9. Kết quả kiểm định giả thuyết ...............................................................44 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................ 25 Hình 2.1. Các bước xử lý và phân tích dữ liệu.....................................................27 Hình 3.1. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc.....................................................42
  9. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong thời gian gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường đang gây ảnh hưởng không chỉ đến con người mà còn cả môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Những thách thức đặt ra như hiệu ứng nhà kính, chất lượng không khí suy giảm đang đòi hỏi các tổ chức phải cùng chung tay trong việc bảo vệ hành tinh, cùng với đó là mối quan tâm của công chúng về tình trạng môi trường đã tăng lên đáng kể. Chính vì vậy, hành vi xanh đã trở thành một xu hướng được chấp nhận rộng rãi bởi cả cấp độ cá nhân lẫn doanh nghiệp. Hành vi xanh là một cách tiếp cận sống thân thiện với môi trường đòi hỏi các tổ chức như ngân hàng phải phát huy vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường để đạt được hiệu quả kinh doanh bền vững. Xu hướng mới đòi hỏi cập nhật hệ thống ngân hàng truyền thống với chiến lược ngân hàng xanh, nhân viên ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các thông lệ ngân hàng tốt hơn, thân thiện hơn với môi trường để đạt được hoạt động bền vững của ngân hàng (Norton và cộng sự, 2014). Sau khoảng 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã trở thành một trong các nền kinh tế đang phát triển thành công trên thế giới. Lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam đang cố gắng điều chỉnh các hoạt động của mình tiệm cận theo chuẩn mực của ngân hàng thế giới. Một thách thức khác của hệ thống ngân hàng là tập trung tài chính cho lĩnh vực bảo vệ môi trường, một hoạt động có nhiều lợi ích cho xã hội. Đó không phải là một nhiệm vụ dễ dàng khi phải đảm bảo thực thi đồng thời các mục tiêu về kinh tế. 2. Tính cấp thiết của đề tài Xã hội ngày nay đang phải đối mặt với những vấn đề phức tạp, một trong đó là vấn đề biến đổi khí hậu. Con người ngày càng quen thuộc hơn với hiện tượng nóng lên toàn cầu và những tác động xấu của nó đối với đời sống con người. Do đó, những thay đổi trong chính sách là cần thiết để bảo vệ môi trường một cách bền vững vì nó
  10. 2 rất quan trọng cho sự sống còn. Đó không chỉ là mối quan tâm của chính phủ và những người chịu trách nhiệm trực tiếp về ô nhiễm, mà còn của các bên liên quan khác, chẳng hạn như các tổ chức tài chính, thực hiện vai trò chủ chốt trong việc bảo vệ môi trường thông qua ngân hàng xanh. Ngân hàng là một trong những nguồn tài trợ chính cho các dự án công nghiệp tạo ra nhiều khí thải carbon như thép, giấy, xi măng, hóa chất, phân bón, điện. Vì vậy, các ngân hàng có thể đóng vai trò trung gian trong việc bảo vệ môi trường bằng cách thúc đẩy đầu tư bền vững và có trách nhiệm với xã hội. Ngân hàng xanh là một phần của hệ sinh thái phát triển nghiên cứu các mối quan hệ hoặc tương tác qua lại tốt giữa sự phát triển và sinh vật hoặc môi trường. Tuy nhiên, khác với các ngân hàng thông thường, ngân hàng xanh tập trung đặc biệt vào các yếu tố môi trường. Mục đích của họ là cung cấp kinh doanh môi trường và xã hội tốt thông qua việc kiểm tra tất cả các yếu tố trước khi cho vay, đảm bảo dự án có tính thân thiện với môi trường và có giá trị trong tương lai. (Deka, 2015). Ngân hàng xanh quản lý rủi ro môi trường bằng cách thiết kế hệ thống quản lý môi trường phù hợp để đánh giá các rủi ro liên quan đến đầu tư dự án. Các rủi ro có thể được nội bộ hóa bằng cách áp dụng lãi suất chênh lệch và các kỹ thuật khác. Hơn nữa, các ngân hàng có thể tự rút lui khỏi việc tài trợ cho các khoản rủi ro cao của dự án. Một thành phần quan trọng của ngân hàng xanh yêu cầu tạo ra các sản phẩm tài chính và các dịch vụ hỗ trợ phát triển thương mại với lợi ích môi trường, bao gồm đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, bảo tồn đa dạng sinh học, hiệu quả năng lượng, đầu tư vào quy trình và công nghệ sản xuất sạch hơn, trái phiếu và quỹ tương hỗ dành cho đầu tư môi trường (Bihari, 2011). Ngân hàng xanh còn được gọi là ngân hàng có đạo đức, ngân hàng có trách nhiệm với môi trường, có trách nhiệm với xã hội. Họ xem xét tất cả các yếu tố xã hội và môi trường hoặc sinh thái nhằm mục đích bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên (Kaur, 2014). Ngân hàng xanh còn được gọi là ngân hàng có đạo đức hoặc bền vững, chịu sự điều chỉnh của các cơ quan quản lý tương tự, nhưng tập trung hơn vào việc chăm sóc môi trường. Giống như một ngân hàng thông thường, nó xem xét tất cả các yếu
  11. 3 tố xã hội và môi trường/sinh thái với mục đích bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Nó được gọi là một ngân hàng có đạo đức hoặc bền vững (Jain, 2013). Ngân hàng xanh ngụ ý hoạt động của các ngân hàng, các biện pháp khuyến khích cho các hoạt động môi trường và giảm lượng khí thải carbon, chẳng hạn như: khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ xanh; áp đặt các tiêu chuẩn môi trường khi khoản vay được chấp thuận hoặc cấp tín dụng ưu đãi cho các dự án giảm CO2, năng lượng tái tạo ... Ngân hàng xanh hoạt động giống như một ngân hàng truyền thống và cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu tư và khách hàng trong khi triển khai các chương trình hữu ích cho cộng đồng và môi trường. Ngân hàng xanh không phải là một hoạt động kinh doanh thuần túy dành cho trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR), cũng không hoàn toàn là kinh doanh thuần túy vì lợi nhuận; nó là một sự kết hợp mới để đảm bảo sự hài hòa và bền vững về kinh tế - môi trường - xã hội. Do đó, khái niệm sẽ có những lợi ích cho cả ngân hàng, các ngành công nghiệp và nền kinh tế, đặc biệt là với một nền kinh tế mới nổi như Việt Nam. Nâng cao nhận thức về lợi ích của thực hành ngân hàng xanh giữa các nhân viên của ngân hàng được coi là quan trọng cho việc đảm bảo khả năng ứng dụng nhiều hơn cho ngân hàng xanh. Khi nhân viên hiểu các giá trị và ý nghĩa của các hoạt động ngân hàng xanh, họ sẽ hoạt động hiệu quả hơn và cố gắng phát triển các sản phẩm và các dịch vụ tài chính sáng tạo vì điều này sẽ góp phần bảo vệ môi trường, cũng chính là bảo vệ nơi họ sống. Nhận thức về các mối đe dọa môi trường giữa khách hàng do các sản phẩm và dịch vụ khác nhau gây ra đã thúc đẩy các công ty kết hợp các thuộc tính thân thiện với môi trường vào sản phẩm của họ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng (Deka, 2015). Việc khắc sâu các nguyên tắc ngân hàng xanh trong tư duy của nhân viên có thể dẫn đến hành vi tích cực của họ đối với môi trường và xã hội. Nó cũng có thể dẫn đến giảm việc sử dụng các nguồn tài nguyên sẵn có và tiêu thụ năng lượng. đồng thời sẽ thúc đẩy họ truyền bá kiến thức về tầm quan trọng của ngân hàng xanh và các mối đe dọa nếu không được tuân thủ, cuối cùng dẫn đến việc cải thiện hình ảnh của ngân
  12. 4 hàng và cuối cùng sẽ cải thiện sự công nhận của ngân hàng, dẫn đến hiệu suất tốt hơn và nhiều lợi nhuận hơn. Từ những lý do trên tác giả nhận thấy chủ đề thực hành ngân hàng xanh là cần thiết tại Việt Nam nên chọn đề tài “Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh” 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Kiểm định mô hình thể hiện mối quan hệ giữa các thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh trong các Ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. 3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể 1) Hệ thống hóa các yếu tố trong thực tiễn hoạt động ngân hàng xanh. 2) Kiểm định mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh và hành vi xanh, hình ảnh thương hiệu xanh tại các NHTM trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. 3) Kiểm định mối quan hệ giữa hành vi xanh của nhân viên ngân hàng và hình ảnh thương hiệu xanh tại các NHTM trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. 4) Kiểm định vai trò trung gian của hành vi xanh trong mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh và hình ảnh thương hiệu xanh tại các NHTM trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. 5) Đề xuất hàm ý chính sách từ kết quả nghiên cứu. 4. Câu hỏi nghiên cứu 1) Các yếu tố ảnh hưởng trong thực tiễn hoạt động ngân hàng xanh là gì? 2) Mức độ tác động giữa thực hành ngân hàng xanh và hành vi xanh, hình ảnh thương hiệu xanh tại các NHTM trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh? 3) Mức độ tác động giữa hành vi xanh của nhân viên ngân hàng và hình ảnh thương hiệu xanh tại các NHTM trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
  13. 5 4) Có tồn tại vai trò trung gian của hành vi xanh trong mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh và hình ảnh thương hiệu xanh tại các NHTM trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh không? 5) Hàm ý chính sách gì rút ra từ nghiên cứu? 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các NHTM trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Đối tượng khảo sát: người lao động đang làm việc tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng trả lời các bảng hỏi đang làm việc tại các phòng có liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng. Thời gian nghiên cứu: 07/2022-02/2023. 6. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu định tính: Phỏng vấn nhóm tập trung để hoàn thiện mô hình nghiên cứu và điều chỉnh bảng câu hỏi, thang đo cho phù hợp thực tiễn nghiên cứu của đề tài. Nghiên cứu định lượng: Sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính thông qua phần mềm Smart PLS để kiểm định mô hình đo lường. 7. Bố cục của đề tài Kết cấu luận văn gồm có năm phần như sau: PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
  14. 6 8. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu Kết quả của đề tài nghiên cứu của luận văn này có thể giúp người đọc nhận biết được tác động các thực hành ngân hàng xanh tới thương hiệu ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên tại các ngân hàng thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, thông qua kết quả nghiên cứu này thì các ngân hàng và các nhà quản trị có thể sử dụng như một tài liệu tham khảo trong việc quản trị ngân hàng theo định hướng các thực hành ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh.
  15. 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Các khái niệm nghiên cứu liên quan 1.1.1.Thực hành ngân hàng xanh 1.1.1.1 Khái niệm Ngân hàng xanh là lĩnh vực ngân hàng lấy tư tưởng bảo vệ môi trường làm nền tảng cho hoạt động ngân hàng với tư cách là một thực thể có ý thức. Nó thuyết phục khách hàng tham gia vào các dự án xanh và khuyến khích các dự án thông qua việc cho vay cùng với việc thực hiện các hoạt động bảo tồn - sử dụng năng lượng mặt trời hoặc năng lượng tái tạo. Các hoạt động ngân hàng xanh thúc đẩy sự đổi mới công nghệ và thay đổi hành vi của khách hàng cũng như nâng cao các hoạt động thân thiện với môi trường, giảm lượng khí thải carbon từ hoạt động ngân hàng; dựa vào các giao dịch trực tuyến/điện tử nhằm tiết kiệm tài nguyên. Theo Biswas (2011), ngân hàng xanh là nỗ lực của các ngân hàng nhằm tạo ra các tổ chức phát triển bền vững và phục hồi môi trường tự nhiên. Thực hành ngân hàng xanh là thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ các hoạt động của các ngân hàng nhằm giảm thiểu lượng khí thải carbon từ các hoạt động ngân hàng hàng ngày và hỗ trợ cho các hoạt động thân thiện với môi trường. Các thực hành ngân hàng xanh thông qua hoạt động đầu tư và cho vay nhằm duy trì sự phát triển bền vững giúp khôi phục môi trường tự nhiên (Deka, 2015). 1.1.1.2 Vai trò của ngân hàng xanh Hệ thống ngân hàng chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Nó đóng một vai trò cơ bản trong sự phát triển kinh tế của một quốc gia và là cốt lõi của thị trường tiền tệ ở một nước. Trong thời gian gần đây, lĩnh vực ngân hàng trên toàn thế giới đã trải qua rất nhiều thay đổi do việc bãi bỏ nhiều hạn chế, đổi mới công nghệ, xu hướng toàn cầu hóa, yếu tố môi trường, v.v. Lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam đang cố gắng điều chỉnh các hoạt động của mình tiệm cận theo chuẩn mực của ngân hàng thế giới. Một thách thức khác của hệ thống ngân hàng là tập trung tài chính cho lĩnh vực bảo vệ môi trường, có lợi cho xã hội. Đó không phải là một nhiệm vụ dễ dàng vì các ngân hàng cũng quan tâm đến lợi nhuận.
  16. 8 Những thách thức đặt ra như hiệu ứng nhà kính, chất lượng không khí suy giảm đang đòi hỏi các tổ chức phải cùng chung tay trong việc bảo vệ hành tinh, cùng với đó là mối quan tâm của công chúng về tình trạng môi trường đã tăng lên đáng kể trong thời gian qua. Các ngân hàng giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống kinh tế do nó có thể ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế thông qua các hoạt động tài trợ. Ngân hàng xanh không chỉ nâng cao tiêu chuẩn của mình mà còn ảnh hưởng đến hành vi có trách nhiệm với xã hội của các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, nếu ngân hàng xanh chỉ đơn giản làm tăng chi phí của một ngân hàng, nó có thể không bao giờ được chấp nhận như các thông lệ kinh doanh phổ biến của ngành ngân hàng toàn cầu. Theo Biswas (2011), ngân hàng xanh có thể hưởng lợi từ hiệu quả hoạt động và giảm chi phí trong hoạt động ngân hàng. Giảm chi phí do ngân hàng xanh mang lại bao gồm giảm chi phí liên quan đến văn phòng phẩm và giảm chi phí liên quan đến việc thuê thêm nhân viên để loại bỏ lãng phí và phế liệu. Tuy nhiên, mối quan hệ tích cực giữa chiến lược ngân hàng xanh và lợi nhuận không phải lúc nào cũng đúng. Về mặt xã hội, các ngân hàng có trách nhiệm với môi trường cũng có thể thành công về mặt tài chính và thậm chí tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh thông thường của họ. Ngân hàng xanh là việc tiến hành hoạt động kinh doanh ngân hàng theo cách giúp giảm tổng thể phát thải carbon ra bên ngoài. Nó thúc đẩy các hoạt động thân thiện với môi trường bằng cách giảm lượng khí thải carbon từ hoạt động ngân hàng. Điều này có nhiều hình thức như sử dụng ngân hàng trực tuyến thay vì ngân hàng trực tiếp, thanh toán hóa đơn trực tuyến thay vì gửi chúng qua đường bưu điện, v.v. Ngân hàng xanh giúp tạo ra hiệu quả và khả năng tiếp cận sâu rộng các giải pháp dựa trên thị trường để giải quyết một loạt các vấn đề môi trường bao gồm biến đổi khí hậu, phá rừng, các vấn đề chất lượng không khí và suy giảm đa dạng sinh học đồng thời xác định và đảm bảo các cơ hội có lợi cho khách hàng.
  17. 9 1.1.1.3 Những thách thức của ngân hàng xanh Các ngân hàng có thể đóng một vai trò quan trọng trong phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Điều đó có thể đạt được bằng cách áp đặt lãi suất cho vay cao hơn đối với các dự án mà nó tạo mối đe dọa đối với môi trường (Miah và cộng sự, 2020). Khuyến khích cho vay đối với lĩnh vực công nghệ xanh và các dự án giảm thiểu ô nhiễm. Sự phát triển các chính sách hỗ trợ tín dụng xanh là cần thiết và cung cấp trợ cấp cho việc sản xuất năng lượng tái tạo có thể được coi là một bước quan trọng mà các ngân hàng có thể sử dụng để cải thiện môi trường tài chính xanh. Các ngân hàng đôi khi có thể gặp sự cố với không đủ tài liệu được cung cấp bởi các công ty đang tìm kiếm tài chính cho các dự án năng lượng sạch. Do đó, điều này làm cho họ không thể quyết định đầu tư vào các dự án phù hợp. Bên cạnh những lợi ích mang lại cho ngân hàng, ngân hàng xanh còn phải đối mặt với nhiều thách thức đối đầu, có thể bao gồm như sau: i. Giảm dòng tiền đối với các khoản đầu tư / dự án xanh trong ngắn hạn: Các khoản đầu tư / dự án xanh thường có thời gian hoàn vốn dài hạn với dòng tiền thấp hơn trong ngắn hạn. Trước khi cho vay, các ngân hàng nên đánh giá những rủi ro này thông qua phân tích dòng tiền hoặc phân tích chi phí và lợi ích đối với các khoản đầu tư / dự án xanh này. Việc này sẽ mất thời gian và gây tốn kém cho ngân hàng; do đó, có thể khó tài trợ cho nhiều dự án cùng một lúc. ii. Những thách thức đối với các ngân hàng đang xây dựng các khoản đầu tư / dự án xanh là thiếu dữ liệu đáng tin cậy để đánh giá tác động môi trường của các khoản đầu tư/ dự án này. Thông thường, các dữ liệu đáng tin cậy không có sẵn cho các ngân hàng, và việc tự mình đánh giá độ tin cậy của dữ liệu là không khả thi. Họ cũng có thể cần các đánh giá chuyên môn của các kiểm toán viên môi trường độc lập. iii. Một trong những hạn chế của hoạt động ngân hàng xanh là thời gian khởi động dài hơn và số lượng khách hàng thấp hơn so với các hoạt động thông thường. Hoạt động ngân hàng xanh đòi hỏi nhiều thời gian để chuẩn bị và triển khai, và cần có sự đầu tư về nhân lực, tài chính và công nghệ. Do đó, số lượng khách
  18. 10 hàng của ngân hàng xanh thường thấp hơn so với các hoạt động thông thường và cần thời gian để xây dựng mối quan hệ và tăng cường sự tin tưởng từ khách hàng. iv. Các ngân hàng xanh thường thẩm định các dự án của khách hàng dựa trên các tiêu chuẩn môi trường cụ thể. Việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt có thể làm hạn chế số lượng khách hàng của ngân hàng. Các khách hàng không đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường thì sẽ không được chấp nhận vay vốn hoặc được hỗ trợ từ ngân hàng. v. Lợi nhuận trong ngắn hạn thấp: Mục tiêu chính của ngân hàng xanh là hỗ trợ các dự án / đầu tư “xanh” với trọng tâm là thúc đẩy phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Các dự án / khoản đầu tư này có thể không tập trung vào việc tạo ra lợi nhuận. Điều này sẽ dẫn đến lợi nhuận của các ngân hàng thấp hơn. vi. Chi phí hoạt động cao hơn: Các ngân hàng xanh cần đầu tư nhiều vốn vào việc đào tạo và thường xuyên đào tạo đội ngũ nhân viên ngân hàng chuyên sâu, tài năng và có kỹ năng để đánh giá tác động môi trường của các khoản đầu tư / dự án. Nhân viên ngân hàng cũng cần có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong việc xử lý các khoản đầu tư / dự án xanh. Ngoài ra, các ngân hàng đôi khi cần đầu tư vào các công nghệ hiện đại để đánh giá tác động môi trường của các dự án / đầu tư xanh. vii. Rủi ro về danh tiếng: Tập trung vào ngân hàng xanh giúp các ngân hàng nâng cao uy tín về dài hạn. Tuy nhiên, do khó đánh giá tác động môi trường của các dự án / khoản đầu tư, các ngân hàng cũng phải đối mặt với rủi ro tài trợ cho các dự án “bẩn” không được coi là “xanh” hoặc có thể gây tổn hại đến môi trường và sự phát triển bền vững. Danh tiếng tổng thể của các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng khi tài trợ cho những dự án kiểu này. viii. Thiếu các hướng dẫn chính thức về ngân hàng xanh: Ngân hàng xanh là một khái niệm mới trong ngành ngân hàng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Do đó, một khung pháp lý chính thức về ngân hàng xanh vẫn chưa được Chính phủ ban hành. Ngoài ra, khung pháp lý để đánh giá các dự
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2