intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng công nghệ tài chính (Fintech) đối với thị trường chứng khoán và khuyến nghị chính sách cho thị trường Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

40
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn "Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng công nghệ tài chính (Fintech) đối với thị trường chứng khoán và khuyến nghị chính sách cho thị trường Việt Nam" nhằm nghiên cứu kinh nghiệm áp dụng Fintech trên TTCK tại các quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia phát triển và các quốc gia có điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa tương đồng với Việt Nam, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm. Nghiên cứu thực trạng ứng dụng Fintech hiện nay tại Việt Nam và đưa ra các khuyến nghị chính sách cụ thể trong lĩnh vực chứng khoán.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng công nghệ tài chính (Fintech) đối với thị trường chứng khoán và khuyến nghị chính sách cho thị trường Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CHO THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM Ngành: Tài chính – Ngân hàng NGUYỄN ĐỨC THANH Hà Nội - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CHO THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã ngành: 8340201 Họ và tên học viên: Nguyễn Đức Thanh Người hướng dẫn: TS Phạm Ngọc Anh Hà Nội – 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn “Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng công nghệ tài chính (Fintech ) đối với thị trường chứng khoán và khuyến nghị chính sách cho thị trường Việt Nam” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, trình bày dựa trên những quan điểm của cá nhân, dưới sự hướng dẫn của TS Phạm Ngọc Anh. Số liệu nêu trong luận văn là trung thực, kết quả phân tích trong luận văn xuất phát từ khảo sát thực tế, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình, nghiên cứu nào. Tác giả Nguyễn Đức Thanh
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy, cô giáo đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS Phạm Ngọc Anh đã hướng dẫn tận tình, nhiệt huyết và đầy trách nhiệm để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo Trường Đại học Ngoại thương, Khoa Sau đại học, Khoa Tài chính ngân hàng, các Phòng ban chức năng đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả người thân, bạn bè đã hỗ trợ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu đề tài. Tác giả Nguyễn Đức Thanh
  5. i MỤC LỤC MỤC LỤC............................................................................................................... i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................iii DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ................................................................ iv LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯ ƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN .................... 7 1 Các vấn đề cơ bản về công nghệ tài chính (Fintech) .......................................... 7 1.1 Một số khái niệm trong lĩnh vực Fintech ..................................................... 7 1.2 Đặc điểm của Fintech ................................................................................ 15 1.3 Phạm vi hoạt động của Fintech.................................................................. 18 1.4 Các hình thức và ứng dụng của Fintech trên thế giới ................................. 19 1.5 Tác động của Fintech đến thị trường tài chính thế giới .............................. 27 2 Ứng dụng của công nghệ tài chính (Fintech) trên thị trường chứng khoán ....... 29 2.1 Các lĩnh vực ứng dụng của Fintech trên thị trường chứng khoán ............... 29 2.2 Rủi ro và thách thức đối với việc ứng dụng Fintech trên thị trường chứng khoán ................................................................................................... 34 2.3 Điều kiện để ứng dụng hiệu quả Fintech trên thị trường chứng khoán ....... 37 CHƯƠNG 2 KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ................ 40 2.1 Kinh nghiệm ứng dụng Fintech trên thị trường chứng khoán tại các quốc gia trên thế giới……………………………...…………………………………………40 2.1.1 Về tổ chức thể chế và sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý……………..40 2.1.2 Về khung pháp lý và quản lý……………………………………………...41 2.1.3 Về chính sách , sáng kiến thúc đẩy sự phát triển của Fintech……………..43 2.2 Bài học kinh nghiệm ứng dụng Fintech tại Thị trường chứng khoán Việt Nam………………………………………………………………………………...48 2.2.1 Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam…………………………….49 2.2.2 Bài học về tổ chức thể chế trong lĩnh vực chứng khoán …………………..55
  6. ii 2.2.3 Bài học về khung pháp lý và quản lý nhà nước về Fintech trong lĩnh vực chứng khoán……………………………………………………………………..57 2.2.4 Bài học về chính sách tại thị trường chứng khoán Việt Nam……………58 2.2.5 Triển vọng và tồn tại , hạn chế trong ứng dụng Fintech tại thị trường chứng khoán Việt Nam………………………………………………………………….60 2.2.5.1 Triển vọng trong ứng dụng Fintech tại thị trường chứng khoán Việt Nam………………………………………………………………………………60 2.2.5.2 Một số tồn tại và han chế trong ứng dụng Fintech tại thị trường chứng khoán Việt Nam…………………………………………………………………………65 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CHO VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ........................................................................... 69 3.1 Nhóm khyến nghị về tổ chức thể chế, cơ chế phối hợp, phương pháp tiếp cận ..................................................................................................................... 69 3.2 Nhóm khuyến nghị về phát triển nguồn nhân lực .......................................... 72 3.3 Nhóm khuyến nghị về nội dung ứng dụng Fintech........................................ 74 3.4 Nhóm khuyến nghị về khung khổ pháp lý..................................................... 78 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 85
  7. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên văn 1 AFI Liên Minh tài chính toàn diện 2 AI Trí tuệ nhân tạo 3 DEPA Cơ quan phát triển kinh tế số Thái Lan 4 EMOP Phương thức thanh toán điện tử 5 eKYC Định danh khách hàng trực tuyến 6 EY Công ty kiểm toán Ernst & Young 7 ETF Quỹ hoán đổi danh mục 8 IOSCO Ủy ban chứng khoán toàn cầu 9 HFT Giao dịch tần suất cao 10 KYC Định danh khách hàng 11 NĐT Nhà đầu tư 12 TTCK Thị trường chứng khoán 13 UBCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nước 14 OTC Thị trường phi tập trung 15 SEC Ủy ban chứng khoán 16 SWIFT Hệ thống thanh toán điện tử 17 WB Ngân hàng thế giới
  8. iv DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Bảng 1.1 Các công ty Fintech, nhà đầu tư lớn và công nghệ áp dụng Fintech tại các quốc gia ................................................................................................................. 25 Bảng 1.2: Chính sách phát triển Fintech tại các quốc gia ....................................... 45 Bảng 2.1: Xếp hạng quốc gia về phát triển Fintech năm 2021 ................................ 50 Bảng 2.2: Xếp hạng thành phố tại châu Á - Thái Bình Dương về phát triển Fintech năm 2021 ............................................................................................................... 51 Hình 1.1 Các lĩnh vực của Fintech ........................................................................... 9 Hình 1.2 Cấu trúc tiền điện tử ................................................................................ 12 Hình 1.3 Mô hình vận hành Fintech P2P lending ................................................... 13 Hình 1.4 Mô hình eKyc ở các công ty chứng khoán Việt Nam .............................. 14 Hình 1.5 Đặc trưng của hệ sinh thái Fintech .......................................................... 16 Hình 1.6 Các hình thức của Fintech ....................................................................... 19 Hình 1.7 Blockchain trong Fintech ........................................................................ 21 Hình 1.8 Các công ty Fintech ở Việt Nam ............................................................. 25 Hình 1.9 Các ứng dụng Fintech cho thị trường chứng khoán ................................. 30 Hình 1.10 Ứng dụng phần mềm theo dõi cổ phiếu chứng khoán ............................ 33 Hình 1.11 Ứng dụng sao chép đầu tư cổ phiếu chứng khoán .................................. 34 Hình 2.1: Đóng góp của các dịch vụ trong lĩnh vực Fintech tại Việt Nam .............. 52 năm 2021 ............................................................................................................... 52 Hình 2.2: Đánh giá giai đoạn phát triển của các công ty Fintech Việt Nam ............ 53 năm 2021 ............................................................................................................... 53 Hình 2.3 : Cấu trúc Fintech ở Vietnam .................................................................. 54
  9. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấ p thiế t của đề tài Trong những năm gần đây, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) lan rộng đã thúc đẩy sự chuyển biến trong cả hình thức lẫn cách thức vận hành của nền tài chính toàn cầu. Trong bối cảnh hiện tại, Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế thay đổi này. Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có hai mặt. Việc lựa chọn và tiếp thu những thay đổi như thế nào để phù hợp với điều kiện kinh tế đặc thù của Việt Nam đòi hỏi cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng. Nhận thức rõ tầm quan trọng của cuộc CMCN 4.0 đối với xã hội nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ của Bộ Tài chính là “tập trung xây dựng các cơ chế, chính sách về thuế, tài chính nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho các hoạt động đổi mới công nghệ, nghiên cứu phát triển và đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin và các công nghệ tiên tiến khác”. Cuộc CMCN 4.0 đem đến rất nhiều khái niệm mới như blockchain, big data hay bitcoin, ethereum… làm thay đổi tư duy, nhận thức của con người, thậm chí các quốc gia phát triển nhất trên thế giới cũng chưa thể đưa ra những chính sách quản lý kịp thời. Bên cạnh những biến đổi tích cực, rủi ro trên thị trường tài chính và nền kinh tế ngày càng lớn. Trước tình hình các vụ sập sàn giao dịch điện tử tiền ảo và lừa đảo đầu tư xảy ra ngày càng nhiều, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cấm các giao dịch và thanh toán bằng tiền điện tử và áp dụng xử phạt theo Nghị định số 96/2014/NĐ-CP. Trong giai đoạn đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 11/4/2018 về tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác nhằm nâng cao nhận thức của người dân về rủi ro của loại hình đầu tư này. Do vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về công nghệ tài chính (Fintech) là phù hợp với định hướng của Chính phủ đối với việc tiếp cận CMCN 4.0 và định hướng nghiên cứu khoa học của ngành Tài chính giai đoạn 2018 - 2022: “Nghiên
  10. 2 cứu sự gắn kết giữa tài chính và công nghệ, công nghệ tài chính và khả năng, lộ trình áp dụng đối với thị trường tài chính Việt Nam”. Bên cạnh đó, xét về ý nghĩa khoa học, hiện nay, có nhiều khái niệm khác nhau về Fintech. Nhìn chung, Fintech được định nghĩa một cách đơn giản nhất là tất cả các ứng dụng, cải tiến đột phá về công nghệ và mô hình kinh doanh trong lĩnh vực tài chính. Về cách thức tổ chức hoạt động, Fintech tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả và thông minh, tại đó thông tin về các cá nhân được lưu trữ và chia sẻ thông qua công nghệ chuỗi khối và số liệu lớn, được sử dụng để tạo lập các báo cáo tự động… Đối với việc tương tác giữa các cá nhân, tổ chức, hệ thống bảo mật dữ liệu bằng vân tay và chữ ký điện tử, các hợp đồng thông minh cho phép thực hiện các giao dịch an toàn, hiệu quả; các hình thức gọi vốn như Crowdfunding, P2P Lending… giúp tiết kiệm thời gian, chi phí. Tuy nhiên, rủi ro đi kèm với ứng dụng Fintech cũng rất đáng kể như rủi ro về bảo mật thông tin, rủi ro lừa đảo, rủi ro về an ninh mạng rất khó để nắm bắt do thiếu cơ chế quản lý, công bố thông tin cũng như cách thức tiến hành thông qua mạng Internet. Những vụ sập sàn giao dịch điện tử, lừa đảo đầu tư diễn ra trong thời gian gần đây tại nhiều quốc gia trên thế giới gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế và làm tổn hại đến lòng tin của nhà đầu tư. Xuất phát từ những lý do trên, các cơ quan quản lý thị trường tài chính, trong đó có Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm phối hợp, nghiên cứu và triển khai các chính sách cần thiết để tiếp cận công nghệ tài chính một cách an toàn và hiệu quả. Do vậy, đề tài: “Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng công nghệ tài chính (Fintech) đối với thị trường chứng khoán và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam” là cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài bao gồm: Nghiên cứu các vấn đề cơ bản về Fintech bao gồm các đặc điểm, tính chất, các hình thức và ứng dụng của Fintech trên thế giới, đánh giá tác động của Fintech trên thị trường tài chính, TTCK trên thế giới.
  11. 3 Nghiên cứu kinh nghiệm áp dụng Fintech trên TTCK tại các quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia phát triển và các quốc gia có điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa tương đồng với Việt Nam, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm. Nghiên cứu thực trạng ứng dụng Fintech hiện nay tại Việt Nam và đưa ra các khuyến nghị chính sách cụ thể trong lĩnh vực chứng khoán. 3. Đối tượng và phạm vi , tình hình nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ứng dụng Fintech đối với thị trường chứng khoán. Về phạm vi nghiên cứu , đề tài tập trung làm rõ khái niệm, đặc điểm các ứng dụng và tác động của công nghệ tài chính, nghiên cứu thực trạng ứng dụng các thành tựu công nghệ tài chính tại một số quốc gia trên thế giới, phân tích các mặt thành công và thất bại để rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Nghiên cứu góp phần giúp lựa chọn mô hình quản lý, giám sát tài chính tối ưu, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tế cho Việt Nam. Tình hình nghiên cứu đề tài được nghiên cứu tập trung giai đoạn từ 2010- đến nay tại Việt Nam. 4.Phương pháp nghiên cứu Đề tài dựa trên cơ sở đánh giá tổng hợp từ nghiên cứu, thực tiễn và thông lệ của các tổ chức quốc tế đối với các nội dung nghiên cứu, đánh giá thực tiễn thị trường chứng khoán và thị trường tài chính Việt Nam, đồng thời dựa trên thông lệ quốc tế đề xuất một số chính sách cụ thể cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu như phương pháp thống kê, điều tra thực tế, phân tích, so sánh. 5. Kết quả nghiên cứu Với mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu nêu trên, đề tài đã rút ra các kết luận chính như sau: (1) Kết quả nghiên cứu đã luận giải được các vấn đề chung về Fintech và ứng dụng Fintech trên thị trường tài chính nói chung và tập trung vào TTCK nói riêng.
  12. 4 Trong đó làm rõ khái niệm, đặc điểm, phạm vi hoạt động của Fintech, tác động của Fintech đến nền kinh tế, đến ngành dịch vụ tài chính, trong đó có TTCK. (2) Đề tài đã nghiên cứu làm rõ kinh nghiệm quốc tế trong ứng dụng và quản lý các hoạt động Fintech trên thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng. Các nước được nghiên cứu bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Thái Lan. Theo đó, đa số các nước có sử dụng trung tâm đổi mới sáng tạo Fintech dưới hình thức khác nhau do đây là mô hình dễ triển khai, phát triển theo điều kiện thực tế và tận dụng được nguồn lực của nhiều bên liên quan. Khung khổ pháp lý thử nghiệm được một số nước phát triển áp dụng thành công và hiệu quả, tuy nhiên cần những điều kiện và nguồn lực nhất định để triển khai thành công. Tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp cũng là một phương thức tiếp cận cho các doanh nghiệp công nghệ mới, bao gồm cả Fintech. Ngoài một số ít kinh nghiệm có thể nói là chưa thành công (như sự sụp đổ của các nền tảng cho vay ngang hàng ở Trung Quốc, các rủi ro liên quan đến lừa đảo qua ICO trên toàn cầu, nền tảng Live của Thái Lan chưa có đợt huy động vốn nào, cơ chế phối hợp chưa hiệu quả giữa các cơ quan quản lý ở Mỹ…), hầu hết những kinh nghiệm mà tác giả tiếp cận được đều là thành công hoặc đang trong quá trình kiểm chứng. Điều này có thể do lĩnh vực Fintech tương đối mới đối với rất nhiều quốc gia trên thế giới, không chỉ đối với Việt Nam. (3) Trên cơ sở nền tảng tổng quan chung về Fintech và ứng dụng Fintech trên TTCK; tìm hiểu kinh nghiệm ứng dụng Fintech của một số nước phát triển hoặc một số nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, đề tài đánh giá thực trạng ứng dụng Fintech tại Việt Nam về các nội dung tổng quan thị trường Fintech, khung pháp lý và quản lý nhà nước về Fintech; triển vọng và tồn tại, hạn chế trong ứng dụng Fintech tại Việt Nam. Từ đó, đề tài đưa ra các mục tiêu và quan điểm triển khai Fintech trên TTCK Việt Nam và đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị chính sách cho việc áp dụng Fintech trên TTCK Việt Nam về: (i) Tổ chức thể chế, cơ chế phối hợp, phương pháp tiếp cận (ii) Phát triển nguồn nhân lực
  13. 5 (iii) Nội dung ứng dụng Fintech (iv) Khung khổ pháp lý. Cụ thể như sau: Nhóm khuyến nghị về tổ chức thể chế, cơ chế phối hợp, phương pháp tiếp cận: (i) Đề xuất thành lập Tổ chức chuyên trách về Fintech tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Nghiên cứu mô hình tổ chức quản lý giám sát thị trường tài chính trong dài hạn để khắc phục những nhược điểm của mô hình phân tán hiện tại, tránh hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan liên quan; (ii) Về phương pháp tiếp cận của cơ quan quản lý trong ứng dụng Fintech trên TTCK, đề tài cho rằng cần áp dụng kết hợp cả mô hình trung tâm đổi mới sáng tạo . Đối với phát triển nguồn nhân lực, đề tài đưa ra khuyến nghị đối với cả nhân sự lãnh đạo cao cấp đến hàng ngũ chuyên gia chuyên sâu của cơ quan quản lý và nguồn nhân lực cho toàn thị trường. Đối với nhóm khuyến nghị về nội dung ứng dụng Fintech trên TTCK, đề tài đưa ra các ứng dụng quan trọng về định danh/nhận biết khách hàng điện tử (e- KYC), các nền tảng huy động vốn mới, các nền tảng đầu tư và giao dịch cho nhà đầu tư cá nhân, các nền tảng giao dịch trái phiếu cho nhà đầu tư tổ chức và các nội dung tiềm năng về công nghệ mới, công nghệ quản lý kỳ vọng sẽ được ứng dụng nhiều trên TTCK trong tương lai. Đề tài đề xuất các nội dung về khung khổ pháp lý, chính sách: Tập trung xây dựng văn bản pháp lý chung quy định các vấn đề cơ bản của hoạt động Fintech, tiêu chuẩn đánh giá, mô hình triển khai, quan điểm quản lý, các biện pháp ưu đãi và phân công trách nhiệm giữa các bên đối với các lĩnh vực ứng dụng của Fintech; xây dựng văn bản quy định về cơ chế pháp lý thử nghiệm, các chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư và doanh nghiệp Fintech. 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chương:
  14. 6 Chương 1 : Cơ sở lý luận về ứng dụng công nghệ tài chính ( Fintech ) đối với thị trường chứng khoán trình bày các khái niệm , đặc điểm . phạm vi , hình thức và tác động của Fintech đến thị trường tài chính. Chương 2 : Thực trạng ứng dụng công nghệ tài chính Fintech trên thị trường chứng khoán Việt Nam trình bày quản lý của nhà nước về Fintech và triển vọng của Fintech đối với thị trường chứng khoán. Chương 3 : Một số khuyến nghị chính sách cho việc áp dụng công nghệ tài chính ( Fintech ) trên thị trường chứng khoán Việt Nam trình bày các nhóm khuyến nghị dựa trên cơ sở nền tảng tổng quan chung về Fintech trên thị trường chứng khoán.
  15. 7 CHƯ ƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1 Các vấn đề cơ bản về công nghệ tài chính (Fintech) 1.1 Một số khái niệm trong lĩnh vực Fintech 1.1.1 Công nghệ tài chính (Fintech) “Fintech” tên đầy đủ là “Financial Technology” hay còn được gọi là “công nghệ tài chính” là một thuật ngữ không quá lạ lẫm với các quốc gia trên thế giới nhưng đối với Việt Nam thì khái niệm này còn khá chung chung và chưa được nhiều người biết đến. Xét về định nghĩa của Fintech thì có khá nhiều như sau : Tổng cục an ninh liên bang Nga (FSB) đã định nghĩa FinTech là sự đổi mới của lĩnh vực công nghệ trong các dịch vụ tài chính có thể tạo ra các mô hình kinh doanh mới, những ứng dụng, quy trình hoặc sản phẩm mới có ảnh hưởng quan trọng đến việc cung cấp dịch vụ tài chính. Ernst & Young (EY), một hãng dịch vụ kiểm toán chuyên nghiệp đa quốc gia, đã đưa ra định nghĩa bao quát hơn về Fintech đó là “những tổ chức trên thế giới kết hợp các mô hình kinh doanh và công nghệ hết sức tiên tiến để cho phép, tăng cường và phá vỡ các dịch vụ tài chính”, hàm ý nhấn mạnh rằng Fintech không chỉ nói đến các công ty mới khởi nghiệp và những công ty mới gia nhập thị trường, mà còn là việc mở rộng quy mô, các công ty đang tăng trưởng và thậm chí các công ty dịch vụ phi tài chính. KPMG, một trong những nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp lớn nhất thế giới và là một trong Big Four ngành kiểm toán, xem Fintech như là một thuật ngữ về tài chính và công nghệ, thuật ngữ này ám chỉ đến các doanh nghiệp đang tận dụng công nghệ để hoạt động bên ngoài các mô hình kinh doanh dịch vụ tài chính truyền thống để thay đổi phương thức cung cấp dịch vụ tài chính truyền thống. Fintech cũng bao gồm các công ty sử dụng công nghệ để cải thiện lợi thế cạnh tranh của các công ty dịch vụ tài chính truyền thống cũng như các chức năng và hành vi tài chính của người tiêu dùng và doanh nghiệp.
  16. 8 Fintech xuất hiện trong kỷ nguyên bắt đầu của toàn cầu hóa tài chính. Có thể phân thành các giai đoạn như sau: Fintech 1.0 (1866-1967) “Đây là kỷ nguyên bắt đầu của toàn cầu hóa tài chính. Giai đoạn này đánh dấu lần đầu tiên thông tin tài chính được truyền tải qua biên giới một cách nhanh chóng. Các dấu mốc quan trọng của giai đoạn này bao gồm cáp xuyên Đại Tây Dương đầu tiên (1866), Fedwire ở Mỹ (1918), hệ thống chuyển tiền điện tử đầu tiên dựa trên công nghệ hiện đại như điện báo hoặc mã Morse. Những năm của thập niên 50 đánh dấu sự ra đời của thẻ tín dụng. Fintech 2.0 (1987-2008) (Kỷ nguyên của ngân hàng) Giai đoạn này đánh dấu sự dịch chuyển từ tín hiệu analog sang kỹ thuật số. Năm 1967, máy tính cầm tay đầu tiên và ATM đầu tiên được ra đời. Những năm 70 đánh dấu sự ra đời của NASDAQ, sở giao dịch chứng khoán kỹ thuật số đầu tiên, và mã SWIFT. Những năm 80, ngân hàng trực tuyến (online banking) được ra đời, phát triển mạnh mẽ vào những năm 90 khi Internet và các mô hình thương mại điện tử nở rộ. Ngân hàng trực tuyến đã tạo ra thay đổi lớn đến cách người dân nhận thức về tiền và mối quan hệ với các tổ chức tài chính. Đến những năm đầu của thế kỷ 21, các quy trình nội bộ, tương tác với khách hàng và đối tác của ngân hàng đã hoàn toàn được kỹ thuật số. Fintech 3.0 (2008-2020) (Kỷ nguyên của Start-ups) Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã ảnh hưởng trầm trọng đến uy tín của ngân hàng. Điều này đã mở đường cho kỷ nguyên Fintech 3.0. Giai đoạn này đánh dấu sự xuất hiện của nhiều chủ thể mới trên thị trường. Năm 2009, bitcoin v0.1 ra đời gây chấn động lớn với thị trường tài chính thế giới và mở đường cho hàng loạt các loại tiền ảo khác. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng nhanh chóng của điện thoại thông minh (smartphones) cũng khiến Internet phổ cập đến hàng triệu người dùng trên toàn cầu. Smartphone trở thành phương tiện chủ yếu để người dùng truy cập Internet và sử dụng các dịch vụ tài chính khác”. Fintech 3.5 (Từ 2020-tương lai)”Áp dụng cho các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, khi cơ sở hạ tầng hệ thống ngân hàng truyền thống chưa thể
  17. 9 phát triển được như các nước phương Tây, khiến các quốc gia này cởi mở hơn trong việc tiếp cận các công nghệ mới”. Hình 1.1 Các lĩnh vực của fintech Nguồn: belvoircapital.com 1.1.2. Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) Blockchain là công nghệ chuỗi – khối, cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa trên hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp, tương tự như cuốn sổ cái kế toán của một công ty, nơi mà tiền được giám sát chặt chẽ và ghi nhận mọi giao dịch trên mạng ngang hàng. Mỗi khối (block) đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với khối trước đó, kèm theo đó là một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Dữ liệu khi đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được. Blockchain được thiết kế để chống lại việc gian lận, thay đổi của dữ liệu. “Công nghệ blockchain lần đầu được giới thiệu bởi Nakamoto (2008) và được như là cốt lõi trong giao dịch tiền điện tử Bitcoin. Tuy nhiên hiện nay công nghệ này đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó khá phổ biến là hoạt động thanh toán trong tài chính – ngân hàng. Về mặt kỹ thuật, từ “blockchain” nghĩa là “chuỗi khối”, trong đó mỗi khối gồm thông tin về một số lượng giao dịch cụ thể và được bổ sung thường xuyên vào hệ thống cơ sở dữ liệu sau khi được thông qua bởi các máy tính trong cùng hệ thống và tham chiếu với “khối thông tin” trước đó, từ đó tạo ra “chuỗi thông tin” (Fico, 2016). Bản sao của chuỗi khối được cập nhật và lưu trữ vào máy tính của các thành viên trong mạng lưới, do đó rất khó để một thành viên riêng lẻ nào đó có thể thay đổi hoặc điều
  18. 10 chỉnh bất cứ chi tiết nào trong lịch sử giao dịch. Vì vậy, công nghệ này có thể ngăn ngừa sự điều chỉnh các thông tin từ một cá nhân riêng lẻ trong hệ thống”. “Blockchain được xem như một “sổ cái”, cho phép các thành viên tham gia đều có thể biết về quyền sở hữu tài sản theo thời gian thực tế vì mỗi thành viên đều có quyền truy cập vào trung tâm đăng ký nơi mà bất cứ sự thay đổi nào về quyền sở hữu tài sản đều được cập nhật, lưu trữ và chia sẻ. Ngoài ra, “sổ cái” này quy chiếu mỗi giao dịch đến một ký hiệu nhận dạng công cộng bằng một mã công cộng nhưng các giao dịch này không được truy vấn ngược lại đến từng cá nhân hoặc tổ chức cụ thể bởi bất cứ bên nào khác ngoài chính chủ nhân của ký hiệu nhận dạng đó bằng cách sử dụng một mã cá nhân (Cuccuro, 2017). Do vậy, công nghệ này vừa mang đến tính minh bạch thông tin cho các thành viên trong mạng lưới vì họ luôn biết được lịch sử giao dịch và sở hữu tài sản của các đối tác nhưng đồng thời cũng mang lại sự an toàn trong giao dịch do sự mã hoá bằng các mã công cộng và mã cá nhân. Bên cạnh đó, các thành viên tham gia giao dịch không cần đến sự có mặt của bên thứ ba, hay còn gọi là trung gian, để cung cấp thông tin cho họ (chẳng hạn như ngân hàng, kiểm toán viên hoặc trung tâm thanh toán bù trừ). Các chuỗi khối có thể dựa trên mạng lưới công cộng hoặc mạng lưới riêng (FINRA, 2017). Mạng lưới công cộng là một mạng lưới mở cho phép bất cứ ai cũng có thể tham gia nếu muốn. Mạng lưới này dựa trên chính các thành viên tham gia để ghi nhận và kiểm tra theo một giao thức nhất định. Ngược lại, mạng lưới riêng là mạng lưới được cấp phép hay nói cách khác những bên nào được tin cậy thì mới có quyền tham gia. Trong mạng lưới này, những thành viên khác nhau sẽ có cấp độ giao dịch và xem dữ liệu khác nhau. Một khía cạnh khác của công nghệ blockchain là nó thúc đẩy việc sử dụng các hợp đồng thông minh, tức là các hợp đồng trên máy tính thực thi tự động, không cần đến sự can thiệp của con người. Cụ thể hơn, các hợp đồng được tự thực hiện theo một chuỗi thường xuyên và đều đặn (chẳng hạn như việc thanh toán lãi trái phiếu định kỳ) mà không cần đến sự can thiệp trung gian (như ngân hàng hoặc các trung tâm thanh toán)”.
  19. 11 1.1.3. Gọi vốn cộng đồng (Crowdfunding) Gọi vốn cộng đồng (crowdfunding) là một kênh tài chính tiềm năng, giúp các doanh nghiệp, nhất là những startup “rao bán trước” một sản phẩm hoặc dịch vụ sắp được triển khai mà không phát sinh nợ hoặc hy sinh vốn chủ sở hữu hay cổ phần. Gọi “vốn cộng đồng là việc tập hợp các khoản vốn nhỏ từ số lượng lớn các cá nhân đơn lẻ để tài trợ cho một doanh nghiệp mới. Gọi vốn cộng đồng tận dụng khả năng tiếp cận lượng lớn người dùng thông qua mạng xã hội và các trang web gọi vốn để đưa các nhà đầu tư và doanh nhân đến với nhau. Phương pháp này làm tăng năng lực kinh doanh bằng cách mở rộng số lượng nhà đầu tư, vượt qua phạm vi truyền thống bao gồm các chủ sở hữu, người thân và các nhà đầu tư mạo hiểm. Hầu hết các nơi đều có các hạn chế về những ai có thể tài trợ cho một doanh nghiệp mới và số tiền họ được phép đóng góp. Giống như các hạn chế về đầu tư quĩ phòng hộ, các qui định này được cho là để bảo vệ các nhà đầu tư không có hiểu biết sâu hoặc không giàu có đặt quá nhiều tiền tiết kiệm của họ vào rủi ro. Bởi vì rất nhiều doanh nghiệp mới thất bại, các nhà đầu tư của chúng phải đối mặt với nguy cơ mất tiền cao. Nhiều dự án gây quĩ cộng đồng có cơ chế dựa trên phần thưởng như các nhà đầu tư được tham gia vào quá trình ra mắt một sản phẩm mới hoặc nhận một món quà cho khoản đầu tư của họ. Gọi vốn cộng đồng dựa trên vốn chủ sở hữu đang ngày càng phổ biến vì nó cho phép các công ty khởi nghiệp thu tiền mà không phải từ bỏ quyền kiểm soát cho các nhà đầu tư mạo hiểm. Nó cũng cung cấp cho các nhà đầu tư cơ hội nắm một phần quyền sở hữu trong công ty”. 1.1.4. Tiền điện tử (E-money) “Tiền điện tử- danh từ, trong tiếng Anh là Electronic Money, hay viết tắt là E-money. Ngoài ra tiền điện tử còn có thể gọi là Digimoney. Theo Giáo trình Tiền tệ Ngân hàng, NXB Thống kê, tiền trong các tài khoản ở ngân hàng được lưu trữ trong hệ thống máy tính của ngân hàng dưới hình thức điện tử (số hóa). Đồng tiền trong hệ thống như vậy được gọi là tiền điện tử (E-money) hoặc tiền số (DigiMoney).
  20. 12 Hình 1.2 Cấu trúc tiền điện tử Nguồn: Wikipedia Những tiến bộ về công nghệ cũng như sự phát triển của hệ thống thông tin viễn thông đã cho phép các ngân hàng thay thế phương thức thanh toán truyền thống sử dụng các chứng từ giấy bằng phương thức thanh toán điện tử (Electronic means of payment - EMOP). Phương thức thanh toán này có các giao dịch chuyển tiền thanh toán được thực hiện nhờ hệ thống viễn thông điện tử dựa trên cơ sở mạng máy tính kết nối giữa các ngân hàng. Bằng phương pháp mới này, tốc độ chuyển tiền tăng lên rất nhanh, giảm được chi phí giấy tờ so với lưu thông tiền mặt và séc. Hệ thống thanh toán điện tử lớn nhất hiện nay là SWIFT (Society for Worldwide Interbank Finacial Telecommunication). Hệ thống này cho phép thực hiện các hoạt động thanh toán điện tử giữa các ngân hàng không chỉ trong một quốc gia mà còn trên phạm vi quốc tế”. 1.1.5. Vay ngang hàng (P2P lending) “P2P lending là một thuật ngữ khá quen thuộc trong giới tài chính Fintech. P2P lending là từ viết tắt của “Peer-to-peer lending” hay “Vay ngang hàng”. Nó được hiểu đơn giản là các cá nhân này (P) chỉ vay mượn trực tiếp (to) từ các cá nhân khác (P) dựa trên một nền tảng trực tuyến kết nối P – P. Ở hình thức cơ bản nhất, cho vay ngang hàng cũng giống như bạn bè cho nhau vay tiền. Nhưng mối quan hệ này chỉ tồn tại ở quy mô nhỏ, chỉ có 2 người đã quen biết nhau từ trước và được đảm bảo bởi sự tín nhiệm lẫn nhau. Trong khi đó, P2P lại dựa trên một nền
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2