intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu về ngân hàng xanh: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam

Chia sẻ: Bobietbo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:130

78
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của luận văn "Nghiên cứu về ngân hàng xanh: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam" là trên cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu kinh nghiệm phát triển hoạt động ngân hàng xanh của một số quốc gia trên thế giới, và thực trạng hoạt động ngân hàng xanh tại Việt Nam để đưa ra một số kiến nghị về phát triển ngân hàng xanh cho Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu về ngân hàng xanh: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU VỀ NGÂN HÀNG XANH: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM Ngành: Tài chính - Ngân hàng TRỊNH THỊ NGỌC MAI Hà Nội-2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU VỀ NGÂN HÀNG XANH: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM Ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8340201 Họ và tên học viên: Trịnh Thị Ngọc Mai Người hướng dẫn: TS. Trần Thị Lương Bình Hà Nội-2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tại đây, tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của cá nhân, tổ chức nào khác. Việc sử dụng kết quả nghiên cứu, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải trên các tạp chí và trang web được cung cấp tại danh mục tài liệu tham khảo của luận văn này. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận văn Trịnh Thị Ngọc Mai
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. iv DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... ix TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN .................................. ix LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG XANH ................................ 8 1.1 Khái niệm về Ngân hàng xanh ..................................................................... 8 1.2 Đặc điểm và lợi ích của Ngân hàng xanh .................................................. 10 1.2.1 Đặc điểm của Ngân hàng xanh ............................................................ 10 1.2.2 Lợi ích của Ngân hàng xanh ................................................................ 13 1.3 Thách thức của Ngân hàng xanh ............................................................... 16 1.4 Tổ chức hoạt động của Ngân hàng xanh ................................................... 18 1.5 Một số mô hình phát triển ngân hàng xanh .............................................. 22 1.6 Xu hướng phát triển Ngân hàng xanh ....................................................... 26 CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NGÂN HÀNG XANH ............. 30 2.1 Kinh nghiệm của Anh về Ngân hàng xanh ............................................... 32 2.1.1 Phân tích hoạt động Ngân hàng xanh tại Anh ................................... 32 2.1.2 Bài học rút ra từ hoạt động Ngân hàng xanh của Anh ..................... 37 2.2 Kinh nghiệm của Hoa Kỳ về Ngân hàng xanh.......................................... 41 2.2.1 Phân tích hoạt động Ngân hàng xanh tại Hoa Kỳ ............................. 41 2.2.2 Bài học rút ra từ hoạt động Ngân hàng xanh của Hoa Kỳ ............... 47 2.3 Kinh nghiệm của Úc về Ngân hàng xanh .................................................. 51 2.3.1 Phân tích hoạt động Ngân hàng xanh tại Úc ...................................... 51
  5. iii 2.3.2 Bài học rút ra từ hoạt động Ngân hàng xanh của Úc ........................ 56 2.4 Kinh nghiệm của Trung Quốc về Ngân hàng xanh .................................. 58 2.4.1 Phân tích hoạt động Ngân hàng xanh tại Trung Quốc ..................... 58 2.4.2 Bài học rút ra từ hoạt động Ngân hàng xanh của Trung Quốc........ 61 2.5 Kinh nghiệm của Hàn Quốc về Ngân hàng xanh ..................................... 67 2.5.1 Phân tích hoạt động Ngân hàng xanh tại Hàn Quốc ......................... 67 2.5.2 Bài học rút ra từ hoạt động Ngân hàng xanh của Hàn Quốc ........... 69 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG XANH TẠI VIỆT NAM TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ ....... 74 3.1 Khái quát về hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam ............................ 74 3.1.1 Khung pháp lý với hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam............ 74 3.1.2 Thực trạng phát triển Ngân hàng xanh tại Việt Nam ........................ 78 3.1.3 Đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam ............................ 86 3.2 Một số đề xuất nhằm tăng cường phát triển Ngân hàng xanh tại Việt Nam ...................................................................................................................... 89 3.2.1 Đối với cơ quan Nhà nước .................................................................... 89 3.2.2 Đối với hệ thống ngân hàng .................................................................. 96 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 104 PHỤ LỤC ................................................................................................................ xii
  6. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải tiếng nước ngoài Diễn giải tiếng Việt IDRBT Institute for Development and Viện Nghiên cứu và Phát Research in Banking triển Công nghệ Ngân hàng Technology ACB Asia Commercial Joint Stock Ngân hàng thương mại cổ Bank phần Á Châu ADB The Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển châu Á ANZ Australian and New Zealand Banking Group APRA Australian Prudential Regulation Cơ quan giám sát tài chính Authority và bảo hiểm Úc ATM Automated teller machine Máy rút tiền tự động BIDV Joint Stock Commercial Bank Ngân hàng Đầu tư và Phát for Investment and Development triển Việt Nam of Vietnam BRI Belt and Road Initiative Sáng kiến Vành đai và Con đường CBI Climate Bonds Initiative Sáng kiến Trái phiếu Khí hậu CBIRC China Banking and Insurance Ủy ban Điều tiết Bảo hiểm Regulatory Commission và Ngân hàng Trung Quốc CBRC China Banking Regulatory Ủy ban Điều tiết Ngân hàng Commission Trung Quốc CCICED China Council for International Hội đồng hợp tác quốc tế về Cooperation on Environment môi trường và phát triển của and Development Trung Quốc
  7. v CDM Clean Development Mechanism Cơ chế phát triển sạch CERCLA Comprehensive Environmental Đạo luật Toàn diện về Ứng Response, Compensation, and phó, Bồi thường và Trách Liability Act nhiệm pháp lý về Môi trường CESA The Clean Energy & Máy tăng tốc năng lượng Sustainability Accelerator sạch và bền vững CIEM Central Institute of Economic Viện Nghiên cứu quản lí Management kinh tế Trung ương CIRC China Insurance Regulatory Ủy ban Điều tiết Bảo hiểm Commission Trung Quốc COP26 The 26th UN Climate Change Hội nghị thượng đỉnh về Conference biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 26 (năm 2021) CRM Credit risk management Quản lý rủi ro tín dụng CSRC China Securities Regulatory Ủy ban Điều tiết chứng Commission khoán Trung Quốc DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ EHS Environmental Health & Safety Môi trường - Sức khoẻ - An toàn EPA Environmental Protection Cơ quan Bảo vệ Môi trường Agency EPFI The Equator Principles Financial Nguyên tắc Xích đạo Institutions
  8. vi EPFIs Equator Principles Financial Các Định chế Tài chính Institutions Tham gia Nguyên tắc Xích đạo ERM Environmental Resources Quản lý môi trường Management ESG Environmental, Social & Môi Trường, Xã Hội & (Corporate) Governance Quản Trị Doanh Nghiệp ETP Exchange-traded products Các sản phẩm giao dịch hoán đổi ETS Emissions Trading System Hệ thống mua bán khí thải FDIC The Federal Deposit Insurance Tổng công ty bảo hiểm tiền Corporation gửi liên bang GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GHG Greenhouse gas Khí thải nhà kính GIB Green Investment Bank Ngân hàng Đầu tư xanh GRI Global Reporting Initiative Tổ chức sáng kiến báo cáo toàn cầu HDB Ho Chi Minh City Development Ngân hàng TMCP Phát triển Joint Stock Commercial Bank TP.HCM ICBC Commercial Bank of China Ngân hàng Công thương Trung Quốc IFC International Finance Tổ chức Tài chính Quốc tế Corporation KDB Korea Development Bank Ngân hàng phát triển Hàn Quốc
  9. vii KNK Khí nhà kính KOTEC Korea technology finance Tổng Công ty Công nghệ corporation Tài chính MB Military Commercial Joint Stock Ngân hàng Thương mại Cổ Bank phần Quân đội MLF medium-term lending facility Cơ sở cho vay trung hạn MOF Ministry of Finance Bộ Tài Chính NBFI Anonbank financial institution Tổ chức phi tài chính NDRC Ủy ban Cải cách và Phát triển National Development and Quốc gia Cộng hòa Nhân dân Reform Commission Trung Hoa NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng Trung ương OECD Organization for Economic Co- Tổ chức Hợp tác và Phát operation and Development triển Kinh tế PBoC People's Bank of China Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc QRCode Quick Response Code Mã phản hồi nhanh RCF Revolving Credit Facility Tín dụng quay vòng xanh SBM Sustainable Bond Market Thị trường Trái phiếu Bền vững SBTi Science Based Targets initiative Sáng kiến Mục tiêu dựa trên cơ sở khoa học SDGs Sustainable Development Goals Các mục tiêu phát triển bền vững
  10. viii SHB Saigon - Ha Noi Commercial Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Joint Stock Bank Hà Nội SLF short-term lending facility Cơ sở cho vay thường trực SME small and medium-sized Doanh nghiệp vừa và nhỏ enterprise TCTD Tổ chức tín dụng TMĐT Thương mại điện tử TPBank Tien Phong Commercial Joint Ngân hàng TMCP Tiên Stock Bank Phong UNEP FI United Nations Environment Sáng kiến Tài chính về Programme Finance Initiative Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc USGB U.S. green bank Ngân hàng Xanh Hoa Kỳ VCB Joint Stock Commercial Bank Ngân hàng thương mại cổ for Foreign Trade of Vietnam phần Ngoại thương Việt Nam WB World Bank Ngân hàng Thế giới
  11. ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: So sánh ngân hàng xanh và ngân hàng truyền thống............................... 12 Bảng 1.2: Năm cấp độ của Ngân hàng xanh ............................................................ 22 Bảng 1.3: Năm giai đoạn phát triển của Ngân hàng xanh........................................ 24 Bảng 2.1: Một số sản phẩm và dịch vụ (bán lẻ) xanh của các ngân hàng Anh........ 33 Bảng 2.2: Một số sản phẩm và dịch vụ xanh của các ngân hàng Hoa Kỳ ............... 43 Bảng 2.3: Các chính sách Ngân hàng xanh của Trung Quốc ................................... 62 Bảng 3.1: Một số gói tín dụng nổi bật về năng lượng tái tạo ................................... 80 Bảng 3.2: Một số gói tín dụng nổi bật về nông nghiệp xanh ................................... 82 Bảng 3.3: Các gói tín dụng nổi bật trong một số lĩnh vực khác............................... 83 Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ dư nợ tín dụng xanh và dư nợ tín dụng khác.............................. 79 Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng tín dụng xanh theo lĩnh vực năm 2020 ................................. 80
  12. x TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN Ngân hàng xanh là một khái niệm mới được biết đến trong những năm gần đây, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Cân bằng được lợi ích và chi phí cơ hội đối với kinh tế và môi trường trong hoạt động ngân hàng, có thể nói Ngân hàng xanh chính là hình mẫu cho ngân hàng trong tương lai. Luận văn này là một tổng quan về khái niệm ngân hàng xanh, đặc điểm và những lợi ích của chúng đối với môi trường và kinh tế cũng như những hoạt động của ngân hàng xanh. Nó cũng cho thấy những kinh nghiệm quốc tế về ngân hàng xanh từ các nước phát triển. Sau đó, luận văn khái quát về thực trạng hoạt động ngân hàng xanh tại Việt Nam. Các bài học kinh nghiệm được rút ra cùng những đánh giá về thực tế sẽ hữu ích cho việc triển khai tại Việt Nam, bao gồm các đề xuất cho các cơ quan Nhà nước đến bản thân các ngân hàng như: (i) xây dựng khung pháp lý để khuyến khích các ngân hàng cung cấp tài chính xanh, doanh nghiệp đầu tư xanh để tạo ra nhu cầu tài chính xanh, ii) nâng cao nhận thức về tăng trưởng xanh, ngân hàng xanh, tín dụng xanh (iii) xây dựng quy định nội bộ về quản lý rủi ro môi trường và xã hội…
  13. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết, lý do chọn của đề tài Môi trường là tài sản hàng đầu của hệ thống nhân loại. Do đó nó phải được bảo vệ và giữ gìn. Dấu chân của con người đã vượt qua khả năng duy trì sự bền vững của Trái đất, trong khi dân số gia tăng và tốc độ tăng trưởng kinh tế năng động gây thêm áp lực đối với các nguồn tài nguyên hạn chế. Do đó, giảm dấu ấn toàn cầu của chúng ta xuống mức bền vững là vấn đề quan trọng của thời đại. Phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển không cản trở các hệ thống sinh thái, xã hội và môi trường mà nó phụ thuộc vào. Do đó, chúng ta cần xem xét mức giá mà chúng ta phải trả cho sự phát triển kinh tế và nhận ra thực tế rằng ngay cả những biện pháp nhỏ và đúng hướng cũng sẽ đi một chặng đường dài trong việc quản lý tài sản tự nhiên. Quá trình này liên quan đến tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế - Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp và khu vực tài chính để thúc đẩy phát triển bền vững. Ngành ngân hàng thường được coi là trung lập với môi trường. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các nhà lãnh đạo tin rằng phát triển bền vững có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với thành công của ngân hàng trong tương lai. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng cần phải gắn kết với các vấn đề môi trường và xã hội. Mô hình ngân hàng xanh đang được thực hiện ngày càng nhiều ở các quốc gia trên thế giới. Các cam kết gần đây của các nhà lãnh đạo nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) vào năm 2030 sẽ không thể thực hiện được nếu không thực hiện thành công ngân hàng xanh. Các nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng đã chỉ ra việc phát triển mô hình ngân hàng xanh chính là xu thế tất yếu trong chiến lược tăng trưởng xanh trên toàn cầu. Sự quan trọng của phát triển tài chính bền vững càng được chứng minh khi đại dịch COVID-19 xảy ra. Không còn nghi ngờ gì nữa, đại dịch đã tàn phá nền kinh tế và tài chính toàn cầu, tạo thành thách thức lớn nhất đối với cấu trúc tài chính kể từ cuộc khủng hoảng gần nhất. Việc thích ứng công nghệ với hệ thống ngân hàng là điều cần thiết để quản lý các khó khăn do COVID-19 gây ra như phải giãn cách xã hội… để đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục. Đã đến lúc các tổ chức tài chính giới thiệu các hệ thống ngân hàng xanh bao gồm ngân hàng trực tuyến, thanh toán trực tuyến
  14. 2 và đổi mới công nghệ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cũng giảm thiểu tác động của các hiểm hoạ như đại dịch COVID-19. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tạo ra những bước phát triển nhảy vọt cho hoạt động ngân hàng và cũng hỗ trợ tích cực cho công cuộc xanh hoá chúng. Nhiều nước đã áp dụng thành công mô hình ngân hàng xanh. Ngân hàng xanh đã, đang và sẽ là xu thế phát triển trên toàn cầu, chúng ta cần phải tích cực thay đổi và thích ứng để hoà nhập với quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng thực hiện tại Việt Nam, nhiều khó khăn và thách thức đã được bộc lộ rõ nét, việc áp dụng các kinh nghiệm quốc tế có thể phần nào giúp tháo gỡ bài toán mô hình ngân hàng xanh tại nước ta. Nhận thức được điều đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu về ngân hàng xanh: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung của luận văn là trên cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu kinh nghiệm phát triển hoạt động ngân hàng xanh của một số quốc gia trên thế giới, và thực trạng hoạt động ngân hàng xanh tại Việt Nam để đưa ra một số kiến nghị về phát triển ngân hàng xanh cho Việt Nam. Cụ thể, mục tiêu của luận văn tập trung vào: Thứ nhất: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về ngân hàng xanh Thứ hai: Phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về hoạt động ngân hàng xanh Thứ ba: Thực trạng hoạt động ngân hàng xanh tại Việt Nam và hàm ý chính sách phát triển cho Việt Nam trên cơ sở các kết quả tìm được của mục tiêu 1 và 2 và thực trạng hiện nay Kết quả nghiên cứu của luận văn là kênh tham khảo để các nhà hoạch định chính sách và các ngân hàng có thể đề ra các quyết định phát triển mạnh hơn hoạt động ngân hàng xanh tại Việt Nam 3. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn của tác giả trả lời những câu hỏi sau Thứ nhất, ngân hàng xanh là gì và tại sao phải phát triển ngân hàng xanh?
  15. 3 Thứ hai, mô hình ngân hàng xanh của các quốc gia được phát triển như thế nào? Những bài học nào được rút ra từ kinh nghiệm các quốc gia trong việc phát triển ngân hàng xanh? Thứ ba, những chính sách và giải pháp nào để phát triển hoạt động ngân hàng xanh tại Việt Nam? 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kinh nghiệm hoạt động ngân hàng xanh trên thế giới và việc phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam. Kinh nghiệm quốc tế mà đề tài nghiên cứu ở đây tập trung vào năm nước: Hoa Kỳ, Anh, Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: các quốc gia Hoa Kỳ, Anh, Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam. Phạm vi thời gian: 2009-2020 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này áp dụng phương pháp tổng thuật tài liệu các nghiên cứu trước đây để thu thập thông tin về cơ sở lý luận về ngân hàng xanh, đồng thời từ các nguồn phương tiện truyền thông được công bố trên các trang thông tin chính phủ, các website chính thức của các ngân hàng, từ các tạp chí chuyên ngành và trang thông tin điện tử của các tạp chí, các tài liệu lưu trữ, văn kiện, hồ sơ, văn bản về luật, chính sách, các số liệu thống kê...để tìm hiểu về kinh nghiệm của một số quốc gia khi triển khai chính sách về ngân hàng xanh và để có những thông tin cập nhật về thực trạng hoạt động ngân hàng xanh ở Việt Nam. Các phương pháp phân tích dữ liệu áp dụng trong nghiên cứu này bao gồm giải thích dữ liệu, phân tích nội dung và nghiên cứu định tính thông qua phân tích chính sách, phân tích logic, phân tích tình huống, phân tích SWOT…
  16. 4 6. Ý nghĩa của đề tài luận văn Kết quả nghiên cứu của đề tài là gợi ý để các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu thực hiện các giải pháp về xây dựng hệ thống pháp lý để hỗ trợ phát triển hoạt động ngân hàng xanh tại Việt Nam, góp phần vào mục tiêu tăng trưởng bền vững của quốc gia, đồng thời luận văn cũng là kênh tham khảo hữu ích cho các NHTM tại Việt Nam trong quá trình học hỏi mô hình phát triển ngân hàng xanh của một số nước trên thế giới. 7. Tổng quan nghiên cứu trong nước và ngoài nước 7.1. Tổng quan nghiên cứu trong nước Bàn về sự phát triển của ngân hàng xanh, sự phát triển của các chính sách tài khoá và tiền tệ hướng tới phát triển bền vững, ở trong nước cũng đã có một số nghiên cứu về chủ đề này. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Huân (2014) về Xây dựng ngân hàng xanh tại Việt Nam cho thấy, có khá ít ngân hàng hay tổ chức tài chính tiên phong thực hiện điều này ở Việt Nam mặc dù họ tham gia với một vai trò khá tích cực trong nền kinh tế. Nghiên cứu cũng chỉ ra sự quan trọng của nghiệp vụ ngân hàng xanh, tham thảo những kinh nghiệm quốc tế ở khía cạnh tổng quan và làm nổi bật những bài học cho các hoạt động ngân hàng và sự phát triển bền vững ở nước ta. Nghiên cứu về Nhận thức và nhận biết về ngân hàng xanh tại Việt Nam của tác giả Hà Nam Khánh Giao (2020) cho thấy, nhận thức và hiểu biết của công chúng về ngân hàng xanh chưa thực sự sâu. Với các tiêu chí đo lường gồm: tiết kiệm năng lượng, dễ thực hiện, thời gian hợp lý, tiết kiệm chi phí, nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trực tiếp các khách hàng tại các cơ sở của các Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDB), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank- VCB). Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số khách hàng (trên 50%) biết đến khái niệm ngân hàng xanh nhưng chưa sử dụng nhiều. Hầu hết các đáp viên đều nhận biết và sử dụng ngân hàng xanh nhằm tránh các hoá đơn giấy, một số ít nhận biết và sử dụng ngân hàng xanh dùng máy gửi tiền. Các đáp viên không nhận biết ngân hàng xanh về nhận thông tin điện tử. Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ nhận thức của khách hàng về ngân hàng
  17. 5 xanh phụ thuộc vào tuổi tác, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nhưng không chịu ảnh hưởng bởi giới tính. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị hướng đến những ứng dụng ngân hàng xanh bền vững tại Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế như: dựa hoàn toàn vào thông tin sơ cấp, được chia đều cho 3 ngân hàng HDB, BIDV, VCB, với độ lớn mẫu 90, và phương pháp chọn mẫu thuận tiện, chưa bảo đảm tốt cho khái quát hóa kết quả và nghiên cứu chỉ chú trọng đến nhận biết và nhận thức chứ không liên quan đến việc chẩn đoán các tác động (Hà Nam Khánh Giao, 2020) Quan điểm về việc nhận thức về ngân hàng xanh cần được triển khai rộng, tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh và Nguyễn Việt Trung (2019) cho rằng: Phổ cập ngân hàng xanh là cách tiếp cận có độ lan tỏa nhanh và triệt để vì không có thành phần kinh tế hay lĩnh vực hoạt động nào có thể thoát ly khỏi giao dịch liên quan tới tiền và dịch vụ ngân hàng. Ngoài ra, hiện nay, quy mô ngày càng tăng của các ngân hàng làm tăng lượng khí thải cac-bon ra môi trường xung quanh. Với số lượng các chi nhánh khổng lồ, các ngân hàng sẽ làm tăng đáng kể lượng khí thải cacbon vào môi trường do sử dụng nhiều năng lượng, máy điều hòa, thiết bị in ấn… Để giảm lượng cacbon khách hàng cần thay đổi thói quen sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt và giao dịch qua ngân hàng điện tử (Nguyễn Minh Loan, 2019). Một số khía cạnh của ngân hàng xanh như việc các ngân hàng sử dụng ngân hàng điện tử, ứng dụng Fintech trong hoạt động của ngân hàng cũng được đề cập trong các nghiên cứu về ngân hàng. Đối với các ngân hàng thương mại, sự phát triển của Fintech dẫn đến tăng lợi nhuận, đổi mới tài chính và cải thiện khả năng kiểm soát rủi ro, Nhìn chung, bằng cách sử dụng công nghệ tài chính, các ngân hàng thương mại có thể cải thiện mô hình kinh doanh truyền thống của mình bằng cách giảm chi phí hoạt động ngân hàng, nâng cao hiệu quả dịch vụ, tăng cường khả năng kiểm soát rủi ro và tạo ra các mô hình kinh doanh hướng tới khách hàng; từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh toàn diện. Mức độ tác động này khác nhau tuỳ theo mức độ sử dụng đổi mới công nghệ của ngân hàng (Đào Duy Tùng, 2021).
  18. 6 7.2. Tổng quan nghiên cứu ngoài nước Bàn về sự phát triển của ngân hàng xanh, mức độ nhận thức và mô hình phát triển ngân hàng xanh ở một số quốc gia, trên thế giới cũng đã có một số nghiên cứu về chủ đề này. Subrata và cộng sự (2017) đã nghiên cứu về nhận biết và nhận thức của khách hàng về ngân hàng xanh tại Bangladesh, kết quả chỉ ra khách hàng nhận biết nhiều hơn về ngân hàng qua tin nhắn (SMS banking). Prakash và Pappu (2017) cho thấy khách hàng nhận biết và nhận thức tốt hơn về ngân hàng xanh đối với các ngân hàng nhà nước lớn. Satheesh (2017), Omid và cộng sự (2015) lại chỉ ra rằng: khách hàng tại các ngân hàng tư nhân nhỏ cùng với nhân viên ngân hàng nhận biết và nhận thức tốt hơn về ngân hàng xanh so với công chúng, do vậy các ngân hàng nhà nước cần làm nhiều hơn nữa để giúp công chúng tiếp cận với hệ thống ngân hàng xanh. Ganesan và Bhuvaneswari (2016) chỉ ra rằng học vấn tác động lớn đến nhận biết và nhận thức về ngân hàng xanh. Lalon (2015) chỉ ra những thay đổi trong quản trị đầu tư, quản trị tiền gửi, tuyển dụng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và nâng cao ý thức cộng đồng là các yếu tố nền tảng cho sự phát triển của Ngân hàng xanh. Đồng quan điểm về vấn đề này, Nghiên cứu của Maruf (2010) cũng đưa ra các khuyến nghị là các hoạt động Ngân hàng xanh cần được xúc tác và hỗ trợ bởi các khoản đầu tư và chi tiêu công, đồng thời cải tiến các chính sách và các quy định của chính phủ. Nghiên cứu của Sadia Noureen và cộng sự (2020) về Nhận thức Ngân hàng Xanh, Thách thức và sự bền vững ở Parkistan khẳng định các biện pháp chính sách khả thi và sáng kiến để thúc đẩy ngân hàng xanh đã trở thành nhu cầu của thời đại. Trong một nền kinh tế thị trường đang thay đổi nhanh chóng, nơi mà toàn cầu hóa thị trường đã tăng cường cạnh tranh, các ngân hàng nên đóng một vai trò tích cực để bảo vệ môi trường và hệ sinh thái. Khái niệm Ngân hàng xanh sẽ có lợi cho cả ngành ngân hàng và nền kinh tế. 7.3. Các khoảng trống nghiên cứu Có thể thấy, ở cả trong và ngoài nước đã có các nghiên cứu về ngân hàng xanh. Các nghiên cứu này cũng đã cho thấy xu thế tất yếu của việc phát triển mô hình ngân
  19. 7 hàng xanh trong tổng thể chiến lược phát triển bền vững. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc đề xuất ngân hàng xanh dưới giác độ cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng xanh và tác động của việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng xanh đến hiệu quả hoạt động ngân hàng cũng như góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo tăng trưởng xanh và bền vững hay khảo cứu một số kinh nghiệm của các nước về phát triển ngân hàng xanh. Các nghiên cứu trong nước cũng đã phân tích được xu thế phát triển ngân hàng xanh trên thế giới, những cơ hội và các rào cản trong việc thúc đẩy phát triển Ngân hàng xanh tại Việt Nam, và đưa ra những hàm ý chính sách nhất định, tuy nhiên chưa đi sâu vào phân tích kinh nghiệm phát triển mô hình này ở các quốc gia cụ thể đã có những thành tựu nhất định cũng như có sự tương đồng về vai trò của cơ quan quản lý mà chúng ta có thể học hỏi. Như vậy, vẫn còn một khoảng trống nghiên cứu, từ góc độ lý thuyết, cơ sở lý luận toàn diện về ngân hàng xanh bao gồm khái niệm, đặc điểm, tổ chức hoạt động, mô hình phát triển, những lợi ích thiết thực đối với các chủ thể liên quan và đối với sự phát triển kinh tế, môi trường – xã hội, cũng như những nghiên cứu tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về phát triển ngân hàng xanh, sau đó đánh giá thực trạng hoạt động ngân hàng xanh ở Việt Nam hiện nay để có thể đưa ra những khuyến nghị để tăng cường phát triển hoạt động ngân hàng xanh ở Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế.
  20. 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG XANH 1.1 Khái niệm về Ngân hàng xanh Ngân hàng xanh là một khái niệm mới hình thành trong hơn 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu và tổ chức đã cố gắng đưa ra định nghĩa của riêng họ. Đã có nhiều định nghĩa về Ngân hàng xanh trên thế giới và cũng có thể có sự khác biệt giữa các quốc gia với nhau. Hiểu theo khái niệm rộng, “Ngân hàng xanh là Ngân hàng bền vững”, để phát triển bền vững, các ngân hàng cần nhìn vào một bức tranh lớn và đặt lợi ích của mình song song với lợi ích của môi trường – xã hội (Imeson M. & Sim A., 2010). SOGESID, công ty cổ phần kĩ thuật thuộc sở hữu của nhà nước Ý cho rằng: “Ngân hàng xanh hoạt động như ngân hàng truyền thống, cung cấp các dịch vụ vượt trội cho nhà đầu tư và khách hàng, đồng thời thực thi các chương trình giúp ích cho cộng đồng và môi trường. Ngân hàng xanh không phải là doanh nghiệp hoạt động thuần tuý vì trách nhiệm xã hội, cũng không hoàn toàn là doanh nghiệp thuần tuý vì lợi nhuận mà có sự kết hợp, đảm bảo sự hài hoà và bền vững về kinh tế môi trường-xã hội” (SOGESID, 2013) Theo nghĩa hẹp, Ngân hàng xanh bao hàm các hành động vì môi trường, chẳng hạn như các hoạt động “xanh” không chỉ bên trong mà còn bên ngoài ngân hàng. “Ngân hàng xanh dùng để chỉ các hoạt động khuyến khích các hoạt động môi trường và giảm lượng khí thải carbon, như khuyến khích sử dụng các sản phẩm và dịch vụ xanh; áp dụng các tiêu chuẩn môi trường để phê duyệt các khoản vay hoặc cung cấp các khoản tín dụng ưu đãi cho các dự án giảm CO2” (UN ESCAP, 2012). Ngân hàng được coi là “xanh” khi đáp ứng cả hai điều kiện: (i) cung cấp dịch vụ xanh trong ngắn hạn và (ii) có chiến lược kinh doanh dài hạn đáp ứng các tiêu chí về môi trường và trách nhiệm xã hội. Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Ngân hàng của Ấn Độ (Institute for Development and Research in Banking Technology- IDRBT) định nghĩa: “Ngân hàng xanh là một thuật ngữ tổng quát liên quan đến các ứng dụng và hướng dẫn làm cho các ngân hàng được bền vững trong các bối cảnh kinh tế, môi trường và xã hội. Nó nhằm làm cho các quy trình ngân hàng và các nền tảng hạ tầng công nghệ và công nghệ thông tin đạt được hiệu quả tốt nhất có thể, mà không hoặc chịu ảnh hưởng thấp nhất từ môi trường” (IDRBT, 2013). Nghiên cứu năm 2014 của
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2