intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tác động của lãi suất, cung tiền và một số yếu tố vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế tại các nước Đông Nam Á

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

29
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận văn là phân tích tác động của lãi suất, cung tiền và một số các yếu tố vĩ mô tác động đến tăng trưởng kinh tế tại các nước Đông Nam Á. Từ kết quả nghiên cứu, luận văn cũng sẽ thảo luận những hàm ý về mặt chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại các nước Đông Nam Á.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tác động của lãi suất, cung tiền và một số yếu tố vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế tại các nước Đông Nam Á

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MÍNH LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT, CUNG TIỀN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TẠI CÁC NƢỚC ĐÔNG NAM Á Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Hƣớng Học viên cao học : Đinh Thị Thu Hằng TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã ngành: 8 34 02 01 Đề tài: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT, CUNG TIỀN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TẠI CÁC NƢỚC ĐÔNG NAM Á Học viên : Định Thị Thu Hằng MSHV : 020118160053 GVHD : PGS.TS Ngô Hƣớng TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
  3. LỜI CÁM ƠN Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS. Ngô Hƣớng đã trực tiếp hƣớng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi thực hiện tốt luận văn này. Tôi vô cùng biết ơn các Thầy Cô trƣờng Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại trƣờng. Tôi xin trân trọng cám ơn Phòng quản lý đào tạo sau đại học – Trƣờng Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã hỗ trợ, ủng hộ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. ĐINH THỊ THU HẰNG
  4. LỜI CAM ĐOAN Luận văn này chƣa từng đƣợc trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trƣờng đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tác giả, kết quả nghiên cứu là hoàn toàn trung thực, trong đó không có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc đây, ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của tôi. Ngƣời cam đoan Tác giả Đinh Thị Thu Hằng
  5. MỤC LỤC  Danh mục các bảng Danh mục từ viết tắt CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU .................................................................................. 1 1.1 Lý do lựa chọn đề tài ...................................................................... ................... 1 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ......................................................................... 2 1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 3 1.5 Đóng góp của luận văn ....................................................................................... 4 1.6 Kết cấu luận văn ................................................................................................ 5 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT, CUNG TIỀN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ ........ 7 2.1 Khái niệm tăng trƣởng kinh tế ........................................................................... 7 2.2 Một số yếu tố vĩ mô tác động đến tăng trƣởng kinh tế ...................................... 8 2.2.1 Lãi suất ............................................................................................................ 8 2.2.2 Cung tiền ....................................................................................................... 13 2.2.3 Lạm phát........................................................................................................ 17 2.2.4 Vốn đầu tƣ ..................................................................................................... 18 2.2.5 Lao động........................................................................................................ 19 2.2.6 Cơ sở hạ tầng ................................................................................................. 20 2.3 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây liên quan đến đề tài ......... 21 2.4 Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................... 25
  6. TÓM TẮT CHƢƠNG 2 CHƢƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………..27 3.1 Hồi quy với dữ liệu bảng ................................................................................. 27 3.1.1 Dữ liệu luận văn ............................................................................................ 27 3.1.2 Phƣơng pháp ƣớc lƣợng dữ liệu bảng ........................................................... 29 3.2 Mô hình nghiên cứu ......................................................................................... 33 TÓM TẮT CHƢƠNG 3 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................... 38 4.1 Thống kê mô tả................................................................................................. 38 4.2 Ma trận hệ số tƣơng quan ................................................................................. 40 4.3 Kiểm tra đa cộng tuyến .................................................................................... 41 4.4 Kết quả phân tích tác động của lãi suất, cung tiền và một số yếu tố vĩ mô đến tăng trƣởng kinh tế tại các nƣớc Đông Nam Á ...................................................... 42 TÓM TẮT CHƢƠNG 4 CHƢƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH .................................... 48 5.1 Điều hành lãi suất theo hƣớng hỗ trợ tăng trƣởng kinh tế ............................... 48 5.2 Kiểm soát cung tiền nhằm thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế ................................. 48 5.3 Ổn định lạm phát .............................................................................................. 49 5.4 Tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ ........................................................................ 49 5.5 Phát triển lực lƣợng lao động ........................................................................... 49 Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ................................................................ 50 Kết luận chung ...................................................................................................... 51 Tài liệu tham khảo .................................................................................................. 52
  7. Phụ lục .................................................................................................................... 56 Phụ lục 1: Kết quả ƣớc lƣợng tác động của lãi suất, cung tiền và một số yếu tố vĩ mô đến tăng trƣởng kinh tế tại các nƣớc Đông Nam Á ......................................... 56 Phụ lục 2: Dữ liệu nghiên cứu của luận văn .......................................................... 68
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Tóm tắt các biến trong mô hình nghiên cứu .............................................. 35 Bảng 4.1 Thống kê mô tả ........................................................................................... 39 Bảng 4.2 Ma trận hệ số tƣơng quan ........................................................................... 40 Bảng 4.3 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến ............................................................... 41 Bảng 4.4 Kết quả hồi quy tác động của lãi suất, cung tiền và một số yếu tố vĩ mô đến tăng trƣởng kinh tế ............................................................................................... 43 Bảng 4.5 Kết quả kiểm định Hausman, kiểm định Wald và Wooldridge ................. 44
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng Phát triển châu Á AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dƣơng ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FII Đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội GNI Tổng thu nhập quốc dân GNP Tổng sản phẩm quốc dân GO Tổng giá trị sản xuất ICOR Tỷ lệ gia tăng giữa vốn – sản lƣợng đầu ra IMF Quỹ tiền tệ quốc tế IRF World Road Statistics MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ NI Thu nhập quốc dân OLS Ordinary Least Squares TFP Năng suất nhân tố tổng hợp TTP Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng
  10. UN Tổ chức Liên Hợp Quốc WB Ngân hàng Thế giới WTO Tổ chức thƣơng mại Thế giới
  11. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU Chƣơng này sẽ trình bày tóm lƣợc các nội dung chính của luận văn, bao gồm lý do lựa chọn đề tài luận văn, mục tiêu nghiên cứu của đề tài, câu hỏi nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu và kết cấu của luận văn. Bên cạnh đó, những đóng góp và điểm mới của luận văn so với các nghiên cứu trƣớc đây cũng đƣợc trình bày trong chƣơng này. 1.1 Lý do lựa chọn đề tài Tại mỗi quốc gia thì tăng trƣởng kinh tế vẫn luôn là một trong những mục tiêu kinh tế vĩ mô hàng đầu. Đặc biệt trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng khốc liệt thì mục tiêu đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng kinh tế càng trở nên khó khăn và đặc biệt đƣợc quan tâm. Nếu Chính phủ đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng kinh tế qua đó sẽ góp phần đảm bảo kinh tế phát triển ổn định, bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện thành công xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân. Vì vậy, tăng trƣởng kinh tế ổn định và bền vững luôn là mục tiêu hƣớng tới của mọi quốc gia. Để đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng kinh tế thì Chính phủ cần phải có chính sách kinh tế phù hợp, phải tìm đƣợc nguồn gốc của sự tăng trƣởng. Vấn đề đặt ra, cần xác định đƣợc các yếu tố kinh tế vĩ mô nào tác động đến tăng trƣởng kinh tế, mức độ tác động và chiều tác động của các yếu tố này nhƣ thế nào. Mặc dù có một số đề tài nghiên cứu liên quan đến vấn đề này, nhƣng kỹ thuật xử lý dữ liệu, phƣơng pháp nghiên cứu cũng nhƣ phạm vi nghiên cứu và thời gian nghiên cứu cần phải đƣợc quan tâm cập nhật. Đây là vấn đề nghiên cứu mang tính thực tiễn quan trọng đang đặt ra cần giải quyết một cách chính xác và phù hợp. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này là một yêu cầu cấp bách đặt ra hiện nay, là vấn đề nghiên cứu mang tính thực tiễn cao và có tính cấp thiết. Với mong muốn làm rõ mức độ tác động và chiều tác động của các yếu tố vĩ mô đến tăng trƣởng kinh tế, từ đó làm cơ sở đƣa ra các khuyến nghị về mặt chính sách kinh tế góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Trên cơ sở các nhận định này,
  12. 2 tác giả lựa chọn đề tài “Phân tích tác động của lãi suất, cung tiền và một số yếu tố vĩ mô đến tăng trƣởng kinh tế tại các nƣớc Đông Nam Á” làm luận văn của mình. 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu  Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận văn là phân tích tác động của lãi suất, cung tiền và một số các yếu tố vĩ mô tác động đến tăng trƣởng kinh tế tại các nƣớc Đông Nam Á. Từ kết quả nghiên cứu, luận văn cũng sẽ thảo luận những hàm ý về mặt chính sách nhằm thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế tại các nƣớc Đông Nam Á. Để đạt đƣợc mục tiêu tổng quát, luận văn hƣớng đến giải quyết lần lƣợt các mục tiêu cụ thể sau đây:  Đo lƣờng mức độ tác động và chiều tác động của lãi suất đến tăng trƣởng kinh tế tại các nƣớc Đông Nam Á.  Đo lƣờng mức độ tác động và chiều tác động của cung tiền đến tăng trƣởng kinh tế tại các nƣớc Đông Nam Á.  Đo lƣờng mức độ tác động và chiều tác động của một số các yếu tố vĩ mô đến tăng trƣởng kinh tế tại các nƣớc Đông Nam Á  Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực nghiệm tìm đƣợc, đề xuất các khuyến nghị về mặt chính sách góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế tại các nƣớc Đông Nam Á.  Câu hỏi nghiên cứu Để đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu, luận văn sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:  Lãi suất có tác động đến tăng trƣởng kinh tế hay không? Cơ chế tác động nhƣ thế nào?
  13. 3  Cung tiền có tác động đến tăng trƣởng kinh tế hay không? Cơ chế tác động nhƣ thế nào?  Các yếu vĩ mô nào tác động đến tăng trƣởng kinh tế? Mức độ tác động và chiều tác động ra sao?  Giải pháp nào để góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế tại các nƣớc Đông Nam Á? 1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: phân tích các yếu tố lãi suất, cung tiền và một số yếu tố vĩ mô tác động đến tăng trƣởng kinh tế tại các nƣớc Đông Nam Á trong giai đoạn 2000-2017 với các biến nghiên cứu nhƣ: tăng trƣởng kinh tế, lãi suất, cung tiền, lạm phát, vốn đầu tƣ toàn xã hội, lao động và cơ sở hạ tầng. Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu đƣợc giới hạn cho mẫu nghiên cứu gồm 8 nƣớc Đông Nam Á. Danh sách 8 nƣớc Đông Nam Á bao gồm: Việt Nam, Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines và Thái Lan. Việc lựa chọn 8 nƣớc Đông Nam Á này trong giai đoạn 2000-2017 xuất phát từ bộ dữ liệu của ngân hàng Thế giới (World Bank) và Qũy tiền tệ quốc tế (IMF). Điều này có nghĩa là số liệu của các quốc gia này trƣớc năm 2000 không đầy đủ và số liệu cập nhật mới nhất đến năm 2017. 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành đƣợc mục tiêu nghiên cứu của luận văn, tác giả chủ yếu sử dụng phƣơng pháp phân tích định lƣợng để lƣợng hóa tác động lãi suất, cung tiền và một số các yếu tố vĩ mô đến tăng trƣởng kinh tế tại các nƣớc Đông Nam Á. Dữ liệu chéo và dữ liệu chuỗi thời gian đƣợc trích xuất để hình thành dữ liệu bảng của 8 quốc gia tại khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 2000-2017. Cụ thể là các dữ liệu về: tốc độ tăng trƣởng kinh tế, lực lƣợng lao động, cơ sở hạ tầng đƣợc thu thập từ World Bank (World Development Indicators), trong khi
  14. 4 các dữ liệu về tỷ lệ lạm phát, cung tiền, lãi suất đƣợc lấy từ Qũy tiền tệ quốc tế IMF (International Financial Statistics). Với dạng dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu bảng, tác giả sẽ sử dụng phƣơng pháp ƣớc lƣợng cho mô hình hồi quy với dữ liệu bảng cân bằng bao gồm: mô hình Pooled OLS, mô hình FEM và mô hình REM, sau đó tiến hành kiểm định lựa chọn ra mô hình phù hợp, kiểm định và xử lý các khuyết tật trên mô hình đƣợc lựa chọn. Đối với mô hình dạng bảng động, sự hiện diện của biến trễ của biến phụ thuộc làm biến độc lập gây ra hiện tƣợng nội sinh trong mô hình, khi đó tác giả sẽ sử dụng phƣơng pháp ƣớc lƣợng GMM để xử lý nội sinh cho mô hình dạng bảng động. 1.5 Đóng góp của luận văn Luận văn này sẽ bổ sung bằng chứng thực nghiệm về tác động của lãi suất, cung tiền và một số các yếu tố vĩ mô đến tăng trƣởng kinh tế trong trƣờng hợp tại các nƣớc Đông Nam Á nói chung và trƣờng hợp tại Việt Nam nói riêng, trong đó luận văn tập trung chú trọng nghiên cứu đến tác động của yếu tố lãi suất và cung tiền đến tăng trƣởng kinh tế tại các quốc gia này. Điểm mới của luận văn so với các nghiên cứu trƣớc đây là đồng thời đƣa các biến kinh tế vĩ mô vào mô hình nghiên cứu để làm rõ về mặt thực nghiệm tác động của chính sách tiền tệ đến tốc độ tăng trƣởng kinh tế tại nƣớc Đông Nam Á. Ngoài ra, việc áp dụng phƣơng pháp ƣớc lƣợng SGMM cho dữ liệu bảng cũng là một điểm mới khác của luận văn so với các nghiên cứu trƣớc đây. Phƣơng pháp này mang lại kết quả nghiên cứu đáng tin cậy vì phƣơng pháp SGMM khắc phục đƣợc rất nhiều các khuyết tật của mô hình nhƣ: tự tƣơng quan, phƣơng sai thay đổi và hiện tƣợng nội sinh mà các nghiên cứu trƣớc đây liên quan đến đề tài này chƣa thực hiện. Do đó, kết quả nghiên cứu của luận văn này sẽ thu lại kết quả ƣớc lƣợng là vững, không chệch và hiệu quả. Từ kết quả nghiên cứu, luận văn có những đóng góp cả về mặt giá trị khoa học và giá trị thực tiễn, luận văn sẽ cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn về tăng trƣởng kinh tế một cách có hệ thống, cũng nhƣ kết luận chính xác về tác động của lãi suất, cung tiền và một số yếu tố vĩ mô đến tăng trƣởng kinh tế, từ đó cung cấp
  15. 5 luận cứ quan trọng giúp các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô và cơ quan quản lý kinh tế - xã hội Nhà nƣớc có định hƣớng đƣa ra chính sách phù hợp để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế trƣờng hợp tại các nƣớc Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Kết quả nghiên cứu sẽ gợi mở những hàm ý về mặt chính sách cho các nhà quản lý kinh tế vĩ mô, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế cho quốc gia. Đồng thời, kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thêm cơ sở về mặt thực nghiệm cho Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam hoạch định chính sách tiền tệ phù hợp trong việc đảm bảo thực hiện đƣợc mục tiêu tăng trƣởng kinh tế. 1.6 Kết cấu luận văn Luận văn đƣợc trình bày theo 5 chƣơng để làm sáng tỏ tác động của lãi suất, cung tiền và một số yếu tố vĩ mô tác động đến tăng trƣởng kinh tế tại các nƣớc Đông Nam Á. Chƣơng 1 là giới thiệu. Chƣơng này giới thiệu khái quát về lý do lựa chọn đề tài, tính cấp thiết và thực tiễn của đề tài luận văn. Bên cạnh đó, xác định rõ đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, trình bày những đóng góp về mặt lý thuyết và thực tiễn của luận văn. Chƣơng 2 là chƣơng cơ sở lý thuyết về tác động của lãi suất, cung tiền và một số yếu tố vĩ mô đến tăng trƣởng kinh tế, lƣợc khảo các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây có liên quan đến đề tài ở cả trong và ngoài nƣớc. Trên cơ sở này, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu của luận văn. Chƣơng 3 là chƣơng phƣơng pháp nghiên cứu, trình bày chi tiết về mô hình nghiên cứu, phƣơng pháp ƣớc lƣợng mô hình. Chƣơng 4 trình bày kết quả ƣớc lƣợng mô hình nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu, phân tích chiều tác động và mức độ tác động của của lãi suất, cung tiền và một số yếu tố vĩ mô đến tăng trƣởng kinh tế tại các nƣớc Đông Nam Á.
  16. 6 Chƣơng 5 là chƣơng cuối cùng, tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài, từ đó đề xuất các kiến nghị về chính sách có liên quan. Chƣơng này cũng trình bày một số hạn chế của nghiên cứu và gợi ý hƣớng nghiên cứu tiếp theo trong tƣơng lai.
  17. 7 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT, CUNG TIỀN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ Cơ sở lý thuyết liên quan đến luận văn sẽ đƣợc trình bày trong chƣơng này bao gồm: lý thuyết nền tảng về tăng trƣởng kinh tế, tác động của lãi suất, cung tiền và một số yếu tố vĩ mô đến tăng trƣởng kinh tế đây là cơ sở hình thành khung lý thuyết của nghiên cứu. Tiếp theo luận văn sẽ tổng hợp và đánh giá các công trình nghiên cứu khoa học trƣớc đây có liên quan đến đề tài ở cả Việt Nam và nƣớc ngoài về tác động của lãi suất, cung tiền và một số các yếu tố vĩ mô đến tăng trƣởng kinh tế. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trƣớc đây, luận văn xây dựng mô hình nghiên cứu ở trong chƣơng 3. 2.1 Khái niệm tăng trƣởng kinh tế Theo ngân hàng thế giới định nghĩa tăng trƣởng kinh tế là: sự thay đổi hay mở rộng về số lƣợng trong nền kinh tế của một đất nƣớc. Tăng trƣởng kinh tế có hai hình thức: thứ nhất là tăng trƣởng theo chiều rộng bằng cách sử dụng nhiều tài nguyên hơn nhƣ vật chất, lao động, vốn tự nhiên; thứ hai là tăng trƣởng theo chiều sâu bằng cách sử dụng lƣợng tài nguyên hiệu quả hơn. Theo hình thức thứ nhất, nếu tăng trƣởng kinh tế dựa vào tăng lao động thì do lao động tăng cao nên việc này sẽ không làm tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời; tăng sử dụng tài nguyên thì sẽ gây ảnh hƣởng đến hệ sinh thái, môi trƣờng và làm cạn kiệt tài nguyên quốc gia. Nhƣng nếu tăng trƣởng kinh tế theo hình thức thứ hai, nghĩa là sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực nhƣ vốn, lao động thì kết quả thu nhập trung bình trên đầu ngƣời sẽ tăng lên đồng thời cải thiện đƣợc chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân. Nhƣ vậy, tăng trƣởng kinh tế có thể đƣợc hiểu là sự gia tăng về thu nhập hay sản lƣợng của một nền kinh tế theo thời gian, thông thƣờng là tính theo một năm, sự gia tăng này thể hiện về cả quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trƣởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít thu nhập hay sản lƣợng của một nền kinh tế, trong khi đó tốc độ
  18. 8 tăng trƣởng phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm về thu nhập hay sản lƣợng giữa các thời kỳ. Theo ngân hàng thế giới (World Bank) tăng trƣởng kinh tế thƣờng đƣợc đo lƣờng bằng tỷ lệ tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP) trong một năm.  Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là chỉ tiêu kinh tế đo lƣờng sự tăng trƣởng kinh tế thông qua đo lƣờng tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng đƣợc sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này đƣợc tính chỉ dựa trên tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra thuộc lãnh thổ trong một quốc gia, không quan tâm đến chủ thể sản xuất hàng hóa và dịch vụ này thuộc quốc gia nào.  Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là chỉ tiêu kinh tế đo lƣờng sự tăng trƣởng kinh tế thông qua đo lƣờng tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà quốc gia đó sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này đƣợc tính chỉ dựa trên tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra thuộc những chủ thể có cùng một quốc tịch, không quan tâm đến chủ thể này tiến hành sản xuất ở trong hay ngoài quốc gia đó. Tóm lại, theo quan điểm của tác giả thì tăng trƣởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô hoặc tốc độ về sản lƣợng của toàn bộ một nền kinh tế, tăng trƣởng kinh tế là sự gia tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lƣợng quốc gia (GNP) của toàn bộ nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. 2.2 Một số yếu tố vĩ mô tác động đến tăng trƣởng kinh tế Qua các nghiên cứu trƣớc đây đã xây dựng các lý thuyết về tác động của các yếu tố vĩ mô đến tăng trƣởng kinh tế bao gồm: cung tiền, lãi suất, lạm phát, vốn đầu tƣ, nguồn nhân lực, việc làm, độ mở thƣơng mại, cơ sở hạ tầng.
  19. 9 2.2.1 Lãi suất Lãi suất tác động đến các chủ thể trong nền kinh tế trong việc ra quyết định chi tiêu tiêu dùng và đầu tƣ, thông qua đó lãi suất tác động đến mức độ phát triển của nền kinh tế cũng nhƣ tăng trƣởng kinh tế.  Lãi suất tác động đến tiêu dùng1: Theo Mishkin (2001) lãi suất có tác động mạnh mẽ đến chiêu tiêu tiêu dùng. Khi lãi suất thị trƣờng tăng sẽ làm chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền tăng dẫn đến việc nắm giữ tiền trở nên kém hấp dẫn hơn so với đầu tƣ vào các tài sản tài chính hoặc cho vay, vì vậy ngƣời dân có xu hƣớng gia tăng tiết kiệm và giảm chi tiêu để chuyển tiền vào lĩnh vực đầu tƣ, từ đó làm giảm tổng cầu trong nền kinh tế. Theo nguyên tắc cân bằng tổng cung và tổng cầu trong nền kinh tế thì tổng cung sẽ giảm để cân bằng tổng cầu, khi đó GDP thực sẽ giảm thấp hơn sản lƣợng tiềm năng và tỷ lệ thất nghiệp thực tế cao hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái. Nhƣ vậy, lãi suất tăng sẽ làm giảm chi tiêu tiêu dùng dẫn đến tăng trƣởng kinh tế giảm sút. Ngƣợc lại, khi lãi suất giảm sẽ làm đầu tƣ vào tài sản tài chính hoặc cho vay trở nên kém hấp dẫn do đó sẽ tác động làm chi tiêu tiêu dùng có xu hƣớng gia tăng dẫn đến tăng tổng cầu trong nền kinh tế từ đó làm thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Đồng thời, khi lãi suất giảm sẽ làm giảm chi phí tài trợ cho các khoản chi tiêu tiêu dùng, qua đó càng khuyến khích gia tăng chi tiêu tiều dùng làm tăng tổng cầu trong nền kinh tế. Dựa trên lý thuyết về tác động của lãi suất đến tiều dùng, ngân hàng trung ƣơng có thể chủ động kích cầu bằng cách kích thích tiêu dùng và đầu tƣ thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ để làm giảm lãi suất và ngƣợc lại. Chi tiêu cho tiêu dùng liên quan đến thu nhập sẵn sàng để sử dụng. Theo Mishkin (2001), tổng số thu nhập sẵn sàng để sử dụng bằng tổng thu nhập (Y) trừ đi thuế (T). 1 Lê Thị Tuyết Hoa, Đặng Văn Dân (2017), Giáo trình Lý Thuyết Tài chính – tiền tệ, NXB Kinh tế TP.HCM
  20. 10 DI = Y – T Mối quan hệ giữa tổng thu nhập sẵn sàng để sử dụng (DI) và chi tiêu tiêu dùng (C) là hàm số tiêu dùng, đƣợc biểu thị nhƣ sau: C = a + mpc  DI Nghĩa là tiêu dùng C của mỗi ngƣời dân (hoặc cả nền kinh tế), sẽ phụ thuộc vào số lƣợng tiêu dùng tối thiểu: a (thuộc nhu cầu căn bản và thƣờng là một hằng số), tổng thu nhập sẵn sàng để sử dụng: DI, khuynh hƣớng cận biên cho tiêu dùng: mpc phản ánh sự thay đổi trong chi tiêu cho tiêu dùng. Ví dụ: mpc = 0,5 nghĩa là 1 đô la tăng lên của thu nhập sẵn sàng để sử dụng dẫn đến 0,5 đô la tăng lên trong chi tiêu cho tiêu dùng. Nếu a và DI không đổi thì C sẽ phụ thuộc vào mpc. Có nhiều yếu tố tác động đến khuynh hƣớng cận biên cho tiêu dùng, trong đó có lãi suất. Thực tế đã chứng minh, lãi suất tác động một cách mạnh mẽ đến khuynh hƣớng tiêu dùng do đó tác động mạnh mẽ đến chi tiêu tiêu dùng. Khi lãi suất tăng (mọi thứ khác giữ nguyên không đổi), chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền tăng làm cho việc nắm giữ tiền trở nên kém hấp dẫn hơn là cho vay hoặc mua các trái phiếu, do đó nảy sinh khuynh hƣớng tiết kiệm chi tiêu để chuyển tiền vào lĩnh vực cho vay, làm cho khuynh hƣớng cận biên tiêu dùng giảm, dẫn tới chi tiêu tiêu dùng giảm. Ngƣợc lại, khi lãi suất giảm, việc cho vay tiền hoặc mua trái phiếu sẽ kém hấp dẫn do đó sẽ tác động làm cho khuynh hƣớng cận biên tiêu dùng tăng, dẫn tới chi tiêu tiêu dùng tăng. Đặc biệt, với những khoản chi tiêu tiêu dùng lâu bền (nhƣ ô tô, nhà cửa…) thƣờng đƣợc tài trợ bằng tiền đi vay. Khi lãi suất giảm thấp làm giảm phí tài trợ những khoản chi tiêu đó, sẽ khuyến khích ngƣời tiêu dùng tăng chi tiêu tiêu dùng lâu bền của mình do đó làm tăng tổng chi tiêu tiêu dùng. Nhận thức đƣợc mối quan hệ này, ngân hàng trung ƣơng đã chủ động tác động để thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ. Khi ngân hàng trung ƣơng muốn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2