intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

54
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này nghiên cứu cơ sở lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ TTKDTM, khảo sát phân tích và đánh giá thực trạng dịch vụ TTKDTM của các ngân hàng Việt Nam nhằm đề xuất, tìm kiếm các giải pháp phát triển hiệu quả dịch vụ TTKDTM của các ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG --------o0o------- LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng LÊ TRẦN THANH THƯƠNG Hà Nội - 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG --------o0o------- LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM Ngành: Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 Họ và tên: Lê Trần Thanh Thương Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thanh An Hà Nội - 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê Trần Thanh Thương
  4. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới Tiến sỹ Nguyễn Thị Thanh An đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo cho tác giả trong quá trình hoàn thành luận văn. Đồng thời, tác giả cũng xin đươc gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn bộ các thầy cô giáo đã hết lòng giảng dạy, hướng dẫn tác giả trong quá trình học tập tại trường Đại học Ngoại thương. Bên cạnh đó, tác giả cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Trung tâm thanh toán Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VII và gia đình, đồng ngiệp và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn này cũng như trong suốt quá trình học tập. Với những hiểu biết còn hạn chế của mình cùng giới hạn về thời gian nghiên cứu nên luận văn vẫn còn nhiều điểm thiếu sót cần khắc phục. Kính mong nhận được lời nhận xét và chỉ bảo của các thầy cô trong trường để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn.! TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê Trần Thanh Thương
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN MỞ ĐẦU……………………………………………………………….…………...1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA NGÂN HÀNG ...................................5 1.1. Tổng quan về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng ..5 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm thanh toán không dùng tiền mặt............................5 1.1.1.1. Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt ........................................5 1.1.1.2. Đặc điểm thanh toán không dùng tiền mặt .........................................5 1.1.2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt ...........................................6 1.1.2.1. Đối với nền kinh tế ..............................................................................6 1.1.2.2. Đối với ngân hàng ...............................................................................6 1.1.2.3. Đối với khách hàng .............................................................................7 1.1.3. Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng ........7 1.1.3.2. Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi .........................................................10 1.1.3.3. Thanh toán bằng Ủy nhiệm thu .........................................................11 1.1.3.4. Thanh toán bằng Thẻ ........................................................................13 1.1.3.5. Các dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng điện tử................................14 1.1.4. Hệ thống thanh toán giữa các ngân hàng..............................................15 1.1.4.1. Hệ thống thanh toán liên hàng ..........................................................15 1.1.4.2. Hệ thống thanh toán liên ngân hàng .................................................16 1.1.4.3. Hệ thống thanh toán bù trừ ...............................................................17 1.1.4.4. Hệ thống thanh toán qua tài khoản tiền gửi ở các ngân hàng khác .17 1.2. Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng ......18 1.2.1. Quan điểm về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt....................18 1.2.2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng ..........................................................................................................18 1.2.2.1. Mở rộng quy mô dịch vụ TTKDTM ...................................................18 1.2.2.2. Hợp lý hóa cơ cấu sản phẩm .............................................................19 1.2.2.3. Phát triển công nghệ thông tin trong ngân hàng ..............................20 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng ...................................................................................................20
  6. 1.2.3.1. Nhân tố chủ quan ..............................................................................20 1.2.3.2. Nhân tố khách quan ..........................................................................21 1.2.4. Cơ hội và thách thức của phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng Việt Nam ....................................................................23 1.3. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của một số nước trên Thế giới .......................................................................................25 1.3.1. Kinh nghiệm của Mỹ ...............................................................................25 1.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc ................................................................27 1.3.3. Kinh nghiệm của Australia .....................................................................28 1.3.4. Bài học kinh nghiệm với các ngân hàng Việt Nam ...............................29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM ...............32 2.1. Cơ sở pháp lý cho dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng……….. ............................................................................................................32 2.2. Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng Việt Nam hiện nay ...........................................................................................................33 2.2.1. Tình hình chung ......................................................................................33 2.2.2. Thực trạng phát triển các phương tiện TTKDTM của ngân hàng .......37 2.2.3 Thực trạng phát triển hệ thống thanh toán giữa các ngân hàng ở Việt Nam… .......................................................................................................................47 2.3. Đánh giá về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam hiện nay .............................................................................55 2.3.1. Những kết quả đạt được ..........................................................................55 2.3.2. Những hạn chế ........................................................................................59 2.3.3. Nguyên nhân ............................................................................................62 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM ...............................67 3.1. Mục tiêu phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng Việt Nam đến năm 2020 ................................................................................67 3.1.1. Mục tiêu tổng thể .....................................................................................67 3.1.2. Một số chỉ tiêu về hoạt động thanh toán đến năm 2020 ........................67 3.2. Định hướng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng Việt Nam đến năm 2020 .......................................................................68 3.3. Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng Việt Nam .........................................................................................................68
  7. 3.3.1. Các giải pháp về chính sách pháp luật cho dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng ..................................................................................69 3.3.2. Các giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng công nghệ thanh toán .................................................................................................................71 3.3.3. Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động thanh toán...74 3.3.4. Các giải pháp tăng cường nhận thức và thói quen của các chủ thể tham gia thanh toán .................................................................................................75 3.3.5. Các giải pháp về xây dựng các hệ thống thanh toán của ngân hàng ...77 3.3.5.1. Nâng cấp, mở rộng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ............................77 3.3.5.2. Xây dựng trung tâm thanh toán bù trừ tự động phục vụ cho các giao dịch bán lẻ .................................................................................................................78 3.3.5.3. Thực hiện kết nối hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán với hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia ..........................................79 3.3.5.4. Về hệ thống thanh toán nội bộ của các ngân hàng thương mại .......80 3.3.6. Tăng cường quản lý, giám sát hoạt động thanh toán và chuyển tiền quốc tế……. .......................................................................................................................81 3.3.7. Giám sát và áp dụng các tiêu chuẩn cho các hệ thống thanh toán theo các tiêu chí và chuẩn mực quốc tế ..........................................................................81 3.3.8. Tăng cường cơ chế phối hợp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt 83 3.3.9. Các giải pháp khác ....................................................................................84 KẾT LUẬN……………………..…………………………………………………91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục
  8. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU TT DANH MỤC TRANG I. Danh mục sơ đồ 1. Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh toán séc chuyển khoản 8 2. Sơ đồ 1.2: Quy trình thanh toán séc bảo chi 9 3. Sơ đồ 1.3: Quy trình thanh toán ủy nhiệm chi 10 4. Sơ đồ 1.4: Quy trình thanh toán ủy nhiệm thu 12 5. Sơ đồ 1.5: Quy trình thanh toán thẻ ngân hàng 13 II. Danh mục bảng Bảng 2.1: Tỷ trọng cung ứng dịch vụ TTKDTM các hệ thống 1. 34 thanh toán của ngân hàng từ năm 2012 - 2016 2. Bảng 2.2: Cơ cấu tổng phương tiện thanh toán từ năm 2001 – 2016 35 Bảng 2.3: Số liệu giao dịch các phương tiện TTKDTM ở Việt Nam 3. 37 từ năm 2012-2016 Bảng 2.4: Tổng số lượng Thẻ ngân hàng đã phát hành lũy kế từ 4. 41 năm 2012 - 2016 Bảng 2.5. Số liệu giao dịch của các thiết bị thanh toán Thẻ từ năm 5. 42 2013 - 2016 Bảng 2.6: Kết quả điều tra khảo sát dịch vụ thanh toán không dùng 6. 56 tiền mặt của các ngân hàng Việt Nam III. Danh mục biểu đồ Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán ở 1. 35 Việt Nam từ năm 2001 - 2016 Biểu đồ 2.2: Số liệu tài khoản thanh toán của khách hàng cá nhân 2. 36 tại các ngân hàng từ năm 2012 - 2016 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu doanh số các phương tiện TTKDTM từ năm 3. 38 2012 - 2016 Biểu đồ 2.4: Số liệu giao dịch thanh toán bằng Séc từ năm 2012 - 4. 39 2016 Biểu đồ 2.5: Số lượng thiết bị ATM và POS/EFTPOS/EDC từ năm 5. 41 2012 - 2016 Biểu đồ 2.6: Số liệu giao dịch thanh toán bằng UNT từ năm 2012 – 6. 43 2016 Biểu đồ 2.7: Số liệu giao dịch thanh toán bằng UNC từ năm 2012 7. 44 đến 2016 Biểu đồ 2.8: Doanh số giao dịch của một số ngân hàng qua 8. 46 NAPAS năm 2016 9. Biểu đồ 2.9: Số liệu giao dịch qua IBPS từ năm 2013 - 2016 48 Biểu đồ 2.10: Số liệu giao dịch qua hệ thống TTBT điện tử từ năm 10. 50 2011 - 2015 Biểu đồ 2.11: Tình hình hoạt động của hệ thống VCBMoney từ 11. 51 năm 2012-2016
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Nguyên nghĩa Viết tắt 1. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Agribank Việt Nam 2. Máy rút tiền tự động ATM 3. Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát BIDV triển Việt Nam 4. Công nghệ thông tin CNTT 5. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng IBPS 6. Ngân hàng Thương mại và Công nghiệp Trung ICBC Quốc 7. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội MB 8. Ngân hàng nhà nước NHNN 9. Ngân hàng thương mại NHTM 10. Máy chấp nhận thanh toán thẻ POS 11. Thanh toán bù trừ TTBT 12. Thanh toán không dùng tiền mặt TTKDTM 13. Ủy nhiệm chi UNC 14. Ủy nhiệm thu UNT 15. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương VCB Việt Nam 16. Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Vietinbank Việt nam
  10. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt lớn. Việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán dẫn đến nhiều thiệt hại cho cả cơ quan quản lý và người dân, như: tốn kém chi phí, không an toàn, tạo nhiều cơ hội cho kinh tế ngầm, trốn thuế và tham nhũng; khó quản lý, kiểm soát chính xác thu nhập đối với những người có thu nhập cao để tính thuế thu nhập cá nhân. Chính vì thế, khi các ngân hàng phát triển các dịch vụ Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) sẽ là động lực quan trọng góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng hiện đại hóa. Để thực hiện luận văn “Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng Việt Nam”, tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề tổng quan nhất về phát triển dịch vụ TTKDTM ở chương 1 với ba nội dung chủ yếu sau: Tổng quan về dịch vụ TTKDTM của ngân hàng; Phát triển dịch vụ TTKDTM của ngân hàng và Kinh nghiệm phát triển dịch vụ TTKDTM của một số nước trên Thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Trên cơ sở những nội dung đã được làm rõ ở chương 1, chương 2 của luận văn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ TTKDTM của các ngân hàng Việt Nam hiện nay, trong đó đi sâu và cụ thể vào quá trình phát triển của các phương tiện thanh toán phổ biến và các hệ thống thanh toán giữa các ngân hàng, chỉ ra một số hạn chế còn tồn tại của dịch vụ này và những nguyên nhân của hạn chế đó cũng như đưa ra những đánh giá về dịch vụ TTKDTM của các ngân hàng Việt Nam. Từ kết quả của chương 1 và chương 2, chương 3 của luận văn đã làm rõ thêm về sự cần thiết của phát triển dịch vụ TTKDTM của các ngân hàng Việt Nam, những mục tiêu và định hướng phát triển cũng như những giải pháp để phát triển dịch vụ này một bền vững, hiệu quả và lâu dài.
  11. 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Tiền mặt đã có lịch sử khá lâu đời và là một phương thức thanh toán không thể thiếu với mọi quốc gia. Tuy nhiên trong xã hội hiện đại, con người sống trong một thế giới phẳng thì các hoạt động giao dịch thương mại, dịch vụ luôn diễn ra mọi lúc mọi nơi, vượt qua cả giới hạn về không gian và thời gian. Khi đó hoạt động thanh toán bằng tiền mặt sẽ dẫn đến nhiều bất lợi và rủi ro như: chi phí xã hội để tổ chức hoạt động thanh toán là rất tốn kém, dễ bị lợi dụng để gian lận trốn thuế…Vấn đề an ninh luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và tạo điều kiện cho việc lưu hành tiền giả, đe dọa trực tiếp đến lợi ích của tổ chức, cá nhân và an ninh quốc gia. Để giải quyết những hạn chế và tổn thất của phương thức thanh toán bằng tiền mặt, có rất nhiều phương thức thanh toán nhanh chóng, tiện dụng và hiện đại hơn phục vụ nhu cầu của các cá nhân và tổ chức ra đời như: thanh toán trực tuyến, thanh toán chuyển khoản, thanh toán bằng thẻ, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu… và được gọi chung là thanh toán không dùng tiền mặt. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động TTKDTM đã trở nên vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và cũng xuất hiện ngày càng nhiều trong các giao dịch cá nhân. Trong những năm gần đây, mặc dù Chính phủ và ngành ngân hàng đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện và phát triển về cơ sở hạ tầng, hành lang pháp lý, mô hình tổ chức, phương tiện cũng như các dịch vụ TTKDTM, song tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán phổ biến chiếm tỷ trọng khá lớn trong các giao dịch thanh toán. Nền kinh tế Việt Nam vẫn bị coi là “nền kinh tế tiền mặt”. Điều này đã góp phần dẫn tới thực trạng là sự minh bạch của nền kinh tế được đánh giá chưa cao, hiệu quả trong hoạt động thanh toán nói chung và hiệu quả của việc sử dụng TTKDTM vẫn còn thấp, hoạt động tham nhũng trong nền kinh tế có điều kiện hơn để phát triển. Trước thực trạng đó, việc phát triển dịch vụ TTKDTM của các ngân hàng là yêu cầu tất yếu để đưa nền kinh tế hướng tới nền kinh tế thị trường hiện đại, tạo ra sự thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của người dân. Chính trong tình hình đó, chúng ta cần có những công trình nghiên cứu làm rõ vai trò của dịch vụ TTKDTM đối với
  12. 2 hệ thống ngân hàng, các tổ chức, cá nhân và nền kinh tế, tìm ra những hạn chế của dịch vụ TTKDTM tại Việt Nam và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ TTKDTM. Vì vậy, trong quá trình học tập, làm việc thực tế trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ thanh toán của ngân hàng, em quyết định lựa chọn đề tài “Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng Việt Nam” để làm tên đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ với mong muốn mở rộng và phát triển dịch vụ TTKDTM tại Việt Nam. 1.2. Tình hình nghiên cứu TTKDTM là nghiệp vụ đặc thù và có vai trò quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng. Trên thế giới nghiệp vụ này được nghiên cứu và thống kê trong một số tài liệu và bài nghiên cứu về dịch vụ ngân hàng xuất bản hàng năm của World Bank (Developing comprehensive national retail payments strategy), của Jakub Gorka (Payment Behaviour in Poland - The Benefits and Costs of Cash Cards and Other Non-Cash Payment Instruments tháng 10 năm 2012)… Còn ở Việt Nam, do dịch vụ TTKDTM là nghiệp vụ khá phức tạp và mới mẻ nên mới chỉ có một số tác phẩm, các bài viết của các học giả nghiên cứu, phân tích, đánh giá về thực trạng dịch vụ TTKDTM của ngân hàng như: - “Kinh nghiệm của bạn và giải pháp của Việt Nam”, Tác giả Nguyễn Ngọc Lâm, Tạp chí Tin học ngân hàng, số 7/ 2005; “Thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam”, TS. Trần Minh Ngọc, ThS. Phan Thuý Nga, Tạp chí Ngân hàng số 13- 2006; “Phương hướng và giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực dân cư ở Việt Nam đến năm 2020”, PGS.TS. Lê Đình Hợp, Kỷ yếu các công trình khoa học ngành Ngân hàng, NXB Thống kê năm 2004. Nội dung chính của các bài viết này đề cập đến thực trạng thanh toán bằng tiền mặt ở nước ta, các hình thức TTKDTM chưa thuận tiện, nguyên nhân của thực trạng này và một số kiến nghị góp phần mở rộng phương tiện TTKDTM, cải thiện tình trạng thanh toán bằng tiền mặt hiện đang rất phổ biến ở nước ta hiện nay. - “Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư ở Việt Nam” Tác giả Đặng Công Hoàn, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2016.
  13. 3 Luận án trên đã góp phần hoàn thiện thêm cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ TTKDTM cho khu vực dân cư và lợi ích của phát triển dịch vụ TTKDTM dân cư với nền kinh tế thị trường; Đánh giá được tình hình phát triển hiện nay của dịch vụ TTKDTM cho khu vực dân cư tại Việt Nam cũng như làm rõ hơn vai trò của các chính sách của Nhà nước trong việc thúc đẩy và phát triển dịch vụ TTKDTM cho khu vực dân cư; Đề xuất một số giải pháp phát triển hiệu quả dịch vụ TTKDTM cho dân cư tại Việt Nam. - “Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán nội địa tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Hai Bà Trưng, Hà Nội”, Tác giả Vũ Thị Kim Thanh, Luận văn Thạc sỹ, Trường đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015... Luận văn đã khái quát, hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động TTKDTM trong thanh toán nội địa; Đưa ra các nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hoạt động TTKDTM trong thanh toán nội địa của ngân hàng thương mại (NHTM), phân tích kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực này trước đây; Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ TTKDTM trong thanh toán nội địa của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Hai Bà Trưng, phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động TTKDTM tại Chi nhánh; Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ TTKDTM trong thanh toán nội địa tại BIDV Hai Bà Trưng trên cơ sở các kết quả nghiên cứu thu được. Những công trình nghiên cứu và bài viết trên đã góp phần giải đáp những đòi hỏi cấp bách về việc phát triển dịch vụ TTKDTM của các ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào phân tích đánh giá một cách toàn thể những thành tựu, hạn chế và những giải pháp cụ thể để phát triển dịch vụ TTKDTM của các ngân hàng Việt Nam đặc biệt là trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. 1.3. Mục đích nghiên cứu Luận văn này nghiên cứu cơ sở lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ TTKDTM, khảo sát phân tích và đánh giá thực trạng dịch vụ TTKDTM của các ngân hàng Việt Nam nhằm đề xuất, tìm kiếm các giải pháp phát triển hiệu quả dịch vụ TTKDTM của các ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
  14. 4 Luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng phát triển dịch vụ TTKDTM của các NHTM tại Việt Nam từ năm 2012 đến 2016. Song đây là một hoạt động phức tạp và bao gồm rất nhiều nghiệp vụ. Vì vậy, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu tình hình sử dụng các công cụ TTKDTM của các NHTM và hệ thống thanh toán giữa các ngân hàng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, không nghiên cứu sâu từng nghiệp vụ cụ thể và nghiệp vụ thanh toán quốc tế. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết, phương pháp lịch sử; Phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi, phương pháp quan sát, phân tích và tổng kết kinh nghiệm, phương pháp tổng hợp số liệu, so sánh đối chiếu và phân tích dữ liệu. 1.6. Những đóng góp mới của luận văn Sau khi hoàn thành, luận văn có những đóng góp quan trọng sau: Luận văn khái quát một cách có hệ thống cơ sở lý luận và phân tích thực trạng phát triển dịch vụ TTDKTM của các ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ TTKDTM của các ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới. 1.7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu sơ đồ, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được thể hiện trong 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng; Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng Việt Nam; Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng Việt Nam.
  15. 5 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA NGÂN HÀNG 1.1. Tổng quan về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm thanh toán không dùng tiền mặt 1.1.1.1. Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt TTKDTM xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người nhưng chỉ được phát triển và hoàn thiện trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, TTKDTM lại là nhân tố thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển, do đó nó vừa được coi là “đứa con” sinh ra của kinh tế thị trường lại được xem như “bà đỡ” của nền kinh tế hàng hoá. Ngày nay, TTKDTM được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực tài chính đối nội cũng như đối ngoại và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chu chuyển tiền tệ. TTKDTM là một khái niệm tương đối, có thể được định nghĩa như sau: “TTKDTM của ngân hàng là sự vận động của tiền tệ, qua chức năng phương tiện thanh toán, được thực hiện qua bút toán ghi sổ bằng cách trích chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của ngân hàng” (PGS.TS. Phan Thị Thu Hà 2015, tr.194). TTKDTM là một phạm trù vừa mang tính chất lý thuyết trừu tượng vừa mang tính chất công nghệ cụ thể. Đứng về mặt phạm trù lý luận, TTKDTM là một hình thức vận động của tiền tệ - vừa là công cụ kế toán vừa là công cụ để chuyển hóa giá trị của hàng hóa, dịch vụ. Đứng về mặt công nghệ thì TTKDTM là những nghiệp vụ phải thông qua nhiều giai đoạn liên hoàn đòi hỏi những thao tác về kỹ thuật thanh toán tinh vi và phức tạp. 1.1.1.2. Đặc điểm thanh toán không dùng tiền mặt TTKDTM có các đặc điểm như sau: - Trong TTKDTM, sự vận động của tiền tệ độc lập với sự vận động của hàng hóa cả về thời gian lẫn không gian và thường không ăn khớp với nhau. - TTKDTM sử dụng tiền ghi sổ hay còn gọi là bút tệ. Trong TTKDTM, vật trung gian trao đổi không xuất hiện như thanh toán bằng tiền mặt theo kiểu H-T-H mà chỉ xuất hiện dưới dạng tiền kế toán hay tiền ghi sổ. - Trong TTKDTM, mỗi khoản thanh toán ít nhất có ba bên tham gia đó là:
  16. 6 + Người trả tiền: có thể là người mua hàng, người nhận dịch vụ, người nộp thuế, trả nợ hoặc là người chuyển nhượng một khoản tiền nào đó do thiện chí cho người khác hay do pháp luật quy định. Người trả tiền đóng vai trò quyết định trong quá trình thanh toán. + Người nhận tiền: còn gọi là người thụ hưởng, là người được hưởng một khoản tiền do đã giao hàng, cung ứng dịch vụ hoặc do luật quy định hoặc do thiện chí của người khác. + Trung gian thanh toán: Là các tổ chức tài chính như ngân hàng, kho bạc... Trong TTKDTM, ngân hàng vừa là người tổ chức vừa là người thực hiện các khoản thanh toán. - TTKDTM phải sử dụng các chứng từ thanh toán riêng làm căn cứ để thực hiện việc chi trả. Những chứng từ này phục vụ cho việc xử lý kế toán của các trung gian thanh toán. 1.1.2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt Trong nền kinh tế hàng hóa, TTKDTM là bộ phận cấu thành trong tổng chu chuyển tiền tệ và có vai trò quan trọng với nền kinh tế và các bên tham gia thanh toán, cụ thể: 1.1.2.1. Đối với nền kinh tế - TTKDTM thúc đẩy nhanh sự vận động của vật tư, tiền vốn trong nền kinh tế quốc dân góp phần giảm chi phí sản xuất và lưu thông, tăng tích lũy cho quá trình tái sản xuất. - TTKDTM của ngân hàng góp phần giảm thấp tỷ trọng tiền mặt trong lưu thông, từ đó giảm chi phí lưu thông như chi phí in ấn, vận chuyển, bảo quản tiền, chi phí về thời gian thanh toán… tạo ra sự chuyển hóa thông suốt giữa tiền mặt và tiền chuyển khoản góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế hoạch hóa và điều hòa lưu thông tiền tệ. - TTKDTM tạo điều kiện tập trung một nguồn vốn lớn của xã hội vào tín dụng để tái đầu tư vào nền kinh tế, phát huy vai trò điều tiết, kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vào hoạt động tài chính ở tầm vĩ mô và vi mô, qua đó kiểm soát được lạm phát. 1.1.2.2. Đối với ngân hàng - TTKDTM tạo khả năng tập trung nguồn vốn vào hệ thống ngân hàng để đầu tư cho phát triển kinh tế. Đây là một nguồn vốn lớn, nếu có kế hoạch sử dụng tốt sẽ không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân mà còn bảo đảm sự an toàn và ổn định của hệ thống Ngân hàng - Tài chính.
  17. 7 - TTKDTM tạo điều kiện cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Qua hoạt động mở tài khoản thanh toán của các tổ chức và cá nhân, ngân hàng có thể tận dụng một lượng tiền tạm thời nhàn rỗi nhất định để tăng khả năng huy động vốn mà không cần phải lao vào cuộc đua tăng lãi suất, góp phần giảm giá đầu vào của việc “đi vay để cho vay”. - TTKDTM thúc đẩy quá trình cho vay, tăng cường nhu cầu vốn cho xã hội. Trên cơ sở nguồn vốn huy động từ lượng tiền nhàn rỗi của khách hàng, ngân hàng sẽ có điều kiện mở rộng cho vay, tăng vốn cho nền kinh tế. - TTKDTM giúp cho ngân hàng thực hiện chức năng tạo tiền. Thực chất của cơ chế tạo tiền của hệ thống ngân hàng là việc tổ chức thanh toán qua ngân hàng và cho vay bằng chuyển khoản. Vì vậy, khi TTKDTM càng phát triển thì khả năng tạo tiền càng lớn. - TTKDTM thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh doanh khác và tăng thu nhập cho ngân hàng. TTKDTM là một mắt xích quan trọng trong việc chắp nối và thúc đẩy phát triển các hoạt động khác như kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng... Phí thu từ dịch vụ TTKDTM cũng tạo ra lợi nhuận kinh doanh góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng. 1.1.2.3. Đối với khách hàng - Nhờ áp dụng các hình thức TTKDTM, khách hàng có thể giảm thiểu các rủi ro trong việc thanh toán, bảo đảm an toàn về vốn cũng như tài sản trong khi giao dịch. - TTKDTM là một cách tạo ra thu nhập cho khách hàng bởi khách hàng sẽ được hưởng lãi trên tài khoản tiền gửi của họ, tiết kiệm được chi phí đi lại và thời gian. - TTKDTM góp phần thúc đẩy tốc độ thanh toán, tốc độ chu chuyển vốn và quá trình tái sản xuất trong hoạt động kinh doanh vì nó liên quan đến toàn bộ quá trình lưu thông hàng hoá, tiền tệ của các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội. 1.1.3. Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng Quá trình trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các tác nhân trong nền kinh tế rất phong phú và đa dạng với những điều kiện và tính chất khác nhau. Vì vậy cần phải thiết lập nhiều phương tiện chi trả khác nhau nhằm giúp các chủ thể thanh toán thực hiện tốt quy trình thanh toán. Các phương tiện TTKDTM phổ biến gồm có:
  18. 8 1.1.3.1. Thanh toán bằng Séc Séc ra đời từ chức năng phương tiện thanh toán của tiền tệ và được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới. Séc là giấy tờ có giá, do người trả tiền ký phát, được dùng để thanh toán cho người thụ hưởng. Do vậy, thực chất Séc là lệnh của chủ tài khoản đối với ngân hàng, được lập trên mẫu in sẵn, yêu cầu Ngân hàng trích tiền từ tài khoản của mình trả cho người thụ hưởng (PGS.TS. Phan Thị Thu Hà 2015, tr.199). Việc thanh toán bằng Séc được tiến hành theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của NHNN về phát hành và sử dụng Séc. Người phát hành Séc (chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản ủy quyền) có nghĩa vụ đảm bảo khả năng thanh toán cho tờ Séc mà mình ký phát. Đặc điểm của dịch vụ thanh toán bằng Séc là: • Thứ nhất, Séc có tính thời hạn, nghĩa là chỉ có giá trị thanh toán trong thời hạn có hiệu lực được quy định và tùy theo từng loại Séc sẽ có phạm vi thanh toán khác nhau. • Thứ hai, Séc có nhiều loại và được phân chia theo các tiêu thức khác nhau, cụ thể: - Căn cứ vào mục đích sử dụng có: Séc chuyển tiền, Séc lĩnh tiền mặt, Séc du lịch. - Căn cứ vào hình thức thanh toán có các loại Séc sau: + Séc tiền mặt là loại Séc mà chủ tài khoản chỉ dùng để nhận tiền mặt tại ngân hàng từ tài khoản tiền gửi của mình. + Séc chuyển khoản là loại Séc được dùng để thanh toán giữa các chủ thể mở tài khoản tại cùng một ngân hàng hoặc tại các ngân hàng khác nhau có tham gia thanh toán bù trừ trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố bằng cách trích tài khoản của người phải trả sang tài khoản của người được hưởng. Séc chuyển khoản được thanh toán theo sơ đồ sau: Bên trả tiền Bên thụ hưởng 1 4b 5 2 4a Ngân hàng phục vụ Ngân hàng phục vụ bên trả tiền bên thụ hưởng 3 Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh toán Séc chuyển khoản
  19. 9 (1) Bên trả tiền ký phát hành Séc và giao tờ Séc cho bên thụ hưởng (2) Bên thụ hưởng lập bảng kê nộp Séc và nộp cùng tờ Séc vào Ngân hàng phục vụ mình để thanh toán. (3) Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng chuyển tờ Séc cùng bảng kê nộp Séc cho Ngân hàng phục vụ bên trả tiền để thanh toán. (4a) Ngân hàng phục vụ bên trả tiền ghi Nợ tài khoản tiền gửi thanh toán của bên trả tiền và báo Có cho Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng. (4b) Ngân hàng phục vụ bên trả tiền báo Nợ cho bên trả tiền. (5) Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng ghi Có và gửi giấy báo Có cho bên thụ hưởng. + Séc gạch chéo là loại Séc mà trên mặt trước của nó có hai đường gạch chéo song song từ góc này sang góc kia và chỉ được dùng trong thanh toán chuyển khoản không được dùng để rút tiền mặt. + Séc bảo chi là loại Séc được ngân hàng đảm bảo khả năng chi trả bằng cách trích tiền từ tài khoản tiền gửi của bên trả tiền sang tài khoản riêng nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho tờ Séc đó. Séc bảo chi được sử dụng để thanh toán giữa các chủ thể mở tài khoản tại các ngân hàng trong phạm vi cả nước. Quy trình thanh toán Séc bảo chi như sau: Bên trả tiền Bên thụ hưởng 2 1 4 3 Ngân hàng phục vụ Ngân hàng phục vụ bên trả tiền 5 bên thụ hưởng Sơ đồ 1.2: Quy trình thanh toán Séc bảo chi (1) Bên trả tiền làm thủ tục bảo chi Séc. (2) Bên trả tiền giao Séc cho Bên thụ hưởng. (3) Bên thụ hưởng nộp Séc vào Ngân hàng phục vụ mình. (4) Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng ghi Có và gửi giấy báo Có cho bên thụ hưởng.
  20. 10 (5) Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng lập giấy báo liên hàng gửi đòi tiền Ngân hàng phục vụ bên trả tiền. Đến nay Séc vẫn là phương tiện thanh toán dựa trên cơ sở chứng từ, với chi phí cao hơn và mất nhiều thời gian hơn so với một phương tiện thanh toán có thể ứng dụng công nghệ tin học. Do đó, hình thức thanh toán bằng Séc ngày càng có xu hướng giảm dần. 1.1.3.2. Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi Ủy nhiệm chi (UNC) hay lệnh chi đã ra đời khá lâu và được sử dụng phổ biến trong quan hệ thanh toán hàng hóa và phi hàng hóa. UNC là yêu cầu của người trả tiền đối với ngân hàng của mình, nhờ ngân hàng trích từ tài khoản tiền gửi của mình chuyển trả cho địa chỉ xác định (PGS.TS. Phan Thị Thu Hà 2015, tr. 197). Đặc điểm của dịch vụ thanh toán bằng UNC là: • Thứ nhất, phạm vi thanh toán của UNC khá rộng, không phân biệt trong cùng hệ thống hoặc khác hệ thống ngân hàng. • Thứ hai, UNC không có nghĩa là ủy nhiệm cho ngân hàng chi hộ mà phải do khách hàng lập để yêu cầu ngân hàng nơi mình mở tài khoản tiền gửi trích một số tiền nhất định từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người thụ hưởng về tiền mua hàng hoá, dịch vụ… hoặc chuyển vào tài khoản khác của chính mình. Ngân hàng không được phép tự động trích tài khoản của khách trừ trường hợp đã có thỏa thuận trước bằng văn bản. • Thứ ba, UNC dưới dạng chứng từ giấy phải lập đúng và đủ số liên theo mẫu của ngân hàng. UNC dưới dạng chứng từ điện tử phải đáp ứng chuẩn dữ liệu theo quy định tại quy chế lập, sử dụng, kiểm soát, xử lý, bảo quản và lưu trữ chứng từ điện tử. Quy trình thanh toán bằng UNC được thể hiện theo sơ đồ dưới đây: Bên trả tiền Bên thụ hưởng 1 2 3 5 4b Ngân hàng phục vụ Ngân hàng phục vụ bên trả tiền 4a bên thụ hưởng Sơ đồ 1.3: Quy trình thanh toán ủy nhiệm chi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0