intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản lý nợ phải thu tại Trung tâm Kinh doanh VNPT Hà nội – Chi nhánh Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông

Chia sẻ: Ocxaodua999 Ocxaodua999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

48
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý nợ phải thu và giải pháp quản lý nợ phải thu khách hàng như; khái niệm, vai trò, nội dung, các nhân tố ảnh hưởng đến nợ phải thu. Đề xuất một số giải pháp có căn cứ khoa học, cơ sở thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ phải thu khách hàng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản lý nợ phải thu tại Trung tâm Kinh doanh VNPT Hà nội – Chi nhánh Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………/……… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THỊ THU HẰNG QUẢN LÝ NỢ PHẢI THU TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT HÀ NỘI- CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG HÀ NỘI - 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………/……… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THỊ THU HẰNG QUẢN LÝ NỢ PHẢI THU TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT HÀ NỘI- CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số: 8340201 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG ĐÌNH THANH HÀ NỘI - 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn “Quản lý nợ phải thu tại Trung tâm Kinh doanh VNPT Hà nội – Chi nhánh Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông” đƣợc hoàn thành trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp, do tôi tự thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của thầy giáo TS. Đặng Đình Thanh. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị. Hà nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả
  4. ii MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ PHẢI THU CỦA DOANH NGHIỆP ................................................................................... 6 1.1. Nợ phải thu của doanh nghiệp ................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm nợ phải thu của Doanh nghiệp............................................... 6 1.1.2. Phân loại nợ phải thu của Doanh nghiệp ............................................... 7 1.1.3. Nguyên nhân dẫn tới nợ phải thu của doanh nghiệp............................. 12 1.1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quy mô nợ phải thu của doanh nghiệp ..... 15 1.1.5. Tác động của nợ phải thu đối với hoạt động của doanh nghiệp ........... 16 1.2. Quản lý nợ phải thu ở doanh nghiệp: ....................................................... 16 1.2.1. Mục tiêu quản lý nợ phải thu của Doanh nghiệp .................................. 16 1.2.2 Sự cần thiết phải tăng cƣờng công tác quản lý nợ phải thu của Doanh nghiệp .............................................................................................................. 17 1.2.3 Nội dung quản lý nợ phải thu của Doanh nghiệp .................................. 17 1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng tới việc quản lý nợ phải thu của Doanh nghiệp .. 24 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 27 CHƢƠNG 2:. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT-HÀ NỘI ........ 28 2.1. Giới thiệu về Trung tâm Kinh doanh VNPT-Hà Nội .............................. 28 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm Kinh doanh VNPT-Hà Nội ................................................................................................................... 28 2.1.2. Mô hình tổ chức của Trung tâm Kinh doanh VNPT-Hà Nội. .............. 30 2.1.3 Đặc điểm quản lý kinh doanh tại Trung tâm Kinh doanh VNPT-Hà Nội ......................................................................................................................... 34 2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm Kinh doanh VNPT-Hà nội trong những năm gần đây: ....................................................... 36
  5. iii 2.2. Thực trạng công tác quản lý nợ phải thu tại Trung tâm Kinh doanh VNPT-Hà Nội ................................................................................................. 45 2.2.1 Nợ phải thu và tác động của các khoản nợ phải thu đối với hoạt động của Trung tâm Kinh doanh VNPT-Hà Nội ..................................................... 45 2.2.2 Những tồn tại và hạn chế: ...................................................................... 51 2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế ......................................................... 52 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 56 CHƢƠNG 3: MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NỢ PHẢI THU TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT HÀ NỘI ............................................ 57 3.1. Mục tiêu phát triển trong năm tiếp theo của Trung tâm Kinh doanh Hà nội .................................................................................................................... 57 3.2 Các giải pháp thực hiện: ........................................................................... 58 3.2.1 Giải pháp đẩy mạnh thu cƣớc không dùng nhân công:.......................... 58 3.2.2 Giải pháp đẩy triển khai ghép mã thanh toán: ....................................... 60 3.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thu nợ bằng hình thức nhân công tại địa chỉ khách hàng: ..................................................................................................... 61 3.2.4 Giải pháp dùng cơ chế khuyến khích, khen thƣởng: ............................. 63 3.2.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nhân viên bán hàng cùng với thu cƣớc và sử dụng cộng tác viên thu cƣớc sang bán hàng: ................................ 63 3.2.6 Giải pháp xây dựng các công cụ công nghệ thông tin: .......................... 64 3.2.7 Giải pháp xây dựng cơ chế giám sát thực hiện: ..................................... 66 3.3. Một số kiến nghị: ..................................................................................... 66 3.2.1 Đối với Nhà nƣớc: .................................................................................. 66 3.2.2 Đối với Bộ Tài chính:............................................................................. 68 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 72 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 74
  6. iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TĐ: Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông VNPT-NET: Tổng Công ty Hạ tầng Mạng (VNPT-NET) TCT: Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông (VNPT-Vinaphone) VTT/TP: Viễn thông Tỉnh/Thành phố TTKD: Trung tâm Kinh doanh TTKD HNi: Trung tâm Kinh doanh VNPT- Hà Nội P. KHKT: Phòng Kế hoạch Kế toán P. ĐHNV: Phòng Điều hành nghiệp vụ P. BHKV: Phòng bán hàng khu vực DVVT-CNTT: Dịch vụ viễn thông công nghệ thông tin ĐHSXKD: Hệ thống Điều hành sản xuất kinh doanh vùng VNP: Vinaphone PTTB: Phát triển thuê bao
  7. v DANH MỤC HÌNH VẼ BẢNG BIỂU Danh mục hình vẽ Hình 3.1: Tổng danh thu VT-CNTT từ năm 2016 – 2018 .............................. 38 Hình 3.2: Tổng doanh thu nạp tiền tài khoản chính ........................................ 39 Hình 3.3: Tổng doanh thu tiêu dùng tài khoản chính ..................................... 39 Hình 3.4: Doanh thu tiêu dùng Data VNP tăng trƣởng 2018 ......................... 40 Hình 3.5: Doanh thu tiêu dùng GTGT VNP tăng trƣởng 2018 ...................... 40 Hình 3.6: Doanh thu cƣớc dịch vụ di động trả sau ......................................... 41 Hình 3.7: Thị phần dịch vụ VNP .................................................................... 42 Hình 3.8: Doanh thu dịch vụ băng rộng .......................................................... 43 Hình 3.9: Tỷ trọng PTTB Fiber VNN theo gói dịch vụ .................................. 43 Hình 2.1: Biến động khoản thu so với tổng tài sản ......................................... 45 Danh mục biểu Biểu 2.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm Kinh doanh VNPT-Hà nội từ năm 2016-2018:................................................................... 37 Biểu 2.3: Kết cấu khoản phải thu ngắn hạn trong những năm 2016-2018 của Trung tâm Kinh doanh VNPT-Hà nội từ năm 2016-2018: ............................. 46 Biểu 2.4: Số liệu thực hiện trích lập dự phòng tại thời điểm 31/12/2018....... 49 Biểu 2.5: Số liệu xử lý nợ phải thu khó đòi thực hiện trong năm 2018 .......... 50
  8. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn: Thực tế, mỗi doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh luôn phát sinh khoản nợ phải thu. Thực chất, đây là phần tài sản của doanh nghiệp đang bị chiếm dụng. Doanh nghiệp có phát sinh khoản nợ phải thu càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn càng nhiều, điều này gây ảnh hƣởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Quản lý nợ phải thu chiếm một vị trí quan trọng trong quản trị tài chính của Doanh nghiệp, việc quản lý tốt số tiền nợ, hạn nợ và việc thu hồi nợ tốt sẽ đem lại cho Doanh nghiệp không phải tăng dự trữ tiền mặt, không bị gây áp lực lên dòng tiền và không ảnh hƣởng tiêu cực đến kế hoạch kinh doanh của Doanh nghiệp. Một doanh nghiệp kiểm soát tốt các khoản phải thu sẽ là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao vị thế và uy tín của doanh nghiệp đối với đối tác của mình và các đối thủ trong môi trƣờng cạnh tranh. Đối với một doanh nghiệp viễn thông, sản phẩm của doanh nghiệp mang tính đặc thù, chủ yếu là cung cấp các sản phẩm dịch vụ Viễn thông công nghệ thông tin cho khách hàng sử dụng trƣớc và thu tiền sau. Trung tâm kinh doanh VNPT Hà nội là đơn vị trực Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông, thuộc Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt nam, là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông CNTT trên toàn địa bàn Thành phố Hà nội với số lƣợng khách hàng lớn, nợ phải thu chủ yếu là về cƣớc viễn thông do khách hàng đã sử dụng dịch vụ nhƣng không có khả năng thanh toán hoặc trốn nợ. Do vậy, công tác quản lý nợ phải thu khách hàng luôn là nhiệm vụ trọng tâm và đƣợc doanh nghiệp chú trọng giải quyết. Trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt, đồng thời với việc phải thực hiện đề án cổ phần hóa doanh nghiệp viễn thông của Chính phủ trong năm tiếp
  9. 2 theo, đối với các Tổng Công ty trong Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam phải đảm bảo việc minh bạch về tài chính. Theo đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là vấn đề quản lý công nợ phải thu và xử lý nợ khó đòi đã và đang trở nên vô cùng cần thiết đối với doanh nghiệp, và đó cũng là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng nhƣ tạo uy tín và thƣơng hiệu cho doanh nghiệp phát triển mở rộng thị phần. Để đảm bảo sự lành mạnh về tài chính của Doanh nghiệp, tránh các rủi ro trong hoạt động kinh doanh thì việc thực hiện quản lý tốt công nợ phải thu là điều rất cần thiết và cần đƣợc triển khai áp dụng tại Doanh nghiệp. Với các lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Quản lý nợ phải thu tại Trung tâm Kinh doanh VNPT Hà nội- Chi nhánh Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông” cho luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn: Khoản phải thu từ khách hàng thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lƣu động của các doanh nghiệp. Việc tăng khoản phải thu từ khách hàng kéo theo việc gia tăng các khoản chi phí quản lý nợ, chi phí thu hồi nợ, chi phí lãi tiền vay để đáp ứng nhu cầu vốn lƣu động thiếu do vốn của doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng. Tăng khoản phải thu làm tăng rủi ro đối với doanh nghiệp, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ quá hạn khó đòi hoặc không thu đƣợc do khách hàng vỡ nợ, gây mất vốn của doanh nghiệp. Do vậy, quản lý các khoản nợ phải thu từ khách hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng và phức tạp trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Có thể kể đến một số tài liệu, bài viết, đề tài nghiên cứu về vấn đề này nhƣ sau:
  10. 3 Lê Thị Ngọc Vân (2012), Hoàn thiện quản trị khoản nợ phải thu tại công ty TNHH một thành viên cấp nước Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng. Nguyễn Hồng Yến (2015), Quản trị nợ phải thu tại Công ty cổ phần may Sông Hồng, Luận văn Thạc sĩ Tài chính-Ngân hàng, Đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia Hà nội. Ths. Nguyễn Thị Thu Huyền (2017), Nâng cao hiệu quả thu hồi nợ của khách hàng tại các công ty xi măng, Tạp chí Tài chính. Nhìn chung các bài viết và các công trình khoa học kể trên đang nghiên cứu những vấn đề chung và cơ bản về quản trị các khoản phải thu của các Công ty cổ phần, các công ty TNHH một thành viên, từ đó đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị các khoản nợ phải thu và thu hồi nợ, chƣa có đề xuất các giải pháp quản lý nợ phải thu và nợ phải thu khó đòi đối với Nhà nƣớc và cơ quan Bộ tài chính. Cho đến nay chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu về đề tài quản lý các khoản phải thu của các doanh nghiệp viễn thông có kinh doanh các sản phẩm dịch vụ mang tính đặc thù, cụ thể nhƣ công tác quản lý các khoản phải thu tại doanh nghiệp viễn thông nhƣ Trung tâm Kinh doanh VNPT Hà nội- Chi nhánh Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông nhƣ tác giả sẽ trình bày trong luận văn này. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài: - Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý nợ phải thu và giải pháp quản lý nợ phải thu khách hàng nhƣ; khái niệm, vai trò, nội dung, các nhân tố ảnh hƣởng đến nợ phải thu … - Thông qua cơ sở lý luận, vận dụng vào thực tế để tiến hành đánh giá tình hình quản lý nợ phải thu tại Trung tâm Kinh doanh VNPT Hà nội nhằm đánh giá, phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình đôn đốc quản lý nợ
  11. 4 phải thu khách hàng, những hạn chế của chính sách Nhà nƣớc trong việc quy định quản lý nợ phải thu … - Đề xuất một số giải pháp có căn cứ khoa học, cơ sở thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ phải thu khách hàng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài: - Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài: là tình hình quản lý các khoản phải thu của Trung tâm Kinh doanh VNPT Hà nội. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Thông qua việc sử dụng số liệu từ các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị của Trung tâm kinh doanh VNPT Hà nội để phân tích, đánh giá tình hình quản lý các khoản phải thu khách hàng của đơn vị trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài: Việc tiếp cận đối tƣợng nghiên cứu của đề tài dựa trên cơ sở vận dụng phƣơng pháp luận chung là phƣơng pháp duy vật biện chứng. Đồng thời, đề tài cũng sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu khác, cụ thể là: - Phƣơng pháp so sánh: đƣợc sử dụng để đánh giá xu hƣớng biến động của các chỉ tiêu nợ phải thu. Qua đó, cho ta thấy đƣợc thực trạng quản lý nợ phải thu của doanh nghiệp để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới. - Phƣơng pháp sử dụng biểu đồ: đƣợc sử dụng để mô tả một cách trực quan sự biến động của một số chỉ tiêu thu nợ điển hình trong giai đoạn đánh giá. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Đề tài tập trung hệ thống các nội dung lý thuyết làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về khoản phải thu, quản lý khoản phải thu và đánh giá hiệu quả quản lý nợ phải thu của doanh nghiệp. Từ đó vận dụng phân tích thực trạng, phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình đôn đốc quản lý nợ phải thu khách hàng tại Trung tâm kinh doanh VNPT Hà nội. Qua đó, đề xuất một số
  12. 5 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ phải thu khách hàng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn đƣợc trình bày bao gồm 3 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý khoản phải thu Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nợ phải thu khách hàng tại Trung tâm Kinh doanh VNPT Hà nội – Chi nhánh Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông. Chương 3: Các giải pháp quản lý nợ phải thu khách hàng sử dụng dịch vụ Viễn thông công nghệ thông tin tại Trung tâm Kinh doanh VNPT Hà nội – Chi nhánh Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông.
  13. 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ PHẢI THU CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Nợ phải thu của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm nợ phải thu của Doanh nghiệp Nợ là biểu hiện mối quan hệ giữa chủ nợ, khách nợ thông qua một hoặc nhiều đối tƣợng nợ. Chủ nợ và khách nợ có thể là những tổ chức kinh tế hay những cá nhân có mối quan hệ làm ăn mua bán, trao đổi với nhau. Nợ bao gồm nợ phải thu và nợ phải trả. Các khoản phải thu là khoản nợ của khách hàng với một doanh nghiệp đối với các dịch vụ đã mua hoặc sản phẩm có trên cơ sở tín dụng. Các khoản phải thu là một loại tài sản của doanh nghiệp tính dựa trên tất cả các khoản nợ, các giao dịch chƣa thanh toán hoặc bất cứ nghĩa vụ tiền tệ nào mà các khách nợ chƣa thanh toán cho doanh nghiệp. Các khoản phải thu phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp khi thực hiện việc cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cũng nhƣ một số trƣờng hợp khác liên quan đến bộ phận vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng tạm thời nhƣ cho mƣợn ngắn hạn, chi hộ cho đơn vị bạn hoặc cấp trên, giá trị tài sản thuế mà chƣa xử lý. Các khoản phải thu đƣợc kế toán doanh nghiệp ghi lại và phản ánh trên bảng cân đối kế toán, bao gồm tất cả các khoản nợ doanh nghiệp chƣa đòi đƣợc khách hàng, kể cả các khoản nợ chƣa đến hạn thanh toán. Các khoản phải thu đƣợc ghi nhận nhƣ là tài sản của doanh nghiệp vì chúng phản ánh các khoản tiền sẽ đƣợc thanh toán trong tƣơng lai. Các khoản phải thu dài hạn (chỉ đáo hạn sau một khoản thời gian tƣơng đối dài) sẽ đƣợc ghi nhận là tài sản dài hạn trên bảng cân đối kế toán. Hầu hết các khoản phải thu ngắn hạn đƣợc coi nhƣ là một phần của tài sản vãng lai của doanh nghiệp.
  14. 7 Nợ phải thu là số tiền mà các cá nhân hay công ty khác nợ doanh nghiệp vì họ đã mua hàng hóa, dịch vụ, nguyên liệu của doanh nghiệp nhƣng chƣa thanh toán vì đƣợc bán dƣới hình thức tín dụng thƣơng mại. Hay nói cách khác, nợ phải thu của doanh nghiệp là số tài sản của doanh nghiệp nhƣng đang bị các tổ chức hay tập thể, cá nhân khác chiếm dụng mà doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồi. Những tài sản đó là những khoản phát sinh trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với các đối tác. 1.1.2. Phân loại nợ phải thu của Doanh nghiệp Vì nợ phải thu là mối quan hệ giữa chủ nợ - khách nợ thông qua đối tƣợng nợ. Đối tƣợng nợ ở đây chính là những khoản tiền, giá trị mà khách nợ đang chiếm dụng của công ty và chƣa thanh toán. Để tiện theo dõi các khoản phải thu ta có thể phân loại nợ phải thu theo khách nợ. Nợ phải thu bao gồm: phải thu khách hàng, trả trƣớc cho ngƣời bán, thuế GTGT đƣợc khấu trừ, phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác. Trong đó phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nợ phải thu thƣờng xuyên phát sinh trong quá trình mua bán, trao đổi hàng hoá và cũng là khoản phải thu gặp nhiều rủi ro về khả năng thu hồi vốn. Chính vì thế nghiệp vụ quản lý nợ tập trung chủ yếu về quản lý các khoản phải thu khách hàng và các khoản trả trƣớc cho nhà cung cấp. Do đó trong đề án này tác giả sẽ đi sâu phân tích về các khoản phải thu khách hàng và quản lý các khoản phải thu khách hàng. Nợ phải thu bao gồm: 1.1.2.1. Phải thu khách hàng Phải thu khách hàng là khoản tiền mà khách hàng đã mua đang nợ doanh nghiệp khi khách hàng này đã đƣợc doanh nghiệp cung cấp hàng hoá, dịch vụ nhƣng chƣa thanh toán tiền cho doanh nghiệp. Tuỳ theo khả năng thu hồi, thời gian thu hồi, hình thức bảo lãnh, khách nợ thì các khoản phải thu khách hàng lại đƣợc phân ra nhƣ sau:
  15. 8 a. Theo khả năng thu hồi, phải thu khách hàng bao gồm: - Nợ có khả năng thu hồi: Đây là những khoản phải thu vẫn còn hạn thanh toán và khách hàng vẫn đang hoạt động kinh doanh tốt. Những khoản phải thu nhƣ thế này có thể đem lại cho doanh nghiệp những mối quan hệ tốt với khách hàng là động lực thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. - Nợ không có khả năng thu hồi (nợ khó đòi): đây là những khoản nợ đã quá hạn thanh toán mà khách hàng vẫn không trả đƣợc hoặc những khoản nợ mà doanh nghiệp sau khi thẩm định thấy khách hàng không thể trả đƣợc ngay cả khi thời hạn thanh toán vẫn còn do khách hàng gặp phải một số những khó khăn không thể tiếp tục kinh doanh để trả nợ. Việc xếp loại nợ phải thu khách hàng vào nợ khó đòi rất quan trọng vì nó liên quan tới việc xử lý khoản nợ đó khi khách hàng không thể trả nợ đƣợc, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra khoản chi phí cho việc thu hồi và phải trích lập dự phòng đề phòng rủi ro không thu hồi đƣợc nợ và có những biện pháp xử lý kịp thời tránh tổn thất cho doanh nghiệp. Ta có thể đi sâu tìm hiểu nợ khó đòi nhƣ sau: - Khái niệm: Nợ khó đòi là các khoản nợ đã quá thời hạn thanh toán, doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp xử lý nhƣ đối chiếu, xác nhận, đôn đốc thanh toán nhƣng vẫn chƣa thu hồi đƣợc. - Các khoản phải thu đƣợc coi là các khoản nợ khó đòi khi nó đảm bảo các điều kiện sau: + Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ƣớc vay nợ hoặc các cam kết nợ khác. + Nợ phải thu chƣa đến thời hạn thanh toán nhƣng các tổ chức kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tƣ nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng…) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; ngƣời nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.
  16. 9 + Những khoản nợ quá hạn từ 3 năm trở lên coi nhƣ không có khả năng thu hồi và đƣợc xử lý theo qui định. - Phân loại nợ quá hạn: Ta có thể dựa vào “tuổi” của các khoản nợ cùng với tình hình hoạt động của doanh nghiệp để phân loại nợ khó đòi. Theo cách đó ta có 2 loại nợ khó đòi sau: Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán: đây là những khoản nợ của khách hàng đã qua hạn phải trả nhƣng do một lý do nào đó mà khách hàng đó không thể trả đƣợc. Đối với khoản nợ khó đòi này, ta có thể phân ra làm các loại sau: - Khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán từ 3 tháng đến dƣới 1 năm. - Khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán từ 1 năm đến dƣới 2 năm. - Khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán từ 2 năm đến dƣới 3 năm - Khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán từ 3 năm trở lên. Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán: nhƣng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; ngƣời nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án… Các khoản nợ đã quá hạn thanh toán trên 3 năm hoặc chƣa quá hạn thanh toán nhƣng tổ chức kinh tế vay nợ không có khả năng trả nợ đƣợc nữa thì đƣợc coi nhƣ khoản nợ không có khả năng thu hồi. b. Theo thời gian thu hồi, nợ phải thu bao gồm: - Nợ trong hạn: những khoản tiền hàng mà khách hàng chƣa thanh toán cho doanh nghiệp nhƣng vẫn còn trong thời hạn qui định trong hợp đồng mua bán thì đƣợc coi là những khoản phải thu trong hạn. Thời hạn qui định trong hợp đồng đƣợc doanh nghiệp và khách hàng thoả thuận khi bắt đầu ký hợp đồng mua bán trao đổi hàng hoá. Thời hạn này đƣợc qui định tuỳ theo từng đối tƣợng khách hàng.
  17. 10 - Nợ quá hạn: là những khoản nợ phải thu đã vƣợt quá thời hạn qui định trả nợ trong hợp đồng trao đổi hàng hoá mà khách nợ vẫn chƣa thanh toán tiền cho doanh nghiệp. Đối với những khoản nợ này thì rủi ro không thu hồi đƣợc nợ là rất cao do khi gần đến hạn thanh toán thƣờng doanh nghiệp sẽ có những biện pháp thúc giục khách nợ thanh toán tiền hàng nhƣng khách hàng vẫn chƣa thanh toán đƣợc khi thời hạn thanh toán đã hết chứng tỏ những khoản nợ này có vấn đề và cần phải theo dõi để xử lý kịp thời. c. Theo hình thức bảo lãnh, nợ phải thu bao gồm: Theo hình thức này, doanh nghiệp khi trao đổi hàng hoá việc thu tiền về ngay hay còn cho đối tác nợ lại dựa trên uy tín của đối tác đối với doanh nghiệp. Có hai hình thức nợ nhƣ sau: - Nợ có bảo lãnh: thƣờng áp dụng với những khách hàng mới xuất hiện trên thị trƣờng mà doanh nghiệp chƣa nắm đƣợc tình hình hoạt động kinh doanh của nó; với những khách hàng mà đã từng có những dấu hiệu làm ăn thua lỗ hay có những bằng chứng chứng minh khách hàng này thƣờng hay thiếu nợ với những đối tác khác trong kinh doanh. Với những khách hàng này doanh nghiệp cần phải theo dõi sát sao quá trình hoạt động để kịp thời nắm bắt tình hình và xử lý khi những khách hàng này có biểu hiện không bình thƣờng trong kinh doanh. - Nợ không có bảo lãnh: thƣờng áp dụng với những khách hàng lâu năm của doanh nghiệp; những khách hàng có uy tín trong hoạt động kinh doanh, trong mối quan hê với đối tác. Đây là những khách hàng lớn không chỉ có uy tín với doanh nghiệp mà còn có uy tín với các doanh nghiệp khác trên thị trƣờng hoạt động của nó. Đối với những khách hàng nhƣ thế này, trong quan hệ mua bán doanh nghiệp không cần đòi hỏi phải có tài sản đảm bảo hay những khoản cầm cố, bảo lãnh. Làm việc dựa trên uy tín nhƣ thế này sẽ giữ đƣợc mối quan hệ hợp tác lâu dài, từ đó cũng sẽ làm tăng uy tín của doanh
  18. 11 nghiệp do doanh nghiệp có những đối tác rất uy tín trên thị trƣờng hoạt động kinh doanh. d. Theo tính chất của khách nợ Đối với quản lý công nợ phải thu việc phân loại khách hàng theo mối quan hệ làm ăn lâu dài là rất quan trọng bởi nó ảnh hƣởng tới các quyết định trong chính sách tín dụng cũng nhƣ thời hạn tín dụng, hạn mức tín dụng mà doanh nghiệp quyết định đƣa ra cho khách hàng trong các trao đổi. - Phải thu của khách hàng mới - Phải thu của khách hàng lâu năm. 1.1.2.2. Trả trước cho người bán Trả trƣớc cho ngƣời bán là khoản tiền mà doanh nghiệp đặt trƣớc cho ngƣời bán để nhận hàng nhằm mục đích nhận chiết khấu từ phía khách hàng là nhà cung cấp. Doanh nghiệp trả tiền hàng trƣớc cho ngƣời bán còn nhằm mục đích đảm bảo nhận đƣợc hàng khi thị trƣờng đang khan hiếm hàng hoá đó, khi nhà cung cấp có quá nhiều đối tƣợng muốn mua hàng. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động ít doanh nghiệp đặt tiền hàng trƣớc mà thƣờng có xu hƣớng chiếm dụng vốn của đối tác hơn. 1.1.2.3. Thuế GTGT được khấu trừ (đối với các doanh nghiệp trả thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ). Là phần thuế GTGT đầu vào đƣợc hoàn lại nhƣng NSNN chƣa hoàn trả. Thôngthƣờng các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá thƣờng mua nguyên vật liệu bao gồm cả thuế GTGT đầu vào. Doanh nghiệp sử dụng những nguyên vật liệu đó để sản xuất ra hàng hoá bán ra thị trƣờng với giá thanh toán baogồm cả thuế GTGT đầu ra. Nếu thuế GTGT đầu ra > thuế GTGT đầu vào thì doanh nghiệp sẽ nộp lại cho NSNN khoản dôi ra đó. Ngƣợc lại, thuế GTGT đầu ra < thuế GTGT đầu vào thì doanh nghiệp sẽ đƣợc khấu trừ thuế GTGT. Nhƣng trong kỳ hoạt
  19. 12 động doanh nghiệp chƣa đƣợc NSNN hoàn trả thì khoản thuế GTGT đƣợc khấu trừ đó sẽ đƣợc ghi vào công nợ phải thu NSNN. 1.1.2.4. Phải thu nội bộ Thƣờng phát sinh trong các doanh nghiệp có sự phân cấp kinh doanh, quản lý và công tác kế toán. Nó bao gồm các khoản vốn , kinh phí đã cấp cho cấp dƣới, các khoản thu hộ, chi hộ giữa cấp trên và cấp dƣới trực thuộc và các khoản khác. 1.1.2.5. Các khoản phải thu khác Là các khoản phải thu không thuộc các khoản phải thu trên. Cụ thể các khoản phải thu khác bao gồm khoản thu do bắt bồi thƣờng, khoản thu về khoản nợ tiền hoặc vật tƣ có tính chất tạm thời, trị giá tài sản thuế chƣa xử lý…. 1.1.3. Nguyên nhân dẫn tới nợ phải thu của doanh nghiệp Đối với mỗi doanh nghiệp, để quản lý nợ một cách có hiệu quả không những phải thực hiện những biện pháp kiểm soát chính mình mà còn phải hiểu rõ những nguyên nhân phát sinh nợ từ những nợ thông thƣờng đến những khoản nợ phải thu khó đòi. 1.1.3.1. Nguyên nhân hình thành nợ trong hạn Trong quá trình hoạt đông kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều phát sinh các khoản phải thu nhƣng ở các mức độ nhiều ít khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu hình thành nên các khoản phải thu chính là từ chính sách hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó chính sách bán chịu hoặc bán hàng trƣớc trả tiền sau ảnh hƣởng mạnh nhất đến các khoản phải thu và sự kiểm soát của giám đốc tài chính trong doanh nghiệp. Nếu không bán chịu hàng hoá thì sẽ mất đi cợ hội bán hàng, do đó mất đi lợi nhuận. Nếu bán chịu hàng hoá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng và nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, vì vậy, rủi ro không thu hồi đƣợc nợ cũng gia tăng. Từ đó vấn đề đặt ra ở đây là doanh nghiệp cần có chính sách bán chịu hàng hoá thích hợp.
  20. 13 Chính vì thế trong một kỳ kinh doanh bao giờ doanh nghiệp cũng có các khoản phải thu khách hàng. Ngoài ra còn có một số yếu tố làm phát sinh các khoản phải thu nhƣ tình hình nền kinh tế, giá cả sản phẩm dịch vụ, chất lƣợng sản phẩm dịch vụ….Tuy nhiên khi các yếu tố này xảy ra thì nó tác động đến toàn bộ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp chứ không riêng gì các khoản phải thu và phải có những biện pháp điều chỉnh trong toàn doanh nghiệp. 1.1.3.2. Nguyên nhân dẫn tới nợ khó đòi ở doanh nghiệp Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ khó đòi mà ta có thể thống kê đƣợc nhƣ sau: Các nguyên nhân chủ quan (từ phía doanh nghiệp): Do chính sách của doanh nghiệp nhƣ chính sách bán chịu, chính sách chiết khấu hay thời hạn thu hồi nợ…. Nhƣ đã nêu ở trên khi doanh nghiệp muốn đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm dịch vụ, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận nên đã nới lỏng các tiêu chuẩn tài chính, hạ thấp các tiêu chuẩn này xuống tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có tiêu chuẩn tài chính thấp cũng có thể mua chịu hàng hoá. Điều này mở rộng mạng lƣới khách hàng cho doanh nghiệp nhƣng đồng thời cũng làm tăng rủi ro trong việc thu hồi nợ. Do năng lực yếu kém của nhân viên quản lý công nợ. Các nhân viên có năng lực yếu kém có thể đƣa ra những nhận định sai về năng lực tài chính của khách hàng dẫn tới sai sót trong chính sách cho vay hay bán chịu của doanh nghiệp, điều này ảnh hƣởng tới giá trị các khoản phải thu của doanh nghiệp. nó sẽ làm tăng các khoản phải thu nếu nhƣ khách hàng của doanh nghiệp có khả năng tài chính kém nhƣng lại đƣợc ƣu đãi trong chính sách tín dụng của doanh nghiệp. Hoặc cũng có những nhân viên thiếu trách nhiệm trong công việc. Làm việc không đúng với trách nhiệm cũng nhƣ sự tín nhiệm của doanh nghiệp dẫn tới những thiếu sót trong chính sách tín dụng cũng ảnh hƣởng tới
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2