intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản lý tài sản công tại cơ quan Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính

Chia sẻ: Ocxaodua999 Ocxaodua999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

53
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích cơ bản của luận văn này là trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về TSC và quản lý TSC, Luận văn khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý TSC tại cơ quan Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính trong giai đoạn 2015-2018, rút ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý TSC tại cơ quan Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản lý tài sản công tại cơ quan Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐOÀN THỊ HIỀN QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN TỔNG CỤC THUẾ - BỘ TÀI CHÍNH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYỀN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG HÀ NỘI – 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐOÀN THỊ HIỀN QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN TỔNG CỤC THUẾ - BỘ TÀI CHÍNH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 8 34 02 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Hải HÀ NỘI – 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài: “Quản lý tài sản công tại cơ quan Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Đoàn Thị Hiền
  4. LỜI CẢM ƠN Tên tôi là: Đoàn Thị Hiền Học viên lớp: TC10.B1 Trong thời gian học tập tại trƣờng, nhờ sự chỉ bảo tận tình của các thầy, các cô giáo đến nay tôi đã hoàn thành Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng với đề tài: “Quản lý tài sản công tại cơ quan Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính” Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS Nguyễn Thanh Hải là giáo viên hƣớng dẫn trực tiếp và cảm ơn các thầy cô giáo đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện Luận văn này. Tác giả luận văn Đoàn Thị Hiền
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung CP Chính phủ NĐ Nghị định BTC Bộ Tài chính TCT Tổng cục Thuế NN Nhà nƣớc HCNN Hành chính Nhà nƣớc NSNN Ngân sách Nhà nƣớc PTĐL Phƣơng tiện đi lại TSC Tài sản công TSNN Tài sản Nhà nƣớc ĐVHCNN Đơn vị Hành chính Nhà nƣớc CQNN Cơ quan Nhà nƣớc TSLV Trụ sở làm việc PTLV Phƣơng tiện làm việc UBND Ủy ban nhân dân SCL Số chênh lệch CNTT Công nghệ thông tin TTB Trang thiết bị DN Doanh nghiệp PTVT Phƣơng tiện vận tải TTBYT Trang thiết bị y tế
  6. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1: Phân loại TSC trong cơ quan NN Sơ đồ 1.2: Phân loại TSC trong cơ quan NN theo cấp quản lý Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Tổng cục thuế Bảng 2.2: Tài sản công tại Tổng cục thuế giai đoan 2015 – 2018 Sơ đồ 2.3: Quy trình mua sắm tài sản công tại Tổng cục thuế Bảng 2.4: Kết quả tổng hợp, kiểm kê tài sản năm 2015-2018
  7. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1 1- Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ...................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ............................................................. 7 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................ 8 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn ...................... 9 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ..................................................... 9 7. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 10 CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TRONG CƠ QUAN NHÀ NƢỚC .................................................................................................11 1.1. Tài sản công trong các cơ quan nhà nƣớc ................................................ 11 1.1.1 Khái niệm tài sản công .......................................................................... 11 1.1.2. Vai trò tài sản công ............................................................................... 11 1.1.3. Đặc điểm tài sản công ........................................................................... 12 1.1.4. Phân loại tài sản công ............................................................................ 12 1.1.4.1. Phân loại tài sản công theo nguồn gốc hình thành ............................. 12 1.1.4.3. Phân loại theo công dụng của tài sản ................................................. 13 1.1.4.4. Phân theo cấp quản lý ........................................................................ 14 1.1.4.5. Phân loại theo đặc điểm, tính chất, hoạt động của tài sản ................. 14 1.1.4.6. Phân loại theo đặc điểm hao mòn của tài sản .................................... 14 1.2. Quản lý TSC trong cơ quan Nhà nƣớc ..................................................... 14 1.2.1. Khái niệm về quản lý tài sản công trong các cơ quan Nhà nƣớc. ......... 14 1.2.2. Mục tiêu của quản lý tài sản công ......................................................... 15 1.2.3. Nguyên tắc quản lý tài sản công ........................................................... 16 1.2.4. Các công cụ quản lý tài sản công .......................................................... 18 1.2.5. Nội dung quản lý tài sản công trong các cơ quan Nhà nƣớc ................ 21 1.2.5.1. Quản lý quá trình hình thành tài sản. ................................................. 21 1.2.5.2. Quản lý quá trình sử dụng tài sản công trong các CQNN. ................ 25 1.2.5.3. Quản lý quá trình kết thúc tài sản ...................................................... 28 1.3. Đánh giá kết quả quản lý tài sản công trong các cơ quan nhà nƣớc. ....... 32
  8. 1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý tài sản công trong cơ quan Nhà nƣớc ......................................................................................................................... 33 1.4.1. Nhân tố bên ngoài: ................................................................................ 33 1.4.1.1. Cơ chế thị trƣờng ............................................................................... 33 1.4.1.2. Chủ trƣơng, chính sách phát triển hoạt động đơn vị hành chính nhà nƣớc của Đảng và Chính phủ .......................................................................... 34 1.4.2. Nhân tố bên trong: ................................................................................. 34 1.4.2.1. Thể chế về quản lý kinh tế, quản lý tài chính và quản lý tài sản công ......................................................................................................................... 34 1.4.2.2. Ý thức, năng lực của cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý và các đơn vị hành chính nhà nƣớc ........................................................................... 35 1.5. Kinh nghiệm quản lý tài sản công của một số bộ ngành và bài học kinh nghiệm cho Tổng Cục Thuế ............................................................................ 35 1.5.1. Kinh nghiệm quản lý tài sản công của Bộ y tế ..................................... 35 1.5.2. Kinh nghiệm từ Tổng cục Quân y ......................................................... 36 1.5.3. Kinh nghiệm từ Tổng cục Hải quan ...................................................... 37 1.5.4. Kinh nghiệm từ Tổng cục quản lý thị trƣờng ....................................... 38 1.5.5. Những bài học kinh nghiệm cho việc quản lý tài sản công tại Tổng cục thuế . ................................................................................................................ 38 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI TỔNG CỤC THUẾ .......................................................................................................................42 2.1 Khái quát hiện trạng tài sản công tại Tổng cục thuế ................................. 42 2.1.1 Khái quát đơn vị Tổng cục Thuế............................................................ 42 2.1.2. Tài sản công tại Tổng cục thuế ............................................................. 47 2.1.3 Đặc điểm tài sản công tại Tổng cục thuế ............................................... 49 2.2. Thực trạng Quản lý tài sản công tại Tổng cục thuế ................................. 50 2.2.1. Thực trạng quản lý quá trình hình thành tài sản công tại Tổng cục thuế. ......................................................................................................................... 50 2.2.2. Thực trạng quản lý sử dụng tài sản tại Tổng cục Thuế ......................... 55 2.3. Đánh giá quản lý tài sản công tại Tổng cục thuế ……..………………..70 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ........................................................................ 64 2.3.2. Một số hạn chế trong quản lý tài sản công tại Tổng cục Thuế ............. 66 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .......................................................... 67
  9. Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................................................................69 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI TỔNG CỤC THUẾ .......................................................................................................................70 3.1 Định hƣớng Quản lý tài sản công tại Tổng cục Thuế từ nay đến năm 2025 ...................................................................................................................................70 3.1.1. Định hƣớng Quản lý tài sản công tại Tổng cục Thuế đến năm 2025 ... 70 3.1.2. Mục tiêu Quản lý tài sản công tại Tổng cục Thuế đến năm 2025 ........ 72 3.2. Giải pháp Quản lý tài sản công tại Tổng cục Thuế đến năm 2025 .......... 73 3.2.1. Nhóm giải pháp quản lý quá trình hình thành tài sản công tại Tổng cục thuế .................................................................................................................. 73 3.2.2. Nhóm giải pháp quản lý sử dụng tài sản tại Tổng cục thuế .................. 77 3.2.3. Nhóm giải pháp quản lý quá trình kết thúc tài sản tại Tổng cục thuế .. 82 3.3. Một số kiến nghị: ..................................................................................... 83 Kiến nghị Quốc hội, Chính phủ ...................................................................... 83 Kiến nghị Bộ tài chính ................................................................................... 84 Kiến nghị đối với các Bộ, ban ngành khác ..................................................... 84 KẾT LUẬN .............................................................................................................86
  10. LỜI MỞ ĐẦU 1- Tính cấp thiết của đề tài Thực tế thời gian qua, quản lý tài sản công luôn là vấn đề quan trọng trong việc quản lý Nhà Nƣớc. Việc thiếu chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản công và hiệu quả của cơ quan hành chính nhà nƣớc đang là vấn đề đƣợc Chính phủ và cơ quan hữu trách quan tâm. Tình trạng các cơ quan hành chính Nhà Nƣớc và các đơn vị thuộc khu vực công sử dụng vƣợt tiêu chuẩn, định mức gây lãng phí, cho thuê, mƣợn tài sản công không đúng quy định, tự ý sắp xếp, xử lý làm thất thoát tài sản công đang đặt ra yêu cầu phải thống kê và quản lý hiệu quả lƣợng tài sản này. Tài sản công có vai trò rất quan trọng nó là cơ sở vật chất, nguồn lực nội sinh để đảm bảo cho mọi hoạt động của tất cả các đơn vị trong xã hội diễn ra một cách nhịp nhàng thực hiện tất cả các mục tiêu đề ra. Tổng cục Thuế là một cơ quan HCNN trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mƣu giúp Bộ trƣởng Bộ Tài chính quản lý nhà nƣớc về các khoản thu nội địa trong phạm vi cả nƣớc bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách Nhà nƣớc. Tổng cục Thuế đƣợc tổ chức thành hệ thống dọc từ trung ƣơng đến địa phƣơng theo đơn vị hành chính bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất. Cơ cấu tổ chức bao gồm: Tổng cục thuế ở Trung ƣơng và 63 Cục Thuế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng cùng 545 Chi cục Thuế các Quận, huyện, thị xã với 6.179 Đội Thuế. Do đó, có thể nói khối lƣợng tài sản công tại Tổng cục thuế là rất lớn cả về giá trị và số lƣợng. Công tác quản lý và sử dụng tài sản công từng bƣớc theo chế độ và tiêu chuẩn định mức sử dụng tài sản công. Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng tài sản vẫn thiếu chặt chẽ, chƣa thống nhất, sử dụng lãng phí gây thất thoát, cơ chế quản lý tài sản công chƣa đáp ứng với quá trình đổi mới và cải cách hệ thống Thuế. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý tài sản công tại cơ quan 1
  11. Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính” đang là vấn đề có ý nghĩa sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn. 2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Nghiên cứu về TSC nói chung, quản lý TSC trong các cơ quan của nhà nƣớc nói riêng đã đƣợc các nhà nghiên cứu nƣớc ngoài đề cập đến khá nhiều. Sau đây có thể nêu lên một số công trình có liên quan đến lĩnh vực này: - Về quản lý TSC nói chung, quản lý TSC trong các cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan HCNN nói riêng có một số công trình nghiên cứu đáng chú ý sau: Đề án “Managing Government Property Assets: International Experiences'" (Quản lý tài sản Chính phủ: những kinh nghiệm quốc tế, ngày 15 tháng 3 năm 2016 nhà xuất bản thống kê) của các tác giả Conway Francisand, Charles Undelan, George Peteson, Olga Kaganova và James McKellar đã tập trung nghiên cứu đánh giá cơ chế quản lý TSC trong khu vực công ở tầm vĩ mô ở một số nƣớc trên thế giới nhƣ Úc, Pháp, Canada, Thụy sĩ, Mỹ, New Zealand, Trung Quốc... Kết quả của các nghiên cứu đó là: đã đánh giá đƣợc những hạn chế trong cơ chế quản lý TSC ở khu vực HCNN ở các nƣớc nêu trên trƣớc khi cải cách. Tổng kết đƣợc những kết quả khi tiến hành việc hoàn thiện cơ chế quản lý TSC trong khu vực HCNN. Chỉ ra những thách thức và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện cơ chế quản lý TSC trong thời gian tới, đó là: (i) mối quan hệ giữa cải cách kế toán và cải cách cơ chế quản lý TSC trong khu vực HCNN. (ii) mức độ phân chia giữa quyền sở hữu và quyền quản lý TSC trong khu vực HCNN. (iii) hệ thống thông tin quản lý TSC trong khu vực HCNN. Đề tài “Towards efficient public sector asset management” (Hƣớng tới quản lý hiệu quả tài sản khu vực công, ngày 17 tháng 1 năm 2015 nhà xuất bản thống kê) của các tác giả Grubisic Mihaela, Nusinovic Mustafa và Roje Gorana đã nghiên cứu thách thức trong việc nâng cao hiệu quả quản lý TSC tại Croatia nhƣ một biện pháp nâng cao hiệu quả cải cách lĩnh vực quản lý 2
  12. công của Chính phủ. Bằng việc tập trung nghiên cứu, phân tích mô hình quản lý TSC tại Croatia, phân tích các ƣu nhƣợc điểm và cuối cùng nhấn mạnh các yêu cầu chính của việc cải cách quản lý công sản tại Croatia gồm: (1) tăng cƣờng hệ thống thông tin TSC (a public asset registry), đăng ký tài sản đảm bảo nguyên tắc minh bạch ; (2) có sự phân loại rõ ràng các loại TSC (public asset classification); (3) sự ghi nhận và đo lƣờng TSC (public asset récognition and measurement); (4) phải có danh mục đầu tƣ TSC (public asset portfolio construction); (5) đảm bảo tính thể chế và chuyên nghiệp trong quản lý công sản (institutionalisation and professionalism in public asset management); và (6) sử dụng phƣơng pháp đánh giá chi phí và kết quả đầu ra trong quản lý công sản (cost and outcomes measurement). Đề tài “Government Property Assets in the Wake of the Dual Crisis in Public Finance and Real Estate: An Opportunity to Do Better Going Forward?” (Tài sản Chính phủ trong điều kiện khủng hoảng kép về tài chính công và bất động sản: Cơ hội ở phía trƣớc?) của Olga Kaganova đã đánh giá vai trò của Chính phủ (cả ở Trung ƣơng và địa phƣơng) tại Mỹ và Liên minh Châu Âu trong quản lý các tài sản là bất động sản, công trình hạ tầng. Theo đó, đối với công tác quản lý công sản, mặc dù các tài sản trên chiếm phần lớn trong giá trị công sản nói chung nhƣng lại rất ít đƣợc ghi nhận trong hệ thống chính quyền. Chúng thƣờng có liên hệ trực tiếp tới hoạt động tài chính công bằng nhiều cách thông qua việc đầu tƣ vốn, hỗ trợ tài chính và ngân sách của Chính phủ mà chƣa có sự giới hạn tƣơng ứng giữa số lƣợng và nhu cầu sử dụng TSC cho các hoạt động công ích của các cơ quan chính phủ. Trên cơ sở các phân tích thực tế, tác giả nêu ra các quan điểm cho một chính sách quản lý TSC hiệu quả trong điều kiện khủng hoảng, đó là: xem xét, đánh giá lại các quy định đã lạc hậu gây cản trở hiệu quả và hiệu năng quản lý TSNN, bao gồm cả việc dỡ bỏ các rào cản việc tƣ nhân cùng tham gia quản lý TSC; quy định thêm các nội dung có thể làm tăng cơ hội làm cho giá trị kinh tế của TSNN đƣợc ghi nhận và sử dụng đúng đắn; quy hoạch lại các các tài sản và có 3
  13. chiến lƣợc sử dụng TSC phù hợp có tính đến tất cả nguồn vốn và tài sản vô hình tại tất cả các cấp chính quyền; chính phủ cần đƣa ra các hƣớng dẫn cụ thể hoá về lĩnh vực quản lý tài sản tới các cơ quan, đơn vị. Luận văn thạc sỹ “Chiến lược đổi mới cơ chế quản lý tài sản công giai đoạn 2011-2015 ” của Nguyễn Văn Xa đã nghiên cứu thực trạng quản lý, sử dụng TSC ở nƣớc ta từ năm 1995 (sau khi thành lập Cục quản lý công sản thuộc Bộ Tài chính) đến năm 2000, đánh giá những kết quả đạt đƣợc, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, từ đó kiến nghị những quan điểm, giải pháp để thực hiện đổi mới cơ chế quản lý TSC tại các đơn vị HCNN. Tuy nhiên, do thời gian thực hiện từ năm 2000, các số liệu phân tích để nhận định, đánh giá của đề tài chỉ đƣợc sƣu tầm đến năm 2005 nên các kết quả nghiên cứu của đề tài hầu nhƣ chỉ có giá trị đóng góp thiết thực ở thời điểm thực hiện, khi mà lĩnh vực quản lý TSC ở nƣớc ta đang ở giai đoạn xác định đối tƣợng quản lý (trả lời câu hỏi TSC là gì?), xác định chủ thể quản lý (với việc hình thành hệ thống các cơ quan công sản) và bƣớc đầu thiết lập hệ thống các công cụ quản lý (với việc ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý TSC); mặt khác nghiên cứu của đề tài chƣa thực sự có sự phân biệt giữa quản lý TSC trong cơ quan quản lý nhà nƣớc và quản lý TSC trong các ĐVHCNN để phù hợp với chủ trƣơng phân định rõ chức năng của cơ quan quản lý nhà nƣớc và cơ quan nhà nƣớc cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng (ĐVHCNN). Luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị hành chính Nhà Nước” của Phạm Đức Phong đã chú trọng nghiên cứu sâu về cơ chế quản lý TSC đƣợc Nhà nƣớc giao cho các ĐVHCNN trực tiếp sử dụng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ đƣợc Nhà nƣớc giao. Trong đó, đề tài chủ yếu đi sâu hệ thống hóa các cơ chế, chính sách đang áp dụng đối với quản lý TSC tại các ĐVHCNN, đánh giá những kết quả đạt đƣợc khi thực hiện, đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế khi thực hiện các cơ chế, chính sách đó để kiến nghị các giải pháp hoàn thiện, đổi mới. Tuy nhiên, trong điều kiện văn 4
  14. bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý TSC còn thiếu, chƣa đồng bộ thì đề tài chƣa thực sự quan tâm đánh giá đến hiệu lực, hiệu quả của các cơ chế chính sách đó để có những giải pháp giúp các cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. Đề án “Đổi mới quản lý tài sản công trong các đơn vị hành chính Nhà Nước” của Trần Văn Giao đã giới thiệu khái quát về TSC trong các ĐVHCNN (phạm vi, đặc điểm, nội dung quản lý, cơ chế quản lý), đi sâu phân tích thực trạng quản lý TSC trong các ĐVHCNN (gồm thực trạng về cơ chế quản lý và nội dung tổ chức quản lý) với những kết quả đạt đƣợc, những tồn tại cơ bản, đồng thời rút ra nguyên nhân của những tồn tại và đề xuất các biện pháp nhằm tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách về tổ chức quản lý, sử dụng TSC và đổi mới cơ chế, tăng cƣờng công tác quản lý TSC trong các ĐVHCNN. Sau khi Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc đƣợc ban hành và có hiệu lực thi hành (năm 2008), hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý TSC đã mang tính hệ thống, tƣơng đối đầy đủ và đồng bộ. Các nghiên cứu từ thời điểm đó đến nay đã đa dạng hơn, với các mục tiêu, kết quả nghiên cứu tập trung vào nhiều vấn đề: Nghiên cứu sâu hơn các khái niệm, nội hàm của TSC và quản lý TSC để từ đó xác định đối tƣợng, nguyên tắc, phƣơng pháp quản lý, kiến nghị các giải pháp tổ chức thực hiện Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc và các các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật; nghiên cứu quản lý TSC gắn với quản lý tài chính, quản lý NSNN, nghiên cứu việc sử dụng các công cụ quản lý theo kinh nghiệm của nhiều nƣớc trên thế giới (chẳng hạn công cụ kế toán) để đảm bảo quản lý TSC có hiệu quả hơn... Có thể kể đến một số nghiên cứu về TSC và quản lý TSC trong những năm gần đây nhƣ sau: Luận văn thạc sỹ “Cơ sở pháp lý cao nhất cho việc quản lý, sử dụng tài sản công” của Nguyễn Mạnh Hùng đã trình bày ngắn gọn về bối cảnh ra đời và ý nghĩa của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc ở Việt Nam; từ đó 5
  15. đi sâu vào phân tích những nội dung cơ bản của Luật với ý nghĩa là cơ sở pháp lý cao nhất trong quản lý, sử dụng TSC ở Việt Nam. Cụ thể, tác giả đã nêu, phân tích và đánh giá toàn diện những nội dung chính của Luật về phạm vi điều chỉnh, các nguyên tắc quản lý, sử dụng TSNN; các hành vi bị nghiêm cấm và các hình thức xử lý theo quy định của pháp luật; chế độ quản lý TSNN đối với từng loại hình đơn vị: cơ quan nhà nƣớc, các ĐVHCNN, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp nhằm giúp các cơ quan, đơn vị xây dựng đƣợc mô hình, phƣơng thức quản lý, sử dụng TSC phù hợp, hiệu quả. Luận văn thạc sỹ “Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nước - Các hạn chế và giải pháp ” của Lê Chi Mai đã căn cứ các tài liệu có liên quan để đánh giá khái quát thực tiễn quản lý TSC nói chung và trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc nói riêng. Từ đó, tác giả đi sâu vào phân tích một số vấn đề bức thiết đang đặt ra trong quản lý TSC tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc nhƣ tình trạng mua sắm lãng phí; sử dụng tài sản kém hiệu quả; thiếu ghi chép, đánh giá giá trị và tổng kết tài sản; tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý chƣa phù hợp; thiếu sự thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Với những hạn chế trên, bài báo đề xuất các nhóm giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh việc quản lý TSC trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc, gồm: hoàn thiện các thể chế của Nhà nƣớc về quản lý, sử dụng TSC tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc; xây dựng cơ chế quản lý TSC trong mỗi cơ quan, đơn vị; cải tiến việc mua sắm TSC để nâng cao hiệu quả mua sắm; thực hiện nghiêm khắc chế độ theo dõi, báo cáo TSC tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc; phân cấp quản lý rõ ràng đi đôi với kiện toàn tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý công sản ở Trung ƣơng và địa phƣơng; nâng cao chất lƣợng hoạt động kiểm tra, giám sát về mua sắm, quản lý và sử dụng TSC; hình thành các cơ quan chức năng về mua sắm công và quản lý TSC. Bên cạnh những giá trị to lớn về mặt khoa học mà các công trình nghiên cứu đƣợc đề cập nêu trên đã đạt đƣợc, quản lý TSC là vấn đề phức tạp luôn 6
  16. cần phải đƣợc nghiên cứu, hoàn thiện để phù hợp với thực tiễn, riêng đối với đề tài “Quản lý tài sản công tại cơ quan Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính” đƣợc xác định cần đƣợc tập trung nghiên cứu một số vấn đề nhƣ sau: Một là, kế thừa kết quả nghiên cứu mà các công trình đã công bố đạt đƣợc, đề tài tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện một số lý luận cơ bản về TSC và quản lý TSC: khái niệm TSC, TSC gắn với lợi ích kinh tế mà nó đem lại cho xã hội; đặc điểm, phân loại TSC; khái niệm, mục tiêu, yêu cầu, nội dung và các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý TSC. Hai là, nghiên cứu một số kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế về quản lý TSC, rút ra bài học kinh nghiệm để tham khảo trong việc kiến nghị, đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả quản lý TSC tại Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính trong thời gian tới. Ba là, từ những vấn đề lý luận đã nghiên cứu, luận văn sẽ đi sâu phân tích các căn cứ pháp lý, mô hình, thực trạng quản lý TSC tại Tổng cục Thuế; đánh giá kết quả đạt đƣợc và tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế dựa trên các quy trình quản lý tài sản (quản lý quá trình hình thành TSC; quản lý quá trình khai thác, sử dụng TSC; quản lý quá trình kết thúc sử dụng TSC). Bốn là, trên cơ sở xác định quan điểm hoàn thiện quản lý TSC của tại Tổng cục Thuế , luận văn nhận diện và phân tích các yêu cầu mới đặt ra đối với công tác quản lý TSC tại Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính. Từ đó, đƣa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý TSC tại Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính, đảm bảo ổn định, hiệu quả, phù hợp với đặc thù của tại Tổng cục Thuế và đúng chế độ, chính sách của Nhà nƣớc. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn -Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về TSC và quản lý TSC, Luận văn khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý TSC tại cơ quan Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính trong giai đoạn 2015-2018, rút ra những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện 7
  17. quản lý TSC tại cơ quan Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính trong thời gian tới - Nhiệm vụ: Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề cơ bản về TSC, quản lý TSC nói chung Nghiên cứu một số kinh nghiệm quản lý TSC có hiệu quả, từ đó rút ra những bài học thực tế phù hợp, có thể vận dụng trong quản lý TSC tại cơ quan Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý TSC tại cơ quan Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính, rút ra những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Đề xuất các phƣơng hƣớng, kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý TSC tại cơ quan Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính từ nay đến năm 2025 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu luận văn đƣợc xác định là nội dung Quản lý tài sản công tại cơ quan Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính - Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về không gian: Văn phòng Tổng cục Thuế - Bộ Tài Chính. - Phạm vị về thời gian: Giai đoạn 2015 - 2018 - Phạm vi về đối tƣợng quản lý: Tài sản công - Tài sản công tại Tổng cục Thuế có phạm vi rộng, bao gồm nhiều loại tài sản khác nhau. Tuy nhiên, đề tài này tập trung chủ yếu nghiên cứu quản lý tài sản công phục vụ trực tiếp cho hoạt động chuyên môn của đơn vị, bao gồm: + Tài sản là đất đai + Tài sản là nhà làm việc và công trình kiến trúc + Tài sản là phƣơng tiện đi lại + Tài sản là trang thiết bị làm việc + Tài sản khác. 8
  18. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận : Phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đƣợc sử dụng trong toàn bộ quá trình nghiên cứu và phân tích các nội dung nghiên cứu của Luận văn . - Phương pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp nghiên cứu chủ đạo đƣợc sử dụng trong Luận văn là phân tích và tổng hợp. Ngoài ra, Luận văn sử dụng các phƣơng pháp chuyên ngành nhƣ thống kê, so sánh... Các kết luận của Luận văn đƣợc dựa trên suy luận logic và các số liệu tổng hợp, thu thập đƣợc. Tùy từng nội dung, Luận văn sẽ sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp: 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Hiện nay quản lý TSC đƣợc coi là vấn đề rất cần đƣợc nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn, đang đƣợc các nhà quản lý, cũng nhƣ các nhà nghiên cứu kinh tế rất quan tâm. Vì vậy, nghiên cứu một cách thấu đáo về quản lý TSC tại một cơ quan quan trọng, đặc thù và đang có nhiều bất cập về quản lý TSC nhƣ Tổng cục Thuế để từ đó đƣa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý là hết sức cần thiết. Luận văn “Quản lý tài sản công tại cơ quan Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính " sẽ có những đóng góp nhất định cho việc nghiên cứu vấn đề này một cách hệ thống và khoa học. Đóng góp của luận văn về mặt lý luận và thực tiễn thể hiện chủ yếu trên các mặt sau: Một là, Luận văn đã góp phần hệ thống hóa, đánh giá những nội dung đƣợc quan tâm nghiên cứu đối với quản lý TSC của một quốc gia nói chung và ở Việt Nam nói riêng, nhất là đối với một cơ quan nhà nƣớc. Trên cơ sở đó xây dựng khung lý thuyết về quản lý TSC và dựa trên lý thuyết để phân tích, làm rõ hơn bản chất các vấn đề ảnh hƣởng tới mục tiêu, yêu cầu, chất lƣợng và hiệu quả quản lý TSC. Hai là, phân tích một số kinh nghiệm quản lý TSC hiệu quả, rút ra những bài học tham khảo nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của 9
  19. quản lý TSC. Ba là, Nguồn cơ sở dữ liệu này không chỉ có ý nghĩa với công tác quản lý của một đơn vị đặc thù mà còn dùng tham khảo, đóng góp vào việc hoàn thiện quản lý TSC nói chung và quản lý TSC. 7. Kết cấu của luận văn Về bố cục của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài đƣợc trình bày 3 chƣơng: Chƣơng 1: Lý luận chung về quản lý tài sản công trong cơ quan Nhà nƣớc Chƣơng 2: Thực trạng Quản lý tài sản công tại Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính. Chƣơng 3: Giải pháp Quản lý tài sản công tại Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính. 10
  20. CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TRONG CƠ QUAN NHÀ NƢỚC 1.1. Tài sản công trong các cơ quan nhà nƣớc 1.1.1 Khái niệm tài sản công Theo Điều 3, Luật Tài sản công ban hành năm 2017 thì “Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản đƣợc xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nƣớc, các quỹ tài chính nhà nƣớc ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nƣớc; đất đai và các loại tài nguyên khác". Nhƣ vậy, tài sản công là những tài sản đƣợc hình thành từ nguồn ngân sách nhà nƣớc, tài sản đƣợc xác lập quyền sở hữu của Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật. 1.1.2. Vai trò tài sản công - Tài sản công là một bộ phận nền tảng vật chất quan trọng đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nhà nước Biểu hiện dƣới hình thái hiện vật, TSC bao gồm: TSLV, phƣơng tiện đi lại, máy móc, trang thiết bị… Đây chính là nền tảng vật chất căn bản để nhà nƣớc tồn tại, hay nói rộng hơn đây là môi trƣờng và là điều kiện đảm bảo sự tồn vong cho một chế độ xã hội. - TSC là yếu tố cấu thành của quá trình sản xuất xã hội Sự phát triển xã hội, chủ yếu do ba yếu tố: lao động, trí thức và quản lý, trong đó vai trò quản lý Nhà nƣớc ngày một tăng. Nhà nƣớc thực hiện chức năng kinh tế thông qua các hoạt động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất xã hội đƣợc tiến hành bình thƣờng, hƣớng quá trình sản xuất tới những mục tiêu định trƣớc. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2