intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của một số yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán và chỉ số ngành tại Việt Nam

Chia sẻ: Cảnh Phương Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:139

8
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng "Tác động của một số yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán và chỉ số ngành tại Việt Nam" với mục tiêu nhằm xác định các yếu tố vĩ mô tác động đến chỉ số VN-Index và chỉ số ngành; phân tích chiều hướng và mức độ tác động của các yếu tố đó đến chỉ số VN-Index và chỉ số ngành; đưa ra một số hàm ý chính sách vĩ mô để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của một số yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán và chỉ số ngành tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRÀ MY TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN VÀ CHỈ SỐ NGÀNH TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRÀ MY TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN VÀ CHỈ SỐ NGÀNH TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Duy Linh Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài: “Tác động của một số yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán và chỉ số ngành tại Việt Nam” là do chính tôi thực hiện cùng với sự hướng dẫn nghiên cứu của TS. Nguyễn Duy Linh. Những số liệu thống kê tổng hợp, luận cứ nhận xét đánh giá, nội dung truyền tải thông tin, v.v… đều có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy. Tất cả các tài liệu tham khảo, hình ảnh, dữ liệu số liệu và tài liệu liên quan đã được sử dụng hợp pháp và được trích dẫn đầy đủ. Ngoài ra, tất cả các ý kiến, quan điểm và kết quả được trình bày trong luận văn này là trung thực và phản ánh quá trình nghiên cứu của tôi trong suốt thời gian thực hiện. TP.HCM, tháng 10 năm 2023 Người cam đoan Nguyễn Trà My
  4. ii LỜI CẢM ƠN Sau thời gian nghiên cứu tích cực, tôi đã hoàn thành luận văn với đề tài “Tác động của một số yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán và chỉ số ngành tại Việt Nam”. Để đạt được kết quả này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến sự ủng hộ, đóng góp và đồng hành từ bạn bè và người thân. Sự động viên này đã truyền động lực lớn để tôi tiếp tục và hoàn thành nhiệm vụ. Hơn 2 năm học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đầu tiên đến tập thể thầy/cô đã luôn nhiệt tình truyền đạt kiến thức hữu ích trong suốt thời gian học tập tại trường. Kiến thức này không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu luận văn mà còn giúp tôi trong công việc thực tế một cách dễ dàng hơn. Một người quan trọng mà tôi muốn gửi lời cảm ơn tiếp theo đó là TS.Nguyễn Duy Linh - giảng viên hướng dẫn trực tiếp của tôi - người đã tận tâm, dành nhiều thời gian hướng dẫn, hỗ trợ và cung cấp sự định hướng quan trọng cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm sâu sắc từ thầy đã giúp tôi khám phá và khai phá những khía cạnh mới trong lĩnh vực nghiên cứu của mình. Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy. Mặc dù đã nỗ lực rất sâu sắc, tôi thừa nhận không thể tránh khỏi những sai sót trong quá trình viết luận văn. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp và phê bình tích cực từ TS. Nguyễn Duy Linh và quý thầy cô giáo để giúp luận văn của tôi hoàn thiện hơn.
  5. iii TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN VÀ CHỈ SỐ NGÀNH TẠI VIỆT NAM TÓM TẮT: Luận văn tập trung vào việc nghiên cứu về tác động của các biến số vĩ mô như, lạm phát, giá dầu, lãi suất, tỷ giá hối đoái, cung tiền và giá trị sản lượng công nghiệp đến chỉ số VN-Index và các chỉ số ngành như thép, ngân hàng, dầu khí và bất động sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ 01/2010 đến 12/2021. Dựa trên kết hợp cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm, luận văn lựa chọn phương pháp phân tích dữ liệu chuỗi thời gian thông qua mô hình hồi quy Vector Error Correction Model (VECM) kết hợp với kiểm định đồng liên kết Johansen. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ giá có tương quan nghịch biến đối với VN-Index, chỉ ra rằng tăng giá trị của tỷ giá sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến VN-Index. Trong khi đó, cung tiền, giá dầu và sản lượng công nghiệp có tác động cùng chiều tích cực lên VN-Index. Các biến lãi suất và lạm phát không thể liên kết với biến động của VN-Index trong giai đoạn nghiên cứu. Đối với ngành Bất động sản, lãi suất, cung tiền và giá dầu có tác động tích cực, còn lạm phát, sản lượng công nghiệp và tỷ giá không có ý nghĩa thống kê. Đối với ngành Ngân hàng, cung tiền và giá dầu có tác động tích cực, còn tỷ giá, sản lượng công nghiệp, lãi suất và lạm phát không tác động đáng kể. Đối với ngành Dầu khí, cung tiền và giá dầu tác động tích cực, lãi suất và tỷ giá tác động tiêu cực, trong khi lạm phát và sản lượng công nghiệp không tác động đáng kể. Cuối cùng, đối với ngành Thép, cung tiền và giá dầu tác động tích cực, tỷ giá tác động tiêu cực, còn lạm phát và sản lượng công nghiệp không tác động đáng kể. Tổng hợp kết quả cho thấy các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đáng kể đến thị trường chứng khoán. Điều này đề xuất sự cần thiết của các hàm ý chính sách nhằm tác động lên yếu tố vĩ mô để thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán và kinh tế nói chung. Từ khóa: Kinh tế vĩ mô, VN-Index, chỉ số ngành.
  6. iv IMPACT OF SELECTED MACROECONOMIC FACTORS ON STOCK PRICE INDICES AND SECTORAL INDICES IN VIETNAM ABSTRACT: The study examines the impact of macroeconomic variables like oil prices, inflation, interest rates, exchange rates, industrial production value, and money supply on both the VN-Index and sectoral indices (steel, banking, oil and gas, real estate) in the Vietnamese stock market from January 2010 to December 2021. Using a mix of theoretical foundations and empirical research, the study applies time series data analysis through the Vector Error Correction Model (VECM) along with the Johansen cointegration test. Results indicate an inverse relationship between exchange rates and VN-Index, with rising exchange rates negatively affecting VN- Index performance. Money supply, oil prices, and industrial production positively impact VN-Index, while interest rates and inflation lack significant correlation. The real estate sector is influenced positively by interest rates, money supply, and oil prices, while inflation, industrial production, and exchange rates show no statistical significance. For banking, money supply and oil prices have positive effects, while exchange rates, industrial production, interest rates, and inflation have limited impact. In the oil and gas sector, money supply and oil prices have positive effects, while interest rates and exchange rates are negative factors; inflation and industrial production have minor impact. Lastly, in the steel sector, money supply and oil prices contribute positively, whereas exchange rates have a negative effect; inflation and industrial production are not notably influential. In conclusion, the synthesis of results underscores the significant role of macroeconomic factors in shaping the stock market, necessitating policy interventions to promote the stock market and overall economic growth. Keywords: Macroecomics, VN-Index (Vietnam Stock Index), Sectoral index.
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa CPI Chỉ số giá tiêu dùng GCC Hội đồng Hợp tác của các nước Ả Rập Vùng Vịnh HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HNX-Index Chỉ số giá chứng khoán Hà Nội HOSE Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh IMF Quỹ tiền tệ quốc tế KTQ Không tương quan OPEC Tổ chức của các nước xuất khẩu dầu mỏ Chỉ số giá cổ phiếu của 500 công ty lớn và có uy tín, S&P500 đại diện cho nhiều ngành khác nhau trong nền kinh tế Hoa Kỳ TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTCK Thị trường chứng khoán VAR Mô hình tự hồi quy vectơ VECM Mô hình vectơ hiệu chỉnh sai số VNI/VN-Index Chỉ số giá chứng khoán của Việt Nam (+) Tác động cùng chiều với VNI; chỉ số ngành (-) Tác động ngược chiều với VNI; chỉ số ngành Có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều với VNI; (+/-) chỉ số ngành
  8. vi MỤC LỤC Lời cam đoan ............................................................................................................. i Lời cảm ơn ................................................................................................................ ii Tóm tắt: ................................................................................................................... iii Abstract: .................................................................................................................. iv Danh mục các từ viết tắt ......................................................................................... v Mục lục .................................................................................................................... vi Danh mục bảng biểu ................................................................................................ x Danh mục các hình, biểu đồ .................................................................................. xii CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2 3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................... 5 7. Tính mới của đề tài ............................................................................................ 6 8. Kết cấu của đề tài .............................................................................................. 6 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ........................................................................... 9 2.1. Chỉ số giá chứng khoán .................................................................................. 9 2.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 9 2.1.2. Vai trò của chỉ số giá chứng khoán ......................................................... 9 2.1.3. Phương pháp xây dựng chỉ số giá chứng khoán ...................................... 9 2.1.4 Phương pháp xây dựng chỉ số ngành ..................................................... 12 2.2. Một số yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến chỉ số ngành và chỉ số giá chứng khoán. .................................................................................................................. 13 2.2.1. Lạm phát ................................................................................................ 13 2.2.2. Tỷ giá hối đoái....................................................................................... 14 2.2.3. Giá dầu .................................................................................................. 14 2.2.4. Lãi suất .................................................................................................. 15
  9. vii 2.2.5. Giá trị sản lượng công nghiệp ............................................................... 16 2.2.6. Cung tiền ............................................................................................... 17 2.3. Tổng quan về các nghiên cứu trước ............................................................. 18 2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài ................................................................... 18 2.3.2. Các nghiên cứu trong nước ................................................................... 22 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 29 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 30 3.1. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 30 3.1.1. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................ 30 3.1.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 31 3.2. Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 36 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 38 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................................................... 39 4.1. Kết quả thống kê mô tả ................................................................................. 39 4.2. Kiểm định tính dừng ..................................................................................... 44 4.3. Kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu ...................................................................... 46 4.4. Kiểm định đồng liên kết ............................................................................... 47 4.5. Ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến VN-Index .......................................... 48 4.5.1 Kết quả ước lượng mô hình VECM ....................................................... 48 4.5.2. Phân tích kết quả nghiên cứu ................................................................ 49 4.5.3. Phản ứng đẩy và phân rã phương sai..................................................... 55 4.5.4. Kiểm định tính ổn định của mô hình ..................................................... 56 4.5.5. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .................................................... 57 4.5.6. Kiểm định phương sai sai số thay đổi ................................................... 57 4.6. Ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến Ngành thép ........................................ 58 4.6.1 Kết quả ước lượng mô hình VECM ....................................................... 58 4.6.2. Phân tích kết quả nghiên cứu ................................................................ 60 4.6.3. Phản ứng đẩy và phân rã phương sai..................................................... 64 4.6.4 Kiểm định tính ổn định của mô hình ...................................................... 65 4.6.5. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .................................................... 66 4.6.6. Kiểm định phương sai sai số thay đổi ................................................... 66 4.7. Ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến Ngành dầu khí ................................... 67
  10. viii 4.7.1 Kết quả ước lượng mô hình VECM ....................................................... 67 4.7.2. Phân tích kết quả nghiên cứu ................................................................ 68 4.7.3. Phản ứng đẩy và phân rã phương sai..................................................... 74 4.7.4 Kiểm định tính ổn định của mô hình ...................................................... 75 4.7.5. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .................................................... 76 4.7.6. Kiểm định phương sai sai số thay đổi ................................................... 77 4.8. Ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến Ngành ngân hàng .............................. 77 4.8.1 Kết quả ước lượng mô hình VECM ....................................................... 77 4.8.2. Phân tích kết quả nghiên cứu ................................................................ 79 4.8.3. Phản ứng đẩy và phân rã phương sai..................................................... 82 4.8.4 Kiểm định tính ổn định của mô hình ...................................................... 83 4.8.5. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .................................................... 84 4.8.6. Kiểm định phương sai sai số thay đổi ................................................... 84 4.9. Ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến Ngành bất động sản .......................... 84 4.9.1 Kết quả ước lượng mô hình VECM ....................................................... 84 4.9.2. Phân tích kết quả nghiên cứu ................................................................ 86 4.9.3. Phản ứng đẩy và phân rã phương sai..................................................... 91 4.9.4 Kiểm định tính ổn định của mô hình ...................................................... 92 4.9.5. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .................................................... 93 4.9.6. Kiểm định phương sai sai số thay đổi ................................................... 93 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ...................................................................................... 95 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ.......................................... 97 5.1. Kết luận ........................................................................................................ 97 5.2. Gợi ý chính sách nhằm phát triển bền vững TTCK Việt Nam ..................... 98 5.3. Hạn chế của bài nghiên cứu ........................................................................ 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ i PHỤ LỤC ................................................................................................................ vi Kết quả thống kê mô tả ......................................................................................... vi Kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu .............................................................................. vi Kiểm định đồng liên kết ...................................................................................... vii Ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến VN-Index ................................................. vii Kết quả ước lượng mô hình VECM ................................................................ vii
  11. ix Phân rã phương sai ........................................................................................... ix Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ................................................................ x Kiểm định phương sai sai số thay đổi ............................................................... x Ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến Ngành thép ................................................. x Kết quả ước lượng mô hình VECM .................................................................. x Phân rã phương sai .........................................................................................xiii Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ............................................................. xiv Kiểm định phương sai sai số thay đổi ............................................................ xiv Ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến Ngành dầu khí .......................................... xv Kết quả ước lượng mô hình VECM ................................................................ xv Phân rã phương sai ........................................................................................ xvii Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ...........................................................xviii Kiểm định phương sai sai số thay đổi ..........................................................xviii Ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến Ngành ngân hàng .................................... xix Kết quả ước lượng mô hình VECM ............................................................... xix Phân rã phương sai ......................................................................................... xxi Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ............................................................ xxii Kiểm định phương sai sai số thay đổi ........................................................... xxii Ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến Ngành bất động sản ............................... xxii Kết quả ước lượng mô hình VECM .............................................................. xxii Phân rã phương sai ....................................................................................... xxiv Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ............................................................ xxv Kiểm định phương sai sai số thay đổi ........................................................... xxv
  12. x DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu trước............................................................... 25 Bảng 3.1: Mô tả dữ liệu ........................................................................................... 31 Bảng 3.2: Giả thuyết của kiểm định đồng liên kết .................................................. 34 Bảng 4.1: Thống kê mô tả........................................................................................ 39 Bảng 4.2: Kết quả hồi quy theo biến @Trend ......................................................... 44 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định Unit Root Test (chuỗi gốc) ....................................... 45 Bảng 4.4: Kết quả kiểm định Unit Root Test (sai phân bậc 1) ................................ 46 Bảng 4.5: Kết quả lựa chọn biến trễ ........................................................................ 46 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định đồng liên kết Johansen.............................................. 47 Bảng 4.7: Hệ số của phương trình đồng liên kết tác động dài hạn của các yếu tố ảnh hưởng đến VN-Index ............................................................................................... 48 Bảng 4.8: Kết quả ước lượng mô hình VECM Ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến VN-Index ................................................................................................................. 49 Bảng 4.9: Phân rã phương sai .................................................................................. 56 Bảng 4.10: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .................................................... 57 Bảng 4.11: Kiểm định phương sai sai số thay đổi ................................................... 57 Bảng 4.12: Kết quả mô hình sai số chuẩn mạnh...................................................... 58 Bảng 4.13: Hệ số của phương trình đồng liên kết tác động dài hạn của các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số ngành thép ................................................................................... 58 Bảng 4.14: Kết quả ước lượng mô hình VECM Ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến Ngành thép ............................................................................................................... 59 Bảng 4.15: Phân rã phương sai ................................................................................ 65 Bảng 4.16: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .................................................... 66 Bảng 4.17: Kiểm định phương sai sai số thay đổi ................................................... 66 Bảng 4.18: Kết quả mô hình sai số chuẩn mạnh...................................................... 66 Bảng 4.19: Hệ số của phương trình đồng liên kết tác động dài hạn của các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số ngành dầu khí .............................................................................. 67 Bảng 4.20: Kết quả ước lượng mô hình VECM Ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến Ngành dầu khí .......................................................................................................... 68 Bảng 4.21: Phân rã phương sai ................................................................................ 75 Bảng 4.22: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .................................................... 76 Bảng 4.23: Kiểm định phương sai sai số thay đổi ................................................... 77
  13. xi Bảng 4.24: Kết quả mô hình sai số chuẩn mạnh...................................................... 77 Bảng 4.25: Hệ số của phương trình đồng liên kết tác động dài hạn của các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số ngành ngân hàng ......................................................................... 78 Bảng 4.26: Kết quả ước lượng mô hình VECM Ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến chỉ số ngành ngân hàng............................................................................................ 78 Bảng 4.27: Phân rã phương sai ................................................................................ 83 Bảng 4.28: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .................................................... 84 Bảng 4.29: Kiểm định phương sai sai số thay đổi ................................................... 84 Bảng 4.30: Hệ số của phương trình đồng liên kết tác động dài hạn của các yếu tố ảnh hưởng đến ngành bất động sản ................................................................................ 85 Bảng 4.31: Kết quả ước lượng mô hình VECM Ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến chỉ số ngành bất động sản ........................................................................................ 85 Bảng 4.32: Phân rã phương sai ................................................................................ 92 Bảng 4.33: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .................................................... 93 Bảng 4.34: Kiểm định phương sai sai số thay đổi ................................................... 93 Bảng 4.35: Kết quả mô hình sai số chuẩn mạnh...................................................... 94 Bảng 4.36: Tóm tắt ảnh hưởng của các yếu tố tới chỉ số chứng khoán và chỉ số ngành trong dài hạn ............................................................................................................ 95 Bảng 4.37: Tóm tắt ảnh hưởng của các yếu tố tới chỉ số chứng khoán và chỉ số ngành trong ngắn hạn ......................................................................................................... 95
  14. xii DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 3.1: Các bước trong phương pháp nghiên cứu................................................ 32 Biểu đồ 4.1: Giá dầu Brent ...................................................................................... 41 Biểu đồ 4.2: Biến động chỉ số ngành dầu khí .......................................................... 42 Biểu đồ 4.3: Chỉ số ngành bất động sản .................................................................. 43 Biểu đồ 4.4: Chỉ số ngành thép ................................................................................ 43 Biểu đồ 4.5: Chỉ số VN-Index ................................................................................. 44 Biểu đồ 4.7: Biến động EX và VN-Index ................................................................ 51 Biểu đồ 4.8: Biến động giá dầu Brent và VN-Index................................................ 52 Biểu đồ 4.9: Biến động IP và VN-Index.................................................................. 53 Biểu đồ 4.10: Phản ứng đẩy ..................................................................................... 55 Biểu đồ 4.11: Nghiệm nghịch đảo của đa thức đặc trưng tự hồi quy ...................... 56 Biểu đồ 4.12: Biến động chỉ số ngành thép và M2 .................................................. 60 Biểu đồ 4.13: Chỉ số ngành thép và tỷ giá hối đoái ................................................. 61 Biểu đồ 4.14: Chỉ số ngành thép và giá dầu OP ...................................................... 62 Biểu đồ 4.15: Phản ứng đẩy ..................................................................................... 64 Biểu đồ 4.16: Nghiệm nghịch đảo của đa thức đặc trưng tự hồi quy ..................... 65 Biểu đồ 4.17: Chỉ số ngành dầu khí và lãi suất ....................................................... 69 Biểu đồ 4.18: Chỉ số ngành dầu khí và M2 ............................................................. 70 Biểu đồ 4.19: Chỉ số ngành dầu khí và tỷ giá hối đoái ............................................ 71 Biểu đồ 4.20: Chỉ số ngành dầu khí và giá dầu brent .............................................. 72 Biểu đồ 4.21: Phản ứng đẩy ..................................................................................... 74 Biểu đồ 4.22: Tính ổn định của mô hình ................................................................. 76 Biểu đồ 4.23: Chỉ số ngành ngân hàng và giá dầu Brent ......................................... 79 Biểu đồ 4.24: Chỉ số ngành ngân hàng và M2 ......................................................... 80 Biểu đồ 4.25: Phản ứng đẩy ..................................................................................... 82 Biểu đồ 4.26: Nghiệm nghịch đảo của đa thức đặc trưng tự hồi quy ..................... 83 Biểu đồ 4.27: Chỉ số ngành bất động sản và M2 ..................................................... 87 Biểu đồ 4.28: Chỉ số ngành bất động sản và lãi suất ............................................... 88 Biểu đồ 4.29: Chỉ số ngành bất động sản và giá dầu Brent ..................................... 89 Biểu đồ 4.30: Phản ứng đẩy ..................................................................................... 91
  15. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. Lý do chọn đề tài Thị trường chứng khoán (TTCK) là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính và nền kinh tế của mỗi quốc gia, là kênh cung cấp vốn, đồng thời là công cụ phản ánh sức khỏe của nền kinh tế thông qua sự biến động, điều chỉnh về giá của các chứng khoán. Việc đầu tư vào thị trường chứng khoán hiện nay thu hút rất nhiều nhà đầu tư mới tham gia. TTCK là một trong những kênh đầu tư để gia tăng thu nhập hiện nay, tuy nhiên đi đôi với lợi nhuận cũng là rủi ro. Vì vậy, để hạn chế được nhiều rủi ro và tạo điều kiện nâng cao kiến thức cho các nhà đầu tư mới gia nhập vào TTCK tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Tác động của một số yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán và chỉ số ngành tại Việt Nam” nhằm phân tích về những ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Xem xét chiều hướng và mức tác động của các yếu tố này, từ đó đưa ra gợi ý cho các nhà làm chính sách để cân nhắc, thúc đẩy TTCK cũng như nền kinh tế Việt Nam phát triển. Quan trọng hơn hết là giúp các nhà đầu tư mới gia nhập TTCK có thêm thông tin để đưa ra quyết định hạn chế được tối đa rủi ro khi đầu tư. Khi thị trường chứng khoán vẫn còn hoạt động, các nhà đầu tư tiếp tục nỗ lực để khám phá và dự đoán xu hướng giá cổ phiếu. Họ thường tập trung vào việc phân tích các yếu tố kinh tế vĩ mô, thông tin nội tại của doanh nghiệp (như báo cáo tài chính), dữ liệu ngành công nghiệp, và các thông tin có liên quan khác. Việc xác định ảnh hưởng của những thông tin này lên thị trường chứng khoán, đặc biệt là khả năng dự báo lợi nhuận và biến động giá cổ phiếu, cùng với việc theo dõi các chỉ số thị trường, đều là các khía cạnh quan trọng mà các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi đưa ra quyết định đầu tư. Về Chính phủ, thị trường chứng khoán giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô; Thị trường chứng khoán cũng tạo điều kiện để Chính phủ tái cấu trúc nền kinh tế. Với tầm quan trọng của thị trường chứng khoán trong nền kinh tế như
  16. 2 vậy, việc nghiên cứu tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán thông qua biến đổi của chỉ số giá chứng khoán và chỉ số của các ngành nghề trên thị trường là điều mà các nhà nghiên cứu, các nhà làm chính sách và nhiều nhà đầu tư quan tâm. Đề tài nghiên cứu này thu thập số liệu có trải qua giai đoạn dịch Covid-19, vì vậy mức độ hay chiều hướng tác động của các yếu tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán Việt Nam có phần đổi mới hơn các nghiên cứu trước đây. Đồng thời, nghiên cứu sự tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến một số chỉ số ngành cụ thể. Để giúp các nhà đầu tư cá nhân hoặc các tổ chức hoạch định có những góc nhìn cụ thể và đổi mới hơn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán Việt Nam, được biểu đạt thông qua chỉ số VN-Index và chỉ số ngành. Mục tiêu này được thể hiện cụ thể như sau: - Xác định các yếu tố vĩ mô tác động đến chỉ số VN-Index và chỉ số ngành. - Phân tích chiều hướng và mức độ tác động của các yếu tố đó đến chỉ số VN- Index và chỉ số ngành. - Đưa ra một số hàm ý chính sách vĩ mô để phát triển TTCK Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu Đề tài tập trung trả lời ba câu hỏi nghiên cứu sau: Câu hỏi thứ nhất: Các yếu tố kinh tế vĩ mô nào tác động đến giá chứng khoán tại Việt Nam và các ngành nghề trên thị trường chứng khoán? Câu hỏi thứ hai: Chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đó đến chỉ số VN-Index và các chỉ số ngành? Câu hỏi thứ ba: Dựa vào kết quả của bài nghiên cứu, cần đưa ra những gợi ý chính sách nào để thúc đẩy mạnh sự phát triển của TTCK Việt Nam?
  17. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chỉ số giá chứng khoán tại Việt Nam (VN-Index) và bốn chỉ số ngành (ngân hàng, bất động sản, thép, dầu khí). Tác giả chọn bốn ngành này để nghiên cứu bởi vì tính đến ngày 31/12/2021 (thời điểm cuối giai đoạn nghiên cứu) thì tổng giá trị vốn hoá của mười doanh nghiệp lớn nhất thị trường chứng khoán có đủ bốn ngành trên. Đồng thời, ba ngành có tổng giá trị vốn hoá cao nhất trong mười doanh nghiệp dẫn đầu này là ngành bất động sản (894,058 tỷ đồng), ngành ngân hàng (738,989 tỷ đồng) và ngành thép (207,070 tỷ đồng). Vì vậy, khi các yếu tố vĩ mô tác động lên ba ngành này sẽ làm ảnh hưởng nhất định nào đó đến nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Ngoài ra, tác giả chọn thêm ngành dầu khí để nghiên cứu vì trong giai đoạn năm 2020, ngành này bị ảnh hưởng bởi tác động kép của đại dịch Covid-19 và giá dầu thế giới giảm sâu. Ngày 21/04/2020, giá dầu thế giới giảm xuống ngưỡng âm (dưới 0 USD/thùng) (điều này chưa từng xảy ra trong lịch sử), việc giá dầu thế giới giảm sâu như vậy sẽ tác động đến ngành xăng dầu trong nước, dựa trên thông tin từ Bộ Công thương. Cụ thể mười doanh nghiệp có vốn hoá cao nhất thị trường chứng khoán (31/12/2021) như sau: (Đơn vị tính: tỷ đồng; Nguồn: bảng tin hàng tháng do HOSE cung cấp)
  18. 4 Ngoài ra, đối với ngành ngân hàng có tổng 28 ngân hàng lớn nhỏ, ngành dầu khí gồm 22 công ty, ngành bất động sản bao gồm 122 công ty và ngành thép có 40 công ty. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Không gian: Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Thời gian nghiên cứu: tác giả tiến hành nghiên cứu từ giai đoạn tháng 01/2010 đến 12/2021 (dữ liệu tháng). Việc lựa chọn nghiên cứu trong giai đoạn từ 01/2010 đến 12/2021 xuất phát từ bộ dữ liệu trên hệ thống quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và VNDirect, số liệu cập nhật tại Việt Nam trước 12/2009 không đầy đủ đồng thời năm 2021 là năm gần nhất. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả chủ yếu áp dụng phương pháp phân tích định lượng để đo lường tác động của các yếu tố vĩ mô đến chỉ số giá thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Trong tiến trình nghiên cứu này, tác giả đã áp dụng phương pháp Johansen để sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số vectơ (VECM) và sử dụng phần mềm Eviews 10.0 để thực hiện quá trình ước lượng. Nhằm tối ưu hóa tính ổn định và xử lý biến động lớn trong dữ liệu, tác giả đã thực hiện việc áp dụng hàm Logarit cho các biến trước khi tiến hành mô hình hồi quy. Sau đó, để đảm bảo tính phù hợp của giả thuyết mô hình, tác giả đã thực hiện các kiểm định như kiểm định tính dừng và kiểm định đồng liên kết Johansen. Khi đã hoàn tất ước lượng mô hình, tác giả tiếp tục thực hiện một loạt các kiểm định như: kiểm định tính dừng của phần dư, kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, và kiểm định phương sai thay đổi. Mục đích của các kiểm định này là tìm ra mô hình phù hợp nhất để giải thích dữ liệu nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả cũng thực hiện phân tích phản ứng đẩy và phân rã phương sai để cung cấp một cái nhìn rõ ràng hơn về sự tương quan và tác động của các yếu tố vĩ mô đối với biến phụ thuộc, giúp giải thích sự biến động của chỉ số giá thị trường chứng khoán tại Việt Nam trong mô hình nghiên cứu.
  19. 5 Tất cả những phân tích và kiểm định này đã cùng nhau tạo nên một cơ sở lý luận và phương pháp luận chặt chẽ trong luận văn, hỗ trợ cho việc đi đến những kết quả và kết luận mang tính xác thực và đáng tin cậy. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Nghiên cứu này đóng góp bổ sung thông tin thực nghiệm về tác động của một số yếu tố kinh tế vĩ mô đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh các yếu tố đã được nghiên cứu bởi Adam và Tweneboah vào năm 2008 như tỷ giá hối đoái, lạm phát và lãi suất, tác giả đã điểm qua một số yếu tố mới là giá dầu, giá trị sản lượng công nghiệp, cung tiền M2 nhằm cung cấp thêm thông tin thực tế và tầm quan trọng trong ngữ cảnh nghiên cứu này. Bằng việc bổ sung chứng cứ thực nghiệm về các yếu tố mới trên, nghiên cứu này hướng đến việc làm rõ hơn các yếu tố có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, từ đó đưa ra khuyến nghị và chính sách hỗ trợ phù hợp nhằm đảm bảo sự phát triển và ổn định của thị trường chứng khoán Việt Nam. Sau khi hoàn thành nghiên cứu, đề tài sẽ cung cấp thêm thông tin quý giá cho các tác giả nghiên cứu sau: (i) Đóng góp về cơ sở lý thuyết để xác định tác động của các yếu tố vĩ mô như lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái và giá dầu lên thị trường chứng khoán. Các thông tin và kết quả trong đề tài có thể hỗ trợ các tác giả nghiên cứu sau này trong việc cải thiện và phát triển các lý thuyết liên quan đến tương quan giữa các yếu tố kinh tế và thị trường chứng khoán. (ii) Phương pháp VECM được sử dụng trong đề tài để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đối với chỉ số VN-Index và chỉ số ngành. Kết quả này cung cấp thông tin chi tiết về yếu tố nào tác động mạnh nhất lên thị trường chứng khoán. Điều này sẽ hỗ trợ cho các tác giả sau này trong việc tiếp tục nghiên cứu, mở rộng phạm vi hoặc thực hiện những nghiên cứu liên quan với các yếu tố kinh tế khác và ảnh hưởng của chúng đến thị trường chứng khoán.
  20. 6 Tóm lại, đề tài nghiên cứu này sẽ là nguồn tư liệu quý báu và mang lại những đóng góp hữu ích cho các tác giả nghiên cứu sau này trong việc phát triển và khai thác sâu hơn về quan hệ giữa các yếu tố kinh tế và thị trường chứng khoán. 7. Tính mới của đề tài Đề tài này nghiên cứu sự tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến một số chỉ số ngành cụ thể. Để giúp các nhà đầu tư cá nhân hoặc các tổ chức hoạch định có những góc nhìn cụ thể và đổi mới hơn. 8. Kết cấu của đề tài Luận văn được triển khai theo 5 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Trong chương này, tác giả giải thích lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, cùng với bố cục của luận văn. Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương này cung cấp nền tảng lý thuyết cho nghiên cứu, bao gồm các khía cạnh quan trọng như tác động của giá dầu và một số yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán. Nội dung chương bao phủ sự hiểu biết cơ bản về cơ chế ảnh hưởng của giá dầu cũng như những yếu tố kinh tế vĩ mô khác đến thị trường chứng khoán. Ngoài ra, chương này giới thiệu khái quát về các nghiên cứu trước đây trong và ngoài nước về vấn đề tương tự, đồng thời so sánh điểm đặc biệt trong nghiên cứu của tác giả với những nghiên cứu đã thực hiện trước đó. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này tập trung vào việc trình bày một cách chi tiết phương pháp nghiên cứu được áp dụng, mô tả cụ thể về mẫu nghiên cứu, đồng thời xây dựng các giả thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Kết quả nghiên cứu và phân tích tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số VN-Index và chỉ số ngành.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2