intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Nhân vật trong tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu của Trần Thùy Mai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:137

31
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Nhân vật trong tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu của Trần Thùy Mai" được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm sáng tỏ hơn về kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu của Trần Thùy Mai, qua đó có thêm cơ sở để thấy rõ được tài năng của nhà văn trong việc tiếp cận, khai thác, xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử. Từ đó khẳng định tài năng và những đóng góp của tác giả về tiểu thuyết lịch sử trong dòng chảy văn xuôi Việt Nam đầu thế kỷ XXI.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Nhân vật trong tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu của Trần Thùy Mai

  1. UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG L; TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN VĂN TƢỜNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT TỪ DỤ THÁI HẬU CỦA TRẦN THÙY MAI CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƢƠNG - NĂM 2022
  2. UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG UBND ĐẠI BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG TỈNHHỌC THỦ DẦU MỘT TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT (In hoa, cỡ chữ 14, Times New Roman) NGUYỄN VĂN TƢỜNG HỌ VÀ TÊN (In hoa, cỡ chữ 14, Times New Roman) NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT TỪ DỤ THÁI HẬU CỦA TRẦN THÙY MAI TÊN ĐỀ TÀI (In hoa, cỡ chữ 16, Times New Roman) CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 8220121 CHUYÊN NGÀNH: .............................. MÃ SỐ: ............................ LUẬN VĂN THẠC SĨ (In hoa, cỡ chữ 14, Times New Roman) NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ KIM TIẾN UẬN VĂN THẠC S BÌNH DƢƠNG - NĂM 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Luận văn thạc sĩ Nhân vật trong tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu của Trần Thùy Mai là công trình nghiên cứu của tôi dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Thị Kim Tiến. Các số liệu và tài liệu tôi sử dụng trong luận văn là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Bình Dương, ngày 05 tháng 05 năm 2022 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Tƣờng 1
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tác giả đã nhận đƣợc sự động viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, các thầy cô giáo, anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu, Viện Sau đại học Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một, thầy cô trực tiếp giảng dạy các chuyên đề của toàn khóa học, đã tạo điều kiện, đóng góp ý kiến cho tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn thạc sĩ. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. GVC. Nguyễn Thị Kim Tiến - Ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tác giả tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học để hoàn thiện luận văn này. Với thời gian nghiên cứu và năng lực bản thân còn hạn chế, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận đƣợc các ý kiến đóng góp chân thành từ các thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè. Trân trọng! 2
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài. .................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 6 5. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 6 6. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................... 7 7. Đóng góp của luận văn ............................................................................................ 8 8. Cấu trúc luận văn .................................................................................................... 8 CHƢƠNG 1. NHÀ VĂN TRẦN THÙY VÀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ ............... 10 1.1. Nhà văn Trần Thùy Mai với đề tài lịch sử ......................................................... 10 1.1.1. Nhà văn Trần Thùy Mai .................................................................................. 10 1.1.2. Đề tài lịch sử trong truyện ngắn Trần Thùy Mai ............................................ 12 1.1.3. Tiểu thuyết lịch sử Từ Dụ thái hậu của Trần Thùy Mai ................................. 14 1.2. Nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử ...................................................................... 15 1.2.1. Tiểu thuyết lịch sử .......................................................................................... 15 1.2.2. Sơ lƣợc tiểu thuyết lịch sử trong dòng chảy văn học Việt Nam ..................... 17 1.2.3. Các xu hƣớng tiểu thuyết lịch sử .................................................................... 20 1.2.4. Khái lƣợc về nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử .............................................. 21 CHƢƠNG 2. KIỂU NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT TỪ DỤ THÁI HẬU 2.1. Nhân vật đam mê quyền lực............................................................................... 30 3
  6. 2.1.1. Nhân vật nữ đam mê quyền lực ...................................................................... 30 2.1.2. Nhân vật nam đam mê quyền lực .................................................................... 41 2.2. Nhân vật trung nghĩa vẹn toàn ........................................................................... 49 2.2.1. Vợ chồng chung thủy thắm thiết ..................................................................... 49 2.2.2. Tri kỷ tri âm hiếm có ....................................................................................... 53 2.2.3. Sƣ đồ ân nghĩa nặng sâu.................................................................................. 54 2.2.4. Chủ tớ tận trung tận nghĩa ............................................................................... 56 2.2.5. Mẫu tử thảo hiếu bao la ................................................................................... 58 2.3. Nhân vật là nạn nhân của quyền lực .................................................................. 62 2.3.1. Phận đời phi tử ................................................................................................ 62 2.3.2. Ông hoàng bà chúa hẩm hiu ............................................................................ 66 2.3.3. Kẻ tài hoa thất thế ........................................................................................... 69 CHƢƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT TỪ DỤ THÁI HẬU 3.1. Nghệ thuật hƣ cấu nhân vật lịch sử .................................................................... 75 3.1.1. Hƣ cấu chi tiết lịch sử ..................................................................................... 75 3.1.2. Hƣ cấu tình tiết, sự việc tạo thành chƣơng truyện .......................................... 81 3.1.3. Hƣ cấu trong luận giải mới về sự kiện lịch sử liên quan đến nhân vật ........... 84 3.2. Tái hiện không gian văn hóa thời Nguyễn để xây dựng nhân vật...................... 88 3.2.1. Khai thác văn hóa dân gian Huế ..................................................................... 89 3.2.2. Phục dựng văn hóa cung đình nhà Nguyễn..................................................... 91 3.3. Nghệ thuật khắc họa tâm lý nhân vật ................................................................. 97 4
  7. 3.3.1. Sử dụng độc thoại, dòng hồi ức để khắc họa nội tâm ..................................... 98 3.3.2. Xây dựng tình huống để nhân vật tự bộc lộ nội tâm ..................................... 103 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 112 5
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử oai hùng của một dân tộc đoàn kết kiên cƣờng chống ngoại xâm, với bao câu chuyện đẹp đẽ về những ngƣời anh hùng hy sinh vì đại nghĩa, luôn đƣợc hậu thế ngợi ca, nhắc nhớ. Song, lịch sử dân tộc còn là cuộc đấu tranh củng cố và xây dựng chính quyền của bao triều đại, sự tranh đoạt và chuyển tiếp quyền lực từ triều đại này sang triều đại khác, từ vị vua này sang vị vua kia, giữa đại thần này với hoàng thân nọ. Không chỉ diễn ra nơi chính điện buổi thiết triều, mà còn âm thầm quyết liệt ở chốn hậu cung với bao hoàng phi cung nữ thái giám can dự. Tuy là cuộc đấu tranh nội bộ nhƣng cũng không kém phần cam go ác liệt, cả khốc liệt. Đằng sau chiếc ngai vàng hào quang rực rỡ có biết bao tâm trí nƣớc mắt và cả xƣơng máu phải âm thầm đổ xuống. Biết bao số phận, thân phận đảo điên hay chết chóc vì khát vọng lẫn tham vọng về một chiếc long bào?! Nhƣng lịch sử lại dành cho những cuộc đấu tranh nhƣ thế những trang viết quá ít ỏi, giấu nhẹm hoặc đã đƣợc “lƣợc hóa, chỉnh trang” qua ngòi bút của các sử quan chính thống trong các bộ chính sử, liệt truyện. Ngƣời đời chỉ có thể hình dung rõ qua những câu chuyện dã sử, hay sử ký, và nhất là tiểu thuyết lịch sử. Thế nhƣng mảng văn học viết về đề tài lịch sử còn khiêm tốn. Đặc biệt là lịch sử triều Nguyễn đồ sộ hơn 143 năm thăng trầm với mảnh đất cố đô Huế thanh lịch còn bỏ ngỏ sau những tác phẩm của nhà văn Thái Vũ. Với sự khởi sắc của nền văn học từ sau đổi mới, tiểu thuyết lịch sử bắt đầu có những tác phẩm có dấu ấn với bạn đọc với những cây bút chuyên nghiệp nhƣ Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Xuân Khánh, Ngô Văn Phú,... Đặc biệt, trong những năm gần đây, lịch sử trở thành đề tài thu hút các nhà tiểu thuyết khám phá thể hiện qua dung lƣợng dày dặn của Trƣờng An, Nguyễn Mộng Giác, Phùng Văn Khai, Nguyễn Thế Quang, Vũ Ngọc Tiến… Với sở trƣờng ở thể loại truyện ngắn đã đƣợc khẳng định tên tuổi, sau nhiều năm lặng tiếng trên văn đàn, bỗng nhiên Trần Thùy Mai trở lại với bộ tiểu thuyết đầu tay rất dày dặn, gần 1000 trang, 69 hồi, chia thành hai quyển thƣợng - hạ, khai thác lịch sử giai đoạn hƣng thịnh của nhà Nguyễn từ Gia Long đến Tự Đức qua cái 1
  9. nhìn của một nhân chứng: Thái hậu Từ Dụ. Đƣợc coi nhƣ tiểu thuyết hiếm hoi về đề tài “cung đấu” trong văn học Việt Nam, thu hút đƣợc nhiều độc giả, sớm đƣợc tái bản sau ba tháng phát hành cho thấy sự thành công nhất định của tác phẩm. Qua Từ Dụ thái hậu, chúng ta còn thấy những chiêm nghiệm, gửi gắm của Trần Thùy Mai về con ngƣời và cuộc sống, về dân tộc và những luận giải nhiều khúc mắc của lịch sử thông qua việc chọn lựa, xây dựng, khắc họa hệ thống nhân vật. Là một độc giả yêu thích truyện ngắn của nữ nhà văn với cách viết nhẹ nhàng, sâu lắng, viết nhƣ để giãi bày; chúng tôi mong muốn tìm hiểu sâu hơn cách viết của Trần Thùy Mai ở thể loại tiểu thuyết lịch sử. Có thể khẳng định, nghiên cứu đề tài “Nhân vật trong tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu của Trần Thùy Mai” là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực để tác giả luận văn có thể tìm ra những điểm độc đáo trong tiểu thuyết của Trần Thùy Mai, từ đó đánh giá đúng những đóng góp của nhà văn vào mảng đề tài tiểu thuyết lịch sử trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ XXI. 2. Lịch sử vấn đề Tháng 4 năm 2019, nhà xuất bản Phụ nữ cho ra mắt bộ tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu đƣợc dƣ luận chú ý và tán thƣởng. Nhiều tạp chí, tờ báo uy tín đủ cả Bắc Trung Nam tổ chức ra mắt, giao lƣu bạn đọc với tác giả, đồng thời dành nhiều tin bài giới thiệu, phẩm bình, phỏng vấn tác giả về thành công của tác phẩm, tiêu biểu nhƣ tạp chí Văn nghệ quân đội, tạp chí Sông Hương, Giáo dục và thời đại, Tuổi trẻ cuối tuần, Người lao động, vanvn.net, Viettimes,... thu hút ý kiến tranh luận của đông đảo nhà văn, nhà nghiên cứu và bạn đọc. Nhìn chung, hầu hết đều dành những lời khen cho nữ nhà văn xứ Huế. Qua nghiên cứu và tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy có một số nghiên cứu đăng trên các báo, trang mạng đáng chú ý sau: Ngày 22 tháng 4 năm 2019, trên báo Zing.news, Tần Tần có bài: Tiểu thuyết cung đấu đầu tiên về bà hoàng quyền lực nhất triều Nguyễn. Bài báo trích dẫn một số nhận định ban đầu về tiểu thuyết viết về chuyện hoàng hậu thông minh, nhân từ trƣớc sóng gió triều chính, về một lịch sử hấp dẫn nhìn từ hậu cung. Lê Văn Lan cho rằng, tác phẩm không chỉ có bi kịch, mà còn nhiều thứ khác thú vị, nhƣ tình sử, điều đó khiến lịch sử uyển chuyển, phong phú, hấp dẫn, giàu giá trị thông tin. Nhà sử học Dƣơng Trung Quốc đề cao thông điệp về ngƣời phụ nữ trong lịch sử: “Tôi 2
  10. rất thích thú cách lựa chọn của tác giả. Chị không chọn thời kỳ biến động, mà chọn nơi yên tĩnh nhất: hậu cung. Nhƣng hậu cung cũng đầy biến động, nó cho thấy vai trò, tác động của ngƣời phụ nữ với chính trƣờng”. Trên Quân đội nhân dân online, số ra ngày 24 tháng 4, tác giả Hoài Phƣơng có bài viết: Từ Dụ thái hậu: Lịch sử được viết lại bằng tư tưởng của nhà văn. Tác giả đề cập đến một khía cạnh nội dung của tác phẩm: Âm mƣu, quyền lực, tranh đấu, thủ đoạn… tất cả đều hiện diện ở chốn cung đình, nhƣng nhà văn khẳng định sức mạnh lớn lao của tình yêu, tình bạn, tri kỷ và sự lƣơng thiện. Đáng chú ý, bài viết có trích dẫn ý kiến của nhà văn Hoàng Quốc Hải: “Chỉ thông qua các chuyện trong hậu cung, chính trƣờng nhà Nguyễn qua ba triều vua hiện lên một cách sinh động dƣới ngòi bút sắc sảo của nữ nhà văn Trần Thùy Mai. Mặt khác, văn hóa phong tục đƣợc gói trong các lễ nghi giao tiếp, trong sinh hoạt cung đình và dân dã đƣợc mô tả rất tinh tế, rất Huế. Từ Dụ thái hậu là một cuốn tiểu thuyết lịch sử hấp dẫn và trung thực lạ lùng” (Hoài Phƣơng, 2019). Tạp chí Sông Hƣơng ngày 27 tháng 4 năm 2019, tác giả Phƣơng Anh có bài giới thiệu: Ra mắt Tiểu thuyết lịch sử Từ Dụ thái hậu của nhà văn Trần Thùy Mai. Bài báo nêu đánh giá về nhân vật Từ Dụ là “một ngƣời phụ nữ vô cùng quyền uy song lại thừa nhân ái, một cách sống bình dị với một tấm lòng vị tha…”. Trong bài có nhận xét của nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc về khía cạnh nghệ thuật xây dựng nhân vật: “số lƣợng nhân vật đông đảo, đa dạng về tâm lý, với những chi tiết sự kiện gắn liền với tiến trình lịch sử, nhà văn Trần Thùy Mai đã tinh tế trong việc khai thác tâm lý nhân vật, sắp xếp các sự kiện, đặt nhân vật của mình vào trong những không gian tƣơng thích với tính cách cá nhân của mỗi nhân vật trên một phông nền văn hóa vững vàng”. Nhà văn Văn Chinh có bài Trần Thùy Mai với tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu, đăng trên Van.vn.net ngày 30-4-2019. Ông đánh giá thành công của tiểu thuyết khi xây dựng những cặp đôi nhân vật nhƣ một đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết cổ điển “các nhân vật bao giờ cũng châu tuần quanh nhân vật chính vừa tham dự vào câu chuyện chung, kẻ nọ làm bật tính cách ngƣời kia hoặc cùng trong một âm mƣu, toan tính do nhân vật chính chèo lái, dẫn dắt”. Đó là cặp các nhân vật Trần Thị Đang - Gia 3
  11. Long; Phạm Đăng Hƣng - Trƣơng Đăng Quế, Trƣơng Đăng Quế - Phạm Thị Hằng, Miên Tông - Phạm Thị Hằng. Cuối bài viết, nhà văn khen ngợi một số trƣờng đoạn hay “đến mức cổ điển” nhƣ thái hậu vu cho Phạm Thị Hằng tội thông dâm với Trƣơng Đăng Quế; thái hậu bày đặt trò chơi hầu đồng; Trƣơng Đăng Quế và Phạm Thị Hằng bộc lộ tình yêu ở cuối tác phẩm. Ở cuối bài báo, tác giả cũng nêu ý kiến cần bàn thêm khi ở trong tiểu thuyết, “cái đẹp và cái đức hạnh dƣờng nhƣ đã chiến thắng quyền lực và dục vọng?”, khác hẳn với sự thật lịch sử. Bên cạnh đó, bài báo còn nêu vài chi tiết, ngôn từ lạc điệu, có chất hiện đại. Nguyễn Khắc Phê có Từ Dụ thái hậu - thêm “cánh cửa” soi vào hậu cung triều Nguyễn đăng trên báo Văn nghệ Huế, ngày 17 tháng 5 năm 2019. Tác giả dành lời khen sự “khôn ngoan” của nhà văn khi miêu tả nhân vật, sự kiện từ trong cung cấm với con mắt của một nhân vật nữ… “nên đã tạo ra một thế giới nghệ thuật vừa có sức lôi cuốn, vừa đƣợc độc giả tin cậy về một cách nhìn chân thực và công bằng của tác giả đối với triều Nguyễn”. Bài báo cũng nhắc đến lợi thế cây bút nữ với giọng văn mềm mại, đậm phong vị Huế. Ngày 17 tháng 5 năm 2019, Trần Chiến có bài: Vẻ đẹp về sự sinh tồn khốc liệt nơi cung cấm, đăng trên Văn nghệ công an online. Nhà văn dành nhiều nhận xét thú vị về nghệ thuật tác phẩm: “dòng văn tuôn chảy tự nhiên, tự tin. Ngôn ngữ mô tả, kể, đối thoại nhân vật ít dùng từ Hán Việt nên gần gũi, gợi cảm mà không bị hiện đại quá. Cấu trúc nhiều chƣơng, mỗi chƣơng chỉ mƣơi trang tập trung vào một vài tình huống cũng dễ đọc… hành động, diễn biến tâm lý liên tục rất lôi cuốn nhƣng không tạo cảm giác bị dàn dựng, đẩy tới giả tạo”. Tác giả Quỳnh Chi, trên báo Giáo dục thời đại ngày 24 tháng 5 năm 2019, có bài viết: Nhà văn Trần Thùy Mai: “Thuần Việt” để thu hút bạn đọc trẻ. Bài báo quan tâm nhận xét văn phong “thuần Việt”, ngôn ngữ nhuần nhị để thu hút độc giả trẻ. Giá trị bài viết ở những những chia sẻ của nhà văn Trần Thùy Mai về mục đích viết tiểu thuyết lịch sử nhằm “góp một tay làm cho môn sử trở nên hứng thú hơn, nhất là với độc giả trẻ”, về cách viết “cho ngƣời đọc đời nay, bằng ngôn ngữ mà bạn đọc trẻ có thể hiểu và cảm nhận một cách dễ dàng”. 4
  12. Trịnh Thu Tuyết đăng trên trang wesite Sở giáo dục đào tạo Thanh Hóa, ngày 08 tháng 10 năm 2019: Về tiểu thuyết lịch sử khi đọc tác phẩm Từ Dụ thái hậu của nhà văn Trần Thùy Mai. Bài viết ca ngợi sự đồ sộ của tác phẩm, sự hiệu quả và mới mẻ của điểm nhìn trần thuật, sự đặc sắc trong dòng trần thuật. Đặc biệt, Từ Dụ thái hậu của Trần Thùy Mai chính là tác phẩm “giúp kiểm chứng sống động những quan niệm về tiểu thuyết lịch sử” nhƣ tính khoa học và chân thực, yếu tố “tiểu thuyết” và “lịch sử”, tài năng sáng tạo nhân vật của nhà văn, những chiêm nghiệm suy ngẫm triết lý có giá trị với cuộc sống xã hội hiện tại. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân, trong bài Hồn nhiên giữa chốn thâm u, Khiêm cung giữa vương triều chói lọi (báo Phụ nữ, ngày 19-9-2019). Ở bài viết này, nhà nghiên cứu dành những lời đánh giá về vẻ đẹp của nhân vật chính Từ Dụ Thái hậu. “Đó là một nhân vật đẹp trong dáng vẻ tự nhiên, mềm mại, khiêm cung, tràn đầy nữ tính”, qua đó muốn chỉ ra ý đồ sáng tác của tác giả “muốn khẳng định về phẩm cách của ngƣời phụ nữ nói riêng và con ngƣời nói chung, trong một môi trƣờng luôn có quá nhiều vực xoáy làm chúng ta bị đắm chìm, tha hóa”. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân còn có bài viết: Từ Dụ thái hậu: Những suy tư về đất nước và dân tộc trên Kinh tế Sài Gòn ngày 03 tháng 10 năm 2019. Đúng nhƣ nhan đề bài viết, nhà nghiên cứu đã trình bày những suy tƣ sâu sắc về đề tài, chủ đề của tác phẩm. “Một cách khái quát, tiểu thuyết đã chạm đến tƣơng quan quyền lực, đã miêu tả văn hóa cung đình; nhƣng sâu xa hơn là khắc họa căn tính dân tộc, những qua phân trong lòng ngƣời, những đứt gãy trong tình đồng bào dƣới áp lực của những giá trị độc quyền và lý tƣởng đƣợc cho là đúng đắn”. Bài viết cũng khái quát về chủ đề của tác phẩm nhƣ phê phán chế độ cung tần, thở than cho một thiết chế xã hội mục ruỗng, thủ cựu và độc đoán, đầy sân hận, trả thù và định kiến… Giá trị của tác phẩm ở chỗ “làm lịch sử sống lại, đi giữa chúng ta, dội vào chúng ta những đợt sóng suy tƣ không ngớt về đất nƣớc và dân tộc”. Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy một số tác giả nhƣ Nguyễn Thị Tịnh Thy, Trần Huyền Sâm, Nguyễn Văn Hùng, Hồ Khánh Vân,… quan tâm nghiên cứu phân tích đánh giá “góc nhìn nữ tính” trong tiểu thuyết, vấn đề lịch sử và nữ giới. Nhìn chung, các nhà văn, phần lớn là nhà văn có kinh nghiệm viết về đề tài lịch sử, đứng 5
  13. ở góc độ sáng tác, đã có những cảm nhận và đánh giá cao về những thành công của bộ tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu nhƣ đề tài, cách khai thác sử liệu và lí giải trung thực, thuyết phục về lịch sử, cách kể chuyện hấp dẫn lôi cuốn, đậm chất lãng mạn và văn hóa… Hầu hết các ý kiến đều là những cảm nhận, phân tích đánh giá bƣớc đầu về một vài phƣơng diện nội dung nhất là vấn đề khai thác, tái hiện lịch sử, dấu ấn nữ tính, nữ giới trong tác phẩm; đề tài và chủ đề của tiểu thuyết. Một số tác giả có đƣa ra vài nhận xét về phƣơng diện nghệ thuật nhƣ cách kể chuyện, giọng văn, điểm nhìn trần thuật… Rõ ràng đến nay, chƣa có một công trình khoa học nào nghiên cứu đánh giá toàn diện giá trị bộ tiểu thuyết này. Với niềm hứng thú về tiểu thuyết lịch sử triều Nguyễn, về bà hoàng danh giá trải qua 10 đời vua của triều đại nhà Nguyễn cùng với những gợi dẫn nghiên cứu thú vị từ các công trình, bài viết chúng tôi đã đề cập ở trên, chúng tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài: Nhân vật trong tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu với mong muốn học tập, chỉ ra những điểm độc đáo trong cách xây dựng nhân vật trong bộ tiểu thuyết lịch sử, cũng nhƣ khẳng định đóng góp của nhà văn về thể loại tiểu thuyết lịch sử trong văn học Việt Nam sau đổi mới. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài chúng tôi hƣớng đến mục đích làm sáng tỏ hơn về kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu của Trần Thùy Mai, qua đó có thêm cơ sở để thấy rõ đƣợc tài năng của nhà văn trong việc tiếp cận, khai thác, xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử. Từ đó khẳng định tài năng và những đóng góp của tác giả về tiểu thuyết lịch sử trong dòng chảy văn xuôi Việt Nam đầu thế kỷ XXI. Đây cũng là công việc nghiên cứu khoa học để hoàn thành chƣơng trình Cao học. Ngoài ra, đề tài hy vọng sẽ bổ sung thêm những nhận định, đánh giá về nhà văn Trần Thùy Mai; về thể loại tiểu thuyết lịch sử từ đầu thế kỷ XXI. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Lý giải vấn đề lý thuyết về nhân vật văn học, các yếu tố khía cạnh nhận diện tiểu thuyết lịch sử, qua đó, xác định nhân vật tiểu thuyết lịch sử, làm tiêu chí xác định nghiên cứu triển khai trong đề tài. Nhận diện, phân tích các kiểu nhân vật lịch 6
  14. sử trong tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu. Chỉ ra, đánh giá một số yếu tố nghệ thuật trong xây dựng nhân vật tiểu thuyết lịch sử Từ Dụ thái hậu của nhà văn Trần Thùy Mai. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Nhân vật trong tiểu thuyết Từ Dụ Thái Hậu của Trần Thùy Mai. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi nghiên cứu Nhân vật trong tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu của Trần Thùy Mai với phạm vi khảo sát toàn bộ nhân vật trong bộ tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu (2019), in lần thứ nhất, nhà xuất bản Phụ nữ. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, đề tài đối sánh với một số truyện ngắn lịch sử của chính tác giả, một số tiểu thuyết lịch sử của các nhà văn Nguyễn Triệu Luật, Nguyễn Huy Tƣởng, Hoàng Quốc Hải, Trần Thanh Cảnh, Vũ Ngọc Tiến, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Thế Quang, Trƣờng An,… để làm sáng tỏ vấn đề về nội dung và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu của Trần Thùy Mai. Đặc biệt chúng tôi chú ý đối sánh nhân vật trong Từ Dụ thái hậu với các tiểu thuyết cùng viết về một giai đoạn lịch sử đầu triều Nguyễn và các nhân vật lịch sử quen thuộc. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để tiến hành thực hiện đề tài này, luận văn sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu sau: Phƣơng pháp lịch sử văn hoá giúp tác giả luận văn xem xét nhân vật trong mối quan hệ với lịch sử, văn hóa; đối chiếu với lịch sử văn hóa triều Nguyễn để có những phân tích xác định đâu là nhân vật lịch sử, đâu là nhân vật hƣ cấu; những yếu tố lịch sử, văn hóa nào đƣợc nhà văn khai thác trở thành đặc điểm nghệ thuật trong xây dựng nhân vật của nhà văn Trần Thùy Mai. Phƣơng pháp loại hình: phƣơng pháp loại hình giúp chúng tôi phân loại đƣợc thế giới nhân vật đông đảo trong tiểu thuyết. Chúng tôi phân lại thành nhân vật đam mê quyền lực, nhân vật tình nghĩa vẹn toàn, nhân vật là nạn nhân của quyền lực. 7
  15. Trong mỗi kiểu nhân vật ấy, chúng tôi xem xét các nhân vật theo các mối quan hệ gia đình, xã hội, giới tính để phân tích, đánh giá. Phƣơng pháp tiếp cận thi pháp học đƣợc sử dụng để khảo sát và đánh giá nhân vật ở góc độ nội dung và nghệ thuật; chúng tôi xem xét một số thủ pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng khi xây nhân vật nhƣ ngoại hình, nội tâm, chƣơng truyện - cốt truyện, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại để khắc họa tâm lý nhân vật. Chúng tôi còn sử dụng phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành. Ngoài ra, luận văn sử dụng kết hợp các thao tác nhƣ một phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản của văn học: phân tích, tổng hợp, đánh giá, phân loại để làm rõ các vấn đề nghiên cứu cần giải quyết đáp ứng nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra của đề tài. 7. Đóng góp của luận văn Đề tài luận văn thành công, chúng tôi hy vọng có sự đóng góp thêm: Về mặt lí luận: luận văn sẽ làm sáng tỏ những điểm nổi bật trong nghệ thuật xây dựng nhân vật ở thể loại tiểu thuyết lịch sử của Trần Thùy Mai. Về mặt thực tiễn: Bổ sung nguồn tƣ liệu, giúp việc tìm hiểu và nghiên cứu về tác giả Trần Thùy Mai cũng nhƣ thể loại tiểu thuyết, nhất là tiểu thuyết lịch sử sau 1986. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm ba chƣơng: Chƣơng 1: Nhà văn Trần Thùy Mai với đề tài lịch sử và khái lƣợc về tiểu thuyết lịch sử. Trong chƣơng này, tác giả luận văn trình bày những nét chính về tiểu sử nhà văn Trần Thùy Mai, những truyện ngắn tiêu biểu của chị về đề tài lịch sử. Chúng tôi trình bày khái lƣợc về tiểu thuyết lịch sử, vị trí của nó trong dòng chảy văn học; khái lƣợc về nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử. Chƣơng 1 có dung lƣợng 20 trang. Chƣơng 2: Kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu 8
  16. Ở chƣơng này, chúng tôi phân loại nhân vật theo tính chất loại hình và dừng lại ở việc chỉ ra các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết thành ba nhóm: nhân vật đam mê quyền lực, nhân vật trung nghĩa vẹn toàn, nhân vật là nạn nhân của quyền lực. Chƣơng 2 có dung lƣợng 45 trang. Chƣơng 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu Ngƣời viết tập trung phân tích những đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn Trần Thùy Mai trong tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu, gồm nghệ thuật hƣ cấu nhân vật lịch sử, tái hiện không gian văn hóa thời Nguyễn để xây dựng nhân vật, nghệ thuật khắc họa tâm lý nhân vật. Chƣơng 3 có dung lƣợng 34 trang. 9
  17. CHƢƠNG 1 NHÀ VĂN TRẦN THÙY MAI VÀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ 1.1. Nhà văn Trần Thùy Mai với đề tài lịch sử 1.1.1. Nhà văn Trần Thùy Mai Trần Thùy Mai là nữ nhà văn gốc Huế. Quê chị ở huyện Hƣơng Trà, nay là phƣờng Hƣơng Long, thành phố Huế. Bắt đầu viết văn từ thời còn là nữ sinh trƣờng Đồng Khánh, tốt nghiệp Đại học Sƣ phạm Huế, Trần Thùy Mai giảng dạy và nghiên cứu văn học dân gian khoảng 10 năm. Năm 1987 chị chuyển sang công tác ở nhà xuất bản Thuận Hóa, bắt đầu cầm bút chuyên nghiệp. Là cây bút truyện ngắn đều tay, văn chị giàu chất lãng mạn, trữ tình và chất Huế. Những năm tháng nghiên cứu, sƣu tầm văn học dân gian Huế, và công việc ở nhà xuất bản giúp chị có nhiều tích lũy về lịch sử, dã sử, giai thoại về triều Nguyễn, về Huế. Am hiểu và tâm huyết với lịch sử giúp chị có nhiều sáng tác thành công về đề tài lịch sử, ở thể loại truyện ngắn. Vì thế chúng ta không bất ngờ khi chị cho ra mắt bộ tiểu thuyết lịch sử đầu tay nhƣng rất đồ sộ: Từ Dụ thái hậu. Cùng thế hệ với các nhà văn Lý Lan, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Trần Thùy Mai đƣợc bạn đọc yêu mến với thể loại truyện ngắn, tiêu biểu nhƣ: Cỏ hát, tập truyện ngắn, in chung với Lý Lan, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1983 Bài thơ về biển khơi, tập truyện ngắn, NXB Thuận Hóa, Huế, 1983 Thị trấn hoa quỳ vàng, tập truyện ngắn, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 1994 Trò chơi cấm, tập truyện ngắn, NXB Trẻ, TP HCM, 1998 Người khổng lồ núi Bạc, truyện thiếu nhi, NXB Trẻ, TH HCM, 2002 Đêm tái sinh, tập truyện ngắn, NXB Thuận Hóa, Huế, 2003 Thập tự hoa, tập truyện ngắn, NXB Thuận Hóa, Huế, 2003 Biển đời người, tập truyện ngắn, NXB công an nhân dân, Hà Nội, 2003 Thương nhớ Hoàng Lan, tập truyện ngắn chọn lọc, NXB Văn Mới, Californica, USA, 2003 Mưa đời sau, tập truyện ngắn, NXB Văn nghệ TP HCM, 2005 Mưa ở Trasbourg, tập truyện ngắn, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2007 10
  18. Một mình ở Tokyo, tập truyện ngắn, NXB Văn nghệ TP HCM, 2008 Onkei yêu dấu, tập truyện ngắn, NXB Văn nghệ TP HCM, 2010 Trăng nơi đáy giếng, tập truyện ngắn chọn lọc, NXB Thanh niên, 2010 Người bán linh hồn, tập truyện, NXB Phụ nữ, 2019 Từ Dụ thái hậu, tiểu thuyết, NXB Phụ nữ, 2019 Là cây bút trƣởng thành sau thời hậu chiến, Trần Thùy Mai đã thoát hẳn cách nhìn, cách viết của các nhà văn viết trong và sau chiến tranh. Ngòi bút của chị hƣớng đến khám phá hiện thực đời sống ở góc nhìn thế sự, đời tƣ, về những số phận nhỏ bé với những khát vọng và bi kịch nhân sinh trong cuộc sống, tình yêu và gia đình. Cùng thời với những nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Khắc Trƣờng, Trần Thị Trƣờng, Nguyễn Mạnh Tuấn, Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ,... Trần Thùy Mai dần dần khẳng định vị thế ở thể loại truyện ngắn. Không hƣớng đến những vấn đề ồn ào nhức nhối của thời sự, của cuộc sống xã hội dần chuyển sang thị trƣờng, hiện đại với những rạn nứt khủng hoảng hay xuống cấp biến động của các giá trị, chị hƣớng ngòi bút của mình đến cuộc sống đời thƣờng của những số phận nhỏ bé cô đơn bất hạnh với sự dịu dàng nhƣ sẻ chia giãi bày những khát vọng và bất hạnh, những cô đơn và khao khát hạnh phúc; hƣớng họ đến với nghị lực và niềm tin vào cuộc sống, đạo lý và cái đẹp. Nhƣ chị đã quan niệm: “viết cho những ngƣời quanh mình, cho những ngƣời tôi thƣơng yêu và không mong tạo ra một sự bùng nổ, chỉ muốn góp một dòng nƣớc ngầm chảy sâu vào từng ngõ ngách của tâm hồn con ngƣời” (Lê Mỹ Ý, 2019). Vì thế, lặng lẽ và kiên trì, ròng rã hơn 30 năm cầm bút, Trần Thùy Mai - cây mai vàng thùy mị của xứ Huế, đã âm thầm tỏa hƣơng, có chỗ đứng trong lòng bạn đọc trong nƣớc với thể loại truyện ngắn nhẹ nhàng sâu lắng và sâu sắc. Chị cũng đã gặt hái nhiều giải thƣởng: Giải B, giải thƣởng Văn học nghệ thuật Cố đô lần thứ 2 (1998) với tập truyện ngắn Thị trấn hoa vàng, Giải B của Hội nhà văn Việt Nam (2002) với tập Quỷ trong trăng, giải C giải thƣởng Văn học thiếu nhi “Vì tƣơng lai đất nƣớc” của NXB Trẻ (2002) với truyện dài thiếu nhi Người khổng lồ núi Bạc; giải thƣởng Văn học nghệ thuật (2003) của Ủy ban toàn quốc của các Hội Văn học nghệ thuật với tập Thập tự hoa. Tập truyện Một mình ở Tokyo đƣợc giải thƣởng 11
  19. hàng năm của Hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế năm 2008. Giải thƣởng do Hội đồng thành phố kết nghĩa San Francisco - Hồ Chí Minh trao tặng vì những đóng góp trong văn chƣơng và biên kịch. 1.1.2. Đề tài lịch sử trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai Truyện ngắn của chị có đề tài phong phú nhƣ tình yêu, gia đình, con ngƣời và văn hóa Huế,... trong đó, nổi bật nhất là đề tài tình yêu của ngƣời phụ nữ. Trăng nơi đáy giếng, Một mình ở Tokyo, Chăn Tha, Thương nhớ Hoàng Lan, Eva dại dột, Chị Hai ơi, Người bán linh hồn... có thể xem là những thành công tiêu biểu. Bên cạnh đó, ta thấy đề tài lịch sử cũng xuất hiện khá nhiều và thƣờng xuyên trong truyện ngắn của chị, nhất là ở các tập truyện xuất hiện về sau. Sinh trƣởng và công tác tại cố đô Huế với muôn ngàn dấu tích của thời chúa Nguyễn, triều Tây Sơn, triều Nguyễn chắc chắn gợi trong lòng nhà văn không ít những mến yêu và suy tƣ về những ông hoàng bà chúa, những đại quan hay phu nhân, cung nữ và thái giám một thời. Án lục người đàn bà họ Tống, Nàng công chúa té giếng, Thần nữ đi chân không, Lửa hoàng cung, Brandy bé bỏng, Lời hứa của hoàng đế, Thể Cúc, Khơi sông… là những truyện ngắn hay về đề tài này. Hầu hết các nhân vật lịch sử tên tuổi thời Nguyễn đều đƣợc chị tái hiện ít nhiều: vua Gia Long, Minh Mạng; Hoàng hậu Hiếu Khang, Nhị phi Trần Thị Đang, Tam phi Ngọc Bình; công chúa Ngọc Tú, Ngọc Du, Ngọc Ngôn; các tƣớng quân Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Thành, Châu Văn Tiếp, Lê Phúc Điển, Võ Tánh, Đoàn Hữu Trƣng (Nàng công chúa té giếng, Lời hứa của hoàng đế, Thể Cúc)... và những con ngƣời vô danh nhƣ “thứ nhân họ Tống và nàng công chúa thứ sáu” của vua Gia Long (Thần nữ đi chân không); vợ chồng Thoại Ngọc Hầu và Châu Thị Vĩnh Tế (Khơi sông); đến gần hơn nhƣ Kỳ ngoại hầu Cƣờng Để (Brandy bé bỏng). Tuy nhiên, nhà văn tập trung tái hiện những bi kịch số phận, nhũng uẩn ức của những ông hoàng, công chúa, vƣơng phi, cung nữ... bị lịch sử bỏ quên, hay bóp méo. Chị không dành nhiều quan tâm cho các nhân vật anh hùng thời đại, những sự kiện lịch sử đã đƣợc sử sách ghi chép, luận bàn. Thế mạnh của nhà văn là viết về các nhân vật tài sắc - nhất là nhân vật nữ, gặp nhiều bất hạnh, những góc khuất “điểm mờ” hay ẩn tình trong lịch sử triều Nguyễn và kinh đô Huế; làm sống lại tâm hồn phẩm chất công lao của họ trƣớc sự 12
  20. lãng quên hay bóp méo của sử sách và ngƣời đời; đƣa ra những luận giải công bằng và nhân văn cho họ. Có ý kiến cho đó là lối viết giải thiêng, thân mật hóa đối tƣợng. Án lục người đàn bà họ Tống viết về Tống Nƣơng - ngƣời phụ nữ tài sắc đƣợc chúa Phúc Lan sủng ái, nhƣng bị quần thần ganh ghét. Nàng bị chúa Phúc Tần mật chỉ cho quận công Nguyễn Cửu Kiều giết chết, rồi dựng lên chuyện nàng là dâm nữ làm gián điệp cho quân Trịnh. Đó là tiểu thƣ Thể Cúc đài các - hoàng nữ trƣởng của Tùng Thiện Vƣơng Miên Thẩm lại chấp nhận cuộc sống thƣờng dân khi lấy Đoàn Trƣng. Sau khi Đoàn Trƣng thất bại trong cuộc khởi loạn chống Tự Đức, Thể Cúc rơi vào cuộc sống đầy bi kịch; chồng con bị chết thảm. Nàng tiểu thƣ đài các tài sắc ngày nào giờ trở thành “ngƣời đàn bà điên nuôi riêng trong một biệt phòng”. Thần nữ đi chân không kể về số phận hẩm hiu bị bỏ rơi của Nàng Tấm và bé Ngoạn. Nàng Tấm - ngƣời con gái đã cứu sống Gia Long thuở còn bôn tẩu bên bờ suối và giấu “trong căn chòi canh bẫy bên bìa rừng”. Sau ngày “đại định”, nhờ Hoàng hậu nhắc, Nàng Tấm đƣợc đón về “diện kiến” vua và tập dƣợt quỳ lạy suốt ba tháng trời để làm lễ nạp phi. Nơi một góc điện Đoan Trang, mẹ con Nàng Tấm và con chó vàng lạc lõng đành trốn về quê cũ sau những ngày tháng chờ đợi vua. Và nhà vua với “Cung phi nhiều lắm” và “bận trăm công ngàn việc” đã quên hẳn ngƣời vợ có ơn cứu mạng và ngƣời con gái “Công chúa thứ sáu, mẹ là thứ nhân họ Tống” nhƣ trong sử sách đã ghi! Lời hứa của hoàng đế kể về bà Chúa Nhất Ngọc Tú và Chúa Nhì Ngọc Du là chị và em ruột của hoàng đế Gia Long. Hai ngƣời sớm chịu cảnh góa bụa vì chồng đã hy sinh cho cuộc chiến giành lại vƣơng quyền của Gia Long. Sau ngày “đại định”, mọi ngƣời đều hƣởng thái bình còn chị em họ “chẳng còn gì nữa” ngoài một lời thỉnh cầu nhỏ nhoi mà tha thiết đến cuối đời: Ngọc Tú muốn xuống tóc quy y cửa Phật, Ngọc Du muốn xem lá thƣ của chồng gửi vua Gia Long để biết chồng mình hy sinh hay bị hy sinh?! Nhƣng thỉnh nguyện của hai ngƣời, cho đến cuối cuộc đời, cũng bị vua từ chối và lảng tránh! Thành công nhất ở mảng đề tài lịch sử là truyện ngắn Nàng công chúa té giếng. Tuy là truyện ngắn nhƣng ngƣời đọc bắt gặp nhiều “đại nhân” lịch sử: vua Gia Long, Tả quân Lê Văn Duyệt, Tiền quân Nguyễn Văn Thành, Hoàng hậu Tống thị, Nhị phi, quan ngự y Phùng Thất… nhƣng truyện tập trung khắc họa bi kịch đau đớn 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2