intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Yếu tố hậu hiện đại trong sáng tác của Linda Lê

Chia sẻ: Matroinho | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

65
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Yếu tố hậu hiện đại trong sáng tác của Linda Lê" sẽ góp phần phổ biến và thừa nhận những giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật và văn hóa của nhà văn gốc Việt Nam. Đó chính là khơi gợi ý thức về hiện tượng toàn cầu hóa văn chương đồng thời làm nổi bật tính đặc thù của bản sắc Việt Nam qua nhà văn Linda Lê.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Yếu tố hậu hiện đại trong sáng tác của Linda Lê

  1. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT VƯƠNG THỊ VÂN YẾU TỐ HẬU HIỆN ĐẠI TRONG SÁNG TÁC CỦA LINDA LÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 8220121 BÌNH DƯƠNG – 2019
  2. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT VƯƠNG THỊ VÂN YẾU TỐ HẬU HIỆN ĐẠI TRONG SÁNG TÁC CỦA LINDA LÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 8220121 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM VĂN QUANG BÌNH DƯƠNG – 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.Phạm Văn Quang. Các trích dẫn cũng như tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn được ghi rõ nguồn gốc, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn chưa được công bố. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Học viên Vương Thị Vân i
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo cao học và thực hiện tốt nhất luận văn này, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ của nhiều người. Trước tiên, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn thầy hướng dẫn khoa học, TS. Phạm Văn Quang. Thầy đã nhiệt tình chỉ dạy và dìu dắt chúng tôi từ những bước đầu chập chững trong nghiên cứu. Với phương pháp khoa học và tinh thần nghiêm cẩn, thầy đã kiên nhẫn khơi mở cho chúng tôi những giải pháp phù hợp cho đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, phòng sau Đại học, Khoa văn học, Trường đại học Thủ Dầu Một, đã tạo các điều kiện cho chúng tôi được học tập và làm luận văn một cách thuận lợi. Lời cảm ơn sâu sắc chúng tôi muốn được gửi tới các thầy giáo, cô giáo đã truyền đạt và mở ra cho chúng tôi những chân trời tri thức mới, trang bị cho chúng tôi những hành trang kiến thức cần thiết nhất, không chỉ để áp dụng trong quá trình làm luận văn mà còn cả trong thực tế cuộc sống. Tiếp đến, chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể lớp CH16VH02 đã cùng chia sẻ và tạo cho chúng tôi những động lực quý báu trong suốt thời gian học tập và đặc biệt trong khi thực hiện luận văn này. Lời cảm ơn đặc biệt chúng tôi muốn dành cho gia đình, nơi chúng tôi luôn luôn tìm được niềm tin, sự động viên, nâng đỡ trong mọi hoàn cảnh. Trân trọng cảm ơn! ii
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài....................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................5 3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 5 3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 5 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................5 5. Đóng góp của đề tài.................................................................................. 5 6. Cấu trúc luận văn..................................................................................... 6 Chương 1....................................................................................................... 7 CƠ SỞ LÝ THUYẾT HẬU HIỆN ĐẠI..................................................... 7 1.1. Tâm thức hậu hiện đại và văn học hậu hiện đại..................................7 1.1.1. Tâm thức hậu hiện đại..........................................................................7 1.1.2. Những lĩnh vực thực hành của tinh thần hậu hiện đại...................... 10 1.1.3. Văn học hậu hiện đại..........................................................................13 1.1.3.1. Những ảnh hưởng đầu tiên..............................................................13 1.1.3.2. Sự khác biệt giữa văn học hậu hiện đại với văn học hiện đại........ 15 1.1.4. Những lối tiếp cận phê bình hậu hiện đại trong văn học.................. 16 1.1.4.1. Tiếp cận giải kiến tạo..................................................................... 17 1.1.4.2. Tiếp cận giải lãnh thổ hóa.............................................................. 19 1.1.4.3. Tiếp cận siêu truyện kể.................................................................. 20 1.1.4.4. Tiếp cận siêu hư cấu.......................................................................21 1.1.4.5. Tiếp cận liên văn bản..................................................................... 22 1.2. Văn học hậu hiện đại và phê bình hậu hiện đại ở Việt Nam............ 24 iii
  6. 1.3. Hành trình văn học của Linda Lê.......................................................27 Chương 2..................................................................................................... 29 TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI TRONG SÁNG TÁC CỦA LINDA LÊ.....30 2.1. Khái niệm thể loại và sự biến đổi của nó...........................................30 2.2. Quan niệm của Linda Lê về thể loại................................................... 33 2.3. Truyện ngắn trong tiểu thuyết............................................................38 2.3.1. Sự khác biệt giữa tiểu thuyết và truyện ngắn....................................38 2.3.2. Sáng tác của Linda Lê giữa tiểu thuyết và truyện ngắn................... 41 2.4. Tự thuật trong tiểu thuyết................................................................... 49 2.4.1. Sự khác biệt giữa tự thuật và tiểu thuyết.......................................... 49 2.4.2. Các nét tự thuật trong tiểu thuyết của Linda Lê...............................51 2.4.2.1. Hồi ức tuổi thơ trong sáng tác của Linda Lê................................. 52 2.4.2.2. Hình ảnh người cha trong sáng tác của Linda Lê.......................... 53 2.4.2.3. Quê hương trong sáng tác của Linda Lê......................................... 57 Chương 3..................................................................................................... 60 KẾT CẤU TỰ SỰ TRONG SÁNG TÁC CỦA LINDA LÊ...................60 3.1. Các đặc điểm kết cấu tiểu thuyết hậu hiện đại..................................60 3.2. Kết cấu tự sự trong tiểu thuyết của Linda Lê.................................... 62 3.2.1. Kết cấu phân mảnh............................................................................62 3.2.1.1. Cách thức phân chia các chương tiểu thuyết................................. 62 3.2.1.2. Phân mảnh cấu trúc và phân mảnh ký ức...................................... 65 3.2.2. Kết cấu siêu hư cấu........................................................................... 67 3.2.3. Yếu tố liên văn bản............................................................................ 72 3.2.3.1. Liên văn bản quan lời đề từ............................................................73 3.2.3.2. Liên văn bản từ tham chiếu huyền thoại........................................75 2.2.3.3. Liên văn bản từ tham chiếu văn học............................................... 78 iv
  7. KẾT LUẬN................................................................................................. 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 84 v
  8. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong những thập niên gần đây, văn chương của người Việt hải ngoại đã trở thành đối tượng quan tâm của nhiều công trình nghiên cứu và phê bình. Đặc biệt đã có nhiều nghiên cứu sau đại học ở Việt Nam chọn bộ phận văn chương này khi xây dựng đề tài luận văn, luận án. Hiện tượng này khiến chúng ta đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến việc tiếp nhận và phổ biến văn chương, nhất là đối với những tác giả nằm ngoài ranh giới địa lí quốc gia, và những tác giả gốc Việt Nam nhưng không sử dụng tiếng Việt như là phương tiện diễn đạt văn chương. Chúng tôi muốn đề cập đến trường hợp Linda Lê, một nhà văn đã xác lập cho riêng mình một vị thế quan trọng trên diễn đàn văn học thế giới nói chung và văn học Pháp ngữ nói riêng. Những sáng tác của Linda Lê đã được tiếp nhận rộng rãi ở cả lãnh vực dịch thuật và nghiên cứu, đặc biệt trong giới Anh ngữ ở phương Tây. Các nghiên cứu về Linda Lê không chỉ bó hẹp thuần túy trong văn học, mà mở rộng đến những viễn cảnh liên ngành (xin xem thêm phần lịch sử nghiên cứu vấn đề). Ở Việt Nam, nếu như những năm gần đây, một số tác phẩm của nữ văn sĩ này được tiếp nhận và phổ biến qua hoạt động dịch thuật, thì lĩnh vực nghiên cứu về nhà văn gốc Việt này vẫn còn tương đối khiêm tốn. Vì vậy, nghiên cứu của chúng tôi sẽ góp một phần nhỏ vào việc giới thiệu hình ảnh nhà văn Linda Lê tại Việt Nam, với ý thức rằng, trên bình diện văn hóa, đề tài nghiên cứu này có khả năng gợi mở hiện tượng giao lưu văn học và toàn cầu hóa văn học hiện này. Trên bình diện phương pháp luận, việc chọn đề tài sẽ là cơ hội để chúng tôi thẩm thấu hơn một lối tiếp cận khác đối với tác phẩm của Linda Lê. Tác phẩm và lối viết của Linda Lê đã xác lập một lối đi riêng, một phong cách đặc thù. “Thế giới sáng tạo của Linda Lê thường mang sắc thái của những âm vang về quá khứ buồn, nhưng không thiếu những chất vấn rất thời sự về những đau khổ, cùng quẫn và định mệnh u ám của bản chất con người” (Phạm Văn Quang, 2015). Chúng ta có thể tiếp cận thế giới ấy như thế nào? Một lối viết đặc thù có thể được quan sát từ góc độ hậu hiện đại hay không? Nói một cách cụ thể, chúng ta có thể 1
  9. diễn giải sáng tác của Linda Lê như là một lối viết mang dấu ấn hậu hiện đại hay không? Trả lời những câu hỏi này đồng nghĩa với việc làm sáng tỏ và phong phú hơn hành trình viết của Linda Lê. Đó cũng là mục đích nghiên cứu của luận văn này, đồng thời chúng tôi nhắm đến việc kiểm chứng lại lí thuyết hậu hiện đại trong nghiên cứu văn học. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về Linda Lê hiện nay có thể được nhận thấy trong ba không gian văn học: Việt ngữ, Anh ngữ và Pháp ngữ. Một số nghiên cứu trong giới Việt ngữ có thể xuất hiện ở nước ngoài hoặc trong nước. Trong các bài nghiên cứu của Đào Trung Đạo năm 2006, tác giả quan tâm chủ yếu đến thể tài vô xứ và Linda Lê cũng là một trong những nhà văn được tác giả chú ý. Cùng với một số nhà văn nữ khác, Linda Lê được đánh giá như “nhà văn có kiến thức văn chương tư tưởng được huấn luyện chính quy, bài bản”. Bên cạnh đó, có một vài luận văn thạc sĩ đã được bảo vệ ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. Điển hình như nghiên cứu của Trần Thị Thơm về “Thế giới nghệ thuật trong tác phẩm của Linda Lê” (2013). Tác giả của luận văn đồng thời công bố một bài viết trên Tạp chí Khoa học Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 52, năm 2013, với nhan đề “ Con người nổi loạn trong tác phẩm của Linda Lê nhìn từ trường phái phê bình xã hội học”. Hai năm sau đó, một công trình khác về Linda Lê cũng được bảo vệ, đó là luận văn bàn về “Tiểu thuyết của Linda Lê nhìn từ phê bình hậu thuộc địa” do Nguyễn Thị Hiền thực hiện. Trong công trình Xã hội học thi pháp dòng chảy cuộc đời (2015), tác giả Phạm Văn Quang có dành một phần để nghiên cứu về Linda Lê. Vấn đề chính ông đặt ra xoay quanh khái niệm chủ thể trong văn chương của Linda Lê như một hiện tượng siêu nghiệm. Nói chung các hiện tượng nghiên cứu không mới mẻ nhưng chúng cho độc giả thấy những góc nhìn khác nhau về tác phẩm của nhà văn nữ đặc thù này. Trong không gian nghiên cứu Anh ngữ và Pháp ngữ, chúng ta có thể liệt kê một số công trình nổi bật sau đây. 2
  10. Luận án tiến sĩ của Sharon Julie Lim-Hing bảo vệ năm 1993 tại đại học Harvard, với nhan đề Vietnamese Novels in French: Rewriting Self, Gender and Nation (Tiểu thuyết Việt Nam bằng tiếng Pháp: Viết lại bản thân, Giới và Dân tộc). Những nghiên cứu của giáo sư Jack Yeager đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nghiên cứu văn học Việt Nam Pháp ngữ, trong đó có về The Vietnamese Novel in French. A literary Response to Colonialism (Tiểu thuyết Việt Nam bằng tiếng Pháp. Một lời đáp văn học cho Chủ nghĩa Thực dân) (1987), Vietnamese literature in French (Văn học Việt Nam bằng tiếng Pháp) (1999). Trong những Công trình này, Linda Lê đều được đưa vào nghiên cứu như một nhà văn tiêu biểu. Năm 1997 Jack Yeager có một nghiên cứu riêng về Linda Lê với nhan dề “Culture, Citizenship, Nation: the Narrative Texts of Linda lê” (Văn hóa, quyền công dân, dân tộc: Truyện kể của Linda Lê), được in trong công trình chung do Hargreaves và Mark McKinney chủ biên: Post-Colonial Cultures in Franch (Các nền văn hóa hậu thuộc địa ở Pháp). Các thể tài về di dân, cội nguồn và bản sắc văn hóa cũng được khai thác rất phong phú trong các luận án và các nghiên cứu chuyên biệt. Ví dụ luận án tiến sĩ của Jana Evans Braziel về đề tài Nomadism, diaspora and deracination in contemporary migrant literatures (Du cư, tản cư và vô xứ trong văn học di dân đương đại), bảo vệ năm 2000 tại đại họcMassachusetts. Năm 2001, nữ giáo sư - nhà văn Martine Delvaux có một biên luận về “Linda Lê and Prosthesis of Origin” (Linda Lê và hiện tương thay thế cội nguồn), hay bài biết của Leakthina Chau-Pech Ollier, bàn về “Consuming Culture: Linda Lê’s Autofiction” (Văn hóa tiêu thụ: Tự hư cấu của Linda Lê) trong công trình chung Of Vietnam: Identitis and Dialogue (Về Việt Nam: bản sắc và đối thoại) do Jane Bradley Winston và Leakthina Chau-Pech Ollier làm chủ biên. Những nghiên cứu khác từ năm 2003 vẫn thuộc phạm vi so sánh hoặc đặt Linda Lê bên cạnh một số nhà văn khác, đặc biệt về các chủ đề lưu đày hay thuộc địa. Có thể kể đến luận án tiến sĩ của Nancy Marion Milner Kelly với nhan đề The Saigon-Paris connection: Marguerite Duras and Linda Lê. Exile and Colonialism (Kết nối Sài Gòn – Paris: Marguerite Duras và Linda Lê. Lưu đày và 3
  11. chủ nghĩa thực dân), hay nghiên cứu của hai tác giả Kathryn Lay-Chenchabi và Tess Do với nhan đề “Guilt and Betrayal in the Works of Azouz Begag and Linda Lê” (Chủ đề tội lỗi và phản bội trong tác phẩm của Azouz Begag và Linda Lê), trên tạp chí French Cultural Studie, số 1 năm 2008. Năm 2010 tại đại học California, Leslie Bernes đã bảo vệ luân án tiến sĩ với nhan đề Vietnam and the Colonial Condition of French Literature : Andre Melraux, Marguerite Duras, Linda Lê (Việt Nam và điều kiện thuộc địa văn học Pháp: Andre Melraux, Marguerite Duras, Linda Lê). Mới đây, tại đại học Melbourne của Úc, Alexandra Kurmann nghiên cứu đề tài Lecteur Ideal, Lecteur Imaginaire : The Intertextual Relationship Fostered by Linda Lê with an Imaginary Ingeborg Bachmann (Độc giả lý tưởng, độc giả tưởng tượng: Mối tương quan liên văn bản trong Linda Lê với một Ingeborg Bachmann mộng tưởng). Trong giới học thuật Pháp ngữ, ngoài những công trình đã được công bố trên các tạp chí, còn có nhiều công trình đại học đã được thực hiên và đặt ra những vấn đề mới trong sáng tác của Linda Lê. Trong đó phải kể đến luận án của Bùi Thị Thu Thủy với nhan đề “La crise de l’exil chez Linda Lê” (Khủng hoảng lưu đày nơi Linda Lê). Những năm gần đây, ở đại học Cergy-Pontoise, nhiều nghiên cứu tập trung vào văn học Pháp ngữ, trong đó có văn học Việt Nam Pháp ngữ. Julie Assier có lẽ là chuyên gia ở đại học này về lĩnh vực này với nhiều bài báo đã công bố. Đặc biệt, Julie Assier là tác giả của luận án tiến sĩ về chủ đề Des ecrivaines du Việtnam en quete d’un ancrage: Linda Lê, Kim Lefevre et Anna Moi (Các nhà văn nữ Việt Nam đi tìm bến đỗ: Linda Lê, Kim Lefevre và Anna Moi). Như vậy, chúng ta đã thấy, việc tiếp nhận Linda Lê ngày càng đa dạng và phong phú không chỉ ở Việt Nam mà còn trên khắp thế giới. Điều đó đã khẳng định vị thế và tầm ảnh hưởng sâu rộng của nữ văn sĩ này. Tiếp nối những nghiên cứu trên đây, đề tài luận văn của chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng, trong những đặc điểm sáng tác của Linda Lê, được coi như một lối viết rất riêng biệt, có những đặc điểm của phong cách hậu hiện đại. Đây cũng là một cách tiếp cận mà theo hiểu biết của chúng tôi, chưa được đề cập đến trong những nghiên cứu trước. 4
  12. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các dấu ấn hay các đặc điểm hậu hiện trong lối viết của Linda Lê. Một cách cụ thể, những dấu ấn ấy có thể được diễn giải qua nghiên cứu thế giới nhân vật, cấu trúc tác phẩm và thể loại tác phẩm. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là cứ liệu mà chúng tôi xây dựng chủ yếu trên một số sáng tác của nhà văn Linda Lê sau đây: Lại chơi với lửa, Vu khống, Tiếng nói, Thư chết, Sóng ngầm, Vượt sóng. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sẽ sử dụng một số phương pháp: phương pháp phân tích, so sánh, mô tả và lịch sử. Phương pháp phân tích sẽ giúp chúng tôi hệ thống các viễn cảnh lí thuyết hậu hiện đại và việc ứng dụng chúng vào nghiên cứu văn học ở Việt Nam. Ngoài ra, phương pháp này khi kết hợp với phương pháp mô tả sẽ cho phép chúng tôi khai thác trực tiếp các hiện tượng hay các dấu hiệu nhận biết tính chất hậu hiện đại trong sáng tác của Linda Lê. Nhà văn hay tác phẩm của một nhà văn không thể tồn tại một cách độc lập mà thường thuộc về một không gian xã hội và một thời gian lịch sử. Vì thế, nghiên cứu này cần đến phương pháp sử học và phương pháp so sánh khi quan sát các và phân biệt thể loại các tác phẩm của Linda Lê, trong tương quan với quan niệm về văn học truyền thống và văn học đương đại. 5. Đóng góp của đề tài Về mặt đời sống văn hóa nói chung, đề tài sẽ góp phần phổ biến và thừa nhận những giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật và văn hóa của nhà văn gốc Viêt Nam. Đó chính là khơi gợi ý thức về hiện tượng toàn cầu hóa văn chương đồng thời làm nổi bật tính đặc thù của bản sắc Việt Nam qua nhà văn Linda Lê. Về mặt học thuật, sản phẩm của đề tài nghiên cứu này sẽ có thể bổ khuyết phần nhỏ vào những nghiên cứu đã thực hiện, đặc biệt trong việc ứng dụng lý thuyết hậu hiện đại trong phê bình văn học. Ngoài ra, chúng tôi mong muốn 5
  13. nghiên cứu này sẽ gợi mở những hướng nghiên cứu khác sâu rộng hơn khi chúng ta đề cập đến nhà văn Linda Lê ở Việt Nam. 6. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm ba nội dung chính được phân chia thành ba chương tương ứng : Chương 1: Cơ sở lý thuyết hậu hiện đại Ở chương dầu tiên này, chúng tôi tập trung làm rõ những vấn đề lý thuyết hậu hiện đại, các khái niệm, quan điểm cũng như các cách tiếp cận hậu hiện đại trong văn học nói chung. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng điểm qua quá trình tiếp nhận và thực hành văn học hậu hiện đại ở Việt Nam. Cuối cùng là phần giới thiệu khái quát về nhà văn Linda Lê, tác giả mà luận văn chọn để nghiên cứu. Chương 2: Tương tác thể loại trong sáng tác của Linda Lê Tương tác thể loại là một trong những hiện tượng nổi bật trong văn học hậu hiện đại. Trong chương này, sau khi trình bày khái niệm thể loại và quan niệm về thể loại của Linda Lê, chúng tôi đi sâu vào phân tích sự tương tác và hòa trộn thể loại trong một số tác phẩm của Linda Lê, nhất là giữa truyện ngắn và tiểu thuyết, tiểu thuyết và tự thuật. Chương 3: Cấu trúc tự sự của Linda Lê Chương cuối dành để phân tích các hiện tượng khác liên quan đến cấu trúc tự sự trong các tác phẩm của Linda Lê. Đó là những hiện tượng viết phân mảnh và cắt đứt, siêu tự sự và liên văn bản. Những đặc trưng của cấu trúc xen lẫn, lồng ghép này cho phép chúng tôi giả định về một lối viết mang yếu tố hậu hiện đại của Linda Lê. 6
  14. Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT HẬU HIỆN ĐẠI 1.1. Tâm thức hậu hiện đại và văn học hậu hiện đại Để phác thảo những vấn đề cơ bản của lý thuyết hậu hiện, đặc biệt trong phê bình văn học, chúng tôi không thể bỏ qua những nét hình thành và phát triển của khái niệm “hậu hiện đại” cũng nhưng bối cảnh tâm thức hậu hiện đại trong đời sống xã hội và trong những thực hành văn hóa nghệ thuật. Chúng tôi đề cập đến sự ra đời của tâm thức hậu hiện đại và văn học hậu hiện đại. 1.1.1. Tâm thức hậu hiện đại Dựa trên phương pháp tổng hợp, mô tả và phân tích, chúng tôi sẽ trình bày một số điểm chính liên quan đến sự ra đời của chủ nghĩa hậu hiện đai. Điều gì diễn ra ở những thập niên 1980 – thập niên mà nhà văn Linda Lê bắt đầu bước vào hành trình văn nghiệp – liên quan đến đời sống văn hóa xã hội? Thuật ngữ nào có khả năng diễn đạt được môi trường văn hóa ấy nếu không phải là tiền tố “Hậu” (Post-mà trong tiếng Việt tưởng chừng đã quá quen thuộc). Thực vậy, cùng với tiền tố này, đã có nhiều từ mới ra đời trong các ngôn ngữ khác nhau để diễn đạt xã hội “hậu công nghiệp”, “chủ nghĩa hậu tự do”, “hậu sử”, “hậu lí thuyết”,... Tất cả những khái niệm này xuất hiện ở những thập niên 1980 đều có khả năng khớp nối với lĩnh vực rộng lớn hơn mà chúng ta bàn tới, đó là “hậu hiện đại”. Kể từ đây cuộc tranh luận không ngừng xoay quanh khái niệm “chủ nghĩa hậu hiện đại” đã làm tốn nhiều giấy mực. Michael Köler (1977) được cho là người đầu tiên phác họa lịch sử của khái niệm này trong nghiên cứu của ông về bối cảnh xã hội Mỹ. Ông cho rằng khái niệm hậu hiện đại được nhà sử học người Anh Arnold Toynbee sáng lập năm 1947 trong ý nghĩa của lĩnh vực xã hội và lịch sử; nó dùng để nói đến một sự chuyển đổi trong đời sống văn hóa phương Tây sau giai đoạn khủng hoảng của cuộc chiến tranh Thế giới thứ hai. Khái niệm sau đó được lặp lại nhiều lần để nêu lên những đặc điểm của văn học Mỹ thời 7
  15. hậu chiến. Trong phê bình văn học, phải đến những năm 1960 nó mới được ứng dụng. Chúng tôi xin phép không đi vào tranh luận về khái niệm mà chủ yếu trình bảy tổng quan những biểu hiện của văn hóa hậu hiện đại. Đây cũng là cơ sở cần thiết để xác định các yếu tố hậu hiện đại trong văn học. Đó là những biểu hiện về mối quan hệ xã hội và những biểu hiện của chủ thể như là kết quả bắt nguồn từ sự kết dệt của những dấu vết đa dạng mà xã hội tác động để tạo thành từ chủ thể một cá nhân. Những biểu hiện văn hóa ấy cho thấy những nét đặc trưng của xã hội và tâm thức hậu hiện đại, nghĩa là liên quan trực tiếp đến khả năng tưởng tượng của con người trong các lĩnh vực khác nhau. Chúng góp phần quan trọng làm biến đổi và sản sinh ra thế giới quan. Một trong những nguyên lí chính xuyên suốt tâm thức hậu hiện đại, đó là “tính khác biệt”. Thậm chí người ta còn nói đến một loại triết học về sự khác biệt (Philosophy of Difference). Jacques Derrida đã khai triển một cách sâu rộng ý niệm khác biệt trong triết học của ông và tạo ra từ đó một yếu tố nền tảng cho thực hành giải cấu trúc luận của ông. Sự xuất hiện của cái khác biệt/ kẻ khác trên diễn đàn học thuật và tư tưởng đã tạo ra dấu ấn của thập niên 1980. Có rất nhiều nhà tư tưởng đã phổ biến nguyên lí khác biệt dưới nhiều lăng kính khác nhau. Những công trình của các nhà tư tưởng như Emmanuel Lévinas, Paul Ricoeur, Jean Baudirllard hay Tzvetan Todorov,... đã minh chứng một tâm thức đi tìm kiếm một chân trời khác biệt. Cũng vì thế mà nguyên lí khác biệt ra đời kèm theo tinh thần phản ứng chống lại cái trung tâm, cái toàn thể mà cái “đại tự sự” đã áp đặt từ lâu trong tâm thức của con người. Nguyên lí khác biệt đã khơi gợi một hình tượng về hệ thống mà mạng lưới những ý niệm như sự phát tán, thực tại gián đoạn, phân mảnh. Nếu thư tinh thần hiện đại đề cao cái phổ biến và đại thể, thì tâm thức hậu hiện đại khẳng định tính phân tán và khác biệt, mà quy luật của nó là sự bất đồng nhất. Jean-François Lyotard là một trong những nhà tư tưởng chính của chủ nghĩa hậu hiện đại. Với tác phẩm Hoàn cảnh hậu hiện đại (1979), ông được xem như là người đầu tiên đã chỉ ra khả năng kết hợp giữa sự phát triển của khoa học 8
  16. đương đại có tính phức tạp với tâm thức hậu hiện đại được điều khiển bởi nguyên lí khác biệt. Hai điều kiện quan trọng để thực hiện, đó là sự bất tương đồng và sự gián đoạn. Nghĩa là khoa học hậu hiện đại bắt đầu tiến hành đặt lại giới hạn của những mô hình đại thể, chẳng hạn như thuyết của Newton, hay các mô hình bắt nguồn từ duy lí của thời kỳ Khai sáng. Khoa học về tính phức tạp đã làm đảo lộn hệ thống có tính chất vận hình theo nguyên lí quyết định luận. Từ nguyên lí khác biệt, chúng ta hình dung thế nào về hình ảnh chủ thể hậu hiện đại? Văn hóa hậu hiện đại có đặc tính của sự bất ổn, biến đổi hay đúng ra cấu hình xã hội hậu hiện đại luôn ở trong tình trạng chuyển đổi. Nó chắc chắn đặt khái niệm chủ thể con người theo quan niệm hiện đại vào một sự xét lại, bởi vì yếu tố khác biệt đã can thiệp ngay trong chính các hành xử của cá nhân. Như vậy, đã có thể xuất hiện tình trạng xung đột và khủng hoảng của chủ thể hậu hiện đại: “Có một sự chuyển tiếp từ hình ảnh của chủ thể tính hiện đại, duy lí nói trên sang hình ảnh của chủ thể tính đương đại. Chủ thể tính đương đại này không còn mang những đặc tính của chủ thể có những khả năng duy lí, thông suốt, cũng không được giới hạn trong chủ thể có những ưu phẩm về lí trí. Chủ thể tính đương đại thể hiện những nét đặc trưng của chủ thể bị sáp nhập vào cái vô thức. Hình ảnh chủ thể tính đương đại cho phép chúng ta nhận ra một sự đối lập giữa nguyên lí thấu suốt chính mình và sự hiện hữu mờ đục và dày đặc của con người. Điều đó chứng minh một sự thật rằng hiện tượng lên ngôi của chủ thể hiện đại duy lí nói trên, cùng với dự trình phát triển của nó, đến một mức độ nào đó chỉ là một cách phản chiếu hình thức lệ thuộc sâu kín nhất, đó chính là sự lệ thuộc vào một « hiện tượng phân chẻ đã được cấu thành » trong chính con người” (Phạm Văn Quang, 2018). Chủ thể hiện đại bắt nguồn từ tư tưởng Khai sáng. Đó là chủ thể toàn diện, thông suốt, cố kết và việc thực hành lí trí như là căn bản, đồng thời với các giá trị nền tảng là tự do và phổ quát. Tuy nhiên, hoàn cảnh xã hội tiêu thụ ngày càng phát triển đã đẩy tiến trình xã hội phổ quát và toàn thể đến xã hội cá nhân luận. Con người cá nhân bắt đầu khép mình vào chính mình và đánh mất ý nghĩa cộng 9
  17. đồng. Ý nghĩa của tự do khác với sự tự do toàn thể của thời kỳ hiện đại, nó là tự do hưởng thụ. Jean Baubrillard thậm chí nói đến sự hưởng thụ như là một loại hình văn hóa hậu hiện đại. Georges Perec trong tiểu thuyết đầu tiên có nhan đề Sự vật. Lịch sử của những năm sáu mươi, khi viết về hiện tượng sùng bái vật chất, mức độ sừng bái đến nỗi con người trở thành những mảnh vụn của vật chất mà mình tiêu thụ. Chủ thể con người bước vào giai đoạn khủng hoảng. 1.1.2. Những lĩnh vực thực hành của tinh thần hậu hiện đại Hậu hiện đại là một cách nói để diễn đạt tâm thức của con người ở một giai đoạn xáo trộn, “hỗn độn”, bắt nguồn từ tình trạng mất dần lí tưởng tiến bộ được đặt ra trong dự trình của hiện đại. Nghĩa là các cấu hình xã hội và tâm thái của con người đã thay đổi và chắc chắn tác động đến những hoạt động thực hành, đặc biệt trong các lĩnh vực đời sống tinh thần và nghệ thuật. Trong lĩnh vực kiến trúc: Những tham dẫn đầu tiên của hậu hiện đại chính là lãnh vực kiến trúc. Kiến trúc sư người Anh Charles Jenks xuất bản cuốn sách có nhan đề Ngôn ngữ kiến trúc hậu hiện đại (The Language of Post-Modern architecture, 1979). Ngay ở câu đầu tiên của cuốn sách, ông đã tuyên bố: “Kiến trúc hiện đại đã chết ở Saint Louis, Missouri, ngày 15 tháng 7 năm 1972, vào lúc 15 giờ 32 phút”. Sự kiện quan trọng này có tính tượng trưng. Thực vậy, vào giờ đó, ngày đó, một tổng thể đồ sộ khu nhà ở bị xô đổ và phá hủy. Khu nhà ở xã hội có tên là Pruitt-Igoe. Gần năm nghìn mét vuông diện tích nhà ở xã hội được xây dựng để cho những người Mỹ nghèo. Hơn nữa, khu tổng thể lớn ấy lại được trợ cấp bởi Hội đồng quốc tế về Kiến trúc hiện đại vào năm 1951. Khu nhà ở xã hội này do kiến trúc sư người Mỹ gốc Nhật Minoru Yamasaki phác họa, công trình hoàn thành vào năm 1956. Nó bao gồm 33 tòa nhà 11 tầng và 2870 căn hộ. Khu nhà được xây dựng theo những nguyên tắc của lí thuyết chức năng phát xuất từ tư duy hiện đại, vì thế nó giống như các khu nhà khác trên thế giới. 10
  18. Hậu hiện đại trong kiến trúc không muốn áp dụng những nguyên tắc chức năng trong kiến trúc nữa, đặc biệt của Le Corbusier1. Hậu hiện đại kiến trúc muốn cắt đứt với chủ nghĩa hàn lâm hiện đại. Kiến trúc từ chối chủ nghĩa chức năng duy nhất, hậu hiện đại muốn có thể là quá khứ trở về chứ không phải trở về quá khứ. Kiến trúc hậu hiện đại là điện, là lai tạp. Nó đặt ra những thỏa hiệp và đôi khi rất kỳ dị hay mập mờ, gây sốc hay gây hấn, đôi khi theo quy ước, đôi khi rườm ra dư thừa. Nó từ chối những hình thể thuần túy, hợp lý, theo nhu cầu, gắn kết hay phi nhân cách,… Điều đó chứng tỏ tính chất bất đồng và khác biệt, tính chất phân mảnh và lan tỏa, thể hiện nhãn thức hậu hiện đại. Các bước khởi đầu này vẫn chưa được những người tiên phong thừa nhận. Trào lưu tiên phong vẫn luôn muốn cho mình là thời điểm cuối cùng của sự tiến bộ, nghĩa là của hiện đại. Cuộc chiến không ngừng để làm mới và để phát minh ra những hình thể và nội dung mới. Nhưng niềm tin vào sự tiến bộ trong nghệ thuật nói chung đã không còn. Nghệ thuật nói chung và kiến trúc nói riêng đã chứng kiến sự thất bại của hiện đại. Sự thất bại ấy có thể tìm kiếm sự an ủi từ cách tiếp cận với những hình dạng tốt đẹp bằng những cách thể hiện mới. Nhưng khái niệm thể hiện cũng trong tình trạng khủng hoảng. Trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình: Trong đời sống hội họa phương Tây, có sự xuất hiện của trào lưu Transavantgarde hay Transavanguardia trong tiếng Ý – cách gọi này nhằm nhại lại trào lưu Avant-garde. Là một phiên bản của chủ nghĩa Tân Ấn tượng, trào lưu này được thành lập năm 1979 bởi nhà phê bình nghệ thuật người Ý Achille Bonito Oliva, quy tụ những nghệ sĩ như Sandro Chia, Enzo Cucchi, Francesco Clemente, Mimmo Palladino. Quan tâm chính của trào lưu là làm sống lại lịch sử hội họa, trở về với cách diễn đạt hình tượng bằng cách sử dụng các kỹ thuật và màu sắc truyền thống. Họ phủ nhận nguyên lí của tính độc đáo tạo nên sự canh tân của chủ nghĩa hiện đại. Chính điều đó làm nảy sinh 1 - Nhà nhiều cột, giải phóng không gian tầng một - Vườn trên mái 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2