intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ma sát, mòn và bôi trơn trong kỹ thuật: phần 2

Chia sẻ: Thangnamvoiva23 Thangnamvoiva23 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

109
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách giới thiệu tới người đọc các kiến thức: lý thuyết cơ bản về mòn, bôi trơn trong kỹ thuật, một vài biện pháp công nghệ bề mặt nhằm giảm ma sát và mòn. mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ma sát, mòn và bôi trơn trong kỹ thuật: phần 2

Chương 3<br /> LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ MÒN<br /> 1. KHÁI NIỆM CHUNG<br /> 1.1. Khái niệm<br /> Mòn là hiện tượng phá huỷ bề mặt hay quá trình tách vật liệu từ một<br /> hoặc cả hai bề mặt trong chuyển động trượt, lăn hoặc va chạm tương đối<br /> với nhau.<br /> Nói chung, mòn xảy ra do sự tương tác của các nhấp nhô bề mặt.<br /> Trong quá trình chuyển động tương đối, đầu tiên vật liệu trên bề mặt<br /> tiếp xúc bị biến dạng do ứng suất ở đỉnh các nhấp nhô vượt quá giới hạn<br /> chảy, nhưng chỉ một phần rất nhỏ hoặc không một chút vật liệu nào bị<br /> tách ra. Sau đó vật liệu bị tách ra từ một bề mặt dính sang bề mặt đối tiếp<br /> hoặc hoặc tách ra thành những hạt mòn rời. Trong trường hợp vật liệu chỉ<br /> dính từ bề mặt này sang bề mặt khác, thể tích hay khối lượng mòn ở vùng<br /> tiếp xúc chung bằng không mặc dù một bề mặt vẫn bị mòn. Định nghĩa<br /> mòn nói chung dựa trên sự mất mát của vật liệu, tuy nhiên sự phá huỷ<br /> của vật liệu do biến dạng mà không kèm theo sự thay đổi về khối lượng<br /> hoặc thể tích của vật thể cũng được coi là mòn.<br /> Giống như ma sát, mòn không phải là tính chất của một vật liệu mà<br /> là sự phản ứng của một hệ thống. Các điều kiện vận hành sẽ ảnh hưởng<br /> trực tiếp tới mòn ở bề mặt tiếp xúc chung. Mòn có quan hệ với ma sát tuy<br /> nhiên không phải cứ ma sát lớn là gây ra mòn với tốc độ cao. Ví dụ các<br /> cặp bề mặt tiếp xúc sử dụng chất bôi trơn rắn và chất dẻo cho ma sát<br /> tương đối thấp nhưng mòn lại tương đối cao, trái lại ceramics cho ma sát<br /> trung bình nhưng mòn lại rất thấp. Thường hệ số ma sát trượt của đa số<br /> cặp vật liệu thay đổi trong phạm vi từ 0,1 đến 1, nhưng tốc độ mòn có thể<br /> thay đổi trong phạm vi rất lớn. Điều này được giải thích là do mòn liên<br /> quan đến nhiều hiện tượng đa dạng kết hợp với nhau theo cơ chế không<br /> thể dự đoán trước được và thay đổi trong phạm vi rất rộng.<br /> Mòn có thể có hại hoặc có ích. Mòn của đầu bút chì, khi mài, đánh<br /> bóng, và nạo là các ví dụ về mòn có lợi. Mòn là điều không mong muốn<br /> 91<br /> <br /> trong các bộ phận và chi tiết như ổ, phớt, bánh răng và cam. Chi tiết có<br /> thể phải thay thế khi bị mòn một lượng rất nhỏ hoặc nếu như bề mặt bị<br /> quá ráp. Trong các hệ được thiết kế tốt về ma sát, mòn và bôi trơn, quá<br /> trình mòn xảy ra rất chậm nhưng ổn định và liên tục. Tuy nhiên sự sinh<br /> ra và tuần hoàn của các hạt mòn có thể gây ra phá huỷ bề mặt trên các bề<br /> mặt tiếp xúc chung. Khi các mòn hạt có kích thước lớn hơn khe hở tiếp<br /> xúc có thể gây ra phá hỏng bề mặt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả<br /> năng làm việc của đôi ma sát hơn là lượng mòn thực tế.<br /> 1.2. Phân loại mòn<br /> Mòn xảy ra do các tương tác cơ, điện, hoá và nói chung chịu xúc tác<br /> của nhiệt ma sát. Do tương tác cơ học các vết nứt có thể xuất hiện do<br /> hiện tượng bẻ gãy các liên kết phân tử trong chất dẻo, sự trượt trong kim<br /> loại, sự phá vỡ biên giới hạt trong ceramics hoặc sự phá huỷ bề mặt của<br /> composite hoặc vật liệu nhiều pha. Các vết nứt này sẽ phát triển và tạo ra<br /> các hạt mòn.<br /> Mòn bao gồm sáu hiện tượng chính tương đối khác nhau và có chung<br /> một kết quả là sự tách vật liệu từ các bề mặt trượt đó là: dính (adhesive),<br /> cào xước (abrasive), mỏi bề mặt (fatigue), va chạm, hoá, ăn mòn và điện.<br /> Các dạng mòn khác thường gặp như fretting hay ăn mòn fretting là sự kết<br /> hợp của các dạng mòn dính, hạt cứng và va chạm. Theo thống kê, khoảng<br /> hai phần ba mòn xảy ra trong công nghiệp là do cơ chế dính vật và cào<br /> xước. Trừ mòn do mỏi, mòn do các cơ chế khác là một hiện tượng xảy ra<br /> liên tục.<br /> Trước khi lựa chọn vật liệu hoặc các phương pháp xử lý vật liệu để<br /> tăng khả năng chống mòn của chi tiết máy, cần phải hiểu được các quá<br /> trình mòn đang hoặc có thể xảy ra bằng cách phân tích bề mặt các chi tiết<br /> mòn kết hợp với kiến thức về chế độ tương tác bề mặt hoặc các tính chất<br /> bề mặt. Trong thực tế mòn xảy ra do một hoặc nhiều cơ chế. Trong nhiều<br /> trường hợp mòn sinh ra do một cơ chế nhưng có thể phát triển do sự kết<br /> hợp với các cơ chế khác làm phức tạp hoá sự phân tích hỏng do mòn.<br /> Phân tích bề mặt các chi tiết bị hỏng do mòn chỉ xác định được các cơ<br /> chế mòn xảy ra ở giai đoạn cuối mà thôi. Kính hiển vi và rất nhiều kỹ<br /> thuật phân tích bề mặt được sử dụng để thực hiện các nghiên cứu về phân<br /> 92<br /> <br /> tích bề mặt. Trong phần này chúng ta sẽ nghiên cứu các cơ chế mòn khác<br /> nhau, các dạng hạt mòn cũng như các dữ liệu tiêu biểu về mòn vật liệu.<br /> 2. CÁC CƠ CHẾ MÒN CƠ BẢN<br /> 2.1. Mòn do dính<br /> 2.1.1. Khái niệm<br /> <br /> Hình 3-1 : Sơ do mô tả hai khả năng cắt tại tiếp xúc đỉnh nhấp nhô theo<br /> bề mặt tiếp xúc chung (giữa CT 1&2) hoặc lấn vào một trong hai bề mặt<br /> (chi tiết 2).<br /> <br /> 93<br /> <br /> Mòn do dính xảy ra khi hai bề mặt rắn, phẳng trượt so với nhau.<br /> Dính xảy ra tại chỗ tiếp xúc ở đỉnh các nhấp nhô dưới tác dụng của tải<br /> trọng pháp tuyến, khi sự trượt xảy ra vật liệu ở vùng này bị trượt (biến<br /> dạng dẻo) dính sang bề mặt đối tiếp hoặc tạo thành các mảnh mòn rời.<br /> Một số mảnh mòn còn được sinh ra theo cơ chế mòn do mỏi ở đỉnh các<br /> nhấp nhô.<br /> Một số giả thuyết được đưa ra để giải thích cơ chế tách một mảnh vật<br /> liệu do dính. Theo giả thuyết đầu tiên về mòn do trượt, sự cắt có thể xảy<br /> ra ở bề mặt tiếp xúc chung hoặc về phía vùng yếu nhất của hai vật liệu tại<br /> chỗ tiếp xúc. Trong phần lớn các trường hợp, sức bền ở chỗ tiếp xúc nhỏ<br /> hơn sức bền cắt ở vùng lân cận và cắt xảy ra trên mặt tiếp xúc chung,<br /> mòn bằng không (Hình 3-1). Trong một phần nhỏ của các tiếp xúc, sự cắt<br /> xảy ra vào và dính sang bề mặt đối tiếp (Hình 3-1). Mảnh vật liệu dính<br /> này có dạng hình khối đặc biệt<br /> Theo giả thuyết khác, nếu sức bền dính đủ lớn để cản trở chuyển<br /> động trượt tương đối, một vùng của vật liệu sẽ bị biến dạng dưới tác<br /> dụng của ứng suất nén và cắt và sự trượt xảy ra mạnh dọc theo các mặt<br /> 94<br /> <br /> phẳng trượt của các tinh thể trong vùng biến dạng dẻo. Những dải trượt<br /> này tạo thành các mảnh mòn dạng lá mỏng (Hình 3-2(a)). Nếu biến dạng<br /> dẻo xảy ra trên diện rộng ở vùng tiếp xúc đôi khi mảnh mòn sinh ra có<br /> dạng hình chêm như trên Hình 3-2(b) và dính sang bề mặt đối tiếp. Quá<br /> trình trượt giữa hai bề mặt tạo ra nhiều mảnh mòn dính sang bề mặt đối<br /> tiếp, tích tụ và tạo nên các mảnh mòn rời do tác dụng ôxy hoá của ôxy<br /> trong môi trường hoặc do năng lượng đàn hồi lớn hơn năng lượng dính.<br /> Khi hai vật liệu khác loại kết hợp với nhau, các mảnh mòn của cả hai<br /> loại vật liệu đều được tạo thành tuy nhiên các mảnh từ vật liệu mềm hơn<br /> thường lớn hơn. Sự tồn tại của các khuyết tật và vết nứt trong vật liệu có<br /> độ cứng cao hơn tạo nên các vùng cục bộ có sức bền thấp. Khi những<br /> vùng này trùng với các vùng cục bộ có sức bền cao của vật liệu mềm hơn<br /> sẽ tạo nên các mảnh mòn của vật liệu cứng hơn. Những mảnh mòn loại<br /> này cũng có thể tạo nên do mỏi sau một số chu kỳ chịu tải và bỏ tải.<br /> Một số dạng mòn do dính (adhesion) còn được gọi là galling,<br /> scuffing, welding hay smearing.<br /> 2.1.2. Các phương trình định lượng<br /> Định luật mòn dính của archard<br /> Giả thiết tiếp xúc được tạo nên bằng một số các tiếp xúc ở đỉnh các<br /> nhấp nhô có bán kính a như trên Hình 3-3.<br /> <br /> Hình 3-3: Sơ đồ mô hình 1ý thuyết tạo ra một hạt mòn bán cầu trong<br /> tiếp xúc ma sát trượt<br /> Có thể thấy diện tích của mỗi tiếp xúc là: πa2. Mỗi tiếp xúc sẽ chịu<br /> một tải trọng là: poπa2, trong đó po là giới hạn chảy. Các bề mặt sẽ dịch<br /> chuyển một khoảng 2a qua mỗi nhấp nhô và ta giả thiết mảnh mòn sinh<br /> 95<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2