intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số đặc điểm lâm sàng của vô sinh do tắc vòi tử cung

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

80
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm mô tả một số đặc điểm lâm sàng của vô sinh do tắc vòi tử cung (VTC). Đối tượng: 230 bệnh nhân được chẩn đoán vô sinh do vòi tử cung. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số đặc điểm lâm sàng của vô sinh do tắc vòi tử cung

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017<br /> <br /> MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA VÔ SINH<br /> DO TẮC VÒI TỬ CUNG<br /> Vũ Văn Du*; Đ Văn Cân**<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: mô tả một số đặc điểm lâm sàng của vô sinh do tắc vòi tử cung (VTC). Đối tượng:<br /> 230 BN được chẩn đoán vô sinh do VTC. Kết quả: tỷ lệ vô sinh thứ phát chiếm chủ yếu<br /> (61,31%). Nhóm tuổi vô sinh nhiều nhất từ 30 - 34 (41,73%). Tỷ lệ vô sinh nguyên phát cao<br /> nhất ở nhóm tuổi 20 - 24 (71,42%) và giảm dần khi tuổi càng tăng; trong khi tỷ lệ vô sinh thứ<br /> phát thấp nhất ở nhóm 20 - 24 tuổi (28,58%) và tăng dần theo nhóm tuổi. Thời gian vô sinh của<br /> BN thường kéo dài ≥ 3 năm. BN có tắc VTC đoạn xa cao hơn so với tắc VTC đoạn gần cũng<br /> như trong từng loại vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát. 46,5% BN vô sinh có tiền sử viêm<br /> nhiễm đường sinh dục, trong đó 61,7% là vô sinh thứ phát. Kết luận: tình trạng vô sinh có liên<br /> quan đến các yếu tố như nhóm tuổi, vị trí tắc VTC và tiền sử viêm nhiễm đường sinh dục.<br /> * Từ khoá: Vô sinh; Vô sinh nguyên phát; Vô sinh thứ phát; Tắc vòi tử cung.<br /> <br /> Clinical Characteristics of Infertility Caused by Fallopian Tubes<br /> Occlusion<br /> Summary<br /> Objectives: To describe the clinical characteristics of infertility caused by fallopian tubes occlusion.<br /> Subjects: 230 patients who were diagnosed with infertility due to fallopian tubes. Results:<br /> The proportion of secondary infertility was highest among subjects with 61.3%. The highest<br /> proportion of infertility was found in subjects aged 30 to 34 (41.7%). The proportion of primary<br /> infertility was the highest between the age of 20 to 24 (71.4%) and decreased as the age group<br /> increased; while the figure for secondary infertility was the lowest among subjects from the 20 to<br /> 24 years of age (28.6%) and increased as the age group increased. The infertility time mostly<br /> lasted at least 3 years. The number of patients who had distal fallopian tube occlusion were<br /> higher than those who had proximal fallopian tube occlusion in general as well as with primary<br /> and secondary infertility in particular. Approximately, 46.5% of subjects had medical history<br /> of reproductive tract infections, among which 61.7% was secondary infertility. Conclusion: The study<br /> indicated that infertility is associated with several factors including age group, position of fallopian<br /> tubes occlusion and medical history of reproductive tract infections.<br /> * Key words: Infertility; Primary infertility; Secondary infertility; Fallopian tubes occlusion.<br /> * Bệnh viện Phụ sản Trung ương<br /> ** Đại học Y Hà Nội<br /> Ngư i ph n h i (Corresponding): Vũ Văn Du (dutruongson@gmail.com)<br /> Ngày nh n bài: 05/10/2016; Ngày ph n bi n đánh giá bài báo: 06/12/2016<br /> Ngày bài báo đư c đăng: 27/12/2016<br /> <br /> 157<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Hiện nay, chăm sóc sức khỏe sinh sản<br /> ngày càng được chú trọng và quan tâm<br /> đặc biệt. Trong đó, vô sinh là một trong<br /> những vấn đề lớn nhất mà các cặp vợ<br /> chồng nói riêng và toàn xã hội nói chung<br /> đang phải đối mặt. Trên thế giới, tỷ lệ vô<br /> sinh dao động từ 10 - 18%. Tại Việt Nam,<br /> theo điều tra dân số năm 1982, tỷ lệ vô<br /> sinh 13% trong quần thể dân số bình<br /> thường [1, 2]. Theo Nguyễn Khắc Liêu<br /> (1998), tỷ lệ vô sinh thứ phát là 36,2%,<br /> trong đó 75,4% do tắc VTC; 22,9% do<br /> không phóng noãn [2]. Theo Phạm Như<br /> Thảo, nguyên nhân vô sinh nữ có tỷ lệ<br /> cao hơn vô sinh nam (47,5% so với<br /> 30,6%), vô sinh không rõ nguyên nhân<br /> chiếm 10,9% [3].<br /> Trong số các trường hợp vô sinh, vô<br /> sinh do VTC chiếm khoảng 30 - 40%<br /> nguyên nhân vô sinh nữ. Các yếu tố<br /> VTC bao gồm tổn thương hay tắc VTC,<br /> thường liên quan đến viêm nhiễm tiểu<br /> khung hoặc phẫu thuật VTC, vùng tiểu<br /> khung trước đây. Tiền sử sảy thai nhiễm<br /> trùng, viêm ruột thừa vỡ, lạc nội mạc tử<br /> cung hoặc các viêm vùng tiểu khung khác<br /> cũng gây ra bệnh lý VTC [4].<br /> Để góp phần cung cấp thêm các bằng<br /> chứng trong chẩn đoán và điều trị vô sinh<br /> nói chung và vô sinh do VTC nói riêng,<br /> chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với<br /> mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng<br /> của vô sinh do tắc VTC.<br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu.<br /> * Tiêu chuẩn lựa chọn: BN nữ được<br /> chẩn đoán vô sinh do VTC dựa trên kết quả<br /> 158<br /> <br /> chụp X quang, trong độ tuổi sinh sản đến<br /> đủ 40 tuổi; có chu kỳ kinh nguyệt đều;<br /> đồng ý tham gia nghiên cứu.<br /> * Tiêu chuẩn loại trừ: tổn thương VTC<br /> đoạn gần; mắc các bệnh lý kèm theo như:<br /> viêm sinh dục đang tiến triển, polýp nội mạc<br /> tử cung, dị dạng bẩm sinh VTC.<br /> Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh<br /> viện Phụ sản Trung ương. Thời gian thu<br /> thập số liệu từ tháng 01 - 2012 đến 06 2012.<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu.<br /> * Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô<br /> tả cắt ngang.<br /> * Cỡ mẫu và cách chọn mẫu:<br /> <br /> N = Z (21−α / 2 )<br /> <br /> pq<br /> d2<br /> <br /> N: cỡ mẫu trong nghiên cứu. Chọn<br /> Z(1 - α/2) = 1,96 tương ứng với α = 0,05.<br /> p: tỷ lệ có thai sau phẫu thuật theo nghiên<br /> cứu của Bùi Thị Phương Nga (2000)<br /> (p = 0,1745) [5]. d = ε x p (d là độ chính<br /> xác tuyệt đối và ε là độ chính xác tương<br /> đối; ε = 0,05). Thay vào công thức trên<br /> có: n = 221,3 BN. Như vậy, số BN tối<br /> thiểu cần cho nghiên cứu là 222 BN.<br /> Thực tế nghiên cứu này tiến hành trên<br /> 230 BN. Cách chọn mẫu: thuận tiện, không<br /> xác suất.<br /> * Phương pháp thu thập số liệu: số liệu<br /> được thu thập thông qua các chỉ số bằng<br /> phiếu thu thập số liệu đã thiết kế sẵn.<br /> * Xử lý và phân tích số liệu: số liệu sau<br /> khi thu thập sẽ được làm sạch và nhập<br /> vào máy tính bằng phần mềm Epi.info<br /> 2002, sau đó phân tích trên phần mềm<br /> SPSS 13.0.<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br /> Trong số các đối tượng tham gia nghiên cứu, tỷ lệ vô sinh thứ phát 61,3%, cao hơn<br /> khá nhiều so với vô sinh nguyên phát (38,7%). Trong đó, nhóm BN 30 - 34 tuổi chiếm<br /> chủ yếu (41,7%). Chỉ có 3,0% BN vô sinh thuộc nhóm 20 - 24 tuổi. Kết quả này tương<br /> đồng với nghiên cứu của Trịnh Hồng Hạnh: tuổi điều trị vô sinh nhiều nhất từ 30 - 34<br /> (33,1%) [6].<br /> Bảng 1: Tình trạng vô sinh theo nhóm tuổi của BN.<br /> Tình trạng vô sinh<br /> Tuổi<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> Vô sinh nguyên phát<br /> <br /> Vô sinh thứ phát<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> 20 - 24<br /> <br /> 5<br /> <br /> 71,4<br /> <br /> 2<br /> <br /> 28,6<br /> <br /> 7<br /> <br /> 3,0<br /> <br /> 25 - 29<br /> <br /> 44<br /> <br /> 58,7<br /> <br /> 31<br /> <br /> 41,3<br /> <br /> 75<br /> <br /> 32,6<br /> <br /> 30 - 34<br /> <br /> 35<br /> <br /> 36,5<br /> <br /> 61<br /> <br /> 63,5<br /> <br /> 96<br /> <br /> 41,7<br /> <br /> 35 - 39<br /> <br /> 3<br /> <br /> 7,5<br /> <br /> 37<br /> <br /> 92,5<br /> <br /> 40<br /> <br /> 17,4<br /> <br /> 40 - 45<br /> <br /> 2<br /> <br /> 16,7<br /> <br /> 10<br /> <br /> 83,3<br /> <br /> 12<br /> <br /> 5,2<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 89<br /> <br /> 38, 7<br /> <br /> 141<br /> <br /> 61,3<br /> <br /> 230<br /> <br /> 100<br /> <br /> p*<br /> <br /> < 0,0001<br /> <br /> (p*: Fisher’s exact test [so sánh tỷ lệ vô sinh nguyên phát và thứ phát giữa các nhóm tuổi]).<br /> Tỷ lệ vô sinh nguyên phát giảm dần theo<br /> lứa tuổi, cao nhất ở nhóm tuổi 20 - 24<br /> (71,4%) và thấp nhất ở nhóm tuổi 35 - 39<br /> và nhóm tuổi 40 - 45. Trong khi đó, tỷ lệ<br /> vô sinh thứ phát lại có xu hướng tăng<br /> dần theo nhóm tuổi. Cụ thể, chỉ có 28,6%<br /> BN ở nhóm tuổi 20 - 24 mắc vô sinh thứ<br /> phát và tỷ lệ này tăng dần tới 92,5% ở<br /> nhóm tuổi 35 - 39 và 83,3% ở nhóm 40 45 tuổi. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê<br /> (p < 0,0001).<br /> Kết quả này tương đồng với kết quả<br /> trong một nghiên cứu năm 1998 [7] khi<br /> cho rằng tuổi của BN càng cao, tỷ lệ vô<br /> sinh thứ phát do tắc VTC càng lớn.<br /> <br /> * Thời gian mắc vô sinh:<br /> 1 năm: 40 BN (17,4%); 2 năm: 69 BN<br /> (30,0%): ≥ 3 năm: 121 BN (52,6%). Thời gian<br /> mắc vô sinh trung bình 3 năm, trong đó<br /> thời gian vô sinh lâu nhất 20 năm. Trong<br /> nghiên cứu này, nhóm BN mắc vô sinh<br /> ≥ 3 năm chiếm chủ yếu. Theo Trịnh Hồng<br /> Hạnh, thời gian vô sinh có ảnh hưởng đến<br /> tỷ lệ tắc VTC. Cụ thể, tỷ lệ vô sinh do tắc<br /> hai VTC ở nhóm BN mắc vô sinh 1 năm<br /> chỉ là 1,65%, tỷ lệ này tăng dần theo<br /> thời gian và cao nhất trong nhóm BN<br /> có thời gian vô sinh ≥ 5 năm (65,3%) [6].<br /> Kết quả này tương đồng với nghiên cứu<br /> của Nguyễn Đức Mạnh (1998) [7].<br /> 159<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017<br /> Bảng 2: Tình trạng vô sinh theo vị trí<br /> giải phẫu.<br /> Tình trạng vô sinh<br /> Vị trí tắc<br /> VTC<br /> <br /> Vô sinh<br /> nguyên phát<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> Vô sinh<br /> thứ phát<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Đoạn gần<br /> <br /> 28<br /> <br /> 31,5<br /> <br /> 63<br /> <br /> 44,7<br /> <br /> 91<br /> <br /> 39,6<br /> <br /> Đoạn xa<br /> <br /> 61<br /> <br /> 68,5<br /> <br /> 78<br /> <br /> 55,3<br /> <br /> 139<br /> <br /> 60,4<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 89<br /> <br /> 100<br /> <br /> 141<br /> <br /> 100<br /> <br /> 230<br /> <br /> 100<br /> <br /> Nhìn chung, tỷ lệ BN có tắc VTC ở<br /> đoạn xa cao hơn BN tắc VTC ở đoạn gần<br /> (60,4% so với 39,6%); hai tỷ lệ này lần<br /> lượt là 68,5% và 31,5% đối với vô sinh<br /> nguyên phát; 55,3% và 44,7% đối với vô<br /> sinh thứ phát.<br /> Trong nhóm BN có tiền sử viêm nhiễm<br /> (46,5%), tỷ lệ vô sinh thứ phát 61,7%,<br /> trong khi tỷ lệ vô sinh nguyên phát 38,3%.<br /> Thông tin về tiền sử viêm nhiễm đường<br /> sinh dục được thu thập trong nghiên cứu<br /> này bao gồm tiền sử viêm âm đạo, viêm<br /> cổ tử cung, viêm tử cung và viêm phần<br /> phụ. Tỷ lệ BN có tiền sử viêm nhiễm<br /> đường sinh dục trong nghiên cứu này cao<br /> hơn khá nhiều so với nghiên cứu của<br /> Trịnh Hùng Dũng (23,6%) (2007) [8].<br /> Bảng 3: Mối liên quan giữa tiền sử viêm<br /> nhiễm đường sinh dục với tỷ lệ vô sinh.<br /> Tiền sử<br /> viêm<br /> nhiễm<br /> Có<br /> <br /> Tình trạng vô sinh<br /> Vô sinh<br /> nguyên phát<br /> <br /> Vô sinh<br /> thứ phát<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> 41<br /> <br /> 38,3<br /> <br /> 66<br /> <br /> 61,7<br /> <br /> 107<br /> <br /> 46,5<br /> <br /> Không<br /> <br /> 48<br /> <br /> 39,0<br /> <br /> 75<br /> <br /> 61,0<br /> <br /> 123<br /> <br /> 53,5<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 89<br /> <br /> 38,7<br /> <br /> 141<br /> <br /> 61,3<br /> <br /> 230<br /> <br /> 100<br /> <br /> Gần một nửa số BN có tiền sử viêm<br /> nhiễm đường sinh dục. Trong đó, tỷ lệ vô<br /> sinh thứ phát chiếm chủ yếu. Điều này có<br /> thể giải thích, do tình trạng viêm nhiễm<br /> gây ra các biến chứng đường sinh dục,<br /> đặc biệt là bệnh lý ở VTC dẫn đến vô sinh.<br /> 160<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> - Đa số BN tham gia nghiên cứu mắc<br /> vô sinh ≥ 3 năm.<br /> - Tỷ lệ vô sinh thứ phát cao hơn vô<br /> sinh nguyên phát. Tỷ lệ vô sinh nguyên<br /> phát giảm dần theo nhóm tuổi, trong khi<br /> vô sinh thứ phát tăng dần theo nhóm tuổi.<br /> - Tắc đoạn xa VTC chiếm chủ yếu trong<br /> cả vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát.<br /> - Trong nhóm BN có tiền sử viêm nhiễm,<br /> tỷ lệ vô sinh thứ phát cao hơn so với vô<br /> sinh nguyên phát (61,7% so với 38,3%).<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Nguyễn Khắc Liêu. Vô sinh chẩn đoán<br /> và điều trị: Những điều kiện cần cho sự thụ thai.<br /> Nhà xuất bản Y học. Hà Nội. 2002. tr.26-31.<br /> 2. Nguyễn Khắc Liêu. Nghiên cứu tìm hiểu<br /> nguyên nhân vô sinh điều trị tại Viện Bảo vệ<br /> Bà mẹ và Trẻ sơ sinh. Báo cáo khoa học<br /> tháng 3 - 1998. 1998.<br /> 3. Phạm Như Thảo. Tìm hiểu một số đặc<br /> điểm, yếu tố liên quan và những biện pháp<br /> điều trị vô sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung<br /> ương năm 2003. Luận văn Thạc sỹ Y học.<br /> Trường Đại học Y Hà Nội. 2004.<br /> 4. Cao Ngọc Thành. Vô sinh do VTC - phúc<br /> mạc. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 2011.<br /> 5. Bùi Thị Phương Nga. Nghiên cứu phẫu<br /> thuật nội soi: điều trị vô sinh do vòi trứng - dính<br /> phúc mạc. Luận văn Thạc sỹ Y học. Trường Đại<br /> học Y - Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2000.<br /> 6. Trịnh Hồng Hạnh. Nghiên cứu ứng dụng<br /> phương pháp phẫu thuật nội soi trong chẩn<br /> đoán và điều trị vô sinh do tắc vòi trứng. Luận<br /> văn Thạc sỹ Y học. Học viện Quân y. 2000.<br /> 7. Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ em. Nội soi<br /> trong phụ khoa: Nội soi điều trị vô sinh tắc vòi<br /> trứng. 1999 tr.73-78.<br /> 8. Trịnh Hùng Dũng. Nghiên cứu ứng dụng<br /> phẫu thuật nội soi với cần nâng tử cung M 79 trong điều trị vô sinh do tắc VTC. Luận án<br /> Tiến sỹ Y học. Học viện Quân y. 2007.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2