intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số giải pháp đổi mới hoạt động thực tập sư phạm tại trường ĐHSP TP. HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

10
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Một số giải pháp đổi mới hoạt động thực tập sư phạm tại trường ĐHSP TP. HCM trình bày một số giải pháp về đổi mới hoạt động thực tập sư phạm (TTSP) tại trường ĐHSP TP.HCM trong những năm gần đây, đồng thời nêu lên các ưu điểm, khiếm khuyết và định hướng điều chỉnh các giải pháp này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số giải pháp đổi mới hoạt động thực tập sư phạm tại trường ĐHSP TP. HCM

  1. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP SƯ PHẠM TẠI TRƯỜNG ĐHSP TP.HCM PGS.TS. Lê Văn Tiến Phó trưởng Phòng Đào tạo – ĐHSP TP.HCM Bài viết này trình bày một số giải pháp về đổi mới hoạt động thực tập sư phạm (TTSP) tại trường ĐHSP TP.HCM trong những năm gần đây, đồng thời nêu lên các ưu điểm, khiếm khuyết và định hướng điều chỉnh các giải pháp này. 1. Giải pháp thứ 1 : Thực tập sư phạm không tập trung Trên cơ sở phân tích những khiếm khuyết của mô hình TTSP truyền thống và của việc đào tạo nghiệp vụ ở trường ĐHSP, đầu năm 2001, nhóm nghiên cứu gồm ba giảng viên khoa Toán (Tôi, PGS.TS Lê Thị Hoài Châu và TS. Lê Thiên Hương) đã đề xuất với Khoa và Trường đề án thí điểm mô hình TTSP không tập trung dành cho SV năm thứ 3 khoa Toán (thực tập kì 1 hay kiến tập). Chương trình thí điểm diễn ra trong 2 năm, từ 10/2001 đến 5/2003, tại ba trường THPT : Võ Thị Sáu, Chuyên Trần Đại Nghĩa và trường Trung học Thực hành - ĐHSP. • Đặc trưng của mô hình mới : Thực tập không diễn ra liên tục trong bốn tuần ở trường phổ thông như truyền thống, mà trai dài trong suốt năm học. Mỗi tuần SV xuống trường phổ thông một số buổi nhất định theo kế hoạch. Họ vừa học tập ở trường ĐH, vừa tham gia công tác thực tập, khi mà học phần phương pháp dạy học đại cương mới bắt đầu được giảng dạy (đầu năm thứ 3). Điều này cho phép có sự đan xen giữa học tập lí thuyết nghiệp vụ và thực hành tác nghiệp. SV được chia thành những nhóm từ 8 đến 10 người, mỗi nhóm có một nhóm trưởng. Một số giảng viên khoa Toán (chủ yếu thuộc tổ phương pháp dạy học) được cử phụ trách các nhóm (mỗi người phụ trách khoảng 4 nhóm). Giáo viên (GV) phổ thông chỉ tham gia hướng dẫn thực tập giáo dục, không tham gia vào công việc hướng dẫn và đánh giá thực tập giảng dạy. Về thực tập giảng dạy :  SV dự giờ theo nhóm (chủ yếu là giờ của những GV phổ thông có kinh nghiệm đã được chọn trước).  Các nhóm không được phân công cố định vào một lớp. Vì thế, SV không chỉ dự giờ của một GV, mà có thể dự giờ luân phiên của tất cả GV được chọn dạy mẫu và ở tất cả các cấp lớp (10, 11 hay 12).  Trước khi dự giờ, SV được thông báo trước ít nhất một tuần về bài sẽ dự. Họ phải soạn giáo án bài học này và nộp lại cho giảng viên hướng dẫn nhận xét, sửa chữa và cho điểm. 182
  2. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm  Giảng viên hướng dẫn buộc phải dự giờ cùng tất cả SV thuộc nhóm mình phụ trách.  Sau khi dự giờ, các nhóm tổ chức rút kinh nghiệm cùng giảng viên hướng dẫn (không có mặt GV vừa dạy, nhưng GV phổ thông khác có thể tham gia). Điều này nhằm đảm bảo sự thoải mái và tính khách quan của việc rút kinh nghiệm. Đây chính là dịp mà SV tìm hiểu thực tế dạy học đang diễn ra ở trường phổ thông, so sánh và đánh giá lại những kiến thức lí thuyết mà họ đã tiếp thu ở trường ĐH, đặc biệt là những kiến thức về nghiệp vụ sư phạm: cách phân tích sách giáo khoa, cách xây dựng một bài giảng, cách soạn giáo án, cách tổ chức và quản lí một giờ lên lớp, cách xử lí các tình huống sư phạm... Nội dung rút kinh nghiệm được thực hiện theo mẫu phiếu. Mẫu này được thiết lập trên cơ sở mẫu đánh giá giờ dạy của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhưng chi tiết và rõ ràng hơn. Trong buổi họp rút kinh nghiệm, một số giáo án đặc biệt của SV được đọc, sửa chữa và nhận xét tỉ mỉ trước cả nhóm. Trên cơ sở những phân tích trên, một khung giáo án mẫu cho bài vừa dự có thể được trao đổi và xây dựng một cách tập thể. SV có thể dựa vào đó để soạn lại một giáo án hoàn chỉnh hơn giáo án ban đầu.  Gần cuối đợt thực tập, mỗi nhóm chọn một SV dạy một tiết. • Ưu điểm : - SV được tiếp xúc với việc giảng dạy sớm hơn (ngay từ học kỳ V) và dài hơn (suốt cả năm học). Việc dự giờ được phân bổ đều trong cả năm học, giúp SV có thêm nhiều kinh nghiệm thực tế, bổ sung cho những bài giảng lý thuyết về PPGD trên lớp. Việc dự giờ cả 3 khối lớp 10, 11, 12 giúp SV nắm vững hơn chương trình THPT. - SV phải soạn giáo án trước khi đi dự giờ, chỉnh sửa lại sau khi dự giờ và trao đổi rút kinh nghiệm. Giáo án được đối chứng với giờ giảng thực trên lớp của GV phổ thông, được chỉnh sửa kịp thời, nên chất lượng giáo án ngày càng tốt hơn. - Tiết dự giờ rất đa dạng (của nhiều GV khác nhau, các lớp và các cấp lớp khác nhau) nên học hỏi được nhiều kinh nghiệm hơn. Kiến thức và kĩ năng nghiệp vụ của SV được cải thiện rõ rệt. - Giảng viên hướng dẫn và SV thuộc cùng một khoa gần gũi nhau hơn, nên việc trao đổi, góp ý dễ dàng và thuận lợi hơn, SV dễ bày tỏ chứng kiến của mình hơn. - Đánh giá thực tập giảng dạy thực chất hơn, chính xác hơn. - Trong nhiều trường hợp trường phổ thông phối hợp cử GV cùng dự giờ, sau đó cùng họp rút kinh nghiệm với nhóm SV thực tập. Điều này thực sự mang lại nhiều lợi ích cho cả hai phía (cơ sở đào tạo và cơ sở thực tập) : Chất lượng rút kinh nghiệm cao hơn, SV và giảng viên hướng dẫn hiểu sâu hơn và học hỏi được nhiều hơn từ thực tế phổ thông. Ngược lại GV phổ thông cũng rút ra kinh nghiệm, cập nhật được nhiều kiến thức bổ ích về lí luận dạy học. - Trong thời gian thực tập, tổ bộ môn ở trường ĐH và tổ bộ môn ở trường phổ thông có nhiều hoạt động phối hợp có hiệu quả. • Nhược điểm: 183
  3. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm - Thực tập diễn ra trong thời gian dài, hầu như cả năm học (chỉ trừ thời gian học sinh phổ thông và sinh viên thi học kỳ) và song song với thời gian học văn hóa nên sinh viên gặp khó khăn khi phải phân bố thời gian cho hai lọai công việc (học tập và thực tập), nhất là trong hoạt động thực tập chủ nhiệm. Không ít SV tỏ ra rất mệt mỏi. - Giảng viên hướng dẫn rất vất vả vì phải thực hiện một khối lượng công việc khổng lồ: lên kế hoạch dự giờ, chọn mời GV phổ thông lên lớp, hướng dẫn SV soạn giáo án, đánh giá giáo án, dự giờ, rút kinh nghiệm, chỉnh sửa giáo án hàng trăm giáo án,v.v.. Trong khi, thù lao bồi dưỡng gần như là một “vô cùng bé”. - Khó khăn lớn nhất là kinh phí : Vì đây là một mô hình thực tập mới, nên khoa và trường chưa có những điều chỉnh thích hợp (nhưng thực ra cũng khó có những điều chỉnh đó, trong tình hình kinh phí đào tạo hạn hẹp như hiện nay !). - Mô hình mới khó nhân rộng cho nhiều khoa, vì khó tìm được hệ thống cơ sở đảm bảo hoạt động thực tập trong suốt một năm cho khoảng 2500 SV thực tập kì 1 và kì 2. • Định hướng khắc phục : Dù mô thực tập hình mới thể hiện nhiều ưu điểm về chất lượng thực tập, nhưng sau hai năm thí điểm mô hình này tỏ ra chưa phù hợp với thực tế. Nhiều điều kiện cần để thực thi mô hình mới vẫn chưa được chuẩn bị. Vì thế, nhóm nghiên cứu đã chủ động đề xuất ngưng triển khai mô hình vừa thí điểm. Tuy nhiên, kết quả tích cực rút ra từ quá trình thí điểm cho phép nêu lên một số định hướng sau đây cần thiết nghiên cứu áp dụng, trong khi chưa thể triển khai mô hình TTSP không tập trung : - Gia tăng hoạt động thực tế bộ môn. Theo nghĩa, SV thực hiện hoạt động thực tế ở trường phổ thông trong khuôn khổ một số môn học nghiệp vụ như tâm lí học, giáo dục học, phương pháp dạy học,…. Như vậy, cấu trúc một môn học sẽ gồm ba phần : Lí thuyết, thực hành, và thực tế cơ sở. Để chuẩn bị cho hình thức thực tế bộ môn này, cũng cần xây dựng tại trường Trung học thực hành ĐHSP các phòng chuyên dung cho việc dự giờ của SV (tham khảo thêm ở [1]). - Xây dựng nguồn tài nguyên phục vụ cho đào tạo nghiệp vụ (chúng tôi sẽ đề cập vấn đề này trong mục 3). - Chuẩn bị dần các điều kiện cho phép, trong tương lai, có thể triển khai hình thức TTSP không tập trung. 2. Giải pháp 2. Thực tập sư phạm theo hình thức gửi thẳng Từ năm 2005 Trường ĐHSP TP.HCM chính thức triển khai thí điểm thực tập sư phạm theo hình thức “gửi thẳng” đối với hệ chính qui ngân sách (hệ chính qui địa phương thực hiện mô hình này từ nhiều năm trước đó). Năm học 2007-2008 có 8 đoàn TTSP kì 1 và 10 đoàn TTSP kì 2 được tổ chức theo hình thức mới này. • Đặc trưng chủ yếu của hình thức TTSP gửi thẳng : 184
  4. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm - Không có Trưởng đoàn thực tập là giảng viên đại học. Việc tổ chức, triển khai và quản lí hoạt động thực tập tại cơ sở hoàn toàn được ủy thác cho trường phổ thông. - Trường phổ thông được cử thêm một cán bộ tham gia Ban chỉ đạo TTSP tại trường, thay vị trí của giảng viên ĐH. Ngoài ra, để hỗ trợ Ban chỉ đạo trong việc quản lí, triển khai hoạt động thực tập, một SV được cử làm Trường đoàn sinh viên (không đồng nhất với Trưởng đoàn thực tập như trong mô hình thực tập truyền thống). - Các khoa của trường ĐHSP cử một số giảng viên (chủ yếu thuộc tổ PPDH) tham gia theo dõi thực tập giảng dạy của các nhóm SV thực tập kì 2 thuộc khoa mình. Mỗi giảng viên có thể phụ trách nhiều nhóm, ở các trường phổ thông khác nhau. Nhiệm vụ của họ là dự giờ của SV thuộc các nhóm mình phụ trách, dự mỗi SV một tiết với mục tiêu nắm bắt tình hình thực tập giảng dạy của SV và giúp đỡ chuyên môn cho SV trong quá trình thực tập. Tuy nhiên, họ không có trách nhiệm tham gia với trường phổ thông trong việc quản lí và đánh giá SV. Việc triển khai thực tập theo hình thức gửi thẳng xuất phát từ mong muốn khắc phục một số khiếm khuyết chủ yếu sau đây của mô hình thực tập truyền thống : - Do áp lực công việc và một số lí do khác, không ít Trưởng đoàn thực tập (là giảng viên ĐHSP) không hoàn thành trách nhiệm của mình. Thậm chí một số Trưởng đoàn chỉ có mặt ở trường thực tập 2 buổi : buổi khai mạc và buổi tổng kết thực tập ! - Trưởng đoàn thực tập là giảng viên của một khoa nào đó, mà đa phần lại không thuộc tổ Phương pháp dạy học. Vì thế, họ không thể giúp đỡ về mặt chuyên môn cho tất cả SV trong đoàn, vốn đến từ nhiều khoa khác nhau. Nói cách khác, nhiệm vụ chủ yếu của họ chỉ hạn chế vào việc tổ chức, quản lí đoàn thực tập và làm chỗ dựa tinh thần cho những người đang chập chững vào nghề. - Định hướng đổi mới đào tạo ở trường đại học nhấn mạnh trên vai trò chủ thể độc lập, sáng tạo của SV. Nhưng sự có mặt của giảng viên trưởng đoàn trong một đoàn thực tập, xét về một khía cạnh nào đó làm giảm đi tính độc lập, sáng tạo này SV. - Trong một đoàn thực tập, vừa có Trưởng đoàn (giảng viên ĐHSP), vừa có Trưởng ban chỉ đạo thực tập (thành viên Ban giám hiệu Trường phổ thông). Điều này ví như “một tổ chức có hai thủ lĩnh”. Nếu hai thủ lĩnh này phối hợp nhịp nhàng, ăn ý thì hoạt động thực tập sẽ diễn ra tốt đẹp. Nhưng thực tế, trong nhiều trường hợp sự có mặt của Trưởng đoàn phần nào hạn chế tính chủ động của trường phổ thông, vì họ cảm thấy họ không phải là người toàn quyền quyết định mọi vấn đề trong hoạt động của đoàn thực tập. • Ưu điểm của thực tập theo hình thức gửi thẳng : Khắc phục được phần lớn những khiếm khuyết nêu trên của hình thức thực tập truyền thống. Đặc biệt, vai trò độc lập, chủ động, sáng tạo của SV ngày càng được khẳng định. Nhiều trưởng đoàn sinh viên thực sự đã trở thành những “thủ 185
  5. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm lĩnh”, được các trường phổ thông đánh giá rất cao về lòng nhiệt tình, thức trách nhiệm, về chuyên môn và khả năng lãnh đạo. Tất cả các trường phổ thông đã nhận đoàn thực tập theo hình thức gửi thẳng và phần lớn sinh viên ủng hộ mô hình mới này. • Khuyết điểm : - Một số GV phổ thông và SV chưa hiểu hết mục tiêu và ý nghĩa của mô hình mới, chưa thoát khỏi quan niệm “thứ bậc” truyền thống trong quan hệ xã hội, nên không ủng hộ thực tập theo hình thức gửi thẳng. Có GV cho rằng, với đoàn thực tập không có trưởng đoàn là giảng viên đại học, thì trưởng đoàn sinh viên không đủ tư cách làm việc ngang hàng với GV phổ thông, nhất là với GV tổ trưởng bộ môn hay lãnh đạo trường. Ngược lại, một vài trưởng đoàn SV vẫn mang nặng quan niệm “thứ bậc” này, nên tỏ ra rụt rè, thụ động, kém sáng tạo trong việc giúp đỡ Ban chỉ đạo triển khai hoạt động TTSP. Đặc biệt, vẫn còn một số SV chỉ quen chấp hành một cách thụ động ý kiến chỉ đạo của Trưởng đoàn là giảng viên ĐH, họ khó chấp nhận sự lãnh đạo của Trưởng đoàn sinh viên và vì thế họ thường tự tạo ra một rào cản tâm lí tiêu cực “chống đối” ngầm ẩn hoặc công khai mọi ý kiến của trưởng đoàn SV. - Việc dự giờ của giảng viên các khoa chưa hiệu quả. Nhiều giảng viên dự giờ một cách qua loa đại khái. Thậm chí có giảng viên bỏ nhiệm vụ, không dự một tiết dạy nào của SV thuộc nhóm mình phụ trách. Nguyên nhân của hiện tượng này xuất phát từ nhiều phía, mà báo cáo này không đi sâu phân tích : từ chính giảng viên, từ khoa và trường, từ kinh phí,…. Đặc biệt, việc tuyển chọn đội ngũ giảng viên dự giờ ở các khoa không được thực hiện tốt: quá ít giảng viên tổ PPDH tham gia dự giờ, nhiều giảng viên trẻ mới ra trường ít năm cũng được cử tham gia đội ngũ này, một số giảng viên lại ít hiểu biết về thực tế phổ thông. - Không ít SV và một số Trưởng đoàn SV vẫn thụ động và vì thế họ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí bế tắc trong việc tiến hành hoạt động thực tập khi mà không còn giảng viên trưởng đoàn để làm “mái che mưa nắng” và “cầm tay chỉ việc” cho họ. • Hướng khắc phục, điều chỉnh : - Tập huấn cho trường phổ thông về mô hình thực tập theo hình thức gửi thẳng và qui chế TTSP tương ứng, nhằm thay đổi quan niệm và chuẩn bị cho họ có đủ khả năng tổ chức thực tập theo mô hình mới. - Xây dựng và có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia dự giờ của SV gồm giảng viên tổ PPDH và giảng viên các tổ bộ môn khác nhưng có kinh nghiệm giảng dạy phổ thông. - Xây dựng và có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia theo dõi hoạt động thực tập giáo dục của SV gồm giảng viên khoa Tâm lí giáo dục. - Nghiên cứu các giải pháp tăng định mức kinh phí thực tập, kinh phí dự giờ. 3. Giải pháp 3. Xây dựng Website TTSP và nguồn tài nguyên phục vụ đào tạo nghiệp vụ 186
  6. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm 3.1. Xây dựng Website TTSP Trong năm học 2007-2008 Trường ĐHSP TP.HCM đã xây dựng và đưa vào vận hành Website chuyên biệt về TTSP. Mục tiêu là tạo ra một môi trường tương tác chung cho nhiều đối tượng : SV, cán bộ giáo viên trường ĐH và trường phổ thông về vấn đề thực tập sư phạm. Ở đó, người ta có thể tìm thấy gần như tất cả các thông tin liên quan : qui chế, văn bản, biểu mẫu, kế hoạch, nguồn tài nguyên về giáo án; góp ý và trao đổi,… Tuy nhiên, trong năm đầu vận hành, vẫn còn nhiều khiếm khuyết sau đây cần được khắc phục : • Tin tức còn nghèo nàn và chậm được cập nhật, nguồn cơ sở dữ liệu còn ít ỏi, giao diện chưa “bắt mắt”, một số biểu mẫu thống kê và biểu mẫu đánh giá cần được cải tiến (như biểu mẫu tổng hợp kết quả thực tập). • Thiếu diễn đàn trao đổi về bài giảng nói riêng và kinh nghiệm tiến hành các hoạt động thực tập nói chung. • Số lượng người truy cập vào Website còn quá khiêm tốn. Đặc biệt, đa số SV chưa dùng Website này như một phương tiện phục vụ cho hoạt động thực tập của mình. Sau đây là một số nguyên nhân chính của tình trạng này : - SV chưa hình thành một “văn hóa” làm việc qua mạng. Chẳng hạn, một số SV sẵn sàng điện thoại trực tiếp và điện thoại nhiều lần cho Ban chỉ đạo để hỏi về một vấn đề liên nào đó, mà không thích đưa câu hỏi này lên mục hỏi đáp của Website (dù họ biết rằng, việc hỏi đáp trên mạng sẽ có lợi ích hơn, vì nó phục vụ cho nhiều người). Có SV không vào website dường như chỉ vì họ tin rằng thông tin đọc trực tiếp bằng “văn bản” với chữ kí và con dấu đỏ hoặc thông tin nghe trực tiếp từ lời nói của người có trách nhiệm có độ tin cậy cao hơn là thông tin trên Website! - Dung lượng các đường truyền (của Trường ĐHSP, của cơ sơ nơi SV thực tập,..) còn rất yếu. Việc tải các bài giảng điện tử, và có khi cả bài giảng văn bản cũng rất khó khăn. Nhiều SV than rằng, chỉ vài ba lần vào Website TTSP thì không có ý định vào lần khác nữa ! - Nội dung, hình thức Website chưa thực sự lôi cuốn người truy cập, chưa phục vụ kịp thời hoạt động thực tập của SV. - Công tác tuyên truyền về Website chưa thực sự được chú trọng. 3.2. Xây dựng nguồn tài nguyên Để phục hoạt động đào tạo nghiệp vụ cho SV nói chung và TTSP nói riêng, Trường đã chủ trương xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động giáo dục và giảng dạy ở trường phổ thông, thông qua việc xây dựng các giáo án chủ nhiệm, giáo án giảng dạy bộ môn, quay phim các tiết dạy ở trường phổ thông. Hết năm 2008, sẽ có 56 tiết dạy được quay phim, 120 giáo án điện tử và 120 giáo án dạng văn bản được đặt mua từ trường phổ thông, 50 giáo án điện tử của SV được chọn dự hội thi giáo 187
  7. TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm án điện tử cấp trường, nhiều giáo án điện tử khác được các trường phổ thông gửi tặng. 4. Giải pháp thứ 4 : Đào tạo bổ sung một số chuyên đề Chương trình đào tạo hiện tại ở trường ĐH chưa cung cấp đủ cho SV kiến thức và kĩ năng nghiệp vụ. Chẳng hạn, nhiều SV còn thiếu hoặc yếu về nhiều kĩ năng cần thiết cho việc tiến hành hoạt động thực tập sư phạm như : kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng sống, giao tiếp và ứng xử, kĩ năng phát hiện và giải quyết các hiện tượng giáo dục, kĩ năng giáo dục học sinh cá biệt, kĩ năng viết bảng, kĩ năng diễn đạt, kĩ năng soạn giáo án diện tử,… Để khắc phục phần nào những khiếm khuyết trên của chương trình đào tạo, các khoa và trường đã và đang đào tạo bổ sung một số chuyên đề cho SV như : Chuyên đề “ Sử dụng máy tính bỏ túi trong dạy học”, “Giáo dục học sinh cá biệt”, “Kĩ năng giao tiếp và ứng xử”, “Đổi mới CT, SGK và PPDH”,… hoặc tổ chức nhiều hội thi nghiệp vụ như : “Hội thi giáo án điện tử”, “Hội thi ý tưởng sư phạm”, “Hội thi ứng xử sư phạm”,… Lời kết : Trên đây chỉ là một số giải pháp còn rời rạc, chúng chưa nằm trong một chiến lược tổng thể về đổi mới hoạt động TTSP. Tuy nhiên tác giả hy vọng rằng những kết quả rút ra từ việc vận dụng các giải pháp này ỡ trường ĐHSP TP.HCM có thể góp phần hình thành những ý tưởng cho việc xây dựng một chiến lược cho phép đổi mới một cách cơ bản và hệ thống hoạt động TTSP. Tài liệu tham khảo [1]. Lê Thị Thiên Hương, Lê Văn Tiến, Lê Thị Hoài Châu. Đổi mới phương thức kiến tập sư phạm cho giáo sinh Đại học sư phạm. Kỉ yếu Hội nghị toán học toàn quốc lần thứ 6 tổ chức tại Huế 2002. [2]. Lê văn Tiến, Đoàn Hữu Hải (2007). Chức năng của Trường thực hành trong đào tạo nghiệp vụ sư phạm. Kỉ yếu hội thảo “Trường thực hành với vấn đề đào tạo nghiệp vụ của các trường đại học sư phạm”, ĐHSP TP.HCM tháng 4/2007. 188
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2